Luận văn Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC VIẾT TẮT .iii

DANH MỤC BẢN ĐỒ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU . iv

MỤC LỤC. 1

PHẦN MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài. 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7

3. Mục đích nghiên cứu. 8

4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu. 8

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 8

4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 9

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 9

5.1. Ý nghĩa khoa học . 9

5.2. Ý nghĩa thực tiễn. 9

6. Phương pháp nghiên cứu. 10

6.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành. 10

6.2. Phương pháp khảo sát thực địa. 10

6.3. Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học . 10

6.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh . 11

7. Bố cục của luận văn . 11

CHƯƠNG I . 13

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THỰC TIỄN . 13

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu . 13

1.1.1. Du lịch (Tourism) . 13

1.1.2. Tài nguyên du lịch (Tourism resources). 14

pdf164 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cho thấy nếu Đồng Sen được đầu tư hấp dẫn hơn để giữ chân và lôi kéo du khách đến tham quan, việc đầu tư này có thể tin tưởng tính khả thi cao. Theo thống kê của Bà Hồ Thị Mỹ Sang, Giám đốc Phòng Chăm sóc khách hàng và quản lý chất lượng Công Ty Fiditour, cho biết có khoảng hơn 300 khách đến tham quan Khu du lịch Đồng Sen vào mùa nước nổi trong năm 2015. - Thu nhập cộng đồng dân cư tham gia du lịch tại Đồng Sen Với lượng khách không ổn định như vậy, thu nhập của các hộ kinh doanh cũng trồi sụt liên tục, nhưng tựu chung thu nhập của họ hơn hẳn các gia đình nông dân khác ở xã này. Theo phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng sen kết hợp kinh doanh du lịch đều cho kết quả không giống nhau. Ông Tám Sen cho biết trồng lúa lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu/ ha, còn trồng sen lợi nhuận thấp nhất cũng gấp 2 lần, có khi sen có giá có thể lợi nhuận gấp 3 đến 4 lần, như giá sen hiện nay 20.000 đồng/ kg, lợi nhuận cầm chắc 100 triệu đồng/ ha, chưa tính phần thu nhập từ làm dịch vụ du lịch khoản 300.000 đồng/ ngày. Ông Bảy Kiệt cho biết bình quân lợi nhuận khoản 400 triệu đồng một năm. Ông Hai Dương có thu nhập 60 đến 70 triệu đồng/ năm. Bà Nguyễn Thị Nguyệt cũng có thu nhập tương tự. Ông Hai Hơn thì có thu nhập cao hơn hẳn, trên 500 triệu/ năm từ hoạt động du lịch. Số lợi nhuận từ bán sen thương phẩm khoản 100 triệu đồng/ ha trở lên. Khoản thu nhập từ sen thương phẩm cũng không chính xác, vì giá cả thị trường sen đều do thương lái quyết định. Mức độ giá biến động rất lớn trong thời gian rất ngắn, có khi bán trước một tuần giá 40.000 đồng/ kg, bán sau vài ngày giá có thể 15.000 đồng/ kg. Do đó, thu nhập của người trồng sen thương phẩm rất bấp bênh, thiếu ổn định. 55 Người phục vụ du lịch thời vụ được trả tiền công theo ngày, với mức tiền công là 120,000 đồng/ ngày. Người thu hoạch gương sen được thuê với mức giá 150,000 đồng/ ngày. Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen đã giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hơn 50 lao động thường xuyên. Vào những ngày cao điểm Lễ, Tết, ngày cuối tuần Đồng Sen đã sử dụng hơn 100 lao động làm việc. Mức thu nhập từ 100.000 đồng đến 150.000đ/ ngày tùy công việc như lương của đầu bếp khoảng 3 triệu đồng/ tháng, lương của nhân viên phục vụ là 2 triệu đồng/ tháng, lương của nhân công hái gương sen được trả từ 150.000 đến 200.000đ/ ngày. Nếu được mở rộng quy mô hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, trước mắt dân cư địa phương có việc làm và có thu nhập ổn định. - Tổ chức quản lý hoạt động du lịch Đồng Sen Việc tổ chức quản lý của điểm du lịch này còn rất đơn giản, các chủ hộ kinh doanh du lịch theo hình thức kinh doanh hộ cá thể. Do hình thành tự phát nên tổ chức hoạt động điều hành rất đơn giản, theo phong cách nông dân, không bài bản, thiếu chuyên nghiệp, không ý tưởng, chỉ theo công thức 3 cùng trong gia đình nông dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”. Mọi người đều có thể làm công việc thay thế cho nhau, nhân lực lao động là các thành viên trong gia đình từ giữ xe, đưa xuồng, tiếp tân, phục vụ bàn, nấu ăn, mỗi hộ khoảng 5 - 7 người phục vụ. Vào những ngày Lễ, ngày cuối tuần, mùa cao điểm nước nổi, các chủ hộ thuê các nông dân nhàn rỗi phục vụ cho du khách. Hiện các hộ Đồng Sen hoạt động kinh doanh riêng rẻ, từ cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch, diện tích trồng sen, giá cả dịch vụ đều không đồng nhất. Hiện tượng cạnh tranh chèo kéo, giành khách cũng đang diễn ra. Qua tiếp xúc, ông Hai Hơn, ông Tám, ông Bảy Kiệt đều mong muốn Đồng Sen hoạt động chung thành khu du lịch thống nhất, ông Hai Hơn cho biết “Chúng tôi rất muốn phát triển, nhưng không có ai đủ khả năng tài chính, mong muốn của chúng tôi là có nhà đầu tư nào đó đủ tiền, đủ sức về đầu tư khu du lịch Đồng Sen để 56 giúp bà con có công ăn việc làm, có thu nhập khá hơn và quê hương mình đẹp hơn”. Ông Bảy Kiệt cũng cho biết “chúng tôi muốn liên kết tổ chức thống nhất chung, có định hướng phát triển rõ ràng, nhưng đâu có ai đứng ra tổ chức làm, chúng tôi đâu có tiền và trình độ để làm”. Chính quyền địa phương rất quan tâm và hỗ trợ rất tích cực trong định hướng phát triển thành khu du lịch cộng đồng nhằm thu hút du khách và tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách địa phương. 2.3. Truyền thông tác động đến thu hút du khách đến Đồng Sen Đến nay, hầu hết các hộ kinh doanh ở đây chưa lần nào quảng cáo, tiếp thị hay sử dụng công cụ truyền thông để quảng bá để thu hút du khách. Qua khảo sát thống kê của chúng tôi, du khách đến Đồng Sen chủ yếu khách tại địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận, số ít du khách đến TP. HCM. Qua tìm hiểu từ các hộ kinh doanh du lịch sinh thái Đồng Sen, du khách biết đến du lịch sinh thái Đồng sen chủ yếu từ mạng Internet chiếm đa số. Qua khảo sát từ 50 du khách của tác giả, kết quả du khách biết đến điểm du lịch Đồng Sen từ mạng Internet chiếm 52%, qua quảng cáo TV và báo chí địa phương 4%, từ quảng cáo và chương trình tour của các công ty du lịch chiếm 16%, qua bạn bè và người thân tại địa phương chiếm 24%. Phải nhìn nhận rằng, sức mạnh truyền thông và truyền miệng quảng cáo từ du khách có tác động tích cực đến việc thu hút du khách đến tham quan sinh thái Đồng Sen. Các trang wesite có từ khóa Đồng Sen có hằng chục ngàn lượt truy cập. Tuy nhiên, cũng chính các trang thông tin mạng cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen một thời gian dài, như nội dung đăng tải trên trang mạng xã hội: Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, sẽ đóng cửa ngưng hoạt động từ tháng 07 năm 2015, đã gây xôn xao dư luận, làm các báo đài, Ủy ban nhân dân Huyện Tháp Mười và các cơ quan chính quyền tỉnh Đồng Tháp phải vào cuộc thông báo, đính chính trên các phương tiện thông tin, báo đài với du khách tại Đồng Sen Tháp Mười có rất nhiều khu du lịch, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười là một trong những khu du lịch tại Mỹ Hòa đóng cửa, các khu du lịch khác vẫn hoạt động bình 57 thường. Các thông tin phát tán trên mạng Internet làm giảm lượng du khách đến hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen trong thời gian dài. Những thông tin trên mạng trái chiều đó đã làm ảnh hưởng lượng du khách đến DLST Đồng Sen, tuy nhiên sau khi mọi người biết khu du lịch Đồng Sen vẫn hoạt động bình thường đã thu hút du khách đến Đồng Sen ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh tiêu cực làm gián đoạn thu hút du khách, nhưng thông tin trái chiều cũng làm cho DLST Đồng Sen nổi tiếng và nhiều người biết hơn. 2.4. Liên kết hoạt động du lịch Đồng Sen với các điểm du lịch trong tỉnh Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 12 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có Công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp là đơn vị lữ hành lớn nhất tỉnh, có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế. Riêng tại Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười có Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Du lịch Đồng Tháp Mười. Các doanh nghiệp lữ hành này chủ yếu thực hiện việc kết nối tiếp nhận du khách cho các doanh nghiệp tại TP. HCM và các địa phương khác đến tham quan Đồng Tháp, trong đó có Đồng Sen. Nguồn khách đoàn đi theo tour đến Đồng Sen từ các công ty du lịch tại TP. HCM và Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tháp. Thời gian tham quan Đồng Sen thường một hoặc hai ngày, chỉ là điểm dừng chân để ăn uống, nghỉ ngơi để kết nối với các điểm trong tỉnh, các điểm du lịch của tỉnh An Giang, hoặc tiếp tục hành trình về TP. HCM. Do những hạn chế về quy mô, trình độ quản lý, tổ chức hoạt động du lịch mới định hướng hoạt động theo mô hình du lịch cộng đồng. Hiện du khách đến tham quan hầu hết tự tìm đến, lượng khách đến từ các công ty lữ hành theo chương trình thiết kế sẵn. Du lịch sinh thái Đồng Sen chưa có sự liên kết tour, tuyến, các điểm tham quan trong tỉnh và các tỉnh lân cận để tạo thành một chuỗi tuyến điểm. Các hộ tham gia du lịch sinh thái hoạt động riêng, chưa có hợp tác chia nguồn khách, kinh nghiệm quản lý. Hiện các hộ rất cần sự thống nhất một tổ chức để định hướng phát triển. Đồng Sen có thể liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh để tạo thành chuỗi tuyến điểm có thế mạnh của du lịch Đồng Tháp. 58  Làng hoa Tân Quy Đông Làng hoa Tân Quy Đông, thuộc xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Cách thành phố Cao Lãnh khoảng 27km và Đồng Sen khoảng 70km. Đây là một làng nghề truyền thống cả trăm năm, nằm bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa hồng, cây kiểng. Đến nay, tổng diện tích trồng hoa hơn 85ha, với nhiều loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vườn hoa kiểng lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Nam. Làng hoa Tân Quy Đông trồng nhiều các loài hoa đẹp, đặc biệt có nhiều giống hoa hồng, các cây kiểng như: cây khế, sung, mai, cau và các loại cây kiểng bonsai có kiểu dáng đẹp, các loại hoa kiểng nhập khẩu từ các nước. Quanh năm tại Làng hoa Tân Quy Đông đều có hoa nở, vào dịp cuối năm rất nhiều khách đến mua hoa và chụp hình. Nơi đây trở thành điểm du lịch nổi tiếng, du khách đến đây ngoài việc mãn nhãn với các loài hoa đa dạng và phong phú, còn được nghe các nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của từng loài hoa kiểng. Có thể nói, làng hoa Tân Quy Đông đã trở thành hội hoa xuân thơ mộng của miền Tây Nam Bộ vào dịp cuối năm, đã góp phần làm cho du lịch Đồng Tháp thêm đa dạng.  Khu di tích lịch sử - sinh thái rừng tràm Xẻo Quýt Xẻo Quýt thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, có diện tích khoảng 50ha, trong đó có 20ha rừng tràm nguyên sinh. Cách thành phố Cao Lãnh khoảng 30km và cách Đồng Sen khoảng 26km. Xẻo Quýt là căn cứ cách mạng (từ năm 1960-1975) của cơ quan Tỉnh Ủy Đồng Tháp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ, được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992. Du khách đến Xẻo Quý sẽ cảm nhận tự hào về một vùng căn cứ oanh liệt của quân và dân Đồng Tháp, tận mắt chứng kiến những công sự cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z, là những căn cứ cách mạng bí mật còn nguyên vẹn. 59 Xẻo Quýt có 170 loài thực vật (với 158 loài hoang dại) và 12 loài cây thân gỗ, tuy không quý hiếm nhưng lại là giống cây thích nghi với điều kiện ngập nước. Hệ động vật có 200 loài hoang dã gồm 7 loài ếch nhái, 22 loài bò sát, 73 loài cá, 91 loài chim và 7 loài thú. Đặc biệt ở đây có 13 loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rùa hộp, chim sẻ mỏ rộng và loài rái cá đồng [29]  Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 17km, được thành lập tháng 3/ 2003, có diện tích 1700ha, trong đó có 250ha rừng nguyên sinh và 40ha sân chim với nhiều loài chim nước sinh sống: trích mòng đỏ, cồng cộc, le le, vịt trời, diệc. Một lần đến Gáo Giồng, du khách sẽ tương tư một vùng tây Nam bộ nguyên sơ, bình yên và đầy sức sống.  Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Bác Hồ), là một quần thể kiến trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích văn hóa. Khu di tích Lăng cụ có diện tích rộng 3,6ha, chia làm hai cụm kiến trúc gồm khu mộ và khu nhà lưu niệm cụ Phó bảng, trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Phó bảng sinh sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ. Ngoài ra trong khu di tích còn có nhà sàn, ao cá Bác Hồ, được mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác ở Hà Nội để du khách tham quan. Lăng cụ Phó bảng được thiết kế mái như hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng, biểu tượng của chín tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long trước đây. Du khách đến tham quan tìm hiểu cuộc đời, hoạt động cách mạng của thân sinh Bác.  Làng Bè Bình Thạnh 60 Làng Bè Bình Thạnh thuộc huyện cao Lãnh (Đồng Tháp), là điểm du lịch mới vừa thành lập ngày 09/ 08/ 2015. Cách trung tâm thành phố Cao Lãnh 18km theo Quốc lộ QL30. Làng Bè Bình Thạnh nằm bên bờ sông Tiền, sản phẩm du lịch nơi đây là những nhà bè nuôi cá ven sông, kết hợp không khí trong lành thoáng mát, với cảnh đẹp của vùng sông nước để thu hút du khách. Hoạt động du lịch nơi đây theo mô hình du lịch cộng đồng, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sông nước, trải nghiệm cuộc sống sông nước, ẩm thực để phục vụ du khách. Vị trí Làng Bè Bình Thạnh rất thuận tiện kết nối các điểm du lịch trong tỉnh bằng đường bộ và đường thủy. Ngoài ra, vị trí Làng Bè Bình Thạnh thuận tiện kết nối Núi Sam Châu Đốc (An Giang) và cửa khẩu Dinh Bà đến Campuchia.  Vườn Quốc gia Tràm Chim Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc năm xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính, diện tích hơn 7.000 hecta. Nơi bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, là nơi sinh sống của 130 loài thực vật, 130 loài cá nước ngọt, 132 loài chim nước, chiếm khoảng một phần tư số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ (Grus antigone). Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ đang có nguy cơ diệt chủng. Vườn Quốc gia Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới, được xem như bảo tàng thiên nhiên của vùng Đồng Tháp Mười5.  Khu di tích Gò Tháp Khu di tích Gò Tháp thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, liền kề với xã Mỹ Hòa và Khu du lịch sinh thái Đồng Sen. Gò Tháp đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng vào năm 1998. Khu di tích chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc và nhân loại. 5 Vườn Quốc gia Tràm Chim. Truy cập ngày 20/ 02/ 2016, 61 Các nhà khảo cổ học đã tìm nhiều di vật cổ rất giá trị, nền văn minh Óc Eo có niên đại hơn 1.500 năm, có giá trị về lịch sử văn hóa. Ngói ra, nơi đây từng là đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều trong thời kỳ đầu chống Pháp. Hằng năm tại khu Gò Tháp diễn ra Lễ hội Gò Tháp. Lễ hội ở Gò Tháp có hai phần: phần nghi thức cúng lễ và phần hội hè. Lễ viá Bà Chúa Xứ, thời gian bắt đầu từ chiều ngày 14 đến rạng sáng ngày 16 tháng 03 âm lịch, tương truyền Bà có công khai phá, tạo dựng và phát triển vùng này. Đây là lễ hội thu hút nhiều người nhất tại Đồng Tháp, hằng năm có hằng trăm ngàn du khách đến dự lễ hội. Lễ hội tưởng niệm hai vị anh hùng Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương), Đốc Binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều), thời gian bắt đầu từ chiều ngày 14 đến rạng sáng ngày 16 tháng 11 âm lịch, Lễ hội tưởng niệm hai thủ lĩnh nghĩa quân đã kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược hồi thế kỷ 20. Mỗi nội dung lễ cúng có nghi thức hành lễ không giống nhau nhưng có nét chung nhất là đều có bài văn tế do bô lão chánh bái vừa đọc vừa diễn. Nội dung văn tế là ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân hay cầu khẩn đất trời, cho "quốc thái, dân an", mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu 2.5. Ảnh hưởng hoạt động du lịch Đồng Sen đến môi trường  Tác động đến môi trường sinh thái Ngoài những lợi ích kinh tế, hoạt động du lịch sinh thái Đồng sen có những tác động tiêu cực đến đến môi trường, hậu quả làm thay đổi những đặc điểm tự nhiên của môi trường. Bất kỳ hoạt động nào của con người đều tác động đến nhất định môi trường sinh thái, nhất là các hoạt động du lịch có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường. Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen không phải ngoại lệ. Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tác động đến môi trưòng sinh thái thể hiện rõ nét nhất là làm thay đổi tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh học. 62 Những tác động cụ thể của con người như chặt phá rừng tràm để xây dựng, vứt rác, đổ rác bừa bãi xả nước thải sinh hoạt, dầu mỡ, nước thải vệ sinh, nước trục đất làm sạch đồng sen, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý trực tiếp ra môi trường đất, môi trường kênh rạch, làm ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của các loại động thực vật, ô nhiễm đất. Hậu quả làm mất cảnh quan sinh thái, ô nhiễm môi trường du lịch, ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của cộng đồng dân cư địa phương. Khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất và các hoạt động sinh hoạt dẫn đến ảnh hưởng biến dạng bề mặt của đất, biến đổi khí hậu. Điều mà cả cộng đồng thế giới đang quan tâm. Lượng du khách tăng đột biến, kèm với các hoạt động giao thông như máy nổ tắc ráng, xe máy, các hoạt động sản xuất, khói trong quá trình chế biến, đã làm gia tăng tiếng ồn, khí thải, bụi làm ô nhiễm không khí, tác động xấu đến không khí, làm thu nhỏ môi trường sống của các loài sinh vật trong tự nhiên, cùng với việc mất đi cảnh quan tự nhiên yên tĩnh, các sinh vật phải thay đổi tập tính, trở nên sợ sệt, thậm chí di chuyển địa bàn sinh sống. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống trong lành của cộng đồng dân cư địa phương. Việc phát triển mở rộng diện tích trồng sen, các công trình phục vụ du lịch sẽ mất dần cảnh quan nguyên sơ của vùng Đồng Tháp Mười.  Tác động đến môi trường xã hội Bên cạnh các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, môi trường. Nhưng du lịch có những tác động tích cực đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng, nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cơ hội nâng cao dân trí, tiếp cận công nghệ tiên tiến và có cơ hội giao lưu văn hóa với du khách, phát huy lòng hiếu khách, giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hoá địa phương cho cộng đồng dân cư. Du lịch sinh thái Đồng Sen phát triển sẽ làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp dân cư địa phương vốn dĩ đã quen và có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, có thể đem đến tích cực lẫn tiêu cực cho địa phương. Ngoài ra, việc giao lưu tiếp xúc văn hóa với du khách dễ làm thay đổi bản sắc văn hóa địa phương, làm mất an toàn trật tự xã hội tại địa phương. 63 Việc phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen người dân địa phương sẽ không được chia sẻ hoặc chia sẻ không thỏa đáng lợi nhuận từ việc phát triển du lịch cộng đồng mà họ đã tạo dựng. Nếu việc hoạt động và phát triển không tuân thủ theo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, mâu thuẫn xã hội sẽ phát sinh giữa các hộ Đồng Sen trong tranh giành du khách, ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó truyền thống của cộng đồng địa phương. Các sinh hoạt khác lạ của du khách khắp nơi được nhập vào địa phương sẽ có tác động nhiều mặt đến cộng đồng nhất là giới trẻ. Truyền thống văn hoá của địa phương có thể sẽ bị thương mại hoá để đáp ứng nhu cầu của du khách, làm thay đổi giá trị văn hoá sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, nhất là văn hóa bản địa. Mặc dù phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen có những mặt tích cực, nhưng vẫn tồn tại những mặt tiêu cực, cần phải giải quyết hài hòa, chúng ta phải quan tâm đến cả hai khía cạnh, tích cực và tiêu cực mà các yếu tố đem lại. Tiểu kết chương II Trong thực trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, tác giả đã tìm hiểu các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa. Qua khảo sát thực tế, tác giả đã thu thập các số liệu báo cáo của các chính quyền địa phương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, các đánh giá của du khách, các chủ hộ tham gia hoạt động sinh thái Đồng Sen, các dân cư địa phương, du khách. Trong phần tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, tác giả đã nhìn thấy được những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động du lịch tại đây, dự báo được khả năng phát triển nếu được đầu tư đúng mức. Từ những kết quả thu thập được, để tác giả làm cơ sở đưa ra các định hướng, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cần thiết cho phát triển, đúng với tiềm năng và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy các hộ kinh doanh du lịch Đồng Sen thành lập tự phát, nhưng bước đầu có được thành tựu rất lớn: 64 Đồng Sen là những cánh đồng chỉ làm kinh tế nông nghiệp thuần túy của nông dân Tháp Mười từ bao đời, nay đã trở thành điểm du lịch, nơi thư giản của cộng đồng địa phương, được du khách trong và ngoài nước biết đến, đã góp phần thu hút lượng khách lớn đến với du lịch Đồng Tháp. Đồng Sen trở thành sản phẩm du lịch trọng điểm, có hướng đi riêng, góp phần định vị cho thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn sen” đến với du khách. Đồng Sen đã ổn định đời sống và nâng cao thu nhập và giải quyết công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho cộng đồng dân cư Mỹ Hòa. Cộng đồng dân cư tại địa phương là những người sinh sống lâu năm mang đậm bản sắc văn hóa Nam bộ, chủ yếu làm nghề nông nghiệp, phần lớn là nghèo khó, ít học, nay đã tham gia hoạt động du lịch sinh thái, bắt đầu có những bước đi tập tễnh vào nền kinh tế thị trường. Du khách đánh giá cộng đồng dân cư địa phương nhiệt tình, hiền hòa, thân thiện, chân thật, hiếu khách, có ý thức trong việc bảo vệ du khách và đảm bảo trật tự an toàn, trong đó có sự tham gia ủng hộ từ chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn như cộng đồng tham gia hoạt động du lịch tự phát, sản phẩm du lịch nghèo nàn, thiếu kinh nghiệm, chưa có định hướng rõ ràng, giới hạn về kinh tế, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thiếu vốn đầu tư, chưa đủ khả năng đầu tư công nghệ, chưa kịp hòa nhập giao lưu với văn hóa ứng xử văn minh đô thị, cộng đồng dân cư địa phương còn nhiều hình ảnh phản cảm nơi công cộng, khu du lịch. Ngoài ra, cơ quan quản lý du lịch địa phương và các công ty lữ hành có những khảo sát thực tế, để liên kết du lịch sinh thái Đồng Sen với các điểm du lịch lân cận phát triển thành một chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn. Nhìn chung, Đồng Sen bước đầu đã tạo được dấu ấn trong lòng du khách. Nếu có những giải pháp và sự đầu tư đúng mức, chắc chắn Đồng Sen trở thành điểm du lịch hấp dẫn. 65 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG SEN XÃ MỸ HÒA, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. Phân tích SWOT (Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen 3.1.1. Điểm mạnh (Strengths) “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Tác giả: Bảo Định Giang Cây sen đã trở thành biểu tượng của Đồng Tháp, trong tiềm thức mọi người luôn nghĩ cụm từ “Đồng Tháp gắn liền với Sen Hồng”, du khách đến Đồng Tháp ai cũng muốn được đến với Đồng Sen. Đây là lợi thế lớn trong định vị thương hiệu du lịch Đồng Sen đến với du khách. Vị trí địa lý, cơ sở hạng tầng giao thông đường bộ và đường thủy đang hoàn thiện tốt, rất thuận lợi phát triển du lịch, có vị trí gần với cửa khẩu biên giới với Campuchia, giáp với với Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, TP. HCM, thuận lợi nhất là liền kề Khu di tích đặc biệt Gò Tháp có nền văn hóa Óc Eo, đền thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, Chùa Bà Chúa Xứ, Tháp cổ tự (chùa Tháp Linh), nằm trong tỉnh có dầy đặc điểm du lịch như Khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch Gáo Giồng, Khu di tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc Tràm Chim, Vườn Hoa Tân Quy - Sa Đéc, Làng bè Bình Thạnh, là những điểm thu hút hằng nghìn du khách đến viếng, tham quan hằng năm. Lượng du khách đến Đồng Tháp ngày càng tăng qua thống kê các năm, mức tăng trưởng bình quân hằng năm hơn 15%. 66 Đồng Tháp đứng hạng II với 66.39 điểm6 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của chỉ số PCI. Chỉ số PCI, là chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trong năm 2014 và 2015. Đây là yếu tố thuận lợi để thu hút nhà đầu tư an tâm đến Đồng Tháp đầu tư vốn vào phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen. Trong thời gian ngắn tham gia hoạt động du lịch, nhưng đã tạo được dấu ấn trong lòng du khách, thu hút hằng chục ngàn du khách đến tham quan, đã định vị được điểm du lịch trên “Bản đồ du lịch Việt Nam”. Các sản phẩm sen đang bước đầu định hình như Hồng Sen Tửu, hạt sen rang bơ, được xem là “đặc sản” có bước đột phá lớn, đã tạo được điểm nhấn lớn trong thị trường. Môi trường sinh thái tự nhiên Đồng Sen vẫn còn giữ được nét hoang sơ thuần khiết. Môi trường xã hội rất trật tự, bảo đảm an toàn cho du khách. Người tham gia hoạt động du lịch hiền hòa, mến khách, nhiều tâm quyết, họ sẵng sàng hợp tác nhân lực và đóng góp phần đất của mình với chính quyền địa phương và bất kỳ doanh nghiệp nào để phát triển du tại địa phương. Cộng đồng dân cư đoàn kết gắn bó lâu đời, đời sống sinh hoạt mang đậm nét văn hóa người Kinh và văn hóa Miền Tây Nam bộ. Cộng đồng dân cư địa phương luôn nhận thức, hiểu rất rõ giá trị phát triển du lịch đem lại lợi ích kinh tế và niềm tự hào của quê hương xứ sở. Đồng Tháp là nơi đang phát triển phong trào đưa sản xuất nông nghiệp thành sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Đồng Sen là nơi đầu tiên trong cả nước hoạt động du lịch si

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_du_lich_sinh_thai_dong_sen_tai_xa_my_hoa_huyen_thap.pdf
Tài liệu liên quan