Mở đầu .1
Chương 1: Tổng quan tư liệu về thương cảng Vân Đồn và di tích bến Cống
Cái .11
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thương cảng Vân Đồn và di tích bến Cống
Cái .11
1.2. Lịch sử hình thành thương cảng Vân Đồn và vị trí địa - lịch sử qua sử liệu.15
1.3. Các cuộc khảo sát và khai quật tại di tích bến Cống Cái . 18
1.3.1. Khảo sát năm 2012-2013 . .18
1.3.2. Khảo sát năm 2014 20
1.3.3. Khảo sát và khai quật năm 2016-2017 .21
1.3.4. Khảo sát năm 2018 .23
1.3.5. Khảo sát năm 2019 .23
1.4. Tiểu kết chương 1 .25
Chương 2: Di tích bến Cống Cái qua tư liệu khảo cổ học .27
2.1. Đặc trưng di tích .27
2.1.1. Bến cảng .27
2.1.2. Đặc điểm tầng văn hóa .29
2.1.3. Dấu tích kiến trúc 30
2.1.4. Di tích hố đất đen .33
2.2. Đặc trưng di vật 34
2.2.1. Đồ gốm men .35
2.2.2. Đồ gốm có áo .48
2.2.3. Đồ sành mịn .49
2.2.4. Đồ đất nung .52
2.2.5. Đồ kim loại . .54
2.2.6. Các loại hiện vật khác 55
2.3. Tiểu kết chương 2 .56
Chương 3: Vị trị bến Cống Cái trong bối cảnh thương cảng Vân Đồn 60
3.1. Mối quan hệ với các khu vực khác của thương cảng Vân Đồn 60
3.2. Vai trò của di tích bến Cống Cái trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.70
3.3. Tiểu kết chương 3 .73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC .87
161 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Di tích bến cống cái trong hệ thống thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắng, ngọc, nâu, hoa nâu, hai màu men. Có số lượng
và loại hình đa dạng nhất, gồm bát, đĩa, âu/liễn, bình/vò, thạp, chậu. Hầu hết
các mảnh trong nhóm gốm men trắng, trừ nhóm ve lòng chiếm tỉ lệ nhỏ, đều
thuộc thời Trần, thế kỷ XIII-XIV. Các dòng men nâu, hoa nâu, hai màu men
đều mang các đặc điểm men và kĩ thuật tạo tác thời Trần. Các hiện vật sử
dụng kỹ thuật nung đơn chiếc va đa chiếc. Các mảnh đáy đặc nung đơn chiếc
là chủ yếu. Kiểu đáy bằng được nung đơn chiếc đối với các loại hình có kích
thước lớn như âu lớn, thạp, bình/vò. Loại hình âu nhỏ, đĩa nhỏ sử dụng bột
chống dính hoặc con kê có mấu để xếp nung, cá biệt một số nung đơn chiếc.
Chân đế vành khăn sử dụng kỹ thuật chống dính khi nung như dùng bột
chống dính, con kê có mấu và các mảnh nung đơn chiếc (Pl 42-47).
Các hiện vật có vòng tròn chống dính trong lòng, rộng, nông, khá giống
kiểu cạo ve lòng nhưng độ rộng không đều, không quy chuẩn, chân đế mặt cắt
hình chữ nhật, khá cao, chủ yếu trong nhóm gốm men ngọc, có niên đại giữa
TK XIII, giai đoạn này số lượng hiện vật không nhiều. Tuy nhiên nhóm hiện
vật có kỹ thuật nung sử dụng bột chồng dính để lại dấu vết là các vòng tròn
chống dính trong lòng, một số mảnh còn bột chống dính ở vành đế, và chân
đế thấp, vành đế được cắt vát, được phát hiện nhiều ở hố H5, từ L5b – L8.F4
có niên đại cuối thế kỷ XIII – đầu thế kỷ XIV, số lượng khá nhiều 151 mảnh
của dòng men trắng, ngọc, nâu (đợt khai quật tháng 8 năm 2016) (Pl 43, 44;
Pl 45-h1,2; Pl 46-h4). Sang TK XIV, kỹ thuật sử dụng con kê có mấu trở nên
39
phổ biến, con kê có kích thước nhỏ, loại 3-5 mấu, chân đế được cắt gọt cẩn
thận, tạo mặt cắt hình thang (Pl 45-h3).
Các trang trí hoa văn ở bên trong hoặc bên ngoài. Ở nhóm men trắng,
motip hoa văn rất đa dạng, bên trong chủ yếu in nổi, in chìm hoặc dùng que
tạo hoa văn dưới men tạo motip hoa lá, sóng nước, đường gờbên ngoài
thường cạo thân dọc tạo cánh hoa cúc nhỏ, hoặc cắt thân tạo cánh sen, kiểu
tạo hoa văn này tương tự kỹ thuật tạo hoa văn của các hiện vật trên dòng men
ngọc nhạt Trung Quốc.
Với nhóm gốm men ngọc, đặc biệt có nhiều mảnh hoa văn cho thấy bị
vỡ ra từ một hiện vật, được trang trí bằng khuôn in trong, có kỹ thuật tương tự
gốm lò Yaozhou [50, tr.681]. Tuy nhiên các mảnh vỡ nhỏ có xương mỏng,
chất lượng không cao, nét in khuôn không sâu, thanh mảnh. Đây có thể là loại
gốm theo truyền thống Yaozhou nhưng là sản phẩm được sản xuất ở Việt
Nam, có thể ở ngay vùng Quảng Ninh. Chất lượng xương và men không cao
như các sản phẩm chính gốc.
Bảng 2.2: Niên đại nhóm gốm men Việt Nam trong đợt khai quật tháng 8/2016
Khung niên đại
Men
trắng
Men
ngọc
Men
nâu
Gốm
hoa nâu
Hai màu
men
Gốm
hoa lam
Tổng
TK XIII-XIV 1117 69 66 10 4
1266
TK XV-XVI 8
115 123
TK XVII-XVIII 14
164 178
TK XIX-XX
94 94
KXĐ 1303
1303*
Tổng
2442 69 66 10 4 373 2964
Ghi chú: Các mảnh thân và miệng vỡ nhỏ, bị tác động bởi nước mặn làm biến dạng
màu men và bị bào mòn nên không phân loại được
40
a b
c
d e
f g
Hình 2.2: Diễn tiến niên đại gốm men Việt Nam thời Trần (Ả: Lê Thị Liên)
a. Giữa TK XIII; b, c. Cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỷ XIV;
d,e. Đầu thế kỷ XIV; f, g. Cuối thế kỷ XIV
Nhìn chung, gốm Việt Nam có mặt trong di tích chủ yếu là những sản
phẩm thời Trần, đặc biệt là trong hố 16TS1, TS3, TS4, các lớp dưới hố
16SH.H3, H5. Có sự tập trung lớn của các mảnh có kỹ thuật xếp nung và cắt
chân đế được Noriko xác định vào giai đoạn cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỷ XIV
[73, tr.469].
41
+ Niên đại thời Lê, TK XVI-XVIII
Dòng gốm hoa lam và một số mảnh gốm men trắng dùng kỹ thuật xếp
nung ve lòng có niên đại muộn hơn các kỹ thuật tạo tác khác, khoảng thế kỷ
XV-XIV và XVII-XVIII, xuất lộ với số lượng nhỏ, chủ yếu có mặt trong các
lớp trên, khu vực xáo trộn (Bảng 2.2). Loại hình chủ yếu là bát, đĩa. Sử dụng
kỹ thuật nung đa chiếc bằng cách cạo thân tạo ve lòng và số ít các mảnh nung
đơn chiếc.
Các mảnh có chân đế vành khăn, kiểu đế thụt, mép cắt phẳng thường đi
kèm với kỹ thuật nung ve lòng, chân đế thấp. Vẽ hoa lam các motip hoa lá và
đường chỉ lam, có niên đại TK XV-XVIII (Pl 48-h1).
Các mảnh chân đế được cạo khá tròn, thấp, xương xốp, màu nâu, vàng
sẫm lẫn nhiều sạn. Hoa văn trang trí đơn điệu, vẽ các chấm tròn màu nâu, có
niên đại TK XVII-XVIII (Pl 48-h2,3; Pl 49-h1).
+ Niên đại thời Nguyễn, TK XIX-XX
Số lượng các mảnh không nhiều, xuất lộ ở các lớp trên và trong các di
tích hố đất đen bị xáo trộn của hố khai quật. Các mảnh gốm hoa lam có men
trắng, bóng, xương khá đanh, mịn, chân đế mỏng, cao. Hoa văn vẽ sắc, môtip
chủ yếu là hoa lá (Pl 49-h2).
2.2.1.2. Gốm men Trung Quốc
Tổng số 1393 hiện vật gốm men Trung Quốc, thu thập được qua các năm
2014-2017, chiếm 4,7% trong tổng số hiện vật. Năm 2014 phát hiện được 13
mảnh ở trên vách tây đường vào nhà máy rác; đợt khảo sát năm 2016 phát
hiện được 149 mảnh trong các hố 16SH.TS1, TS3; đợt khảo sát năm 2017
phát hiện được 23 mảnh, xuất lộ lác đác ở các hố 17TS1, TS2, TS3. Đợt khai
42
quật năm 2016 có 1208 mảnh (trong đó có 1 bát sưu tầm trong nhà dân) xuất
lộ chủ yếu ở các lớp từ L5b của hố 16SH.H5và (Pl 6).
Có bốn dòng men chính là gốm men trắng mang đặc trưng của gốm lò
Định hoặc truyền thống gốm lò Định, men trắng, bóng, bám chắc, xương
đanh. Gốm men ngọc đa dạng về màu men, niên đại và xuất xứ. Gốm men
nâu cũng có 3 màu men khác nhau, cho thấy có sự khác nhau về niên đại và
nguồn gốc. Gốm hoa lam, số lượng ít, vẽ hoa lam trên nền men trắng, bóng
(Biểu đồ 2.3; Bảng 2.3).
Vì các đợt khảo sát năm 2014, 2016, 2017 không phân loại theo dòng
men nên chỉ dùng kết quả của đợt khai quật năm 2016.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các dòng gốm men Trung Quốc trong đợt khai quật tháng 8/2016
- Về gốm men trắng (Pl 50, 51)
Tổng số 379 mảnh (chiếm 31,5% trong tổng số gốm men Trung Quốc),
về cơ bản có 2 nhóm: Nhóm 1 là loại men trắng tinh hoặc hơi ánh xanh,
43
xương đanh, mịn, gõ có tiếng kêu lanh lảnh; Nhóm 2 là loại men màu trắng
ngà hoặc xanh nhạt, rạn.
Chúng có đặc điểm chung về loại hình, kỹ thuật tạo dáng và kỹ thuật
nung: Kiểu miệng loe xiên, mép cạo chống dính trong kỹ thuật nung úp miệng
xuất hiện ở dòng sứ men trắng cả ở Trung Quốc và Việt Nam, của loại hình
bát/đĩa là chủ yếu. Các đường cạo men ở gốm men Trung Quốc sắc sảo và
vuông vắn hơn. Các mảnh đáy bằng của loại hình âu/hộp nhỏ thể hiện kỹ
thuật nung đơn chiếc. Chân đế vành khăn có kiểu đế rất thấp, được chế tác
bằng khuôn. Đây là điểm đặc trưng của đồ sứ men trắng Trung Quốc trong
đợt khai quật này, dựa vào các hiện vật còn dáng có thể xác định kiểu chân đế
này kết hợp với kiểu miệng loe xiên, mép cạo chống dính thuộc loại hình đĩa.
Dựa vào chất liệu, màu men và kỹ thuật chế tác, xác định đây là nhóm
gốm men cao cấp. Nhóm 1 có thể thuộc lò Định và có chất lượng của loại
gốm Bạch Định. Nhóm 2 vẫn thuộc truyền thống gốm lò Định nhưng chưa rõ
được sản xuất cùng một khu vực hay ở nơi khác. Mặc dù gốm lò Định được
sản xuất trong một thời gian dài từ thế kỉ VIII-XIV, với thế kỉ XI là thời kì
phát triển nhất. Trong bối cảnh di tích Sơn Hào, có thể định khung niên đại
cho nhóm này vào thế kỷ XI-XII. Sự có mặt với số lượng khá lớn của dòng
gốm cao cấp này ở các hố 16SH.H4, H5 và TS8 và sự có mặt của các hiện vật
vỡ lớn, còn nhận được dáng ở những lớp sâu nhất của hố cho thấy có khả
năng “đã có khu vực cư trú của tầng lớp trên hoặc thương nhân giàu có trong
khu vực này vào thời kỳ Lý- Trần” [57, tr.682].
- Về gốm men ngọc
Các dòng men ngọc chiếm số lượng lớn nhất trong số các dòng gốm sứ
Trung Quốc được phát hiện, chiếm 56%. Tuy nhiên, tính khác biệt về chất
liệu xương, các tạo chân đế, các dấu vết thể hiện kỹ thuật xếp nung, kiểu con
44
kê, màu và độ bóng của men, cho thấy chúng là sản phẩm của nhiều địa
phương khác nhau và được sản xuất vào nhiều giai đoạn khác nhau.
Về loại hình và kỹ thuật chế tác: các kiểu miệng của nhóm men ngọc
không đa dạng, chủ yếu là miệng loe trơn và loe bẻ. Kiểu miệng có các đường
cạo men chống dính rất ít. Không có kiểu đáy đặc, đáy bằng cũng khá ít.
Những mảnh đáy bằng chủ yếu thuộc loại hình âu, lọ, sử dụng kỹ thuật nung
đơn chiếc là chính. Chân đế vành khăn có số lượng nhiều hơn đáy đặc, có hai
kỹ thuật xếp nung đơn chiếc và đa chiếc. Đối với kỹ thuật nung đơn chiếc có
kiểu chân đế khác biệt là loại chân đế gần đặc, cắt nham nhở, lồi lõm, ít cạo
sửa, chỉ có 3 mảnh, nhiều nhất là kiểu chân đế được tu chỉnh, có mặt cắt hình
chữ nhật. Đối với kỹ thuật nung đa chiếc, sử dụng bột chống dính, con kê có
mấu và ve lòng trong đó ve lòng có số lượng ít nhất, đường ve lòng ở nhóm
men này nông, hẹp, chân đế được cắt gọt cẩn thận, phẳng, tạo mặt cắt hình
chữ nhật và hình thang. Không có kiểu chân đế in khuôn như nhóm men trắng
[57, tr.683].
Hoa văn trang trí: chủ yếu là khắc thân tạo cánh sen, đặc biệt là nhóm
men ngọc nhạt (nhóm 4), đây là điểm đặc trưng của nhóm này. Ngoài ra có
một số kỹ thuật tạo hoa văn như vẽ dưới men, in khuôn và dùng que nhiều
răng tạo sóng nước.
Niên đại: Sự khác biệt về màu men, chất liệu, kỹ thuật tạo tác đã khiến
cho nhóm men ngọc có sự đa dạng về nguồn gốc và niên đại. Có 6 nhóm men
ngọc:
Nhóm 1 là dòng men ngọc xám hoặc xanh nhạt (3 hiện vật). Nhóm này
có số lượng rất ít, có thể là sản phẩm của khu vực phía nam Trung Quốc hoặc
có thể được sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên chưa xác định được thuộc lò
45
nào. Nhóm 1 có thể có niên đại sớm hơn so với các nhóm khác, thế kỉ IX-X
(Pl 52-h1,2).
Nhóm 2 là dòng men ngọc xám xanh hoặc xám vàng/nâu (45 hiện vật).
Chỉ có mặt ở hố H5, tập trung nhất trong lớp 5b và lớp 6 và một vài mảnh
trong hố TS8. Nhóm 3 là dòng men ngọc xám, mỏng, không bóng (53 hiện
vật). Các mảnh của hai nhóm này thuộc các lò khác nhau của truyền thống
gốm men ngọc Nam Tống, tiếp tục phát triển đến thời Nguyên, niên đại thế kỉ
XII-XIII (Pl 52-h3).
Nhóm 4 là dòng men ngọc nhạt hoặc màu xanh ghi nhạt men bóng, khá
mỏng, bám chắc (364 hiện vật), có mặt tập trung nhất trong hố H5 và có mặt
rải rác trong các hố H3, H4, TS8. Dựa vào việc so sánh màu men, kiểu miệng
và kỹ thuật tạo hoa văn của nhóm 4 với hiện vật được tìm thấy trong tàu chiến
quân Mông - Nguyên bị đắm tại vùng biển Takashima, tỉnh Nagasaki, Nhật
Bản, có thể nhận định nhóm này có niên đại khoảng thế kỉ XIII [3, tr.69] (Pl
53-h1,2,3).
Nhóm 5 là dòng men dày, xanh bóng (126 hiện vật). Nhóm này có
xương đanh chắc, mịn, men phủ dày; Nhóm 6 là dòng men dày, xanh sẫm (85
hiện vật). Nhóm này có xương và độ dày men tương tự nhóm 5 nhưng độ
bóng không bằng. Các nhóm 5 và nhóm 6 có mặt ở hầu hết các hố thăm dò và
khai quật, tập trung nhất trong hố H5, lớp 5a,b.Các mảnh của hai nhóm này có
kỹ thuật tạo tác giống nhau, đều là các mảnh men ngọc cao cấp, men dày,
xương đanh. Nhóm 5 có thể thuộc dòng sứ celadon Long Tuyền, niên đại thế
kỉ XIII-XIV. Nhóm 6 vẫn thuộc dòng sứ celadon Long Tuyền, nhưng có thể
khác về nơi sản xuất và niên đại, có thể nằm trong khung niên đại này hoặc
muộn hơn (Pl 53-h4).
46
Nhìn chung nhóm gốm men ngọc Trung Quốc có nguồn gốc từ các lò
Định, Long Tuyền, niên đại sản xuất khá dài, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV
hoặc muộn hơn.
- Về gốm men nâu
Dòng gốm này có mặt không nhiều và chỉ phát hiện được trong các hố
H4, H5 và TS8. Tuy nhiên, những khác biệt khá lớn về màu sắc, độ bám và
độ bóng của men, dấu vết kỹ thuật xếp nung, loại hình và kỹ thuật tạo dáng,
cho thấy chúng thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau.
Nhóm 1: men nâu vàng, có số lượng rất ít trong hố H5. Đáng chú ý, một
hiện vật gần nguyên có mặt trong lớp 8. Những mảnh tương tự cũng đã được
phát hiện trong lớp sâu nhất của hố kiểm tra 16SH.TS1. Chưa rõ nguồn gốc
của dòng gốm này. Nhóm men này có thể có niên đại sớm nhất, thế kỷ IX-X
(Pl 54-h1).
Nhóm 2: men nâu đen hoặc nâu hồng sẫm, có kiểu con kê hình tròn, to,
thô tương tự loại hình gốm ở lò Nghiêm Quan huyện Hưng An và lò Nam Lập
Xung, huyện Liễu Giang và nhiều lò khác thuộc tỉnh Quảng Tây, niên đại thế
kỷ XI-XII [103, tr.358-359] (Pl 54-h2,3).
Nhóm 3: men nâu đen đáy hẹp, bát dáng chiết yêu (Pl 55), cũng có loại
hình tương tự như các sản phẩm được phát hiện ở các lò thuộc tỉnh Quảng
Tây, đồng thời rất gần gũi với loại hình bát uống rượu gốm men nâu dòng
gốm Kiến (Jian ware) của vùng Phúc Kiến, sản xuất trong khoảng thế kỉ X-
XIII. Loại gốm này được cho là thuộc loại hình bình dân. Tuy nhiên, những
sản phẩm cao cấp cũng được sản xuất và xuất khẩu, với những màu men pha
trộn đặc sắc, đặc biệt là màu men pha xanh đen kiểu “lông thỏ”, rất được
người Nhật ưa chuộng trong trà đạo [105, pg.188, Pl. 6.1; 103, pg.114, Pl.109,
111]. Các di vật phát hiện ở Sơn Hào phần lớn có thể thuộc loại bình dân, với
47
các kiểu chân đế cắt thô phác, kiểu vành khăn chưa phát triển. Tuy nhiên một
số mảnh có men bóng màu xanh pha đen kiểu “dao biến dầu” rất đáng chú ý.
Như vậy, có thể thấy nhóm gốm men nâu đen (nhóm 3) ở Sơn Hào chia sẻ
những đặc điểm chung của các lò nam Trung Quốc thời kì Nam Tống. Tuy
nhiên, như GS.Yamamoto Tatsuro nhận xét cho nhiều loại sản phẩm gốm
khác phát hiện trước đây ở khu vực Minh Châu - Quan Lạn [5:114-122],
nhóm gốm này thuộc sản phẩm của lò nào hay được sản xuất tại địa phương
là một câu hỏi cần tiếp tục tìm câu trả lời. “Khung niên đại cho nhóm này tạm
xác định khoảng thế kỷ XII-XIII” [57, tr.684].
- Về gốm hoa lam
Tổng số 11 hiện vật gồm 2 đĩa đủ dáng, 9 mảnh vỡ của loại hình bát/đĩa.
Số lượng rất ít, có mặt trong hô H5, từ L2-L4 và 2 mảnh rơi rớt xuống lớp 5.
Có 1 đĩa nung đơn chiếc, dưới đáy vẽ đường tròn gồm 2 đường chỉ lam đồng
tâm, đk 5cm, bên trong viết chữ đá thảo “Lương” hoặc “Dân”. Lòng đĩa vẽ
hoa lá. Đĩa còn lại cạo thân tạo ve lòng. Niên đại của đĩa này có thể xác định
vào thế kỉ XV-XVI (Pl 56-h1,2).
Mảnh miệng đĩa loe bẻ, bản miệng rộng 2,6cm, mép vuốt mỏng, trên
mảnh miệng vẽ bông hoa. Miệng bát loe xiên, mép vuốt mỏng, bên ngoài vẽ
cánh hoa. Các mảnh chân đế vành khăn, nung đơn chiếc, gồm các kiểu đế
thụt, nhưng các đặc điểm khác với nhóm đế thụt của Việt Nam, men phủ kín
hiện vật, mép đế rất hẹp. Mặt cắt hình chữ nhật hoặc V lệch.
Các dòng gốm men Trung Quốc xuất lộ trong đợt khai quật này có số
lượng lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm nhiều dòng gốm có chất lượng cao
như gốm trắng lò Định, gốm men ngọc Long Tuyền. Các dòng gốm Nam
Trung Quốc, thời kì Nam Tống có số lượng lớn. Khung niên đại phổ biến
trong khoảng thế kỉ XI-XIV, tập trung nhất vào thế kỉ XII-XIII. Vào thời kì
48
muộn hơn, có mặt rất ít. “Nhìn chung, sau thế kỷ XV-XVI, gốm men Trung
Quốc ít xuất hiện ở khu vực này” [57, tr.684].
Bảng 2.3: Niên đại nhóm gốm men Trung Quốc đợt khai quật tháng 8/2016
Khung niên đại
Men
trắng
Men
ngọc
Men nâu
Gốm hoa
lam
KXĐ Tổng
TK IX-X
3 6
9
TK XI-XII 379
6
385
TK XII-XIII
98 127
225
TK XIII-XIV
575
575
TK XV-XVI
4
4
TK XVII-XVIII
7
7
KXĐ
3 3
Tổng 379 676 139 11 3 1208
2.2.2. Đồ gốm có áo (Pl 57, 58)
Đây là loại hình gốm đặc biệt, phát hiện được với số lượng rất lớn, chỉ
sau loại sành mịn (4222 mảnh trong các hố thăm dò và khai quật). Loại hình
gốm này bắt đầu được nhận diện rõ ràng trong cuộc khảo sát 2016, ở hố
16SH.TS1, TS3, TS4. Sự có mặt với mật độ lớn, nhiều hiện vật nguyên dạng
tập trung chủ yếu trong hố 16SH.H5, đã khiến chúng được xếp thành một
dòng riêng. Chúng chỉ phân bố ở khu vực thung lũng Sơn Hào, trong lớp văn
hóa thời Trần là chủ yếu.
Đặc điểm chung của loại gốm này là có xương rất thô ráp, pha nhiều cát
sạn, độ nung thấp hơn sành, nhưng lại cứng hơn gốm men, khiến cho xương
gốm khô cứng. Xương thường thô ráp, có lẫn cát, sỏi nhỏ. Phần lớn các đồ vật
được phủ một lớp áo hoặc men mỏng, ở bên trong hoặc bên ngoài, hoặc cả
trong và ngoài, tùy chức năng của từng loại hình.
49
Về mặt loại hình, chủ yếu là các vò có quai ngang, chậu miệng rộng
thành xiên, đáy bằng và bát cùng kiểu dáng của chậu nhưng kích thước nhỏ
hơn. Đặc biệt xuất lộ loại bát có các vệt chải ngang dọc rất sâu bằng que
nhiều răng trong lòng. Loại hình tương tự được phát hiện ở hoàng thành
Thăng Long và được gọi là bát nghiền thuốc.
Mật độ tập trung cao trong khu vực hố đen ở hố H5 cho thấy chúng được
sử dụng trong một thời gian ngắn. Căn cứ vào sự phân bố trong các hố, lớp
đào và mối liên hệ với các loại hình hiện vật khác, có thể cho rằng nhóm hiện
vật có niên đại thời Trần. Tuy nhiên, hiện nay loại hình chất liệu này ít thấy
nên cần co sự so sánh và nghiên cứu sâu, rộng hơn.
2.2.3. Đồ sành mịn
Loại di vật này có số lượng lớn nhất, 14.838 mảnh, chiếm 51% trong
tổng số hiện vật thu được từ năm 2014-2017. Xuất lộ trong tất cả các lớp của
các hố thăm dò và khai quật. Sành mịn có bề mặt nhẵn, màu nâu xám, xám
xanh, xương nâu tím hoặc tím sẫm, xương được lọc kỹ, nhiệt độ nung cao.
Về loại hình: chủ yếu thuộc loại hình lon vại cỡ vừa và nhỏ (có đường
kính miệng nhỏ hơn hoặc trong khoảng 20-30cm). Loại hình bình/hũ/lọ có số
lượng không nhiều. Ngoài ra có một số mảnh thuộc loại hình chậu, có miệng
loe cong; loại hình vung, miệng cắt vát nhẹ. Ngoài ra có 121 mảnh ghè tròn,
chưa rõ chức năng chính, có thể được dùng để làm đồ chơi (Pl 59-63).
Về tạo dáng và niên đại (Bảng 2.4; Hình 2.3): Các mảnh miệng lon/vại
đứng, mép cắt phẳng hoặc hơi vát của nhóm lon thấp, có niên đại sớm nhất.
Kiểu miệng này có truyền thống từ thời Lý. Số lượng không nhiều, niên đại
thế kỷ XIII (Pl 59). Loại lon này có kiểu thành đơn hoặc thành kép. Theo
Trần Anh Dũng, loại hình này được chế tạo với mục đích để “nung gốm, cũng
có thể được dùng trong đời sống nhưng đó là công dụng phụ” [22, tr.597]. Đỗ
50
Văn Ninh cho rằng loại hình này có thể được dùng “như bát ăn của quan
quân ngày xưa” [60, tr.135]. Cũng có thể loại hình này dùng làm nắp đậy
chum/vò.
Các mảnh miệng đứng, bản miệng loe xiên, mép vê cong ra ngoài, sau
đó cắt vát tạo mặt cắt hình chữ nhật, mủ đinh, hoặc mặt cắt miệng mỏ chim,
mép vuốt mỏng dần rồi cụp sát thân cổ vuốt thắt tạo lõm lòng máng là kiểu
miệng lon/vại, có niên đại thời Trần, thế kỷ XIII-XIV, nhóm này xuất lộ trong
các lớp dưới của hố đào là chủ yếu (Pl 60-h1,2). Các kiểu miệng được vuốt
hơi tròn vào các giai đoạn sau, nhóm miệng đứng có mặt căt hình cạp rỗ có
niên đại cuối Trần-đầu Lê sơ (Pl 60-h3; Pl 61-h1). Đến nhóm miệng đứng,
mép vuốt tạo mặt cắt chữ D và mép chờm ra khỏi thân được vuốt khá phẳng,
hoặc vuốt dày ở phần miệng bên trong, kiểu miệng lon, có niên đại thế kỷ
XVII-XVIII, nhóm này xuất lộ chủ yếu từ lớp mặt đến lớp 4 (0-20cm) (Pl 61-
h2,3,4; Pl 62).
Miệng bình/vò cũng tương tự, nhóm miệng có niên đại thời Trần mang
đặc trưng miệng đứng, bản miệng loe xiên, thân cong, mặt cắt miệng tương tự
như nhóm lon/vai, đó là mặt cắt hình chữ nhật, mủ đinh, mỏ chim. Nhóm
miệng cổ trụ cao, mép ngoài chờm ra khỏi thân, cắt phẳng hoặc vuốt hơi tròn
xuất lộ nhiều trong lớp kiến trúc ở hố 16SH.H1, có niên đại thời Lê Trung
Hưng.
Các mảnh thân, đáy sành mịn, trong lòng có để lại vết chế tác là vết ép
tay hoặc ren mờ, thường xuất lộ ở các lớp dưới, có niên đại thời Trần. Các
mảnh được miết nhẵn hoặc có các đường ren nổi rõ có niên đại thời Lê.
51
Bảng 2.4: Niên đại hiện vật lon/vại qua đợt khai quật tháng 8/2016
Hố
Hiện vật nguyên/gần nguyên Mảnh miệng
Tổng TK
XIII
TK
XIII-
XIV
TK
XV-
XVI
TK
XVII-
XVIII
TK
XIII
TK
XIII-
XIV
TK
XV-
XVI
TK
XVII-
XVIII
16SH.H1
1 9
11 13 111 145
16SH.H2
3 6
70 22 119 220
16SH.H3 2 1
4
122 20 43 192
16SH.H4 1
32
33
16SH.H5 19 10 1
6 391 22 15 464
16SH.TS7
8 2
10
16SH.TS8 1
15
16
Tổng 23 11 5 19 6 649 79 288 1080
a
b
c
d e
Hình 2.3: Diễn tiến kỹ thuật tạo dáng trên lon, sành mịn
(Bv: Bùi Văn Hùng, Nguyễn Thị Thanh Hiếu)
a. TK XIII; b. TK XIII-XIV; c. TK XV-XVI; d,e. TK XVII-XVIII
52
Về hoa văn: Các mảnh thân trang trí hoa văn ở bên ngoài bằng kỹ thuật:
dùng ống tre/nứa tạo hoa văn bập vân; dùng ống tre/nứa tạo hoa văn bập vân
kết hợp que 1 hoặc nhiều răng tạo đường chỉ chìm hoặc sóng nước; dùng que
1 hoặc nhiều rằng để vẽ hoa văn; đắp nổi hoa văn tạo đường gờ, hoặc đường
gờ kết hợp hoa văn đắp nổi khác hoặc đường gờ kết hợp hoa văn bập vân.
Mỗi loại hình thường được trang trí với mỗi loại hoa văn tương tự, loại hoa
văn bập vân và bập vân kết hợp với đường/băng chỉ chìm, sóng nước được
trang trí ở nửa phía trên của lon/vại. Loại hoa văn dùng que để vẽ hoa văn và
đắp nổi, đăp nổi kết hợp các loại hoa văn khác thường được trang trí ở phần
vai của bình/vò/hũ/lọ. Kỹ thuật dùng ống tre/nứa để tạo hoa văn bập vân đến
nay vẫn được sử dụng tại làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc) (Bảng 2.5)(Pl
67-71).
Bảng 2.5: Kỹ thuật tạo hoa văn thân sành mịn đợt khai quật tháng 8/2016
Hố khai
quật
Bập
vân
Bập vân kết hợp
với đường chỉ chìm
Khắc vạch Đắp nổi
Tổng Chỉ chìm
tạo bằng
que 1
răng
Chỉ chìm
tạo bằng
que nhiều
răng
Hoa văn
tạo bằng
que 1
răng
Hoa văn
tạo bằng
que nhiều
răng
Đắp
nổi
đường
gờ
Đắp nổi
đường gờ
kết hợp hoa
văn đắp nổi
khác
Đắp nổi
đường gờ
kết hợp
hoa văn
bập vân
16SH.H1 127 12 49 7 4 19 1 1 220
16SH.H2 218 8 51 8 6 15
306
16SH.H3 129 3 30 2 4 6
174
16SH.H4 43
11 1 1
1 57
16SH.H5 759 3 103 13 61 10 6
955
Tổng 1276 26 244 31 76 50 7 2 1712
2.2.4. Đồ đất nung
2.2.4.1. Đồ gốm/sành thô
Đồ gốm/sành thô phát hiện 2.791 hiện vật, chiếm 9,5% trong tổng số
hiện vật thu được, phần lớn xuất lộ trong hố 16SH.TS1, 16SH.H5. Chủ yếu
thuộc loại hình đồ đun nấu có đáy bằng, rất ít mảnh có đáy tròn. Xương rất
53
thô do pha thêm nhiều cát, sạn. Độ nung khá thấp, bề mặt và xương màu đỏ.
Kiểu miệng loe cong trơn, bản miệng cong, mép vuốt mỏng dần, chiếm số
lượng lớn, gần như tuyệt đối. Thành khá đứng, miệng và đáy rộng (Pl 64-h1).
Kiểu dáng nồi này tương tự các hiện vật thuộc nhóm loại 4 được phát hiện tại
Đàn Nam Giao (Thanh Hóa) [27, tr.709]. Nhóm đồ đựng có xương thô, độ
nung khá cao, màu xám xanh, có kiểu miệng đứng, mép cắt phẳng, vuốt nhọn
ra hai bên tạo mặt cắt mũ đinh hoặc có cổ trụ, loại hình bình/vò là chủ yếu.
Nhóm này ít được trang trí hoa văn.
2.2.4.2. Vật liệu kiến trúc
Số lượng phát hiện rất ít, tổng số 483 mảnh, chiếm 1,7% trong tổng số
hiện vật thu được, phát hiện trong các hố 16SH.TS1, TS3, 16SH.H3, H5.
Trong đó ngói phẳng chiếm tỷ lệ tuyệt đối, 476 mảnh. Chủ yếu có màu đỏ,
một số mảnh lẫn sét trắng, dày 0,7-1,1cm. Một số mảnh tìm thấy trong các hố
thăm dò tháng 3 năm 2016 ở khu vực thung lũng Sơn Hào thì các mảnh có
chất liệu và kỹ thuật tạo tác ấn ngón tay tạo mấu ngói thể hiện một số đặc
điểm thời Trần.
2.2.4.3. Chì lưới
Tổng số 24 hiện vật phát hiện được qua các đợt khảo sát và khai quật.
Xuất lộ chủ yếu trong hố 16SH.H5. Sự có mặt số lượng khá lớn chì lưới bằng
đất nung trong khu vực thung lũng Sơn Hào cho thấy hoạt động đánh bắt hải
sản phổ biến ở đây. Bên cạnh những di vật trong hố đào, một số chì lưới
nhiều cỡ khác nhau còn được thu lượm qua các mặt cắt làm đường, nơi xuất
lộ tầng văn hóa khá dày chứa nhiều mảnh vỏ nhuyễn thể. Những yếu tố này
góp phần xác định sự có mặt của một làng cổ ở đây (Pl 64-h2).
54
Ngoài ra còn phát hiện được 1 cốc rót kim loại trong tầng văn hóa thời
Trần, hố H5, kích thước nhỏ, có thể có liên quan đến nghề luyện kim ở khu
vực này.
2.2.5. Đồ kim loại
Đáng chú ý nhất trong đợt khai quật lần này là sự xuất lộ số lượng rất
lớn các di vật kim loại. Tổng số thu được 373 hiện vật (chiếm 1,3%) trong các
đợt khảo sát và khai quật năm 2016-2017. Gồm nhiều chất liệu: đồng, chì, sắt.
Đồ đồng: chủ yếu là tiền đồng, 28 đồng tiền phát hiện, trong đó 12 đồng
có thể đọc được chữ được, nguồn gốc Việt Nam và Trung Quốc. Tiền Việt
Nam có niên đại thời Trần “Nguyên Phong Thông Bảo” và thời Lê Trung
Hưng “Cảnh Hưng Thông Bảo”, “Cảnh Hưng Chí Bảo”, “Cảnh Hưng Cự
Bảo”. Tiền Trung Quốc xuất lộ khá sớm, chủ yếu là tiền thời Tống “Chính
Hòa Thông Bảo”, “Nguyên Hựu Thông Bảo”, “Thiệu Thánh Nguyên Bảo” và
1 đồng thời Thanh “Gia Khánh Thông Bảo”. Tiền có kích thước 2,5-2,9cm, ở
giữa có lỗ hình vuông (0,7x0,7cm), viền rộng 0,2-0,3cm, dày 0,1-0,15cm.
Ngoài ra phát hiện được 1 lưỡi câu tại hố 16SH.TS3, xuất lộ trong lớp văn
hóa thời Trần, kích thước rất nhỏ. Và một số loại hình đồ đồng khác như đinh,
dây đồng, mảnh đồng có hình đầu voi, đều bị oxi hoá thành màu xanh Pl 7; Pl
65-h1-6).
Đồ chì: 7 chì lưới, được phát hiện ở khu vực cấp nền 1, phía bắc bến
Cống Cái là chủ yếu. Có hai loại, hình dáng dài, là mảnh chì dẹt sau đó được
gập đôi nên tạo một rảnh dọc nhỏ để buộc lưới, kích thước: dài 5-6cm x rộng
0,9-1cm x dày 0,6-0,7cm. Hoặc hình chóp cụt, ở giữa đục lỗ tròn, đường kính
0,9-1,1cm, cao 0,8-0,9cm, đường kính lỗ 0,3cm. Làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_di_tich_ben_cong_cai_trong_he_thong_thuong_cang_van.pdf