LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii
DANH MỤC BẢNG. ix
DANH MỤC HÌNH.x
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . xi
LỜI MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.2
3. Mục đích nghiên cứu .3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
4.1. Đối tượng nghiên cứu.4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.4
5. Phương pháp nghiên cứu.4
6. Kết cấu luận văn.4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU CHI BẢO HIỂM XÃ
HỘI .5
1.1. Một số khái niệm cơ bản về Bảo hiểm xã hội.5
1.1.1. Khái niệm BHXH.5
1.1.2. Bản chất của BHXH .6
1.1.3. Đặc điểm của BHXH .7
1.1.4. Vai trò của BHXH.7
1.2. Nội dung công tác quản lý thu chi BHXH.8
1.2.1. Khái quát về quỹ BHXH .8
1.2.2. Quản lý thu BHXH .10
1.2.3. Quản lý chi BHXH.20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội .26
1.3.1. Hệ thống pháp luật, quy định về BHXH.26
1.3.2. Chính sách tiền lương .26
123 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động của từng đơn vị sử dụng lao động ngày
từ khi đơn vị đăng ký tham gia, trong suốt quá trình hoạt động và đến khi sáp nhập,
giải thể (nếu có) và để quản lý được trước hết cần phân loại đơn vị sử dụng lao
động theo từng
khối đơn vị. Căn cứ vào mục đích và tính chất hoạt động có thể phân chia ra
thành các khối đơn vị như sau:
+ Khối doanh nghiệp Nhà nước;
+ Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước (hay còn gọi DN ngoài quốc doanh);
+ Khối hành chính sự nghiệp;
+ Khối các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng, đoàn thể;
+ Khối hộ kinh doanh cá thể;
46
+ Khối hợp tác xã.
Theo phân cấp của BHXH tỉnh Quảng Ninh, khối DNNN do BHXH tỉnh
quản lý, do đó BHXH thành phố Uông Bí không thu tiền đóng BHXH của các đơn
vị là DNNN đóng trụ sở trên địa bàn thành phố theo phân cấp của BHXH tỉnh mà
chỉ quản lý các nhóm đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(DNCVĐTNN), doanh nghiệp ngoài Nhà nước (DNNQD); khối hành chính sự
nghiệp (HCSN), khối các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng, đoàn thể (Đ-ĐT), khối hộ
kinh doanh cá thể, hợp tác xã và các đối tượng khác theo quy định
Cơ quan BHXH thành phố Uông Bí căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình
thức hoạt động của từng khối để đưa ra hình thức quản lý thích hợp. Một điểm cần
ưu ý là các đơn vị sử dụng lao động, nhất là đơn vị sản xuất, kinh doanh trong khối
doanh nghiệp ngoài Nhà nước thường tìm cách trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH.
Bởi vì chủ sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHXH nhưng họ không được
hưởng lợi ích trực tiếp khoản chi ra từ quỹ. Mặt khác, nếu họ gian lận không phải
đóng quỹ BHXH thì họ sẽ giảm được chi phí, tất yếu họ thu được lợi nhuận nhiều
hơn. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ buộc chủ sử dụng lao động phải đóng vào quỹ
BHXH theo luật định không những để có nguồn lực tài chính đảm bảo chi trả cho
người lao động khi gặp rủi ro, mà còn đảm bảo sự công bằng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, đảm bảo công bằng xã hội.
Quản lý và không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ
trọng tâm, cơ bản và lâu dài của ngành BHXH nói chung và của BHXH thành phố
Uông Bí nói riêng. Thời gian qua BHXH thành phố Uông Bí đã kịp thời triển khai
thực hiện các chế độ, chính sách BHXH trên địa bàn toàn thành phố theo quy định,
tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được
giao; sử dụng nhiều biện pháp tích cực chủ động khảo sát dốc đơn vị sử dụng lao
động và người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Cử cán bộ quản lý
trực tiếp bám sát đơn vị sử dụng lao động mới thành lập để tuyên truyền, vận động
và hướng dẫn làm thủ tục tham gia BHXH. Tình hình tham gia BHXH ở thành phố
Uông Bí từ năm 2011 đến năm 2015 thể hiện ở bảng số liệu 2.2
47
Bảng 2.2. Số đơn vị đăng ký tham gia BHXH năm 2014 – 2018
Năm
Loại hình đơn vị
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 01 02 02 02 03
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 294 292 296 312 348
HCSN, Đảng, đoàn thể 79 80 81 80 76
Khối ngoài Công lập 6 16 20 24 28
Hợp tác xã 2 2 3 3 3
Xã, Phường 11 11 11 11 11
Khác 2 3 16 18 20
Tổng cộng 395 406 429 450 489
(Nguồn: BHXH thành phố Uông Bí)
Bảng 2.3. Số lao động tham gia BHXH năm 2014 – 2018
ĐVT: Người
Năm
Loại hình đơn vị
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm 2018
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 33 32 32 34 35
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 11.024 12.129 12.447 12.080 12.169
HCSN, Đảng, đoàn thể 3.571 3.892 3.936 3.788 3.804
Khối ngoài công lập 157 175 178 173 185
Hợp tác xã 45 35 32 31 31
Xã, Phường 240 239 236 235 234
Khác 8 13 78 86 98
Tổng cộng 15.078 16.515 16.939 16.427 16.556
(Nguồn: BHXH thành phố Uông Bí)
Sự gia tăng số đơn vị sử dụng lao động là cơ sở quan trọng phát triển số lao
động tham gia BHXH. Qua số liệu bảng 2.3 tình hình biến động tăng, giảm lao
động tham gia BHXH ở các khối có sự khác nhau. Số lao động ở khối DN có vốn
ĐTNN ổn định qua các năm. Số lao động trong khối DNNQD cũng tương đối ổn
48
định với mức tăng/giảm hàng năm không quá lớn. Số lao động khối HCSN, Đảng,
đoàn thể, năm 2014 số lao động tham gia là 3571, đến năm 2015 đã có 3892 lao
động, tăng 321 lao động, chủ yếu là tăng do biên chế của Bệnh viện Thụy điển -
Việt Nam, Phòng Y tế và ngành giáo dục do tách các trường. Khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh có số đơn vị tăng, nhưng số lao động thì lại giảm trong giai đoạn
2016-2018, nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn các đơn vị sử dụng lao động
phải thu hẹp sản xuất hoặc chỉ duy trì sản xuất cầm chừng dẫn đến việc khai thác
đối tượng tham gia còn hạn chế.
2.2.1.3. Tình hình quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Cùng với việc tăng cường quản lý đối tượng tham gia BHXH thì vấn đề đặt
ra cần thiết phải quản lý quỹ tiền lương, mức lương làm căn cứ đóng BHXH, vì đây
là cơ sở để thực hiện thu đúng, thu đủ và làm căn cứ giải quyết các chế độ, chính
sách BHXH.
Theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH, tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc và các khoản phụ cấp
chức vụ, phj cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) làm căn
cứ đóng BHXH được tính trên cơ sở mức lương tối tiểu chung do Nhà nước quy
định trong từng thời kỳ. Đối với chế độ tiền lương do đơn vị sử dụng lao động quy
định thì mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động sẽ làm căn cứ
đóng BHXH.
Thời gian qua, BHXH thành phố Uông Bí đã thực hiện tốt các quy định về
mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, đảm bảo hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và
thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao
động thuộc các thành phần kinh tế.
49
Bảng 2.4. Tổng hợp mức tiền lương đóng BHXH từ năm 2014 – 2018
ĐVT: 1.000 đồng
Khối/Loại
hình
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thu
Nhập
BQ
thực tế
(người
/tháng)
Mức
LBQ
đóng
BHXH
(người/
tháng)
Thu
Nhập
BQ
thực tế
(người
/tháng)
Mức
LBQ
đóng
BHXH
(người/
tháng)
Thu
Nhập
BQ
thực tế
(người
/tháng)
Mức
LBQ
đóng
BHXH
(người/
tháng)
Thu
Nhập
BQ
thực tế
(người
/tháng)
Mức
LBQ
đóng
BHXH
(người/
tháng)
Thu
Nhập
BQ
thực tế
(người
/tháng)
Mức
LBQ
đóng
BHXH
(người/
tháng)
DNCVĐTNN 3.839 3.264 4.361 3.640 4.487 3.993 4.839 4.264 5.361 4.640
DNNQD 4.332 1.958 4.505 2.170 4.779 3.380 4.932 3.958 5.205 4.170
HC,SN,ĐĐT 3.358 2.823 3.680 3.332 3.758 3.292 4.358 3.823 4.680 4.332
Phường, xã 2.600 2.312 2.850 2.756 3.000 2.773 3.600 3.312 3.850 3.756
(Nguồn: BHXH thành phố Uông Bí)
Qua bảng 2.4 tổng hợp số liệu mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH từ
năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Uông Bí cho thấy mức lương bình
quân làm căn cứ đóng BHXH ở các khối đều thấp hơn mức thu nhập bình quân
thực tế của người lao động. Vì quy định về tiền lương của người lao động dùng để
làm cơ sở đóng BHXH trong các đơn vị thuộc khối HCSN, DNNN và các tổ chức
chính trị - xã hội của Nhà nước vẫn căn cứ vào hệ số thang, bảng lương do Nhà
nước ban hành mà không căn cứ vào thu nhập thực tế của người lao động. Việc quy
định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay còn bộc lộ một số điểm bất hợp lý
sau:
- Tiền lương làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH không phải
là tiền lương thực tế của người lao động, dẫn đến tình trạng:
+ Đối với khu vực áp dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tạo ra
tính bình quân trong việc đóng và hưởng BHXH. Mức đóng thấp so với lương thực
tế tạo ra sự so sánh của các đơn vị khác, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật
BHXH.
50
+ Đối với khu vực ngoài quốc doanh: không minh bạch trong việc thực hiện
chế độ trích nộp BHXH, các doanh nghiệp không ký HĐLĐ hoặc chỉ ghi mức
lương rất thấp trên HĐLĐ để trốn hoặc giảm nghĩa vụ đóng góp BHXH.
Có thể nói, quy định hiện hành đã làm cho mức đóng BHXH hoàn toàn tách
rời tiền lương thực tế, tạo điều kiện cho những sai phạm về BHXH xảy ra một cách
phổ biến. Hậu quả là quỹ BHXH thất thu lớn, mức chi trả các chế độ trợ cấp thấp,
làm cho mục đích của BHXH chưa đạt được như mong muốn, người lao động thờ ơ
và ý nghĩa tốt đẹp của BHXH bị ảnh hưởng.
- Những bất hợp lý của tiền lương đóng BHXH hiện hành đều tác động
tiêu cực trực tiếp đến tất cả các chế độ trợ cấp BHXH, do chế độ trợ cấp hưu trí là
loại chế độ dài hạn, có mối quan hệ chặt chẽ đến toàn bộ quá trình đóng BHXH,
nên mức tiền lương bình quân làm căn cứ chi trả trợ cấp hưu trí thể hiện bất hợp lý:
+ Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định: thì tính bình quân các mức tiền lương tháng đóng BHXH của những năm
cuối trước khi nghỉ để tính mức tiền lương bình quân cho cả quá trình đóng BHXH,
làm căn cứ trả lương hưu. Theo luật BHXH mức bình quân tiền lương này được
tính 5 năm, 6 năm, 8 năm hay 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu tùy thuộc thời gian
tham gia BHXH của từng NLĐ để tính, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tác đóng –
hưởng.
+ Đối với NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do
NSDLĐ quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của
toàn bộ thời gian tham gia BHXH nên không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa
các đối tượng tham gia BHXH.
- Mức trợ cấp hưu trí còn thấp so với mức thu nhập thực tế của NLĐ trước
khi nghỉ hưu. Vì vậy, việc tham gia BHXH với mức lương thấp là bất lợi cho NLĐ.
2.2.1.4. Tình hình quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội
Theo quy định mỗi cơ quan BHXH đều được phép mở một tài khoản chuyên
thu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và một tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước để chuyên thu BHXH của các đơn vị trên địa bàn. Việc quản lý
51
nguồn thu BHXH trên địa bàn thành phố Uông Bí trong những năm qua đảm bảo
theo đúng các quy định:
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu nộp BHXH: Căn cứ vào danh sách
lao động và tổng quỹ tiền lương mà đơn vị đã đăng ký với cơ quan BHXH; trên cơ
sở đó, BHXH thành phố thực hiện thu BHXH của các ĐVSDLĐ. Hàng tháng, khi
cấp phát tiền lương cho người lao động, NSDLĐ khấu trừ các khoản đóng góp của
NLĐ từ tiền lương của họ, đồng thời trích trên tổng quỹ tiền lương phần đóng góp
của NSDLĐ. Chậm nhất vào ngày cuối tháng nộp cùng một lúc vào tài khoản
chuyên thu của cơ quan BHXH. Định kỳ hàng tháng cơ quan BHXH thực hiện
thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và thu nộp BHXH đến từng
đơn vị tham gia.
- Thường xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn để cập nhật số tiền thu nộp BHXH
thực hiện. Hàng ngày, cán bộ BHXH đến Ngân hàng và Kho bạc nhận chứng từ về
cập nhật số liệu vào phần mềm quản lý thu BHXH.
Theo các quy định liên ngành của BHXH với Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn và Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng tài khoản
tiền gửi của hệ thống BHXH Việt Nam thì cơ quan BHXH huyện, BHXH tỉnh ủy
quyền cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Kho bạc Nhà nước
cùng cấp thực hiện chuyển tiền từ tài khoản “tiền gửi chuyên thu” của BHXH cùng
cấp về tài khoản “ tiền gửi chuyên thu” của BHXH cấp trên mà không cần chứng từ
chuyển tiền của chủ tài khoản. Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu số
dư tiền gửi với Ngân hàng và Kho bạc.
Bênh cạnh đó, để quản lý nguồn thu BHXH thành phố uông Bí đã triển khai
ứng dụng phần mềm “ hệ thống thông tin quản lý thu BHXH, BHYT – SMS” của
ngành BHXH. Việc ứng dụng phần mềm tin học vào quản lý thu BHXH cho phép
BHXH huyện quản lý chặt chẽ số thu của từng đơn vị, chính xác số tiền phải đóng,
đã đóng và số nợ, số tiền lãi chậm nộpgiảm thiểu đáng kể số lao động thủ công và
đảm bảo tính chính xác, kịp thời. Với chương trình này, cơ quan BHXH từ tỉnh đến
52
các huyện thực hiện quản lý bằng cơ sở dữ liệu các đối tượng tham gia về tiêu chí:
Số sổ BHXH, họ tên, địa chỉ, đơn vị công tác, chức danh nghề nghiệp, lịch sử tiền
lương, thân nhân đối tượng cho phép chuyển dữ liệu để xét duyệt thanh toán các
chế độ BHXH khi phát sinh, phục vụ đắc lực cho cải cách hành chính theo mô hình
một cửa “tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả”.
Áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, công tác quản lý nguồn thu của BHXH
thành phố Uông Bí luôn đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, tránh lạm dụng,
thất thoát nguồn thu BHXH và đảm bảo được nguyên tắc không sử dụng nguồn thu
vào các mục đích khác theo quy định của BHXH Việt Nam.
2.2.1.5. Tình hình nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được ở trên vẫn còn tồn tại một số
DN hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố không tuân thủ quy định
trong việc đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH của NLĐ. Tình trạng trốn nợ đọng,
né tránh trách nhiệm đối với NLĐ của chủ SDLĐ vẫn là vấn đề nan giải, cơ quan
BHXH thành phố đã cố gắng thống kê đầy đủ số nợ đọng của các đơn vị, từ đó tìm
ra các biện pháp thúc đẩy người SDLĐ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với
NLĐ.
a. Tình hình nợ tiền đóng BHXH
Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn thành phố Uông Bí có 145 đơn vị nợ
BHXH, với số tiền 14.430 triệu đồng. Trong đó, số đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên là
128 đơn vị, với số tiền 10.370 triệu đồng; cá biệt có 17 đơn vị nợ trên 6 tháng với
số tiền 4.060 triệu đồng; Đơn vị có số nợ nhiều nhất là 3.532 triệu đồng.
53
Bảng 2.5. Tình hình nợ đọng BHXH từ năm 2014 – 2018
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Khối ngành
2014 2015 2016 2017 2018
Số
tiền
nợ
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
nợ
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
nợ
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
nợ
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
nợ
Tỷ
trọng
(%)
DNCVĐTNN 0
DNNQD 2.402 88,7 6.230 85,8 9.173 91,5 5.021 85,1 6.557 89,7
HTX 34 0,4 30 0,4 39 0,4 38 0,6 29 0,4
NCL 58 1,9 134 1,8 108 1,1 102 1,7 143 2
HC, SN, ĐĐT 793 8,8 854 11,8 662 6,6 717 12,1 551 7,5
Phường, xã 14 0,2 16 0,2 14 0,1 8 0,1 0.317 0,004
Khác 18 0,3 27 0.4
Tổng cộng 3.301 100 7.264 100 9.996 100 5.904 100 7.307 100
(Nguồn: BHXH thành phố Uông Bí)
Qua bảng 2.5 cho thấy: tình hình nợ đọng BHXH tại thành phố Uông Bí có
chiều hướng gia tăng. Năm 2018 có số nợ đọng là 7.307 triệu đồng tăng 123% so
với năm 2017, năm 2017 có số nợ đọng là 5.904 triệu đồng giảm 4.092 triệu đồng
(59%) so với năm 2016. Năm 2016 có số nợ đọng là 9.996 triệu đồng tăng 2.732 tr
đ tăng 137% so với năm 2015; năm 2015,2014 nợ đọng chủ yếu ở khối DNNQD
với số tiền phải thu là 6.230 triệu đồng đồng chiếm 85,7% và 2.402 triệu đồng
đồng chiếm 73% tổng số nợ.
Tình hình nợ tiền đóng BHXH ở từng khối có mức độ khác nhau. Số dư nợ
BHXH tập trung chủ yếu ở khối DNNQD, đây cũng là khối có số đơn vị và số lao
động tham gia BHXH nhiều nhất trong tổng số đơn vị và số lao động tham gia
BHXH các khối. Năm 2018 tỷ lệ nợ BHXH của khối DNNQD lên tới 53,4% số phải
thu. Nguyên nhân do một số DN làm ăn kém hiệu quả, một số doanh nghiệp cố
tình chây ỳ, chậm nộp để chiếm dụng quỹ BHXH. Khối HCSN và khối xã, phường
có tỷ lệ nợ khá thấp, thường dưới 1%. Trên thực tế 2 khối này không thuộc khối sản
54
xuất kinh doanh tiền lương hàng tháng đều do NSNN chi trả. Nguyên nhân để nợ
BHXH do cán bộ thu chưa sâu sát cơ sở để đôn đốc thu hoặc do một số đơn vị chưa
thực sự quan tâm đến việc thực hiện Luật BHXH.
b. Các biện pháp xử lý nợ đọng BHXH
Xác định nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và giảm nợ tới mức thấp
nhất là mục tiêu hàng đầu trong công tác thu của ngành BHXH nói chung và BHXH
thành phố Uông Bí nói riêng, thời gian qua BHXH thành phố đã tích cực đưa ra các
biện pháp nhằm xử lý nợ đọng, cụ thể là:
- Phân công cán bộ chuyên quản từng đơn vị, có trách nhiệm hướng dẫn
và đôn đốc thu các đơn vị được giao. Sử dụng phần mềm quản lý thu SMS hỗ trợ
xác nhận các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN nợ đến 03 tháng tiền đóng
đối với đơn vị đóng hàng tháng, 6 tháng đối với đơn vị đóng hàng quý, 9 tháng đối
với đơn vị đóng 6 tháng một lần thì cán bộ chuyên quản thu liên hệ và trực tiếp
đến đơn vị để đôn đốc đối chiếu thu nộp và lập biên bản đối chiếu thu nộp. Sau đó
tiếp tục gửi văn bản đôn đốc đơn vị, 15 ngày gửi văn bản đôn đốc một lần.
- Đối với đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan BHXH đã thực hiện
đối chiếu, lập biên bản đối chiếu thu nộp theo quy định, gửi văn bản đôn đốc thu
nộp đến 03 lần những đơn vị vẫn không đóng thì cơ quan BHXH thực hiện như
sau:
+ Tiếp tục đối chiếu thu nợ và lập biên bản đối chiếu thu nộp (mẫu C05-TS).
+ Gửi văn bản thông báo tình hình đóng BHXH, BHYT của đơn vị cho đơn
vị cấp trên hoặc cơ quan quản lý đơn vị để có biện pháp đôn đốc đơn vị trả nợ đóng
BHXH. Sau đó, nếu đơn vị vẫn không đóng thì gửi văn bản báo cáo UBND cùng
cấp và cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra lao động trên địa bàn kiểm tra, xử lý
vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đã quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BHXH theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (một năm kể từ
ngày đơn vị nợ tiền BHXH) mà các cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý thì cơ quan
BHXH lập hồ sơ khởi kiện đơn vị ra Tòa án.
55
2.2.1.6. Tình hình thu BHXH trên địa bàn thành phố Uông Bí
Tình hình thu BHXH được thể hiện thông qua tổng mức đóng góp của tất cả
đối tượng tham gia BHXH. Nhìn chung tình hình thu BHXH trong những năm qua
ở BHXH thành phố Uông Bí đều tăng.
Bảng 2.6. Tình hình thu BHXH trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Số BHXH phải thu theo
kế hoạch
Số BHXH thực tế đã
thu
Tỷ lệ hoàn thành(%)
2014 148.100 152.647 103,1
2015 163.640 167.192 102,1
2016 205.629 207.307 101
2017 217.600 218.872 101
2018 221.954 224.174 101
(Nguồn: BHXH thành phố Uông Bí)
Trong những năm gần đây, tổng quỹ lương của NLĐ trên địa bàn thành phố
không ngừng tăng dẫn đến số thu BHXH bắt buộc tại thành phố cũng tăng lên.
Quan sát bảng số liệu ta có thể thấy rằng, qua các năm từ năm 2014 đến năm 2018,
BHXH thành phố Uông Bí đã hoàn thành tốt công tác thu BHXH theo kế hoạch của
BHXH tỉnh giao cho. Cụ thể: Năm 2014, kết quả thu BHXH bắt buộc đạt 152.647
triệu đồng vượt 3.1% so với kế hoạch tỉnh giao. Năm 2015 vượt 2.1% , năm 2016
vượt 1% kế hoạch, năm 2017 vượt 1% kế hoạch và năm 2018 vượt 1% kế hoạch.
Có thể thấy rằng BHXH thành phố Uông Bí đã thực hiện rất tốt công tác
quản lý thu BHXH bắt buộc luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức kế
hoạch BHXH tỉnh giao, góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trên địa bàn thành
phố. Việc đạt số thu BHXH bắt buộc tăng dần hằng năm do các nguyên nhân chủ
yếu sau:
56
Nhận xét:
Giai đoạn 2014 – 2018, BHXH thành phố Uông Bí luôn hoàn thành vượt kế
hoạch thu BHXH bắt buộc mà BHXH tỉnh giao cho, lần lượt qua các năm là
103,1%; 102,1%; 101%; 101%; 101%. Năm 2014 kết quả thu BHXH bắt buộc là
152.647 triệu đồng, trong khi kế hoạch tỉnh giao phải thu 148.100 triệu đồng. Với
kết quả thu được, trong năm BHXH thành phố Uông Bí đã hoàn thành vượt 3,1%
kế hoạch được giao. Năm 2015, kết quả thu BHXH bắt buộc là 167.192 triệu đồng,
trong khi kế hoạch tỉnh giao phải thu trong năm là 163.640 triệu đồng. Với kết quả
thu được, trong năm BHXH thành phố Uông Bí đã hoàn thành vượt 2,1% kế hoạch
giao. Năm 2016, kết 207.307 triệu đồng, vượt 101% kế hoạch. Năm 2017, kết quả
thu BHXH bắt buộc là 218.872 triệu đồng, trong khi kế hoạch tỉnh giao phải thu
trong năm là 217.600 triệu đồng, vượt 1% kế hoạch. Năm 2018, kết quả thu BHXH
bắt buộc là
224.174 triệu đồng, trong khi kế hoạch tỉnh giao phải thu trong năm là
221.954 triệu đồng, vượt 1% kế hoạch.
Đạt được kết quả trên là nhờ cán bộ thu luôn tận tuỵ cho công việc, theo dõi,
nắm bắt kịp thời tình hình thu BHXH hàng tháng của đơn vị sử dụng lao động để
thông báo, nhắc nhở các đơn vị đóng đúng thời gian và đủ số tiền quy định. Tình
hình kinh tế của thành phố có sự phát triển, bên cạnh đó cũng thu hút được nhiều
đơn vị mới tham gia sản xuất, kinh doanh. Từ đó làm tăng số đơn vị và số người lao
động tham gia BHXH dẫn đến số thu tăng không ngừng qua các năm.
2.2.1.7. Tình hình kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu, nộp BHXH
Nhận thức được vai trò của công tác kiểm tra là công cụ giúp cho người lãnh
đạo phát hiện những nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý những vi phạm nhằm
điều chỉnh trong quản lý và hoàn hiện cơ chế quản lý của mình để đạt hiệu quả
cao. Vìvậy, BHXH thành phố đã quan tâm, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm
công tác kiểm tra. Những năm qua, công tác kiểm tra của BHXH thành phố Uông
Bí là công cụ đắc lực trong việc quản lý BHXH nói chung, quản lý thu BHXH nói
riêng. Hàng năm, căn cứ vào chương trình kiểm tra của BHXH tỉnh Quảng Ninh,
57
BHXH thành phố Uông Bí đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và phối hợp với
phòng lao động TB&XH, Liên đoàn lao động thành phố kiểm tra các đơn vị sử
dụng lao động, trọng tâm kiểm tra tập trung vào công tác thu nộp BHXH, BHYT,
công tác cấp sổ BHXH và công tác chi trả các chế độ ngắn hạn, từ đó đề nghị các
đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng các chế độ BHXH theo quy đinh. Thông
qua công tác kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm BHXH, chủ
yếu là việc kê khai không đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, kê
khai mức lương thấp hơn so với mức lương thực tếchỉ tính năm 2015 từ thực tế
kiểm tra 30 đơn vị, BHXH thành phố đã kiến nghị ĐSSDLĐ đăng ký lao động
tham gia BHXH là 75 người, kiến nghị 5 ĐVSDLĐ nộp số tiền BHXH còn thiếu
tính đến thời điểm kiểm tra là 1.242 triệu đồng.
Ngoài công tác kiểm tra và phối hợp kiểm tra, công tác tiếp công dân và trả
lời đơn thư cũng được BHXH thành phố chú trọng. BHXH thành phố đã bố trí
phòng và cán bộ thường trực tiếp công dân. Các nội dung kiến nghị của công dân
và trả lời đơn thư đều được BHXH thành phố thụ lý giải quyết dứt điểm, góp phần
tạo niềm tin cho đối tượng tham gia BHXH.
Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công tác kiểm tra còn
hạn chế, mới chỉ dừng lại ở công tác kiểm tra, kiểm soát và kiến nghị với các cơ
quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Các kiến nghị xử lý sau
khi kiểm tra của BHXH thành phố chưa được các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Việc
theo dõi đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị được kiểm tra chưa chặt
chẽ. Do đó, hiệu quả của công tác kiểm tra còn chưa cao.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi các chế độ BHXH trên địa bàn thành phố Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh
Tại thành phố Uông Bí, công tác chi trả BHXH theo nguyên tắc đúng kỳ, đầy
đủ, kịp thời và an toàn được BHXH thành phố Uông Bí luôn xác định là nhiệm vụ
hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn
đối tượng thụ hưởng. Do đó, BHXH thành phố đã tập chung tổ chức thực hiện tốt
công tác chi trả, góp phần đảm bảo ASXH và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội tại địa phương.
58
2.2.2.1. Lập kế hoạch chi các chế độ BHXH
Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý chi
BHXH, quản lý quỹ BHXH được chặt chẽ, đối tượng được nhận tiền BHXH thuận
tiện, đầy đủ,kịp thời, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng và thực hiện quy
trình sau cho từng loại chế độ. Theo điều 2 điều lệ BHXH Việt Nam hiện nay,
BHXH thành phố Uông Bí đang thực hiện các loại chế độ sau đây:
+ Chế độ trợ cấp ốm đau
+ Chế độ trợ cấp thai sản
+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
+ Chế độ hưu trí
+ Chế độ tử tuất
Việc xây dựng kế hoạc chi được căn cứ vào các nội dung sau:
- Căn cứ vào số người đang hưởng chế độ BHXH và kinh phí chi cho các
chế độ BHXH trên địa bàn, theo nguồn cho Ngân sách Nhà nước cấp và nguồn quỹ
BHXH đảm bảo.
- Căn cứ vào dự toán đơn vị cấp 3 (BHXH huyện, thành phố) lập gửi lên,
Bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra và giao chỉ tiêu kế hoạch cho đơn vị dự toán cấp dưới
để làm căn cứ tổ chức thực hiện chi BHXH và đánh giá kết quả hoàn thành công
tác của đơn vị.
- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao và các quy định về quản lý chi,
các đơn vị tổ chức thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tổ chức hạch
toán, kế toán, thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời, đầy đủ vào trong hệ
thống chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định. Cuối quý và cuối năm, BHXH các
huyện, thành phố đều phải lập báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị và gửi lên
BHXH tỉnh. BHXH tỉnh kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán của BHXH các
huyện trước khi ra thông báo chuẩn y quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới.
59
2.2.1.2. Kết quả chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn thành phố Uông
Bí giai đoạn 2014 – 2018
a. Kết quả chi trả chế độ hưu trí
Trong tổng số chi trả các chế độ BHXH thì chi trả cho chế độ hưu trí chiếm
tỷ trọng lớn nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thu_chi_bao_h.pdf