Luận văn Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền

Ở đây, các nhà kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận, lợi ích cho cá

nhân họ chứ không hề chú ý đến lợi ích của người khác, của người tiêu

dùng và lợi ích xã hội.

Một vấn đề ai cũng thừa nhận là kinh doanh phải tính đến lợi nhuận,

không quan tâmđến lợi nhuận thì không còn gọi là kinh doanh nữa. Vì vậy,

bất kỳ doanh nghiệp nào khi bỏ vốn ra để sản xuất kinh doanh đều phải

tuân theo một nguyên tắc cơ bản và sống của họ là bảo toàn và phát triển

đồng vốn. Để đạt được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán

cẩn thận trong việc quyết định bỏ vốn vào đâu? Sản xuất cái gì? Sản xuất

như thế nào? và sản xuất cho ai? . Nếu việc tính toán thu lợi nhuận trên cơ

sở cải tiến sáng tạo để sản xuất và cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều sản

phẩmhàng hoá, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn đáp ứng yêu cầu

của người tiêu dùng là biểu hiện của hành vi kinh doanh công bằng, kinh

doanh trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Để có được các chuẩn mực

này, nhà kinh doanh phải chỉ được phép sử dụng các phương pháp cạnh

tranh trong sáng, lành mạnh thể hiện được phẩm chất đạo đức trong kinh

doanh không trái pháp luật và không đi ngược lại lợi ích xã hội và chỉ có

trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

pdf14 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---------***--------- TRẦN ANH TÚ ĐỘC QUYỀN HÀNH CHÍNH TRONG KINH DOANH NHÌN DƢỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MS: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT HÀ NỘI - 2006 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và lãnh đạo trong hai thập kỷ vừa qua đã tạo ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nước ta. Đây thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc đưa nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc xây dựng một nền kinh tế thị trường rộng mở, dường như người Việt Nam đã biết thừa nhận và bắt đầu yêu quý những quy luật phát triển nội tại của nó mà một trong những quy luật ấy đó là cạnh tranh. Tuy nhiên, do vừa thoát thai từ một kinh tế tập trung bao cấp, trong bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở Việt Nam cũng như ở một số quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi khác, dấu ấn của cơ chế quản lý kinh tế cũ nên nền kinh tế mới dường như còn quá nặng nề. Biểu hiện dễ thấy nhất đó là sự can thiệp quá lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước, của quyền lực công tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính sự can thiệp một cách thái quá này đã và đang làm biến dạng đáng kể hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua đã xuất hiện ngày càng nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh diễn ra trong nền kinh tế nước ta. Trong đó đặc biệt phải kể đến các hành vi độc quyền đã gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng và cho nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh. Theo thông tấn xã Xinhua, Hu Agang, một nhà kinh tế nổi tiếng và là chuyên gia về các vấn nạn quốc gia Trung Quốc, đã cho rằng độc quyền cần được phân ra làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là độc quyền thị trường và nhóm thứ 2 là độc quyền hành chính Nhà nước. 3 Độc quyền thị trường có thể được định nghĩa là việc sử dụng sức mạnh kinh tế, quyền lực thị trường và công nghệ mới để điều khiển thị trường. Loại độc quyền này không thể tạo ra tham nhũng vì nó được điều chỉnh bởi luật chống độc quyền. Tuy nhiên, hầu hết sự độc quyền ở Trung Quốc. Việt Nam và một số các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi khác lại rơi vào nhóm thứ 2. Độc quyền hành chính Nhà nước có thể được hiểu là việc sử dụng quyền lực Nhà nước để điều khiển thị trường, làm tổn hại đến mô hình phân phối lợi ích. Loại độc quyền này là vô cùng nguy hiểm bởi nó thủ tiêu cân bằng thị trường và làm cản trở cạnh tranh công bằng. Ở Trung Quốc, người ta ước tính mức thiệt hại do hành vi này gây ra khoảng từ 50 đến 100 tỷ nhân tệ. Ở Việt Nam, chưa có một con số thống kê chính thức nào cho thấy những tổn hại thực tế mà độc quyền hành chính ra, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận thấy những ảnh hưởng vô cùng to lớn mà độc quyền hành chính đã rây ra cho nền kinh tế. Chính vì vậy, chống độc quyền hành chính trong kinh doanh đã và đang là một cuộc cách mạng sâu sắc, trở thành yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Độc quyền hành chính khác biệt so với độc quyền hành kinh tế không từ những chủ đề, phương thức và mục đích độc quyền, mà còn khác nhau về điều kiện phát sinh ra độc quyền. Do đó, việc sử dụng các công cụ kiểm soát độc quyền kinh tế để kiểm soát độc quyền hành chính trong trường hợp này tỏ ra không hiệu quả. Để có thể tìm ra một phương thuốc đặc trị cho độc quyền hành chính cần thiết phải có sự nghiên cứu một chách thấu đáo về bản chất và đặc điểm của loại độc quyền này. Chính vì vậy tác giả mạnh dạn chọn đề tài “độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dƣới góc độ pháp luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền” làm đề tài khoá luân tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một vài thiển ý cho việc tìm kiếm một công cụ có khả năng tiết hữu hiệu độc quyền hành chính ở Việt Nam. 4 2. Tình hình nghiên cứu: Độc quyền hành chính trong kinh doanh là một hiện tượng tuy không mới nhưng lạ trong tư duy pháp lý truyền thống về chống độc quyền. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề này, ở Việt Nam không nhiều tác giả. Ngoài những nghiên cứu có tính chất khai khá, gợi mở của PGS – TS Phạm Duy Nghĩa trong Chuyên khảo Luật kinh tế và một số những nhận diện của PGS – TS Nguyễn Như Phát trong một số bài báo thì có thể kết luận rằng tính đến thời điểm hiện nay chưa hề có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và thấu đáo về độc quyền hành chính dưới phương diện pháp lý. Trên thế giới, chúng ta có thể bắt gặp những nghiên cứu về vấn đề này trong một số bài viết của một vài tác giả người Trung Quốc trong quá trình quốc gia này ban hành luật chống độc quyền như Dahuan Tong, Xiaoye Wang -Dahuan Tong, Administrative Mônpoly is Corruption, Beijung Youth Daily 24/09/2001, reprinted in Prople ’ s Daily 9/1/2002 -Xiaoye Wang, (2002) The Prospect of Antimonopoly Legislation in China, Washington Iniversity Clobal Studies Law Review, 2002 Vol. 1:2001 3. Mục đích và vi phạm nghiên cứu của đề tài: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ bản chất, nội dung của độc quyền hành chính trong kinh doanh từ giác độ pháp lý, qua đó, đề xuất được những kiến giải có giá trị về mặt chính sách và pháp luật cho việc tiết chế một cách có hiệu quả hiện tượng độc quyền hành chính. 5 Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra nhứng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Thứ nhất: Nhận diện từ nhiều giác độ hiện tượng độc quyền hành chính trong kinh doanh, đưa ra khái niệm độc quyền hành chính, đánh giá bản chất, làm rõ những đặc điểm của hiện tượng độc quyền hành chính trong mối tương quan so sánh với độc quyền kinh tế. - Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng độc quyền hành chính trong kinh doanh ở Việt Nam và thực trạng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam hiện nay đối với hiện tượng này. Tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia đi trước trong việc xử lý những vấn đề liên quan tới độc quyền hành chính. -Thứ ba: Trên cở sở phân tích những nguyên nhân, điều kiện của độc quyền hành chính để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật tiết chế hiện tượng độc quyền hành chính trong kinh doanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Độc quyền hành chính là một hiện tượng phức tạp 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu từ phương pháp phân tích, tổng hợp khái quát hoá tới so sánh luật học trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-LêNin về Nhà nước và pháp luật. Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp được đặc biệt quan tâm, vì đây là một đề tài hoàn toàn mới mẻ, nghiên cứu về một vấn đề không phổ biến trên thế giới, tác giả phải tự tìm hiểu, phân tích từng hiện tượng,vụ việc cụ thể để từ đó khái quát hoá nên thành những khái niệm pháp lý. Ngoài ra, phương pháp so sánh cũng được tác giả sử dụng nhiều để đối chiếu tham khảo những kinh nghiệm của những quốc gia trên thế giới đã và đang phải đối phó với độc quyền hành chính. 5. Kết cấu của luận văn: 6 Ngoài lời mở đầu, các phần kết luận, danh mục văn bản, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 03 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về độc quyền và độc quyền hành chính trong kinh doanh. - Chương 2: Thực trạng độc quyền hành chính trong kinh doanh ở Việt Nam và sự điều chỉnh của pháp luật. - Chương 3: Nguyên nhân của độc quyền hành chính và những giải pháp nhằm hạn chế độc quyền hành chính trong kinh doanh ở Việt Nam. CHƢƠNG 1 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN HÀNH CHÍNH TRONG KINH DOANH 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và độc quyền 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh “Con gà tức nhau tiếng gáy”, mới chỉ có thế mà đã râm ran mỗi buổi ban mai. Tranh đua là một bản năng vốn có của chúng sinh, loài người cũng vì ơn bản năng đó từ nguyên thuỷ mà văn minh như ngày nay. Chính sách quốc gia nếu khuyến khích, bảo hộ cạnh tranh sẽ làm cho xã hội sôi động và phồn thịnh; ngược lại, nếu kìm hãm, ngăn trở hoặc xoá bỏ cạnh tranh thì xã hội sẽ trở nên tĩnh lặng - một chính sách như vậy phản quy luật vận động tự nhiên [30, tr 7]. Vậy nên, sau khi cuộc thử nghiệm mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã thất bại trên quy mô toàn cầu, quốc gia nào cũng tìm mọi cách lợi dụng, khuếch trương và bảo vệ cạnh tranh, chẳng những trong kinh doanh, mà ngày càng mở rộng cạnh tranh ra mọi lĩnh vực: từ chính trị, giáo dục, y tế, quốc phòng.. cho đến hầu hết các loại hình dịch vụ công. Trên văn đàn nước ta, gần đây bắt đầu xuất hiện các bài báo khoa học và sách tham khảo về đề tài này- một sự lạc hậu khoảng 100 năm so với thế giới bên ngoài. Cùng với việc soạn thảo và dự kiến ban hành Luật cạnh tranh vào năm 2004, hiện trạng này có thể đổi thay; lý thuyết, chính sách và pháp luật cạnh tranh có thể sẽ được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Cạnh tranh - với tính cách là một hiện tượng xã hội - chỉ xuất hiện dưới những tiền đề kinh tế và pháp lý cụ thể. Cạnh tranh với tính cách là động lực phát triển nội tại của mỗi nền kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh cũng chỉ thực sự diễn ra khi pháp luật thừa nhận và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình sở hữu, khi tự do thương mại và theo đó là tự do kinh doanh, tự do khế ước, và quyền tự chủ 8 của các cá nhân được hình thành và bảo đảm. Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi không có bất kỳ một quy định nào ngăn cản sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng. Khi nhận dạng tính chất và mức độ biểu hiện của cạnh tranh trong các hình thái thị trường cho thấy tầm quan trọng của việc nhận dạng và xác lập được các tiêu chí phân loại hình thái thị trường để đánh giá tính chất và mức độ biểu hiện của cạnh tranh theo từng hình thái: - Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế, người ta phân thị trường thành hai hình thái: Cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết. - Căn cứ vào cơ cấu doanh nghiệp và mức độ tập trung trong một ngành, một lĩnh vực kinh tế, người ta phân thị trường thành các hình thái: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền - Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh người ta phân nhóm các hành vi cạnh tranh trên các hình thái thị trường gồm hai loại: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. 1.1.2. Khái niệm độc quyền: Kinh tế thị trường được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại khi con ngườiđã trải qua sự thống trị của kinh tế tự nhiên luôn làm cho xã hội vận động chậm chạp và sự thống trị của kinh tế chỉ huy làm mất động lực kinh tế, triệt tiêu tínhnăng động và sáng tạo của con người. Cho đến nay, chúng ta chưa thể tìm ra được một kiểu tổ chức kinh tế nào có hiệu quả hơn kinh tế thị trường vì nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối vớisự nhạy bén và sáng tạo của con người thông qua môi trường cạnh tranh. 9 Song dưới sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật giá trị, cácchủ thể kinh doanh cạnh tranh hết sức khốc liệt với nhau với mục đích tối đa hoá lợi nhuận tất yếu dẫn đến tình trạng độc quyền. Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên Thế giới đều thừa nhận rằng mục tiêu của các quốc gia khi tiếp cận, nghiên cứu và xây dựng một chính sách cạnh tranh đều nhằm tạo ra một trật tự cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp và tất cả các hành vi có xu hướng làm hạn chế cạnh tranh hay độc quyền thị trường sẽ không nằm ngoài sự hiệu chính của sách cạnh tranh đó. Cần phải khẳng định một điều rất động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển chính là quy luật cạnh tranh. Có lẽ vì lý do này mà không ít các doanh nghiệp cho rằng: Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường thì không cần quan tâm đến chuẩn mực đạo đức kinh doanh và khuôn khổ của cạnh tranh lành mạnh. Thương trường là chiến trường. Vì sự tồn tại của mình các doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng tất cả mọi biện pháp kể cả những hành vi bất chính nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh để thu lợi nhuận tối đa về mình. Trong cuốn “Tư bản”khi đề cập đến mục đích kinh doanh và đạo đức kinh doanh của các nhà kinh doanh tư bản, C. Mác đã viện dẫn quan điểm của nhà quốc tế học mà người Anh là Adam Smith (1923 - 1790) khi đưa ra nguyên lý về thị trường tựdo và bàn tay vô hình: “Mỗi kttư nhân hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều lấy lợi ích tư nhân, lợi nhuận làm thước đo cho sự thành đạt của họ” và C. Mác đã đưa ra nhận định: “Trong xã hội được thống trị bởi chuẩn mực đạo đức như vậy thì nhà kinh doanh có thể không từ một thủ đoạn nào mà lại không dám vi phạm tới dù có treo cổ họ lên nhưng vì lợi nhuận họ vẫn làm” . 10 Ở đây, các nhà kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận, lợi ích cho cá nhân họ chứ không hề chú ý đến lợi ích của người khác, của người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Một vấn đề ai cũng thừa nhận là kinh doanh phải tính đến lợi nhuận, không quan tâmđến lợi nhuận thì không còn gọi là kinh doanh nữa. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào khi bỏ vốn ra để sản xuất kinh doanh đều phải tuân theo một nguyên tắc cơ bản và sống của họ là bảo toàn và phát triển đồng vốn. Để đạt được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận trong việc quyết định bỏ vốn vào đâu? Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? . Nếu việc tính toán thu lợi nhuận trên cơ sở cải tiến sáng tạo để sản xuất và cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều sản phẩmhàng hoá, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng là biểu hiện của hành vi kinh doanh công bằng, kinh doanh trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Để có được các chuẩn mực này, nhà kinh doanh phải chỉ được phép sử dụng các phương pháp cạnh tranh trong sáng, lành mạnh thể hiện được phẩm chất đạo đức trong kinh doanh không trái pháp luật và không đi ngược lại lợi ích xã hội và chỉ có trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các nhà kinh doanh, các hãng sản xuất mới có cơ hội để bộc lộ rõ sức mạnh và ảnh hưởng của mình đối với thị trường và thị hiếu, yêu cầu của người tiêu dùng thông qua sản phẩm của họ. Tuy nhiên, vẫn có các hành vi bị coi là bất hợp pháp khi các hành vi đó được thực hiện gây cản trở các giao dịch công bằng, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Phân biệt đối xử với bạn hàng khi tham cạnh tranh chỉ làm ăn riêng lẻ với mình một cách bất hợp pháp trong giao dịch kinh doanh với bạn hàng; ấn định, duy trì và tăng giá áp đặt phương thức bán hàng; hạn chế các lĩnh vực và thị trường kinh doanh của bạn hàng Như vậy, có thể khẳng định rằng, thông qua các hành vi nói trên các 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 3. Luật doanh nghiệp (29.11.2005) 4. Luật doanh nghiệp Nhà nước (26/11/2003) 5. Luật đấu thầu (29/11/2005) 6. Luật cạnh tranh (03/12/2004) 7. Luật ngân sách nhà nước (16/02/2002) 8. Luật thương mại 2005 9. Luật tổ chức Quốc Hội 2001 10. Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội 11. Luật xây dựng (26/11/2003) 12. Nghị định của Chính phủ số 116/2005/NĐ - CP ngày 15.09.2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh 13. Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ - CP ngày 30.09.2005 quy định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh 14. Nghị định Chính phủ số 59/2006/NĐ-CP ngày 12.06.2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện 15. Nghị định của Chính phủ số 101/2006/NĐ-CP ngày 21.09.2006 quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư. 16. Nghị định của Chính phủ số 88/2006/NĐ-CP ngày 29.08.2006 về đăng ký kinh doanh 12 17. Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22.09.2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư II. CÁC BÀI VIẾT, SÁCH THAM KHẢO 18. David Begg, Statey Fischer and Rudiger Damburch, Kinh tế học tập I và II, Nxb giáo dục, 1995 19. Bộ tƣ pháp, kỷ yếu dự án VIE/94/003 về “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam ”, Hà Nội,1998 20. Đặng Văn Chiến (chủ biên), Cơ chế bảo hiến(2006), Nhà xuất bản Tư pháp 21. Margot Cohen, 2002, Viễn thông Việt Nam phát triển nhanh chóng nhưng còn nặng độc quyền, 2002 (Tạp chí kinh tế Viễn Đông), bản dịch tiếng Việt trên Vnexpress.net ngày 27/04/2002 22. Cục quản lý cạnh tranh Bộ thƣơng mại (2005), Thực thi Luật thương mại lành mạnh ở Đài Loan, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. 23. Nguyễn Đăng Dung, Sự giới hạn quyền lực Nhà nước (2005), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HN, 2005 24. An Dung, 2003, Chấn chỉnh quản lý giá dược phẩm, [2003], 3 25. Ngô Quốc Dũng, 2000, Nhận diện các công cụ và thủ đoạn cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Cộng sản, 2000, số 7, có thể tải về từ www.cpv.org.vn [tóm lược sự vụ Coca Cola và Tribeco] 26. Đặng Vũ Huân, 2002, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, [2002] 27. Lê Văn Hƣng, 2002, Cần có các quy định cho doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện Luật cạnh tranh, Tạp chí Cộng sản, 2002, 13 số 25, có thể tải về từ www.cpv.org.vn [Góp ý xây dựng Luật cạnh tranh] 28. Nguyễn Thị Mỹ Loan, Bình luận khoa học Luật cạnh tranh (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005. 29. Phạm Duy Nghĩa, Về pháp luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền (2001), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2001, số 5, tr. 31-37 30. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế (2004), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HN, 2004. 31. Ngân hàng Thế giới, Nhà nước trong một Thế giới đang chuyển đổi(1998), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 32. Nguyễn Đình Phan (Chủ biên), Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 33. Nguyễn Nhƣ Phát, Bùi Nguyên Khánh, 2001, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, [2001] 34. Nguyễn Nhƣ Phát, Trần Đình Hảo (Chủ biên) 2001, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội [2001] 35. Nguyễn Như Phát, Pháp luật tố tụng và cách thức tố tụng kinh tế, NNPL, [2001] số 11, tr. 24-35 36. Phùng Thị Lan Phƣơng (2005), Luận văn tốt nghiệp cao học với đÒ tài “pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” 37. Nguyễn Trung, Những yếu kém cần phải thay đổi trong hệ thống, Vietnamnet/ chính trị/ đổi mới/ ngày 23/08/2006 38. Dahuan Tong, Administrative Monopoly is Corruption, Beijing Youth Daily 24/09/2001, reprinted in People’s Daily 9/1/2002 14 39. Vũ Quốc Tuấn, Chống tham nhũng bằng kiểm soát quyền lực, Bài tham gia Diễn đàn "Giải pháp nào để ngăn chặn,kiềm chế, đẩy lùi tham nhũng" , VN net, 09:47' 29/08/2006 (GMT+7) 40. Bùi Ngọc Sơn, Bảo hiến ở Việt nam (2006), Nhà xuất bản Tư pháp, 2006 41. Trần Minh Sơn, Kiện toàn hoạt động đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 27/11/2003, tr. 19 42. Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ƣơng (CIEM), 2002, Các vấn đề pháp lý và thể chế về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2002 43. VietNamNet, Những thành tựu kinh tế đã xứng đáng với tiềm năng và với những gì mà ta kỳ vọng? Chúng ta đang ở đâu trong sân chơi của nền kinh tế toàn cầu? Cần phải làm gì để tạo những bứt phá để sánh vai với các cường quốc khu vực?30/06/2006 44. Lê Danh Vĩnh, 2000, Xây dựng luật cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam, Trả lời phỏng vấn trang tin www.cpv.org.vn ngày 12/04/2000 45. Xiaoye Wang, (2002) The Prospect of Antimonopoly Legislation in China, Washington University Global Studies Law Review, 2002 Vol. 1: 201 46. Xuezheng Wang, (2001) Competition Law and Policy in China, OECD Document No CCNM/GF/COMP/WP (2001) 10 47. Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ƣơng (CIEM), 2002, Các vấn đề pháp lý và thể chế về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2002 48. Le Danh Vinh, 2003, The role of competition policy in regulatory reform in Vietnam, 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l0_01276_1515_2010187.pdf
Tài liệu liên quan