Luận văn Đồ ăn nhanh trong đời sống đô thị: Nghiên cứu trường hợp nhà hàng Lotteria ở Hà Nội

MỞ ĐẦU .7

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỒ ĂN NHANH TRÊN THẾ GIỚI . 13

1.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu . 13

1.2. Tiếp cận lý thuyết . 16

1.3. Sự ra đời và phát triển của đồ ăn nhanh . 21

1.4. Một số hệ thống đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới .

CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHÀ HÀNG

LOTTERIA . .

2.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống nhà hàng Lotteria

2.2. Sự lan tỏa của hệ thống Lotteria .

2.3. Sự chuẩn hóa tại các nhà hàng Lotteria

2.3.1. Không gian và thời gian .

2.3.2. Nhân sự .

2.3.3. Thực đơn và nguồn thực phẩm .

2.3.4. Sự công nghiệp hóa và tự động hóa.

2.3.5. Dịch vụ khách hàng .

pdf28 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đồ ăn nhanh trong đời sống đô thị: Nghiên cứu trường hợp nhà hàng Lotteria ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. 3. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu Với giới hạn về phạm vi, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nhân học, tôi chỉ tập trung nghiên cứu trường hợp hệ thống nhà hàng Lotteria ở Hà Nội. Nói cách khác, trong khi tôi biết hệ thống các nhà hàng Lotteri ở Hà Nội chỉ là một bộ phận của chuỗi các nhà hàng Lotteri ở Việt Nam, với trung tâm lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh, thì địa bàn nghiên cứu của tôi ở Hà Nội chỉ đứng thứ hai. Tại Hà Nội, tôi chọn nghiên cứu sâu ba cửa hàng ở trung tâm thành phố Hà Nội là: (1) Nhà hàng Lotteria Phạm Ngọc Thạch, địa chỉ 83-27 Đống Đa, Hà Nội; (2) Nhà hàng Lotteria Lotte Mart, tầng 1 Lotte Mart, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội; và (3) Nhà hàng Lotteria Savico, 7-9 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội. - Về mặt đối tượng: tôi lựa chọn nhóm khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng Lotteria tại Hà Nội, mà cụ thể là ở ba nhà hàng Lotteria đã nêu ở trên. - Về mặt thời gian: tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2014 đến 6/2015. Trong đó 9/2014 đến 4/2015 là thời gian tôi tiến hành nghiên cứu điền dã tại nhà hàng Lotteria Lottere Mart Đống Đa. 4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tư liệu: Như ở trên tôi đã đề cập, nghiên cứu về ẩm thực đồ ăn nhanh không còn là một đề tài hoàn toàn mới, dù cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu cứu về vấn đề này. Trong luận văn này, tôi khai thác và sử dụng một số nguồn tài liệu khác nhau, trong đó nổi bật là tài liệu điền dã dân tộc học do tôi thu thập được bằng quan sát tham dự và các kỹ thuật phỏng vấn trong quá trình điền dã tại ba nhà hàng nêu trên. Một nguồn tài liệu quan trọng khác chính là các tài liệu truyền thông đại chúng 10 với một số lượng đáng kể và khá cập nhật về thực trạng ẩm thực đồ ăn nhanh ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. * Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp chính, cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập các tài liệu thứ cấp và các tài liệu truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Các tài liệu này cung cấp cho tôi cái nhìn khái quát về lịch sử ra đời, quá trình phát triển cũng như tình hình thị trường đồ ăn nhanh ở Việt Nam nói chung và sự phát triển của hệ thống nhà hàng Lotteria nói riêng. - Phương pháp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu: Tôi đã phát ra 100 bảng hỏi với nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ của tại ba nhà hàng Lotteria đã nêu ở trên. Các câu hỏi có nội dung chính về thời gian, địa điểm khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng Lotteria, đối tượng đi cùng, các yếu tố tác động đến sự chọn lựa của khách hàng... Tôi lựa chọn phỏng vấn sâu 20 khách hàng trong số 100 khách hàng đã trả lời bảng hỏi. Các đối tượng được lựa chọn bao gồm: các gia đình, thanh niên ( nhân viên văn phòng, sinh viên, người kinh doanh tự do..), trẻ em dưới 15 tuổi.. Việc lựa chọn đối tượng để phát bảng hỏi và phỏng vấn sâu được lựa chọn ngẫu nhiên nhưng theo tỉ lệ các gia đình 30%, thanh niên 55%, trẻ em 15%. Đây là các tỉ lệ đã được tôi khảo sát thông hệ thống máy POS của nhà hàng Lotteria trong vòng 1 tháng. Điểm thuận lợi khi sử dụng phương pháp này là thu thập được nguồn thông tin đa dạng từ nhiều đối tượng khách hàng nhưng điểm khó khăn, hạn chế đó là các khách hàng sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng Lotteria thường không muốn trả lời phỏng vấn, khi các khách hàng này không có nhiều thời gian, có con nhỏ thì việc phỏng vấn, trả lời bảng hỏi càng khó khăn hơn. - Phương pháp quan sát tham gia: 11 Để có được nguồn tư liệu điền dã, tôi đã tiến hành thu thập tài liệu điền dã trong khoảng thời gian 8 tháng với vai trò là một người quản lý nhà hàng trong hệ thống nhà hàng Lotteria tại Hà Nội. Ở vị trí quản lý nhà hàng, tôi vừa có những thuận lợi (và một số bất lợi) đối với việc thu thập tài liệu. Điểm thuận lợi là tôi được cung cấp những hiểu biết, thông tin về hệ thống cũng như những thông tin quý giá mà thường khó có thể có được nếu chỉ sử dụng các phương pháp như phỏng vấn hay bảng hỏi thông thường nếu không có sự tham gia, quan sát và trải nghiệm từ góc độ một người trong cuộc. Việc làm việc, tiếp xúc trực tiếp với lượng lớn khách hàng và nhân viên của hệ thống Lotteria trong nhiều tháng đã mang lại cho tôi nhiều thông tin chi tiếtđể viết luận văn này. Tôi cũng có thể thu thập được nguồn tư liệu ảnh phong phú và cụ thể ở nhiều khu vực của nhà hàng. Tuy nhiên, khi ở vị trí là một quản lý nhà hàng, tôi cũng được nhắc nhở là dễ suy nghĩ theo hướng một chiều và có thể phải rất chú ý đến tính khách quan của các đánh giá, kết luận trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thu thập tài liệu điền dã từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015, tôi thu thập thông tin qua các ca làm việc của bản thân và ca làm của các quản lý khác, đặc biệt là các dịp ngày lễ, tết có đông khách như ngày lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết âm lịch, ngày Valentine, ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 Tôi cũng tiến hành thu thập dữ liệu qua các nguồn khác như Trung tâm Training của Lotteria hay qua nguồn tư liệu từ các nhân sự quản lý khác của công ty. Ngoài ra, tôi cũng thu thập được nguồn tư liệu từ các nhân viên bán thời gian làm việc tại các cửa hàng tại hệ thống Lotteria giúp tôi có được những dữ liệu để viết nên luận văn này. 4. Đóng góp của luận văn Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển và biểu hiện rõ nét ở nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa toàn cầu hóa, địa phương hóa và ẩm thực đồ ăn nhanh thì luận 12 văn của tôi sẽ góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa hai quá trình này cũng như sự tiếp nhận của khách hàng với loại hình ẩm thực mới này thông qua trường hợp hệ thống nhà hàng Lotteria ở Việt Nam. 5. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và sự ra đời của đồ ăn nhanh trên thế giới. Chương 2: Sự ra đời và phát triển của hệ thống nhà hàng Lotteria (hay nói cách khác chính là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa tại các nhà hàng Lotteria) Chương 3: Nhà hàng Lotteria ở Việt Nam: “địa phương hóa” và sự tiếp nhận của khách hàng người Việt Nam. 13 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỒ ĂN NHANH TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Vấn đề toàn cầu hóa và sự phát triển của ẩm thực đồ ăn nhanhhay ngành công nghiệp đồ ăn nhanh đã được thể hiện qua một số nghiên cứu của các tác giả, chuyên gia kinh tế, xã hội, tiêu biểu là một số cuốn sách sau: Đầu tiên có thể kể đến là tác phẩm “Chiếc lexus và cây oliu” của tác giả Thomas L. Fiesman. Cuốn sách được xuất bản năm 1999, là một nghiên cứu kinh tế về chủ đề toàn cầu hóa. Trong đó, tác giả nêu lên tình hình thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa thể hiện qua sự đấu tranh giữa hai xu thế của những điều mới mẻ - thể hiện qua hình tượng chiếc xe Lexus và những điều truyền thống qua hình tượng cây oliu. Ông cũng nêu ra các vấn đề mà các quốc gia đang phải đối mặt trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay. Tác giả khẳng định toàn cầu hóa đã trở thành một hệ thống trên thế giới với những nguyên nhân, đặc trưng, bản chất riêng của nó. Các quốc gia phải tuân theo những quy luật này nếu không sẽ khó lòng hòa nhập được với môi trường thế giới luôn biến động. Theo đó, cuốn sách đã cho thấy một hiện thực - quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành tất yếu. Biểu hiện rõ nét của quá trình này không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà được thấy rõ tại tất cả các quốc gia trên thế giới, từ những người nông dân châu Á đến những nhân viên kỹ thuật hiện đại của Mỹ đều đã tham gia chung vào ngôi làng toàn cầu. Thứ hai là cuốn sách “Củ khoai tây ngồi ghế bành” (Fast food nation), tác giả Eric Scholosser, do Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Thu Hiền dịch. “Củ khoai tây ngồi ghế bành” là câu chuyện kể về lịch sử ra đời, phát triển của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh trên thế giới. Qua đó có thể thấy các đồ ăn nhanh sơ khai đã xuất hiện và phát triển lâu đời ở nhiều nơi trên thế giới với những hình thứckhác nhau. Quá trình ra đời, phát triển của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh được miêu tả 14 cụ thể cùng với quá trình phát triển của nước Mỹ, đặc biệt là các khu vực mới được khai phá, phát triển. Qua các số liệu, dẫn chứng cụ thể, chính xác, tác giả Eric Scholosser đã cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát và tương đối toàn diện về ngành công nhiệp đồ ăn nhanh. Qua đó có thể thấy được sự ra đời, phát triển cũng như mối quan hệ chặc chẽ của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh với sự phát triển kinh tế thế giới. Để có được thành công như ngày hôm nay, những nhà sáng lập các hệ thống đồ ăn nhanh đầu tiên trên thế giới đã phải nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo những phương thức kinh doanh đồ ăn mới phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội thời đó. Ông đã nêu lên những thành công, ưu điểm của đồ ăn nhanh, nhưng cũng cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản với những bất công và chế độ làm việc áp lực, hà khắc cùng những bí mật về kinh doanh, an toàn thực phẩm tại các cửa hàng ăn nhanh. Tiếp theo là một nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới nội dung của luận văn, đó là bài nghiên cứu “Đông phương với Mái vòm vàng - Nhà hàng McDonald’s ở Đông Á” của James L. Watson do Phan Ngọc Chiến Dịch với sự hiệu đính của Trương Huyền Chi và Lương Văn Hy đã cung cấp những kiến thức về toàn cầu hóa văn hóa địa phương dưới cách tiếp cận nhân học. Đây là bài viết nằm trong tuyển tập Toàn cầu hóa văn hóa địa phương và phát triển - Cách tiếp cận nhân học. Bài nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố tác động cũng như sự đón nhận của người dân với quá trình toàn cầu hóa và địa phương hóa tại các nhà hàng McDonal’s tại châu Á. Đặc biệt, bài nghiên cứu đã đưa ra một cách giải thích với sự hình thành và phát triển của hai xu thế tồn tại song song trong các nhà hàng đồ ăn nhanh tại châu Á đó là xu thế toàn cầu hóa và địa phương hóa. Bài viết đã đề cập đến những vấn đề tiêu biểu tại các nhà hàng đồ ăn nhanh châu Á nói chung và tại các nhà hàng McDonald’s nói riêng, đó là kết nối xuyên quốc gia, công ty đa địa phương hay việc nhắm đến đối tượng khách hàng là trẻ em 15 của các gia đình tại đây. Tại mỗi quốc gia, các nhà hàng McDonald’s đều có những đặc điểm, quy chuẩn chung, nhưng cũng đưa ra các yếu tố riêng, đó là biểu hiện tiêu biểu của sự chuẩn hóa và địa phương hóa tại các nhà hàng này. Hai quá trình này diễn ra song song và kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo thành sự hòa hợp giúp các nhà hàng McDonal’s phát triển trong môi trường kinh tế - xã hội đặc biệt như châu Á. Tại Việt Nam, các bài nghiên cứu về lĩnh vực này chưa nhiều, chủ yếu là các khóa luận, luận văn dưới góc độ kinh tế hoặc một phần từ góc độ xã hội học, nhân học. Trong đó có thể kể đến là Báo cáo nghiên cứu khoa học “Toàn cầu hóa, bản địa hóa đồ ăn nhanh ở Việt Nam” của nhóm tác giả Bùi Thị Hằng, Vũ Thị Huyền và Trần Thị Kiều Oanh. Tuy chỉ dừng ở mức độ là một báo cáo khoa học trong trường đại học nhưng tài liệu đã tổng hợp, đưa ra được một số tri thức tổng hợp về tình hình toàn cầu hóa và bản địa hóa đồ ăn nhanh tại Việt Nam. Qua tìm hiểu, khảo sát hai hệ thống đồ ăn nhanh lớn nhất tại Việt Nam là KFC và Lotteria, Báo cáocủa nhóm sinh viên đã nêu ra một số thông tin về đối tượng khách hàng, phương thức phục vụ, các quy chuẩn chung của các nhà hàng ăn nhanh tại Việt Nam Có thể thấy Báo cáo đã khai thác, vận dụng khá tốt các tài liệu dân tộc học thu được qua quá trình điễn dã, tham gia vào công việc tại các nhà hàng ăn nhanh này. Tuy nhiên với những nội dung cụ thể thì báo cáo chỉ dừng lại ở việc liệt kê, tổng hợp mà chưa đưa ra được những đặc điểm nổi bật của hai xu hướng toàn cầu hóa và bản địa hóa đồ ăn nhanh ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Nhân học của sinh viên Nông Thị Nụ (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Ẩm thực Nhật Bản tại hà Nội (Nghiên cứu trường hợp hệ thống các nhà hàng Kichi Kichi tại Hà Nội” năm 2014 là một nghiên cứu khác về ẩm thực đồ ăn nhanh ở Hà Nội. Khóa luận này nói riêng và các tài liệu nghiên cứu khác nói chung đã khai thác các yếu tố tác động và biển hiện của sự toàn cầu hóa và địa phương 16 hóa của đồ ăn nhanh trong cuộc sống đô thị Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu trường hợp kể trên cho thấy các yếu tố toàn cầu hóa và địa phương hóa được biểu hiện khá rõ ràng và đa dạng trong cuộc sống của người dân đô thị Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Tiếp cận lý thuyết Như đã đề cập ở trên, trong bài nghiên cứu về chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh McDonal’s, tác giả James L. Waston đã đề cập đến hai xu hướng đó là “toàn cầu hóa” và “địa phương hóa” để thích nghi, tồn tại và phát triển của hệ thống nhà hàng McDonal’s ở châu Á. Tôi sử dụng cách giải thích này để áp dụng trong luận văn của mình với đối tượng nghiên cứu là hệ thống nhà hàng Lotteria ở Việt Nam. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của hệ thống nhà hàng Lotteria vừa là biểu hiện vừa là động lực thúc đẩy sự toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn, bên cạnh đó có thể thấy hệ thống này đã “địa phương hóa” để thích nghi với văn hóa và xã hội Việt Nam. Có thể thấy các hãng đồ ăn nhanh trên thế giới đã rất thành công khi sáng tạo ra một ngành công nghiệp mới làm thay đổi rất lớn cách thức và thời gian dành cho việc tiêu thụ đồ ăn của con người. Hiện nay, công nghiệp đồ ăn nhanh không chỉ được tạo ra để phục vụ cho các lái xe các bữa ăn nhanh, gọn tại xe ô tô, mà còn trở thành lĩnh vực đầu tư tiềm năng cho nhiều nhà kinh doanh. Sự phát triển này cũng kéo theo nhiều yếu tố mới trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người, đặc biệt là trong môi trường các nước đang phát triển như Việt Nam. Trường hợp hệ thống nhà hàng Lotteria ở Việt Nam cho thấy những biểu hiện rõ ràng của hai xu thế toàn cầu hóa và địa phương hóa. Biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa có thể thấy được qua việc áp dụng mô hình kinh doanh từ các hãng đồ ăn nhanh lớn trên thế giới mà cụ thể ở đây là áp dụng mô hình của hệ thống McDonal’s. Các nhà hàng Lotteria tại Việt Nam cũng có hình thức, dịch vụ giống với các nhà hàng đồ ăn nhanh phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường xã hội có nhiều điểm khác biệt so với mô hình gốc, 17 Lotteria đã tạo ra một số điểm khác biệt để phù hợp với văn hóa và xã hội, con người Việt Nam - đó chính là biểu hiện rất rõ ràng của quá trình địa phương hóa. Sự xuất hiện của các nhà hàng đồ ăn nhanh Lotteria đã tác động tới khách hàng, làm thay đổi thói quen ăn uống của một bộ phận người dân đã từng sử dụng dịch vụ này. Ngược lại, để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, Lotteria đã từng bước thay đổi, thêm vào các yếu tố địa phương để phù hợp các khách hàng của mình tại Việt Nam. Vậy toàn cầu hóa là gì? Có nhiều cách lý giải khác nhau về toàn cầu hóa, có một số cách lý giải sau: - Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa được hiểu là tiến trình các quốc gia, khu vực bị cô lập đã và đang hội nhập với quốc tế. - Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa được hiểu là sự giao lưu ngày càng nhộn nhịp về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các quốc gia trong phạm vi toàn cầu [15;45]. - Toàn cầu hóa được hiểu thiên về nhất thể hóa nền kinh tế thế giới, các nền kinh tế trên thế giới giao lưu, hợp tác, hòa nhập với nhau tiến tới hình thành một chỉnh thể kinh tế toàn cầu. - Toàn cầu hóa được hiểu là một vấn đề chung nhưng không có ranh giới. Các nhà kinh tế, chính sách, các nhà xã hội học, các nhà văn hóa.. đều có thể giải thích từ lĩnh vực chuyên môn của mình. - Lý giải ở mức sâu hơn, toàn cầu hóa được hiểu là một sự thay đổi sâu sắc trong phạm vi toàn cầu nhưng không phải một hiện tượng mới. Từ khi Chủ nghĩa tư bản Tây Âu bành trướng ra toàn cầu, hình thành phân công quốc tế, thị trường quốc tế, cho đến nay sự lưu thông xuyên biên giới về hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, tin tức, nhân tài và phân phối tài nguyên đều là những biển hiện của toàn cầu hóa. 18 Từ những giải thích khác nhau kể trên, các học giả quốc tế đã có những định nghĩa không giống nhau về toàn cầu hóa: - Toàn cầu hóa là một sự thay đổi xã hội, một sự liên thông ngày càng tăng giữa các xã hội và các yếu tố của nó do sự xuyên văn hóa, sự gia tăng bùng nổ của giao thông góp phần thúc đẩy kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa. - Toàn cầu hóa là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ, văn hóa, môi trường hay xã hội. -Toàn cầu hóa là sự hình thành một ngôi làng toàn cầu hóa dưới sự tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông. Quan hệ giữa các lĩnh vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự tăng không ngừng về sự hiểu biết lẫn nhau như tình hữu nghị giữa các “công dân” thế giới dẫn tới một nền văn minh toàn cầu..[17;45]. Trên thực tế hiện nay, cả trong nghiên cứu về toàn cầu hóa còn rất khác nhau, trong các tài liệu trong và ngoài nước bàn về toàn cầu hóa, có một số khái niệm phổ biến sau đây: -Toàn cầu hóa được nhiều người tán đồng nhất là xem toàn cầu hóa là biểu hiện, là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dẫn đến sự phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia, tạo ra mối quan hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận động phát triển. Một số tác giả xem toàn cầu hóa xét về bản thể là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Quan niệm trên chưa có sự phân biệt giữa toàn cầu hóa và quốc tế hóa. Có ý kiến nhấn mạnh đến khía cạnh quan hệ sản xuất, xem toàn cầu hóa là một giải pháp về quan hệ sản xuất để phù hợp với lực lượng sản xuất. Nhưng ở đây chưa có sự rõ ràng về bản chất của toàn cầu hóa. 19 - Quan niệm xem toàn cầu hóa là giai đoạn cao của quá trình phát triển lực lượng sản xuất thế giới, là kết quả phát triển tất yếu của kinh tế thị trường và khoa học công nghệ. Có ý kiến cho rằng, thực tế của toàn cầu hóa là ở chỗ, hành vi kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng căn bản đến hệ thống chính trị thế giới, ngược lại chính trị lại có tác động to lớn đối với kinh tế. Toàn cầu hóa ngày nay về bản chất chính là sự tăng trưởng của hoạt động kinh tế nói chung đã vượt khỏi biên giới quốc gia và khu vực. Nói một cách khác, toàn cầu hóa mang một nội dung chủ đạo là toàn cầu hóa kinh tế, phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực toàn cầu hóa. Đặc trưng phát triển kinh tế là một nhu cầu thực tế khách quan của nhân loại trong toàn cầu hóa hiện nay. Như vậy những người theo quan điểm trên dường như lại muốn nhấn mạnh khía cạnh phát triển lực lượng sản xuất khi xem xét bản chất của toàn cầu hóa. Đúng là trên thực tế toàn cầu hóa phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất trên quy mô toàn cầu, song vấn đề cơ bản của các hoạt động kinh tế này thì lại chưa được làm rõ. - Quan niệm cho rằng toàn cầu hóa là xu hướng, bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường là hệ thống mở, không bị giới hạn bởi các đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Những ngườiđồng quan điểm cho rằng, toàn càu hóa là quá trình tự nhiên đi tới cộng đồng toàn thế giới của những người lao động tự do và phát triển toàn diện. - Quan niệm của Ủy ban Châu Âu cho rằng: “Toàn cầu hóa có thể định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông tư bản và công nghiệp. Đây không phải hiện tượng mới mà là sự tiếp tục của một tiến trình đã được khơi mào từ khá lâu [4; 62]. - Quan niệm của Grahama Thomspon (Giáo sư kinh tế học chính trị Anh quốc) không tán đồng với quan niệm của Ủy ban châu Âu và cho rằng cần phải có 20 một định nghĩa rõ ràng hơn về toàn cầu hóa. Ông cho rằng, nếu toàn cầu hóa chỉ đơn giản chỉ là việc tiếp tục mở rộng quốc tế hóa dưới một cái tên khác, thì tại sao phải làm om sòm lên như vậy? Và ông đã đưa ra sự khác biệt giữa “nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa” và “nền kinh tế thế giới quốc tế hóa”. Quốc tế hóa không phải là toàn cầu hóa mà có sự khác biệt về chất. Có thể thấy “nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa” thì thực thể chính là bản thân nền kinh tế toàn cầu mới, nó làm thành một cơ cấu quan hệ kinh tế mới mang tính phi lãnh thổ hóa. Có thể thấy có rất nhiều cách tiếp cận và đưa ra các khái niệm khác nhau về toàn cầu hóa. Một số tác giả đã cắt nghĩa thuật ngữ “toàn cầu hóa” và sự xuất hiện thuật ngữ này qua các thời kì ở từng quốc gia, từng khu vực. Toàn cầu hóa lần đầu được đưa vào từ điển tiếng Anh của Webster năm 1961, nhưng mãi đến năm 1980 thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi. Một số nhà nghiên cứu lại đi tìm sự liên quan giữa thuật ngữ “toàn cầu hóa” và các thuật ngữ khác như: “liên kết toàn cầu”, “quốc tế hóa”, “liên kết quốc gia”, “các mối liên kết quốc tế”để đi đến cho rằng toàn cầu hóa đã có từ thời Alexander Đại đế hay từ thời phát hiện ra châu Mỹ (1942). Điều này không phù hợp. Theo cuốn “Toàn cầu hóa kinh tế - Cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển” thì quá trình này mang tính “quốc tế hóa” nhiều hơn là toàn cầu hóa. Đương nhiên cũng phải khẳng định toàn cầu hóa là bước phát triển cao của quá trình quốc tế hóa, là giai đoạn chuyển biến về chất của quá trình quốc tế hóa. Ở một hướng tiếp cận khác, một số người đi vào lí giải “khu vực hóa” và “sự liên kết khu vực”. Theo cách hiểu thông thường, “liên kết khu vực” là hình thức hội nhập một số quốc gia lại với nhau trong phạm vi kề cận về mặt địa lý, trước hết trong lĩnh vực hợp tác kinh tế nhằm mục đích phát triển kinh tế, duy trì hòa bình, ổn định khu vực. Như vậy một đặc điểm rõ nhất để phân biệt “toàn cầu hóa” và “khu vực hóa” là khoảng cách: trong khi toàn cầu hóa là chỉ việc rút ngắn các khoảng cách xa xôi thì “khu vực hóa” để chỉ các mối quan hệ kề cận nhau về mặt địa lý. Hiện tượng “khu vực hóa” và “liên kết khu vực” xuất hiện từ 21 sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các nước nhỏ cảm thấy cần phải liên kết với nhau để chống lại bá quyền của các siêu cường. Sau đó không chỉ các nước nhỏ mà rất nhiều nước tham gia nhằm thiết lập những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế và còn bao trùm cả các lĩnh vực văn hóa- xã hội. Những người tiếp cận theo hướng này coi cả hai quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa đều là những quá trình đi đến hội nhập quốc tế và xem đó là “hai mặt của một vấn đề”, chúng không mâu thuẫn mà tác động bổ sung cho nhau. Địa phương hóa cần được hiểu như thế nào? Địa phương hóa (hay bản địa hóa) đều là khái niệm chỉ một quá trình mà dựa vào đó những tín ngưỡng, thực hành hay đối tượng ngoại lai được chuyển hóa phần nào bởi người dân bản địa nhằm làm cho những tín ngưỡng, thực hành hay đối tượng ngoại lai đó thích hợp hơn với phong cách và các nhu cầu của xã hội bản địa [59]. Trong từng lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, công nghệ thông tin...khái niệm địa phương hóa hay bản địa hóa lại được cụ thể hóa và mang những đặc tính riêng. Ví dụ, chiến lược địa phương hóa (Localization Strategy) trong lĩnh vực kinh tế là chiến lược mà các công ty thường thay đổi chính mình khi bước vào một thị trường nào đó, nhằm tối ưu khả năng đem lại giá trị cho khách hàng (ưu tiên đa dạng hóa cho phù hợp với địa phương), đồng nghĩa với việc chi phí tăng cao. Các sản phẩm của các MNC (Multinational Corporations - các công ty đa quốc gia) sử dụng chiến lược địa phương hóa thường có sự khác biệt lớn giữa các địa phương. Đây là chiến lược thường được các công ty hàng tiêu dùng sử dụng để đối phó với nhu cầu tiêu dùng cực kì khác nhau giữa các nước. Chiến lược địa phương hóa thường dùng để đối phó với ngành có áp lực chi phí thấp và áp lực địa phương hóa cao [42]. 1.3 . Sự ra đời và phát triển của đồ ăn nhanh Đồ ăn nhanh (fast food) có một lịch sử phát triển lâu dài, gắn với nhiều nền văn hóa khác nhau, từ quầy bánh mì kèm trái ô-liu thời La Mã cổ đại đến tiệm mì ở 22 các quốc gia Đông Á và bánh mì lát của vùng Trung Đông Song chỉ đến thế kỷ XX, đồ ăn nhanh mới thật sự trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Carl N. Karrcher là một trong những người đi tiên phong của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ khi ngành công nghiệp này giữ vị trí khiêm tốn cho tới khi nó giữ vị trí bá quyền trong mảng hamburger hiện nay. Carl sinh năm 1917 tại một nông trang gần Upper Sandusky, bang Ohio, Mỹ. Bố ông là một nông dân làm công và cứ sau vài năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004631_9332_2006153.pdf
Tài liệu liên quan