MỤC LỤC
Lời cảm ơn .i
Danh mục viết tắt ii
Mục lục . iii
Danh mục bảng . . v
Danh mục hình . vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .5
1.1.1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột” .5
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của phương pháp BTNB ở Pháp và thế giới .5
1.1.3. Phương pháp BTNB tại Việt nam .6
1.1.4. Một số đề tài nghiên cứu và bài báo về phương pháp BTNB .6
1.2. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” .7
1.2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB .7
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB .16
1.2.3. Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB .17
1.2.4. Mối quan hệ giữa phương pháp BTNB với các phương pháp dạy học khác
.21
1.2.5. Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho HS trong phương pháp
BTNB 24
1.2.6. Thuận lợi và khó khăn khi vận dụng phương pháp BTNB .37
1.2.7. Thực trạng việc sử dụng phương pháp BTNB ở các trường THPT tại Hải
Phòng 39
Tiểu kết chương 1 .41
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN
BỘT VÀO CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO - HÓA HỌC 11. 42
2.1. Giới thiệu chương nitơ - photpho - Hóa học 11 THPT .42
2.1.1. Mục tiêu dạy học .42
2.1.2. Cấu trúc logic .43iv
2.2. Vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học hóa học ở trường THPT . .43
2.2.1. Lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB .43
2.2.2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB . .44
2.3. Tổ chức hoạt động quan sát và thí nghiệm trong phương pháp BTNB .47
2.3.1. Một số nguyên tắc thiết kế quy trình các hoạt động quan sát, thí nghiệm theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh .48
2.3.2. Ví dụ về quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng tích
cực hóa hoạt động của học sinh 50
113 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học chương nitơ photpho hóa học 11 theo phương pháp bàn tay nặn bột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần ghi chú cá nhân: HS ghi chú các quan niệm ban đầu, các suy nghĩ và
các câu hỏi cá nhân đặt ra trong quá trình học, thảo luận và làm thí nghiệm, những
ghi chú trong quá trình học tập của mình. HS có thể ghi chú bằng nhiều cách khác
nhau sao cho khi nhìn vào HS có thể hiểu được những vấn đề mà mình ghi chú.
- Phần ghi chú tổng kết của nhóm sau khi thảo luận: Yêu cầu HS làm việc,
thảo luận theo nhóm và ghi kết quả sau khi thảo luận. Thư ký hoặc nhóm trưởng ghi
nội dung thảo luận sau khi có sự thống nhất của nhóm lên áp- phích, các HS còn lại
ghi chú tương tự vào vở thực hành của mình.
- Phần ghi chú tổng kết sau khi thảo luận của cả lớp: Đây là phần ghi chú sau
khi thảo luận của cả lớp, rút ra kết luận khoa học chung. Phần ghi chú này được GV
định hướng, chỉnh sửa về ngôn từ chính xác về mặt khoa học.Đây là kiến thức của
bài học rút ra sau khi thực hiện hoạt động dạy học.
Ngoài việc hướng dẫn trình bày, GV cố gắng hướng dẫn HS sử dụng phần
ghi chép trong vở thực hành như một công cụ hữu ích để so sánh kết quả, ý tưởng
với các HS khác, theo dõi kết quả của cá nhân HS, tìm thấy những lý lẽ để giải thích
cho thí nghiệm của mình
Nói tóm lại việc thực hiện vở thực hành đối với HS trong dạy học theo
phương pháp BTNB là một vấn đề không dễ. Tùy theo đối tượng HS mà GV quyết
định hình thức làm việc với vở thực hành cho HS để đạt được mục đích làm việc
của phương pháp.
* Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát được khi nghiên cứu
để đưa ra kết luận
37
Khi làm thí nghiệm, quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời,
GV cần hướng dẫn HS biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luận tương
ứng với câu hỏi.
* So sánh, đối chiếu kết quả thu nhận được với kiến thức khoa học
Trong hoạt động học của HS theo phương pháp BTNB, HS khám phá các sự
vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên theo con đường mô phỏng gần giống với quá
trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học. HS đưa ra dự đoán, thực hiện thí
nghiệm, thảo luận với nhau và đưa ra kết luận như công việc của các nhà khoa học
thực thụ để xây dựng kiến thức. Nhưng các kiến thức của HS không phải là kiến
thức khoa học mới với nhân loại mà chỉ mới với vốn kiến thức của HS. Các kiến
thức này cũng được trình bày ở nhiều sách, tài liệu khoa học khác ngoài sách giáo
khoa. Do vậy, ngoài việc hướng dẫn HS hình thành kiến thức, GV cũng nên giới
thiệu thêm sách, tài liệu hay thông tin trên internet mà HS có thể có điều kiện tiếp
cận được để giúp các em hiểu sâu hơn các kiến thức được học, không bằng lòng và
dừng lại với những hiểu biết trong chương trình. Điều này rất cần thiết đối với các
HS khá giỏi, HS ham thích tìm hiểu. Tất nhiên GV phải biết lựa chọn tài liệu đơn
giản, dễ hiểu, phù hợp cho HS tham khảo.
1.2.6. Thuận lợi và khó khăn khi vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột"
1.2.6.1. Thuận lợi
- Phương pháp BTNB được triển khai nằm trong chủ trương chung của Bộ
GDĐT về việc tăng cường sử dụng phương pháp dạy học tích cực để HS tích cực,
chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt, phương pháp BTNB giúp HS làm
quen với việc nghiên cứu khoa học.
- Việc triển khai vận dụng phương pháp BTNB được sự giúp đỡ nhiệt tình,
hiệu quả của Hội Gặp gỡ Việt Nam và một số tổ chức quốc tế khác.
- Tiến trình của phương pháp BTNB rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng.
- Phương pháp BTNB được tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm bài bản, khoa
học.
- Tài liệu, tư liệu về phương pháp BTNB phong phú và miễn phí.
- Phương pháp BTNB tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập.
38
- Về cơ bản dụng cụ, nguyên liệu dạy học theo phương pháp này đơn giản,
dễ tìm kiếm, dễ làm, rẻ tiền.
1.2.6.2. Khó khăn
* Về đội ngũ giáo viên
- GV ngại thay đổi vì và GV thường nghĩ rằng họ đang làm tốt nên không
cần thay đổi và vì theo phương pháp này GV tốn nhiều thời gian để xây dựng dự án
dạy học. Không ít GV đã làm theo phương pháp BTNB rồi sau đó lại quay lại
phương pháp truyền thống.
- Khi GV hiểu không đúng tinh thần của phương pháp BTNB sẽ khó khăn
trong việc vận dụng phương pháp hoặc áp dụng phương pháp một cách máy móc,
không hiệu quả.
- Một số GV không có kiến thức sâu về khoa học, công nghệ hoặc chỉ
chuyên sâu về một môn học (đối với giáo viên trung học) trong khi chủ đề dạy học
theo phương pháp BTNB lại là liên môn nên đôi khi GV không thể giải thích thấu
đáo, dễ hiểu những câu hỏi ngoài dự kiến do HS đặt ra trong quá trình dạy học.
Trong một số trường hợp sẽ dẫn đến bế tắc tiến trình sư phạm của phương pháp. Do
vậy, dạy học theo phương pháp này đòi hỏi GV phải có phương pháp, cách thức và
kinh nghiệm để xử lý, tránh bế tắc khi gặp tình huống sư phạm ngoài dự kiến.
* Về sĩ số học sinh, điều kiện phòng học, thiết bị, tư liệu dạy học, sắp xếp thời khóa biểu.
- Sĩ số HS phù hợp cho dạy học theo phương pháp BTNB là khoảng 25 học
sinh/lớp. Sĩ số đông (từ 30 học sinh/lớp trở lên) là khó khăn cho việc tổ chức học
tập theo nhóm, hoạt động tham quan, dã ngoại, điều tra thực tế cho HS.
- Trong các lớp học hiện nay, bàn ghế được bố trí theo dãy, nối tiếp nhau,
không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm. Phần lớn các trường trung học phổ
thông chưa có phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm để thuận lợi cho việc giảng
dạy các bộ môn khoa học; thiếu thiết bị hỗ trợ trình bày, trình chiếu; tư liệu, tài liệu
bổ trợ cho hoạt động tìm tòi, nghiên cứu của HS còn hạn chế.
- Để dạy học theo phương pháp BTNB mỗi tuần cần bố trí tối thiểu 2 tiết học
liên tục/tuần và trong nhiều tuần. Nhà trường sẽ khó khăn hơn trong việc bố trí, sắp
xếp thời khóa biểu.
* Về công tác quản lí, đánh giá
39
- Hiện nay, công tác đánh giá hoạt động dạy học của GV còn mang tính hình
thức, chưa thực chất, chưa thực sự khuyến khích được việc đổi mới phương pháp
dạy học. Tiêu chí đánh giá thường tập trung vào việc dạy hết kiến thức của một bài
học trong sách giáo khoa, đảm bảo thời lượng của tiết học, sử dụng phần mềm trình
chiếu, GV sử dụng thành thạo phương tiện dạy học, thực hiện thành công thí
nghiệm. Theo những tiêu chí này thì giờ dạy của GV theo phương pháp BTNB có
thể không được đánh giá cao. Đây là một yếu tố cản trở quá trình áp dụng phương
pháp BTNB.
- Nếu không có sự quản lí, điều phối hợp lí của nhà trường, sự phối hợp giữa
các GV sẽ dễ dẫn đến sự chồng chéo hoặc gây quá tải đối với HS khi các em phải
thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
1.2.7. Thực trạng việc sử dụng phương pháp BTNB ở các trường THPT tại Hải Phòng
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã có những đổi mới sâu
rộng về nhiều mặt mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động của HS. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc đổi mới
phương pháp chưa thực sự mang lại hiệu quả, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo
kiến thức và cách học thụ động.
Dạy học theo phương pháp BTNB đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào
chương trình tập huấn cho giáo viên từ năm 2010. Tại Hải Phòng, phương pháp
BTNB được triển khai tại các trường tiểu học và trung học cơ sở từ năm học 2012-
2013, ở các trường THPT từ năm học 2013-2014.
Tiến hành điều tra 48 GV dạy hóa học trên địa bàn nội thành Hải Phòng, kết
quả thu được như sau:
- Có 16 GV không biết phương pháp BTNB là gì.
- Có 18 GV đã nghe nói đến phương pháp BTNB nhưng chưa áp dụng vào gi
ảng dạy bài nào.
- Có 12 GV đã đọc tài liệu về phương pháp BTNB nhưng còn lúng túng kh
ng biết vận dụng thế nào.
- Có 3 GV đã giảng dạy một vài tiết theo phương pháp BTNB.
Qua đó cho thấy số GV sử dụng phương pháp này trong dạy học rất ít, thậm
chí nhiều GV còn chưa hình dung được phương pháp BTNB là thế nào. Vì vậy, cần
40
thiết phải có một tài liệu đầy đủ, khoa học, đủ sức thuyết phục về phương pháp dạy
học này để GV có thể hiểu một cách cặn kẽ và áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao
hơn. Chúng tôi hi vọng luận văn của mình sẽ có đóng góp nhất định để xây dựng
một tài liệu tham khảo cho GV về phương pháp BTNB, đặc biệt là GV hóa học ở
các trường THPT.
41
Tiểu kết chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày:
* Cơ sở lý luận
- Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp BTNB.
- Lí luận cơ bản về phương pháp BTNB: cơ sở khoa học, các nguyên tắc cơ
bản, tiến trình dạy học của phương pháp BTNB, mối quan hệ giữa phương pháp
BTNB với các phương pháp khác.
- Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho HS trong phương pháp
BTNB: tổ chức lớp học, giúp HS bộc lộ quan điểm ban đầu, kỹ thuật tổ chức hoạt
động thảo luận, hoạt động nhóm cho HS, kỹ thuật đặt câu hỏi của GV. Kỹ thuật
chọn ý tưởng, hướng dẫn HS đề xuất thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. Hướng dẫn
HS sử dụng vở thực hành,...
* Cơ sở thực tiễn
Tìm hiểu thực tế việc áp dụng phương pháp BTNB ở trường THPT: những
thuận lợi và khó khăn.
42
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY
NẶN BỘT VÀO CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO HÓA HỌC 11
2.1. Giới thiệu chương nitơ -photpho Hóa học 11 THPT
2.1.1. Mục tiêu dạy học
* Kiến thức
HS hiểu:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, ứng dụng của nitơ, photpho.
- Thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng,
điều chế một số hợp chất của nitơ và photpho: amoniac, muối amoni, axit nitric và
muối nitrat, axitphotphoric và muối photphat, một số loại phân bón hóa học
* Kĩ năng
- Viết các PTHH của phản ứng trao đổi dưới dạng phân tử và ion, của phản
ứng oxi hóa-khử biểu diễn tính chất hóa học của nitơ, photpho và hợp chất của nó.
- Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, thành phần và cấu tạo phân tử, dự đoán một số
tính chất hóa học cơ bản của nitơ, photpho và hợp chất của nó. Biết kiểm tra các dự
đoán và kết luận tính chất của chúng.
- Phân biệt một số hợp chất của nitơ, photpho dựa vào phản ứng hóa học đặc
trưng.
- Thực hiện một số thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện để nghiên cứu tính chất
hóa học của nitơ, photpho, amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat,
axitphotphoric và muối photphat, một số phân bón hóa học thông thường.
- Biết làm việc hợp tác với các học sinh khác để xây dựng kiến thức mới về
nitơ, photpho và các hợp chất của chúng.
* Tình cảm, thái độ
- Tự giác, tích cực nghiên cứu tính chất của các chất.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
43
2.1.2.Cấu trúc logic
Nitơ Amoniac và muối amoni
Axit nitric và muối nitrat Phân bón hóa học
Nhóm VA
Photpho Axit photphoric và muối photphat
Thực hành tính chất và các hợp chất của nitơ-photpho
2.2. Vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học hóa học ở trường phổ thông [19]
2.2.1. Lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB
Để đáp ứng các nguyên tắc của phương pháp BTNB, việc lựa chọn các chủ
đề dạy học cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Các chủ đề dạy học phải gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có
ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng. Việc lựa chọn nội dung dạy học ở đây
là lựa chọn theo chủ đề chứ không phải theo bài học trong sách giáo khoa. Vì vậy,
căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, GV có thể xác định nội dung kiến
thức khoa học trong một hay nhiều bài học trong SGK để tạo thành một chủ đề dạy
học. Cũng chính vì thế, tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB không nhất thiết
phải diễn ra đủ 5 pha trong một tiết học mà có thể kéo dài trong một số tiết học
tương ứng với quỹ thời gian được sử dụng theo chương trình. Ví dụ chủ đề “Tính
chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại” là nội dung kiến thức của 2
bài học trong chương trình hóa học lớp 9. Lựa chọn chủ đề này để tổ chức hoạt
động dạy học theo phương pháp BTNB, GV có thể sử dụng 2 tiết học và vì thế 5
pha của tiến trình dạy học được diễn ra trong 2 tiết học. Chẳng hạn, hết tiết thứ nhất,
HS mới có thể hoàn thành đến pha 3- Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thực
nghiệm. Đến buổi học sau (theo thời khóa biểu) HS mới thực hiện pha 4- Tiến hành
thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu, bao gồm cả việc nghiên cứu các tài liệu khoa học và
44
SGK và pha 5- Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. Như vậy, với quỹ thời gian cho
phép theo chương trình là 2 tiết, GV có thể sử dụng để tổ chức cho HS hoạt động
theo đúng tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB. Tuy nhiên, với việc tổ chức
như vậy, hoạt động học tập và nghiên cứu tài liệu của học sinh không chỉ dừng lại ở
2 tiết trên lớp mà hoạt động này còn tiếp diễn ở nhà, trong khoảng thời gian giữa
các buổi học.
- Việc lựa chọn các chủ đề dạy học cần phải được tổ chức thành hệ thống từ
thấp đến cao trong phạm vi một lớp cũng như cả cấp học. Đặc biệt là khi lựa chọn
các chủ đề, GV các môn khoa học dạy cùng một lớp cần phải có sự trao đổi, thống
nhất với nhau để có sự phối hợp khi cần thiết. Trước hết việc trao đổi giữa các GV
bộ môn sẽ tránh được sự chồng chéo hoặc gây quá tải đối với HS khi các em phải
thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Hơn nữa, do có cùng một tiêu chí là lựa
chọn các chủ đề gần gũi với HS trong cuộc sống nên cần có sự phối hợp giữa các
GV bộ môn để có thể cùng lựa chọn một số chủ đề mang tính tích hợp. Điều này
vừa tiết kiệm được thời gian đồng thời nâng cao được hiệu quả dạy học về ứng dụng
của kiến thức khoa học vào cuộc sống cho HS.
- Việc lựa chọn các chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB cần phải chú ý
đến một điểm rất quan trọng của phương pháp này là HS phải tự đề xuất được các
phương án thí nghiệm và tự lực tiến hành các phương án thí nghiệm đơn giản, với
các dụng cụ dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày.
2.2.2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB
2.2.2.1. Yêu cầu chung khi sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB
Thiết bị dạy học (TBDH) là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học
trên lớp của GV và HS.Trong quá trình thực hiện bước thí nghiệm tìm tòi-nghiên
cứu của phương pháp BTNB, TBDH làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu.
Khi sử dụng phương pháp BTNB, TBDH có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy
học vì HS được tri giác trực tiếp đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện
qua việc HS quan sát các đối tượng nghiên cứu, thông qua các TBDH để tiến hành
các thí nghiệm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện các bước thí nghiệm tìm tòi -
nghiên cứu, HS tri giác không phải bản thân các đối tượng nghiên cứu mà tri giác
những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ, mô hình hóa phản ánh một bộ phận nào đó của
45
đối tượng cũng như nghiên cứu những đặc tính cơ bản của sự vật hiện tượng. TBDH
còn giúp HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy
(phân tích, tổng hợp các hiện tượng), rút ra những kết luận có độ tin cậy, giúp HS
hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính
xác của thông tin chứa trong thiết bị dạy học. TBDH giúp làm sinh động nội dung
học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học.
Trong phương ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_day_hoc_chuong_nito_photpho_hoa_hoc_11_theo_phuong.pdf