Tóm tắt Luận văn Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ phần dược – vật tư y tế Đắk Lắk

Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

- Người đứng đầu/chủ doanh nghiệp: Là yếu tố quan trọng

nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh

nghiệp không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ

được áp dụng trong doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các

biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trị áp dụng trong doanh

nghiệp, sáng tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc,

mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.6

Ngoài nhân tố người đúng đầu/ chủ doanh nghiệp là nhân tố

quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp, còn có các

nhân tố ảnh hưởng sau:

- Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp.

- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hình thức sở hữu của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp.

- Văn hóa vùng miền.

- Những giá trị văn hóa học hỏi được.

pdf24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ phần dược – vật tư y tế Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Trong phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài này, theo tác giả đây là khái niệm về văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhất: “Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống giá trị bao gồm: truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tượng chuẩn mực được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng và có tác động sâu sắc đến tâm lý, tư tưởng, niềm tin và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp”. 1.1.2. Các cấp độ thể hiện của văn hóa doanh nghiệp a. Lớp thứ nhất - những giá trị thực thể hữu hình Đi từ ngoài vào, yếu tố đầu tiên đập vào mắt chúng ta là những cấu trúc, những giá trị hữu hình của một doanh nghiệp gồm: Kiến trúc; Hệ thống định dạng thương hiệu; Sự kiện (events); Truyền thông, thông tin liên lạc; Intranets (Mạng nội bộ, Bảng tin, Báo chí nội bộ); Khen thưởng; Ấn phẩm; Những nghi thức, nghi lễ, phong tục tập quán của doanh nghiệp; Các truyền thống và giai thoại của doanh nghiệp. Điểm quan trọng của lớp văn hoá này là chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhưng lại rất khó giải mã được giá trị đích thực của nó. b. Lớp thứ hai - những giá trị chuẩn mực Hệ thống chuẩn mực: Bao gồm hệ thống các quy tắc, các tiêu chuẩn, quy định được thể hiện bằng văn bản hay bằng sự ngầm hiểu giữa các cá nhân, những quy định trong doanh nghiệp được thể hiện cụ thể bằng nội quy, quy định và một số nguyên tắc cụ thể mà bất cứ thành viên nào trong tổ chức cũng phải tuân thủ. 4 Chuẩn mực thể hiện trong giao tiếp hay cụ thể trong các mối quan hệ: quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, quan hệ giữa nhân viên với khách hàng, quan hệ giữa nhân viên trong doanh nghiệp.... c. Lớp thứ ba - giá trị nền tảng Là lớp sâu nhất của văn hoá doanh nghiệp là những giá trị nền tảng. Khi các giá trị được thừa nhận và phổ biến đến mức gần như không có sự thay đổi, chúng sẽ trở thành các giá trị nền tảng. Hệ thống giá trị cốt lõi của tổ chức: Hệ thống giá trị riêng biệt của doanh nghiệp bao gồm các giá trị riêng biệt mà doanh nghiệp đã và đang có, những yếu tố cơ bản của một tổ chức trong việc tạo dựng niềm tin. Mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, đi theo một mục tiêu chung nhất mà doanh nghiệp hướng đến ngay từ đầu. Chiến lược dài hạn của doanh nghiệp: Chiến lược lâu dài mà doanh nghiệp hướng đến nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Giữa các lớp văn hoá này có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp muốn xác lập các giá trị văn hoá nền tảng cho doanh nghiệp của mình thì trước hết phải làm cho các thành viên chấp nhận và phổ biến. Đến lượt mình các giá trị nền tảng sẽ quyết định việc lựa chọn các giá trị văn hoá ở các lớp bên ngoài và chỉ những giá trị nào phù hợp với các giá trị văn hoá nền tảng mới có thể được lựa chọn và phổ biến. 1.1.3. Mô hình tảng băng của văn hóa doanh nghiệp - Phần nổi của tảng băng – Phần hữu hình: những giá trị văn hóa có thể nhìn thấy ở bề mặt, bao gồm những quá trình và cấu trúc hữu hình như cách bài trí, biểu tượng, khẩu hiệu, lễ hội v.v. 5 - Phần chìm của tảng băng – Phần vô hình: những giá trị khó nhận biết, cảm nhận bằng mắt thường mà đòi hỏi phải có quá trình tìm hiểu, nghiên cứu vì chúng chỉ thể hiện thông qua các dấu hiệu, biểu hiện. Là những giá trị sâu hơn và những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của tổ chức, gồm: những giá trị được chấp nhận, chia sẻ, tuyên bố (các chiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp, các quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm) ... 1.1.4. Mô hình văn hóa doanh nghiệp Trong khuôn khổ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả nhận thấy một số mô hình văn hóa doanh nghiệp có tính thực tế và thích hợp để Công ty có thể áp dụng đó là mô hình nghiên cứu của Cameron và Quinn. Không có việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp này tốt hơn hay cao hơn, thấp hơn văn hóa doanh nghiệp khác tuy nhiên có thể có những kiểu văn hóa doanh nghiệp phù hợp hơn với tình hình và ngữ cảnh cụ thể nào đó hơn một kiểu doanh văn hóa doanh nghiệp khác: Văn hóa hợp tác. Văn hóa sáng tạo. Văn hóa kiểm soát. Văn hóa cạnh tranh. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp - Người đứng đầu/chủ doanh nghiệp: Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trị áp dụng trong doanh nghiệp, sáng tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. 6 Ngoài nhân tố người đúng đầu/ chủ doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp, còn có các nhân tố ảnh hưởng sau: - Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp. - Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. - Hình thức sở hữu của doanh nghiệp. - Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp. - Văn hóa vùng miền. - Những giá trị văn hóa học hỏi được. 1.1.6. Cơ sở khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp trước hết phải vì lợi ích của mọi đối tượng liên quan. - Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. - Văn hoá trong từng doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng chung của văn hoá dân tộc. 1.1.7. Nguyên tắc khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Phải có thời gian. - Lãnh đạo phải là người thay đổi đầu tiên. - Phải được sự thống nhất của mọi thành viên trong doanh nghiệp. - Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người. - Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK 2.1.1. Thông tin chung - Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK. - Trụ sở chính: Số 9A, đường Hùng Vương, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk - Lĩnh vực hoạt động:  Sản xuất chữa bệnh cho người, các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.  Mua bán thuốc, dược phẩm, vắc xin – sinh phẩm, hóa chất các loại và các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng.  Mua bán thiết bị quang học, thiết bị y tế, nha khoa, thiết bị bệnh viện.  Dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy móc, thiết bị y tế chuyên dụng.  Trồng cây dược liệu, chế biến dược liệu.  Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, dược liệu và thiết bị y tế. 2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk (gọi tắt là BAMEPHARM) được thành lập ngày 14/04/1976 theo quyết định số 28/QĐ-TC của Ủy ban nhân dân (UBND) cách mạng tỉnh Đắk Lắk với tên gọi là Công ty Dược phẩm Đắk Lắk. 8 Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, Công ty có tên mới là Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk theo Quyết định số 3849/QĐ- UB ngày 03/12/2003 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk là Công ty cổ phần. Tổng số cổ đông là 308, tổng số cán bộ công nhân viên lao động trong Công ty là 198 người. 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có những bước phát triển lớn mạnh. Dù với cơ sở vật chất, tiền vốn ban đầu khiêm tốn, nhưng Công ty đã từng bước xây dựng, củng cố cơ sở vật chất, nhà làm việc, chi nhánh, kho bãi, các cửa hàng, phân xưởng sản xuất. Hiện nay cơ sở làm việc và cửa hàng đã tương đối khang trang, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Công ty xây dựng nhà kho đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) trong năm 2008 và có kế hoạch lập dự án xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) trong thời gian tới. 2.2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK 2.2.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp được nhìn từ các yếu tố cấu trúc hữu hình của Công ty (lớp thứ 1). a. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk Từ năm 2016, Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk đã tái cơ cấu tổ chức quản lý theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt, cải cách các thủ tục hành chính rườm rà gây gián đoạn các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được tiến hành tương đối thuận lợi. 9 b. Kiến trúc (trụ sở, văn phòng, quầy bán thuốc, trang thiết bị ....) Xuất phát điểm của Công ty từ một chi nhánh nên cơ sở vật chất còn rất nhiều hạn chế. Mặc dầu cho đến nay Công ty đã có trụ sở chính, xây dựng được hệ thống kho đúng tiêu chuẩn GSP (Good Storage Practice) nhưng nhìn chung yếu tố kiến trúc của Công ty còn khá nhiều bất cập, như sự chưa đồng bộ, chưa đúng tiêu chuẩn ở các chi nhánh tuyến huyện. c. Nhận dạng thương hiệu Tên Công ty gắn với tên địa điểm hoạt động kinh doanh – tỉnh Đắk Lắk, điều này chứng tỏ Công ty đại diện cho tất cả những đơn vị hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn Đắk Lắk. Trước đây là lợi thế rất lớn giúp Công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả khi Luật Đấu thầu chưa được ban hành. Công ty đã xây dựng logo biểu trưng cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, logo vẫn chưa có điểm nhấn đặc biệt, các hình ảnh, màu sắc của logo còn mờ nhạt. Trang phục: Hầu hết nhân viên đều cho rằng đồng phục không đẹp, chất liệu chưa đảm bảo nên nhân viên thực hiện chỉ được một thời gian đầu. Đồng phục của nhân viên chưa phát huy được giá trị trong việc xây dựng hình ảnh của Công ty. d. Nghi lễ Các sự kiện: Trong thời gian qua, Công ty cũng đã thể hiện rõ sự tri ân, tinh thần hợp tác và sự tôn trọng đối với khách hàng thể hiện qua hội nghị khách hàng thường niên. Nhưng hội nghị đều tổ chức theo khuôn khổ, thiếu sự sáng tạo vì thế không thể hiện được sự đổi mới và hấp dẫn đối với khách hàng. 10 Công ty vẫn còn những hạn chế trong việc tham gia quảng bá hình ảnh thông qua các sự kiện lớn của tỉnh như: sức khoẻ cộng đồng, thời sự xã hội e. Hệ thống thông tin Có thể nói, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu khoa học của Công ty còn khá khiên tốn. Mặc dù đã có website của Công ty nhưng thông tin trên website còn rất nghèo nàn, chưa kịp thời cập nhật các hoạt động của doanh nghiệp, chưa xứng đáng là một trong những công cụ quảng bá tích cực cho hình ảnh của Công ty. f. Ấn phẩm, báo chí Công ty đã sử dụng những ấn phẩm như thiệp chúc mừng, lịch tết để gửi tặng khách hàng như hiệu quả chưa như mong đợi do đối tượng được tặng vẫn chủ yếu là các khách hàng quen thuộc, chưa có tác dụng quảng bá rộng rãi hình ảnh Công ty. Công ty chỉ mới sử dụng tạp chí ngành dược để giới thiệu về Công ty, tuy nhiên với phương tiện này chi phí rất cao nhưng đối tượng tham khảo tạp chí lại hạn chế. Chính vì thế, Hiệu quả sử dụng ấn phẩm và báo chí của Công ty chưa thật sự phù hợp nên thiếu tính khả thi. 2.2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp qua hệ thống chuẩn mực và giá trị được chia sẻ (lớp thứ 2) Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Công ty chưa chú trọng đến việc xây dựng và phát triển giá trị này. Bằng chứng cho thấy, trong thời gian qua tình hình thực hiện nề nếp, tác phong giao tiếp và làm việc của nhân viên trong Công ty chưa theo một khuôn khổ, nề nếp nhất định. 11 Hệ thống chuẩn mực thành văn: chỉ được ban hành theo tính thời sự, hình thức, còn rất ít nội dung cụ thể, chưa đi sâu vào những nội dung của từng vấn đề cần quản lý. Chuẩn mực không thành văn: còn có những chuẩn mực riêng gây ảnh hưởng rất lớn đến quy chế Công ty. Đó là sự thiết lập từng nhóm nhân viên có cùng quan điểm, sở thích không tuân thủ đúng theo quy định của Công ty. Trong thời gian đến, Công ty cần sớm ban hành hệ thống các quy chế, quy định để thiết lập lại quy chế nội bộ của Công ty. 2.2.3. Đánh giá giá trị nền tảng ( giá trị ngầm định) - lớp 3 Mục tiêu cốt lõi, giá trị cốt lõi, của Công ty chưa được xác định cụ thể, rõ ràng và truyền bá rộng rãi trong nhân viên. Chính vì thế, nhân viên còn mơ hồ trong việc xác định mục tiêu cá nhân, họ không biết họ đang làm gì và vì sao phải cống hiến hết mình trong mọi việc. Và đa số các cán bộ công nhân viên không biết sứ mệnh của Công ty mình đang công tác. Yếu tố con người: Các cấp lãnh đạo của Công ty nhận định đây là giá trị lớn của Công ty nhưng chưa có một con số cụ thể về nhu cầu nhân lực tại Công ty. Công ty chưa có chính sách cụ thể nào đề cao vai trò con người trong tổ chức và chưa dành mọi ưu tiên cho việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Công ty vẫn chưa có một kế hoạch hay chỉ tiêu đặt ra đối với công tác tuyển dụng, đào tạo và khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK 2.3.1. Những giá trị văn hóa hiện có, cần tiếp tục phát triển, hoàn thiện 12 a. Các yếu tố cấu trúc hữu hình của Công ty (lớp thứ 1) Cơ cấu tổ chức: Công ty đã tái cơ cấu tổ chức quản lý theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt, cải cách các thủ tục hành chính rườm rà gây gián đoạn các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được tiến hành tương đối thuận lợi. Kiến trúc ( trụ sở, văn phòng, quầy bán thuốc, trang thiết bị....): Công ty đã có trụ sở chính, xây dựng được hệ thống kho đúng tiêu chuẩn GSP (Good Storage Practice). Cơ sở vật chất của hệ thống trụ sở, nhà xưởng, kho bãi, quầy thuốc đã được đầu tư để hình thành mạng lưới rộng khắp địa bàn 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã. Nhận dạng thương hiệu: Tên Công ty gắn với tên địa điểm hoạt động kinh doanh – tỉnh Đắk Lắk, là lợi thế lớn, phần nào thể hiện được vị thế của một Công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh, có truyển thống lâu đời. Công ty đã xây dựng logo biểu trưng cho thương hiệu của mình, tuy chưa thực sự ấn tượng đối với công chúng, khách hàng. Trang phục: đã có quy định, thiết kế đồng phục nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng tạo nét riêng cho nhân viên Công ty trong khi làm việc với đối tác, khách hàng. Nghi lễ: Công ty đã có tổ chức các sự kiện thể hiện sự tri ân, tinh thần hợp tác và sự tôn trọng đối với khách hàng, đối tác. 13 Hệ thống thông tin: Đã có Website của Công ty để thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp, triển khai mạng LAN để kết nối, chia sẻ dữ liệu trong toàn Công ty. Ấn phẩm, báo chí: Công ty đã sử dụng những ấn phẩm như thiệp chúc mừng, lịch tết để gửi tặng khách hàng, sử dụng tạp chí ngành dược để giới thiệu về Công ty. b. Hệ thống chuẩn mực và giá trị được chia sẻ (lớp thứ 2) Đã ban hành “Nội quy Công ty” và “Những hành vi được khuyến khích và không khuyến khích”. 2.3.2. Những giá trị văn hóa mới cần xây dựng trong thời gian tới a. Hệ thống chuẩn mực và giá trị được chia sẻ (lớp thứ 2): Chuẩn mực trong mối quan hệ giữa lãnh đạo Công ty với nhân viên của Công ty Công ty cần có chính sách rõ ràng để dung hòa được các quyền và nghĩa vụ của các chức danh trong Công ty bằng việc đẩy mạnh phân quyền, tăng tính chủ động cho các phòng ban trong Công ty, các chi nhánh tuyến huyện. Chuẩn mực trong mối quan hệ giữa nhân viên trong Công ty Mối quan hệ giữa nhân viên trong một Công ty chưa được đánh giá cao ở sự đoàn kết giải quyết công việc và những khó khăn trong cuộc sống, chưa thể hiện được tinh thần hợp tác, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau thông qua lời nói, hành động cụ thể. 14 Chuẩn mực trong mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng Nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng đa phần có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nên khả năng giao tiếp cũng như kỹ năng bán hàng còn nhiều hạn chế. Sự nhiệt tình của nhân viên đối với khách hàng, đối tác chưa tốt. b. Giá trị nền tảng ( giá trị ngầm định) - lớp 3: Hầu hết lãnh đạo và nhân viên Công ty vẫn chưa nhận thức rõ ràng, thấu đáo về các giá trị văn hóa ở lớp giá trị nền tảng, chỉ dừng lại một cách chung chung là nêu ra những thuận lợi và khó khăn của Công ty. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải xây dựng các giá trị văn hóa mới để phục vụ hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Công ty: - Các giá trị cốt lõi. - Tầm nhìn, sứ mệnh. - Triết lý kinh doanh. - Xác định tầm quan trọng của yếu tố con người. 15 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HIỆN CÓ, XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA MỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HIỆN CÓ, XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA MỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK 3.1.1. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới Doanh nghiệp đặt ra một tầm nhìn, sứ mệnh nào và cần điều chỉnh văn hóa ra sao để thực hiện thành công tầm nhìn, sứ mệnh đó? 3.1.2. Thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích ứng với môi trường bên ngoài: kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, công nghệ, cần xuất hiện tư tưởng và thể chế tiến bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới. 3.1.3. Xây dựng phong cách văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm Doanh nghiệp cần phải biết lắng nghe và hiểu được nhu cầu của khách hàng để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn; xây dựng một phong cách văn hóa doanh nghiệp hướng đến khách hàng trên cơ sở tôn trọng khách hàng, coi khách hàng là bạn đồng hành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. 3.1.4. Lãnh đạo phải là người tiên phong, dẫn dắt xây dựng văn hóa doanh nghiệp 16 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là bài phát biểu hay khẩu hiệu được trưng bày. Công việc này đặc biệt cần tới sự cam kết, gương mẫu đi đầu của cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp. 3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HIỆN CÓ, XÂY DỰNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA MỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK 3.2.1. Cải thiện các giá trị hữu hình + Kiến trúc Hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất tại Công ty cũng như một số chi nhánh, quầy thuốc của Công ty, tạo được hệ thống chi nhánh ngoài tỉnh cũng như tuyến huyện đầy đủ phòng làm việc, kho lưu trữ thuốc và quầy giao dịch với khách hàng. Các bộ phận, các phòng chức năng cần được bố trí lại, tạo thuận tiện trong quá trình tác nghiệp của nhân viên, các phòng ban chuyên môn và phòng lãnh đạo cũng cần được bố trí gần nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc thường xuyên giữa ban lãnh đạo và nhân viên. Cải thiện sự đồng bộ về kiến trúc, màu sắc, bảng hiệu các cửa hàng bán lẻ: Trụ sở Công ty và các chi nhánh nên thống nhất cùng một màu sơn chủ đạo chung tạo ấn tượng và dễ nhận diện đối với khách hàng. + Cải thiện yếu tố biểu tượng (logo) và đồng phục Tạo logo mới: phát động và thực hiện hiệu quả phong trào nhân viên tham gia thiết kế logo mới cho Công ty. Logo là một yếu tố quan trọng tạo nên dấu ấn riêng của doanh nghiệp, chính vì vậy một mẫu thiết kế logo đẹp, chuyên nghiệp, ấn tượng, dễ nhớ có thể giúp quảng bá doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. 17 Chú trọng đến đồng phục có tính đặc thù của ngành, đồng phục tạo được sắc thái riêng của Công ty, tránh nhầm lẫn với doanh nghiệp, cơ quan khác. Thực hiện đúng theo quy định tiêu chuẩn ISO về chất lượng, quy định về đồng phục tác phong giờ làm việc, ban hành quy định về việc kiểm tra thực hiện mặc đồng phục một cách nghiêm túc, có chế tài xử phạt để tránh việc ăn mặc tùy tiện, ngẫu hứng trong khi làm việc, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Công ty. + Kiểm soát hệ thống thông tin: Áp dụng các phương tiện hiện đại, ứng dụng, khai thác thành tựu của khoa học công nghệ thông tin để truyền tải và quản lý‎ thông tin. + Nghi lễ liên kết: Tổ chức hội nghị khách hàng thực sự có ý nghĩa, đạt được các mục tiêu: bày tỏ lòng cảm ơn, tri ân đến các khách hàng, đối tác; giữ chân khách hàng khi họ nuốn chấm dứt hợp tác kinh doanh; thu hút, thuyết phục khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp, truyền thông, quảng bá sản phẩm, thương hiệu; Xây dựng hệ thống các chuẩn mực + Hệ thống chuẩn mực thành văn: Nhấn mạnh khía cạnh “Đạo đức trong kinh doanh”. Công ty cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định bắt buộc của hệ thống pháp luật của Nhà nước. Hoạt động kinh doanh phải nghiêm túc tuân thủ và thực hiện tốt các trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. + Hệ thống chuẩn mực không thành văn: Khuyến khích những phát kiến, tư tưởng tích cực đồng thời loại bỏ những chuẩn mực tự phát có tính tiêu cực trong: - Văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới. 18 - Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên. - Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp. - Văn hóa giao tiếp với khách hàng. - Văn hóa giao tiếp với nhà cung cấp, đối tác. - Văn hóa giao tiếp với cơ quan chính quyền. - Văn hóa giao tiếp với báo chí, truyền thông. 3.2.3. Xây dựng các giá trị nền tảng a. Tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh: Tầm nhìn (Vision): Để xác định đúng tầm nhìn của doanh nghiệp, người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải trả lời những câu hỏi ví như 5 năm nữa, 10 năm nữa doanh nghiệp muốn/ sẽ dẫn dắt tổ chức tới đâu? Tới bến bờ nào? Sứ mệnh (Mission): Là lý do để doanh nghiệp tồn tại. Các doanh nghiệp thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một “tuyên bố sứ mệnh” súc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại. b. Hình dung tương lai: Mục tiêu này cần có thời hạn rõ ràng (thường là 10 - 30 năm sau) để đơn vị có thể xác định khi nào họ đạt được nó và mọi người nói chung đều có khuynh hướng cố gắng chạy đua đến đích như vậy. c. Xây dựng triết lý kinh doanh: Việc xây dựng triết lý kinh doanh tại Công ty là vấn đề hết sức cấp bách, thể hiện thái độ của doanh nghiệp với người sở hữu, nhà quản trị, người lao động, khách hàng và các đối tượng khác, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện một cách triệt để triết lý kinh doanh có vai trò là kim chi nam định hướng suy nghĩ, phát ngôn cũng như hành động của doanh nghiệp, các bộ phận, mọi cá nhân trong doanh nghiệp. 19 d. Phát triển yếu tố con người: - Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có. - Phát triển nguồn nhân lực. - Chính sách thu hút nguồn nhân lực. e. Xác lập giá trị văn hóa cốt lõi của Công ty: - Đạo đức kinh doanh. - Tính chuyên nghiệp. - Tính đoàn kết. - Lòng trung thành. - Hiệu quả kinh doanh. 3.2.4. Xác định vai trò của lãnh đạo Công ty trong việc dẫn dắt thay đổi các giá trị văn hóa của đơn vị Thứ nhất, lãnh đạo Công ty cần nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi các giá trị văn hóa của Công ty để phù hợp với yêu cầu và thay đổi của môi trường. Lãnh đạo Công ty cần đưa ra được những tuyên bố rõ ràng về sứ mệnh, mục tiêu chiến lược, các hình dung tương lai đã được xác định, tạo được ấn tượng về quan điểm, giá trị mới mà Công ty hướng tới. Thứ hai, lãnh đạo Công ty cần có sự cam kết, gương mẫu đi đầu trong việc thay đổi các giá trị văn hóa. Đi làm đúng giờ, tác phong, đồng phục đúng quy định, giao tiếp chuẩn mực... Thứ ba, nhà lãnh đạo cần tạo ra một cơ chế hữu hình, một mục tiêu dài hạn theo đó họ và tất cả những người lãnh đạo trong tương lai phải phụ thuộc vào nó. Thứ 4: Lãnh đạo phải ban hành các quy chế để thực hiện các giá trị văn hóa tại Công ty, thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp thông qua kiểm tra các trưởng bộ phận. 20 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ngày nay, để đánh giá một doanh nghiệp, ngoài các vấn đề như: tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, hệ thống thông tin và trình độ quản lý người ta còn quan tâm đến giá trị cốt lõi của nó, đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp riêng cho mình tức là đã sở hữu một tài sản đặc trưng, điều làm nên sự khác biệt với đối thủ nhầm tạo lợi thế cạnh tranh và giúp cho doanh nghiệp đó trường tồn. Khi văn hóa doanh nghiệp là một tài sản, một nguồn lực thì nó rất cần khả năng sử dụng để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cũng như mỗi thành viên của doanh nghiệp đó. Xu hướng phát triển chung hiện nay của nền kinh tế toàn cầu là toàn cầu hoá và cạnh tranh đã trở thành thách thức nhưng cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như các nền kinh tế. Thực tế này đã tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường thế giới rộng lớn nhưng cũng buộc các doanh nghiệp, cho dù ở các nước phát triển hay kém phát triển, phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro hơn và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải xây dựng được thế mạnh riêng cho mình và một trong những thế mạnh đó là nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp, tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_xay_dung_van_hoa_doanh_nghiep_tai_cong_ty_c.pdf
Tài liệu liên quan