Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vii
Danh mục các đồ thị viii
Mục Lục ix
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH VÀ THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước 4
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước 5
1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước 5
1.2. QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 7
1.2.1. Thu ngân sách nhà nước 7
1.2.1.1. Khái niệm 7
1.2.1.2. Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước 7
1.2.1.3. Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước 7
1.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước 8
1.2.2. Chi ngân sách nhà nước 9
1.2.2.1. Khái niệm 9
1.2.2.2. Nội dung các khoản chi NSNN 10
1.2.3. Cân đối ngân sách nhà nước 11
1.3. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 11
1.3.1. Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 12
1.3.2. Yêu cầu của phân cấp nguồn thu cho các cấp chính quyền địa phương 12
1.3.3. Nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 13
1.3.3.1. Phân cấp quản lý thu 13
1.3.3.2. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách thành phố 15
2.3.3.3. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách xã, phường 16
1.4. LẬP VÀ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16
1.4.1. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước 16
1.4.2. Quy trình lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước 17
1.4.3 Chấp hành ngân sách nhà nước 19
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH 19
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của Trung Quốc 19
1.5.2. Kinh nghiệm quy trình ngân sách của các nước: Thái lan, Malaysia, Hàn quốc, Singapore 20
1.5.3. Những bài học kinh nghiệm 26
Kết luận Chương 1 27
Chương 2: THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 28
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.1.1. Vị trí địa lý 28
2.1.1.2. Địa hình và khí hậu 28
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 29
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32
2.1.2.1. Dân số và lao động 32
2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2010 32
135 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp gia tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách ở thành phố Đồng hới tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố và tính toán của tác giả)
2.2.2.2. Thực trạng từng khoản thu
a. Thuế CTN NQD:
Là khoản thu quan trọng, có tính bền vững tuy nhiên thu từ Thuế CTN NQD chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn thu NS Thành phố, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 chỉ chiếm 17,9% tổng thu cân đối. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 109,8%. Sự biến động của khoản thu này phụ thuộc nhiều vào sự phân cấp quy định về tỷ lệ % ngân sách thành phố được hưởng và sự phân cấp về số lượng, quy mô đối tượng thu nộp thuế (bảng 2.10)
Bảng 2.9. Tốc độ phát triển khoản thu thuế CTN NQD
Thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Bình quân
1. Thực hiện thu thuế CTN-NQD
tr.đ
27 581
22 371
29 555
28 034
40 151
29 538
2. Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
81,11
132,11
94,85
143,22
-
3. Tốc độ phát triển định gốc
%
100,00
81,11
107,16
101,64
145,57
-
4. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2007 – 2010
%
-
-
-
-
-
109,84
5. Tỷ trọng trong thu cân đối
%
43,38
15,01
19,85
14,97
14,70
17,97
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố và tính toán của tác giả)
Xét về cơ cấu nội bộ các khoản thu từ thuế CTN-NQD thì số thu từ thuế giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình quân hàng năm chiếm trên 69,7%). Đây là sắc thuế có tốc độ tăng trưởng bình quân cao (đạt 47,46%) và chiếm tỷ trọng lớn trong thu CTN NQD (67,8%)
Số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm do phân cấp số lượng và loại hình doanh nghiệp giao Chi cục Thuế Thành phố quản lý thu. Về số lượng có hơn 1000 doanh nghiệp nhưng chủ yếu là các đơn vị có số thu nhỏ. Tuy tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (50,8%) nhưng so với năm 2006, 2007 thì số thu của những năm sau giảm đáng kể. Nguồn thu tiềm năng từ thuế tài nguyên đạt thấp và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu CTN NQD. Nguyên nhân chính là do định mức thu quy định quá thấp, công tác quản lý nguồn thu này do chính quyền một số địa phương tiến hành thu dưới dạng thu các khoản phí để sử dụng và chi cho ngân sách ở địa phương.
Bảng 2.10. Tỷ trọng và tình hình biến động nguồn thu thuế CTN-NQD Thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2010
KHOẢN THU
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tốc độ phát triển (%)
Thực hiện (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Thực hiện (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Thực hiện (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Thực hiện (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Thực hiện (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Bình quân
1. Thuế giá trị gia tăng
17 329
62,83
11 533
51,55
16 444
55,64
23 998
85,60
33 574
83,62
66,55
142,58
145,94
153,86
147,46
2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt
46
0,17
20
0,09
44
0,15
24
0,09
65
0,16
43,48
220,00
54,55
57,50
110,68
3. Thuế TNDN
8 310
30,13
9 052
40,46
11 053
37,40
1 633
5,83
3 309
8,24
108,93
122,11
14,77
15,58
50,82
4. Thuế Tài nguyên
7
0,03
8
0,04
7
0,02
36
0,13
81
0,20
114,29
87,50
514,29
542,19
381,32
5. Thuế môn bài
1 753
6,36
1 706
7,63
1 799
6,09
2 022
7,21
2 512
6,26
97,32
105,45
112,40
118,49
112,11
6. Thu khác NQD
136
0,49
52
0,23
208
0,70
321
1,15
610
1,52
38,24
400,00
154,33
162,70
239,01
Cộng:
27 581
100,00
22 371
100,00
29 555
100,00
28 034
100,00
40 151
100,00
81,11
132,11
94,85
100,00
108,99
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố và tính toán của tác giả)
Thuế CTN NQD là khoản thu quan trọng, bền vững của ngân sách Thành phố. Đồ thị 2.1 cho thấy, giai đoạn 2006-2010, cơ cấu khoản thu thuế CTN NQD so với tổng thu trong cân đối giảm và giảm mạnh vào năm 2007.
Đồ thị 2.1. Tình hình biến động khoản thu Thuế CTN NQD
so với tổng thu trong cân đối của Thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2010
b. Thu cấp quyền sử dụng đất
Thu về cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố năm 2006 chỉ đạt 17,02 tỷ đồng chiếm 26,78% tổng thu cân đối nhưng đến năm 2010 là 167,28 tỷ đồng chiếm 61,23% thu trong cân đối. Bình quân chiếm 55,27% thu trong cân đối. Đây là khoản thu có tố độ phát triển bình quân cao (212,5%) bảng 2.11. Khoản thu này qua các năm thực hiện đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Khoản thu này về lâu dài sẽ bị thu hẹp do quỹ đất có hạn.
Giai đoạn 2006 – 2010, tổng số lô đất đã giao 1.073 lô đất ở thông qua hình thức bán đấu giá và xét giao quyền sử dụng đất, với tổng diện tích 173.260 m2
Bảng 2.11. Tốc độ phát triển khoản thu cấp quyền sử dụng đất
Thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Bình quân
1. Thực hiện
tr.đ
17 024
78 124
81 619
110 288
167 280
90 867
2. Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
458,91
104,47
135,13
151,68
-
3. Tốc độ phát triển định gốc
%
100,00
458,91
479,43
647,84
982,61
-
4. Tốc độ phát triển bình quân
%
-
-
-
-
-
177,05
5. Tỷ trọng thu trong cân đối
%
26,78
52,40
54,81
58,90
61,23
55,27
6. Đã cấp QSD đất
lô
1.073
89
192
211
361
220
7. Diện tích đã giao
m2
173.260
13.350
24.960
35.870
64.980
34.100
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố và tính toán của tác giả)
.Thu từ cấp quyền sử dụng đất thời gian qua đóng vai trò rất quan trọng trong thu NSNN và đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố tiến hành tạo lập quỹ đất, san lấp mặt bằng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỷ thuật, phân lô, cắm mốc. Công tác tổ chức đấu giá được thực hiện công khai, minh bạch, đúng trình tự quy định. Thu từ cấp quyền sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 được thể hiện ở đồ thị 2.2 sau đây:
Đồ thị 2.2. Tình hình biến động khoản thu cấp quyền sử dụng đất
của Thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2010
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được còn một số hạn chế cần khắc phục đó là:
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiến độ thực hiện còn chậm và chưa có tầm nhìn dài hạn. Hiện nay Thành phố mới triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 cho 16 xã, phường. Đồng thời với việc chậm triển khai và thiếu đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ đất để chờ quy hoạch làm thất thu ngân sách nhà nước.
Giá đất trong đấu giá, chuyển nhượng trên thị trường và giá đất đền bù chênh lệch còn cao, mức đền bù chưa thỏa đáng dẫn đến việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kỷ thuật có nhiều bất cập gây khó khăn trong thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.
c. Lệ phí trước bạ
Số thu bình quân theo giá hiện hành của khoản thu này giai đoạn 2006-2010 đạt 23,379 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006-2010 gần 270%. Đây là khoản thu tăng khá nhanh tuy nhiên thu lệ phí trước bạ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu cân đối NS Thành phố, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 chỉ chiếm 14,22% (bảng 2.12).
d. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp là khoản thu nhỏ và không ổn định, chỉ chiếm 0,02% thu trong cân đối ngân sách (bảng 2.12)
e. Thuế nhà, đất
Thu thuế nhà đất bình quân giai đoạn 2006 – 2010 theo giá hiện hành thực hiện đạt 2,91 tỷ đồng. Năm 2006, 2007 chỉ đạt lần lượt là 95%, 98% dự toán, từ năm 2008 đến 2010 đều đạt và vượt so với dự toán. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 120%. Nguồn thu này bình quân giai đoạn 2006 -2010 chỉ chiếm 1,78% trong thu cân đối.
f. Thuế thu nhập cá nhân
Năm 2009, 2010 khoản thu này thực hiện vượt dự toán. Năm 2010 số thu thực hiện tăng so với cùng kỳ năm trước 97,24%. Khoản thu này bình quân 2 năm 2009 – 2010 chỉ chiếm 4,36% tổng thu trong cân đối.
g. Phí và lệ phí
Thu phí và lệ phí là khoản thu không ổn định. Số thu bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 2,3 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 109%. Khoản thu này nhỏ chỉ chiếm 1,4% tổng thu cân đối (bảng 2.12).
h. Thu cho thuê đất, mặt nước
Thu cho thuê đất, mặt nước bình quân giai đoạn 2006 – 2010 thực hiện đạt 4,96 tỷ đồng. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 58%. Nguồn thu cho thuê đất, mặt nước bình quân giai đoạn 2006 - 2010 chiếm tỷ trọng nhỏ (3,02%) trong tổng thu cân đối ngân sách (bảng 2.12).
i. Thu khác
Thu khác ngân sách trên địa bàn thành phố bao gồm các khoản thu bán hàng tịch thu sung công quỹ nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, thu từ hoa lợi công sản và thu khác của xã, thu bán thanh lý tài sản, thu huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như xây dựng vĩa hè đường phố, đường giao thông quy mô nhỏ , hệ thống điện chiếu sáng ngõ phố .v.v.
Thu khác bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 1,95 tỷ đồng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 102%. Đây là khoản thu nhỏ bình quân giai đoạn 2006 - 2010 chỉ chiếm 1,42% trong tổng thu cân đối ngân sách thành phố.
Tốc độ phát triển các khoản thu thuế của Thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2010 được thể hiện qua bảng 2.12 sau:
Bảng 2.12. Tốc độ phát triển khoản thu lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, phí lệ phí, cho thuê đất, mặt nước, thu khác của Thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Bình quân
1. Lệ phí trước bạ
- Thực hiện
tr.đ
1 949
2 289
1 792
2 736
2 793
2 312
- Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
117,44
78,29
152,68
102,08
-
- Tốc độ phát triển định gốc
%
100,00
117,44
91,94
140,38
143,30
-
- Tốc độ phát triển bình quân
%
-
-
-
-
-
109,41
- Tỷ trọng thu trong cân đối
%
3,07
1,54
1,20
1,46
1,02
1,41
2. Thuế SDĐ nông nghiệp
- Thực hiện
tr.đ
9
8
18
79
23
- Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
88,89
225,00
0,00
-
- Tốc độ phát triển định gốc
%
100,00
88,89
200,00
0,00
877,78
-
- Tốc độ phát triển bình quân
%
-
-
-
-
-
172,13
- Tỷ trọng thu trong cân đối
%
0,75
0,27
0,95
0,00
4,17
1,17
3. Thuế nhà, đất
- Thực hiện
tr.đ
1 972
2 126
2 615
3 840
4 044
2 919
- Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
107,81
123,00
146,85
105,31
-
- Tốc độ phát triển định gốc
%
100,00
107,81
132,61
194,73
205,07
-
- Tốc độ phát triển bình quân
%
-
-
-
-
-
119,67
- Tỷ trọng thu trong cân đối
%
3,10
1,43
1,76
2,05
1,48
1,78
4. Thuế thu nhập cá nhân
- Thực hiện
tr.đ
4 819
9 505
7 162
- Tốc độ phát triển liên hoàn
%
100,00
197,24
-
- Tốc độ phát triển định gốc
%
101,00
197,24
-
- Tốc độ phát triển bình quân
%
-
-
374,76
- Tỷ trọng thu trong cân đối
%
2,57
3,48
4,36
5. Phí và lệ phí
- Thực hiện
tr.đ
1 949
2 289
1 792
2 736
2 793
2 312
- Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
117,44
78,29
152,68
102,08
-
- Tốc độ phát triển định gốc
%
100,00
117,44
91,94
140,38
143,30
-
- Tốc độ phát triển bình quân
%
-
-
-
-
-
109,41
- Tỷ trọng thu trong cân đối
%
3,07
1,54
1,20
1,46
1,02
1,41
6. Thu cho thuê đất, thuê mặt nước
- Thực hiện
tr.đ
7 252
10 965
5 492
328
806
4 969
- Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
151,20
50,09
5,97
245,73
-
- Tốc độ phát triển định gốc
%
100,00
151,20
75,73
4,52
11,11
-
- Tốc độ phát triển bình quân
%
-
-
-
-
-
57,74
- Tỷ trọng thu trong cân đối
%
11,41
7,35
3,69
0,18
0,30
3,02
7. Thu khác
- Thực hiện
tr.đ
1 729
1 965
1 205
2 964
1 893
1 951
- Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
113,65
61,32
245,98
63,87
-
- Tốc độ phát triển định gốc
%
100,00
113,65
69,69
171,43
109,49
-
- Tốc độ phát triển bình quân
%
-
-
-
-
-
102,29
- Tỷ trọng thu trong cân đối
%
2,72
1,32
0,81
1,58
0,69
1,42
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố và tính toán của tác giả)
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ QUA SỐ LIỆU PHỎNG VẤN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
2.3.1. Một số thông tin chung về đối tượng thực hiện điều tra, phỏng vấn
* Đặc điểm mẫu điều tra: Phiếu điều tra được gửi đến cán bộ cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Thành phố, cán bộ lãnh đạo và kế toán của 16/16 xã, phường trên địa bàn Thành phố, các đơn vị, phòng ban chuyên môn thuộc thành phố như: Chi cục Thuế, Phòng Tài chính Kế hoạch, UBND Thành phố, Chi cục quản lý thị trường, các đơn vị sự nghiệp có thu như Ban quản lý các bãi tắm biển Thành phố, Trung tâm công viên cây xanh Thành phố.v.v. Luận văn cũng đã thực hiện điều tra đối tượng nộp ngân sách gồm: các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Thành phố do Chi cục thuế Thành phố Đồng Hới quản lý thu nhằm so sánh sự khác biệt giữa đối tượng quản lý Nhà nước và đối tượng nộp trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách.
Tổng số điều tra 335 phiếu, có 300 phiếu gửi trả và được điền đầy đủ thông tin, tỷ lệ phản hồi khá cao đạt tỷ lệ 89,5%. Đây là nguồn thông tin hoàn toàn thích hợp cho nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thành phố.
Từ kết quả tổng hợp được trình bày ở phụ lục 01 có thể nhận thấy:
- Về đối tượng điều tra: Kết quả điều tra sau khi xử lý số liệu cho thấy, trong số 300 phiếu điều tra có 100 phiếu là đối tượng cơ quan quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ 33.33 % và 200 phiếu là đối tượng nộp ngân sách chiếm 66,67% trong tổng số phiếu điều tra.
- Giới tính: Đối tượng điều tra có tỷ lệ giới tính nam là 66,7%; giới tính nữ là 33,3% trong tổng số quan sát. Trong đó, đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước tỷ lệ nữ là 44%, nam là 56%, đối tượng nộp ngân sách tỷ lệ nữ là 28%, nam là 72%.
- Tuổi: Độ tuổi của người được phỏng vấn từ 20 - 30 là 46 người chiếm tỷ lệ 15,3%; từ 31-40 tuổi là 102 người chiếm tỷ lệ 34%; từ 41 - 50 tuổi là 101 người chiếm tỷ lệ 33,7%; từ 51 - 60 tuổi là 51 người chiếm tỷ lệ 17% trong tổng số quan sát.
- Vị trí công tác: Có 190 phiếu chiếm tỷ lệ 63,3% trong tổng số quan sát là ý kiến của cán bộ lãnh đạo Thành phố, các phòng ban, đơn vị sự ngiệp có thu, doanh nghiệp, xã, phường. 90 phiếu chiếm tỷ lệ 30% là ý kiến của cán bộ chuyên môn; số còn lại là vị trí khác chiếm tỷ lệ 6,7% trong tổng số quan sát.
- Trình độ chuyên môn: Có 7 phiếu chiếm tỷ lệ 2,3% đối tượng điều tra có trình độ trên đại học, 209 phiếu chiếm tỷ lệ 69,7% đối tượng điều tra có trình độ đại học, 55 phiếu chiếm tỷ lệ 18,3% đối tượng điều tra có trình độ cao đẵng, số còn lại là đối tượng điều tra có trình độ trung cấp. Đây là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc cung cấp thông tin trên phiếu điều tra có chất lượng.
- Thời gian công tác: Có 168 phiếu chiếm tỷ lệ 56% đối tượng điều tra có thời gian công tác trên 15 năm, 77 phiếu chiếm tỷ lệ 25,7% đối tượng điều tra có thời gian công tác từ 10 đến dưới 15 năm, 36 phiếu chiếm tỷ lệ 12% đối tượng điều tra có thời gian công tác từ 5 đến dưới 10 năm, chỉ có 19 đối tượng điều tra có thời gian công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 6,3% trong tổng số quan sát.
Từ kết quả về đối tượng điều tra ở trên có thể thấy các thông tin thu thập được hoàn toàn thích hợp cho phân tích và nghiên cứu.
2.3.2. Đánh giá công tác lập dự toán, thực hiện giám sát lập và giao dự toán thu ngân sách dựa trên kết quả điều tra các đối tượng
2.3.2.1. Lập dự toán
Qua số liệu điều tra cho thấy, phần lớn các ý kiến đánh giá công tác thực hiện lập dự toán đã dựa trên các căn cứ đưa ra chiếm tỷ lệ khá cao. Dự toán được lập dựa trên cơ sở các chế độ, chính sách thu hiện hành được quy định trong Luật ngân sách nhà nước và quy định phân cấp nguồn thu của Tỉnh là 270/300 ý kiến chiếm tỷ lệ 90%, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Thành phố là 249/300 ý kiến chiếm tỷ lệ 83%, tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách của Tỉnh đối với Thành phố là 292 ý kiến chiếm tỷ lệ 97,3%. Dự toán đã có tính đến yếu tố biến động của giá cả là 235 ý kiến chiếm tỷ lệ 78,3%, đồng thời đã căn cứ tình hình thực hiện thu ngân sách năm liền kề và số kiểm tra giao dự toán của cấp trên để làm căn cứ lập dự toán là 87,7 và 90%. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến đánh giá là dự toán lập chưa dựa trên căn cứ này nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ ý kiến đánh giá thấp nhất là 10% và cao nhất là 21,7% cho từng căn cứ trên tổng phiếu điều tra. Kết quả đánh giá về các căn cứ để thực hiện lập dự toán được thể hiện ở bảng 2.13 sau:
Bảng 2.13: Đánh giá về một số căn cứ lập, giao dự toán
Nội dung
Ý kiến đánh giá
%
Có
Không
Tổng số
Có
Không
Tổng số
Chế độ chính sách thu hiện hành
270
30
300
90,0
10,0
100,0
Kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương
249
51
300
83,0
17,0
100,0
Tỷ lệ phân chia các khoản thu NS
292
8
300
97,3
2,7
100,0
Tính đến sự biến động của giá cả
235
65
300
78,3
21,7
100,0
Tình hình thực hiện dự toán năm trước
263
37
300
87,7
12,3
100,0
Dự toán cấp trên giao
270
30
300
90,0
10,0
100,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS )
Kết quả đánh giá mức độ rõ ràng, đầy đủ, sự phù hợp với thực tế địa phương của các căn cứ phục vụ công tác lập dự toán cho thấy tỷ lệ ý kiến đánh giá đồng ý đối với các mức độ chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng số quan sát. Ý kiến đánh giá có mức độ rõ ràng là 69,7%, mức độ đầy đủ là 60%, sự phù hợp với thực tế địa phương là 73,3%. Tuy nhiên vẫn còn có ý kiến đánh giá chưa đồng ý với các căn cứ để thực hiện lập dự toán, điều này cho thấy cần xem xét kỹ lưỡng các căn cứ trong quá trình lập dự toán nhằm nâng cao chất lượng dự toán phù hợp với luật định và thực tiễn của địa phương. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.14 sau:
Bảng 2.14: Đánh giá mức độ rõ ràng, đầy đủ,
phù hợp với thực tế địa phương trong công tác lập dự toán
Ý kiến đánh giá
Chỉ tiêu
Mức độ rõ ràng
Mức độ đầy đủ
Phù hợp với thực tế địa phương
Số quan sát
%
Số quan sát
%
Số quan sát
%
Rất không đồng ý
36
12,0
67
22,3
39
13,0
Không đồng ý
55
18,3
53
17,7
41
13,7
Bình thường
75
25,0
57
19,0
77
25,7
Đồng ý
69
23,0
55
18,3
76
25,3
Rất đồng ý
65
21,7
68
22,7
67
22,3
Tổng cộng
300
100,0
300
100,0
300
100,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS )
Về quy trình lập dự toán: Qua kết quả điều tra các ý kiến nhất trí với việc lập dự toán đảm bảo quy trình chiếm tỷ lệ khá cao đạt 80,7% tổng số quan sát. Tuy vậy, vẫn còn có một số ý kiến chưa nhất trí chiếm tỷ lệ 11,7%. Nguyên nhân có thể do việc tổ chức quản lý ngân sách thực hiện mô hình lồng ghép nên quyết định dự toán ngân sách của cấp dưới phần nào còn mang tính hình thức, quyết định những chỉ tiêu đã được cấp trên ấn định. Mặt khác thời gian thảo luận, lập dự toán ở từng khâu ngắn vì vậy chưa đủ chắc chắn để khẳng định các khoản thu được giao là chính xác. Dự toán ngân sách là dự toán của một năm tài chính vì vậy thiếu định hướng chiến lược. Việc xây dựng dự toán hàng năm có thể xuất hiện những khó khăn nhất định đôi khi chưa đồng bộ và chưa hoàn toàn phù hợp với kế hoạch kinh tế - xã hội. Kết quả thể hiện ở bảng 2.15 sau:
Bảng 2.15: Đánh giá quy trình lập dự toán ngân sách
Ý kiến đánh giá
Số quan sát
%
Rất không phù hợp
14
4,7
Không phù hợp
21
7,0
Bình thường
100
33,3
Phù hợp
83
27,7
Rất phù hợp
82
27,3
Tổng cộng
300
100,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
2.3.2.2. Giám sát dự toán
Qua số liệu điều tra cho thấy, ý kiến đánh giá hoạt động giám sát của HĐND đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 54,3% tổng số quan sát. Ý kiến đánh giá cho là chưa đạt yêu cầu chiếm 36,7%, không rõ ràng là 9% trong tổng số quan sát. Điều này cho thấy, đã có hơn một nữa ý kiến đánh giá hoạt động giám sát của HĐND là đảm bảo. Thực tế qua hoạt động giám sát của Ban kinh tế - xã hội HĐND Thành phố về dự toán ngân sách thì cơ bản nhất trí với số liệu do các cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự toán tham mưu. Số liệu dự toán chủ yếu được lập dựa vào các căn cứ theo quy định của nhà nước và số kiểm tra dự toán được Sở Tài chính, Cục Thuế giao. Giám sát việc thực hiện so với dự toán thu năm trước liền kề và tốc độ phát triển của dự toán thu năm kế hoạch.
Tuy vậy, vẫn còn có ý kiến đánh giá chưa nhất trí có thể do việc giám sát đối với dự toán chỉ tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ chi ngân sách là chủ yếu. Cán bộ chuyên trách số lượng còn ít, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, thời gian giám sát còn ít vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giám sát. Điều này lý giải vì sao có 36,7% ý kiến đánh giá chưa đạt yêu cầu. Kết quả thể hiện ở bảng 2.16 sau:
Bảng 2.16: Đánh giá về chức năng giám sát của HĐND
Ý kiến đánh giá
Số quan sát
%
Đạt yêu cầu
163
54,3
Chưa đạt yêu cầu
110
36,7
Không rõ ràng
27
9,0
Tổng cộng
300
100,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS )
2.3.3. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số của Cronbach là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Để biết các đo lường có liên kết với nhau hay không ta sử dụng hệ số của Cronbach.
Theo quy ước, hệ số α được đánh giá là tốt đối với một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được phải có hệ số α ≥ 0,8. Các nhà nghiên cứu nhất trí rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp vấn đề đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
Khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6.
Tiến hành kiểm định bằng phần mềm SPSS, kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đối với đối tượng điều tra là cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng nộp ngân sách được trình bày ở Bảng sau.
Số liệu trên bảng cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8. Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi của đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng nộp ngân sách ở bảng trên bằng 0,8823 là rất cao.
Bảng 2.17. Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra
Các biến phân tích
Mean
Std
Dev
Correlation
Item
Cronbatch
Alpha
Công tác thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương
3,14
0,8423
0,6148
0,8725
Công tác xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất
3,25
0,7945
0,5895
0,8736
Công tác thực hiện cải cách thủ tục hành chính
3,00
0,8240
0,5411
0,8751
Công tác phát triển đối tượng nộp ngân sách và quản lý đối tượng nộp ngân sách
2,63
0,7922
0,5745
0,8741
Chính sách phân chia tỷ lệ được hưởng các khoản thu ngân sách hiện hành
3,19
0,8210
0,5323
0,8754
Qui định, hướng dẫn lập dự toán ngân sách
3,15
1,0317
0,3918
0,8815
Chất lượng công tác lập và giao dự toán
3,08
0,9713
0,3599
0,8822
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện lập dự toán ở các cấp
3,04
0,9722
0,3631
0,8821
Công tác giáo dục, tuyên truyền chính sách thuế
2,58
0,5698
0,5914
0,8752
Công tác tư vấn hỗ trợ, đối tượng nộp thuế
2,75
0,5776
0,5885
0,8752
Kỷ năng ứng xử và giao tiếp của cán bộ thuế
3,35
0,6281
0,6374
0,8735
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế
3,11
0,6547
0,6021
0,8741
Sự phối hợp của các ngành chức năng
3,11
0,6403
0,6116
0,874
Hiệu quả công tác ủy nhiệm thu ngân sách ở xã, phường
2,56
0,5545
0,5932
0,8753
Công tác công khai số nộp của các đối tượng nộp thuế
2,82
0,6145
0,5696
0,8753
Việc triển khai ứng dụng tin học trong công tác quản lý thu
2,64
0,5344
0,5573
0,8763
Tổ chức bộ máy quản lý thu nộp Ngân sách
3,25
0,7041
0,5668
0,8748
Công tác thanh tra, kiểm tra
2,62
0,9409
0,3515
0,8822
Khen thưởng, xử lý vi phạm các quy định về thuế
2,87
1,1002
0,3921
0,8823
Chất lượng công tác giám sát thực hiện dự toán
3,02
1,1001
0,3997
0,8819
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha toàn bộ
0,8823
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS )
Số liệu biểu trên cho thấy, các hệ số Cronbatch Alpha của các câu hỏi cột ItemCronbatch Alpha có giá trị cao hơn 0,8. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi là 0,8823 là tốt. Chính vì vậy có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng nộp ngân sách qua phỏng vấn đều cho ta kết quả tin cậy. Thông tin thu được trong quá trình điều tra về hiệu quả của các vấn đề liên quan đến công tác thu ngân sách là khá đầy đủ và đáng tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu.
2.3.4. Phân tích nhân tố
Phương pháp phân tích nhân tố để có được một bộ các biến số có ý nghĩa hơn. Phương pháp này là tên chung của một nhóm thủ tục để làm giảm các câu hỏi chi tiết trong phiếu điều tra nhằm chọn lọc được thông tin về tất cả các mặt của vấn đề cần nghiên cứu.
Phân tích nhân tố (Factor Analysic) đòi hỏi phải quyết định trước một số vấn đề như: số lượng yếu tố cần phải đưa ra và phươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_gia_tang_nguon_thu_trong_can_doi_ngan_sach_dong_hoi_4139_1941372.doc