Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục các chữ viết tắt. iv
Danh mục các sơ đồ .v
Danh mục các bảng . vi
Mục lục. vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
ĐẶT VẤN ĐỀ.1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN.5
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THUỶ SẢN.5
1.1.1. Khái niệm ngành thủy sản.5
1.1.2. Phân loại ngành thủy sản.5
1.1.3. Đặc điểm ngành thuỷ sản .6
1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN .7
1.2.1. Khái niệm nghề khai thác hải sản .7
1.2.2. Phân loại nghề khai thác hải sản .7
1.2.3. Đặc điểm của nghề khai thác hải sản .8
1.3. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.10
1.3.1. Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu vật chất của con người.10
1.3.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế .11
1.3.3. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.11
1.3.4. Góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu .12
1.3.5. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập.13
1.3.6. Góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo quốc phòng-an ninh của đất
nước.13
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
137 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.316 14.698 15.194 3,67
- Y tế và hđ cứu trợ XH 2.910 2.865 2.876 2.973 0,72
- Hoạt động VH, TT 425 651 953 985 32,34
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể 2.232 2.235 2.240 2315 1,22
- Hoạt động phục vụ cá nhân và
cộng đồng
4.103 4.110 4.852 5.017 6,93
- Hoạt động làm thuê trong các
hộ gia đình
459 495 951 983 28,9
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2010)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA TỈNH QUA CÁC NĂM
2.2.1. Số lượng và cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản qua các năm
Tổng số tàu thuyền cơ giới phục vụ khai thác hải sản năm 2007 của tỉnh là
3.494 chiếc, năm 2010 tăng lên đến 4.931 chiếc (tăng 41,12% so với năm 2007).
Bình quân hằng năm số lượng tàu thuyền trực tiếp khai thác trên biển tăng 12,17%.
Tổng công suất tàu thuyền năm 2007 là 116.285 CV, năm 2010 là 204.303 CV
(tăng 109,2% so với năm 2007). Bình quân tổng công suất tàu thuyền tăng 20, 67%
và tốc độ tăng nhanh hơn so với số lượng tàu (Bảng 2.5 ). Trong đó tập trung nhiều
nhất tại 3 huyện, thành phố cửa lạch như Quảng Trạch 1.614 tàu, công suất 93.263
CV; huyện Bố Trạch 1.033 tàu, công suất 55.299 CV; thành phố Đồng Hới 544 tàu
với công suất 36.999CV (số liệu năm 2010). Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản
không ngừng được nâng lên. Số lượng tàu đánh cá đóng mới, cải hoán công suất
máy, trang bị thiết bị điện tử chuyên dùng từng bước đáp ứng yêu cầu đi biển dài
ngày tại các ngư trường xa nhằm khai thác các loại hải sản xuất khẩu.
Cơ cấu tàu thuyền có sự chuyển đổi theo hướng giảm mạnh số lượng tàu có
công suất từ 20-49CV (giảm bình quân 20,9%/năm) và tàu có công suất từ 50-89%
(giảm bình quân 14,59%/năm). Các tàu có công suất từ 90CV trở lên có xu hướng
tăng mạnh (năm 2007 chỉ có 160 chiếc, đến cuối năm 2010 đã có 779 chiếc, tăng
380% so với năm 2007. Riêng nhóm tàu có công suất từ 90CV-249CV bình quân
tăng 70,85%/năm). Bên cạnh tăng về số lượng tàu thì công suất máy bình quân/tàu
cũng tăng mạnh, năm 2007 chỉ đạt 33,28 CV/tàu, đến năm 2010 đạt 41,43 CV/tàu
(tăng bình quân 7,57CV/tàu/năm).
Tuy nhiên, do hầu hết ngư dân Quảng Bình còn nghèo, đặc biệt là các xã bãi
ngang ven biển nên việc đầu tư tàu thuyền hiện đại phục vụ khai thác xa bờ gặp
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó phong tục tập quán khai thác của ngư dân các xã này
còn mang nặng tư tưởng sản xuất nhỏ cá thể, trình độ khoa học kỹ thuật và phương
pháp quản lý tổ chức sản xuất trên biển còn hạn chế nên số tàu thuyền công suất
dưới 20CV phục vụ khai thác ven bờ với độ sâu dưới 30m còn lớn và có xu hướng
gia tăng. (Năm 2010 còn 3.299 chiếc, chiếm 66,9% tổng số tàu thuyền khai thác hải
sản của tỉnh. Phần lớn các tàu được đóng bằng vỏ gỗ, ảnh hưởng đến thời gian bám
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
biển, mức độ an toàn không cao. Nhiều tàu thuyền tuy được đóng mới nhưng lắp
máy đã qua sử dụng nhằm tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu vì vậy, chi phí nhiên liệu
cao, độ an toàn thấp, thường gặp sự cố kỹ thuật hỏng máy.
Bảng 2.5 : Tổng hợp tàu thuyền KTHS toàn tỉnh thời kỳ 2007 -2010
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
2007 2008 2009 2010
TĐT
BQ
(%/năm)
1 Tổng số tàu chiếc 3.494 4.242 4.650 4.931 12,17
Loại < 20 CV chiếc 1.801 2.764 2.834 3.299 22,36
Loại 20 - 49 CV chiếc 798 455 632 395 - 20,90
Loại 50 - 89 CV chiếc 735 612 618 458 -14,59
Loại 90 - 249 CV chiếc 151 402 554 753 70,85
Loại > 250 CV chiếc 9 9 12 26 42,42
3 Tổng công suất CV 116.285 145.194 177.706 204.303 20,67
4 Công suất BQ/ tàu CV 33,28 34,22 38,21 41,43 7,57
5 Cơ cấu tàu thuyền % 100,0 100,0 100,0 100
- Loại < 20 CV % 51,5 65,2 64,6 66,9
- Loại 20 - 49 CV % 22,8 10,7 10,6 8,1
- Loại 50 - 89 CV % 21,0 14,4 14,8 9,2
- Loại 90 - 250 CV % 4,3 9,5 9,9 15,3
- Loại > 250 CV % 0,3 0,2 0,2 0,5
(Nguồn: Sở NN và PTNT, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.)
2.2.2. Trang bị ngư, lưới cụ và cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
Để tiến hành khai thác hải sản, ngoài việc đầu tư tàu thuyền cơ giới cần phải
trang bị ngư, lưới cụ phù hợp và đồng bộ với trọng tải và công suất của tàu thuyền
làm phương tiện khai thác hải sản. Tuỳ theo đặc điểm các ngư trường xa bờ, kết
hợp giữa xa bờ và gần bờ hay gần bờ, tuỳ theo nghề khai thác đánh bắt như câu-
mành-vó, lưới, vây rút hay giã cào, đánh bắt khác để trang bị ngư, lưới cụ phù hợp
cho từng phương thức và nghề. Đối với phương thức khai thác xa bờ thường sử
dụng nghề câu-mành-vó, vây rút; phương thức khai thác gần bờ sử dụng chủ yếu
nghề giã cào tôm, te giã ruốc .v.v...; phương thức khai thác kết hợp có thể sử dụng
kết hợp nhiều nghề nhưng chủ yếu là nghề lưới kéo, lưới rê.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Bảng 2.6: Trang bị ngư cụ và cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
thời kỳ 2007 - 2009
T
T
Loại nghề Đơn vị 2007 2008 2009
TĐT BQ
07 - 09
(%/năm)
I Tổng đ.vị nghề 3.494 4.242 4.249 10,28
1 Nghề lưới kéo đ.vị nghề 146 121 76 - 27,85
Lưới kéo đôi đ.vị nghề 15 8 10 - 18,35
Lưới kéo đơn đ.vị nghề 70 40 20 - 46,55
Lưới kéo tôm đ.vị nghề 61 73 46 - 13,16
2 Nghề lưới vây đ.vị nghề 34 38 39 7,10
Vây khơi đ.vị nghề 20 20 22 4,88
Lưới rùng đ.vị nghề 14 18 17 10,19
3 Nghề vó, mành đ.vị nghề 505 551 588 7,91
Vó ánh sáng đ.vị nghề 35 32 30 - 7,42
Mành chà đ.vị nghề 240 38 30 - 64,64
Mành đèn đ.vị nghề 230 481 528 51,51
4 Nghề lưới rê đ.vị nghề 784 1.415 1.411 34,15
Rê thu ngừ đ.vị nghề 71 75 73 1,4
Rêcá chuồn, rê mực đ.vị nghề 92 98 96 2,15
Rê đa loài đ.vị nghề 621 1242 1242 41,42
5 Nghề câu đ.vị nghề 1.333 1.394 1.405 2,67
Câu cá mập, ngừ đ.vị nghề 220 223 223 0,68
Câu chân rạn đ.vị nghề 33 45 56 30,27
Câu mực đ.vị nghề 1.080 1126 1126 2,11
6 Nghề khác đ.vị nghề 692 723 730 2,97
II Cơ cấu nghề % 100 100 100
1 Nghề lưới kéo % 4,18 2,85 1,79
2 Nghề lưới vây % 0,98 0,89 0,91
3 Nghề vó, mành % 14,45 12,96 13,84
4 Nghề lưới rê % 22,43 33,35 33,20
5 Nghề câu % 38,15 32,85 33,06
6 Nghề khác % 19,81 17,00 17,10
(Nguồn: Số liệu điều tra Sở NN và PTNT và tính toán của tác giả)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Trong những năm qua, ngư dân đã tăng cường đầu tư mua sắm ngư cụ,
trang bị nhiều nghề trên cùng một tàu để chủ động bám biển, tổ chức sản xuất theo
mùa vụ, thay đổi ngư trường, bám luồng cá để khai thác hải sản. Các loại ngư lưới
cụ được nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan phù hợp với ngư trường khai thác
được ngư dân sử dụng ngày càng nhiều. Một số nghề như lưới vây khơi mắt lưới
lớn, rê đa loài đánh bắt cá hố xuất khẩu, vây rút chì, câu vàng cá ngừ biển khơi,
lưới kéo cá đáy trên các tàu xa bờ được ngư dân sử dụng khá hiệu quả. Nghề vây
khơi kết hợp ánh sáng là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tuy nhiên do
suất đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật đánh bắt lành nghề vượt quá khả năng nhiều ngư
dân nên số lượng nghề này chưa nhiều (Đến cuối năm 2009 mới có 22 đơn vị
nghề, tăng bình quân 4,88%/năm). Riêng nghề lưới kéo giảm dần qua các năm,
năm 2008 số đơn vị nghề giảm 17, 21% so với 2007 và năm 2009 giảm 37,1% so
với năm 2008, nguyên nhân do nguồn lợi tôm và các loại cá ven bờ giảm mạnh về
trữ lượng vì vậy ngư dân đã chuyển đổi sang nghề khác phù hợp hơn như lưới rê,
câu hoặc lồng bẫy (bảng 2.6) . Việc trang bị các loại ngư lưới cụ có giá trị cao, kỹ
thuật vận hành phức tạp và chủ yếu phục vụ khai thác xa bờ là xu hướng tốt nhằm
tăng năng suất và sản lượng hải sản.
Nhìn chung ngư dân thường kết hợp các nghề khác nhau trên một tàu khai
thác, chẳng hạn đối với nghề câu cá ngừ có thêm nghề câu mực; ngư lưới cụ cũng
thay đổi theo từng mùa tùy thuộc vào khả năng sử dụng của từng chủ tàu. Sự đa
dạng của các loại ngư cụ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả khai
thác hải sản. Trang thiết bị điện tử trên các tàu thuyền cũng đã được ngư dân từng
bước hiện đại hoá như máy dò cá màn ảnh màu, máy định vị vệ tinh, máy bộ đàm
tầm xa nhằm xác định ngư trường, dò tìm luồng cá, liên lạc với nhau.... Số tàu cá
được trang bị máy định vị năm 2008 là 980 chiếc, năm 2009 là 980 chiếc, năm 2010
là 1021 chiếc. Số tàu được trang bị máy dò cá năm 2009 là 65 chiếc, năm 2010 là
83 chiếc. Số tàu được trang bị máy thông tin liên lạc năm 2008 là 750 chiếc, năm
2009 là 800 chiếc, năm 2010 là 928 chiếc. Tuy nhiên do khả năng tiếp thu khoa học
kỹ thuật để áp dụng vào khai thác bị hạn chế, việc trang bị các thiết bị điện tử hiện
đại, nhất là máy thăm dò cá màn ảnh màu phục vụ khai thác trên tàu thuyền còn ít,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng khai thác hàng năm. Một số tàu nghề
lưới kéo, câu, rê, vây đã có trang bị máy tời thu và thả lưới nhưng nhìn chung còn
thô sơ, chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác hiện đại, lao động trên tàu chủ yếu vẫn
là thủ công.
2.2.3. Lao động khai thác hải sản
Theo kết quả ở Bảng 2.7 cho thấy lao động trong nghề khai thác hải sản có xu
hướng tăng về số tuyệt đối qua các năm, mặc dù tổng số lao động trong ngành thuỷ sản
(gồm 4 nghề chính là khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản) năm 2010
giảm so với năm 2009. Lao động trong nghề khai thác năm 2010 chiếm tỷ lệ 45, 22%
tổng số lao động trong ngành thuỷ sản, gồm 19.357 người. Điều này cho thấy, nghề
khai thác hải sản vẫn còn nhiều khả năng mang lại thu nhập khá và ổn định, nên đã thu
hút lao động tham gia ngày càng tăng, nhất là lực lượng thanh niên vùng biển. Ngoài
các thuyền viên là lao động có việc làm thường xuyên, nghề khai thác hải sản còn thu
hút một lực lượng lao động đáng kể theo mùa vụ. Về cơ bản lao động nam ở vùng biển
đều có việc làm, tuy nhiên vẫn còn một số ngư dân không đủ vốn đầu tư phương tiện
khai thác nên phải đi làm thuê cho các chủ tàu nên việc làm không ổn định.
Qua thống kê của ngành thuỷ sản cho thấy lao động trong nghề khai thác hải
sản của tỉnh hầu hết có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo kỹ thuật. Đặc biệt
đối với các địa phương trọng điểm về nghề cá không có kỹ sư khai thác thủy sản để
theo dõi, quản lý và triển khai chỉ đạo sản xuất. Nguyên nhân do nghề khai thác hải
sản mang tính đặc thù là nghề cá nhân dân, nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ
thông, tận dụng lao động tại chỗ, lao động trong gia đình; sản xuất chủ yếu dựa vào
thói quen và kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác. Chỉ có một số ít lao động
(chiếm từ 5-7%) tổng số lao động trong nghề khai thác hải sản được đào tạo qua các
trường lớp có trình độ kỹ thuật từ sơ cấp đến đại học hoặc được ngành thuỷ sản bồi
dưỡng, tập huấn qua các lớp máy trưởng, thuyền trưởng hạng trung và hạng nhỏ
hoặc đào tạo thuyền viên. Điều này hạn chế đến khả năng tiếp cận các công nghệ,
kỹ thuật hiện đại, ý thức bảo vệ môi trường cũng như tổ chức quản lý sản xuất trên
biển giữa các tàu, sự gắn kết giữa chủ tàu với thuyền viên là một trong các nhân
tố ảnh hưởng hiệu quả khai thác hải sản.
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
51
Bảng 2.7: Lao động ngành thuỷ sản và nghề KTHS thời kỳ 2007 - 2010
Đơn vị tính: người
Năm 2007 2008 2009 2010
TĐTBQ
07-10
(%/năm)
Tổng số LĐ ngành thuỷ sản 35.800 37.678 43.150 42.804 6,14
Trong đó: LĐ khai thác hải sản 18.500 18.850 19.000 19.357 1,52
Tỷ trọng so với tổng số (%) 51,67 50,03 44,03 45,22
(Nguồn: Sở NN và PTNT Quảng Bình và tính toán của tác giả)
2.2.4. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghề khai thác hải sản
Nhằm không ngừng phát triển nghề khai thác hải sản, trong 4 năm qua bằng
nguồn vốn ngân sách Trung ương và các tổ chức quốc tế, tỉnh đã triển khai đầu tư
khu neo đậu tránh, trú bão Hòn La và khu neo đậu tránh, trú bão sông Gianh với tổng
vốn đầu tư là 88 tỷ đồng phục vụ cho tàu thuyền trong và ngoài tỉnh cập bến sau quá
trình khai thác trên vịnh Bắc bộ. Ngoài ra thực hiện chính sách của Nhà nước về hỗ
trợ ngư dân theo Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ,
tỉnh đã thực hiện giải ngân được 87,1 tỷ đồng hỗ trợ tiền dầu và hỗ trợ ngư dân thay
máy mới, mua mới đóng mới tàu xa bờ và hỗ trợ mua bảo hiểm. Ngoài ra nhà nước
cũng đã hỗ trợ 1.215 triệu đồng cho ngư dân chuyển đổi nghề khai khác, trang thiết bị
an toàn hàng hải, và đổi mới ngư cụ. Tuy nhiên, việc đầu tư đóng mới, cải hoán, nâng
cấp tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ đồng bộ phục vụ khai thác hiện nay đòi hỏi vốn
đầu tư lớn (khoảng 700 triệu dồng/tàu trở lên) trong lúc vốn tự có của ngư dân còn
hạn chế, tài sản thế chấp để vay ngân hàng khó khăn, vì vậy nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ lãi vay và tăng số lượng vốn vay cho các hộ ngư dân.
2.2.5. Sản lượng hải sản khai thác
Mặc dù tình hình thời tiết trong 4 năm qua diễn biến bất lợi cho nghề khai
thác nhưng sản lượng hải sản khai thác được ngày một tăng. Tổng sản lượng hải sản
khai thác tăng bình quân 7,23 %/năm. Năm 2007 là 31.083 tấn, năm 2008 là 33.694,
năm 2009 là 33.967 tấn và năm 2010 là 38.321 tấn (bảng 2.8).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2.8: Sản lượng hải sản khai thác thời kỳ 2007 - 2010
Đơn vị tính: tấn
Loại hải sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TĐTBQ(%)
Cá 24.104 26.432 27.254 31.515 9,35
Tôm 797 843 783 646 - 6,67
Mực 4.654 4.825 4.306 4.571 - 0,60
Hải sản khác 1.528 1.594 1.624 1.590 1,33
Tổng sản lượng 31.083 33.694 33.967 38.321 7,23
(Nguồn: Niên giám thống kê, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản)
Nhìn chung sản lượng khai thác cá các loại năm sau cao hơn năm trước (năm
2010 tăng 30,74% so với năm 2007) nhất là các đối tượng có giá trị kinh tế cao
phục vụ xuất khẩu như cá hồng, cá hố, cá thu ngừ... Riêng sản lượng tôm, mực và
một số loại hải sản khác (cua, ghẹ, rắn biển...) có xu hướng giảm do ảnh hưởng của
việc khai thác quá mức của những năm trước đây làm cho nguồn lợi hải sản đang có
nguy cơ cạn kiệt. Sản lượng khai thác hải sản tăng hàng năm nhưng so với trữ lượng
hải sản của tỉnh (99.000 tấn) chỉ mới đạt khoảng 42,57%, vì vậy khả năng phát triển
nghề khai thác hải sản còn rất lớn.
31083
33694 33967
38321
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
2007 2008 2009 2010
Sơ đồ 2.1. Sản lượng hải sản khai thác thời kỳ 2007-2010
(Nguồn: Niên giám thống kê, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
2.2.6. Giá trị sản xuất khai thác hải sản
Giá trị sản xuất khai thác hải sản là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá kết quả sản xuất của nghề. Cùng với việc gia tăng về sản lượng khai thác
thì giá trị sản xuất khai thác hải sản của tỉnh cũng tăng lên qua các năm. Kết quả
thống kê và tính toán tại bảng 2.9. cho thấy giá trị sản xuất khai thác năm 2010 đạt
1.046.183 tỷ đồng, tăng 2,15 lần so với năm 2007 (485.105 tỷ đồng). Tốc độ tăng
bình quân hàng năm thời kỳ 2007-2010 đạt 29,2%, cao hơn tốc độ tăng bình quân
của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp (16,44%) và giá trị sản xuất ngành thuỷ sản
(25,39%). Kết quả tính toán cũng cho thấy rằng, giá trị sản xuất khai thác hải sản
chiếm tỷ trọng cao và tăng cao qua các năm trong toàn bộ tổng giá trị sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm 38,50%) và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành
thuỷ sản (năm 2010 chiếm 71,08%). Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của
nghề khai thác hải sản đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình.
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất khai thác và tỷ trọng trong giá trị sản xuất thuỷ sản
qua các năm theo giá thực tế
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 2010
TĐTBQ
(%năm)
Tống GTSX nông, lâm, ngư 1.720.766 2.173.125 2.442.412 2.716.815 16,44
Tổng GTSX thuỷ sản 748.024 1.094.505 1.236.632 1.471.696 25,30
Giá trị sản xuất khai thác 485.108 730.324 849.557 1.046.183 29,20
Tỷ trọng GTKTHS trong
ngành thuỷ sản (%)
64,85 66,72 68,69 71,08
Tỷ trọng GTKTHS trong
ngành nông, lâm, ngư (%)
28,19 33,60 34,78 38,50
( Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình 2010 và tính toán của tác giả)
Qua tính toán một số chỉ tiêu tổng hợp trong nghề khai thác của tỉnh thời kỳ
2007-2010 tại bảng 2.10 cho thấy: Giá trị sản xuất khai thác bình quân/lao động và
giá trị sản xuất khai thác bình quân/đơn vị công suất tăng dần qua các năm. Năm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
2010 tăng so với 2009 là 9,04 triệu đồng/lao động và 0,34 triệu đồng/CV. Nguyên
nhân là do nhu cầu tiêu dùng của các loại hải sản trong các tầng lớp nhân dân ngày
càng cao, vì vậy giá các mặt hàng hải sản cũng tăng theo, nhất là các loại hải sản
tươi sống khai thác xa bờ.
485108
730324
849557
1046183
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
2007 2008 2009 2010
Sơ đồ 2.2. Giá trị sản xuất khai thác hải sản khai thác thời kỳ 2007-2010
(Nguồn: Niên giám thống kê, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản)
Điều đáng lưu ý là năng suất lao động trong nghề khai thác hải sản đang có
xu hướng cầm chừng, mức độ tăng không đáng kể. Kết quả tính toán cho thấy năng
suất lao động năm 2010 chỉ tăng 0,09 tấn/lao động/năm so với năm 2009. Đặc biệt,
sản lượng khai thác bình quân trên một đơn vị công suất tàu thuyền giảm dần qua
các năm. Năm 2007 sản lượng khai thác bình quân đạt 0,27 tấn/CV/năm, đến năm
2010 chỉ còn đạt 0,18 tấn/CV/năm. Điều này đòi hỏi phải có sự đánh giá một các
toàn diện việc gia tăng số lượng tàu thuyền khai thác, nhất là loại tàu có công suất
dưới 20CV khai thác gần bờ, hiệu quả kinh tế thấp và gây ảnh hưởng lớn đến nguồn
lợi hải sản lâu dài.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu tổng hợp về khai thác hải sản của
tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2007- 2010
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1.Tổng sản lượng hải sản tấn 31.083 33.694 33.967 38.321
2. Giá trị sản xuất khai thác triệu đồng 485.108 730.324 849.557 1.046.183
3. Số lượng tàu khai thác chiếc 3.494 4.242 4.650 4.931
4.Tổng công suất CV 116.285 145.194 177.706 204.303
5. Tổng lao động khai thác người 18.500 18.850 19.000 19.357
6.Sản lượng KTBQ/ CV tấn/CV/năm 0,27 0,23 0,19 0,18
7.NS khai thác tấn/lđ/năm 1,68 1,79 1,79 1,98
8.Giá trị SXKTBQ/CV triệu đ/CV/năm 4,17 5,02 4,78 5,12
9. Giá trị SXKTBQ/LĐ triệu đ/lđ/năm 26,22 38,74 44.71 54,05
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu thống kê của ngành thuỷ sản)
2.3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA CÁC CHỦ TÀU, HỘ NGƯ
DÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRA
Như đã phân tích trên, tỉnh Quảng Bình có 4 huyện và 1 thành phố ven biển
có nghề khai thác hải sản. Trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Quảng Trạch, Bố
Trạch và thành phố Đồng Hới là 3 địa phương có số lượng ngư dân, tàu thuyền và
sản lượng hải sản khai thác lớn nhất. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều loại tàu thuyền
khai thác hải sản với công suất khác nhau tuỳ theo từng loại nghề khai thác hải sản
ở các địa phương, tương ứng với các loại ngư lưới cụ rất đa dạng của ngư dân ở
đây. Do có những hạn chế về thời gian cũng như kinh phí nên nghiên cứu này sẽ chỉ
lựa chọn một số làng cá, chủ tàu và loại tàu khai thác có tính chất tiêu biểu của tỉnh
để tiến hành điều tra mẫu. Căn cứ để lựa chọn các mẫu điều tra được thực hiện theo
sự tư vấn và ý kiến của đội ngũ cán bộ và các chuyên gia quản lí ngành thuỷ sản của
tỉnh, đặc biệt là cán bộ quản lý trong lĩnh vực khai thác hải sản, cũng như lực lượng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng ven biển là cơ quan theo dõi các tàu thuyền ra
khơi khai thác và trở về đất liền. Mẫu điều tra cũng được lựa chọn căn cứ vào các
tiêu chí như số lượng tàu thuyền, công suất, sản lượng và giá trị sản lượng, số lao
động (thuyền viên) tham gia khai thác Đối tượng điều tra là các chủ tàu ở các địa
phương có truyền thống khai thác hải sản lâu đời. Từ các mẫu điều tra này, luận văn
sẽ đánh giá chi tiết về hiệu quả kinh tế của các loại tàu khai thác hải sản trên địa bàn
theo các nhóm công suất: loại < 20 CV, loại 20CV- 49CV, loại 50CV- 89CV, loại
90CV - 249 CV, loại từ 250 CV trở lên, đại diện cho 4.931 tàu thuyền khai thác hải
sản của tỉnh. Các mức công suất này được sắp xếp theo các quy định hiện hành của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thống kê phân loại tàu thuyền của Chi cục
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quảng Bình. Tổng số mẫu điều tra trong
mô hình là 233 mẫu (233 chủ tàu, hộ ngư dân), trong đó Quảng Trạch là 99; Bố
Trạch là 78 và Đồng Hới là 56.
2.3.1. Nhóm tàu công suất <20CV
- Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư tài sản cố định trung bình của nhóm tàu này là 173,483
triệu đồng, chủ yếu là đầu tư cho vỏ và máy tàu, các trang thiết bị khác có giá trị
tương đối thấp. Loại tàu này thường chỉ phù hợp với các ngư dân khai thác hải sản ở
vùng ven bờ.
- Chi phí
Tổng chi phí bình quân năm của nhóm tàu này là 299,217 triệu đồng. Bao
gồm các khoản mục chi phí như bảng 2.11:
Các khoản mục chi phí cố định gồm: khấu hao, sửa chữa lớn, bảo hiểm và
trả lãi vay. Khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng 3,71%, sửa chữa lớn tàu thuyền,
máy móc chiếm tỷ trọng 5,91%, tiền trả lãi vay chiếm 3 , 1 8 % tổng chi phí và
khoản chi bảo hiểm có giá trị không lớn (0,8%). Hầu hết các trang thiết bị của tàu
này thường phải sửa chữa lớn trong vòng 1 năm, riêng vỏ tàu có thời gian sửa chữa
khoảng 1,7 năm.
Chi phí biến đổi bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến hoạt động
khai thác thường xuyên trên biển của tàu thuyền, gồm: chi phí xăng dầu, đá ướp cá,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
lương thực, thực phẩm, lương cho lao động thuê ngoàiTheo tính toán, chi phí
xăng dầu, đá ướp cá của nhóm tàu này trung bình là 137,552 triệu đồng/năm tức là
chiếm gần 46% tổng chi phí bình quân cả năm. Chi phí thuê lao động ngoài trung
bình là 55,087 triệu đồng/năm, chiếm tới gần 18,41% tổng chi phí. Như vậy, có
thể thấy rằng chi phí chủ yếu cho hoạt động khai thác hải sản của nhóm tàu này là
xăng dầu, đá ướp cá. Vì giá trị thấp nên các chi phí khấu hao và sửa chữa lớn cũng
chỉ ở mức thấp. Các khoản chi phí lương thực, bảo quản sản phẩm chiếm khoảng
15% và chi phí sửa chữa lưới và ngư cụ chiếm 5,8% tổng chi phí.
Bảng 2.11: Chi phí nhóm tàu có công suất <20 CV
Khoản mục chi phí Thành tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%)
Khấu hao tàu thuyền 11,109 3,71
Sửa chữa lớn tàu thuyền 17,696 5,91
Sửa chữa lưới và ngư cụ khác 17,348 5,80
Trả lãi vay 9,457 3,16
Bảo hiểm tàu thuyền 2,400 0,80
Chi phí xăng dầu, đá ướp cá 137,552 45,97
Chi phí lương thực, thực phẩm 28,587 9,55
Chi trả lao động thuê ngoài 55,087 18,41
Chi phí bảo quản 16,591 5,54
Các khoản chi khác 3,391 1,13
Tổng chi phí 299,217 100,00
(Nguồn: Tính toán của tác giả theo kết quả điều tra)
- Doanh thu, thu nhập
Theo số liệu điều tra, doanh thu bình quân năm của nhóm tàu này là 401,517
triệu đồng. Thu nhập bình quân tính cho cả năm đạt 102,3 triệu đồng cho thấy
nhóm tàu này hiện vẫn đang hoạt động có hiệu quả về mặt kinh tế. Đây là động cơ
chính để ngư dân tiếp tục đầu tư phát triển loại tàu này vì thu nhập là điều kiện
đầu t iên để người dân đưa ra quyết định đầu tư.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Bảng 2.12 : Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế nhóm tàu có công suất <20CV
Các chỉ tiêu kinh tế Đơn vị tính Thành tiền
Tổng mức đầu tư (K) triệu đồng 173,483
Vốn vay (Vv) triệu đồng 54,348
Vốn tự có (Vc) triệu đồng 209,348
Doanh thu một năm (D) triệu đồng 401,517
Chi phí trong 1 năm (C) triệu đồng 299,217
Thu nhập (P)/năm triệu đồng 102,300
Tỷ lệ vốn tự có/tổng mức đầu tư (Vc/K) % 120,70
Tỷ suất thu nhập /doanh thu (P/D) % 25,48
Tỉ suất thu nhập trên vốn đầu tư (P/K) % 58,97
(Nguồn: Tính toán của tác giả theo kết quả điều tra)
Như đã trình bày trên, tổng đầu tư tài sản cố định bình quân của nhóm tàu
này là 173,483 triệu đồng, tương ứng với tỷ suất thu nhập trên vốn đầu tư của nhóm
tàu là 58,97%. Trong khi đó, tỷ lệ vốn tự có trong tổng mức đầu tư của nghề này là
120,70% chứng tỏ do tổng mức đầu tư nhỏ nên ngư dân thuộc nhóm tàu này có khả
năng tự đảm bảo được vốn đầu tư ban đầu. Mức thu nhập như trên là khá đối với
những ngư dân nghèo, không có vốn lớn hoặc trình độ kỹ thuật để đầu tư tàu
thuyền lớn hơn. Tuy nhiên nhóm tàu này thường chỉ đánh bắt ven bờ với ngư lưới
cụ và địa điểm khai thác truyền thống, vào thời vụ cá di cư vào bờ để sinh đẻ, hoặc
cá con bắt đầu lớn nên làm cho nguồn lợi hải sản ngày càng b ị su y thoá i , cạn
kiệt. Trong tương lai gần, có thể sẽ vẫn còn có thu nhập khá, tuy nhiên, khi số lượng
tàu của nhóm này tăng lên thì thu nhập bị giảm gần như ngay lập tức bởi nguồn lợi
tự nhiên đã bị cạn kiệt. Vì vậy, cần hạn chế số lượng nhóm tàu này .
Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế
Tổng doanh thu: 401,517 triệu đồng
Tổng chi phí: 299,217 triệu đồng
Thu nhập: 102,300 triệu đồng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
2.3.2. Nhóm tàu công suất 20CV- 49CV
- Tổng mứcđầu tư
Tổng mức đầu tư tài sản cố định trung bình của nhóm tàu này là 331,554
triệu đồng chủ yếu vẫn là đầu tư phần vỏ và máy tàu; các khoản đầu tư còn lại
cho lưới, thiết bị cơ khí, điện tử chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị đầu tư.
- Chi phí
Tổng chi phí của nhóm tàu này là 462,432 triệu đồng/năm, các khoản mục chi
phí, được tổng hợp theo bảng dưới đây.
Bảng 2.13: Chi phí nhóm tàu có công suất 20CV- 49CV
Khoản mục chi phí Thành tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%)
Khấu hao tàu thuyền 25,232 5,46
Sửa chữa lớn tàu thuyền 31,571 6,83
Sửa chữa lưới và ngư cụ khác 27,214 5,89
Trả lãi vay 18,018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_chu_yeu_phat_trien_nghe_khai_thac_hai_san_tinh_quang_binh_4677_1909263.pdf