Luận văn Dấu tích kiến trúc thời lê (thế kỷ 15 – 18) tại khu vực chính điện kính thiên (phát hiện năm 2011 - 2013)

LỜI CẢM ƠN. 1

LỜI CAM ĐOAN . 2

LỜI MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn . 1

2. Mục đích nghiên cứu. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4

4. Phương pháp nghiên cứu. 4

5. Đóng góp của luận văn. 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU . 6

1.1. Khu vực chính điện Kính Thiên trong lịch sử. 6

1.2. Tình hình nghiên cứu tại khu vực chính điện Kính Thiên. 10

1.3. Tiểu kết chương 1. 24

CHƯƠNG 2 CÁC DẤU TÍCH KHẢO CỔ HỌC THỜI LÊ ĐƯỢC

PHÁT HIỆN TẠI KHU VỰC CHÍNH ĐIỆN KÍNH THIÊN. 27

2.1. Vài nét về địa tầng tại khu vực chính điện Kính Thiên. 27

2.1.1. Diễn biến các lớp đào và đặc điểm tầng văn hóa khu vực nền điện Kính

Thiên . 27

a. Diễn biến lớp đào .27

b. Đặc điểm tầng văn hóa.28

2.1.2. Diễn biến lớp đào và đặc điểm tầng văn hóa khu vực Bắc, Tây Bắc di

tích Đoan Môn. 30

2.2. Những dấu tích khảo cổ học thời Lê (thế kỷ 15 - 18) tại khu vực chính

điện Kính Thiên. 32

2.2.1. Dấu tích móng thềm bậc điện Kính Thiên .32

2.2.2. Dấu tích nền sân.39

2.2.3. Dấu tích móng “Ngự Đạo”.46

2.2.4. Dấu tích mặt bằng móng cột kiến trúc .48

2.2.5. Dấu tích móng tường.60

pdf20 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Dấu tích kiến trúc thời lê (thế kỷ 15 – 18) tại khu vực chính điện kính thiên (phát hiện năm 2011 - 2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng dẫn khoa học: PGS.TS.Tống Trung Tín Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu không ngừng của bản thân, sự động viên giúp đỡ của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với PGS.TS Tống Trung Tín, người không chỉ tạo mọi điều kiện cho tôi đến với khảo cổ học, mà thầy còn là người vô cùng gần gũi, tỉ mỉ chỉ bảo cho tôi cả trong công việc cũng như quá trình thực hiện luận văn của mình. Luận văn cũng không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong dự án khai quật và chỉnh lý điện Kính Thiên, đồng nghiệp ở Trung Tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo ở Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin gửi lời cảm ơn bạn bè đồng môn và đồng nghiệp. Tuy đã cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của các nhà nghiên cứu, các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Đỗ Đức Tuệ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học và được trích nguồn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Đỗ Đức Tuệ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 2 LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn .................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU ...................................................... 6 1.1. Khu vực chính điện Kính Thiên trong lịch sử ............................................ 6 1.2. Tình hình nghiên cứu tại khu vực chính điện Kính Thiên ...................... 10 1.3. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 24 CHƯƠNG 2 CÁC DẤU TÍCH KHẢO CỔ HỌC THỜI LÊ ĐƯỢC PHÁT HIỆN TẠI KHU VỰC CHÍNH ĐIỆN KÍNH THIÊN ............... 27 2.1. Vài nét về địa tầng tại khu vực chính điện Kính Thiên ........................... 27 2.1.1. Diễn biến các lớp đào và đặc điểm tầng văn hóa khu vực nền điện Kính Thiên .................................................................................................................... 27 a. Diễn biến lớp đào ............................................................................. 27 b. Đặc điểm tầng văn hóa ..................................................................... 28 2.1.2. Diễn biến lớp đào và đặc điểm tầng văn hóa khu vực Bắc, Tây Bắc di tích Đoan Môn ..................................................................................................... 30 2.2. Những dấu tích khảo cổ học thời Lê (thế kỷ 15 - 18) tại khu vực chính điện Kính Thiên .................................................................................................. 32 2.2.1. Dấu tích móng thềm bậc điện Kính Thiên ................................. 32 2.2.2. Dấu tích nền sân......................................................................... 39 2.2.3. Dấu tích móng “Ngự Đạo”. ........................................................ 46 2.2.4. Dấu tích mặt bằng móng cột kiến trúc ....................................... 48 2.2.5. Dấu tích móng tường .................................................................. 60 2.2.6. Dấu tích hệ thống thoát nước ..................................................... 62 2.2.7. Dấu tích hàng gạch xây .............................................................. 64 2.3.Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 64 CHƯƠNG 3 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA CÁC DẤU TÍCH KIẾN TRÚC THỜI LÊ TẠI KHU VỰC CHÍNH ĐIỆN KÍNH THIÊN ........................................................................................................ 66 3.1. Về đặc trưng kiến trúc ................................................................................ 66 3.1.1. Những đặc trưng dấu tích kiến trúc thời Lê sơ, thế kỷ 15-16 .... 66 3.1.2. Những đặc trưng dấu tích kiến trúc thời Lê trung hưng, thế kỷ 17 - 18 ................................................................................................... 68 3.1.3. Sự tiếp nối và nét khác biệt giữa kiến trúc thời Lê sơ và thời Lê trung hưng ........................................................................................... 69 3.2. Nhận diện bước đầu bố cục tổng thể di tích khu vực chính điện Kính Thiên qua các dấu tích kiến trúc thời Lê ......................................................... 70 3.2.1. Các di tích hiện còn trên mặt đất tại khu vực điện Kính Thiên ........ 70 3.2.2. Không gian khu vực chính điện Kính Thiên từ kết quả khai quật nghiên cứu ........................................................................................... 72 3.2.3. Đề xuất và kiến nghị bảo tồn và phát huy giá trị ....................... 78 3.3.Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 85 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Ba : Bản ảnh Bk : Bản kê BTLSVN : Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Bv : Bản vẽ ĐHTH : Đại học Tổng hợp HN : Hà Nội KCH : Khảo cổ học KHXH : Khoa học xã hội NCLS : Nghiên cứu Lịch sử NPHMVKCH : Những phát hiện mới về khảo cổ học Tc : Tạp chí DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ KHOA HỌC VIẾT TẮT BH : Bồn hoa CN : Cống nước ĐI : Thời Đinh ĐL : Thời Đại La ĐN : Đường Nước ĐĐ : Đường đi GI : Giếng nước Hg : Hàng gạch HĐ : Hố đen KT : Kiến trúc Kxđ : Không xác định L : Lớp LS : Thời Lê sơ LY : Thời Lý MC : Móng cột MT : Móng tường MO : Mộ táng NK : Nền kiến trúc NG : Nguyễn NgĐ : Ngự Đạo Ng : Nền gạch VL : Vật liệu kiến trúc TR : Thời Trần LTH : Lê Trung Hưng TV : Tầng văn hóa Sg : Sân gạch VL : Vật liệu Lược sử các vương triều đóng đô ở Thăng Long: Vương triều Kinh đô Triều Lý (1010 - 1225) Thăng Long Triều Trần (1225 - 1397) Thăng Long Triều Lê sơ (1428 - 1527) Thăng Long/Đông Kinh Triều Mạc (1527 - 1595) Thăng Long/Đông Kinh Triều Lê Trung hưng (1596 - 1788) Thăng Long/Đông Kinh Triều Tây Sơn (1788 - 1802) Thăng Long vẫn được xem như kinh đô với tên gọi Bắc Kinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay Hà Nội DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, VÀ BẢN ẢNH SƠ ĐỒ Sơ đồ 01: Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long trong quận Ba Đình, Hà Nội Sơ đồ 02: Ranh giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và vùng đệm Sơ đồ 03: Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và các di tích nằm trên trục trung tâm Sơ đồ 04: Vị trí Khu vực chính điện Kính Thiên trong tổng thể Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Sơ đồ 05: Khu vực chính điện Kính Thiên và các hố khai quật từ năm 1998 đến 2013 BẢN VẼ Bản vẽ 01: Vị trí hố khai quật TS1, TS2, TS3, TS4, TS7 năm 2011 Bản vẽ 02: Hiện trạng dấu tích kiến trúc hố H1, năm 2011 Bản vẽ 03: Dấu tích kiến trúc thời Lê tại hố thám sát H2 Bản vẽ 04: Mặt cắt hố H1, năm 2013 Bản vẽ 05: Mặt cắt hố H1, phân loại các lớp văn hóa, năm 2013 Bản vẽ 06: Mặt cắt hố H2, năm 2013 Bản vẽ 07: Mặt bằng tổng thể lớp sân gạch Lê năm 2013 Bản vẽ 08: Chi tiết nền sân gạch vồ, năm 2013 Bản vẽ 09: Chi tiết nền sân gạch vồ, năm 2013 Bản vẽ 10: Tổng thể lớp kiến trúc thời Lê, thế kỷ XV - XVIII Bản vẽ 11: Tổng thể móng kiến trúc thời Lê, thế kỷ XV – XVIII, nhận diện kiến trúc Bản vẽ 12: Dấu tích móng kiến trúc thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII - XVIII Bản vẽ 13: Tổng thể các vết tích kiến trúc trong khu điện Kính Thiên năm 2011 – 2013 Bản vẽ 14: Tổng thể Dấu tích móng kiến trúc thời Lê Sơ thế kỷ XV - XVI Bản vẽ 15: Tổng thể các vết tích kiến trúc thời Lê sơ thế kỷ XV - XVI trong khu Trục trung tâm HTTL BẢN ẢNH Bản ảnh 01: Hố thám sát tại thềm bậc lan can đá phía trước nền điện Kính Thiên, năm 2011 Bản ảnh 02: Hố thám sát tại thềm bậc lan can đá phía sau, năm 2011 Bản ảnh 03: Hố thám sát phía Đông nền sau điện Kính Thiên, năm 2011 Bản ảnh 04: Hố Thám sát ở phía Tây Nam di tích Hậu Lâu, 2011. Bản ảnh 05: Toàn cảnh hố khai quật năm 2012 Bản ảnh 06: Toàn cảnh hố khai quật năm 2013 Bản ảnh 07: Địa tầng hố khai quật năm 2013 Bản ảnh 08: Địa tầng hố thám sát tại lan can đá thềm rồng, năm 2011 Bản ảnh 09: Chi tiết dấu tích móng gia cố đặt lan can và đá ốp thành bậc Bản ảnh 10: Dấu tích sân gạch vồ thời Lê tại hố TS01, năm 2011 Bản ảnh 12: Tổng thể hố thám sát II, và dấu tích sân gạch Nguyễn Bản ảnh 11: Móng đá xây nền điện và đá ốp thành bậc phía Đông Bản ảnh 13: Dấu tích sân gạch vồ - “Đan Trì” và móng đầm gia cố lan can đá Bản ảnh 15: Toàn cảnh khai quật thềm rồng phía sau Bản ảnh 14: Dấu tích kiến trúc dưới bậc thềm Bản ảnh 16: Nền gạch dưới lớp gia cố Bản ảnh 17: Dấu tích sân Đan Trì qua các năm khai quật 1999 - 2011 Bản ảnh 18: Dấu tích sân Đan Trì qua các năm khai quật Bản ảnh 19: Dấu tích sân Đan trì phát hiện Năm 2013 Bản ảnh 20: Dấu tích sân Đan trì phát hiện Năm 2013 Bản ảnh 21: Cấu trúc mặt cắt sân Đan Trì Bản ảnh 22: Dấu tích kiến trúc thời Lê phía Tây Bắc Đoan Môn Bản ảnh 23: Chi tiết móng trụ Lê trung hưng Bản ảnh 24: Mặt bằng kiến trúc 4 hàng cột , Lê trung hưng Bản ảnh 25: Bó nền gạch giữa hai kiến trúc Bản ảnh 26: Bó nền gạch giũa hai kiến trúc Bản ảnh 27: Dấu tích kiến trúc thời Lê sơ Bản ảnh 28: Chi tiết mặt bằng kiến trúc Lê Sơ Bản ảnh 29: Dấu tích móng tường bao thời Lê, thế kỷ 15-18 Bản ảnh 30: Thềm lan can đá trước nền điện Kính Thiên Bản ảnh 31: thềm bậc đá và điện Long Thiên thời Nguyễn Bản ảnh 32: Thềm bậc Lam Kinh và các họa tiết hoa sen điêu khắc thềm bậc Bản ảnh 33: Bia có niên đại Hồng Đức có điêu khắc giống thềm lan can đá Kính Thiên Bản ảnh 34:Lối lên kiến trúc cổng và cấu kiến cối cửa Bản ảnh 35: Không gian điện Thái Hòa Huế và Thái Hòa Bắc Kinh Trung Quốc. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1.1. Những phát hiện Khảo cổ học luôn có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu lịch sử kiến trúc, quy hoạch đô thị, mỹ thuật, nghề thủ công, kỹ thuật cổ cũng như lịch sử văn hóa của dân tộc. Cho đến nay, khu vực Hoàng Thành Thăng Long đã có nhiều cuộc khai quật lớn ở khu vực 18 Hoàng Diệu năm 2002, 62 - 64 Trần Phú năm 2008 và Vườn Hồng năm 2012. Những cuộc khai quật này, bước đầu phác họa không gian của Hoàng Thành Thăng Long qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê. Trong khi đó, tại khu vực chính điện Kính Thiên (theo mặt bằng hiện tại) luôn được xem là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng Thành thì chưa có điều kiện để tiến hành nghiên cứu mang tính tổng thể nhằm xác định rõ diện mạo và giá trị của khu vực này. Tuy nhiên, từng bước khu vực này đã có một số cuộc khai quật lẻ tẻ như cuộc thám sát tại Đoan Môn năm 1998, khai quật Hậu Lâu và Bắc Môn năm 1999. Gần đây nhất là khai quật phía Nam nhà cục Tác Chiến năm 2008. Các cuộc khai quật thám sát kể trên mặc dù đã đạt được những kết quả rất khả quan nhưng do quy mô nhỏ và hố đào phân tán nên nhận thức tổng thể về cấu trúc khu trung tâm điện Kính Thiên vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, diện mạo tổng thể khu vực này hầu như vẫn còn là một khoảng trống. Những câu hỏi lớn: Liệu đây có phải là trục trung tâm kéo dài suốt từ Lý (thế kỷ 11 - 12), Trần (thế kỷ 13 - 14) cho đến Lê (thế kỷ 15 - 18), Nguyễn (thế kỷ 19 - 20) không ? Hay đây chỉ là trục trung tâm của thời Lê và thành Hà Nội thời Nguyễn (?), thậm chí lan can đá chạm rồng thềm bậc Kính Thiên có đúng còn nguyên gốc của thời Lê sơ không (?) luôn được đặt ra cho các nhà khảo cổ học và sử học Việt Nam. Trong bối cảnh đó, để tiếp tục làm rõ cấu trúc tổng thể mặt bằng, xác định tính chất, niên đại của các dấu tích kiến trúc trong khu vực chính điện Kính Thiên. Từ năm 2011 đến năm 2013, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao Du 2 lịch, Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Thành cổ và Cổ Loa Hà Nội (nay là Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội) tiến hành nghiên cứu, thăm dò, khai quật khu vực chính điện Kính Thiên với tổng diện tích 1600m2. Cuộc khai quật này đã thu được nhiều tài liệu có giá trị về di tích và di vật của nhiều thời kỳ. Trong đó, dấu tích kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 - 18) xuất lộ khá đa dạng về loại hình. Có thể thấy, trên tổng thể, dấu tích dưới mặt đất và trên mặt đất của thời Lê có những mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một tổ hợp kiến trúc có quy mô lớn. Hơn nữa, địa tầng tại các vị trí khai quật phản ánh sinh động các thời kỳ từ tiền Thăng Long (thế kỷ 8 - 10) đến thời hiện đại, nằm chồng xếp lên nhau. Trong đó, hai lớp kiến trúc thời Lê trung hưng (thế kỷ 17 - 18) ở trên, dưới là thời Lê sơ (thế kỷ 15 - 16) được dựng trên nền móng của phế tích kiến trúc thời Lý, Trần. Chính vì vậy, tác giả luận văn sau một thời gian may mắn có cơ hội tham gia khai quật (năm 2012 và 2013) tại đây và được sự gợi ý của PGS.TS. Tống Trung Tín nghiên cứu về đề tài “Dấu tích kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15-18) tại khu vực chính điện Kính Thiên (phát hiện năm 2011 - 2013)” làm luận văn cho mình. Luận văn hệ thống lại toàn bộ nguồn tư liệu về dấu tích kiến trúc thời Lê trong 3 năm qua ở khu vực này, góp phần nhận diện không gian kiến trúc chính điện Kính Thiên thời Lê Sơ (thế kỷ 15 - 16) và Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 - 18). 1.2. Trung tâm điện Kính Thiên là khu di tích lịch sử kiến trúc và nghệ thuật có giá trị rất lớn và đặc biệt quan trọng phản ánh một giai đoạn dài nối tiếp nhau của lịch sử dân tộc. Do đó, nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Điều này càng được đẩy mạnh hơn khi Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 2010. UNESCO và cam kết của Chính phủ Việt Nam đều nhấn mạnh việc tăng cường nghiên cứu khảo cổ học tại vực trục trung tâm. 3 Nghiên cứu các dấu tích kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 - 18) tại đây sẽ góp phần nhận diện rõ hơn về cấu trúc khu vực chính điện Kính Thiên, kỹ thuật xây dựng đã và đang bị chôn vùi dưới lòng đất. Hơn nữa, không gian này đang bị các kiến trúc thời thuộc Pháp và hiện đại bao phủ ở phía trên. Việc nghiên cứu tìm hiểu các dấu tích khảo cổ học thời Lê tại đây sẽ góp phần hiểu rõ hơn nữa lịch sử văn hóa Thăng Long thời Lê nói riêng, lịch sử văn hóa dân tộc nói chung. 1.3 UNESCO và cam kết của Chính phủ cũng đều nhấn mạnh tới việc phát huy giá trị. Các thành phần đều nhất trí chủ trương nghiên cứu và khôi phục không gian chính điện Kính Thiên phục vụ và quảng bá lịch sử, văn hóa, văn minh Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu khảo cổ và nhận diện khu vực này có ý nghĩa quan trọng góp phần đắc lực vào mục tiêu quan trọng đó. Từ tính cấp thiết nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Dấu tích kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 - 18) tại khu vực chính điện Kính Thiên (phát hiện năm 2011 - 2013)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với hy vọng góp phần vào công cuộc nghiên cứu lâu dài, phức tạp nhưng vô cùng hấp dẫn của di sản Hoàng thành Thăng Long. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa tư liệu và những kết quả nghiên cứu khảo cổ các nhóm di tích thời Lê (thế kỷ 15 - 18) đã được phát hiện trong khu vực điện Kính Thiên trong các năm 2011, 2012 và 2013. - Phân loại, nhận diện các dấu tích kiến trúc, xác định tính chất, chức năng, niên đại của hệ thống di tích thời Lê được phát lộ trong các năm 2011, 2012 và 2013 tại khu vực này. - Bước đầu, nghiên cứu đánh giá đặc trưng của từng nhóm kiến trúc thời Lê, nhằm xác định những giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích đó trong không gian tổng thể của khu vực Hoàng Thành Thăng Long thời Lê. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Về đối tượng Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn là toàn bộ kết quả của 6 lần khai quật: Hậu Lâu năm1998, Đoan Môn và Bắc Môn năm 1999, Phía Nam nhà Cục Tác Chiến năm 2008, đặc biệt chú trọng vào các cuộc khai quật tại khu vực điện Kính Thiên năm 2011 đến năm 2013. Ngoài ra, tác giả luận văn còn tiến hành khảo sát và sử dụng nguồn tư liệu về di tích cũng như di vật trong các cuộc khai quật có tính chất và niên đại tương đương như 18 Hoàng Diệu và 62 – 64 Trần Phú. 3.2. Về không gian Luận văn tập chung vào khu vực điện Kính Thiên hiện nay, phíaa Bắc được giới hạn từ cổng Bắc môn, phía Nam được giới hạn là di tích Đoan môn, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương, phía Tây là đường Hoàng Diệu với tổng diện tích 90045m2 (chiều Bắc Nam là 621m, chiều Đông Tây là 145m). 3.3. Về thời gian Toàn bộ những phát lộ di tích khảo cổ học thời Lê từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống như thám sát, khai quật và lấy tư liệu tại hiện trường .Sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu khảo cổ học trong phòng: thống kê, dập hoa văn, đo vẽ hiện vật bằng chương trình Auto Cad, chụp và xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop Đồng thời triệt để sử dụng các phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp về kỹ thuật xây dựng của các kiến trúc cũng như nghệ thuật điêu khắc trang trí trên vật liệu xây dựng. - Sử dụng phương pháp liên ngành: Sử học, Nghiên cứu Khu vực học, Kiến trúc và Nghệ thuật điêu khắc, - Luận văn sử dụng phương pháp Duy vật lịch sử và Duy vật biện chứng trong nhìn nhận đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử liên quan. 5 5. Đóng góp của luận văn - Tập hợp và hệ thống hóa khối tư liệu về các dấu tích kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 - 18) khai quật dưới lòng đất năm 2011 - 2013 và các di tích thời Lê trên mặt đất trong khu vực trục trung tâm Hoàng Thành Thăng Long. - Tìm hiểu một số đặc trưng mặt bằng, vật liệu, kỹ thuật xây dựng và mỹ thuật của dấu tích kiến trúc thời Lê được khảo cổ học phát hiện trong khu vực chính điện Kính Thiên. - Thông qua việc tập hợp hệ thống và tìm hiểu đặc trưng cơ bản của các nhóm kiến trúc này trong đợt khai quật năm 2011, 2012 và 2013. Bước đầu so sánh, tập hợp làm rõ cấu trúc tổ hợp không gian điện Kính Thiên qua các cứ liệu khảo cổ học, sử học... Những đóng góp của luận văn sẽ góp thêm tư liệu, căn cứ khoa học vào nghiên cứu, phát huy giá trị hệ thống di tích kiến trúc ở khu vực Hoàng Thành Thăng Long trong tương lai. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1. Khu vực chính điện Kính Thiên trong lịch sử Sử cũ cho biết, tháng 12 năm 1427, quân Minh thua trận rút về nước. Vua Lê Lợi từ điện tranh Bồ Đề vào đóng ở thành Đông Kinh (tháng 4 năm 1428), lên ngôi Hoàng Đế, đặt Quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Thăng Long), sau đổi thành Đông Kinh1 vào năm 1430. Nhà nước mới ra đời trong bối cảnh xã hội có rất nhiều khó khăn sau chiến tranh. Bởi vậy, ngay khi lên ngôi, vị vua đầu triều (Lê Thái Tổ) đã cho đại xá thiên hạ, định luật lệ, làm sổ điền và sổ hộ, đặt chức xã quan, thực hiện nhiều chính sách khuyến nông, nỗ lực đưa đất nước từng bước đi vào ổn định. Tháng 11 năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Vua cho làm điện Vạn Thọ, lại làm Tả Điện, Hữu Điện, điện Kính Thiên, điện Cần Chánh [15, tr.298]. Năm Quang Thuận thứ 5 (1465), Lê Thánh Tông cho làm lại điện Kính Thiên, Cần Đức đến tháng 11 hoàn thành, liền ban đại xá thiên hạ [15, tr.407]. Hai năm sau, (1467) Thánh Tông lại cho làm thêm lan can đá ở thềm điện [15, tr.426]. Từ đây, điện Kính Thiên có tới 32 lần được chính sử thời Lê, Nguyễn (từ năm 1428 đến 1821) nhắc đến với tên gọi điện Kính Thiên hay Chính điện (Kính Thiên) [51, tr.9]. Khi chép về công trình này sử luôn chú trọng đến các sự kiện, nghi thức quan trọng của triều Lê như làm nơi coi chầu – Thiết lễ Đại triều, lễ đăng quang, ra đề thi, xướng danh tiến sỹ, đọc chiếu thư, tiếp xứ thần... [15, tr.354, tr.409, tr.465, tr.502, tr.504]. Có lẽ, sử liệu đã quá chú ý vào sự kiện mà không mô tả chính xác không gian của khu vực này nên chưa thể hình dung các cụm cung điện Vạn Thọ, Tả điện, Hữu điện, điện Kính Thiên, điện Cần Chánh có bố cục ra sao, 1 Đông Kinh là tên gọi chính thức do triều đình nhà Lê ban bố, tuy nhiên tên gọi Thăng Long vẫn tồn tại trong thời kỳ này, thậm chí trong các văn bản hành chính, tiêu biểu là các bản đồ Hồng Đức vẫn ghi là thành Thăng Long. 7 nằm trên cùng một không gian hay thuộc các không gian khác nhau vàtrong khu vực nào của thành Thăng Long khi được khởi dựng ? Chắt lọc và kết nối các sự kiện trong Đại Việt sử ký toàn thư từ khi điện Kính Thiên hoàn thành (năm 1465) đều cho thấy kiến trúc này có quan hệ mật thiết với một số công trình lớn như sân Đan Trì, Đoan Môn và kiến trúc hành lang, tường bao. Tất cả được tổ chức rất chặt chẽ trong một khu vực/không gian cụ thể được bảo vệ bởi các bức tường lớn có cửa ra vào liên kết với khu vực xung quanh. Có thể liệt kê một vài sử liệu tiêu biểu để chứng minh cho nhận định đó. Sử liệu 1: Mùa đông, tháng 10 năm 1472, định triều nghi hộ vệ. Các tướng sĩ hàng ngày vào chầu, phải đứng sắp hàng trước ở hai bên đông tây ngoài cửa Đoan Môn, những ngày sóc vọng phải đến đợi ở ngoài cửa Văn Minh, Sùng Vũ, sau ba hồi trống thì tiến vào Đan Trì dàn bày nghi trượng ban thứ chỉnh tề [15, tr.460]. Sử liệu 2: Tháng 11 năm 1473, ra sắc chỉ rằng, kể từ nay, các quan vào chầu không được nhổ cốt trầu, ném bã trầu ở cửa và sân Đan Trì [15, tr.463]. Sử liệu 3: Ngày 25 tháng 6 năm 1480, ra sắc chỉ rằng các quan vào chầu, khi đến ngoài cửa Đoan Môn, nếu gặp ngày mưa thì tạm tránh mưa ở hai bên hành lang phía đông và phía tây [15, tr.481]. Luật Hồng Đức, một bộ luật nổi tiếng của thời Lê tuy không nói rõ cụ thể các cung điện này ở đâu nhưng lại cho biết vị trí của từng lớp không gian mà tính chất quan trọng của nó được phản ánh thông qua khung hình phạt nặng, nhẹ dành cho người vi phạm “Người trèo qua tường điện bị xử tội chém, trèo qua tường cấm xử tội giảo, trèo qua Hoàng Thành phải đày đi châu xa; trèo qua Kinh thành2 xử tội đồ làm khao đinh” [12, tr.29, Cấm vệ, điều 3]. Tường điện là lớp trong cùng bao bọc các điện chính nơi vua ở và làm việc. Theo chính sử, bao bọc chính điện Kính Thiên là lớp tường điện 2 Kinh thành : thành bao bọc kinh đô, tức là La thành hay Đại La thành. 8 “Ngày 28, 29 tháng 8 năm 1491, mưa to suốt cả ngày đêm không dứt, đổ tường điện Kính Thiên, nước dâng lên đến 4 thước” [15, tr.509]. Ngoài sử liệu chữ viết, giai đoạn này còn có một số bản đồ Hồng Đức vẽ lại tòa thành theo hìnhthức ký họa. Sau đó thời Lê trung hưng có vẽ thêm một số công trình như khu vực Vương Phủ [44, tr.51]. Căn cứ trên một bản đồ (A2499) phương đình Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) đã mô tả thành Thăng Long và khu vực điện Kính Thiên thời Lê như sau: “vòng ngoài giống như hình thước thợ, đông, nam, bắc, 3 mặt vuông thẳng, mặt tây đến mặt nam kéo dài. Ở trong là cung thành, trong cửa cung thành là cửa Đoan Môn, trong cửa Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên, bên hữu điện Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có cung Ngọc Giản. Ngoài cung thành phía Đông là Thái Miếu” [41, tr.162]. Không gian điện Kính Thiên thực sự rõ nét khi các kiến trúc: Kính Thiên, Đan Trì, Đoan Môn và Ngự đạo được nhắc đến trong cùng một sự kiện cùng một không gian nghi lễ. Hội điển thời Lê trung hưng ghi lạimột nghi thức “Hoàng Thượng lên ngôi ban chiếu” làm ví dụ: “...Sớm hôm đó, các ty bày nghi trượng ở hai bên sân Đan Trì. Bày dàn nhạc nhưng không tấu nhạc. Các đại thần hàng công hầu bá và bá quan văn võ vâng theo chỉ dụ của chúa thượng đều mặc phẩm phục đứng bên ngoài cửa Đoan Môn. Quan triều yết đứng ngoài cửa Càn Nguyên. Các viên chấp sự và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004692_7544_2003057.pdf
Tài liệu liên quan