Luận văn Đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

MỞ ĐẦU . 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN . 8

1.1. Nghiên cứu về doanh nhân và đạo đức doanh nhân, chuẩn mực đạo đức

doanh nhân . 8

1.2. Nghiên cứu về sự tác động của kinh tế thị trường và thực trạng đạo đức

doanh nhân ở nước ta hiện nay . 20

1.3. Nghiên cứu về những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức doanh nhân ở

nước ta hiện nay . 26

Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC DOANH NHÂN. 35

2.1. Đạo đức doanh nhân. 35

2.2. Nâng cao đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN Việt Nam. 63

Chương 3. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY. 73

3.1. Thực trạng đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trưởng ở Việt Nam

hiện nay - Những biểu hiện tích cực và tiêu cực. 73

3.2. Thực trạng đạo đức doanh nhân trên các mối quan hệ chính . 91

Chương 4. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC

DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 110

4.1. Những giải pháp từ phía Đảng và Nhà nước . 110

4.2. Những giải pháp từ phía cộng đồng xã hội. 125

4.3. Những giải pháp cụ thể từ đội ngũ doanh nhân . 138

KẾT LUẬN . 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

pdf47 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa ra nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên tắc đạo đức trong quá trình kinh doanh. Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp”(của tác giả Bùi Xuân Phong, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2009), lại đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh”[99; tr. 40]. Trong cuốn “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”(do tác giả Phùng Xuân Nhạ là chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011) khi viết về nhân cách của doanh nhân, cáctác giả đã khẳng định rằng đạo đức của doanh nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành nhân cách doanh nhân, là cái gốc của nhân cách 17 của doanh nhân, nó là trung tâm điều khiển hành vi của doanh nhân. Bản thân đạo đức doanh nhân là một hệ thống gồm các yếu tố cấu thành, đó là tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống. Từ đótheo các tác giả chuẩn mực đạo đức doanh nhân được tạo nên từ giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc bao gồm: tính thiện, từ bi,thương người,không tàn ác, ích kỷ, tín nghĩa, trọng danh dự, cam kết ứng xử có nghĩa tình, trung thực, thật thà, không gian dối. Tronggiáotrình “Văn hóa kinh doanh”(của tác giả Dương Thị Liễuchủ biên, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009), khái niệm đạo đức kinh doanh của các chủ thể kinh tế (trong đó có các doanh nhân), được hiểu “là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hànhvi của các chủ thể kinhdoanh”[74; tr.25]. Ngoài việc đưa ra định nghĩa đạo đức kinh doanh, các giáo trình trên còn đề xuất nhiều nội dung nhằm xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Điển hình trong giáo trình “Văn hóa kinh doanh”(của tác giả Dương Thị Liễu), các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức kinh doanh là: tính trung thực; tôn trọng con người; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội; coi trọng hiệu quả gắn với tinh thần trách nhiệm xã hội; bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Giáo trình“Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp”(của tác giả Phạm Quốc Toản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2007)đặc biệtnhấn mạnh yêu cầu chuẩn mực trong kinh tế - xã hội và đức tính cá nhân. Theo đó,có bốn chuẩn mực trong kinh tế - xã hội: chủ nghĩa tập thể; lao động tự giác, sáng tạo; lòng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế; chủ nghĩa nhân đạo. Bốn đức tính cá nhân: tính trung thực; tính nguyên tắc; tính khiêm tốn; lòng dũng cảm. Giáo trình “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh”(do tác giả Ngô Đình Giao chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1997), khẳng định: “chữ tín là chuẩn mực cao nhất của đạo đức kinh doanh, mọi nhà kinh doanh Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam phải xây 18 dựng chữ tín đối với khách hàng trong nước và nước ngoài”[35; tr. 29]. Các tác giả còn cho rằng, ở Việt Nam, với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì tiêu chuẩn cơ bản nhất về đạo đức kinh doanh là đạo đức kinh doanh XHCN, xây dựng đạo đức kinh doanh XHCN.Từ đó, các tác giả coi: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là đạo đức kinh doanh của người Việt Nam”[35; tr. 29]. Cùng với những giáo trình trên, thời gian qua còn một số công trình nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau nhưng cùng chung mục đích khẳng định và xây dựng những chuẩn mực đạo đức cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam hiện nay. Có thể kể tới cuốn “Doanh nhân Việt Nam – Nụ cười và nước mắt”(gồm nhiều tập do Phó tổng biên tập báo Công An Nhân Dân, Đại tá Lưu Vinh chủ biên, Nhà xuất bản Giao thông vận tải ấn hành, bắt đầu từ năm 2007), trong đó các tác giả đã có những bài viết về những doanh nhân Việt Nam, những người nặng lòng với đất nước, đã đổ quá nhiều mồ hôi, công sức và nước mắt trong cuộc đời. Qua những bài viết về những doanh nhân Việt Nam, những con người cụ thể, các tác giả đã cho thấy chìa khóa thành công đối với mỗi doanh nhân trên thương trường chính là trung thực, tôn trọng chữ tín, yêu thương người lao động, cần, kiệm, liêm, chính, năng động,sáng tạo; dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Cuốn“Văn hóa doanh nhân - lý luận và thực tiễn”(do Lê Lựu chủ biên, Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2008) là cuốn sách tập hợp rất nhiều bài viết về doanh nhân, khái niệm doanh nhân, các doanh nhân Việt Nam trong lịch sử. Các tác giả đã đề cao những đóng góp to lớn của họ đối với sự phát triển của đất nước và vai trò của họ trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả coi đạo đức của họ trong kinh doanh như là bí quyết của thành công trong sự nghiệp làm giàu. 19 Cuốn “Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp” (của tác giả Nguyễn Thị Doan và tác giả Đỗ Minh Cương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội, năm 1999), đã tập trung phân tích và nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của triết lý kinh doanh trong hoạt động của các doanh nghiệp. Dựa trên những triết lý kinh doanh cụ thể, các doanh nhân với tư cách chủ thể kinh doanh sẽ lựa chọn cho mình cách thức kinh doanh phù hợp. Triết lý kinh doanh không tách rời đạo đức kinh doanh mà trái lại bao hàm, gắn bó chặt chẽ với đạo đức kinh doanh của doanh nhân. Kinh doanh có đạo đức như là một bí quyết để doanh nhân/doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Những công trình kể trên với cách tiếp cận và giải quyết những khía cạnh khác nhau về đạo đức kinh doanh của doanh nhânđều khẳng định tính tất yếu của việc kinh doanh phải có đạo đức, góp phầnlàm rõ vai trò của đạo đức doanh nhân đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Giáo trình“Văn hóa kinh doanh”(của tác giả Dương Thị Liễuchủ biên) là một điển hình. Trong đó các tác giả khẳng định vai trò rất quan trọng của đạo đức kinh doanh của doanh nhân, thể hiện qua mấy nội dung: đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh; đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên; đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng; đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.Bởi vậy, việc nâng cao đạo đức doanh nhân phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta đang là một nhu cầu cấp thiết để giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ dừng lại ở mức là hành vi kinh tế(hành vi thị trường) một cách thuần túy, mà được phát triển lên trình độ cao hơn, mang tính nhân văn hơn, vì đó còn là hành vi đạo đức. Đây còn là sự thể hiện cho trình độ văn minh trong hoạt động kinh tế của xã hội hiện đại 20 mà Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm xây dựng. 1.2. Nghiên cứu về sự tác động của kinh tế thị trƣờng và thực trạng đạo đức doanh nhân ở nƣớc ta hiện nay Ở Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu sự biến đổi của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường theo những cách tiếp cận khác nhau. Nhìn ở góc độ đạo đức nói chung, các công trình này đã đề cập tới sự tác động của nền kinh tế thị trường với đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức với kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trườngv.v Tuy nhiên, đạo đức doanh nhân cũng chỉ là đạo đức nói chung được vận dụng vào quá trình hoạt động của doanh nhân, trước hết là trong sản xuất, kinh doanh mà thôi.Bởi vậy, những vấn đề vừa nêu cũng là những vấn đề gắn liền hoặc ít nhiều liên quan với đạo đức của doanh nhân.Trong các công trình đó, các tác giả đã chỉ ra sự “xuống cấp” của đạo đức trong nền kinh tế thị trường. Có thể thấy điều này qua các bài: “Cơ chế thị trường và những điều cần báo động”(Tạp chí Cộng sản, số 10/1990, của tác giả Vũ Hiền); “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”(Tạp chí Triết học, số 1/1995, của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn ); “Một số chuẩn mực giá trị ưu trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”(Tạp chí Triết học, số 1/1995, của tác giả Nguyễn Văn Huyên ); “Bàn về sự định hướng giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”(Tạp chí Triết học, số 1/1995, của Lê Đức Phúc); “Tệ nạn xã hội – nỗi lo không của riêng ai”(Tạp chí Cộng sản, số 2/1996, của Nguyễn Thị Hằng ); v.v.. Ở những bài viết này, các tác giả đã chỉ ra sự biến động phức tạp trong đời sống xã hội Việt Nam khi bước vào nền kinh tế thị trường. Cụ thể theo các tác giả: các giá trị truyền thống đang có biến đổi đa dạng; những giá trị mới xuất hiện và ngày càng có ảnh hưởng rõ rệt trong đời sống xã hội cùng với những phản giá trị đang có chiều hướng gia 21 tăng; những suy nghĩ về các chuẩn mực, các giá trị và cả “những điều cần báo động” đang đòi hỏi phải có sự nhìn nhận thấu đáo, sự đánh giá nghiêm túc;v.v.. Công trình “Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội”(của tác giả Trường Lưu chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 1998) đã tập trung bàn về nhiều vấn đề như: mấy yếu tố nền tảng của văn hóa đạo đức;mấy vấn đề cơ bản về văn hóa đạo đức hiện nay; văn hóa đạo đức qua một số lĩnh vực hoạt động;v.v.. Các tác giả đã thể hiện được cách nhìn nhận về vai trò của văn hóa đạo đức trong sự tiến bộ xã hội và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ở nước ta sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới. Bài viết “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức”(củaNguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 9/2001) cho rằng: tất cả những biến động trong lĩnh vực đạo đức ở các mức độ khác nhau đều liên quan tới sự biến động trong nền kinh tế - xã hội thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những biến động đó tuy là khó tránh khỏi nhưng chúng sẽ giảm tác hại đi rất nhiều nếu Đảng và Nhà nước kịp thời có những đối sách thích hợp. Ở một số công trình nghiên cứu như “Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay”(củaNguyễn Ngọc Long, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận, số 2/1995), “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”(của Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 1/2002), “Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường”(của Đỗ Lan Hiền, Tạp chí Triết học, số 4/2002), với các góc độ khác nhau, các tác giảđã góp phần quan trọng luận giải mối quan hệ và những tác động qua lại giữa đạo đức và kinh tế thị 22 trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, nền kinh tế thị trường được coi là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những biến đổi quan trọng về mặt đạo đức. Ngược lại, đạo đức cũng thể hiện tác động to lớn của nó đối với sự phát triển xã hội, trong đó có đời sống kinh tế. Trong cuốn “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”(do Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2003) đã phân tích những biến động trong lĩnh vực đạo đức do sự tác động của nền kinh tế thị trường (cả tích cực lẫn tiêu cực). Công trình cũng đã lý giải vai trò của đạo đức với tư cách là động lực tinh thần của sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm xây dựng đạo đức vừa như là mục tiêu, vừa như là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta. Với công trình “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp”(doNguyễn Duy Quý chủ nhiệm, với sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín lớn nhưNguyễn Đức Bình, Vũ Khiêu,Nguyễn Trọng Chuẩn,Hoàng Chí Bảo) là công trình tiêu biểu về nghiên cứu đạo đức sau 20 năm đổi mới. Trên cơ sở phân tích, mổ xẻ hiện thực cuộc sống trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công trình nghiên cứu đã phác họa một cách trung thực và khá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực với những số liệu điều tra xã hội phong phú, thuyết phục, qua đó làm hiện rõ thêm thực trạng đạo đức cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp và đạo đức trong gia đình. Các tác giả đã chỉ ra nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội: “Ngoài những nguyên nhân khách quan, sâu xa, trực tiếp cần phải nhận diện những nguyên nhân chủ quan thuộc về chúng ta, từ lãnh đạo, quản lý, giáo dục và tổ chức đời sống xã hội. Nhóm nguyên nhân này đã và đang trực tiếp dẫn tới sự suy thoái 23 đạo đức xã hội” [127; tr. 264]. Công trình “Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay- vấn đề và giải pháp”(của hai tác giả Lê Quý Đức và Hoàng Chí Bảo, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin và Viện văn hóa ấn hành năm 2007) đã đề cập tới nhiều vấn đề về văn hóa đạo đức như là những vấn đề thời sự cần được xem xét giải quyết một cách khoa học nhằm xây dựng một môi trường xã hội thực sự văn minh đóng vai trò cơ sở cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về đạo đức, công trình đã đưa ra những vấn đề chung, phân tích một cách toàn diện và sâu sắc những tác động của nền kinh tế thị trường, chỉ rõ nguyên nhân của những tiêu cực thể hiện sự “trượt dốc” trong lĩnh vực đạo đức. Biểu hiện của sự “trượt dốc” của đạo đức trong kinh doanh là những vụ việc các doanh nghiệp vi phạm về pháp luật, như làm hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế, buôn lậu, lừa dối khách hàng, lừa dối người lao động, xả thải độc hại không xử lí ra môi trường,v.v.. Đây cũng chính là thực trạng văn hóa đạo đức của nước ta hiện nay. Trong các công trình trên, những biến động về giá trị và chuẩn mực đạo đức đã được khảo sát trong quan hệ với kinh tế thị thường. Theo đó, những giá trị, những chuẩn mực đạo đức truyền thống(như chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, đức tính cần cù, tiết kiệm,v.v.) đã và đang có sự đổi mới, mở rộng nội dung để đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường. Một số giá trị, chuẩn mực mới xuất hiện và phát huy tác dụng như: tính thực tế, tính hiệu quả trong lao động, khát vọng làm giàu, tinh thần cạnh tranh,v.v.. Mặt trái của kinh tế thị trường đã nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân, kích thích lối sống chạy theo đồng tiền, sự sùng ngoại và xem thường các giá trị truyền thống,v.v Những biến động đó cho thấy tính hai mặt trong tác động của kinh tế thị trường. Vì thế, trong công tác xây dựng đạo đức hiện nay, cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, việc giải quyết một cách biện chứng mối quan hệ giữa 24 truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, giữa xây và chống là rất quan trọng. Nhiều tác giảđề cập tới đạo đức doanh nhân trong kinh doanh qua phương diện văn hóa kinh doanh. Có thể kể tới các công trình “Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh” (củaĐỗ Minh Cương, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2001); “Tinh thần doanh nghiệp - giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam”,(của tác giả Trần Quốc Dân, Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003); Luận án tiến sĩ kinh tế (năm 2004) “Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề được xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam”(của Nguyễn Hoàng Ánh); “Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Hà Nội”(đề tài nghiên cứu khoa học – Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2004, do tác giả Dương Thị Liễu làm chủ biên);v.v.. Các công trình trên đã cho thấy đạo đức kinh doanh của doanh nhân cũng là một trong những yếu tố cấu thành của văn hóa kinh doanh. Các tác giả đã góp phần làm rõ những kiến thức chung về đạo đức của doanh nhân trong kinh doanh; mối quan hệ của đạo đức doanh nhân trong kinh doanh với kinh tế thị trường; vai trò của đạo đức doanh nhân trong sự phát triển của hoạt động kinh doanh và sự phát triển của xã hội;v.v..Có thể thấy rằng, trong tất cả các công trình trên, tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức được phân tích cả trên bình diện xã hội và cả trên bình diện nhân cách. Các ý kiến đó, nhìn chung đều cho rằng, kinh tế thị trường tác động có tính hai mặt đối với đạo đức. Vì thế, định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết để phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với đạo đức. Cùng với điều đó, vai trò của đạo đức (trong đó có đạo đức doanh nhân) đối với kinh tế cũng được khẳng định. Như thế, đạo đức được nhìn nhận không chỉ như mục tiêu của sự nghiệp đổi mới mà còn như động lực của sự nghiệp 25 đổi mới, trong trường hợp này nó còn là động lực quan trọng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường một cách bền vững. Trong bài viết“Mấy vấn đề về đạo đức doanh nhân trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Thu Nghĩa, cho rằng doanh nhân là tầng lớp xã hội được hình thành trong cơ chế thị trường: “Đã có những doanh nhân luôn giữ gìn những giá trị truyền thống ngàn năm của cha ông, những di sản quý hiếm, những cổ vật thiêng liêng của dân tộc.Họ không vì cái lợi trước mắt mà phạm phải chuẩn mực đạo đức bền vững. Họ mang những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc giới thiệu với bạn bè quốc tế.Và ngược lại, họ cũng là người tiên phong biến những giá trị tốt đẹp của nhân loại vào văn hóa Việt Nam trong kinh doanh”[132; tr. 80].Tác giả cũng khẳng định rằng trong gần 30 năm đổi mới, có không ít những doanh nhâncó kiểu làm ăn,buôn bán, kinh doanh phi pháp. Nhiều doanh nhân đã tiếp tay cho bọn lâm tặc phá rừng, khuyến khích bọn khoáng tặc, hủy hoại môi trường, tiệu thụ hàng xấu hàng giả,v.v.. Họ đã góp phần vào những vụ tham ô, lừa đảo, chiếm dụng vốn làm thất thoát hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước. Họ cũng góp phần vào các tác nhân gây nên các khoản nợ xấu với số lượng hàng triệu tỷ đồng trong các dịch vụ buôn tiền của ngân hàng. Cùng tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ hiện nay, các bước chân của doanh nhân và các dịch vụ của họ vừa có thể khai sinh một cuộc sống mới, nhưng mặt khác, lạivừa có thể kích động, đẩy xô, thậm chí xóa bỏ nhiều chuẩn mực đạo đức xã hội tốt đẹp truyền thống của cha ông ta qua hàng ngàn năm xây dựng, gìn giữ, phá hoại khốikết nối giữa cá nhân với cộng đồng,giữa gia đình với làng,nước.Tóm lại tác động của cơ chế thị trường đến đạo đức đang diễn ra theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Điều này cũng được thể hiện khá rõ ràng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở nước ta từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay. 26 Trong công trình“Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Viêt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế”doPhùng Xuân Nhạ chủ biên (đã dẫn ở phần trên), các tác giả đã góp phần làm rõ bản chất của đạo đức doanh nhân thông qua sự phân tích tương đối sâu sắc những vấn đề cụ thể, những hiện tượng cụ thể trong kinh doanh kể từ khi chúng ta thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế.Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng, cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đang tạo điều kiện cho đạo đức doanh nhân biến đổi theo nhiều hướng tích cực đó là nền kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ chế thị trường cùng với sự hội nhập quốc tế giúp cho doanh nhân nâng cao trình độ kiến thức trong kinh doanh, xây dựng được những giá trị chuẩn mực đạo đức mới trong kinh doanh( như luôn giữ chữ tín, trung thực,năng động, sáng tạo, đoàn kết,thực hiện trách nhiệm xã hội,v.v..).Bên cạnh đó, các tác giả cũng làm rõ tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến đạo đức doanh nhân, như thoái hóa biến chất về chính trị, tư tưởng đạo đức, tham những, làm giàu bất chínhv.v..Tất cả những nhận xét đó đềudựa trên những số liệu điều tra cụ thể ở Việt Nam được thực hiện trong thời gian gần đây. 1.3.Nghiên cứu vềnhững giải pháp nhằm nâng cao đạo đức doanh nhân ởnƣớc ta hiện nay Nghiên cứu công trình “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – Vấn đề và giải pháp”(do tác giả Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm) tác giả đãphân tích nghiêm túc và sâu sắc những tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức; chỉ rõ thực trạng và nguyên nhân; đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức.Theo các tác giả “cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức, quan điểm, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục từ cấp vĩ mô đến vi mô thì mới giải quyết được vấn đề”[127; tr. 282]. Đây chính là những phương hướng và giải pháp mang tính tổng quát, trên cơ sở đó đề ra những phương hướng và giải pháp cụ thể cho 27 việc xây dựng đạo đức ở nước ta hiện nay. Điều này cũng có thể thấy ở các công trình nghiên cứu về đạo đức và đạo đức của doanh nhân trong kinh doanh ở những phần trên đã trình bày. Ở bài viết “Quản lý nhà nước với vấn đề đạo đức kinh doanh”, tác giả Từ Điển có một vài ví dụ minh họa với ba nhóm giải pháp nhằm xây dựng đạo đứckinh doanh, bao gồm(luật pháp, chính sách, giáo dục). Các giải phápvề luật pháp, nhà nước ban hành chính sách về tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng sản phẩm; về chính sách, thuế khóa, trợ giá, đối với những sản phẩm cần hạn chế đánh thuế cao, đối với những sản phẩm cần thiết thì giảm thuế, trợ giá để khuyến khích sản xuất;vềgiáo dục,đẩy mạnh giáo dục đối với người tiêu dùng, người sản xuất và toàn xã hội(người tiêu dùng phải có trình độ đọc nhãn, đọc thời hạn sử dụng, không tham rẻ; người kinh doanh phải có lương tâm; giáo dục đạo đức kinh doanh từ nhỏ ở các trường tiểu học cho đến các trường kinh tế, các trường chuyên nghiệp). Trong giáo trình “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh”(do tác giả Ngô Đình Giao chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1997), các tác giả cũng đề xuất một số tiêu chuẩn nhằm xây dựng và đánh giá đạo đức doanh nhân trong kinh doanh ở Việt Nam. Đó là:thực hiện đầy đủ chủ quyền của mình trong toàn bộ quá trình kinh doanh;trong kinh doanh phải quyết định đúng đắn ba vấn đề cơ bản của một doanh nghiệp là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai và phải lựa chọn tối đa những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp; phải sử dụng nguồn lực một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả để đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp của mình, cho người lao động trong doanh nghiệp của mình, cho ngành, địa phương mình và cho toàn xã hội;xây dựng các mối quan hệ hợp tác bình đẳng trong kinh doanh, phát triển cạnh tranh lành mạnh;trong kinh doanh, trước hết các chủ doanh nghiệp phải đảm bảo chữ tín;các nhà kinh doanh phải biết lấy tiêu chuẩn năng 28 suất, chất lượng, giá thành, lợi nhuận và hiệu quả để đánh giá những thành công, thất bại của mình và trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu của người lao động theo kết quả của họ,v.v.. Luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị Tuyết Ba với đề tài “Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”(Viện Triết học, năm 2008), sau khi tập trung làm rõ ý thức đạo đức của xã hội Việt Nam trong điều kiện hiện nay thông qua việc phân tích sự vận động và biến đổi của ý thức đạo đức ở thời kỳ có những biến động sâu sắc trong đời sống vật chất và tinh thần kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, tác giả lý giải một cách có hệ thống sự vận động và biến đổi của ý thức đạo đức, chỉ ra nguyên nhân của sự vận động và biến đổi đó. Đồng thời, tác giả đã làm rõ vai trò của ý thức đạo đức trong sự phát triển của xã hội,đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi mặt trái của nó có điều kiện nảy nở, như chạy theo lợi nhuận, lối sống tôn sùng đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên tất cả,v.v.. Tác giả đã đề xuất được một số giải pháp mang tính định hướng nhằm xây dựng ý thức đạo đức, tạo ra nền tảng tinh thần vững chắc, góp phần phát triển kinh tế và phát triển xã hội một cách bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Những giải pháp đó là: hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng XHCN với tính cách là cơ sở kinh tế của ý thức đạo đức;tăng cường vai trò của pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức;giáo dục đạo đức để góp phần xây dựng ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường.Xét cho cùng, những giải pháp của tác giả Lê Thị Tuyết Ba, nhằm xây dựng ý thức đạo đức nói chung và ý thức đạo đức của doanh nhân trong kinh doanhnói riêng. Vấn đề xây dựng đạo đức mớicũng được đề cập trong các công trình như: “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng đạo đức mới ở 29 nước ta hiện nay”(của tác giả Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí triết học, số 11/2006); “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”(của tác giả Trịnh Duy Huy, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009); “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004301_1_776_2002765.pdf
Tài liệu liên quan