MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ 3
1.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá 3
1.1.2.1 Ổn định giá cả 3
1.1.2.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ 4
1.1.2.3 Cân bằng cán cân vãng lai 5
1.2 Nội dung của chính sách tỷ giá 5
1.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá 6
1.3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá 6
1.3.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá 7
1.4 Các mô hình xác định tỷ giá 8
1.4.1 Mô hình ngang giá sức mua(PPP) 8
1.4.1.1 Quy luật ngang giá sức mua 8
1.4.1.2 Quy luật một giá 9
1.4.1.3 Các dạng biểu hiện của PPP 10
1.4.1.3.1 PPP dạng tuyệt đối giản đơn 10
1.4.1.3.2 PPP dạng tuyệt đối tổng quát 12
1.4.1.3.3 PPPdạng tương đối - tỷ lệ % 14
1.4.1.3.4 PPP dạng tương đối - số tuyệt đối 17
1.4.2 Mô hình ngang giá lãi suất 20
1.4.2.1 Quy luật ngang giá lãi suát có bảo hiểm - CIP 20
1.4.2.1.1 Khái niệm về quy luật ngang giá lãi suất 20
1.4.2.1.2 Kinh doanh chênh lệch lãi suất duy trì quy luật CIP 21
1.4.2.1.3 Công thức ngang giá lãi suất CIP 23
1.4.2.2 Quy luật UIP và hiệu ứng FISHER quốc tế 25
1.4.2.2.1 Hành vi đầu cơ hình thành quy luật UIP 25
1.4.2.2.2 Hiệu ứng FISHER quốc tế 27
1.4.3 Các học thuyết tiền tệ tiếp cận tỷ giá 27
1.4.3.1 Mô hình giá linh hoạt 27
1.4.3.1.1 Mô hình giá linh hoạt dạng tuyệt đối 28
1.4.3.1.2 Mô hình giá linh hoạt dạng tương đối 30
1.4.3.2 Mô hình chênh lệch lãi suất thực vủa FRANKEL 33
1.4.4 Học thuyết cân bằng danh mục đầu tư tiếp cận tỷ giá 36
1.5 Các nhân tố tác động lên tỷ giá 40
1.5.1 Những nhân tố tác động lên cán cân vãng lai, qua đó tác động đến xu hướng biến động của tỷ giá trong dài hạn 40
1.5.1.1 Cán cân thương mại và dịch vụ 41
1.5.1.2 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều 42
1.5.1.3 Cán cân thu nhập 42
1.5.2 Những nhân tố tác động đến cán cân vốn và cán cân bù đắp chính thức qua đó tác động lên tỷ giá trong ngắn hạn 43
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 44
2.2 Đánh giá chính sách tỷ giá của Việt Nam 44
2.2.1 Tác động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu 55
2.2.1.1 Các loại tỷ giá sử dụng khi phân tích ảnh hưởng lên cán cân thương mại 56
2.2.1.2 Kiểm chứng mối quan hệ giữa tỷ giá VND và cán cân thương mại 59
2.2.1.3 Một số kiến nghị 63
2.2.2 Giải pháp ứng phó hiện tượng USD giảm giá trong thời gian qua 64
2.2.2.1 Mô hình giá cứng của DORNBUSCH 64
2.2.2.2 Chính sách giảm giá USD của Mỹ 67
2.2.2.3 Chính sách tỷ giá VND cần chủ động và tích cực hơn 71
2.2.3 Chính sách tỷ giá với thị trường ngoại tệ ngầm 74
2.2.3.1 Hoạt động thị trường ngoại tệ ngầm 74
2.2.3.2 Đánh giá hoạt động thị trường ngoại tệ ngầm 77
2.2.4 Chính sách thu hút và quản lý kiều hối 77
2.2.4.1 Cơ sở pháp lý thu hút kiều hối 79
2.2.4.2 Kết quả đạt được 81
2.2.4.3 Một số hạn chế 82
2.3 Những thành tựu và hạn chế của chính sách tỷ giá trong thời gian qua 83
2.3.1 Những thành tựu 83
2.3.2 Một số vấn đề về tỷ giá trong thời gian qua 84
2.3.2.1 Trạng thái của VND 85
2.3.2.2 Tỷ giá trong việc thực hiện các chiến lược vĩ mô trong thời gian qua 87
2.3.2.2.1 Chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu 88
2.3.2.2.2 Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài 89
2.3.2.2.3 Tỷ giá với vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài 90
2.3.2.3 Những thách thức mới đối với chính sách tỷ giá nước ta 91
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM HẬU WTO 92
3.1 Quan điểm, mục tiêu chính sách tỷ giá ở Việt Nam hiện nay 92
3.2nGiải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO 93
3.2.1 Mô hình công nghiệp hoá bền vững hướng tới hội nhập 94
3.2.2 Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu 96
3.2.2.1 Chế độ tỷ giá và vấn đề định giá cao thấp nội tệ 96
3.2.2.2 Những mặt trái khi nội tệ được định giá cao 97
3.2.3 Hoàn thiện và phát triển INTERBANK 103
3.2.3.1 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 103
3.2.3.2 Thị trường nội tệ liên ngân hàng 105
3.2.4 Đối mặt với khủng hoảng và thách thức hội nhập 106
3.2.4.1 Đối mặt với khủng hoảng 106
3.2.4.2 Thách thức của hội nhập 108
3.2.5 Nâng cao vai trì của NHNN trên VINAFOREX 109
3.2.6 Hoàn thiện phương thức công bố tỷ giá 112
3.2.7 Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường 113
KẾT LUẬN 115
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm năm cơ sở, bởi vì trong năm này cán cân thương mại Việt Nam gần như cân bằng. Do đó, tỷ giá phản ánh ngang giá sức mua giữa VND với các đồng tiền còn lại, tức tỷ giá thực đa biên có thể được xem là bằng 1.Đồng thời, năm 1999 cũng là năm đồng tiền chung EURO ra đời và được chọn đưa vào trong rổ.
Bước 2: Căn cứ tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước để chọn các đồng tiền đưa vào trong rổ. Về mặt nguyên tắc chọn càng nhiều đồng tiền tham gia trong rổ thì REER sẽ càng chính xác, tuy nhiên trong thực tế, người ta thường chỉ chọn những đồng tiền của các nước đối tác có tỷ trọng thương mại lớn. Qua số liệu thống kê, hiện nay có 4 nước: Nhật, Trung Quốc, khối đồng tiền chung EURO và Mỹ là có tỷ trọng thương mại lớn nhất, phản ánh xu hướng thương mại của Việt Nam trong thời gian gần đây và dự báo trong các năm tới, chính vì vậy ta chọn đồng tiền của 4 đối tác này vào trong rổ.
Bước 3: Căn cứ tỷ giá danh nghĩa song phương của các ngoại tệ với VND, ta tính các chỉ số tỷ giá danh nghĩa như bảng dưới đây:
Năm (i)
E (USD)
E (EUR)
E (CNY)
E (JPY)
Hàng năm
99=1
ei (USD)
Hàng năm
99=1
ei (EUR)
Hàng năm
99=1
ei (CNY)
Hàng năm
99=1
ei (JPY)
1999
14028
14028
14028
1,000
1694,2
1000
137,26
1,000
2000
14514
13439
13439
0,958
1753,5
1,035
126,32
0,920
2001
15084
13232
13232
0,943
1822,4
1,076
114,45
0,834
2002
15403
16214
16214
1,156
1860,9
1,098
128,47
0,936
2003
15608
19392
19329
1,378
1885,7
1,113
147,29
1,073
2004
15736
1,122
21434
1,528
1901,3
1,122
151,13
1,101
Bước 4: Lập bảng tính tỷ giá NEER.Trong bảng, TM là tỷ trọng thương mại trung bình của các nước. Tỷ giá NEER trong bảng được tính theo công thức:
NEERi = ei (USD) x TMUS + ei (EUR) x TMEU + ei (CNY) x TMCN + ei (JPY) x TMJP.
Năm
(i)
Mỹ
EURO
Trung Quốc
Nhật
NEERi
ei (USD)
TMUS
ei (EUR)
TMEU
ei (CNY)
TMCN
ei
(JPY)
TMJP
1999
1,000
0,1196
1,000
0,3289
1,000
0,2102
1,000
0,3413
1,000
2000
1,035
0,1196
0,958
0,3289
1,035
0,2102
0,920
0,3413
0,970
2001
1,076
0,1196
0,943
0,3289
1,076
0,2102
0,834
0,3413
0,950
2002
1,098
0,1196
1,156
0,3289
1,098
0,2102
0,936
0,3413
1,062
2003
1,113
0,2472
1,378
0,2801
1,113
0,2196
1,073
0,2661
1,191
2004
1,122
0,2151
1,528
0,2614
1,122
0,2662
1,103
0,2573
1,223
Bước 5: Lập bảng tính chỉ số giá tiêu dùng của từng nước đối tác:
Năm
(i)
CPI - US
CPI - EURO
CPI - CN
CPI - JP
Năm sau so năm trước
99 = 1
CPI iUS
Năm sau so năm trước
99 = 1
CPI iEU
Năm sau so năm trước
99 = 1
CPI iCN
Năm sau so năm trước
99 = 1
CPI iJP
1999
1,0219
1,0000
1,0112
1,0000
0,9859
1,0000
0,9966
1,0000
2000
1,0338
1,0338
1,0234
1,0234
1,0026
1,0026
0,9933
0,9933
2001
1,0283
1,0631
1,0211
1,0450
1,0046
1,0072
0,9927
0,9860
2002
1,0159
1,0800
1,0225
1,0685
0,9923
0,9995
0,9908
0,9770
2003
1,0507
1,1348
1,0211
1,0910
1,0120
1,0115
0,9969
0,9740
2004
1,0441
1,1848
1,0216
1,1146
1,0390
1,0509
1,0000
0,9740
Bước 6: Lập bảng tính chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các nước theo công thức (trong đó GDP trong bảng là tỷ trọng trung bình):
Năm
(i)
Mỹ
EURO
Trung Quốc
Nhật
CPIiw
CPIiUS
GDPUS
CPIiEU
GDPEU
CPIiCN
GDPCN
CPIiJP
GDPJP
99=1
1999
1,0000
0,454
1,0000
0,294
1,0000
0,052
1,0000
0,200
1,000
2000
1,0338
0,454
1,0234
0,294
1,0026
0,052
0,9933
0,200
1,021
2001
1,0631
0,454
1,0450
0,294
1,0072
0,052
0,9860
0,200
1,039
2002
1,0800
0,454
1,0685
0,294
0,9995
0,052
0,9770
0,200
1,052
2003
1,1348
0,454
1,0910
0,294
1,0115
0,052
0,9740
0,200
1,083
2004
1,1848
0,454
1,1146
0,294
1,0509
0,052
0,9740
0,200
1,115
Bước 7: Lập bảng tính tỷ giá REER theo công thức:
REERi = NEERi x
Năm
NEERi
CPIiW
CPIiVN
REERi
X/N
1999
1,000
1,000
1,000
1,000
0,9829
2000
0,970
1,021
0,994
0,9963
0,9267
2001
0,950
1,039
1,002
0,9851
0,9267
2002
1,062
1,052
1,042
1,0722
0,8466
2003
1,191
1,083
1,073
1,2021
0,7998
2004
1,223
1,115
1,175
1,1605
0,8249
2.2.1.3 Một số kiến nghị
Thứ nhất, tỷ giá là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhanh và mạnh đến trạng thái cán cân thương mại, chính vì vậy khi phân tích diễn biến và xu hướng vận động của cán cân thương mại, không thể không đề cập đến nhân tố tỷ giá. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào biểu diễn của tỷ giá danh nghĩa (song phương hay đa biên) để phân tích ảnh hưởng lên cán cân thương mại là không chuẩn xác, mà phải sử dụng đến tỷ giá thực và chủ yếu là tỷ giá thực đa biên. Chính vì vậy, cũng như các nước, Việt Nam cũng cần phải tính và công bố chính thức tỷ giá thực đa biên của VND với các ngoại tệ càng sớm càng tốt.
Thứ hai, để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn thì tỷ giá thực không thể quá thấp như ở Việt Nam trong suốt thời gian qua. Vấn đề điều chỉnh tỷ giá không phải là ở chỗ điều chỉnh "tăng mấy đồng" mà phải là điều chỉnh tỷ giá thực đạt mức bao nhiêu là hợp lý. Để điều chỉnh tỷ giá thực đạt được hiệu quả theo mong muốn, thì công việc khó khăn và quan trọng nhất là việc duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định trong thời gian dài
Thứ ba, trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển khá ổn định, lạm phát tuy không thật ổn định, nhưng có tỷ lệ bình quân thấp, đồng thời trạng thái tỷ giá thực đang ở mức trên 1 đơn vị, đây là thời cơ tốt để Việt Nam thực thi chính sách tỷ giá khuyến khích xuất khẩu thông qua một cuộc "phá giá tích cực VND" để tỷ giá thực tăng đột biến
2.2.2 Giải pháp ứng phó hiện tượng USD giảm giá trong thời gian qua
Nền kinh tế Mỹ từ cuối năm 2002 đến nay đã có những đặc thù tương đồng với các nhân tố giải thích sự tăng vọt của tỷ giá trong mô hình Dornsbusch. Việc đồng USD giảm giá mạnh so với EUR cũng như các đồng tiền chủ chốt khác có phải là hiện tượng tỷ giá tăng vọt không? Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam nên có chính sách tỷ giá như thế nào nhằm đảm bảo hạn chế những bất lợi và tạo các nhân tố tích cực cho nền kinh tế.
2.2.2.1 Mô hình giá cứng của DORNBUSCH
Rudiger Dornbusch (1976) đã đưa ra mô hình tỷ giá theo trường phái trọng tiền, mô hình này cho phép giải thích được tại so giữa tỷ giá và PPP lại có độ lệch lớn và kéo dài.
Mô hình giá cứng của Dornbusch dựa trên các giả thiết sau:
- Giá cả hàng hóa và tiền lương là 'cứng" trong ngắn hạn, chúng chỉ có xu hướng thay đổi từ từ trong dài hạn để phản ánh những thay đổi trong chính sách và những đột biến khác nhau trong nền kinh tế.
- Giữa các quốc gia, thì các trái phiếu được thay thế cho nhau một cách hoàn hảo, điều này hàm ý rằng, điều kiện UIP được duy trì thường xuyên ngay cả trong ngắn hạn.
- Tỷ giá thay đổi một cách linh hoạt và có thể tăng vọt: nó có thể tăng hoặc giảm tức thời để phản ánh những thay đổi đột biến trong các mức lãi suất của các đồng tiền khác nhau.
- Lãi suất thay đổi linh hoạt trong ngắn hạn để phản ánh tức thời những thay đổi trong cung ứng tiền.
- Không đề cập ảnh hưởng của lạm phát dự tính đến tỷ giá.
Theo giả thiết, điều kiện UIP được duy trì thường xuyên, điều này có nghĩa là khi lãi suất nội tệ giảm thấp hơn lãi suất thế giới, thì trong dài hạn nội tệ phải được kỳ vọng là lên giá để bù đắp cho mức lãi suất thấp của nó. Điều này xảy ra là do hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất diễn ra hoàn hảo trên thị trường tiền tệ. Ngược lại, giá hàng hóa chỉ được điều chỉnh từ từ để phản ánh những thay đổi trong chính sách kinh tế. Điều này xảy ra là vì: (i) tiền lương chỉ được điều chỉnh theo chu kỳ nhất định: (ii) các công ty điều chỉnh giá hàng hóa cũng từ từ, chính vì lý do này mà mô hình được gọi là "mô hình giá cứng - tức giá không linh hoạt".
Với những giải thích như trên, chúng ta giả thiết rằng trong dài hạn tỷ giá được xác định bởi PPP. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế được mô tả như trên đồ thị 3 dưới đây.
Đồ thị 3: Sự tăng vọt đột biến của tỷ giá theo mô hình Dornbusch
E
E
0
t1
E1
(c) Gi
á
nội đị
a
Th
ời
gia
n
P
P1
P
0
t1
(d
) L
ãi suấ
t
n
ội
địa
T
h
ời
g
ia
n
r
1
r
2
r
0
Giả sử trạng thái xuất phát của nền kinh tế nội địa là cân bằng với các thông số:
- Mức lãi suất r1 ngang bằng mức lãi suất thế giới, như vậy sẽ không có một kỳ vọng nào về tăng giá hay giảm giá đối với nội tệ.
- Cung ứng tiền ở mức M1 ứng với mức cung tiền M1 là mức giá hàng hóa nội địa P1
- Tỷ giá cân bằng E1 ứng với tỷ giá cân bằng E1 là mức giá ở nước ngoài được xác định theo PPP.
Giả sử tại thời điểm t1 NHTW nội địa đột ngột tăng mức cung ứng tiền thêm 20%, từ M1 đến M2; trong khi đó, NHTM nước ngoài vẫn giữ nguyên mức cung ứng tiền không đổi, tức giá cả hàng hóa nước ngoài được kỳ vọng là không thay đổi trong dài hạn. Những biến động sẽ xảy ra trong ngắn hạn và dài hạn khi cung ứng tiền trong nước tăng thêm 20%.
* Trong dài hạn:
- Theo giả thiết, mức giá là "cứng" trong ngắn hạn, nên nó chỉ tăng từ từ trong dài hạn thêm 20% từ P1 đến P.
- Vì PPP chỉ được duy trì trong dài hạn, nên khi mức giá đã thực sự tăng thêm 20% trong dài hạn, thì tỷ giá cũng tăng thêm 20% trong dài hạn đến E để duy trì PPP.
Như vậy, trong dài hạn bằng toán học chúng có thể biểu diễn:
P = P1 (1 + 0,20) = 1,20 P1
= E1 (1 + 0,20) = 1,20 E1
= PPP = = = 1,20 = 1,20 E1
Trong đó:
P*1 - mức giá ở nước ngoài tại thời điểm t1
P* - mức giá ở nước ngoài trong dài hạn; theo giả thiết P*1 = P*
* Trong ngắn hạn:
- Vì giá cả là "cứng" trong ngắn hạn, nên tại thời điểm t1, sau khi cung ứng tiền tăng, mức giá vẫn duy trì không đổi ở mức P1, nhưng bắt đầu có xu hướng tăng dần.
- Cung ứng tiền tăng, nhưng mức giá chưa thay đổi, điều này hàm ý rằng cung tiền vượt quá cầu tiền; do cung vượt quá cầu buộc mức lãi suất phải giảm đột biến từ r1 xuống r2; nghĩa là ngay sau khi cung ứng tiền tăng, tức tại thời điểm t1, mức lãi suất nội địa giảm xuống r2 thấp hơn mức lãi suất thế giới.
- Do mức lãi suất nội tệ thấp hơn mức lãi suất thế giới, nên theo điều kiện UIP (DEe = r-r*), thì nội tệ phải được kỳ vọng là lên giá trong dài hạn ( tăng 20% so với E1) để bù đắp cho mức lãi suất thấp của nó. Để lên giá tương lai, thì tại thời điểm t1 nội tệ phải giảm giá từ E1 đến E2 để rồi sau đó từ từ lên giá từ E2 đến .
2.2.2.2 Chính sách giảm giá USD của Mỹ
Tương quan giữa USD và EUR kể từ khi đồng EUR được đưa vào giao dịch đầu năm 1999 đến tháng 7/2003 dao động mạnh. Trong giai đoạn từ 01/01/1999 đến 26/01/2000, 1 EUR đổi được hơn 1 USD. Quan hệ này biến đổi hoàn toàn theo chiều ngược lại trong giai đoạn từ 27/01/2000 đến 03/11/2002. Nghĩa là đồng EUR giảm giá so với USD trong giai đoạn này - 1 EUR đổi được ít hơn 1 USD. Tuy nhiên, trong một vài thời điểm đầu năm 2002 đồng EUR lên giá bất thường vượt mức ngang giá 1 : 1 đồng EUR quay lại xu hướng ban đầu kể từ ngày 04/11/2002 cho đến nay và lên giá rất mạnh, còn đồng USD thì giảm giá trong vòng chưa đầy 6 tháng
Tốc độ giảm của USD vừa qua còn nhanh hơn thời kỳ giảm giá đồng USD giai đoạn tháng 02/1985 đến tháng 06/1986 đã gây ra xáo trộn trên thị trường ngoại hối. Như vậy, tỷ giá USD/EUR đã có hiện tượng tăng đột biến mạnh trong khoảng thời gian từ 11/2002 đến 05/2003. Hiện tượng giảm giá đồng USD đột biến vừa qua được giải thích từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhìn vào diễn biến cung tiền (M1) của Mỹ từ tháng 01/2001 đến tháng 05/2003 thấy rằng cung tiền tăng rất mạnh, tăng tới +16%. Cung tiền tăng làm cho lãi suất giảm mạnh, lãi suất chiết khấu của Cục dự trữ liên bang Mỹ hạ xuống còn 0,75% và lãi suất chỉ đạo ở mức 1%. Trong khi đó, NHTW châu Âu cũng cắt giảm lãi suất nhưng vẫn duy trì ở mức cao gấp đôi là 2%. Tính từ thời điểm năm 2001 Cục dự trữ liên bang Mỹ điều chỉnh lãi suất 13 lần từ 6,0% xuống 1%, đáng chú ý nhất là trong năm 2001, giảm 11 lần từ mức 6,0% xuống còn 1,75%. Trong cùng thời gian đó NHTW châu Âu cũng điều chỉnh cùng tần suất nhưng mức độ trễ hơn và mức giảm cũng ít hơn từ 4,25% xuống 2%, cùng thời gian năm 2001 chỉ giảm 4 lần từ 4,25% xuống 3,25%. Việc tỷ giá USD/EUR tăng lên đến đỉnh điểm vào ngày 29/05/2003 sau một quãng thời gian lãi suất USD được cắt liên tục và xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua có thể được xem là hiện tượng "trễ" của tỷ giá so với thời điểm thay đổi trong cung cầu tiền.
Điều chỉnh lãi suất USD nhanh như vậy dẫn đến các nhà đầu tư dự báo đồng USD giảm giá và có hành vi dịch chuyển đầu tư. Kết quả là tỷ giá trong ngắn hạn bị biến động mạnh. Cú sốc phát sinh từ chính sách tiền tệ của Mỹ gây ra tỷ giá biến động ít nhất bằng 1/3 tổng biến động. Nghĩa là sự tăng vọt tỷ giá (USD giảm giá) thời gian nêu trên là 19% thì trong đó do cú sốc tiền tệ gây ra ít nhất là 5 - 6%. Đánh giá hiện tượng lãi suất USD giảm liên tục sẽ tác động bất lợi đến nhà đầu tư khi nắm giữ phần lớn tài sản bằng USD. Các nhà đầu tư dịch chuyển nguồn vốn ra khỏi Mỹ đến thị trường có tỷ lệ lợi tức cao hơn sẽ tránh hiện tượng xói mòn tài sản. Như vậy, sức ép giảm giá đồng USD càng tăng lên.
Hiện tượng lên giá đồng USD so với EUR trước thời điểm tháng 11/2002 làm cho sự phục hồi thâm hụt cán cân thương mại trở nên khó khăn. Sự giảm giá đồng USD trong thời gian qua được giải thích bởi nhiều nhân tố nhưng vẫn được các nhà phân tích cho rằng thâm hụt cán cân thanh toán là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Sự giải thích này có xem xét đến yếu tố lịch sử. Đồng USD mất giá 25% vào thời điểm từ tháng 2/1985 đến tháng 6/1986 cũng là thời điểm trước đó có sự thâm hụt cán cân thanh toán kéo dài. Sự thiếu hụt này ở mức báo động kể từ năm 1999 lên đến 3,9% GDP trong năm 2001, 4,8% năm 2002 và hiện nay ở mức trên 5%. Việc mất giá đồng USD có hy vọng đưa xuất khẩu của Mỹ tăng hơn và giảm nhập khẩu.
Rõ ràng, giảm giá USD để hạn chế nhập khẩu - nước nhập siêu liên tục trong thời gian qua và khuyến khích xuất khẩu đang được xem như là kế hoạch chủ động của Mỹ nhằm phục hồi nền kinh tế. Và một nhân tố khác lý giải tỷ giá tăng vọt trong giai đoạn 1985 – 1986 là do Mỹ đã chuyển từ quốc gia chủ nợ lớn nhất sang thành con nợ lớn nhất thế giới. Sự lặp lại của nó trong thời gian qua cũng được giải thích từ nguyên nhân là nước nợ nước ngoài lớn nhất thế giới.
Một nhân tố nằm ngoài mô hình cũng được nhiều nhà phân tích đưa vào lý giải tại sao tỷ giá USD/EUR lại tăng đột biến là do các nước đã đa dạng hóa dự trữ ngoại hối bằng các đồng tiền mạnh khác nhau bao gồm USD, EUR, GDP… Hành động này nhằm hạn chế tối đa cú sốc từ nền kinh tế Mỹ, việc điều chỉnh lãi suất và sự thay đổi giá trị đồng USD đến nền kinh tế của nước đó.
Mặc dù, tương quan giá trị giữa USD và EUR đã được điều chỉnh theo xu hướng đồng USD lên giá dần nhưng việc dự báo đồng USD sẽ trở lại trạng thái trước tháng 11/2002 là rất khó. Các dự báo nền kinh tế Mỹ vẫn còn dè dặt. Tổ chức OECD tiên đoán kinh tế Mỹ sẽ đạt tố độ tăng trưởng 4% vào năm 2004, trong khi IMF đưa ra số dự đoán khiêm tốn là 3,9%. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2003 của Cục dự trữ liên bang trình lên quốc hội Mỹ dự đoán nền kinh tế Mỹ tăng trưởng có phần khả quan hơn tăng trưởng khoảng 3,75 - 4,75%.
Nhiều nhà kinh tế nhận định tổng thống Bush đã có kinh nghiệm xương máu từ cha mình. Kết thúc chiến tranh Vùng vịnh năm 1991 đồng USD tăng giá mạnh. Nhưng sau đó nền kinh tế lại rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Điều đó làm cho Bush cha thất thủ trong chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp. Chính vì vậy Tổng thống đương thời tìm mọi cách để "dìm giá" đồng USD nhằm kích thích xuất khẩu phục hồi cán cân thanh toán bị thâm hụt, kích thích tăng trưởng nội địa đặc biệt là công nghiệp chế tạo, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu so với khu vực EU. Xuất khẩu tăng, tăng trưởng kinh tế phục hồi là điều kiện thuận lợi cho Bush con tranh cử tiếp nhiệm kỳ tổng thống tới.
Hơn thế, việc USD giảm giá quá mạnh không phải là không có nhược điểm. Nó có khả năng làm thay đổi hẳn chiều đầu tư ra khỏi Mỹ mà hiện nay chính họ đang cần đến tư bản nước ngoài để phục hồi nền kinh tế . Như vậy đồng USD sẽ phục hồi để lấy lại vị thế sau thời gian chao đảo và bị xói mòn. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng Mỹ sẽ không can thiệp để USD lên giá quá cao như trước đây nằm hạn chế tổn hại đến quá trình phục hồi nền kinh tế. Chín vì vậy, các nhà phân tích lạc quan hơn trong dự báo tỷ giá giữa USD và EUR nhưng vẫn khiêm tốn khi đưa ra mức dự báo trong khoảng 1,1 - 1,3 USD đổi lấy 1 EUR trong vài năm tới.
2.2.2.3 Chính sách tỷ giá VND cần chủ động và tích cực hơn.
* Diễn biến thị trường trong thời gian gần đây:
Trong bối cảnh đồng USD giảm giá mạnh thì giá trị đồng VND lại tương đối ổn định. Điều này có nghĩa là đồng VND đã gây lên giá tương đối so với đồng USD - do chế độ tỷ giá ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở một loại ngoại tệ đôla Mỹ. Trong nửa đầu năm 2003 đồng VND giảm giá khoảng 1%, trong khi đó USD giảm giá 3,5% so với EUR. Như vậy giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đắt lên tương đối.
Tỷ giá VND so với USD tương đối ổn định tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ ở Việt Nam duy trì ở mức cân bằng. Khan hiếm ngoại tệ không xuất hiện kể từ đầu năm 2003. Các doanh nghiệp bán ngoại tệ với số lượng lớn cho ngân hàng mặc dù tỷ lệ kết hối hiện nay ở mức 0%. Nguyên nhân khác không kém phần quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp bán ngoại tệ là do lãi suất VND tương đối ở mức cao trong khi lãi suất USD thấp hơn. Chênh lệch lãi suất sau khi tính gộp cả sự biến động tỷ giá nghiêng về đồng VND đã quyết định đến hành vi của doanh nghiệp. Tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2003 hệ thống NHTM mua được 4.164 triệu USD bằng 58,1% doanh số của các nước năm 2002 và tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh số bán ngoại tệ đạt 3.684 triệu USD , bằng 52,6% doanh số bán cả nước năm 2002 và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy một điều xảy ra ngược với xu hướng năm 2001 - 2002 là các NHTM đã có nguồn ngoại tệ bán lại cho Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay các đồng tiền châu Á hầu như đã lên giá so với thời điểm cuối năm 2002, do đó giá xuất khẩu (thủy sản, gạo….) của Việt Nam không bị đắt hơn. Tuy nhiên, để tạo cú huých xuất khẩu, tỷ giá đồng VND có thể được điều chỉnh rộng hơn. Điều kiện thuận hỗ trợ VND giảm giá mà có thể không gây xáo trộn trên thị trường ngoại tệ cũng như hiện tượng găm giữ ngoại tệ không xảy ra, chuyển đổi ngoại tệ không xuất hiện trong công chúng. Lý do rõ nhất là lãi suất USD ở mức thấp hơn lãi suất VND. Chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền này lên tới 2-3%. Như vậy, giảm giá VND ngay lập tức 2-3% (hoặc mạnh hơn) cũng có thể không gây ra cú sốc. Nhưng nếu tăng từ từ tỷ giá sẽ tạo ra kỳ vọng tỷ giá sẽ được điều chỉnh liên tục và găm giữ ngoại tệ trong thời gian ngắn có thể đem lại lợi hơn cho những nhà đầu cơ.
* Về giải pháp cho chính sách tỷ giá VND
Ở Việt Nam trong những năm vừa qua, nhiều học giả đã có những đề xuất với Chính phủ là cần chủ động phá giá tích cực VND, nhằm kích thích tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng thu nhập quốc dân và tạo công ăn việc làm. Phá giá nội tệ chủ động tích cực còn làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa nhập khẩu. Nhưng thực tế cho thấy, trong những năm qua, trên thị trường ngoại hối cung cầu ngoại tệ luôn căng thẳng, tỷ giá giao dịch luôn ở mức kịch trần. Những biểu hiện này cho thấy đồng VND có thể đang được định giá quá cao so với tỷ giá cân bằng cung cầu. Trong bối cảnh như vậy một chính sách giảm giá VND ngay lập tức với liều lượng mạnh để VND được định giá thấp so với tỷ giá cân bằng sẽ tạo ra những cú huých mạnh cho nền kinh tế. Do đó, trong những năm qua, nhìn chung tỷ giá VND/USD chỉ được điều chỉnh tăng "ổn định" một chiều nhằm tịnh tiến cùng với tỷ giá cân bằng cung cầu (tỷ giá thị trường).
Với chính sách giảm giá đột biến USD của Mỹ theo mô hình tỷ giá tăng vọt của Dornbusch, thì USD sẽ lên giá trong thời gian tới. Hiện nay cung USD trên thị trường ngoại hối Việt Nam tương đối rồi rào, tỷ giá VND/USD đã phản ánh thực quan hệ cung cầu, kinh tế Việt Nam đang phát triển tương đối khả quan, giá cả hàng hóa ổn định (lạm phát ở mức rất thấp), đặc biệt là xuất khẩu đã lấy được đà và đang tăng trưởng khá… đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiến hành một cuộc phá giá chủ động tích cực mà bấy lâu nay ta thường bàn tới. Nếu tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng đột biến với liều lượng mạnh sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế, bao gồm:
- Các yếu tố thực trong nền kinh tế sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho xuất khẩu, tạo áp lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh cho các ngành sản xuất nội địa.
- Việc tỷ giá VND/USD tăng cùng với gia tăng xuất khẩu, làm tăng nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện để NHNN mua USD để tăng dự trữ để can thiệp sau này.
- Điều chỉnh tỷ giá chủ động thông qua can thiệp mua ngoại tệ của NHNN còn có tác dụng điều tiết chính sách tiền tệ. Khi NHNN mua ngoại tệ làm cho cung tiền trong lưu thông tăng lên. Kết quả là lãi suất thị trường giảm xuống thấp hơn so với mức hiện nay. Hành vi này cũng có tác dụng giảm đô la hóa các khoản vay của các doanh nghiệp.
- Nguồn dự trữ USD của NHNN sẽ được bán ra để ổn định tỷ giá trong thời gian tới khi mà USD tăng giá trở lại.
Như vậy, về tổng thể với chính sách phá giá chủ động và tích cực nêu trên thì nguy cơ gây lạm phát lâu dài là không đáng lo ngại, cái lợi lớn ở đây là tạo ra được cú huých tích cực cho nền kinh tế.
Nếu không chủ động phá giá VND lúc này thì thời cơ sẽ mất. Khi USD tăng giá trở lại, thì chúng ta lại làm công việc quen thuộc bấy lâu nay là điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng dần mỗi lần vài đồng nhằm giảm áp lực căng thẳng nhu cầu trên thị trường ngoại hối. Hơn nữa, nếu USD lên giá đột biến với liều lượng mạnh trong thời gian tới thì việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối của NHNN sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều.
2.2.3 Chính sách tỷ giá với thị trường ngoại tệ ngầm.
2.2.3.1 Hoạt động của thị trường ngoại tệ ngầm:
Trong Thông tư số 33/NH-TT ngày 15/3/1989 về hướng dẫn thi hành Điều lệ quản lý ngoại hối đã nêu rõ: "Việc lưu thông ngoại tệ trong nước chỉ được thực hiện thông qua ngân hàng và các tổ chức kinh doanh dịch vụ được phép thu ngoại tệ, nghiêm cấm việc mua, bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường ngầm". Như vậy, thị trường ngoại tệ ngầm (còn gọi là thị trường không chính thức, thị trường tự do hay chợ đen) không được pháp luật công nhận, hoạt động của nó là phi pháp, nhưng trên thực tế thì thị trường ngoại tệ ngầm vào tồn tại và phát triển song song với thị trường có tổ chức (còn gọi là thị trường chính thức).
Những nguyên nhân khiến cho thị trường ngoại tệ ngầm ở Việt Nam tồn tại và phát triển có thể nêu ra như sau:
- Trong một thời gian dài, chế độ tỷ giá của Việt Nam về cơ bản là chế độ tỷ giá cố định, lại trải qua lạm phát cao, đã làm cho tỷ giá chính thức VND/USD luôn thấp hơn tỷ giá thị trường cân bằng cung cầu, điều này đã khiến cho thị trường ngoại tệ ngầm hình thành và phát triển. Gần đây, cùng với công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường cơ chế điều hành tỷ giá đã có những đổi mới căn bản theo hướng thị trường ngày càng tăng. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá VND hiện nay chưa phải là chế độ tỷ giá thả nổi, vẫn chịu sự quản lý và điều tiết chặt chẽ của NHNN, do đó tỷ giá giao dịch do NHNN công bố vẫn chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Do trên thị trường ngoại hối chính thức luôn chịu áp lực cầu lớn hơn cung (tỷ giá kinh doanh của NHTM luôn kịch trần cho phép), nên đã hình thành thị trường ngoại tệ ngầm để thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ cho những ai chưa được thị trường chính thức đáp ứng. Chính vì vậy, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngầm thường luôn cao hơn tỷ giá trên thị trường chính thức.
- Thị trường ngoại hối chính thức đã hình thành nhưng còn kém phát triển chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về giao dịch, kinh doanh ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là đối với các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp tư nhân… Theo quy chế quản lý ngoại hối hiện hành, thì các thể nhân hầu như không được tiếp cận với thị trường ngoại tệ chính thức để thỏa mãn nhu cầu về ngoại tệ dùng vào mục đích cá nhân như đi du học, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài…. Chính vì vậy, để có ngoại tệ tất yếu họ phải quay sang giao dịch trên thị trường ngầm.
- Chừng nào các hoạt động kinh tế ngầm còn phát triển thì chứng đó nhu cầu ngoại tệ và các giao dịch về ngoại tệ trên thị trường ngầm còn tồn tại và phát triển.
- Thị trường ngoại tệ ngầm luôn gắn liền với tình trạng đôla hóa nền kinh tế: tình trạng đô la hóa nền kinh tế càng phát triển, thì càng tạo điều kiện và kích thích thị trường ngoại tệ ngầm phát triển.
- Lượng kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam khá lớn, khoảng 3 đến 4 tỷ USD và theo quy định hiện hành thì người nhận kiều hối được nhận ngoại tệ bằng tiền mặt, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ hay bán cho các NHTM.
- Lượng kiều hối lớn cùng với tâm lý chuộng USD đã tạo ra lượng ngoại tệ tiền mặt nằm trong dân rất lớn, làm cho giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ trở nên khá phổ biến trong các hoạt động đời sống kinh tế.
Do những nguyên nhân nên trên, sự tồn tại và hoạt động của thị trường ngoại tệ ngầm là tất yếu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường ngoại tệ chính thức, nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối và sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72569.DOC