MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm tạ
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Mục lục
Mở đầu . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan . 5
1.1.1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và dự bị đại học . 5
1.1.1.1. Khái niệm "giáo dục" . 5
1.1.1.2. Khái niệm "đào tạo". 5
1.1.1.3. Khái niệm "bồi dưỡng". 6
1.1.1.4. Khái niệm "dự bị đại học". 6
1.1.2. Tổ chức, hoạt động, quản lý và quản lý giáo dục. 6
1.1.2.1. Khái niệm "tổ chức" . 6
1.1.2.2. Khái niệm “hoạt động". 7
1.1.2.3. Khái niệm "quản lý". 7
1.1.2.4. Quản lý giáo dục. 8
1.2. Quan điểm của Đảng ta về phát triển giáo dục-đào tạo cho đồng bào
các dân tộc thiểu số. 8
1.2.1.Gắn chặt quan điểm phát triển giáo dục-đào tạo với quan điểm và
chính sách dân tộc. 9
1.2.2. Phát triển giáo dục dân tộc phải gắn bó chặt chẽ . 10
1.2.3. Phát triển giáo dục dân tộc phải được triển khai trên nhiều bình diện,. 12
1.2.4. Phát triển giáo dục dân tộc phải phù hợp với từng vùng, từng dân tộc . 12
1.3. Vai trò và vị trí của Trường Dự bị đại học. 13
1.3.1. Vai trò của Trường Dự bị đại học . 13
1.3.1.1. Tính khách quan của sự ra đời các trường dự bị đại học . 131.3.1.2. Sự ra đời của các trường dự bị đại học là một trong những hình thức
góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân . 14
1.3.1.3.Vai trò của trường dự bị đại học . 15
a) Vai trò của Trường Dự bị đại học nói chung. 15
b) Vai trò của Trường Dự bị đại học Tp. Hồ Chí Minh đối với vùng đồng
bằng sông Cửu Long. 16
1.3.2. Vị trí của trường dự bị đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam . 18
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG DỰ BỊ
ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA . 22
2.1. Tổng quan về Trường Dự bị đại học TP.HCM . 22
2.1.1. Quá trình thành lập trường Dự bị Đại học Tp.HCM . 22
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của trường Dự bị Đại học TP.HCM. 22
2.1.2.1. Chức năng. 22
2.1.2.2. Nhiệm vụ. 23
2.1.3. Tổ chức của trường Dự bị Đại học TP.HCM. 23
2.2. Hoạt động đào tạo của Trường Dự bị đại học Tp.HCM thời gian qua. 24
2.2.1. Hoạt động tuyển sinh. 24
2.2.2. Hoạt động đào tạo . 27
2.2.2.1. Tổ chức lớp học. 27
2.2.2.2. Chương trình học. 27
2.2.2.3. Nội dung học tập và phương pháp cung cấp kiến thức cho sinh viên 28
2.2.2.4. Phương pháp đáng giá học sinh – sinh viên. 28
2.2.3. Đánh giá . 29
2.2.3.1. Một số kết quả . 29
2.2.3.2. Một số tồn tại. 30
2.2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại . 32
a) Nguyên nhân khách quan . 32
b) Nguyên nhân chủ quan . 32
2.3. Công tác quản lý đào tạo của Trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minhthời gian qua . 32
2.3.1. Nhận thức của trường về trách nhiệm của mình . 32
2.3.2. Xây dựng và triển khai nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo 32
2.3.3. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, GV quản lý và đào tạo cho HS diện chínhsách. 34
2.3.4. Thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa trường DBĐH với các địa phương và các
trường THCN, CĐ, ĐH . 34
2.3.5. Đánh giá về tổ chức và quản lý đào tạo. 35
2.3.5.1. Một số kết quả . 35
a) Về tổ chức. 35
b) Tổ chức giảng dạy và học tập. 35
2.3.5.2. Một số tồn tại. 38
2.3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại . 39
Chương 3: ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HỌC SINH, SINH VIÊN
DIỆN CHÍNH SÁCH Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH. 43
3.1. Cơ sở để xây dựng giải pháp. 43
3.1.1. Cơ sở lý luận . 43
3.1.1.1. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và đào tạo nguồn nhân lực cho
các dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . 43
3.1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về dân tộc và phát triển giáo dục-đào tạo cho
vùng dân tộc. 44
a) Quan điểm của Đảng ta về dân tộc . 44
b) Quan điểm của Đảng ta về phát triển giáo dục-đào tạo cho vùng dân tộc . 44
3.1.2. Cơ sở pháp lý . 48
3.1.3. Cơ sở thực tiễn . 49
3.2. Một số nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng các giải pháp . 49
3.2.1. Một số nguyên tắc . 49
3.2.1.1. Nguyên tắc 1 . 49
3.2.1.2. Nguyên tắc 2 . 51
3.2.1.3. Nguyên tắc 3 . 523.2.2. Một số yêu cầu . 53
3.2.2.1. Các giải pháp tạo được sự thống nhất và hỗ trợ cho nhau. 53
3.2.2.2. Có tính khả thi trong giai đoạn sắp tới. 54
3.3. Một số giải pháp. 54
3.3.1. Nhóm giải pháp đổi mới về tổ chức . 54
3.3.1.1. Đổi mới về tổ chức bộ máy của trường DBĐH TP.HCM. 54
3.3.1.2. Đổi mới tổ chức tuyển sinh . 55
3.3.1.3. Đổi mới công tác tổ chức đào tạo. 59
a) Đổi mới về chương trình và nội dung đào tạo. 60
b) Đổi mới về bố trí đội ngũ giảng viên để giảng dạy những nội dung
đào tạo. 62
3.3.1.4. Đổi mới phương thức chuyển giao học sinh hệ DBĐH cho các trường
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học . 62
3.3.2. Nhóm giải pháp đổi mới về quản lý . 64
3.3.2.1. Đổi mới về phân cấp quản lý, tạo cho trường DBĐH chủ động trong
công tác đào tạo. 65
3.3.2.2. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan và đơn vị
hữu quan đối với công tác đào tạo học sinh hệ DBĐH. 66
3.4. Một số đề xuất, kiến nghị . 70
3.4.1. Hội đồng dân tộc của Quốc hội và Ủy ban dân tộc của chính phủ. 70
3.4.2. Với Bộ Giáo dục và đào tạo . 70
3.4.3. Với chính quyền địa phương trong vùng tuyển sinh. 71
3.4.4. Với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp . 71
Kết luận. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
86 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên diện chính sách tại trường dự bị đại học TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyển vào Cao đẳng:
+ Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá trở lên.
+ Điểm tổng kết cuối năm của các môn chính khoá đạt từ 4,0 trở lên.
- Được xét tuyển vào Trung học chuyên nghiệp:
+ Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá trở lên.
+ Điểm tổng kết cuối năm của các môn chính khoá đạt từ 3,0 trở lên.
2.2.3. Đánh giá
2.2.3.l. Một số kết quả
a) Từ năm 1990 đến nay, trường đã tuyển được 16 khóa dự bị đại học học
sinh dân tộc thiểu số với 2622 học sinh. So với nhiều trường Cao đẳng, Đại học
thì số lượng học sinh được tuyển như vậy quả là khiêm tốn, thậm chí là quá ít.
Tuy nhiên xuất phát từ chức năng của trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh
mà Bộ Giáo dục-Đào tạo đã giao và thực trạng học tập của học sinh dân tộc
thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên và một số
tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thì đào tạo được hơn 2000 học sinh dân tộc thiểu
số đã góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có trình độ Cao đẳng,
Đại học như vậy là không nhỏ.
b) Trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai đầy đủ và có kết
quả những nhiệm vụ được giao đối với việc đào tạo học sinh dân tộc hệ dự bị.
Từ khâu tuyển sinh đến khâu tổ chức đào tạo, từ khâu bố trí nội dung chương
trình đến phương pháp đào tạo, trường một mặt vừa tuân thủ quy chế chung
do Bộ Giáo dục-Đào tạo đưa ra vừa có những vận dụng thích hợp vào tình hình
cụ thể của đơn vị. Ví dụ: dựa trên cơ sở thông tin của các địa phương và kết quả
khảo sát của trường tại các vùng (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông
- 30 -
Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ), trường đã sắp xếp các lớp theo khối A,
B, C và theo từng vùng, đồng thời cử giáo viên kèm cặp học sinh theo từng
vùng.
Qua một năm được đào tạo tại trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh,
học sinh dân tộc củng cố được kiến thức phổ thông, tiếp cận được một phần kiến
thức ít nhiều gần gũi, quan hệ với nội dung, chương trình năm thứ nhất ở Cao
đẳng, Đại học. Đồng thời, học sinh dân tộc bước đầu làm quan với phương pháp
học tập ở Cao đẳng, Đại học. Về phương diện này, học sinh dân tộc khi bước
vào trường Cao đẳng, Đại học sẽ ít bỡ ngỡ, lúng túng. Vì thế, trong 4-5 năm theo
học tại các trường Cao đẳng, Đại học, phần lớn học sinh dân tộc theo học không
quá khó khăn. Trường đã đánh giá chính xác, khách quan năng lực học tập của
học sinh dân tộc.
2.2.3.2. Một số tồn tại:
Theo chúng tôi, hoạt động đào tạo của trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí
Minh thời gian qua, có hai tồn tại chủ yếu:
a) Trường còn khá lúng túng và bị động trong quá trình triển khai hoạt
động đào tạo.
Mặc dù hàng năm, chỉ tiêu tuyển sinh Bộ Giáo dục-Đào tạo giao cho
trường tăng dần (2004: 400 học sinh, 2005: 500 học sinh, 2006: 540 học sinh),
nhưng điều đó không có nghĩa là Bộ cho phép trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí
Minh chủ động tuyển sinh. Từ đầu vào (tuyển sinh) đến nguồn tài chính phục vụ
cho hoạt động đào tạo, trường luôn luôn phụ thuộc vào Bộ. Hầu như trường
thiếu hẳn những thông tin, đầu vào về đối tượng mà mình đào tạo: không nắm
được hoàn cảnh gia đình, năng lực học tập của học sinh dân tộc. Đối với các
trường Cao đẳng, Đại học khác, nhu cầu nắm bắt đối tượng học tập (học sinh,
- 31 -
sinh viên) có thể không cần, hoặc nếu cần cũng không lớn và không bức thiết.
Nhưng đối với trường Dự bị Đại học việc nắm chắc đầu vào về đối tượng học
tập (học sinh) là cực kỳ cần thiết. Do không nắm được đầu vào nên nhiều giáo
viên của trường vừa phải lên lớp giảng dạy theo nội dung, chương trình do Bộ
Giáo dục-Đào tạo đưa ra vừa phải tìm hiểu năng lực học tập, hoàn cảnh của học
sinh và theo đó vừa điều chỉnh nội dung, chương trình vừa phải tìm kiếm phương
pháp giảng dạy sao cho phù hợp với học sinh dân tộc. Đúng là “vừa chạy vừa
xếp hàng”.
Do bị động đầu vào (chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực học tập của học sinh
dân tộc,), nên trường không khỏi lúng túng khi xếp lớp, xếp khối cho học sinh
và bố trí giáo viên dạy. Cùng là học sinh dân tộc, song thực tế cho thấy học sinh
dân tộc Tày, Mường, Thái, Khơme, Chăm nhận thức nhanh hơn học sinh các dân
tộc khác. Vì thế sắp xếp lớp sao cho học sinh các dân tộc Tày, Mường, Thái,
Khơme, Chăm có thể phát huy được khả năng của mình, còn học sinh các dân
tộc khác có thể theo kịp chương trình học tập quả là không dễ dàng.
b) Chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế. Chất lượng đào tạo của các
trường Cao đẳng, Đại học ở nước ta nhìn chung là thấp. Đối với các trường Dự bị
Đại học, chất lượng đào tạo càng đáng quan ngại hơn bởi:
- Đối tượng học tập (học sinh dân tộc) còn nhiều hạn chế về năng lực học tập.
- Thời gian đào tạo quá ngắn (chỉ 10 tháng)
- Cái gọi là dự bị đại học còn chưa xác định rõ về chức năng: đào tạo hay
bồi dưỡng hay ôn tập và luyện thi đại học?
Mặc dù, số học sinh dân tộc trong 16 khóa đã qua đào tạo ở trường Dự bị
Đại học Tp. Hồ Chí Minh vào các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên
nghiệp có tỷ lệ rất cao: 2403HS/2622 (tức bằng 91,6%). Song điều đó không có
- 32 -
nghĩa là chất lượng học sinh dân tộc ở trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh là
cao, thậm chí rất cao.
2.2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại
a) Nguyên nhân khách quan:
- Bộ Giáo dục-Đào tạo chưa mạnh dạn tạo điều kiện cho các trường Dự
bị Đại học nói chung, trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh nói riêng chủ động
trong khâu tuyển sinh và một số khâu khác (kinh phí đào tạo và đầu tư cho cơ sở
vật chất, trang thiết bị,)
- Do hạn chế về năng lực học tập của học sinh dân tộc. Vì thế, trong vòng
10 tháng đào tạo khó lòng tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng học tập và
đào tạo.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Trường chưa thực sự chủ động đề xuất và tham mưu với Bộ Giáo dục-
Đào tạo để có những điều chỉnh thích hợp. Trường vẫn chỉ dừng lại ở mức độ:
đào tạo tốt chỉ tiêu do Bộ giao là làm tròn chức năng. Giáo viên còn lúng túng
khi lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp.
- Học sinh dân tộc còn nhiều hạn chế, trước hết là nhiều học sinh dân tộc
cảm thấy gò bó khi học tập nên thường muốn về nhà đi làm mướn, làm rẫy thích
hơn là đi học. (xem thêm ở 2.3.5.3)
2.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC TP. HỒ
CHÍ MINH THỜI GIAN QUA.
2.3.1. Nhận thức của trường về trách nhiệm của mình.
Xuất phát từ vị trí và vai trò của mình, Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên,
công nhân viên trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh đã có một nhận thức
thống nhất, rõ ràng về trách nhiệm của trường. Để đảm nhiệm tốt vai trò, vị trí,
chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động đào tạo được giao, trường cần phải tăng
- 33 -
cường nắm bắt và quản lý học sinh dân tộc thiểu số ở cả 3 giai đoạn trước, trong
và sau thời gian học tập ở trường. Từ nhận thức ấy, trường đã triển khai một loạt
hoạt động mang tính đặc thù so với các trường CĐ, ĐH khác. Cụ thể:
- Để nắm chắc tình hình học sinh dân tộc thiểu số khi họ nhập học (giai
đoạn đầu vào), hàng năm trường đã cử các đoàn cán bộ, giáo viên của trường về
các vùng sâu, vùng xa trao đổi kỹ càng với các sở giáo dục – đào tạo, các trường
THPT dân tộc nội trú về hoàn cảnh gia đình, điều kiện và khả năng học tập của
học sinh. Kết quả từ những chuyến công tác thực địa là cơ sở để trường xây
dựng các kế hoạch quản lý và hỗ trợ cho học sinh khi nhập học.
- Trong giai đoạn tiếp theo (giai đoạn học sinh tập trung tại trường),
trường đã tiến hành phân loại, xếp lớp phù hợp với từng loại học sinh đồng thời
bố trí những giáo viên có năng lực và nhiệt tình làm giáo viên chủ nhiệm lớp và
giảng dạy.
- Ở giai đoạn cuối cùng (giai đoạn chuyển giao học sinh sau khi đào tạo
tại trường cho các trường THCN, CĐ, ĐH), trường đã có quan hệ chặt chẽ với
các trường, trao đổi với các trường về hoàn cảnh gia đình, cuộc sống, năng lực
học tập, của học sinh sẽ theo học tại các trường CĐ, ĐH.
2.3.2. Xây dựng và triển khai nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo.
Với tính chất là một trường Dự bị Đại học và thời gian đào tạo cho một
khoá chỉ 01 năm, do đó trường rất quan tâm đến:
Một là: xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp
với thời lượng rất hạn chế và với khung nội dung, chương trình chung do Bộ GD
– ĐT đưa ra, đồng thời phải xác lập đặc điểm của đối tượng học tập là học sinh
dân tộc thiểu số.
- 34 -
Hai là: triển khai kịp thời, theo đúng tiến trình nội dung, chương trình và
phương pháp đào tạo đã được xây dựng.
Ba là: nội dung chương trình được bao gồm những phần cơ bản nhất trong
3 năm cuối của phổ thông, đồng thời được mở rộng thêm các mức độ để học
sinh có thể tiếp tục học tốt năm thứ nhất của Đại học.
2.3.3. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, GV quản lý và đào tạo cho học sinh diện
chính sách.
+ Về bố trí giáo viên: ưu tiên bố trí giáo viên có nhiều kinh nghiệm,
chuyên môn vững, hiểu được tương đối rõ đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc
thiểu số. Nếu giáo viên không có tình thương đối với học sinh thì rất khó trong
việc theo sát để hướng dẫn, giúp đỡ các em tiến bộ trong học tập.
+ Cán bộ quản lý & đào tạo: bố trí cho được những cán bộ không những
làm tốt vai trò, chức năng của mình được phân công mà phải là những người tâm
huyết, chịu khó, bởi vì đa số các em là từ vùng sâu, vùng xa – các em cần phải
được hướng dẫn một cách tỉ mỉ những vấn đề về ăn, ở, học tập. Đồng thời phải
kiên trì uốn nắn các em những hành vi còn lệch lạc.
2.3.4. Thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa trường Dự bị Đại học với các địa
phương và các trường THCN, Cao đẳng, Đại học.
Trường DBĐH nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ
chặt chẽ với các địa phương và các trường THCN, CĐ, ĐH. Cả hai quan hệ có
cùng một mục đích chung là nâng cao chất lượng đào tạo học sinh dân tộc thiểu
số nhằm góp phần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ và tri thức cho các dân tộc
thiểu số. Tuy nhiên mỗi quan hệ còn có tầm quan trọng riêng:
- Mối quan hệ giữa trường Dự bị Đại học với các địa phương nhằm đảm
bảo chất lượng đầu vào của công tác tuyển sinh, đồng thời nâng cao vai trò và
- 35 -
trách nhiệm liên đới của hai bên đối với quá trình đào tạo học sinh dân tộc thiểu
số hệ dự bị đại học.
- Mối quan hệ giữa trường Dự bị Đại học với các trường Trung học
chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học – các đơn vị đào tạo giai đoạn tiếp sau khi
học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành giai đoạn đào tạo ở trường Dự bị Đại học –
nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
đội ngũ cán bộ và tri thức người dân tộc thiểu số.
2.3.5. Đánh giá về tổ chức và quản lý đào tạo
2.3.5.1. Một số kết quả
a) Về tổ chức:
Bộ máy tổ chức của trường như sau: (xem phụ lục 1)
Với bộ máy này, hoạt động đào tạo của trường diễn ra khá suôn sẻ, có sự
phối hợp và giám sát lẫn nhau trong quá trình triển khai các hoạt động của trường.
b) Tổ chức giảng dạy và học tập:
Nhà trường giúp cho các em nhận thức đầy đủ về chủ trương, chính sách
ưu tiên của Đảng, Nhà nước, xác định nhiệm vụ năm học Dự bị. Theo đó trường
đã: một là củng cố kiến thức phổ thông, tiếp cận một phần kiến thức gắn với
năm thứ nhất ở Đại học; hai là tạo bước chuyển về phương pháp học tập, giúp
các em phương pháp học tập chủ động bằng cách tham khảo sách, học tổ, nhóm
và quan trọng hơn là tự học (tự học có quản lý) có Thầy, Cô trực để hướng dẫn
và giải đáp cho học sinh. Trường cũng đã tổ chức hội thảo về phương pháp học
cho các em hàng năm.
Ngoài ra, từ tìm hiểu kỹ về những đặc điểm, tâm lý, cá tính, trình độ nhận
thức và hoàn cảnh của các em, các thầy giáo cô giáo đã tìm ra phương pháp
giảng dạy thích hợp, tạo mọi điều kiện cho các em học tốt hơn.
- 36 -
Việc tổ chức kiểm tra, thi và đánh giá theo đúng qui định và rất nghiêm
túc, điểm thi thể hiện đúng học lực của các em, điểm kiểm tra và thi đều được
công bố công khai cho mọi học sinh dân tộc đều biết để đảm bảo công bằng khi
xét chuyển vào Đại học, cao đẳng.
Kết quả: Tỉ lệ học sinh hàng năm tốt nghiệp tại Trường Dự bị đại học
được chuyển vào các trường Đại học, cao đẳng, THCN là khá cao.
Bảng 2.3: Kết quả vào Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
từ năm 2001 - 2005
Năm học
Số HS
cuối năm
Đạt vào ĐH Đạt vào CĐ Đạt vào THCN
Tỷ lệ
chung
Ghi
chú
2000-2001 331 282 85,19% 15 4,5% 24 7,5% 96,97%
2001-2002 365 310 84,93% 19 5,2% 24 6,6% 96,71%
2002-2003 390 317 81,28% 31 7,94% 42 10,76% 100%
2003-2004 448 365 81,47% 40 8,92% 19 4,24% 94,64%
2004-2005 455 402 88,57% 32 7,03% 3 0,65% 96,26%
Tổng cộng 1989 1676 84,31% 137 6,88% 112 6,63% 96,83%
“Nguồn: Trường Dự bị Đại học Tp.HCM”
Chúng ta có thể thấy rõ hơn:
- Phân bố theo độ tuổi từ năm 2000-2004 một số tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long qua phụ lục số 5.
- Phân bố theo giới tính từ năm 2000-2004 một số tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long qua phụ lục số 6.
Số học sinh dân tộc ở một số tỉnh được chuyển vào một số trường Đại học
thời gian qua như sau:
- Vào các trường đại học Y Dược Tp.HCM, Cần Thơ, Tây Nguyên từ năm
2001 đến 2004 cho một số tỉnh như sau:
Bảng 2.4: Vào các Trường Y Dược Tp.HCM, Cần Thơ, Tây Nguyên
- 37 -
STT Tỉnh 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 Tổng cộng
1 Kiên Giang 5 6 4 3 18
2 An Giang 2 4 4 1 11
3 Sóc Trăng 12 5 6 10 33
4 Trà Vinh 10 15 10 10 45
“Nguồn: Trường Dự bị Đại học Tp.HCM”
- Vào các trường Sư Phạm và các trường đào tạo ra có thể làm giáo viên.
(Đại học sư phạm, Khoa sư phạm, trường Đại học khoa học tự nhiên, trường Đại
học khoa học xã hội-nhân văn).
Bảng 2.5: Vào các Trường Sư Phạm
STT Tỉnh 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 Tổng cộng
1 Kiên Giang 3 6 4 9 22
2 An Giang 3 7 8 10 28
3 Sóc Trăng 9 10 10 5 34
4 Trà Vinh 11 6 15 16 48
“Nguồn: Trường Dự bị Đại học Tp.HCM”
Bảng 2.6: Vào Trường Đại học Bách khoa.
STT Tỉnh 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 Tổng cộng
1 Kiên Giang 1 2 0 0 3
2 An Giang 1 3 1 1 6
3 Sóc Trăng 4 3 1 3 11
4 Trà Vinh 5 3 7 0 15
“Nguồn: Trường Dự bị Đại học Tp.HCM”
c) Về quản lý:
Trường đã nghiêm túc thực hiện qui chế 42/2002/QĐ-BGD&ĐT về đánh
giá rèn luyện Học sinh-Sinh viên. Hầu hết học sinh dân tộc ngoan, hiền, chăm
chỉ. Để quản lý được các em học sinh dân tộc, trường đòi hỏi cán bộ, giáo viên
phải thực sự thương yêu, giúp đỡ các em trong học tập, ăn ở, sinh hoạt và phải
- 38 -
cư xử thật công bằng trong mọi mặt học tập, thi, giải quyết chế độ chính sách
Chính điều này đã làm cho học sinh dân tộc tin yêu, kính trọng các thầy, cô và
theo đó các em ngoan hơn, chăm chỉ hơn để đền đáp lại tình cảm của thầy, cô.
2.3.5.2. Một số tồn tại:
- Về tuyển sinh: chất lượng nguồn tuyển tuy có nâng cao dần nhưng vẫn
còn thấp so với với mặt bằng chung. Cụ thể:
Điểm tuyển sinh năm học 2004-2005:
+ Khối A : từ 7 điểm trở lên.
+ Khối B : từ 8 điểm trở lên.
+ Khối C : từ 10 điểm trở lên.
Riêng các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa giảm từ 1 đến 2 điểm.
- Về tổ chức giảng dạy và học tập như đã nêu ở 2.2
+ Ở năm Dự bị đại học theo qui chế 37/1999QĐ-BGD&ĐT thì học
sinh Dân tộc phải học rất nhiều môn. Cụ thể là:
• Khối A, B: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tiếng Việt, Anh văn, Giáo dục
công dân, Giáo dục thể chất, Tin học.
• Khối C: Toán, Sử, Địa, Văn- Tiếng việt, Anh văn, Giáo dục công
dân, Giáo dục thể chất, Tin học.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây, và đây là một trong những nguyên nhân
dẫn đến hạn chế trong hoạt động quản lý của trường là: với thời lượng hạn chế
(chỉ có 10 tháng) học sinh phải học 8 môn vừa phải ôn tập theo khối A, B, C vừa
phải làm quen với nội dung của năêm thứ nhất Đại học và phương pháp học đại
học, thì khó lòng đạt chất lượng và hoạt động quản lý của trường (từ bố trí giáo
viên bộ môn, đến quản lý nội dung, chương trình,) hoàn toàn không dễ dàng.
+ Tổ chức giảng dạy: mặc dù nhà trường, các Thầy, Cô có rất nhiều
cố gắng, tâm huyết trong giảng dạy nhưng vẫn chưa đưa phương pháp giảng
- 39 -
dạy bằng giáo án điện tử vào các lớp học một cách đồng bộ và đáp ứng yêu
cầu học tập của học sinh.
+ Về quản lý: chưa theo kịp xu thế đổi mới trong quản lý đào tạo bằng
công cụ công nghệ thông tin.
- Đối với cán bộ, giáo viên: mặc dù Nhà nước đã quan tâm giải quyết cho
đội ngũ giáo viên của Trường được hưởng phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 35/CP
bằng 50% lương. Nhưng thu nhập từ lương vẫn còn thấp so với mặt bằng sinh
hoạt tại Tp. Hồ Chí Minh. Vì thế có một số cán bộ, giáo viên không thực sự an
tâm công tác, chưa đầu tư nhiều công sức, tâm huyết cho công tác đào tạo.
- Đối với học sinh: mức học bổng hiện nay là 160.000 đồng/SV/tháng là
khá thấp, nhất là sống ở địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Một số ít em do gia đình quá
khó khăn đã xin nghỉ học.
2.3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại:
a) Nguyên nhân khách quan:
+ Trường Dự bị Đại học là một trường chính sách. Nên mọi nguồn tài
chính đều dựa vào Ngân sách Nhà nước. Trong khi đó các chính sách, quy định
về tài chính của Trung ương cho các trường Dự bị Đại học đã không còn phù
hợp: từ quy định về lương bổng của cán bộ, giáo viên đến học bổng của học sinh
đều quá thấp. Với học bổng 160.000đ/1 tháng/1 HS thì học sinh không đủ để ăn
ngày 2 buổi.
Ngoài phần cứng (lương), cán bộ, giáo viên không có một nguồn hỗ trợ nào
khác. Do đó cuộc sống của cán bộ, giáo viên ở trường gặp không ít khó khăn. Dân
ta có câu “Có thực mới vực được đạo”. Trong khi đời sống của cán, bộ, giáo viên,
học sinh gặp nhiều khó khăn thì khó lòng nói đến chất lượng đào tạo.
- 40 -
- Bộ Giáo dục-Đào tạo không phân cấp triệt để cho các trường Dự bị Đại
học. Do đó, trường Dự bị Đại học Tp.HCM cũng như nhiều trường Dự bị Đại học
khác gặp không ít khó khăn, lúng túng khi tổ chức đào tạo.
- Chính quyền các địa phương hoặc chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa
đúng mức về số học sinh dân tộc của địa phương mình đang theo học tại trường
Dự bị Đại học. Do đó, trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh chưa nhận được
nhiều sự hỗ trợ từ các địa phương.
b) Nguyên nhân chủ quan:
Ngoài một số nguyên nhân chủ quan đã nêu ở 2.2.3.3, ở đây, chúng tôi
xin lưu ý đến hai nguyên nhân:
- Đội ngũ giáo viên của trường còn mỏng (cả về số lượng và tay nghề);
về cơ sở vật chất, trang thiết bị, Vì thế chất lượng đào tạo của trường có hạn
chế là điều dễ hiểu.
- Trường (từ cán bộ đến giáo viên) ít nhiều còn mơ hồ về chức năng của
trường: đào tạo hay bồi dưỡng hay kèm cặp, luyện thi cho học sinh dân tộc? Do
chưa nhận thức rạch ròi cái gọi là Dự bị Đại học, nên từ nội dung, chương trình
chưa thật hoàn chỉnh, phương pháp chưa thật phù hợp.
- 41 -
TIỂU KẾT
Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: trên cơ sở nắm vững hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; trong thời
gian từ nay đến năm 20l0 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Con đường công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước,
vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Cùng với khoa học -
công nghệ, giáo dục và đào tạo phải là quốc sách hàng đầu. Phát triển nguồn
nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu và là khâu đột phá trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta trong thời
kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo trong những
năm qua đã chỉ rõ: trong những giai đoạn mang tính bước ngoặt của đất nước
muốn tạo được sự chuyển biến cơ bản, phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai
đoạn mới thì trước hết phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng thực tiễn và hành
động hợp qui luật.
Do đó, muốn đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới tổ chức và quản lý
đào tạo tại trường Dự bị đại học nói riêng để tạo ra những chuyển biến cơ bản,
đón đầu được mạnh mẽ hơn nữa tư duy giáo dục trên cơ sở nghiên cứu và tổng
kết sâu sắc thực tiễn, khắc phục những biểu hiện bảo thủ, trì trệ theo quán tính
cũ, nếp cũ trong tư duy giáo dục, mạnh dạn thay đổi những gì không còn thích
hợp với thực tiễn giáo dục, thực tiễn cuộc sống.
Trước hết cần có cách tiếp cận mới, nhận thức mới về vai trò, vị trí, chức
năng, nhiệm vụ của Trường, thấy rõ những xu hướng phát triển.
- 42 -
Thế hệ trẻ do nhà trường đào tạo phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm với
bản thân, gia đình, cộng đồng; Phải năng động, sáng tạo, trung thực, phải tích
cực học tập và học tập suốt đời, có các tố chất thể lực tốt, có ý chí vươn lên
mạnh mẽ, có năng lực thích ứng.
Trong bối cảnh thời đại và đất nước hiện nay, để tồn tại và phát triển, con
người phải học tập suốt đời. Nhà trường phải tổ chức và đào tạo tốt, có hiệu quả
để thoả mãn nhu cầu học tập của học sinh dân tộc vùng sâu, vùng xa.
*****************
- 43 -
Chương 3
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO HỌC SINH, SINH VIÊN
DIỆN CHÍNH SÁCH Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP:
Để xây dựng các giải pháp dưới đây, chúng tôi xuất phát từ một số cơ sở sau:
3.1.1. Cơ sở lý luận:
3.1.1.1. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và đào tạo nguồn nhân lực cho
các dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh. Trong công cuộc cách mạng này, các vùng dân tộc thiểu số là một bộ
phận hữu cơ gắn với cả nước, với kinh tế – xã hội của cả nước.
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có thành công hay
không phụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_07_8725156064_251_1872701.pdf