Luận án Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng

MỤC LỤC

MỞĐẦU.1

1. Tính cấp thiết.1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ.2

2.1. Mục tiêu.2

2.2. Nhiệm vụ.2

3. Phạm vi nghiên cứu.2

3.1. Phạm vi không gian.2

3.2. Phạm vi khoa học.2

4. Các luận điểm bảo vệ.3

5. Những điểm mới của đềtài.3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễncủa đềtài.3

7. Cơ sởtài liệu.3

8. Cấu trúc luận án.4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ

TNDL VÀ ĐIỀU KIỆN SKH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG .5

1.1. Tổng quan các vấn đềliên quan đến nội dung nghiên cứu.5

1.1.1. Trên thếgiới.5

1.1.2.ỞViệt Nam.6

1.1.3. Các nghiên cứu trên lãnh thổQN-HP.9

1.2. Cơ sở lý luận.11

1.2.1. Một sốkhái niệm vềdu lịch.11

1.2.2. Tài nguyên du lịch.12

1.2.3. Điều kiện và tài nguyên Sinh khí hậu.14

1.2.4. Vai trò của TNDL và SKH trong phát triển dulịch.19

1.2.5. Phát triển du lịch bền vững.20

1.2.6. Phân vùng địa lý tựnhiên với phát triển du lịch bền vững.23

1.2.7. Hệthống các quan điểm nghiên cứu.24

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.26

1.3.1. Hệphương pháp nghiên cứu chung.26

1.3.2. Phương pháp đánhgiá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu.28

1.3.3. Phương pháp luận phân vùng địa lí tựnhiên.32

1.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án.35

Tiểu kết chƣơng 1.37

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ SINH

KHÍ HẬU KHU VỰCQUẢNG NINH-HẢI PHÒNG.38

2.1. Điều kiện tựnhiên và TNDL tựnhiên khu vực QN-HP.38

2.1.1. Điều kiệu tựnhiên và TNDL tựnhiên.38

2.1.2. Điều kiện khí hậu và tài nguyên SKH.46

2.2. Đặc điểm KT-XH và TNDL nhân văn khu vực QN-HP.49

2.2.1. Đặc điểm kinhtế-xã hôi.49

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.51

2.3. Phân vùng địa lý tự nhiên khu vực QN - HP phục vụ phát triển du lịch bền vững.54

2.3.1. Thành lập bản đồphân vùng ĐLTN khu vực QN-HP.54

2.3.2. Kết quảphân vùng địa lý tựnhiên khu vực QN-HP.55

2.4. Phân loại SKH khu vực QN - HP phục vụ phát triển du lịch bền vững.562.4.1. Thành lập bản đồphân loại SKH khu vực QN-HP.56

2.4.2. Kết quảphân loại SKH khu vực QN-HP.59

2.5. Sự phân hóa của tự nhiên, điều kiện SKH và TNDL theo các tiểu vùng.60

2.6. Cơ sởđánh giá TNDL và điều kiện SKH khu vực QN-HP.70

2.6.1. Tính hấp dẫn của TNDL và điều kiện SKH khu vực QN-HP.70

2.6.2. Quảng Ninh-Hải Phòng có sựthuận lợi đểkết hợp các loại TNDL.71

2.6.3. Những vấn đềphát triển du lịch bền vững khu vựcQN-HP.73

Tiểu kết chƣơng 2.78

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DU LỊCH, ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ

HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC QUẢNG NINH -

HẢI PHÒNG.79

3.1. Mục đích đánh giá.79

3.2. Đánh giá cho một sốloại hình du lịch.79

3.2.1. Cơ sởxác định một sốloại hình du lịch.79

3.2.2. Đánh giá cho LHDL tham quan tựnhiên.80

3.2.3. Đánh giá cho LHDL nghỉdưỡng.89

3.2.4. Đánh giá cho LHDL sinh thái.95

3.2.5. Đánh giá cho LHDL tắm biển.96

3.2.6. Đánh giá cho LHDL văn hóa.101

3.2.7. Tổng hợp chung mức độthuận lợi 5 LHDL theo từng tiểu vùng.108

3.3. Đánh giá tổng hợp theo các điểm du lịch.110

3.3.1. Cơ sởlựa chọn các điểm du lịch.110

3.3.2. Xây dựng thang đánh giá.110

3.3.3. Tiến hành đánh giá.113

3.3.4. Kết quảđánh giá.125

Tiểu kết chƣơng 3.126

Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN

VỮNG KHU VỰC QUẢNG NINH-HẢI PHÒNG.127

4.1. Cơ sởxây dựng định hƣớng phát triển.127

4.2. Định hƣớng phát triển DLBV khu vực QN-HP.129

4.2.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch phát triển sản phẩm du lịch.129

4.2.2. Định hướng tổchức không gian phát triển du lịch.131

4.2.3. Định hướng quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường.136

4.2.4. Các định hướng khác.136

4.3. Giải pháp phát triển DLBV khu vực QN-HP.138

4.3.1. Khai thác hợp lý vàbảo vệtài nguyên du lịch.138

4.3.2. Triển khai các LHDL dựa trên sựđa dạng của TNDL và sựthuận lợi của điều kiện SKH.141

4.3.3 Phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên sự phong phú và tính độc đáo của TNDL.143

4.3.4. Bảo vệmôi trường trong phát triểndu lịch bền vững.144

4.3.5. Các giải pháp khác.145

Tiểu kết chƣơng 4.148

KẾT LUẬN.149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

TÀI LIỆU THAM

pdf204 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
L và các sản phẩm du lịch là cơ sở quan trọng để lựa chọn các LHDL cho phù hợp. - Dựa vào nhu cầu và xu hướng PTDL trong tương lai, đặc biệt là các LHDL mang tính bền vững, thân thiện với môi trường mà thế giới đang hướng tới. Mỗi LHDL được xuất hiện và khai thác để tạo nên xác sản phẩm du lịch đều phải dựa trên nhu cầu của khách du lịch (tức bị chi phối bởi quy luật cung – cầu rất rõ ràng). Mặt khác, trong xu thế hiện nay, việc phát triển các ngành kinh tế cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Do vậy, những LHDL thân thiện với môi trường, có tính giáo dục cao sẽ là những LHDL phát triển cần hướng tới trong tương lai. 80 Từ các cơ sở trên kết hợp với khuôn khổ của luận án, những LHDL được lựa chọn để đánh giá gồm: 1) Du lịch tham quan tự nhiên; 2) Du lịch nghỉ dưỡng: 3) Du lịch sinh thái; 4) Du lịch tắm biển và 5) Du lịch văn hóa. Đây là những LHDL có tính bền vững, ít tổn hại đến môi trường, đặc biệt một số LHDL còn mang tính giáo dục cao, đảm bảo những yêu cầu của PTBV. 3.2.2. Đánh giá cho LHDL tham quan tự nhiên 3.2.2.1. Xây dựng thang đánh giá LHDL tham quan tự nhiên chủ yếu được diễn ra ở những khu vực có phong cảnh đẹp, địa hình đa dạng và độc đáo, sinh vật đa dạng, điều kiện SKH thuận lợi. - Tiêu chí thắng cảnh Thắng cảnh là phong cảnh đẹp nổi tiếng, đây là một khái niệm mang tính chất tương đối vì mỗi người có những cảm nhận thẩm mỹ khác nhau. Chưa có bộ tiêu chuẩn nào để đánh giá địa danh được coi là thắng cảnh, những nơi được gọi là thắng cảnh là sự thừa nhận chung của đông đảo mọi người. Chỉ có những danh thắng được quốc tế xếp vào Di sản thiên nhiên thế giới được đánh giá một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, một khu vực được coi là thắng cảnh phải hội tụ bởi nhiều yếu tố của địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật trong một phạm vi không gian hẹp tạo nên độ hấp dẫn lớn đối với du khách. Độ hấp dẫn thắng cảnh là cơ sở quan trọng và là tiêu chí đánh giá cho phát triển LHDL tham quan. Độ hấp dẫn của thắng cảnh được thể hiện mức độ tập trung, tính đa dạng, độc đáo, giá trị và sức chứa của thắng cảnh. Như vậy, tiêu chí thắng cảnh đánh giá cho phát triển LHDL tham quan, các chỉ tiêu, mức đánh giá và thang điểm như sau (Bảng 3.1): Bảng 3.1: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí thắng cảnh cho LHDL tham quan Chỉ tiêu chính Chỉ tiêu phụ Mức Điểm (Đặc điểm của các thắng cảnh theo các tiểu vùng) (Sức chứa) đánh giá đánh giá Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung Trên 5000 Rất hấp dẫn cao, có giá trị cấp quốc tế. Đặc biệt có chứa 4 người/ngày. (RTL) các DTLS - VH có ý nghĩa quốc gia đặc biệt. Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, có giá trị cấp quốc Trên 3000 Hấp dẫn 3 gia. Có chứa các DTLS - VH cấp quốc gia. người/ngày (TL) Thắng cảnh đẹp, tương đối phong phú, mức độ tập Trên 1000 Tương đối hấp 2 trung ít, có giá trị cấp tỉnh. Có các di tích cấp tỉnh người/ngày dẫn (TĐTL) Dưới 2 thắng cảnh và chỉ mang ý nghĩa địa Dưới 1000 Ít hấp dẫn 1 phương người/ngày. (ITL) - Tiêu chí địa hình Địa hình tác động rất lớn đến tất cả các LHDL. Trong du lịch tham quan, các kiểu, dạng địa hình với những hình thái khác nhau sẽ mang lại những giá trị khác nhau. Một số kiểu dạng địa hình đặc biệt (địa hình bờ biển, địa hình Karst, các khu vực đồi) thường có giá trị lớn đối với du lịch tham quan. Mặt khác, địa hình không chỉ là yếu tố tạo nên cảnh quan thông qua hình thái địa hình mà còn tác động đến quá 81 trình di chuyển của khách đến điểm tham quan và việc xây dựng các công trình du lịch. Theo các nghiên cứu, khu vực sườn dốc trên 350 xảy ra các hiện tượng trượt lở, 120 là độ dốc giới hạn, độ dốc khủng hoảng [110]. Việc đi lại tham quan của du khách có thể bằng nhiều hình thức như di chuyển bằng đường bộ, đường thủy với các phương tiện khác nhau như: đi bộ, ôtô, xe máy, xe đạp, tàu thuyềnthậm chí bằng cáp treo. Trên thực tế, những khu vực có địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp RTL cho quá trình triển khai các hoạt động di chuyển và ngược lại. Như vậy, những tiểu vùng có nhiều kiểu dạng địa hình đặc biệt, độ dốc địa hình thấp là điều kiện thuận lợi cho khai thác và triển khai hoạt động du lịch tham quan. Trong tiêu chí địa hình phục vụ phát triển LHDL tham quan, các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá được lựa chọn như sau (Bảng 3.2): Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho LHDL tham quan Chỉ tiêu chính Chỉ tiêu phụ Mức Điểm (Đặc điểm địa hình theo các tiểu vùng) (Độ dốc TB) đánh giá đánh giá Có kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển, địa hình Dưới 40 Karst và địa hình đảo) với nhiều dạng địa (trừ địa hình RTL 4 hình có giá trị cho PTDL Karst) Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có trên 3 Từ 4 - 80 TL 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL Kiểu địa hình đồi, có dưới 3 dạng địa hình Từ 8 - 150 TĐTL 2 có giá trị cho PTDL. Kiểu địa hình núi thấp, có dưới 3 dạng có Trên 150 ITL 1 giá trị cho PTDL. Chỉ tiêu cấp độ dốc dựa trên hiện trạng CSHT giao thông, các tuyến đường đi lại trên thực tế tại các điểm du lịch đang khai thác và kết quả điều tra khách du lịch, các chuyên gia. Độ dốc ở các tiểu vùng được tính toán và xử lý trên phần mềm ArcGIS từ dữ liệu độ cao của bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1:50.000. - Tiêu chí sinh vật Trong các thành phần tự nhiên, sinh vật là yếu tố đóng vai trò quan trọng cấu thành nên sức hấp dẫn của điểm du lịch. Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình; có các loài đặc hữu, đặc trưng quý hiếm; có những loài là đặc sản phục vụ nhu cầu của du kháchlà những tiêu chí quan trọng để đánh giá tài nguyên sinh vật cho phát triển một số LHDL nói chung và du lịch tham quan nói riêng. Như vậy, trong tiêu chí sinh vật đánh giá cho LHDL tham quan, chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định như sau (Bảng 3.3): Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật cho LHDL tham quan Chỉ tiêu phụ Điểm Chỉ tiêu chính Mức (sinh vật đặc hữu đánh (Các kiểu thảm, các khu bảo tồn theo các tiểu vùng) đánh giá hoặc quý hiếm) giá Thảm rừng rậm á nhiệt đới và nhiệt đới thường Có trên 5 Rất hấp dẫn 4 xanh, có VQG hoặc trên 2 khu bảo tồn(*) sự hiện diện 82 Chỉ tiêu phụ Điểm Chỉ tiêu chính Mức (sinh vật đặc hữu đánh (Các kiểu thảm, các khu bảo tồn theo các tiểu vùng) đánh giá hoặc quý hiếm) giá Thảm rừng rậm á nhiệt đới và nhiệt đới thường xanh, Có từ 3 sự hiện Hấp dẫn 3 có chứa 1 - 2 khu bảo tồn (*) diện trở lên. Các kiểu thảm là trảng cây cây bụi, trảng cỏ, rừng Có từ 1 - 3 sự Tương đối 2 hỗn giao, rừng thông hiện diện hấp dẫn Các kiểu thảm là thảm thực vật nông nghiệp Không có Ít hấp dẫn 1 (*) Bao gồm: KBTTN, Khu bảo vệ cảnh quan (VH - LS - MT) và KBTB. Các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định dựa trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng, các ý kiến chuyên gia, khách du lịch và trên cơ sở khảo sát thực tế tại các điểm du lịch đang khai thác. - Tiêu chí SKH Hoạt động tham quan thường diễn ra chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Điều kiện SKH thuận lợi nhất cho tham quan là trời quang mây và không mưa. Tuy nhiên, trong thời tiết của những tháng mùa lạnh, trời tạnh ráo vẫn có thể triển khai tốt LHDL này. Như vậy, dựa trên đặc điểm của LHDL tham quan và kết quả phân loại SKH khu vực QN - HP, trong 4 yếu tố phân loại SKH, yếu tố độ dài mùa khô đóng vai trò quan trọng, thứ đến là yếu tố lượng mưa và nhịệt độ, cuối cùng là yếu tố độ dài mùa lạnh. Để xác định mức độ thuận lợi của 13 loại SKH cho phát triển LHDL tham quan, NCS đánh giá cho từng yếu tố SKH dựa trên các chỉ tiêu đã xác định bằng phương pháp thang điểm có trọng số (điểm từ 1 đến 3 ứng với các mức từ ITL đến RTL). Dựa trên ý kiến chuyên gia, khảo sát thực địa và đặc điểm các loại SKH, điểm đánh giá theo các chỉ tiêu của từng yếu tố SKH được xác định (Bảng 3.4). Trọng số của từng yếu tố SKH được xác định theo phương pháp ma trận tam giác (Phụ lục 3.6). Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH Các chỉ tiêu SKH Điểm Độ dài mùa khô Nhiệt độ TB năm Lượng mưa TB năm Độ dài mùa lạnh đánh giá Trọng số 0,37 Trong số 0,7 Trọng số 0,7 Trọng số 0,09 c II, III C, D 1 3 b I B 2 2 a IV A 3 1 Trên cơ sở kết quả điểm trung bình cộng của từng loại SKH (Phụ lục 4.1), để phân chia mức độ thuận lợi của các loại SKH cho LHDL tham quan ở 4 cấp theo công thức (CT2). Kết quả các cấp: RTL: gồm loại SKH IC1c, ID1c, IIC1c, IIIC2c; TL: gồm loại SKH IIB1b, IB1b, IIIB2b, IVC3c; TĐTL: gồm loại SKH IIA1a, IVB3b, IA1a, IIIA2a; ITL: gồm loại SKH IVA3a. Bên cạnh đó, đánh giá điều kiện SKH cho LHDL tham quan cần xác định thời gian thuận lợi (số ngày) triển khai hoạt động du lịch. Số ngày thuận lợi được 83 xác định bằng tổng quỹ thời gian trong một năm trừ đi những ngày có điều kiện SKH không thuận lợi (số ngày mưa, ngày dông, bão, ngày sương mù ). Bảng 3.5: Số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch tham quan tại một số trạm QN - HP Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Móng Cái 18,9 13,1 13,8 15,4 16,0 11,6 10,6 10,6 15,7 21,3 22,6 21,8 191,3 Tiên Yên 17,2 10,0 9,8 12,3 15,7 12,1 12,2 11,5 17,2 20,5 22,9 23,8 185,1 Cô Tô 19,0 11,5 10,9 15,3 21,9 18,6 19,1 14,6 16,2 21,4 23,4 24,1 215,9 Bãi Cháy 21,8 14,5 13,1 17,1 19,4 15,1 14,9 12,0 15,9 21,1 24,4 26,0 215,1 Cửa Ông 19,2 11,8 10,4 15,8 19,4 15,1 15,0 12,2 16,1 20,9 23,4 23,3 202,6 Uông Bí 22,5 17,4 16,7 17,6 17,8 14,4 14,9 12,3 15,8 20,9 23,2 23,9 217,4 Phủ Liễn 18,9 8,1 5,2 12,6 18,1 15,6 16,9 13,2 15,6 20,5 22,8 24,0 191,4 Hòn Dáu 24,2 15,2 15,5 18,1 22,1 17,8 20,1 15,3 16,1 21,6 24,7 26,8 237,4 Bạch L Vĩ 22,7 14,4 14,2 17,5 23,7 22,0 23,7 19,3 17,4 22,7 24,3 25,3 247,2 Nguồn: Số liệu lưu trứ phòng Địa lí Khí hậu -Viện Địa lý Dựa theo số liệu thống kê tại các trạm (Bảng 3.5) và phương pháp nội suy dựa trên vào đặc điểm địa hình (độ cao, hướng sườn) khu vực nghiên cứu. Kết quả, các tiểu vùng IA.1, IA.2, IA.3, II.2 có dưới 200 ngày thuận lợi, các tiểu vùng còn lại có trên 200 ngày thuận lợi. Như vậy, chỉ tiêu tổng hợp, mức độ và thang điểm đánh giá của chi tiêu điều kiện SKH cho triển khai LHDL tham quan được xác định (Bảng 3.6): Bảng 3.6: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí SKH với LHDL tham quan Chỉ tiêu phụ Mức Điểm Chỉ tiêu chính (Số ngày triển khai tốt (% diện tích các loại SKH theo các tiểu vùng) đánh giá đánh giá hoạt động du lịch) Các loại SKH ID1c, IC1c, IIC1c, IIIC2c Trên 200 ngày RTL 4 chiếm trên 50% diện tích Các loại SKH IIB1b, IB1b, IIIB2b, IVC3c Từ 150 - 200 ngày TL 3 chiếm trên 50% diện tích Các loại SKH IIA1a, IVB3b, IA1a, IIIA2a Từ 100 - 150 ngày TĐTL 2 chiếm trên 50% diện tích Loại SKH IVA3a chiếm trên 50% diện tích Dưới 100 ngày ITL 1 Diện tích các loại SKH ở các tiểu vùng (Phụ lục 2) được xác định dựa trên kết quả chồng xếp giữa bản đồ SKH và bản đồ phân vùng ĐLTN. Trong các tiêu chí đã lựa chọn, mức độ ảnh hưởng của chúng đối với LHDL tham quan là khác nhau. Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của LHDL tham quan và theo ý kiến chuyên gia, yếu tố có mức độ ảnh hưởng và vai trò quan trọng nhất là thắng cảnh, thứ hai là địa hình, thứ ba là yếu tố sinh vật và điều kiện SKH. Đây là cơ sở để xác định trọng số của các tiêu chí (Phụ lục 3.1). 3.2.2.2. Tiến hành đánh giá Tiểu vùng IA.1: Thắng cảnh tự nhiên tiêu biển như thác Khe Vằn (Húc Động), bãi Đá Thần, tuy nhiên mức độ tập trung không cao và chỉ mang ý nghĩa địa phương. Địa hình tiểu vùng thuộc khu vực núi thấp, độ dốc lớn. Thảm thực vật 84 đa dạng bao gồm rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt và nhiệt đới khá thuận lợi cho PTDL. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình, CSHT chưa phát triển nên việc khai thác cho du lịch tham quan ở tiểu vùng còn rất nhiều hạn chế. Do sự phân hóa mạnh bề mặt đệm và hoàn lưu nên khí hậu có sự phân hóa sâu sắc. Trong tiểu vùng có 11 loại SKH, trong đó, loại SKH mưa rất nhiều, mùa khô ngắn IIA1a, IVB3b, IA1a, IIIA2a, IVA3a chiếm trên 50% diện tích của tiểu vùng. Kết quả đánh giá tiêu chí thắng cảnh và địa hình ở mức ITL, sinh vật và khí hậu ở mức TĐTL. Tiểu vùng IA.2: Thắng cảnh tự nhiên của tiểu vùng gồm hệ thống các hồ như Tràng Vinh, Đoan Tinh, Quất Động và khu thắng cảnh đá Vợ, đá Chồng. Các thắng cảnh tập trung chủ yếu khu vực phía đông. Tuy nhiên, các thắng cảnh không đa dạng, chỉ mang ý nghĩa địa phương và trên thực tế chỉ khai thác phục vụ khách du lịch địa phương là chủ yếu. Địa hình là các dải đồi thấp kéo dài, độ dốc trung bình 8 - 150 TĐTL trong khai thác. Thảm thực vật chủ yếu là các trảng cây bụi, cỏ thứ sinh, rừng hỗn giao và thảm thực vật nhân tạo. Tiểu vùng có 4 loại SKH, trong đó loại SKH IA1a và IIA1a chiếm 87% diện tích của tiểu vùng. Do vậy, điều kiện SKH của tiểu vùng được đánh giá ở mức ITL. Kết quả đánh giá các tiêu chí thắng cảnh, địa hình, sinh vật và SKH đều ở mức TĐTL. Tiểu vùng IA.3: Thắng cảnh tự nhiên gồm khu đồi Cò, núi Hứa (Hải Hà), đặc biệt khu vực mũi Sa Vỹ, nơi đang là điểm thu hút khách du lịch bởi vị trí, vẻ đẹp hoang sơ. Các thắng cảnh khác như bãi tắm Trà Cổ, bãi biển Ngọc Sơn, bãi Đá Đen. Bên cạnh đó, khu vực này còn có nhiều DTLS - VH mang ý nghĩa quốc gia như: đình Trà Cổ, chùa Xuân Lanđây là điều kiện thuận lợi phát triển LHDL tham quan. Là đồng bằng ven biển nên có kiểu địa hình bờ biển, độ dốc thấp. Thảm thực vật ở tiêu vùng có giá trị cho PTDL tham quan là rừng ngập mặn Tiên Yên - Hà Cối, được coi là lớn thứ 2 cả nước. Ngoài ra, còn có các thảm thực vật nhân tạo như lúa, vườn cây ăn quảVề điều kiện SKH, tiểu vùng có 2 loại SKH IA1a, IB1b, trong đó, loại SKH IB1b chiếm gần 60% diện tích. Kết quả đánh giá tiên chí thắng cảnh, địa hình, sinh vật đạt mức TĐTL; tiêu chí SKH đạt mức TL. Tiểu vùng IB.1: Giống như tiểu vùng IB.1, địa hình chủ yếu là núi thấp, độ dốc trung bình trên 150, bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, trên bề mặt có hệ thống sông, suối chằng chịt. Đặc điểm địa hình đã tạo nên nhiều thắng cảnh tự nhiên. Tuy nhiên, hiên nay chỉ có 2 thắng cảnh được khai thác cho mục đích du lịch là thác Trúc (Ba Chẽ), Thác Khe Rìa (Hoành Bồ) và chỉ có ý nghĩa địa phương. Tài nguyên sinh vật, tiểu vùng có diện tích thảm rừng kín thường xanh nhiệt đới lớn. Đặc biệt, trong tiểu vùng có chứa KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng với sự ĐDSH cao, trong đó có nhiều loài quý hiếm (39 loài thân gỗ, 18 loài thân thảo được ghi trong sách đỏ Việt Nam). Đây là điều kiện thuận lợi, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn đối với khách tham quan. Trong tiểu vùng có 6 loại SKH, trong đó loại 85 SKH IB1b, IIB1b và IIIB2b chiếm trên 87% diện tích tiểu vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai du lịch tham quan. Kết quả đánh giá, đối với tiêu chí thắng cảnh và địa hình chỉ đạt mức ITL; tiêu chí sinh vật và khí hậu đạt mức TL. Tiểu vùng IB.2: Giống như tiểu vùng IA.1 và IB.2, địa hình chủ yếu là dạng núi thấp, bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình trên 150...là điều kiện thuận lợi tạo nên nhiều thắng cảnh. Thắng cảnh tự nhiên của tiểu vùng đa dạng, độc đáo bao gồm hệ thống các hồ, thác nước, các khu vực đồivà tập trung dọc theo quốc lộ 18, nơi có hệ thống CSHT phát triển nên thuận lợi cho việc khai thác.. Một số thắng cảnh tiểu biểu như hồ Khe Chè (Đông Triều), hồ Yên Trung, thác Lựng Xanh (Uông Bí), hồ Yên Lập (Hoành Bồ). Đặc biệt khu danh thắng Yên Tử, nơi có thắng cảnh độc đáo, có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Yếu tố tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của các thắng cảnh ở tiểu vùng không chỉ do các yếu tố tự nhiên mà còn có sự kết hợp với các yếu tố nhân văn, bao gồm hệ thống các DTLS - VH được xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt. Ví dụ, khu danh thắng Yên Tử chứa trong lòng nó là hệ thống các đền, chùa là những chứng tích lịch sử gắn với sự ra đời và sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử; các thắng cảnh tự nhiên khu vực Đông Triều gắn với các DSVH là các DTLS - VH nhà Trần; hồ Yên Lập gắn với chùa Lôi Âm v.vThảm thực vật chủ yếu là rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt, trong phạm vi tiểu vùng có 3 KBTTN bao gồm: khu bảo vệ cảnh quan văn hóa - lịch sử - môi trường di tích văn hóa Yên Lập; khu rừng di tích văn hóa - lịch sử Đông Triều; khu rừng quốc gia Yên Tử. Sự hấp dẫn của các khu bảo tồn này ngoài sự ĐDSH cao như rừng quốc gia Yên Tử, các khu vực này còn mang các yếu tố văn hóa, tâm linh. Đây là sự kết hợp thuận lợi cho phát triển LHDL tham quan. Về điều kiện SKH, trong tiểu vùng có 5 loại SKH, trong đó loại SKH IIC1c và IC1c chiếm trên 90% diện tích tiểu vùng. Các loại SKH IIB1b, IIIB2b, IVB3b chiếm phần diện tích nhỏ và chỉ tập trung khu vực núi cao. Đánh giá chung cả tiểu vùng, với tiêu chí thắng cảnh, sinh vật và khí hậu đánh giá ở mức RTL; còn tiêu chí địa hình đánh giá ở mức ITL. Tiểu vùng IB.3: Khu vực có kiểu địa hình đồi thấp ven biển được hình thành trên các trầm tích lục nguyên, sườn thoải, các đỉnh bằng lượn sóng, độ dốc trung bình trên 80. Tuy nhiên, có ý nghĩa cho du lịch chỉ có một số khu vực có dạng địa hình đá vôi bao gồm các khối núi đá vôi và các hang động Karst. Thắng cảnh tiêu biểu có núi Bài Thơ (Tp. Hạ Long), Núi Mằn, hang Đá Trắng (Hoành Bồ). Thắng cảnh ở đây đặc sắc nhưng không đa dạng, số lượng ít nên TĐTL cho triển khai LHDL tham quan. Tài nguyên sinh vật chủ yếu là các thảm thực vật nhân tạo, thảm thực vật tự nhiên không lớn và tính ĐDSH không cao nên đối với du lịch tham quan chỉ có ý nghĩa TĐTL. Đặc điểm SKH, tiểu vùng có 4 loại SKH và phân hóa theo hướng đông tây. Phía đông và đông bắc là các loại SKH IB1b, IIB1b và chiếm gần 70% diện tích của tiểu vùng. Phần phía tây là các loại SKH IC1c, IIC1c RTL cho 86 PTDL tham quan. Kết quả đánh giá chung, đối với tiêu chí thắng cảnh, địa hình, sinh vật đánh giá ở mức TĐTL; tiêu chí SKH đánh giá ở mức TL. Tiểu vùng IB.4: Là khu vực đồng bằng ven biển, địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp. Tuy nhiên, trên bề mặt địa hình không có các khu vực thắng cảnh đẹp. Về sinh vật, tiểu vùng chỉ bao gồm các HST nông nghiệp, tính đa dang sinh học thấp ITL đối với PTDL. Điều kiện SKH tiểu vùng thuộc loại IC1c RTL. Trong đánh giá cho phát triển LHDL tham quan, do tiểu vùng không có thắng cảnh nên không đánh giá. Tiểu vùng II.1: Tiểu vùng có kiểu địa hình đồng bằng với độ đốc dưới 80. Trên bề mặt địa hình xuất hiện các đồi sót có thành phần nham là đá vôi. Với các quá trình Karst hóa đã tạo nên nhiều thắng cảnh như: hang Son, hang núi Xếp Bằng, quần thể thắng cảnh Yên Đức, vườn Thiên Long Yển, hồ Cổ Lễ (Đông Triều), thác Mơ (Yên Hưng), hang Lương, hang Vua (Thủy Nguyên), khu núi Voi (An Lão). Khu vực cửa sông, ven biển có các thắng cảnh như: khu Tràng Kênh (Thủy Nguyên), cụm danh thắng đảo Hoàng Tân (Yên Hưng) và đặc biệt khu Đồ Sơn với những bãi tắm và thắng cảnh đảo Hòn Dáu. Như vậy, thắng cảnh tự nhiên của tiểu vùng rất độc đao, đa dạng và phân bố tập trung ở phía bắc và phía đông nam tiểu vùng. Bên cạnh đó, các thắng cảnh ở đây thường gắn với các yếu tố nhân văn là các DSVH được xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt như khu di tích nhà Trần (Đông Triều), di tích Bạch Đằng (Yên Hưng) v.v...là những tiềm năng rất lớn cho PTDL tham quan. Tuy nhiên, yếu tố sinh vật ở tiểu vùng chủ yếu là các thảm, HST nông nghiệp ít hấp dẫn với khách du lịch. Trong tiểu vùng có 3 loại SKH IC1c, ID1c, IIC1c là những loại SKH RTL và chiếm 100% diện tích của tiểu vùng. Tiểu vùng II.2: Tiểu vùng có địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp nên thuận lợi cho đi lại và xây dựng công trình du lịch. Thắng cảnh tự nhiên ít, đơn điệu, một số thắng cảnh như: khu vực núi Đối, núi Trà Phương (Kiến Thụy), khu rừng thông, bãi biển Quang Vinh (Tiên Lãng). Sinh vật chủ yếu là các thảm, HST nông nghiệp. Trong tiểu vùng có khu bảo tồn rừng ngập mặn ven biển Tiên Lãng nhưng chỉ mang ý nghĩa địa phương. Diện tích của tiểu vùng nằm trong các khoanh vi của 2 loại SKH IC1c, ID1c. Kết quả đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh ITL; địa hình đạt mức TL; sinh vật mức TĐTL; SKH mức RTL. Tiểu vùng III.1: Là khu vực biển - đảo nên có các kiểu địa hình đặc biệt như địa hình bờ biển, địa hình đảo và một số địa hình Karst, độ dốc địa hình thoải. Thắng cảnh ở đây rất độc đáo, đa dạng và có mức độ tập trung cao. Là tiểu vùng biển - đảo ven bờ nên thắng cảnh tự nhiên gồm các đảo, các bãi tắm và một số hang động. Các thắng cảnh tự nhiên tiêu biểu như: Hòn Miều, Cái Chiên, bãi tắm Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Bãi Dài và khu vực đền Cặp TiênMặt khác, các thắng cảnh được phân bố gần các khu vực có các DTLS - VH có ý nghĩa quốc gia, chủ yếu tập trung trên đảo Cái Bầu. Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa với du lịch tham quan là các thảm rừng ngập mặn, thảm 87 rừng trồng thông và các thảm cây bụituy nhiên, không phóng phú và điển hình. Điều kiện SKH tiểu vùng có 2 loại SKH thuận lợi gồm IB1b, IIA1a chiếm 100% diện tích tiểu vùng. Kết quả đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh, địa hình và SKH đạt mức TL; tiêu chí sinh vật đạt mức TĐTL. Tiểu vùng III.2: Tiểu vùng có các kiểu địa hình đặc biệt như địa hình bờ biển, địa hình đảo, một số nơi có địa hình Karst. Một số dạng địa hình là TNDL như bãi biển, hang động, vách núiĐộ dốc trung bình của tiểu vùng thấp (trừ khu vực địa hình Karst) nên đi lại thuận lợi trong quá trình tham quan. Thắng cảnh tự nhiên ở đây rất độc đáo, đa dạng và tập trung, tiêu biểu như: hòn Ba Mun, hang Cái Đé, động Đông Trong, bãi biển Minh Châu, Sơn Hòa, Quan Lạn. Mặt khác, các thắng cảnh tự nhiên này còn có sự kết hợp với các tài nguyên nhân văn khác có ý nghĩa quốc gia như cụm di tích Quan Lạn, thương cảnh Vân Đồntạo nên một sức hấp dẫn lớn đối với khách tham quan. Về tài nguyên sinh vật, như đã thống kê và phân tích ở trên, tiểu vùng có chứa VQG Bái Tử Long, nơi có ĐDSH cao. Đa dạng về HST bao gồm HST trên bờ và các HST dưới nước và sự đa dạng về loài. Về điều kiện SKH, gần 100% diện tích tiểu vùng thuộc các khoanh vi loại SKH IC1c, IIC1c mưa vừa, mùa lạnh ngắn và mùa khô hơi dài. Kết quả đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh và địa hình đạt mức TL; tiêu chí sinh vật và SKH đạt mức RTL. Tiểu vùng III.3: Giống như tiểu vùng III.1 và III.2, địa hình đặc biệt của tiểu vùng là kiểu địa hình bờ biển và các đảo. Tuy nhiên, chỉ một số dạng được khai thác như khu vực đồi, khu vực bờ biển có cảnh quan đẹp, với những bãi cát trắng trải dài. Thắng cảnh chủ yếu là các bãi biển như: Bắc Vàm, Vàn Chải, Hồng Vàn, Thanh Lân, Cô Tô con. Tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú bao gồm các HST trên cạn và dưới biển. Đặc biệt, trong tiểu vùng có chứa 2 KBTB (KBTB đảo Trần và KBTB Cô Tô) với tổng diện tích 12050ha, trong đó diện tích biển chiếm 7900ha. Đây là điều kiện và tài nguyên RTL không chỉ cho phát triển LHDL tham quan mà các LHDL khác. Về điều kiện SKH, 100% diện tích tiểu vùng thuộc loại SKH IC1c với đặc điểm mưa vừa, mùa lạnh ngắn và mùa khô hơi dài. Kết quả đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh và địa hình ở mức TĐTL; sinh vật đánh giá ở mức TL và SKH đánh giá ở mức RTL. Tiểu vùng III.4: Với trên 2300 hòn đảo (Hạ Long: 1969 đảo; Cát Bà: 367 đảo), đây là tiểu vùng đặc sắc nhất, có điều kiện thuận lợi nhất cho PTDL tham quan bởi: sự đa dạng về các kiểu, dạng địa hình, khả năng khai thác; tính độc đáo của thắng cảnh; sự phong phú đa dạng về tài nguyên sinh vật và các giá trị văn hóa v.v Sự đang dạng về các kiểu địa hình, đặc biệt là kiểu địa hình Karst tạo nên những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, độc đáo và hùng vĩ bao gồm hệ thống các đảo nhô lên từ mặt nước làm lên Karst kiểu Phong Tùng, Phong Linh và hệ thống các hang động như Thiên Cung, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, hang Luồn, Ba Hầm (Hạ Long); 88 động Trung Trang, hang Quân Y (Cát Bà) Các đảo đá ở đây không đơn điệu, buồn tẻ mà là một thế giới sống động như hòn Trống Mái, Đầu Người, Lã Vọng, hòn Rồng, hòn Ông Sư, hòn Lư Hương (Hạ Long), hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo (Cát Bà) v.vCảnh quan kỳ thú của tiểu vùng là sự kết hợp giữa hình thái địa hình (để tạo nên hình thể, mầu sắc) và giá trị địa chất (để tạo nên cấu trúc, chất liệu của cảnh quan). Đây là một sự tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, một sự kết hợp giữa điêu khắc và hội họa, là sự hài hoà, uyển chuyển giữa bố cục và màu sắc, giữa hình khối và không gian vừa hoành tráng, khỏe mạnh, vừa duyên dáng và thơ mộng. Và là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho thơ, ca, nhạc, họa. Yếu tố địa chất - địa mạo và giá trị thẩm mỹ đã tạo nên một thắng cảnh tự nhiên rất đa dạng và độc đáo có một không hai. Đặc biệt, khu vực vịnh Hạ Long đã được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới đã khảng định giá trị ngoại hạng và toàn cầu của một di sản thiên nhiên. Về tài nguyên sinh vật, tính ĐDSH trong tiểu vùng cũng là một ưu thế, một yếu tố tạo nên sức hấp dẫn v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_nghien_cuu_danh_gia_tai_nguyen_du_lich_va_dieu_kien_sinh_khi_hau_phuc_vu_phat_trien_du_lich_ben_v.pdf
Tài liệu liên quan