LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN.iii
MỤC LỤC. 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU. 5
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4
2.1. Mục đích nghiên cứu . 4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
3. Lịch sử đề tài nghiên cứu. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu . 6
5. Phương pháp nghiên cứu. 7
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu. 7
5.2. Phương pháp quan sát. 7
5.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi . 8
5.4.Phương pháp phỏng vấn. 8
6. Đóng góp của luận văn. 9
7. Bố cục luận văn. 9
CHƯƠNG I. 10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH . 10
1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của du lịch . 10
1.1.1. Khái niệm du lịch. 10
1.1.2. Phân loại du lịch. 12
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Di tích Lịch sử - Văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Cơ sở lưu trú Buồng lưu trú TPHCM và Việt Nam giai đoạn
2005-2008
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2012 [26]).
Để phục vụ được lượng khách du lịch đông đảo, các doanh nghiệp Thành
phố đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở lưu trú.
Số liệu thống kê cho thấy số cơ sở lưu trú và số buồng lưu trú của
TPHCM luôn dẫn đầu cả nước và lớn hơn 45% so với Hà nội (Hà Nội là
thành phố có năng lực lưu trú đứng nhì cả nước) [26].
Để thỏa mãn nhu cầu lưu trú của mọi loại khách, các doanh nghiệp
Thành phố đã xây dựng hệ thống khách sạn từ 1 đến 5 sao nhiều nhất nước.
Bảng 2.2. Khách sạn của TPHCM và cả nước năm 2008
Hạng khách sạn
Số khách sạn Số buồng khách sạn
Cả nước TPHCM
Hà
Nội
Cả
nước
TPHCM
Hà
Nội
Khách sạn 5 sao 31 13 9 8.196 3.972 2.829
Khách sạn 4 sao 90 8 6 10.950 1.260 113
Khách sạn 3 sao 175 32 21 12.524 2.466 1.782
Số khách sạn từ 3 đến 296 53 36 31.670 7.698 4.724
Năm
Cơ sở lưu trú Buồng lưu trú của cả nước
Cả nước TPHCM Hà Nội Cả nước TPHCM Hà Nội
2005 7.603 641 352 150.105 18.323 10.281
2006 8.516 641 352 150.105 18.323 10.281
2007 9.633 980 643 189.436 25.000 13.392
2008 10.638 1.350 779 205.979 32.500 17.360
40
5 sao
Số khách sạn 1 đến 2
sao và chưa xếp hạng
10.104 935 176 175.344 17.353 4.128
Tổng số 10.400 988 212 207.014 25.051 8.852
(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2012; &Tổng cục Du lịch 2011)
Theo như bảng số liệu ở trên, Tp. HCM có số lượng khách sạn và số
buồng cao hơn hẳn so với Hà Nội và các địa phương khác, mặc dù tổng số
lượng khách đến TPHCM đứng sau Hà Nội [26]. Riêng số lượng khách sạn 5
sao, Tp. HCM chiếm gần 50% của cả nước. Số lượng các khách sạn từ 1 đến
2 sao và chưa xếp hạng cũng Tp. HCM cao hơn gần gấp 9 lần so với Hà Nội.
Các khách sạn lớn như Renaissance Riverside, Ommi, Legend, Sofitel
Plaza, Saigon Prince, New World, Sheraton, Hyatt Park đều có hệ thống đặt
phòng toàn cầu, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ phong phú, đa dạng, có khả
năng tổ chức những hội nghị, hội thảo lớn [26].
2.1.3.2. Hệ thống giao thông vận tải
Giao thông vận tải là yếu tố thuộc về cơ sở hạng tầng không những giữ vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư mà còn trong phát triển du
lịch. Giao thông vận tải phát triển đem lại sự tiện lợi và an toàn cho du khác
cũng là một trong nhiều lý do quan trọng quyết định sự lựa chọn điểm đến của
du khách. So với các địa phương trong cả nước, Tp. HCM có nhiều ưu thế về
giao thông trên nhiều loại hình: hàng không, đường sắt, đường thuỷ và đường
bộ.
- Về giao thông đường không, Thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga. Hệ
thống cơ sở vật chất của sân bay tuy đã được từng bước hiện đại hóa. Kế
41
hoạch xây dựng sân bay quốc tế Long Thành nếu được hoàn thành sẽ tạo ra
điều kiện thuật lợi hơn cho giao thông hàng không, có thể nâng cao chất
lượng giao thông hàng không, cụ thể là chất lượng phục vụ ở các cảng hàng
không. Điều này có thể giúp thu hút du khách đến Việt Nam nhiều hơn.
- Về giao thông đường sắt, Thành phố có hệ thống đường sắt kết nối giao
thông từ Nam ra Bắc. Trong Thành phố có hai nhà ga chính là Sóng Thần, Sài
Gòn và một số nhà ga nhỏ như Thủ Đức, Bình Triệu. Hiện tại, giao thông
đường sắt TPHCM chỉ chuyên chở khoảng 0,6% khối lượng hành khách [26].
- Về giao thông đường bộ, Thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được
phân bố ở các cửa ngõ ra vào. Hiện nay, doanh thu vận chuyển hành khách
bằng đường bộ đang chiếm 99% lượng khách vận chuyển của các phương tiện
[26].
- Ngoài ra hệ thống đường bộ của Thành phố có nhiều cải tiến trong những
năm gần đây phục vụ cho sự đi lại của khách bộ hành cũng góp phần phục vụ
khách du lịch.
2.1.3.3. Ẩm thực
Về ẩm thực, Tp. HCM sở hữu những giá trị ẩm thực đa dạng và hấp dẫn.
Do đây là một thành phố phát triển trong cả nước, gắn với các quá trình di cư
từ các địa phương trong cả nước cũng như từ các nước trên thế giới. Chính
những dòng di dân này đã tạo ra sự đa dạng và đặc sắc về ẩm thực của Tp.
HCM.
- Ẩm thực tại Tp. HCM thể hiện sự đang dạng phong phú của văn hoá cả
nước. Với các dòng di cư từ các khu vực trên cả nước, các đặc điểm ẩm thực
của các tỉnh, các vùng trong cả nước. Có thể nói ẩm thực của Tp. HCM mang
những nét văn hóa của cả ba miền Bắc, Trung và Nam [48]. Có thể tìm thấy
những nhà hàng với các món ăn Huế, Hà Nội, Bình Định, Quận 8, và Cà Mau,
Đồng Tháp và các tỉnh khác trong cả nước. Tại Tp. HCM, người ở từng vùng
42
quê có thể tìm thấy những món ăn chính gốc của quê mình như phở khô Gia
Lai.
- Do quá trình nhập cư và giao thương giữa các quốc gia mà món ăn tại
Tp. HCM chịu ảnh hưởng của một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung
Quốc và Pháp [48]. Hiện nay ở Tp. HCM có những khu người Hoa với sức
hút rất lớn về ẩm thực. Nhiều nhà Hàng phong cách Pháp và Ấn Độ cũng tồn
tại và phát triển mạnh mẽ.
- Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng càng làm phong phú thêm hệ
thống ẩm thực của Tp. HCM. Những năm gần đây, ở Thành phố xuất hiện các
cửa hàng Hàn Quốc, Nhật Bản, và Thái Lan. Đặc biệt một số nhà hàng mang
phong cách của một số quốc gia ít phổ biến cũng xuất hiện để phục vụ cho
một bộ nhỏ du khách nước ngoài da màu. Tóm lại, trong hệ thống các món ăn
tại Tp. HCM tồn tại bốn loại chính: món ăn thuần Việt ; món ăn ảnh hưởng
của văn hóa ẩm thực Trung Quốc; món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực
Pháp, món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ, các nước Đông Nam Á
cũng như một số nước Châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật [48].
Có thể lý dài điều này thông qua quá trình hội nhập và các dòng di cư.
Cũng có thể thông qua tính thị trường của Thành phố. Đây là một Thành phố
năng động và có sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cho nên
khả năng phản ứng với nhu cầu của khách hàng rất nhanh chóng. Chính vì
vậy mà Thành phố năng động hơn so với nhiều nơi trong việc tiếp cận và
phục vụ các món ăn du nhập từ các nước trên thế giới ngay cả khi chỉ để phục
vụ một nhóm khách hàng không lớn và hết sức đặc thù.
Quận 8 nỗi bật với các món ăn mang đậm hương vị của các nhóm người
Hoa. Với các cửa hàng thức ăn bình dân là chủ yếu, phù hợp cho khách du
lịch ‘bụi’ hoặc khám phá. Tuy nhiên, do nằm trong Tp. HCM nên Quận 8 có
thể tận dụng khai thác được những nhà hàng sang trọng, đa dạng về ẩm thực
43
của các khu vực lân cận như Quận 5, Quận 1, Quận 10. Nói cách khác, du
khách có thể tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hoá của Quận 8 nhưng
hoàn toàn có thể thưởng thức ẩm thực hấp dẫn tại các quận lân cận với
khoảng cách đi lại không quá dài.
Tuy nhiên về mặt lâu dài, Quận 8 cũng phải cạnh tranh với các Quận
khác trong việc níu giữ khách du lịch. Do không thưởng thức dịch vụ ẩm thực
tại Quận 8 nên thời gian dừng chân của du khách ở Quận không dài. Chính
điều này đã hạn chế khả năng chi tiêu của khách du lịch trên địa bàn Quận 8.
Người dân, do đó, không được hưởng lợi ích nhiều từ hoạt động du lịch của
Quận, nên người dân ít tham gia vào quá trình phát triển du lịch của Quận một
cách tích cực và chủ động. Trên thực tế, họ còn không quan tâm đến vấn đề
phát triển du lịch của địa phương.
Để thấy được sức hấp hẫn của các dịch vụ bổ trợ ở Quận 8, chúng tôi đã
khảo sát một số khách du lịch và có kết quả như sau:
Bảng 2.3. Nơi sử dụng dịch vụ ẩm thực của du khách
Ông/bà thưởng thức các dịch vụ bổ trợ gồm: ăn
uống, lưu trú ở địa bàn Quận 8 hay ngoài địa bàn
Quận 8
Trong Q.8 Ngoài Q.8
12.8% 87.2%
Nguồn: Tác giả khảo sát
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn khách du lịch sử dụng dịch vụ ăn
uống và lưu trú ngoài Quận 8 với 87.2%. Trong khi đó chỉ có 12.8% có sử
dụng dịch vụ trên địa bàn Quận 8. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, phần lớn
những người sử dụng dịch vụ trên địa bàn Quận 8 đều là khách du lịch bình
dân, hoặc họ thích thưởng thức những món ăn dân dã của người Hoa. Còn lại
thích lưu trú ở các Quận trung tâm để có thể đi tham quan được nhiều khu vực
khác trong thành phố.
44
Đề tài tiếp tục khảo sát 12.8% những người lưu trú về chất lượng dịch vụ
bổ trợ ở đây theo 4 mức: rất không hài lòng, không hài lòng, hài lòng và rất
hài lòng.
Bảng 2.4. Sự hài lòng về thức ăn, lưu trú và giao thông của du khách
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Về thức ăn 0% 16% 36% 48%
Lưu trú 20% 52% 24% 4%
Giao thông 32% 48% 20% 0%
Nguồn: Khảo sát của đề tài
Trong ba dịch vụ phụ trợ, dịch vụ ăn uống được đánh giá cao hơn so với
hai dịch vụ còn lại. Với đa phần (khoảng 84%) hài lòng và rất hài lòng với
thực phẩm ở khu vực Quận 8. Vấn đề giao thông nhận được sự chê trách
nhiều nhất của du khách. Có tới 80% du khách không hài lòng về chất lượng
đường giao thông ở Quận 8. Vấn đề lưu trú cũng ít nhận được sự đánh giá cao
từ du khách. Vấn đề vệ sinh, an ninh ở các chỗ cư trú ở Quận 8 chưa làm hài
lòng du khách.
2.1.4. Tình hình hoạt động các đơn vị kinh doanh du lịch
Các đơn vị kinh doanh du lịch giữ vai trò kết nối giữa điểm du lịch và du
khách, vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Theo số liệu thu
được cho thấy Tp. HCM là nơi có nhiều đơn vị kinh doanh du lịch so với các
tỉnh thành trong cả nước. Năm 2001, toàn Thành phố có 187 doanh nghiệp lữ
hành đăng ký hoạt động thì đến năm 2010 đã tăng thêm thành 655 doanh
nghiệp [26]. Trong gần 10 năm, số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng gần
30 lần. Trung bình mỗi năm tăng 3 lần. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh
mẽ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng như sự phản ứng nhanh nhạy của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
45
Điều đáng quan tâm là trong số các đơn vị lữ hành du lịch, đơn vị kinh
doanh quốc tế chiếm tới gần một nửa (với 337 doanh nghiệp, chiếm 42,1% so
với cả nước [26]). Số liệu này cho thấy rằng nhu cầu du lịch đến các nước và
từ các nước đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Cụ thể là lượng khách quốc
tế đến Thành phố hàng năm lên tới trên 60% lượng khách đến Việt Nam [26].
Điều này đặt ra nhiều thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch gắn với khai
thác di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8. Ngành du lịch Quận 8 có thể khai
thác sức mạnh của các doanh nghiệp nội địa và quốc tế để đưa du khách tới
tham quan các di tích lịch sử - văn hoá của Quận bằng những tour đặc sắc và
thu hút.
Tuy nhiên vấn đề quan trọng không phải ở số lượng mà ở hiệu quả hoạt
động của các đơn vị kinh doanh lữ hành, và mức độ gắn kết của họ với chính
quyền địa phương trong phát triển du lịch.
Cuộc phỏng vấn với đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8 cho
thấy các doanh nghiệp lữ hành thường chỉ quan tâm đến những hoạt động sinh
lời. Điều đáng nói là họ chú ý đến vấn đề khai thác du khách và các điểm du
lịch hơn là chung tay tạo dựng thương hiệu cho điểm đến du lịch.
“Tôi thấy rằng trách nhiệm của các công ty lữ hành du lịch đối với các
điểm du lịch không có nhiều. Họ không quan tâm đến sự phát triển của điểm
du lịch. Họ chỉ hướng tới việc khai thác những cái sẵn có. Khi những cái sẵn
có đó không còn nữa hoặc bị xuống cấp, họ chuyển sang những điểm đến
khác. Tôi thấy rằng, hình như họ chỉ nghĩ rằng công việc của họ là dẫn du
khách tới tham quan. Đơn giản như vậy thôi”. (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng
Ngọc Loan, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8).
Khi dẫn khách du lịch tới, những người buôn bán nhỏ và những di tích
có bán vé được hưởng lợi. Thế nhưng, trách nhiệm của các đơn vị lữ hành cần
phải hơn thế nữa. Họ cần phải cùng với chính quyền địa phương trao đổi để
46
đưa ra những đóng góp làm sao cho các di tích vừa đáp ứng được nhu cầu của
du khách vừa đảm bảo được nguyên vẹn giá trị lịch sử - văn hoá của nó.
“Nói thật là chúng tôi cũng có nhã ý mời họ góp ý. Nhưng như chúng tôi
quan sát thấy, họ dẫn khách tới rồi đi, nhiều khi rất chớp nhoáng, không có
đủ thời gian để mà góp ý, hoặc cũng có thể là họ không quan tâm đến việc
góp ý. Mà yêu cầu khách góp ý thì cũng kì, vì sẽ làm phiền họ, làm họ mất đi
cảm giác thưởng ngoạn di tích lịch sử - văn hoá ”. (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng
Ngọc Loan, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8)
Có thể thấy sự “hời hợt” của đơn vị lữ hành trong việc khai thác di tích
lịch sử - văn hoá. Mặc dù họ là người có lợi từ di tích lịch sử - văn hoá đó,
nhưng lại là chủ thể ít đóng góp cho sự tồn tại và trùng tu của các di tích lịch
sử - văn hoá.
“Nhưng mà biết làm sao được. Họ nghĩ là đã mua vé rồi thì thôi. Nhưng
thiệt tình mà nói giá vé nếu có thì không có cao. Có nơi còn không thu vé nữa.
Mà thu cao thì họ sẽ né, dẫn đi chỗ khác” (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng Ngọc
Loan - Phó Phòng Văn hóa, Thông tin, Quận 8, Tp. HCM).
2.1.5. Cộng đồng người dân địa phương
Để đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động khai thác di tích
lịch sử văn hoá ở Quận 8, Tp. HCM, luận án tiến hành khảo sát các hộ kinh
doanh nhỏ đang hoạt động ở 8 điểm di tích lịch sử - văn hoá ở mục 2.2. Khi
được hỏi rằng sản phẩm du lịch có phải là nhân tố giúp các hộ giải quyết xoá
đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần cho mình hay
không, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cho kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:
47
Bảng 2.5. Đánh giá của cộng đồng địa phương
Hoàn toàn
không đồng ý
Không
đồng ý
Đồng ý
Hoàn
toàn đồng
ý Giúp xoá đói
giảm nghèo
2.38% 28.57% 64.3% 4.76%
Nâng cao chất
lượng đời sống và
tinh thần
19.05% 40.48% 31% 9.52%
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Phần lớn các hộ được hỏi đều trả lời rằng nhờ có hoạt động du lịch mà
họ có thể thoát được nghèo khổ, thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, vấn đề
quan tâm ở đây là tuy mức thu nhập ổn định hơn, nhưng mức sống của họ lại
không được cải thiện đáng kể, bằng chứng là số người đồng ý và rất đồng ý
với vấn đề nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần thấp hơn nhiều so với
câu hỏi về xoá đói giảm nghèo.
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở các di tích lịch sử -
văn hoá không chỉ đơn thuần là buôn bán nhỏ lẻ để kiếm sống mà còn thể
hiện ở mức độ cao hơn là góp ý kiến, tham gia tích cực vào các hoạt động
phát triển sản phẩm du lịch. Khi được hỏi rằng, ông bà có tham gia ý kiến,
đóng góp vào các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch hay không, thì câu trả
lời nhận được là 100% không có.
“Có góp ý gì đâu. Tui có được chỗ để bán là may rồi. Mấy ổng đâu có
hỏi gì. Mà hỏi tui cũng biết gì mà trả lời” (Phỏng vấn sâu, Hộ buôn bán nhỏ,
Nguyễn Thị Xuân Mai, số 44/18 Đinh Hòa, Phường 13. Quận 8).
Các hoạt động du lịch ở các di tích lịch sử - văn hoá thường được xây
dựng từ trên xuống, người dân ít được trao đổi, hỏi ý kiến. Đối với những hộ
buôn bán nhỏ lẻ ở các khu di tích, họ không cảm thấy đủ tự tin để góp ý. Vấn
đề quan tâm của họ là được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ một
48
chỗ ngồi để bán. Thực chất của vấn đề tham vấn ý kiến của cộng đồng không
chỉ đơn thuần là lấy ý kiến mà nó làm cho người dân cảm thấy được vai trò
của mình trong khai thác và bảo tồn các di tích - lịch sử. Từ đó nâng cao ý
thức của họ hơn trong việc bảo tồn và quảng bá các di tích này.
Người dân và cộng đồng ở các khu du lịch Quận 8, chưa có nhiều ý thức
trong việc tham gia tạo dựng các giá trị du lịch. Điều này thể hiện ở việc thực
hiện chưa tốt nếp sống văn minh du lịch; chưa có thái độ lịch sự, thân thiện,
mến khách thể hiện trong đón tiếp, giao tiếp với khách du lịch; ý thức bảo vệ
tài nguyên, môi trường du lịch chưa cao; chưa có ý thức giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm an toàn
cho khách du lịch. Điều này đã làm cho nhiều du khách đến Tp. HCM tham
quan, nhưng lại không ghé tới các khu di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp.
HCM.
Theo kết quả quan sát của chúng tôi, người buôn bán nhỏ lẻ chào mời
khách theo kiểu lôi kéo, nói năng thiếu lịch sử, chặt chém khách du lịch. Tình
hình an ninh phức tạp, cướp giật, cùng với những con kênh đen, đã làm cho
Quận 8 chưa trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách mỗi khi đặt chân
tới Tp. HCM.
Khi được hỏi về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị của một số di tích lịch sử -
văn hoá, nhiều người dân ở khu vực xung quanh tỏ ra lúng túng. Thậm chí
những người buôn bán nhỏ lẻ phục vụ cho khách du lịch cũng còn rất mù mờ,
và thiếu hẳn kiến thức về di tích lịch sử - văn hoá đó. Chính vì vậy, họ chưa
trở thành những sứ giả để giới thiệu các giá trị của di tích lịch sử - văn hoá.
“Không biết rõ lắm. Ở đây chưa tổ chức buổi nói cquận của chính quyền
về lịch sử di tích này. Tụi tui cũng muốn có buổi để nghe, để biết thêm. Ai có
hỏi, mình còn biết đường mà trả lời” (Phỏng vấn sâu, Lê Văn Khanh, số
2114/19, Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8).
49
2.1.6. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong khai thác di tích lịch
sử - văn hoá trong du lịch
Chính quyền địa phương bao gồm chính quyền cấp thành phố, cấp quận
và cấp xã.
2.1.6.1. Về chính quyền cấp Thành phố
Trong thời gian quan, để phát triển du lịch, Tp. HCM đã thực hiện được
nhiều hành động quan trọng mang tính chiến lược, định hướng và cụ thể giành
cho ngành du lịch của Thành phố. Thành phố đã lập ‘Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Tp. HCM giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến 2025” với
những định hướng quan trọng về phát triển du lịch như:
- Du lịch nhân văn với sản phẩm chính là các di tích lịch sử -văn hoá là
một bộ phận quan trọng trong phát triển chiến lược của Thành phố.
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất
lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng cường quảng bá xúc tiến, hợp
tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực
là trọng tâm hướng tới của ngành du lịch Thành phố. Với định hướng này,
Thành phố đang nỗ lực tạo ra sản phẩm du lịch có thể cạnh tranh, có thể góp
phần mạnh mẽ hơn vào sự phát triển của Thành phố năng động nhất của cả
nước.
- Theo đó, Tp. HCM tập trung khai thác, tận dụng lợi thế của thành phố
về các loại hình du lịch mua sắm, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị và du lịch
văn hóa - lịch sử phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Và đến lượt nó, du
lịch trở thành một kênh quan trọng để quảng bá cho Thành phố và thu hút các
nhà đầu tư từ nươc ngoài.
- Không những vậy, Tp. HCM không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm
du lịch từ những sản phẩm du lịch gắn với các hoạt động thương mại, đến du
lịch sinh thái, du lịch nhân văn, và đang tăng cường phát triển du lịch đường
50
sông. Sự đang dạng hoá trong sản phẩm du lịch không những tăng sức hấp
dẫn của một thành phố du lịch mà còn thể hiện sự xứng tầm về phát triển về
du lịch ở một thành phố phát triển như Tp. HCM.
- Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động du lịch, Tp. HCM còn đẩy mạnh liên
kết với các địa phương trong cả nước để hình thành nên những tour du lịch
liên tỉnh. Chẳng hạn như chương trình hợp tác liên kết tam giác phát triển du
lịch TP Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Lâm Đồng giai đoạn 2013-2018 tại Lâm
Đồng. Đây là chương trình liên kết ba tỉnh trong việc khai thác thế mạnh về
du lịch của ba địa phương để tạo ra sự chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng, thú vị
với nhiều trải nghiệm phong phú và hấp dẫn.
- Tp. HCM còn tích cực, chủ động tham gia các sự kiện văn hoá, du lịch
để quảng bá du lịch, hình ảnh của Thành phố và thu hút khách du lịch đến
Thành phố. Có thể kể ra Liên hoan ẩm thực, Món ngon các nước, Lễ hội bánh
kẹo lần đầu tiên tổ chức tại thành phố vào đầu năm 2013. Các sự kiện quốc tế
cũng được quan tâm tham gia như Hội chợ du lịch quốc tế WTM tại Anh; và
Hội chợ du lịch CITM.
Theo nhận định của đại diện Phòng Văn hoá - Thể thao - Du lịch thì
Thành phố tuy có nhiều chương trình phát triển du lịch, nhưng cho toàn thành
phố. Nhiều chương trình rất hay và đặc sắc thì lại được tổ chức ở những quận
trung tâm, Quận ít có chương trình riêng, đặc thù diễn ra trên địa bàn Quận 8,
nếu có thì chỉ diễn ra vài ngày, chứ không có thường xuyên.
“Chính quyền thành phố cũng có nhiều chương trình phát triển du lịch
cho toàn thành phố, rồi Quận 8 ăn theo thôi. Chứ hiếm có chương trình nào
tập trung thật sự cho riêng Quận 8 cả. Gần đây có hướng khai thác du lịch
đường thuỷ thì có liên quan nhiều đến Quận 8”. (Phỏng vấn sâu, Nguyễn
Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND Quận 8).
51
2.1.6.2. Về chính quyền Quận 8
Hàng năm chính quyền Quận 8 xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của
quận. Trong các kế hoạch, quận đều xác định trọng tâm là khai thác hợp lý,
hiệu quả các di tích lịch sử - văn hoá của quận. Chính quyền Quận 8 cũng có
nhiều nỗ lực trong phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá, cụ thể
như:
Thực hiện khảo sát các tuyến đường, cảnh quan Quận 8 có đặc điểm nổi
bật, điểm lên hàng hay trung chuyển hàng hóa mang tính địa phương, hoạt
động mậu dịch tập trung, có khả năng trở thành trung tâm tham quan và mua
sắm trên địa bàn [38].
Tổ chức khảo sát thủy triều sông Rạch Ông Lớn từ cảng Phường 1 đến
cảng Phú Định Phường 16 qua Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền
Phường 7; các điểm lên hàng, bến đò, các bờ kè kênh rạch trên các tuyến kênh
sông Tàu Hủ, Rạch Ông, khu ẩm thực Phường 8, Hội sinh vật cảnh Phường 5
để định hướng quy hoạch phát triển ngành nghề kinh doanh và điểm đến
tham quan mua sắm, ăn uống tại các khu vực trên.
Rà soát các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, hoạt động đờn ca tài tử, biểu
diễn võ thuật... hiện có trên địa bàn để từ đó phát huy thành những điểm sáng
văn hóa của Quận 8 nói riêng và thành phố nói chung.
Chủ động liên hệ phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao, Sở Du lịch thành
phố tiến hành khảo sát, đề ra kế hoạch kết nối giữa điểm đến du lịch Chùa
Long Hoa (Phường 15) với các di tích lịch sử, tín ngưỡng - tôn giáo hiện có
để từ đó hình thành điểm đến du lịch và phục vụ nhu cầu của khách tham
quan đường sông cũng như đường bộ, ví dụ như: Chùa Pháp Quang (Phường
5), Đình Bình Đông và Nhà Tưởng niệm Bác Tôn (Phường 7), Đài liệt sĩ
(Phường 7), các điểm du lịch thương mại - dịch vụ nổi bật của Quận 8 và
thành phố (Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền, Cảng sông Phú
52
Định; Khảo sát bờ kè dọc Bến Bình Đông Phường 11, 13, 14 và 15 để phát
triển phố ăn đêm và Chợ hoa Tết hàng năm, phát triển Chợ trái cây theo định
kỳ (Lễ, Tết), mua bán hoa cây kiểng và Chợ hoa Tết.
Thế nhưng, trên thực tế phát triển du lịch gắn với khai thác di tích lịch sử
- văn hoá không thể diễn ra theo tình trạng cục bộ, có nghĩa là tách rời giữa
Quận 8 với các quận khác, mà phải có sự gắn kết giữa các quận, quận của Tp.
HCM. Với đặc thù về vị trí địa lý, Quận 8 thường không phải là điểm đến
cuối du lịch mà chỉ là nơi du khách ghé qua. Chính vì vậy, sự phụ thuộc về
mặt phát triển du lịch khai thác di tích lịch sử - văn hoá vào thành phố càng rõ
nét hơn so với các quận khác. Cho nên dù chính quyền Quận 8 có năng động
tới đâu, cũng khó có thể một mình phát triển được hoạt động du lịch.
“Khó lắm, chúng tôi ở Quận mà. Không quyết được. Tất cả phải xin từ
Thành phố xuống, lắm lúc chờ đợi. Rồi cái gì cũng phải hỏi ý kiến chỉ đạo ở
trên. Một mình Quận không thể phát triển du lịch được. Quận chúng tôi khác
với Quận 1 nhiều lắm, đều là do vị trí địa lý”. (Phỏng vấn sâu, Hoàng Ngọc
Loan, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8).
2.2. Khái quát về di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM
Địa danh Quận 8 chỉ mới xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng địa
bàn Quận 8 đã từng hiện hữu cách đây trên 300 năm và luôn gắn liền với lịch
sử hình thành vùng đất Sài Gòn-Gia Định [4]. Chính vì vậy, nơi đây tồn tại
nhiều di tích văn hoá -lịch sử. Sau đây là một số di tích văn hoá lịch sử của
Quận 8.
2.2.1. Đình Bình Đông
Đình Bình Đông được xây dựng cùng thời gian với việc thành lập thôn
Bình Đông, tổng Tân Phong, quận Tân Long, phủ Tân Bình (1818-1836), trên
cù lao ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi thuộc Phường 7, Quận 8 [29].
Đình Bình Đông được xây dựng từ ngày 29-11-1952, có sắc phong năm
53
Tự Đức ngũ niên (1853). Sắc phong cho thần “Thành hoàng bổn cảnh” của
thôn Bình Đông, quận Tân Long, ghi ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý
(08-01-1953) [29].
Năm 1922 Đình Bình Đông được trùng tu với mái ngói, vách ván, cột
kèo gỗ dạng Đình Nam Bộ: võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông
và Tây lang, bên cạnh có nhà nghĩa từ. Đến năm 1930, mái ngói được thay
bằng ngói đại ống hai lớp, vách trét o dước, nền gạch tàu [29]
Năm 1968 trong cuộc Tổng tiến công và nỗi dậy Mậu Thân, Đình bị
đánh bom sập một phần võ ca, chánh điện và nghĩa từ. Mãi đến năm 1991,
đình mới được xây dựng lại với kết cấu bằng nguyên vật liệu nặng (bê tông-
cốt thép) nhưng kiến thức tổng thể vẫn giữ nguyên [29]. Lần xây dựng này có
thêm nhà truyền thống. Toàn bộ khung cảnh không thay đổi nhưng kết cấu
không còn nét xưa.
Trong chánh điện còn phải kể đến bao lam chạm trổ hình dáng mai, lan,
cúc, trúc, mẫu đơn, sóc, giác trên các loại gỗ quý [29]. Các hoành phi đáng kể
n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_di_tich_lich_su_van_hoa_trong_hoat_dong_du_lich_qua.pdf