Luận văn Di tích khảo cổ học Đại Trạch (Bắc Ninh)

Lời cảm ơn . 2

Cam Đoan . 3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT. 7

MỞ ĐẦU . 8

1. Tính cấp thiết của đề tài . 8

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài . 8

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 9

3.1. Mục đích nghiên cứu. 9

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10

4.1. Đối tượng nghiên cứu: . 10

4.2. Phạm vi nghiên cứu:. 10

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 10

5.1. Phương pháp luận . 10

5.2. Phương pháp nghiên cứu . 10

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 11

7. Cơ cấu của luận văn. 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU. 12

1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và môi trường di tích Đại Trạch . 12

1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu. 13

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 19

CHƯƠNG 2: DI TÍCH VÀ DI VẬT. 21

2.1. Cấu tạo tầng văn hóa . 21

2.1.1. Cấu tạo địa tầng các hố thám sát, khai quật. 21

2.1.2. Đặc điểm chung về địa tầng di tích Đại Trạch . 22

2.2. Di tích . 22

2.2.1. Di tích động vật, thực vật. 22

2.2.1.1 Di tích động vật . 22

2.2.1.2 Di tích thực vật . 24

2.2.2. Di tích mộ táng. 26

pdf93 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Di tích khảo cổ học Đại Trạch (Bắc Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm thấy được những bằng chứng về lò nấu kim loại được đắp ở di chỉ Đại Trạch, nhưng trong tầng văn hóa đã phát hiện được 8.853 42 cục/thỏi đất nung rắn chắc, mầu đỏ gạch, hoặc màu xám đen ám khói. Liệu có phải chúng là những mảng vỡ của lò nung? Đáng chú ý là việc tìm thấy nhiều mảnh nồi nấu - rót đồng bằng gốm ở trong tầng văn hóa Đại Trạch. Điều này chứng tỏ cư dân Đại Trạch đã nắm vững kỹ thuật luyện và đúc đồng, đúc bằng khuôn và đã có lò nung với nhiệt độ cao để đúc. - Các sản phẩm đúc đồng của người Đồng Đậu ở Đại Trạch chủ yếu là công cụ sản xuất, số ít là vũ khí. Chúng đều có kích thước nhỏ. 2.3.2.2. Di vật đồng thuộc văn hóa Đông Sơn A. Nhóm hiện vật phát hiện trong tầng văn hoá (ảnh 64) + Công cụ sản xuất - Rìu lưỡi xéo: 6 chiếc, được chia làm 2 loại. Loại 1: 4 chiếc. Rìu lưỡi xéo hình dao xén của thợ dày. Một bên lưỡi kéo dài hơn, đầu lưỡi bên này nhọn, cong hất lên một chút hoặc chúc xuống. Bên lưỡi kéo dài ít cao hơn đầu lưỡi bên kia, góc lưỡi rộng, rìa lưỡi hình cung, mặt cắt họng hình bầu dục. Có chiếc giữa phần họng và phần lưỡi có lỗ thủng hình tam giác. Rìu có kích thước nhỏ. Rìu (01.ĐT.F13:3) còn nguyên, có kích thước cao 5,5cm, rộng lưỡi 4,2cm (ảnh 51, bản vẽ 32). Loại 2: 2 chiếc còn nguyên vẹn. Rìu lưỡi xéo hình bàn chân. Lưỡi một bên kéo dài nhiều hơn, đầu lưỡi nhọn, hất lên. Bên lưỡi kéo dài ít hơn cong tròn hoặc gần vuông góc. Phần họng dài, mặt cắt họng hình bầu dục. Rìa lưỡi hình cung cong ít. Rìu này ở dạng trung gian giữa rìu hình bàn chân với rìu hình dao xén. Rìu (01.ĐT.F8:5) có kích thước cao 6,8cm, rộng lưỡi 7,2 cm (ảnh 52, bản vẽ 33). - Rìu lưỡi cân: 2 chiếc, được chia thành 2 loại. Loại 1: 1 chiếc (01.ĐT.F8:2). Rìu hình thang, lưỡi xòe đều sang hai bên, rìa lưỡi hình cung cong ít. Mặt cắt họng hình lục giác. Giữa thân rìu có một lỗ thủng nhỏ. Kích thước: cao 9cm, rộng họng 2,6cm - 5,6cm, rộng lưỡi 7cm (ảnh 49, bản vẽ 31). Loại 2: 1chiếc (01.ĐT.F8:9). Rìu gần hình thang, lưỡi xoè đều sang hai bên rộng hơn họng. Rìa lưỡi hình cung hất lên ở hai đầu. Một mặt rộng một mặt hẹp. Trên mặt hẹp ở phần họng có hoa văn băng răng lược ở trên, băng tam giác ở dưới, giữa thân có một lỗ thủng nhỏ. Mặt cắt họng hình thang. 43 Họng vỡ, trên rìu có dính vết vải. Rìu có kích thước: cao 6,5cm, rộng lưỡi 4,7cm (ảnh 50, bản vẽ 31). - Đục: 2 hiện vật, chia thành 2 loại. Loại 1: 1 chiếc (01.ĐT.F8:3), loại đục bằng, hình thang, rộng ở phần họng, hẹp ở lưỡi, giữa thân hơi thót vào, cong về một bên. Lưỡi bẹt, rìa lưỡi gần thẳng, mặt cắt họng hình lục giác. Dưới họng có một lỗ thủng nhỏ cả hai mặt. Còn nguyên, gỉ nhiều. Dài 9,5cm, rộng họng 1,2cmx2cm, rộng lưỡi 1,2cm (ảnh 69, bản vẽ 35). Loại 2: 1 chiếc, (01.ĐT.F8:4), loại đục vũm. Hình thang, rộng ở họng thu dần xuống dưới, mặt trên phần họng bằng, ở thân cho tới lưỡi lõm ở giữa, mặt dưới cong hình cung. Dưới họng trên phần mặt có một lỗ thủng nhỏ. Mặt cắt họng hình tròn, mặt cắt thân và lưỡi hình long máng. Còn nguyên. Dài 11,7cm, đường kính họng 1,7cm, rộng lưỡi 0,6cm (ảnh 36, bản vẽ 36). - Dùi: 2 chiếc (01.ĐT.F14:2), 2 chiếc dính chặt với nhau không tách được do bị gỉ. Giống như một que đồng tròn một đầu nhọn, mặt cắt ngang hình tròn. Dài còn lại 4,3cm và 3cm, đường kính 0,2cm (ảnh 54, bản vẽ 37). + Vũ khí - Giáo: 5 chiếc còn khá nguyên vẹn, chia thành 2 loại. Loại 1: 4 chiếc. Đây là những chiếc giáo có phần họng bằng khoảng 1/3 chiều dài cả giáo, sống giáo nổi cao, hai cánh dẹt, mặt cắt ngang là hình thoi cạnh lõm, mặt cắt họng hình tròn. Giáo (01.ĐT.F8:12) có dính vết vải trên lưỡi, còn nguyên vẹn, dài 18cm, đường kính họng 2,2cm (ảnh 58, bản vẽ 34). Loại 2: 1 chiếc. Giáo có phần họng bằng 2/3 chiều dài cả giáo, phần lưỡi bầu, mũi giáo không nhọn, hai bên sống phần lưỡi gần phần họng có hai lỗ thủng nhỏ. Sống lưỡi nổi cao. Mặt cắt lưỡi hình thoi, mặt cắt họng hình tròn. Giáo (01.ĐT.F8:7) còn khá nguyên vẹn, có kích thước: dài 14cm, đường kính họng 2cm (ảnh 59, bản vẽ 38). Ngoài 5 chiếc giáo nguyên vẹn được phân loại trên còn có 2 chiếc chỉ còn lại phần họng xin mô tả cụ thể dưới đây. Hiện vật (01.ĐT.F5:2) còn lại toàn bộ phần họng, họng dẹt, mặt cắt ngang hình bầu dục. Đây có thể là loại lao vì kích thước nhỏ. Hiện vật có kích thước dài 3cm, họng rộng 0,7cm - 1,2cm. 44 Hiện vật 01.ĐT.A1.L1-2:22, hiện vật này không nằm trong mộ nhưng tìm được trong ô bị xáo trộn, về hình dáng không khác gì hiện vật trên nên chúng tôi cho là đây là hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Rộng ở trên thu hẹp một chút ở dưới, mặt cắt ngang hình bầu dục. Kích thước: dài 3cm, rộng họng 1,2cm - 2cm. + Đồ trang sức - Vòng tay: 1 chiếc (01.ĐT.F5:1), vòng bị vỡ chỉ còn khoảng 1/3. Hình tròn, mặt cắt ngang hình tròn. Kích thước: đường kính 6,2cm, đường kính bản vòng 0,3cm (ảnh 79, bản vẽ 40). - Mảnh đồng: Trong 3 ngôi mộ đã thu được 29 mảnh đồng vỡ không kể những mảnh đồng dính chặt trên rìu đồng. Trong số những mảnh đồng này có hai mảnh có hoa văn. Mảnh (01.ĐT.F13: 8) trên một mặt có hoa văn đúc nổi, còn thấy một vòng văn răng lược và một vòng văn có những đường cong và đường thẳng, rất có thể đây là mảnh trống Đông Sơn (ảnh 62, bản vẽ 41). B. Nhóm hiện vật được Bảo tàng Bắc Ninh thu mua tại khu vực di chỉ Đại Trạch Trong quá trình khảo sát và khai quật di chỉ Đại Trạch, ngoài những di vật đồ đồng phát hiện được trong tầng văn hóa, cán bộ Bảo tàng Bắc Ninh đã thu mua được một số hiện hiện đồ đồng Đông Sơn do người dân thu lượm được trong quá trình canh tác trồng trọt tại khu vực di chỉ trước đó. Những hiện vật này được xếp gộp vào đồ đồng Đông Sơn ở Đại Trạch có 7 hiện vật, gồm các loại hình như sau (bảng 4): + Công cụ sản xuất - Rìu lưỡi xéo thuộc loại 1, mũi bị gẫy ở đầu nhưng có thể biết được là mũi chúc hoặc hơi hất lên một chút, gót cao, nhọn, mặt cắt hình bầu dục. Kích thước: dài 7cm, rông 8,4cm. - Rìu lưỡi cân thuộc loại 1, lưỡi xoè rộng sang hai bên, rìa lưỡi hình cung cong ít. Một mặt rìu rộng, một mặt hẹp. Mặt cắt họng hình thang. Giữa thân rìu có lỗ thủng nhỏ. Kích thước: dài 8,7cm, rộng 8. + Vũ khí - Tấm che ngực: hình vuông, ở bốn góc đều có lỗ thủng nhỏ. Ở giữa có hoa văn chữ X, giữa hình chữ X có hai vòng tròn chấm giữa, bên trong chữ X là hai hàng chấm nhỏ theo hình chữ X. Viền theo rìa cạnh của tấm che ngực là 45 hàng hoa văn vòng tròn chấm giữa bên trong hai đường chỉ chìm. Hiện vật có kích thước 16,6cm x 16,6cm, dày 1mm - 1,5mm. - Lao hình ngòi bút, đầu hình tam giác, thân hình chữ nhật, mặt cắt ngang hình chữ V. Kích thước lao: dài 9,6cm, rộng 2,8cm. + Đồ dùng sinh hoạt - Thạp: Miệng hơi bóp vào một chút, phần thân ngay dưới miệng rộng rồi thu dần lại ở phần dưới. Hai đôi quai hình mui thuyền ở phía dưới miệng. Hoa văn bố cục thành 4 nhóm. Hoa văn rất mờ, nhiều chỗ không rõ. Nhóm trên có 6 cặp đường chỉ song song, giữa cặp đường chỉ thứ 4 và thứ 5 là vòng hoa văn vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa. Nhóm giữa có 4 cặp đường chỉ song song, giữa cặp đường chỉ thứ 2 và 3 là vòng hoa văn vòng tròn kép có chấm giữa tiếp tuyến, tiếp tuyên là 3 đường chỉ. Nhóm dưới gồm 5 cặp đường chỉ song song, giữa cặp đường chỉ thứ 2 và 3 là vòng hoa văn vòng tròn tiếp tuyến giống như vòng trên. Thạp cao 19,2cm, đường kính miệng 19,6cm. + Đồ tùy táng - Trống minh khí, là trống Đông Sơn dáng lùn, lưng choãi giữa mặt trống có một quai hình chữ U, 4 quai đối xứng nhau nối giữa tang và lưng. Mặt trống có hoa văn các nhóm vạch gồm 3, 4 đường vạch kết hợp với nhau. Tang có một vòng hoa văn hình hạt gạo. Lưng có các băng trang trí dọc ở dưới 4 quai, gồm các đường chỉ dọc và băng đường vạch ngang song song. Phần tiếp giáp với chân trống có hai vòng hoa văn hình hạt gạo ngược nhau. Trống có kích thước: cao 6,5cm, đường kính mặt 6,7cm. + Nhạc khí - Chuông: phình cong và thu hẹp dần từ miệng tới đỉnh, quai hình bán nguyệt gắn ở đỉnh chuông. Mặt cắt ngang hình bầu dục. Chuông cao 14,5cm, rộng 10,6cm. * Nhận xét về kỹ thuật đúc đồng và những hiện vật đồng thuộc giai đoạn Đông Sơn ở Đại Trạch, tác giả có mấy nhận xét sau: - Đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, người thợ thủ công Đại Trạch đã làm chủ và rất thuần thục việc luyện đúc kim loại. Căn cứ vào độ chau chuốt, hoàn thiện của các sản phẩm đồ đồng giai đoạn này, có thể người thợ thủ công sử dụng các kỹ thuật đúc khác nhau như đúc bằng khuôn đá hoặc đất nung, đúc khuôn sáp. 46 - Các sản phẩm đúc đồng của người Đông Sơn ở Đại Trạch đã đa dạng hóa về chức năng như công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt và đồ trang sức. So với hiện vật đồ đồng giai đoạn Đồng Đậu, kích thước đồ đồng giai đoạn Đông Sơn đã to hơn nhiều như các loại thạp, chuông. 2.3.2.2. Di vật sắt thuộc văn hóa Đông Sơn Tại Đại Trạch, trong đợt khai quật năm 2013 phát hiện 1 hiện vật sắt duy nhất. Hiện vật có ký hiệu (13.ĐT.H1.OT). Hiện vật có màu nâu đỏ, bề mặt sần sùi và đang trong quá trình oxy hóa nặng. Quan sát cho thấy hiện vật có hình dáng của một lưỡi dao găm hơi cong với một đầu nhọn tù và một đầu loe cắt thẳng. Hiện vật có kích thước: dài 8,4cm, rộng 3,2cm, dày 1,5cm và có một lớp patin màu nâu đỏ dày bám xung quanh [49: tr.140 - 141]. 2.3.3. Di vật xương. - Bùa đeo: 1 hiện vật còn nguyên (01.ĐT.B4.L1-6:123) là một chiếc răng nanh chó hình dấu phẩy, đầu chân răng mài bằng có một lỗ khoan tròn. Phần chân răng màu nâu, phần thân răng màu trắng ngà, bóng nhẵn. Kích thước: dài 3,7cm, rộng 0,7cm. - Răng nanh để chế tác làm bùa đeo (?): 2 chiếc được xếp vào cùng 1 loại. Đây là những chiếc răng nanh chó gần giống chiếc bùa đeo nói trên về kích thước. Hình dấu phẩy, phần đầu chân răng màu nâu, phần chân răng màu trắng, răng trắng bóng. Hiện vật (01.ĐT.B5.L1-2) còn nguyên, kích thước: dài 3cm, rộng 0,6cm. 2.3.4. Đồ gốm Trong tầng văn hóa, đồ gốm tìm thấy với khối lượng lớn. Tại di chỉ Đại Trạch, qua các đợt khảo sát và khai quật đã phát hiện 115.670 hiện vật, trong đó có 3.178 hiện vật gốm nguyên, 103.639 mảnh gốm và 8.853 mảnh đất nung. Căn cứ vào đồ gốm nguyên và mảnh gốm, tác giả nghiên cứu gốm Đại Trạch trên một số khía cạnh sau: 2.3.4.1 Chất liệu Đồ gốm Đại Trạch được chế tạo bằng loại đất thịt nhẹ, pha cát; một số ít được chế tạo bằng loại đất sét thô có pha nhiều tạp chất thực vật, do đó xương gốm thường có màu đen tro, gốm rất mủn, dễ vỡ. Nguồn đất sét nguyên liệu để làm gốm có thể được khai thác tại chỗ. Mặt ngoài của một số đồ gốm được xoa thêm một lớp đất sét mịn, nên có màu đỏ nhạt, loại gốm này ít hơn loại 47 gốm để mộc. Do đa số các mảnh gốm ở đây đã bị vỡ nát, các cạnh đã bị mòn nên rất ít mảnh gốm có thể lắp ghép được. Những mảnh gốm ở các lớp trên, có màu trắng vàng nhạt, xương gốm cứng và chắc hơn gốm ở các lớp dưới. 2.3.4.2. Kỹ thuật tạo gốm Đồ gốm ở Đại Trạch đa số bị vỡ nát, chỉ còn lại rất ít hiện vật nguyên/gần nguyên. Tuy nhiên, căn cứ vào chất liệu, kiểu dáng của các hiện vật gốm, chúng ta có thể biết được cách chế tác hay là kỹ thuật tạo hình gốm ở đây. Chúng tôi cho rằng, đồ gốm tiền - sơ sử ở Đại Trạch phần lớn có thể được chế tác bằng bàn xoay, người xoay, dấu vết của bàn xoay còn để lại rất rõ trên miệng và chân đế của đồ gốm. Gốm được tạo hình khá đẹp, cân xứng, thành gốm khá mỏng và đều đặn. Một số loại đồ gốm khả năng được tạo hình bằng bàn xoay kết hợp với tu sửa bằng tay nên xương gốm rất mỏng, vết gia công thường ở phần đáy và nửa thân phía dưới. Cùng với việc chế tạo bằng bàn xoay, có một số đồ gốm được nặn bằng tay như các loại chạc gốm, các thỏi đất nung, các loại bi gốm và tượng động vật, chì lưới, dọi xe chỉ Những loại đồ gốm nặn bằng tay này thường có kích thước nhỏ và hình dáng khá đa dạng. 2.3.4.2. Về kỹ thuật tạo hoa văn Đồ gốm Đồng Đậu ở di chỉ Đại Trạch được tạo ra bằng cách sử dụng các loại dụng cụ và và kỹ thuật khác nhau như đập, lăn, khắc vạch, in, chải. Gốm giai đoạn Đồng Đậu ở Đại Trạch dường như như không còn kỹ thuật miết láng như gốm giai đoạn Phùng Nguyên. Nhiều đồ án hoa văn phức tạp có sự kết hợp của nhiều loại kỹ thuật. - Kỹ thuật đập, lăn Kỹ thuật này sử dụng bàn đập để tạo ra các loại hoa văn gốm được xem là kỹ thuật phổ biến trong thời tiền sử. Bằng các bàn đập khác nhau, người xưa tạo ra các loại văn thừng, văn in ô vuông, văn in hình nan chiếu. - Kỹ thuật chải Người Đại Trạch sử dụng những dụng cụ có nhiều răng nhọn như lược gốm bằng tre, hay lược gỗ chải lên bề mặt đồ gốm, tạo ra các đường chải dọc 48 phần thân, hoặc bằng các đường chỉ chìm bên trong miệng, bên ngoài thành miệng, quanh chân đế hay thân. - Kỹ thuật khắc vạch Người Đại Trạch sử dụng cụ bằng tre hoặc gỗ có một hoặc nhiều đầu nhọn để tạo ra loại văn khắc vạch. Loại hoa văn khuông nhạc được tạo ra bằng cách sử dung loại bút có nhiều răng nhọn. - Kỹ thuật in Thủ pháp kỹ thuật này tạo ra các loại văn như văn in chấm, văn in hình tròn, văn in dấu dấu đan. 2.3.4.3. Các loại hình hoa văn Kết hợp giữa loại hình hoa văn kỹ thuật và hoa văn trang trí, tác giả chia hoa văn đồ gốm ở Đại Trạch gồm những loại hình sau (bảng 18): + Văn thừng Văn thừng trên gốm Đồng Đậu: Phần lớn là văn thừng có kích thước trung bình. Văn thừng mịn nét thừng sâu rõ ràng. Có loại văn thừng thô, nét in rất sâu, vết vặn thừng dày, có lẽ kiểu văn thừng này là vặn thừng kép, tức là có hai dây thừng bện vào nhau cuốn trên bàn đập. Các loại văn thừng song song hoặc cắt nhau thành ô trám nhỏ, có một số mảnh văn thừng cắt nhau thành hình trám lồng. Văn thừng trên gốm Đông Sơn: Trước hết phải nói rằng trên gốm Đông Sơn chỉ có loại văn thừng, không có loại văn khắc vạch. Văn thừng cỡ trung bình chiếm tuyệt đối, không có loại văn thừng mịn. Loại văn thừng nhăn tổ ong có rất ít, hầu như không đáng kể, đây cũng là một đặc điểm khác với những địa điểm Đông Sơn khác ở vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên loại gốm Đông Sơn ở khu vực đào liên quan đến những hiện tượng chôn cất mộ táng của người Đông Sơn, do vậy, sự khác biệt này không phản ánh đồ gốm Đông Sơn ở những di chỉ cư trú (ảnh 100). + Văn in ô vuông Loại hoa văn này chỉ có 146 mảnh, xuất hiện ngay từ lớp sớm nhất, nhưng số lượng không đáng kể cho đến lớp LI-5, tăng đột xuất ở lớp LI-4, nhiều nhất ở lớp LI-2 (ảnh 97). + Văn đan 49 Văn đan chỉ thấy trên mảnh đáy bằng. Tất cả đều là kiểu đan lóng hai, rõ ràng và đẹp (bản dập 23,24,25 (hình 3,4). + Văn khắc vạch bằng que nhọn Hoa văn được vẽ bằng que có đầu nhọn tạo để tạo ra những đường vạch thẳng, vạch xiên, những đường cong. Trong nhóm hoa văn này bao gồm cả những hoa văn chấm dải và hoa văn chấm tròn cuống rạ. Loại hoa văn chấm dải có thể được vẽ bằng những que có đầu nhọn nhỏ để chấm nên những chấm nhỏ xít nhau. Tuy nhiên, cũng không loại trừ những hoa văn chấm dải được tạo bằng cách in của một loại dụng cụ có nhiều răng nhỏ như răng lược, nhưng chắc chắn không phải được vẽ như kiểu dùng bút có nhiều răng. Loại hoa văn chấm tròn cuống rạ không phải được vẽ bằng que nhọn mà được in bằng một loại dụng cụ có đầu tròn và rỗng ở giữa như cuống rạ hoặc ống tre nhỏ. Hoa văn khắc vạch bằng que nhọn được trang trí ở phần trên của đồ gốm, từ cổ cho tới vai (ảnh 98). Trong loại hoa văn khắc vạch bằng que nhọn, mô típ đơn giản nhất là những đường xiên song song kết hợp với đường đắp nổi thành gờ ngăn cách giữa hai hàng vạch xiên. Mô típ thường gặp nhất là các vạch xiên cắt nhau thành hình ô trám to nhỏ, nông sâu khác nhau, có khi kết hợp với những đường chỉ chìm giới hạn ở phía trên hoặc phía dưới, loại hoa văn này còn trang trí cả trên đồ gốm có vai gẫy thành gờ. Những mô típ phức tạp và ít gặp hơn là các vạch xiên sắp xếp thành hình xương cá, đường zíc zắc. Ngoài ra, cũng có những mô típ chưa gặp được những bố cục hoàn chỉnh nào như những đường khắc vạch hình vòng cung bên trong có những vạch xiên song song, bên ngoài những hình vòng cung này để trơn, đây cũng là cách gây hiệu quả thẩm mỹ. + Hoa văn chấm dải Nhiều nhất là những mô típ những khung được giới hạn bằng những đường cong bên trong có chấm dải kết hợp với những khung để trơn, mô típ này nhắc lại kiểu trang trí chấm dải miết láng của đồ gốm Phùng Nguyên, nhưng nét thô, to, không được mềm mại tỷ mỷ như của Phùng Nguyên. Trong số những mảnh gốm có kiểu trang trí này có hai mảnh trong khung chấm dải và đường cong giới hạn khung có phủ một lớp màu trắng như vôi. Thứ hai là mô típ những khung chấm dải kết hợp với mô típ khắc vạch cắt nhau thành hình ô trám. Những mô típ ít gặp hơn là chấm dải thành 50 những hàng xiên song song kết hợp phía trên và phía dưới đường gờ nổi. Trên vai gãy có hoa văn chấm dải kết hợp với văn khắc vạch cắt nhau thành hình ô trám. + Hoa văn chấm cuống rạ: Những vòng tròn cuống rạ được in cách đều nhau thành hàng, thành băng riêng biệt kết hợp với những băng khắc vạch những đường xiên song song, những đường xiên cắt nhau, những đường gấp khúc hoặc kết hợp với những mô típ sóng nước, mô típ xoắn ốc được vẽ bằng que nhiều răng. + Văn khắc vạch bằng que nhiều răng: Hoa văn được vẽ bằng que có nhiều răng như kiểu bút kẻ khuông nhạc, ít nhất là có 2 răng, thông thường có 4, 5 răng, có khi tới 8 răng. Hoa văn khắc vạch bằng que nhiều răng là đặc trưng cho phong cách trang trí của đồ gốm giai đoạn văn hóa Đồng Đậu. + Hoa văn vẽ bằng que nhiều răng: Tạo thành các đường khuông nhạc, tức là những đường thẳng không uốn khúc. Các đường khuông nhạc cắt nhau hoặc gấp khúc, có khi song song với nhau. Nhiều khi các mô típ đường khuông nhạc được kết hợp với hoa văn sóng nước, mô típ đường khuông nhạc gấp khúc thường kết hợp với đường sóng nước ở phía trên hoặc dưới, mô típ đường khuông nhạc song song thường có các đường sóng nước cắt ngang và giới hạn ở trên. + Hoa văn sóng thưa: Chỉ gồm 1, 2 làn sóng, mỗi làn sóng gồm 2, 5 đường sóng uốn nhẹ nhàng, đơn giản được trang trí ở phần cổ đồ gốm, ở thân có văn thừng. Đường sóng chạy ngang, có khi lộn xộn, được vẽ bằng que có 2 - 5 răng, uốn lượn ít, nét không được sắc, có chỗ rất mờ, một số mảnh đường sóng đè lên văn thừng. + Hoa văn sóng dày: Gồm nhiều làn sóng chạy quanh thân đồ gốm, phần lớn trang trí được giới hạn ở phần cổ, một số lan rộng xuống cả phần thân, thân đồ gốm có văn thừng. Loại này có cái tương đối giống với loại trên, đường sóng uốn nhẹ nhàng, nhưng khác với loại trên là đường sóng dày, làm thành cả mảng trên phần trên của đồ gốm, đường sóng uốn lượn nhiều hơn, nét sâu hơn. + Hoa văn sóng chạy theo đường gấp khúc: Được trang trí ở trên và dưới cổ đồ gốm. Một làn sóng vẽ bằng que 3 hoặc 5 răng có khi tới 8 răng, làn sóng chạy theo đường gấp khúc trong một băng giới hạn bằng đường khuông nhạc. 51 + Hoa văn sóng uốn khúc hình chữ S đơn giản: Thực ra chỉ có một số mô típ giống chữ S, một số mô típ gần giống hình chữ S. Loại chữ S đơn giản được vẽ bằng que có 3 răng, ít khi có 4 răng, thông thường nét vẽ rất nông nên mờ. Một số mô típ còn nhận biết được trang trí trên phần cổ của đồ gốm. Một số mô típ còn được kết hợp với các đường khuông nhạc tạo thành băng, nhiều mô típ không biết hình dáng hoàn chỉnh của mô típ (ảnh 99). + Hoa văn sóng uốn khúc hình chữ S phức tạp: Chữ S được vẽ bằng bút có nhiều răng, nét vẽ sâu, rõ nét. Nhiều nhất là mô típ những hàng chữ S nối liền nhau kết hợp với những hoa văn sóng nước hoặc văn khuông nhạc tạo thành các băng chạy ngang. Đẹp nhất là những mô típ chữ S có đầu xoắn ốc, có những mô típ chữ S đứng, có mô típ chữ S nằm, rất nhiều mô típ chỉ còn lại phần đầu xoắn chúng tôi tạm xếp chúng vào loại hoa văn này (ảnh 107). + Hoa văn sóng cuộn hình số 8: Phần lớn hoa văn này được vẽ bằng bút nhiều răng, 4 - 6 răng, số ít có 2 răng. Hai hàng văn sóng cuộn lấy nhau tạo thành hình số 8 liền nhau, có khi là hai hàng số 8 song song. Văn sóng cuộn hình số 8 thường kết hợp với văn sóng uốn khúc. * Nhận xét chung về hoa văn Nhìn chung tỷ lệ hoa văn khắc vạch bằng que nhọn rất ít so với số hoa văn khắc vạch bằng que nhiều răng. Lối trang trí hoa văn khắc vạch bằng que nhọn cũng như những mô típ hình ô trám rất phổ biến trong văn hóa Gò Mun, điều này cho thấy ở di chỉ Đại Trạch đã bắt đầu có sự chuyển biến. Đối với loại hoa văn khắc vạch chấm dải chúng ta thấy có điểm gì đó phảng phất của những mô típ trang trí trên gốm Phùng Nguyên ở những mô típ những đường uốn lượn bên trong phủ đầy chấm dải, tuy nhiên, nét vẽ thô, đường uốn cứng và đặc biệt là những chấm dải to, thô. Điều này cho thấy đây là một sự trở lại với truyền thống cũ ở giai đoạn cuối của văn hóa Đồng Đậu. Loại hoa văn vẽ bằng que nhiều răng rất đặc trưng cho cách trang trí của đồ gốm giai đoạn văn Đồng Đậu đã được chứng thực rõ ràng ở di chỉ Đại Trạch. Với việc theo dõi diễn biến của các mô típ hoa văn theo địa tầng, chúng tôi nhận thấy rằng loại hoa văn phổ biến nhất trong tất cả các lớp là hoa văn sóng thưa và sóng dày, đây cũng là hoa văn chiếm số lượng áp đảo, tiêu biểu cho văn hóa Đồng Đậu. Những hoa văn đẹp và phức tạp hơn bao giờ cũng ít như loại hoa văn sóng uốn hình số 8, sóng uốn hình chữ S phức tạp, những mô típ này lại có nhiều ở lớp dưới. 52 2.3.4.4. Loại hình đồ gốm A. Hiện vật còn nguyên hoặc gần nguyên Tại Đại Trạch, đã phát hiện được 3.178 hiện vật hiện vật nguyên, gần nguyên (Bảng 5). Các loại gốm nguyên hoặc gần nguyên dạng gồm: + Dọi xe sợi: 2 hiện vật, được chia làm 2 loại. Loại 1 (01.ĐT.C5.L2-1:146 ) hình bánh xe, hai mặt bằng, phình ở giữa gần thành gờ, giữa mặt có lỗ xuyên dọc thân. Trên hai mặt và có hoa văn những chấm lõm xít nhau thành các vòng tròn quanh mặt và thân, màu đen xám. Hiện vật bị vỡ còn khoảng ½, có kích thước đường kính 2,4cm, cao 1cm (ảnh 85, bản vẽ 51). Loại 2: Hình bánh xe, hai mặt tròn ở giữa hơi cao một chút, có lỗ xuyên thủng cả hai mặt, màu đen. Hiện vật 01.ĐT.B1.L2-1:144 còn nguyên, có kích thước đường kính 2,9cm, cao 0,6cm (ảnh 86, bản vẽ 54). + Bàn xoa gốm: 13 hiện vật. Hình nấm, giữa thân thắt lại, hai đầu phình tròn, một đầu to, một đầu nhỏ, mặt đầu to bằng, mặt đầu nhỏ tròn. Màu trắng hơi hồng, màu xám (ảnh 87, 43, 42). + Bi gốm: 115 hiện vật. Được nặn bằng tay, không đều nhau, có viên tròn, có viên không được tròn. Viên lớn có đường kính 2,3cm, viên trung bình có đường kính 1,5cm, viên nhỏ có đường kính 1cm, có viên chỉ có 0,8cm (ảnh 88, bản vẽ 48). + Đồ gốm không rõ công dụng: 92 hiện vật. Hiện vật là một khối trụ, một đầu loe nhiều, một đầu loe ít, thân đặc. Đầu loe nhiều bằng, có lẽ là đế, trên mặt bị bong lớp áo ngoài. Đầu loe ít lõm ở giữa. Trên hiện vật còn để lại vết ngón tay do chưa xoa hết. Màu xám, đất sét pha nhiều tạp chất. Kích thước: cao 9,5cm, đường kính 5,5cm - 8cm. Cũng có khả năng là một dạng của chân chạc? + Nồi con: 1 hiện vật (01.ĐT.D5.L1- 4:74), miệng loe xiên ra ngoài, mép xiên xuống phía ngoài, có một phần cổ thẳng, thân phình ở giữa, đáy bằng. Cổ và miệng màu trắng xám, thân và đáy màu đen, không có áo gốm. Hiện vật bị vỡ một phần, đáy thủng một miếng, có kích thước cao 4,8cm, miệng rộng 7cm (ảnh 93, bản vẽ 44). 53 + Bàn đập: 1 hiện vật. Hai đầu loe tròn, thân giữa thắt vào thành rãnh, hai đầu có mặt hơi phồng, nhẵn, một đầu to, một đầu nhỏ. Đất sét pha rất ít cát. Mặt ngoài màu vàng hơi hồng thành một lớp mỏng, xương màu nâu. Hiện vật (01.ĐT.B3L1-2.20) bị vỡ còn một nửa, có kích thước cao 4,6cm. + Hiện vật hình chày: 1 hiện vật. Hình chày, giữa thân thắt lại, hai đầu phình tròn, một đầu to, một đầu nhỏ, mặt đầu to bằng, mặt đầu nhỏ tròn. Màu trắng hơi hồng. Hiện vật (01.ĐT.D5.L1-5:190) còn nguyên, kích thước: cao 3,5cm (ảnh 95). + Chì lưới: 3 hiện vật, được chia thành 2 loại Loại 1: 2 hiện vật. Chì lưới được làm từ đất nung, màu xám trắng lẫn xám đen. Hiện vật có dạng gần hình bầu dục, còn nguyên trạng, hai đầu của chì lưới được đục lỗ nhỏ để buộc dây lưới. Hiện vật (13.ĐT.H1.L2:17) có kích thước: dài 2,7cm, rộng 1,7cm, dày 1,1cm (ảnh 96). Loại 2: 1 hiện vật. Chì lưới được làm từ đất nung, màu nâu đỏ. Hiện vật có hình dạng không xác định, còn nguyên trạng, hai đầu của chì lưới và giữa thân (chạy dọc theo chiều dài của hiện vật) được tạo các rãnh để buộc dây lưới. Hiện vật (13.ĐT.H1.L4:27) có kích thước: dài 2,6cm, rộng 1,6cm, dày 1,3cm (ảnh 81). + Mảnh gốm ghè: 3 hiện vật được chia làm 2 loại. Loại 1: 2 hiện vật. Mảnh gốm được ghè tròn như hình đồng xu, một mặt có văn thừng, là mặt ngoài của một đồ gốm vỡ. Màu trắng ngà hơi vàng. Hiện vật (01.ĐT.B2L2-1.207) còn nguyên, có kích thước đường kính 2,8cm, dày 0,4cm (ảnh 82). Loại 2: 1 hiện vật. Mảnh gốm được ghè giống hình tim, hơi cong khum, màu trắng bạc hơi xám. Một đầu lõm xuống do được khoan, một đầu ghè nhọn, vết ghè không chuẩn nên đầu nhọn không ở chính giữa. Kích thước: cao 2,5cm, rộng 4cm, dày 0,6cm. - Chân chạc: 2.564 mảnh. Trong đó: 1.037 mảnh chân chạc còn phầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_di_tich_khao_co_hoc_dai_trach_bac_ninh.pdf
Tài liệu liên quan