Luận văn Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGưỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO 12

1.1. Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý người cao tuổi thuộc hộ nghèo .12

1.2. Một số lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao

tuổi thuộc hộ nghèo .15

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe

người cao tuổi thuộc hộ nghèo .21

Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM

SÓC SỨC KHỎE NGưỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN YÊN

MINH, TỈNH HÀ GIANG .25

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .25

2.2 Thực trạng về sức khỏe và nhu cầu của người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn

huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang .30

2.3. Dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo

đang triển khai tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. .34

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người

cao tuổi thuộc hộ nghèo tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.48

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG

TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGưỜI CAO TUỔI THUỘC

HỘ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG .59

3.1. Quan điểm, chiến lược về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay.59

3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội

trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo .61

KẾT LUẬN .67

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i liên tục nhưng vì vị trí nhà ở khá xa so với trạm xá nên việc đi lại rất khó khăn”. Phỏng vấn sâu một NCTTHN tại xã Ngam La, Yên Minh, một cụ bà cũng trả lời “Già rồi thì sức khỏe là quan trọng nhất. Giờ mắt bà bị mờ rồi, nhìn gì cũng không còn rõ như trước. Mỗi lần khám sức khỏe định kỳ cũng được các Bác sĩ khám và phát thuốc. Giờ đầu gối lại hay bị đau nhức bên trong. Chỉ mong được Nhà nước quan tâm đến sức khỏe của những người già có hoàn cảnh khó khăn. Cũng may, nhiều khi các y bác sĩ cũng đến tận nhà khám cho nên cũng yên tâm hơn” Bên cạnh đó, thì nhu cầu cũng có tỷ lệ khá cao đó là nhận trợ cấp đầy đủ cũng như cập nhật kịp thời chính sách về trợ cấp. Chính vì những NCTTHN được khảo sát đều không có lương và họ sống chủ yếu dựa vào trợ cấp cũng như hoạt động nông nghiệp tự cung tự cấp. Vấn đề địa lý cũng là cản trở của NCTTHN khi tiếp cận các chính sách vì hầu như họ đều ở những bản làng vùng sâu vùng xa và sức khỏe không đảm bảo để họ có thể di chuyển đến các trụ sở chính quyền để cập nhật thông tin thường xuyên. Ngoài vấn đề sức khỏe thì NCTTHN cũng có nhu cầu được sửa chữa nhà ở vì khó khăn về kinh tế nên hầu hết NCTTHN chủ yếu sống trong các nhà được đắp tường đất, mái ngói và đã bị xuống cấp theo thời gian. Qua những phân tích về khách thể nghiên cứu là NCTTHN, chúng ta thấy rằng: Về giới tính thì cụ bà có số lượng cao hơn số lượng cụ ông; Trình độ học vấn thấp khi tỷ lệ không đi học và học ở bậc thấp chiếm đa số; Nghề nghiệp của NCTTHN thì chủ yếu là nghề nông và hỗ trợ làm việc nhà; Thu nhập của NCTTHN thì chủ yếu dựa vào trợ cấp và làm nông, chính vì vậy thu nhập đa phần là không đủ để chi trả cho nhu cầu cuộc sống mà chủ yếu chỉ đủ ăn; NCTTHN tại địa bàn thì 34 không có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa tập thể; Họ thường gặp vấn đề tâm lý là lo lắng cho sức khỏe và cuộc sống; Đa phần NCTTHN thì có sức khỏe thể chất yếu và thường mắc các bệnh về xương khớp, đường huyết, tim mạch; Mức độ gặp gỡ và trò chuyện với người thân hay hàng xóm của NCTTHN thì ở mức bình thường và họ ưu tiên hơn cả là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe thường xuyên bên cạnh các nhu cầu khác cũng rất quan trọng song vẫn chưa được đáp ứng kịp thời như phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở, tham gia hoạt động văn hóa, xã hội. 2.3. Dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo đang triển khai tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 2.3.1. Dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức Tuyên truyền nâng cao nhận thức góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin và lối sống cho NCTTHN và có thể là các thành viên trong gia đình của họ. Mục đích của tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe là giúp cho NCTTHN nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe; thực hiện các biện pháp đề phòng ngừa các bệnh dễ gặp ở những người cao tuổi và ngăn chặn các nguy cơ biến chứng từ các bệnh đang có sẵn trong mỗi cá nhân; tạo điều kiện để NCTTHN được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; giúp cho NCTTHN và gia đình họ hiểu biết các chính sách, pháp luật của nhà nước, các chế độ chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Qua kết quả khảo sát thì 100% NCTTHN đều được tiếp cận dịch vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe. Và những người tham gia vào quá trình tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cũng như các chính sách chăm sóc sức khỏe cho NCT nói chung và NCTTHN nói riêng tại địa phương chủ yếu là do cán bộ y tế và cán bộ phòng lao động, thương binh và xã hội và các tuyên truyền viên từ đội ngũ cán bộ thôn, bản. * Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức Xác định được vai trò của việc tuyên truyền nâng cao nhận thức là điều hết sức quan trọng, nên trong thời gian qua các cán bộ địa phương căn cứ vào trách nhiệm và công việc của mình mà thực hiện tuyên truyền trên nhiều nội dung khác 35 nhau về chăm sóc sức khỏe đến NCTTHN, thể hiện qua bảng khảo sát 2.10. Bảng 2.2. Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi thuộc hộ ngheo STT Nội dung tuyên truyền Số ý kiến Tỷ lệ 1 Các bệnh thường gặp ở Người cao tuổi 95/100 95% 2 Chế độ dinh dưỡng 88/100 88% 3 Cách Phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi 90/100 90% 4 Chế độ chính sách 20/100 20% 5 Bài tập thể dục 65/100 65% (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Nhìn vào bảng 2.2 về nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức qua khảo sát 100 NCTTHN cho thấy, tuyên truyền về các bệnh thường gặp ở Người cao tuổi chiếm tỷ lệ 95%; Tuyên truyền về cách phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi chiếm tỷ lệ 90%; Tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 88%; Tuyên truyền về các bài tập thể dục nhẹ nhàng chiếm tỷ lệ 65%; Tuyên truyền về chê độ chính sách chiếm 20%. Theo kết quả khảo sát trên ta thấy, nội dung tuyên truyền về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi là được quan tâm nhiều nhất (chiếm 95%) và bên cạnh đó là nội dung tuyên truyền về cách phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao (90%). Có thể nói, sức khỏe của NCT nói chung và NCTTHN nói riêng tại huyện Yên Minh đang được chính quyền rất quan tâm. Hiện tại, việc CSSK cho NCTTHN tại địa phương được khám, chữa trị và theo dõi bởi các cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện và đặc biệt là cán bộ trạm y tế các xã. Vai trò của Cán bộ lao động xã hội trong quá trình khám chữa bệnh cho NCTTHN là cùng với cán bộ y tế giải quyết các trường hợp bệnh nhân gặp phải bệnh có mức độ nặng, cần chuyển tuyến khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Phỏng vấn một cán bộ trạm y tế xã Ngam La, Yên Minh thì chị trả lời rằng “Hiện nay thì các bệnh người già gặp phải ngày càng phức tạp hơn vì vậy đòi hỏi các cán bộ trạm y tế xã cũng cần quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là đối với những NCTTHN gặp khó khăn trong vấn đề đi lại vì vị trí địa lý xa để di chuyển đến trạm thì cán bộ sẽ đến tận gia đình để khám cũng như thực hiện tư vấn cho NCTTHN làm sao để luôn 36 đảm bảo được sức khỏe tốt nhất có thể”. Ngoài ra, nội dung tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng cũng được quan tâm (chiếm tỷ lệ 88%). Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của NCTTHN. Tuy nhiên, với các hộ nghèo thì NCT còn gặp khó khăn để có những bữa ăn đủ no chứ chưa có thể đủ nhận thức cũng như kinh tế để cân đối về chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng hay tốt cho thể trạng của bản thân và gia đình. Chính vì vậy, mặc dù nội dung tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng được thực hiện khá tốt từ cán bộ trạm y tế xã và cán bộ lao động thương binh xã hội, đội ngũ tuyên truyền viên tại thôn, bản, nhưng việc NCTTHN triển khai thì gần như không được đồng đều. Phỏng vấn một NCTTHN tại xã Ngam La, Yên Minh, cụ có trả lời rằng “Giờ chủ yếu ăn để no bụng thôi, già rồi cũng không ăn được nhiều nữa. Kinh tế cũng khó khăn thì không thể ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như cán bộ nói được”. Bên cạnh đó thì nội dung tuyên truyền về các bài tập thể dục cũng được cán bộ y tế quan tâm (chiếm 65%). Đặc biệt là đối với những NCTTHN mắc các bệnh về xương khớp, đau lưng, thì cán bộ y tế cũng đến tận nhà để hướng dẫn NCTTHN các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền mới chỉ dừng lại một chiều chứ chưa có sự giám sát hay theo dõi quá trình tập luyện cũng như hiệu quả của việc tập luyện ra sao. Với nội dung tuyên truyền về chế độ chính sách tới NCTTHN còn khá thấp (chiếm 20%). Nguyên nhân là do nhận thức của NCTTHN tại địa phương còn thấp. Bên cạnh đó, đội ngũ tuyên truyền viên bao gồm cán bộ lao động xã hội cấp xã, cán bộ thôn, bản có trình độ chưa cao, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế và bất đồng ngôn ngữ nên hiệu quả tuyên truyền chính sách chưa được cao. Có rất nhiều chính sách dành cho đối tượng là NCT, tuy nhiên, NCTTHN thì hầu như chỉ quan tâm đến chính sách về chi trả trợ cấp hàng tháng. Có thể nói đối với NCTTHN thì việc trông chờ vào những hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước là rất lớn. Chính vì vậy mà hầu hết NCTTHN tại địa bàn chỉ quan tâm đến số tiền được trợ cấp hàng tháng cũng như các hoạt động trợ cấp khác. Còn những chính sách khác thì họ không quan tâm. Bên 37 cạnh đó, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền về chính sách đối với NCTTHN vẫn chưa được triển khai rộng rãi đến từng cá nhân. Do điều kiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, các nội dung về chính sách được tuyên truyền chủ yếu là đối với những đối tượng hiện đang được hưởng trợ cấp như: NCT đơn thân nghèo từ 60 tuổi trở lên và NCT trên 80 tuổi thì mới được cán bộ lao động thương bình xã hội cấp xã vận động để làm hồ sơ để hưởng chế độ khi đủ điều kiện. Do chưa có mạng lưới CTV CTXH hay NVCTXH nên việc hầu hết việc triển khai các hoạt động tuyên truyền đều do trực tiếp cán bộ y tế và nhân viên phòng lao động, thương binh và xã hội phụ trách. Nhân viên phòng lao động thương binh xã hội sẽ cùng với nhân viên y tế và đội ngũ tuyên truyền viên tham gia vào quá trình tuyên truyền đến NCTTHN các kiến thức cũng như chính sách về chăm sóc sức khỏe. *Hình thức tuyên truyền Bảng 2.3. Hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức NCTTHN đƣợc tiếp cận STT Hình thức tuyên truyền Số phiếu Tỷ lệ 1 Qua truyền thông đại chúng 25/100 25% 2 Qua tài liệu tờ rơi, tờ gấp 10/100 10% 3 Qua Hội người cao tuổi 20/100 20% 4 Qua các buổi họp, hội nghị 20/100 10% 5 Qua cán bộ xã tuyên truyền 95/100 95% (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Thông qua khảo sát và nghiên cứu tại địa bàn và qua bảng 2.3 cho thấy, cán bộ tại địa phương đã thực hiện khá tốt các công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho NCTTHN, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe mà họ được tiếp cận. Về hình thức tuyên truyền qua cán bộ xã chiếm 95%; Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng chiếm 25%; Hình thức tuyên truyền qua Hội người cao tuổi chiếm 20%; Tuyên truyền qua các buổi họp, hội nghị và qua tờ rơi, tờ gấp chiếm chiếm 10%; Theo kết qua khảo sát cho thấy trong các hình thức tuyên truyền thì chủ yếu 38 là thông qua cán bộ xã vẫn là chủ yếu (chiếm 95%). Điều này có thể dễ hiểu đó là đa phần NCTTHN tại địa bàn sinh sống không tập trung vào một khu vực trung tâm xã, thị trấn mà lại sống cách xa nhau và có sự tách biệt về nhà ở giữa các hộ. Chính vì vậy, đa phần các nội dung cần tuyên truyền và nâng cao nhận thức NCT thì cán bộ xã bao gồm cán bộ lao động thương binh xã hội và cán bộ trạm y tế xã sẽ phải đến trực tiếp các hộ gia đình để tuyên truyền đến NCT. Bên cạnh đó là hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (chiếm 25%) như qua đài phát thanh truyền hình và truyền thanh của huyện được phát qua tivi và phát thanh tiếng dân tộc qua loa được lắp tại Ủy ban các xã. Đây cũng là các phương tiện truyền thông khá phổ biến và hiệu quả tại các huyện và xã vùng cao có đa số dân cư là dân tộc thiểu số và không thể hiếu tiếng phổ thông. Các hình thức tuyên truyền cũng đã được triển khai tại địa bàn như thông qua chủ tịch hội người cao tuổi, qua các buổi hội họp, hội nghị và phát tờ rơi, tờ gấp. Chủ tịch Hội người cao tuổi được bầu tại các xã thường sẽ là người dân tộc thiểu số để có thể hiểu văn hóa và dễ dàng để trao đổi với đồng bào NCTTHN về các nội dung cần tuyên truyền. Tuy nhiên, về nội dung tuyên truyền của Hội người cao tuổi thì không có sự đa dạng cũng như chưa phát huy hết vai trò của mình. Bên cạnh đó thì hình thức tuyên truyền qua tờ gấp tờ rơi thì cũng chưa thực sự hiệu quả vì đa phần NCTTHN tại địa bàn có thị lực kém và cũng có những NCTTHN không biết chữ nên việc nhận thông tin từ tờ gấp, tờ rơi gặp khá nhiều khó khăn và gần như không hiệu quả. Về hình thức tuyên truyền qua hội họp, hội nghị cũng đã được tổ chức định kỳ tại các xã. Các cán bộ xã như nhân viên y tế (chiếm 78%) và cán bộ lao động thương binh xã hội (chiếm 70%) đến để tuyên truyền các nội dung cần thiết. Tuy nhiên, việc vận động tham gia các buổi hội họp và hội nghị cũng gặp nhiều khó khăn về vị trí địa lý cách xa nhau giữa các hộ gia đình cũng như nhận thức của NCTTHN chưa cao nên việc tham gia đầy đủ các buổi hội họp là gần như rất hiếm. Điều này cũng chính là một trong các yếu tố dẫn đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức NCTTHN về các vấn đề nói chung và vấn đề chăm sóc sức 39 khỏe nói riêng qua các hình thức này chưa thực sự hiệu quả. * Mức độ hài lòng Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo về dịch vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Qua biểu đồ khảo sát số 2.5 về mức độ hài lòng của NCTTHN ta thấy mức độ hài lòng chiếm 50%; Mức độ bình thường chiếm 35%; Mức độ rất hài lòng chiếm 10% và không hài lòng chiếm 5%. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của NCTTHN đối với dịch vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức ta thấy rằng, công tác tuyên truyền đã được đánh giá tương tối cao. Tính hiệu quả của dịch vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với NCTTHN cũng đã được biểu hiện rõ. Phỏng vấn sâu một NCTTHN tại xã Ngam La, Yên Minh, cụ ông có chia sẻ “ Trong năm qua thì chúng tôi được các cán bộ trong xã đến tuyên truyền cho người già về các cách để chăm sóc sức khỏe như vệ sinh nhà ở phải giữ sạch sẽ, ăn chín uống sôi, tập thể dục vận động, khi có các dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể phải đến ngay trạm xá để được khám và chữa trị kịp thời. Được tuyên truyền về các thông tin như vậy thì chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn. Thái độ của các cán bộ tuyên truyền cũng rất nhiệt tình, nội dung cũng dễ hiểu.” Tuy nhiên, vai trò của dịch vụ này chưa được khai thác hết. Do các nội dung tuyên truyền vẫn chưa phong phú, đa dạng. Hình thức tuyên truyền còn chưa thu hút và đem lại hiệu quả rõ rệt đối với NCTTHN tại địa phương. Kỹ năng tuyên truyền của đội ngũ tuyên truyền viên chưa linh động, phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Đặc biệt là hình thức tuyên truyền qua hội họp, hội nghị, các phương tiện truyền thông đại chúng. Chưa có sự hợp tác rõ ràng giữa bên LĐ, TB&XH và bên Y 10% 50% 35% 5% Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng 40 tế trong việc tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao. 2.3.2. Dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách Dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chính sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với NCT nói chung và NCTTHN nói riêng. Những khó khăn mà NCTTHN gặp phải không chỉ vấn đề về kinh tế mà còn do tuổi cao sức yếu nên việc tiếp cận các chính sách cũng chưa thực sự chủ động. Tính chủ động ở đây thể hiện ở việc cập nhật kịp thời và hiểu rõ về những quyền lợi mà mình xứng đáng được hưởng. Hiện nay tại địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang vẫn còn có số hộ nghèo tương đối cao cũng như số lượng NCTTHN và Người cao tuổi nghèo đơn thân cũng đa gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề sức khỏe và vấn đề kinh tế. Phòng Lao động, thương binh và xã hội hiện tại chỉ thực hiện vai trò đối với người cao tuổi nói chung và NCTTHN nói riêng trong việc phát tiền trợ cấp theo đúng chế độ NCTTHN được hưởng hàng tháng. Ngoài ra còn có tổ chức mừng thọ, phát quà cho NCT vào dịp cuối năm. Bên cạnh đó thì cán bộ lao động, thương binh và xã hội cấp xã cũng liên tục cập nhật những NCT có đủ điều kiện để lập hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng. Bảng 2.4. Các nội dung dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chính sách ngƣời cao tuổi thuộc hộ ngheo đƣợc tiếp cận STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ 1 Khám sức khỏe định kỳ 100/100 100% 2 Lập hồ sơ nhận trợ cấp khi đủ điều kiện 46/100 46% 3 Theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên 98/100 98% 4 Chỉnh hình và phục hồi chức năng khi có nhu cầu 4/100 4% 5 Chuyển tuyến chữa bệnh trong trường hợp khẩn cấp 8/100 8% (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Qua bảng 2.4, khảo sát trong số 100 NCTTHN được hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách cho thấy: Số người được khám sức khỏe định kỳ chiếm 100%; được theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên chiếm 98%; được lập hồ sơ nhận trợ cấp khi đủ điều kiện chiếm 46%; được chuyển tuyến chữa bệnh trong trường hợp khẩn cấp 41 chiếm 8% và được chỉnh hình và phục hội chức năng khi có nhu cầu chiếm 4%. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay tại địa bàn thì các hoạt động chính mà NCTTHN được tiếp cận và hưởng quyền lợi của mình có là được khám sức khỏe định kỳ (100%) vào 2 đợt trong năm và được theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên (98%). Theo thực tế thì hiện tại các trạm y tế và bệnh viện đa khoa huyện Yên Minh cũng phối hợp cùng phòng lao động thương binh và xã hội, hội Người cao tuổi để tiến hành thông báo cũng như khám bệnh định kỳ cho NCTTHN theo đúng quy định của Nhà nước. Đối với những trường hợp và NCTTHN không thể di chuyển tới trạm xá hoặc bệnh viện để khám bệnh do gặp khó khăn về vị trí đi lại xa xôi hoặc do sức khỏe không đảm bảo thì nhân viên y tế sẽ đến tận nhà để khám bệnh cho NCTTHN. Phỏng vấn một nhân viên trạm y tế xã Mậu Duệ, Yên Minh chị chia sẻ “Hiện nay, công tác khám chữa bệnh định kỳ ở xã vẫn luôn được tiến hành đầy đủ và đảm bảo kịp thời. Không chỉ đối với NCTTHN mà đối với tất cả người dân tại địa phương được hưởng chính sách của nhà nước. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi và sức khỏe yếu quá thì cán bộ y tế xã sẽ đem các dụng cụ thăm khám đến tận nhà để khám bệnh cho họ để đảm bảo không có cụ nào không được khám sức khỏe”. Tiếp theo là hoạt động lập hồ sơ nhận trợ cấp khi đủ điều kiện (chiếm 46%). Theo chính sách của Nhà nước thì hỗ trợ đối với NCT đơn thân nghèo từ 60 tuổi trở lên và Người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng là 320.000 đồng. Chính vì vậy, cán bộ lao động, thương binh và xã hội cấp xã sẽ tiến hành rà soát liên tục những NCT đủ điều kiện trên để hỗ trợ NCT lập hồ sơ và gửi về phòng lao động, thương bình và xã hội huyện cập nhật. Việc này luôn được các cán bộ lao động, thương binh và xã hội thực hiện thường xuyên và đảm bảo 100% NCT được hưởng kịp thời và đầy đủ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, các trường hợp bệnh nhân có các bệnh mà do trạm y tế xã không đủ điều kiện về nhân lực cũng như về thiết bị y tế thì cán bộ LĐTB-XH sẽ cùng cán bộ y tế xã hướng dẫn NCTTHN cách để chuyển tuyến chữa bệnh cho kịp 42 thời tại bệnh viện đa khoa huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện tuyến trung ương. Đặc biệt là đối với các trường hợp bệnh nhân gặp phải các bệnh cần phải sử dụng dịch vụ chỉnh hình và phụ hồi chức năng mà do điều kiện tại trạm y tế không cho phép thì nhân viên trạm y tế cũng sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân được khám và chữa tại bệnh viện tuyến trên. Hoạt động hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho NCT nói chung và NCTTHN nói riêng tại địa bàn huyện Yên Minh luôn có sự phối hợp giữa phòng LĐTB-XH và Y tế cùng thực hiện. Các cán bộ LĐTB-XH cấp cơ sở sẽ dựa vào những chính sách Nhà nước ban hành để vận động và theo dõi việc thực hiện của NCTTHN tại địa bàn. Phỏng vấn sâu một cán bộ LĐTB-XH xã Mậu Duệ, Yên Minh, anh cho biết “ Hiện nay, đối với các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho NCT nói chung và đặc biệt là NCTTHN thì chủ yếu có cấp phát bảo hiểm y tế và khám sức khỏe định kỳ 2 lần 1 năm vào ngày 6.6 và ngày 1.10 hằng năm. Bên cạnh đó, Cán bộ phòng LĐTB-XH cũng cùng với cán bộ Y tế và các cán bộ thôn, bản luôn theo dõi tình hình sức khỏe của các cụ trong xã. Ngoài ra, hằng năm cũng có những đợt các tổ chức tình nguyện, Bệnh viên tuyến TW tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí thì chúng tôi cũng kết hợp với bên Bệnh viên Đa khoa huyện tổ chức khám cho các cụ”. Tuy nhiên, việc triển khai đôi khi cũng gặp những khó khăn khi phải mất quá nhiều thời gian, nguồn lực để đi vận động để NCTTHN tham gia một cách đầy đủ. Còn việc triển khai trực tiếp các hoạt động chăm sóc sức khỏe đối với NCTTHN tại địa phương chủ yếu do bên y tế đảm nhận và phòng LĐTB-XH đóng vai trò trong việc hỗ trợ tổ chức, vận động NCTTHN trong việc chủ động hợp tác cùng với các tổ chức trong việc khám, chữa bệnh cũng như tự bảo vệ sức khỏe của mình. Trong thực tế, cán bộ y tế cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình làm việc của mình. Do những đặc thù về vị trí địa lý tại các thôn bản vùng cao phải di chuyển rất xa mới đến được tận nhà của NCTTHN cũng như đường xá đi lại khó khăn. Hầu hết cán bộ y tế phải đi bộ chứ không thể di chuyển 100% bằng xe máy. Điều này cũng chính là những khó khăn của bản thân NCTTHN khi phải di chuyển đến trạm y tế khám bệnh. Ngoài ra, cán bộ y tế xã đa phần là người vùng xuôi lên vùng cao làm việc 43 nên nhiều người không thể nói được tiếng dân tộc thiểu số nên bất đồng về ngôn ngữ cũng gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, những đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn bản cùng cao về những hủ tục trong chữa bệnh vẫn còn tồn tại ít nhiều. Mặc dù chính các cán bộ xã. Đặc biệt là cán bộ y tế đã thực hiện tuyên truyền về việc giảm thiểu các hủ tục trong chữa bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, kết quả là mức độ người dân tự ý sử dụng các phương pháp như mời thầy cúng, đắp thuốc lá, để chữa bệnh mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại. Điều này cũng đã gây ra không ít khó khăn cho cán bộ y tế trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho NCTTHN. * Mức độ hài lòng Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo về dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách. (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Dựa vào biểu đồ số 2.6 về mức độ hài lòng của NCTTHN về dịch vụ hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách cho thấy, trong tổng số 100 người được hỏi ý kiến thì có đến 49% hài lòng về dịch vụ này; 30% rất hài lòng; 13% là bình thường và 8% là không hài lòng. Từ đó, ta có thể thấy dịch vụ hỗ trợ giải quyết chính sách cho NCTTHN, đặc biệt là trong chăm sóc sức khỏe đã đem lại cho họ những phúc lợi xã hội căn bản. NCTTHN đã được hưởng những quyền lợi cơ bản của mình liên quan đến vấn đề quan trọng nhất của tuổi già đó là chăm sóc sức khỏe để đảm bảo cuộc sống. Thông qua dịch vụ hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách sẽ giúp cho NCTTHN có thể cập nhật thông tin 30% 49% 13% 8% Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng 44 và hiểu hơn về những chế độ, trợ cấp của Nhà nước mà mình được nhận. Qua phỏng vấn sâu, một cụ bà tại xã Mậu Duệ, Yên Minh có chia sẻ “Trong năm thì các cán bộ LĐ, TB&XH của xã cũng đến tận nhà để tuyên truyền về các chính sách mà Nhà nước ban hành cho NCT. Nhờ đó mà bà hiểu hơn về quyền lợi của mình. Như bà thì đến tháng sau đủ 80 tuổi là bà cũng đang chuẩn bị làm hồ sơ để được nhận trợ cấp là 320.000đ/tháng”. Tuy nhiên, thực tế cũng đã đặt ra vấn đề là các cán bộ phụ trách việc hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách cho NCTTHN cũng cần được đào tạo và tập huấn về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ, kinh nghiệm làm việc để nâng cao hiệu quả khi hỗ trợ NCTTHN, đặc biệt là kết nối với các nguồn lực bên ngoài. 2.3.3. Dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý trong chăm sóc sức khỏe Trong các dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe NCTTHN thì dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, theo khảo sát ban đầu thì hiện nay tại địa bàn hoạt động này chưa được triển khai một cách rõ rệt cũng như đúng với tính chất và vai trò của nó. Biểu đồ 2.7. Các loại dịch vụ tƣ vấn, tham vấn tâm lý trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo đƣợc tiếp cận (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Qua biểu đồ 2.7, NCTTHN được tiếp cận các loại dịch vụ tư vấn, tham vấn trong chăm sóc sức khỏe, ta thấy NCTTHN quan tâm đến vấn đề sức khỏe thể chất là nhiều nhất (chiếm 98%) bên cạnh các vấn đề về chế độ và chính sách trong chăm sóc sức khỏe. Cuối cùng là tham vấn các vấn đề về tâm lý chiếm 8%. Điều này có 98% 60% 8% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Tư vấn sức khỏe thể chất Tư vấn chế độ, chính sách trong chăm sóc sức khỏe Tham vấn tâm lý 45 thể dễ hiểu, sức khỏe thể chất là vấn đề mà NCT nói chung và NCTTHN nói riêng cảm nhận được rõ nhất về sự thay đổi của mình khi độ tuổi tăng lên. Ngoài ra việc cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc cũng như kiểm tra tình trạng sức khỏe của NCTTHN cũng tạo điều kiện thuận lợi để kịp thời có những tư vấn, tham vấn về vấn đề này khi cần thiết. Mặc dù vai trò của tư vấn và tham vấn trong chăm sóc sức khỏe NCT nói chung và NCTTHN nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp NCTTHN có thể nâng cao năng lực để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như tăng khả năng ứng phó với các trường hợp sức khỏe có những biến chứng khó lường và hiểu hơn về những thay đổi trong tâm lý, những thay đổi trong chính sách, chế độ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, dịch vụ tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dich_vu_cong_tac_xa_hoi_trong_cham_soc_suc_khoe_ngu.pdf
Tài liệu liên quan