Luận văn Động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Văn bàn, tỉnh Lào Cai

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG

CHỨC XÃ. 9

1.1. Một số khái niệm cơ bản và các học thuyết về động lực làm việc . 9

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản. 9

1.1.2.Các học thuyết về động lực làm việc cơ bản . 13

1.2. Nội dung động lực làm việc của công chức. 18

1.2.1. Dựa trên yếu tố vật chất . 18

1.2.2. Dựa trên yếu tố tinh thần. 20

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc. 22

1.3.1. Bản thân người lao động . 22

1.3.2. Môi trường bên trong của chính quyền. 23

1.3.3. Môi trường bên ngoài của chính quyền . 26

1.4. Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho công chức xã. 27

1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả tạo động lực làm việc . 30

1.5.1. Các chế độ, chính sách đãi ngộ công chức . 30

1.5.2. Mức độ hài lòng của công chức đối với công tác tạo động lực . 31

1.5.3. Hiệu quả công việc, chấp hành kỷ luật . 32

1.6. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc của một số cơ quan và bài học kinh. 33

1.6.1. Kinh nghiệm tạo động lực của một số cơ quan thành công. 33

1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Văn Bàn. 36

Tiểu kết chương 1. 38

Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC XÃ

TẠI HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI . 39

2.1. Tổng quan về Huyện Văn Bàn. 39

2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 39

2.1.2. Đặc điểm kinh tế . 40

pdf106 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Văn bàn, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng thế mạnh để phát triển sản xuất Nông – Lâm nghiệp, CN - TTCN và Dịch vụ. Những tiềm năng, thế mạnh nổi bật của huyện là: Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động; huyện có tiềm năng lao động dồi dào, có hệ thống đường giao thông nối liền trung tâm huyện với trung tâm tỉnh lỵ; Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và các huyện giáp ranh; trong tương lai gần có đường xuyên á đi qua địa phận 2 xã Tân An và Tân Thượng. Thời tiết khí hậu, đất đai mầu mỡ rất thuận lợi cho thâm canh lúa, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị hàng hoá cao. Diện tích đất lâm nghiệp có thể phát triển trồng rừng còn chiếm tỷ lệ lớn, độ tán che phủ rừng đạt 65%. Trên địa bàn huyện có 1 khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn với tổng diện tích 25.699 ha trên phạm vi 3 xã Nậm Xây, Nậm Xé, Liêm Phú trong khu bảo tồn có rất nhiều loại gỗ, động thực vật rừng quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, có một số mỏ khoáng sản có trữ lượng và giá trị lớn như mỏ Vàng (Minh Lương); mỏ Penpát (xã Làng Giàng); mỏ Sắt Quý Sa (xã Sơn Thủy); Mỏ Apatít (xã Chiềng Ken);...., đã và đang được Chính Phủ, UBND tỉnh quyết định đầu tư. Mạng lưới suối với độ chênh cao và nguồn nước ổn định là tiềm năng cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. 2.1.3. Tình hình chính trị - xã hội Văn Bàn gồm 1 thị trấn và 22 xã, trong đó giai đoạn I có 17 xã đặc biệt khó khăn, giai đoạn II còn lại 15 xã được đầu tư theo chương trình 135 giai đoạn II. Dân số của huyện hiện nay là 78.153 người, gồm 11 dân tộc anh em trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 82%. Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần tương đối phong phú, đa dạng. Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan đầu não trung gian giữa đơn vị cấp trên và cơ sở địa phương. Trong cơ cấu tổ chức chính quyền UBND huyện gồm đầy đủ các vị trí, chức danh, phòng ban liên kết chặt chẽ với nhau, phối hợp nhịp nhàng trong công tác chỉ đạo, tham mưu và giúp việc cho 42 lãnh đạo. ở cơ sở gồm 22 xã và một thị trấn trong ngoài các vị trí cán bộ còn lại gồm 13 công chức phân bổ đều trên các chức danh (Văn phòng - thống kê 3 người; Địa chính - xây dựng - Nông lâm nghiệp 2 người; Tài chính - kế toán 2 người ; Tư pháp - hộ tịch 2 người ; Văn hoá - xã hội 2 người; Công an – quân sự 2 người). Trong những năm vừa qua dù còn gặp nhiều khó khăn như: Địa bàn rộng, diện tích tự nhiên lớn nhưng chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn và bị chia cắt; hạ tầng cơ sở còn gặp nhiều khó khăn. Các tuyến giao thông đã được đầu tư nhưng nhìn chung chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ khá nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ lẻ, chưa thành sản xuất hàng hoá tập trung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hoá, sản xuất tăng vụ còn chậm hoặc việc tổ chức triển khai thực hiện còn chưa đồng bộ, sản xuất canh tác trên đất dốc tính bền vững chưa cao. Một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được đẩy lùi. Tình trạng di dịch cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật và tai tệ nạn xã hội trên địa bàn có lúc vẫn còn diễn biến phức tạp. Song dưới sự chỉ đạo sát sao, thực hiện đúng đắn chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, khắc phục dần những khó khăn, vướng mắc Huyện ủy và nhân dân huyện Văn Bàn đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra, đoàn kết một lòng, an ninh chính trị trên địa bàn huyện luôn được ổn định và giữ vững, công tác đấu tranh phồng chống tội phạm được tăng cường.. Thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiếp dân Đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và ổn định chính trị địa phương. 2.2. Công chức xã tại huyện Văn Bàn Là một huyện miền núi trên 82% dân là người dân tộc thiểu số, trong đó giai đoạn I có 17 xã đặc biệt khó khăn, giai đoạn II còn lại 15 xã được đầu tư theo chương trình 135. Do đó đòi hỏi phải có một đội ngũ công chức hành chính tốt về cả chất lượng và số lượng, để đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương. Ngoài đặc điểm chung về tổ chức hoạt động của đội ngũ công chức 43 Việt Nam, công chức huyện Văn Bàn có những đặc điểm riêng về tổ chức hoạt động, sự hình thành và phát triển, đội ngũ công chức huyện Văn Bàn cũng có những thuận lợi, khó khăn nhất định: Bảng 2.1. Cơ cấu độ tuổi và giới tính của công chức xã huyện Văn Bàn Năm Đặc điểm 2014 2015 2016 SL % SL % SL % Tuổi Dưới 30 tuổi 127 44.25 93 36.04 90 35.71 Từ 31 đến 40 tuổi 111 38.67 113 43.79 115 45.63 Từ 41 đến 50 tuổi 32 11.14 39 15.11 38 15.07 Trên 50 tuổi 17 5.94 14 5.06 09 3.59 Giới tính Nam 190 66.20 169 65.50 170 67.46 Nữ 97 33.8 89 34.50 82 32.54 Tổng 287 100 258 100 252 100 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Văn Bàn) Qua bảng 2.1 có thể thấy trong ba năm từ 2014 đến 2016 số lượng công chức xã có sự biến đổi về số lượng, giảm từ 287 xuống còn 252 người. Về cơ cấu độ tuổi có sự thay đổi đáng kể, số công chức trẻ dưới 30 tuổi giảm từ 127 xuống 90 người, độ tuổi từ 31 đến 40, từ 41 đến 50 không có nhiều biến động, trên 50 tuổi giảm rõ rệt khoảng 34.46% (17 người xuống còn 9 người). Như vậy có thể thấy đội ngũ công chức xã huyện Văn Bàn qua ba năm tương đối trẻ, có sự phân hóa nhóm tuổi rõ rệt. Về giới tính, nam giới luôn gấp đôi so với nữ giới. Do đặc thù vùng miền, dân tộc thiểu số chiếm đa số, quan niệm cho phụ nữ đi công tác tại các cơ quan chưa phổ biến. Phụ nữ thường phụ trách các công việc chăm lo gia đình, còn nam giới đi lo việc xã hội. 44 0 20 40 60 80 100 120 140 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi 127 111 32 17 93 113 39 14 90 115 38 9 Hình 2.1 : Phân loại công chức xã huyện Văn Bàn theo độ tuổi Đội ngũ công chức xã huyện Văn Bàn được hình thành từ nhiều nguồn: Từ chính từng địa phương trong huyện và tuyển dụng mới từ các tỉnh thành khác. Địa phương là nòng cốt tuyển chọn (trên 70% số công chức công tác tại UBND các xã là người tại xã) với đội ngũ công chức ngày càng được hoàn thiện và năng lực và phẩm chất. Từ ngày thành lập huyện đến nay, đội ngũ, công chức của huyện từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lớp công chức trưởng thành ở địa phương có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, nắm bắt thông tin, tình hình địa phương rõ ràng, am hiểu các phong tục tập quán của người dân, do đó rất thuận lợi trong công tác hành chính trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện nhà. Lớp công chức mới tuyển dụng có một số lượng nhỏ không phải người địa phương song được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, có trình độ, chuyên môn là một nguồn lực phong phú bổ sung cho các xã. 45 Bảng 2.2.Tình hình trình độ chuyên môn đội ngũ công chức xã huyện Văn Bàn Trình độ chuyên môn Tổng số Tỷ trọng (%) Năm 2014 287 100 Đại học 65 22.64 Cao đẳng 23 8.01 Trung cấp 163 56.79 Sơ cấp 09 3.13 Chưa qua đào tạo 27 9.43 Năm 2015 258 100 Đại học 78 30.23 Cao đẳng 23 8.91 Trung cấp 145 56.20 Sơ cấp 06 2.33 Chưa qua đào tạo 06 2.33 Năm 2016 252 100 Đại học 98 38.88 Cao đẳng 23 9.12 Trung cấp 126 50 Sơ cấp 02 0.79 Chưa qua đào tạo 03 1.21 ơ (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Văn Bàn) 46 0 50 100 150 200 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao Đẳng Đại học 65 23 23 23 78 98 163 145 126 9 6 2 7 6 3 Hình 2.2 : Trình độ chuyên môn công chức xã huyện Văn Bàn Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy, tuy số lượng công chức xã giảm từ năm 2014- 2016 song chất lượng tăng lên rõ rệt, trình độ đại học tăng từ 22.64% lên 38.88 %, số lượng công chức sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm rõ từ 36 người xuống còn 5 người. Đây là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của của UBND huyện Văn Bàn khi từng bước chuẩn hóa công chức xã về trình độ, chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, khi nền kinh tế huyện đang từng bước khởi sắc, đòi hỏi mỗi một vị trí, công chức vừa hồng vừa chuyên. Tuy có sự thay đổi song số lượng công chức ở trình độ trung cấp vẫn chiếm trên 50%, qua ba năm vẫn chưa giảm được nhiều. một số vị trí, chức danh hằng năm qua đánh giá vẫn còn hạn hế về năng lực, đòi hỏi các cấp cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho công chức cấp xã. Bên cạnh đó dân tộc thiểu số chiếm đa số nên đội ngũ công chức là người dân tộc thiểu số là chính, tình trạng kiêm nhiệm rất ít nên tạo điều kiện rất tốt cho từng cá nhân hoàn thành tốt công việc của mình. Đặc điểm này tuy tạo điều kiện thuận lợi song cũng là yếu tố làm khó khăn làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, công việc ít ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác trong bộ máy hành chính. 47 Bảng 2.3 Trình độ chính trị của công chức xã, trong 3 năm 2014 - 2016 Trình độ chính trị Tổng số Tỷ trọng (%) Năm 2014 287 100 Chưa qua đào tạo 119 41.14 Sơ cấp 134 46.68 Trung cấp 34 12.18 Năm 2015 258 100 Chưa qua đào tạo 97 37.59 Sơ cấp 125 48.44 Trung cấp 36 13.97 Năm 2016 252 100 Chưa qua đào tạo 57 22.61 Sơ cấp 156 67.90 Trung cấp 39 9.49 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Văn Bàn) 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp 119 97 57 34 36 39 134 125 156 Hình 2.3 : Trình độ chính trị của công chức xã huyện Văn Bàn Về trình độ chính trị, chủ yếu đã hoàn thành khóa đào tạo sơ cấp, song số 48 lượng chưa qua đạo tạo vẫn còn nhiều. Như vậy, so với quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành “Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn” thì chất lượng và trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định, cần phải có nhiều chính sách tạo động lực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về chính trị cho công chức xã. Về quản lý nhà nước, năm 2014 đã bồi dưỡng được 157 người, 2015 là 155 người, con số này tăng lên vào năm 2016 là 169 người. Nhìn chung qua các năm đều có sự biến động mang tính tích cực. Đánh giá chung về công tác tổ chức và cán bộ, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện đánh giá: Đội ngũ cán bộ, công chức đã trải qua hoạt động thực tiễn và được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đã có bước trưởng thành hơn, vững vàng trong cơ chế mới, chất lượng hiệu quả công tác không ngừng được nâng lên. Công tác quy hoạch cán bộ đã có bước chuyển biến và đạt kết quả quan trọng. Về hạn chế trong công tác cán bộ và công tác xây dựng chính quyền, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã chỉ rõ: Việc đề bạt, bố trí cán bộ có trường hợp phải điều chỉnh, bố trí lại do cán bộ phấn đấu chưa tốt hoặc chưa phù hợp; Phong cách làm việc, thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa tốt, trách nhiệm chưa cao, năng lực tham mưu, dự báo tình hình và công tác phối hợp của một số phòng ban còn hạn chế, yếu kém, cần được cải thiện và nâng cao. Đứng trước tình hình thực thế đó ban lãnh đạo cấp trên luôn đưa ra các giải pháp kích thích, tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại từng xã tại huyện Văn Bàn. Phải được tiến hành ngay từ khâu tuyển dụng với những hình thức thi tuyển nghiêm túc theo quy trình thống nhất trên cơ sở tiêu chuẩn hợp lý. Tiếp theo đó là cả quá trình đào tạo sau công vụ trang bị những kĩ năng, những kiến thức mới; đồng thời làm tốt việc sắp xếp, sử dụng đúng, có hiệu quả đội ngũ công chức. 49 2.3. Thực trạng làm việc của công chức xã của huyện Văn Bàn 2.3.1.Thông qua yếu tố vật chất Là đơn vị hành chính công nên việc chi trả lương cho công chức xã được huyện Văn Bàn áp dụng theo quy định Nhà nước. Hiện tại công chức xã huyện Văn Bàn được áp dụng trả lương theo Nghị định Số: 47/2017/NĐ-CP ngày 24/04/201277 của Chính phủ về viêc quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nghị định số:204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.  Về tiền lương, phụ chấp, các chế độ đãi ngộ Qua khảo sát, 252 mẫu phiếu hỏi thu được kết quả, đa số các công chức xã (93.25% tương đương 235/252/2016) đều xem trọng vấn đề tiền lương, thưởng và các chế độ phụ cấp là chính sách rất quan trọng trong việc tạo động lực trong lao động. Thực tế cho thấy với mức thu nhập hiện nay với mức lương đại học từ 2 đến 4 triệu đối với công chức mới nhận công tác, 4 đến 6 triệu đối với người đi làm trên 5 năm trong điều kiện huyện Văn Bàn có tới 15/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp thì nguồn thu nhập này là yếu tố quan trọng để đảm bảo duy trì cuộc sống sinh hoạt gia đình mỗi cá nhân. Đây được coi là mức thu nhập ổn định ở mức trung bình khá so với mức thu nhập của người dân trong huyện. Do đó số lượng công chức cảm thấy khá hài lòng với mức lương mình nhận được là 51.28% tương đương 130/252 người (2016). Về nâng lương được huyện Văn Bàn áp dụng thực hiện đúng theo quy định của nhà nước tại Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Lương được coi là yếu tố quan trọng nhất trong công tác tạo động lực làm việc cho công chức xã, chính vì vậy huyện Văn Bàn đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Năm 2014: Huyện Văn Bàn hực hiện nâng lương cho 62 người, trong đó: 08 người nâng lương trước thời hạn, 54 người nâng lương 50 thường xuyên. Thực hiện chuyển xếp ngạch bậc lương cho 01 công chức. Năm 2015: Thực hiện nâng lương cho 90 người, trong đó: 08 người nâng lương trước thời hạn, 82 người nâng lương thường xuyên. Thực hiện chuyển xếp ngạch bậc lương cho 11 công chức. Năm 2016: Thực hiện nâng lương cho 74 người, trong đó: 09 người nâng lương trước thời hạn, 65 người nâng lương thường xuyên. Thực hiện chuyển xếp ngạch bậc lương cho 19 công chức. Để đánh giá về chế độ tiền lương của công chức xã huyện Văn Bàn, sau khi tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến tác giả thu được kết quả về mức độ hài lòng của công chức đối với mức lương hàng tháng thì trên tổng số 252 phiếu trả lời có 51.28% tương đương 130/252 người (2016) được hỏi cảm thấy hài lòng mức thu nhập tháng. Và số còn lại 48.72 % người được hỏi không hài lòng với điều này, việc chi trả lương chậm cũng là một yếu tố khiến đa số công chức không thoải mái. Bên cạnh lương thì phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác là một phần không thể thiếu giúp ổn định đời sống tinh thần cũng như vật chất của người công chức. Là một huyện miền núi, với 15/23 xã khó khăn huyện để thu hút con người đến công tác chính phủ đã có những ưu đãi nhất định nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người công chức có thể yên tâm công tác, phát huy hết khả năng của mình. Đối với với những người sống, làm việc ở những vùng có điều kiện khí hậu xấu; xa xôi, hẻo lánh, cơ sở hạ tầng thấp kém, đi lại, sinh hoạt khó khăn huyện Văn Bàn sẽ triển khai đầy đủ các chế độ phụ cấp cho công chức như: sẽ Phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 1,0 tùy theo sự phân chia vùng quy định tại thông tư 03/2001 ngày 18/01/2001 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội – Bộ tài chính - ủy ban dân tộc và miền núi, phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng theo nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của chính phủ, phụ cấp thu hút theo NĐ 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010, đối với công chức nhận công tác lần đầu tại các xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 10 tháng lương cơ bản, chế độ chuyển vùng, các chế độ về bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm năm 2014, thai sản, ốm đau, nghỉ phép. Tỉnh Lào Cai còn có chính sách thu hút nhân tài 51 Quyết định số: 97/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 ban hành quy định về chinh sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài ra tại mỗi đơn vị cơ quan, UBND xã thường hỗ trợ tết nguyên đán với từng công chức ít nhất nửa tháng lương cơ bản, đối với chị em phụ nữ, Công đoàn cơ sở hàng năm hỗ trợ ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, trao tặng quà, tổ chức gặp mặt kỷ niệm ngày gia đình Việt nam 28/6. Tổ chức trao quà cho con công chức nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu. Chi khuyến học đối với các cháu là học sinh giỏi, đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi và năng khiếu các cấp; sinh nhật, ốm đau, hiếu hỉ của công chức trong cơ quan đều được công đoàn chăm lo, thăm hỏi chu đáo. Ngoài ra, cơ quan còn quan tâm, áp dụng trợ cấp khó khăn đột xuất. Đây là các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống tinh thần cho công chức, thể hiện sự quan tâm, động viên kịp thời của cơ quan đối với các công chức xã. Hoàn toàn đồng ý Tương đối đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng Không có ý kiến rõ ràng 35,71% 38,09% 15,07% 9,12% 2, 0 1 % Hình 2.3 : Đánh giá mức độ hài lòng của công chức đối với chế độ phúc lợi xã hội Quan khảo sát kết quả cho thấy việc đa số công chức thấy đồng ý và khá đồng ý với các chế độ phúc lợi xã hội, đạt sự nhất trí cao, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận chưa thấy hài lòng, có một số kiến nghị tại một số xã như Nậm Dạng, Nậm Tha Tổ chức Công đoàn cần quan tâm hơn nữa tới đời sống, tâm tư nguyện vọng của các Đoàn viên công đoàn hơn, tổ chức nhiều hoạt động thiết 52 thực về các hoạt động cho công chức xã, thăm hỏi động viên kịp thời khi có người ốm đau, quy chế phúc lợi chưa được phổ biến sâu rộng đến toàn bộ công chức. Nhiều người chưa hiểu rõ về các khoản phúc lợi mình được nhận từ cơ quan. Việc xây dựng các chương trình phúc lợi chủ yếu dựa vào tham khảo các loại phúc lợi tại các đơn vị khác đang áp dụng, chính vì thế khi áp dựng vào cơ quan mình chưa thất sự hợp lý.  Về khen thưởng Việc khen thưởng sẽ căn cứ vào các thành tích mà cá nhân đạt được trong công việc, dựa trên Luật thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003, căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và Nghị định số 65/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, căn cứ Quyết định số 84/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh Ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo quy định các danh hiệu khen thưởng dành cho cá nhân gồm: Các danh hiệu thi đua xét tặng cho cá nhân, gồm: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến; Chiến sỹ tiên tiến. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Giấy chứng nhận và kèm theo tiền thưởng bằng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến” được tặng Giấy chứng nhận và kèm theo tiền thưởng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung. Tuy từ năm 2014 đến nay, chưa có công chức xã nào đạt các danh hiệu thi đua cấp tỉnh song tại cấp huyện đã có rất nhiều đồng chí được khen thưởng. Năm 2014 huyện Văn Bàn có 283 người được khen thưởng, trong đó: 13 người đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở, 270 người đạt danh hiệu LĐTT. Năm 2015: có 241 người được khen thưởng, trong đó: 06 người đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở, 235 người đạt danh hiệu LĐTT. Năm 2016: có 239 người được khen thưởng, trong đó: 04 người đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở, 235 người đạt danh hiệu LĐTT. 53 Như vậy qua khảo sát thực tế yếu tố vật chất là yếu tố quyết định nhất đến động lực làm việc của công chức xã. Trong những năm vừa qua huyện Văn Bàn đã và đang thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chế độ cho người lao động, khuyến khích động viên tinh thần làm việc của công chức xã qua việc ghi nhận các công hiến, khen thưởng, tạo những điều kiện thuận lợi nhất trong công việc cũng như đời sống cá nhân của từng người, đảm bảo vật chất lẫn tinh thần tốt để người công chức phát huy hết năng lực của mình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của tổ chức. 2.3.2. Thông qua yếu tố tinh thần  Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng Công tác tuyển dụng: Việc tuyển dụng diễn ra công bằng, văn minh và đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng nhờ vả, tuyển dụng người không có năng lực. Với huyện Văn Bàn những năm vừa qua công tác tuyển dụng công chức xã được thực hiện liên tục, không chỉ xét tuyển mà còn tổ chức kỳ thi. Năm 2015: Tuyển dụng : 15 người trong đó: (Đại học: 10 người); Hợp đồng theo Đề án 500 tri thức trẻ 07 công chức có trình độ chuyên môn Đại học về các xã làm việc. Năm 2016: Tuyển dụng : 04 người có trình độ trung cấp vào làm Công chức công an xã. 06 vị trí văn hóa xã hội, Công tác bố trí, sử dụng công chức: Tất cả các vị trí tuyển dụng đều đúng chuyên ngành, phù hợp với vị trí công tác, năm 2016 trong 6 vị trí văn hóa xã hội có 03 vị trí văn hóa thông tin. Đối tượng dự thì phải tốt nghiệp đại học, chuyên ngành quản lý văn hóa, văn hóa học, sư phạm thể dục thể thao, vị trí công an xã tốt nghiệp từ trung cấp trở nên khối trường an ninh, quân sự. Sau khi được tuyển dụng sẽ được phân công về các xã công tác đúng ví trí chuyên ngành thi tuyển. Bên cạnh đó huyện Văn Bàn cũng tiến hành điều tra sàng lọc các vị trí làm việc khác tại từng xã yêu cầu công chức đảm nhận phải có bằng cấp và chuyên môn đúng công việc, nếu không đúng được học tập và bổ sung, nếu không sẽ được chuyển vị trí công tác khác phù hợp để phát huy hết năng lực làm việc.  Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng 54 Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức được huyện căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức. Hàng năm, công chức phải tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công tác của mình. Quy định cụ thể chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: - Đào tạo tiền công vụ; - Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chức danh công chức; - Đào tạo, bồi dưỡng theo theo các chức danh lãnh đạo, quản lý; - Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí làm việc Hoàn toàn hài lòng Tương đối hài lòng Ít hài lòng Không quan tâm 38,09% 34,52% 15,47% 11,92% Hình 2.4: Mức độ hài lòng của công chức xã đối với công tác đào tạo Hằng năm, UBND huyện Văn Bàn đã xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình UBND tỉnh phê duyệt. Đề án số 12 của huyện ủy Văn bàn về xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn 2014 - 2016 UBND huyện Văn Bàn đã đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng ở các cấp bằng nhiều hình thức. Năm 2014: Đào tạo chuyên môn: Đại học: 17 người; Trung cấp: 12 người. Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị: 21 người. Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị: 120 người. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng theo chức danh: 160 lượt. Năm 2015: Đào tạo chuyên môn: Đại học: 08 người. Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị: 20 người. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng theo chức danh: 160 lượt. Năm 2016: Đào tạo chuyên môn: Đại học: 12 người. Đào tạo Trung 55 cấp lý luận chính trị: 07 người Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng theo chức danh: 115 lượt. Bên cạnh đó tiến hành đào tạo sau đại học. 06 đồng chí. Bên cạnh đó do đặc thù là huyện miền núi dân số trên 80% là người dân tộc nên theo quy định công chức xã phải biết ít nhất một tiếng dân tộc, tính đến năm 2016 trên 80% số công chức xã đều qua đào tạo tiếng Hmông. Kết quả khảo sát về công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức xã thể hiện tại Bảng 2.2 cho thấy phần lớn các công chức xã đều cảm thấy được UBND huyện tạo điều kiện, cơ hội để học tập nâng cao trình độ 87.69% (221/252người/2016), nội dung đào tạo, thời gian đào tạo là hợp lý thể hiện ở việc có 176 người đồng ý khi khảo sát. Tuy nhiên, vẫn còn 12.31% cho rằng điều kiện, cơ hội học tập chưa thỏa đáng, 30.16% không đồng ý với thời gian và nội dung đào tạo, chưa sâu chưa sát với thực tế công việc, còn chung chung, chất lượng giảng viên chưa cao, và do quản lý công tác đào tạo và sau đào tạo còn nhiều hạn chế, nhiều học viên chỉ đến điểm danh mà không theo học thường xuyên, do tính chất công việc nhiều khi phải xin nghỉ để giải quyết Đối tượng được lựa chọn cử đi học nhiều khi còn mang tính cử luân phiên, để nhằm đảm bảo công bằng, giải quyết quyền lợi cho ai cũng được cử đi đào tạo. Có những khóa học người công chức phải tham gia là do yêu cầu của cấp trên. Điều đó dẫn đến tình trạng người được cử đi học không phù hợp với khóa học, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, đồng thời còn gây ra sự không thoải mái cho các công cức, không thỏa mãn nhu cầu được học tập nâng cao trình độ của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dong_luc_lam_viec_cua_cong_chuc_cap_xa_huyen_van_ba.pdf
Tài liệu liên quan