LỜI CAM ĐOAN . i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ.v
TÓM TẮT LUẬN VĂN . vi
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐÔNG CHO VAY TIÊU
DÙNG VÀ MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN.7
1.1 Khái quát chung về cho vay tiêu dung cá nhân tại các Ngân hàng thương mại .7
1.1.1. Đặc điểm cho vay tiêu dùng cá nhân .7
1.1.2. Mục đích cho vay tiêu dùng cá nhân.9
1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng .9
1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng .15
1.1.5. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng.16
1.2 Khái quát chung về mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô đối với Khách hàng cá
nhân của Ngân hàng thương mại.17
1.2.1. Khái niệm và các phương thức cho vay mua ô tô.17
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá
nhân của NHTM:.26
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách
hàng cá nhân của NHTM .30
1.3 Kinh nghiệm về mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô đối với Khách hàng cá
nhân tại một số NHTM tại Việt Nam.34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM.37
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV .37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.38
2.1.3. Kết quả các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam .41
91 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng sản phẩm tín dụng vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến việc mở rộng hoạt động cho vay mua ôtô
▪ Mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Nếu ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn thì việc mở rộng cho vay
mua ôtô sẽ thuận lợi hơn do dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
▪ Lãi suất cho vay mua ôtô tại ngân hàng
Nếu lãi suất cho vay mua ôtô mà ngân hàng áp dụng mang tính cạnh tranh
hơn so với các ngân hàng khác thì sẽ thu hút nhiều ngân hàng đến với khách hàng
hơn. Đây cũng là cách giữ chân khách hàng cũ không chuyển sang ngân hàng khác.
Tuy vậy, đây cũng không phải là biện pháp hữu hiệu, vì thông thường lãi suất cho
vay tại các ngân hàng là tương đối giống nhau và chịu sự ràng buộc của ngân hàng
nhà nước. Nếu các ngân hàng cạnh tranh lãi suất sẽ dẫn đến tình trạng chạy đua lãi
suất trong hệ thống liên ngân hàng và gây hại cho nền kinh tế. Hơn nữa, lãi suất cho
vay chỉ có thể giảm đến một mức nhất định so với lãi suất huy động
❖ Nhân tố từ các đối thủ cạnh tranh
34
Đối thủ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Thương mại không chỉ là những
Ngân hàng cùng ngành mà còn có những tổ chức kinh tế- tài chính khác đang cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của ngành ngân hàng
hoặc những sản phẩm hay dịch vụ đó thu hút khách hàng mà Ngân hàng thương mại
đang nhắm tới thì những tổ chức trên là đối thủ cạnh tranh của của ngành Ngân
hàng thương mại. Hay nói cách khác đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
là những đối thủ cung cấp được những sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế hoặc
bổ sung được cho sản phẩm của Ngân hàng thương mại.
Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động Kinh doanh của
NHTM trong tương lai. Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy các
Ngân hàng thương mại phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao
chất lượng các DV cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơ chế mở, ngày càng có nhiều ngân hàng
nước ngoài cũng tham gia vào thị trường và cạnh tranh lẫn nhau. Sự cạnh tranh này
ảnh hưởng đến thị phần cho vay của các ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động cho vay nói chung và hoạt động cho vay mua ôtô nói riêng.
Tuy vậy, cũng nhờ có sự cạnh tranh này chất lượng tín dụng cũng như sản
phẩm dịch vụ tại mỗi ngân hàng ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phong phú,
khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn nữa.
1.3 Kinh nghiệm về mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô đối với Khách hàng
cá nhân tại một số NHTM tại Việt Nam
Hoạt động tín dụng cá nhân nói chung và cho vay mua ô tô nói riêng của các
ngân hàng song hành với cuộc sống của người dân từ lâu, đáp ứng những nhu cầu
thiết yếu về nhà ở, xe cộ, học tập. Việt Nam có thuận lợi là dân số đông và mức
thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao thì đây là thị trường rất tiềm tăng cho
các ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân.
Nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế phát triển, đời sống
nhân dân được nâng cao, nhiều ngân hàng xác định phát triển tín dụng cá nhân là
một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
35
Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều đã triển khai
và đẩy mạnh hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân. Đặc biệt là
các NH TMCP như ACB, Sacombank, Dong A Bank đã triển khai sản phẩm này
từ khá sớm tại thị trường Việt Nam. Thủ tục cũng như quá trình giải quyết xử lý hồ
sơ tại các Ngân hàng này khá nhanh và chuyên nghiệp . BIDV cũng như một số
Ngân hàng quốc doanh cũ như Vietcombank, VietinBank trong những năm gần đấy
đã bước đầu chú trọng đến hoạt động bán lẻ trong đó có sản phẩm cho vay mua ô tô
đối với khách hàng cá nhân thông qua việc thành lập một số chi nhánh mới hoạt
động chuyên sâu về bán lẻ cũng như phát triển mô hình bán lẻ tại các Chi nhánh cũ.
Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng đã thực hiện trong lĩnh
vực ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho các NHTM Việt Nam để phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và mở
rộng cho vay mua ô tô nói riêng như sau:
(1) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và
nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng phải song hành cùng
nhau và đặc biệt phải gắn liền với hoàn cảnh thực tế, nhu cầu của khách hàng, đây
là một trong những biện pháp quan trọng giúp duy trì và mở rộng quy mô khách
hàng của ngân hàng. Nếu hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng
không phù hợp, được xây dựng trên những giả định và lý thuyết khác biệt với từng
vùng miền, từng nhu cầu khách hàng và nguồn lực của chính Ngân hàng sẽ dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng nhất là trong hoạch định chính sách phát triển sản
phẩm của Ngân hàng
(2) Các NHTM cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị
trường ô tô nhập khẩu, ô tô lắp ráp, ô tô cũ nhập nguyên chiếc từ nước ngoài..., các
cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để kịp thời điều chỉnh
phương hướng hoạt động.
Các chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi, các chính sách có thể tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra hiện
nay chính là việc các Bộ phận có liên quan phải thường xuyên thu thập các thông
36
tin mới nhất, chính thống và có liên quan chặt chẽ đến việc thiết kế và triển khai các
sản phẩm tài chính góp phần hỗ trợ Ban lãnh đạo trong việc hoạch định các chính
sách hoạt động.
(3) Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật,
chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để tư vấn hồ sơ khách hàng một
cách kỹ lưỡng và nhạy bén.
Con người là nguồn lực quý nhất của tất cả các đơn vị, Ngân hàng TMCP
cũng như vậy, việc tìm kiếm và đào tạo những cá nhân thực sự có tâm và có tầm là
một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong thời đại
công nghệ thường xuyên thay đổi liên tục, một nhân viên tốt luôn đem lại hiệu quả
công việc cao và luôn tạo cho khách hàng sự tin cậy cần thiết trong việc thiết lập
các giao dịch tài chính khi sử dụng các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng.
(4) Các NHTM tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn
đáp ứng cho hoạt động tín dụng cá nhân nói chung và cho vay mua ô tô nói riêng
đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí).
Trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế hiện nay, các Ngân hàng TMCP trong
nước và quốc tế đang cạnh tranh nhau trên tất cả các phương diện, tất cả các Ngân
hàng bắt buộc phải tự cân đối để đảm bảo các mục tiêu tài chính riêng đồng thời có
thể mở rộng được nguồn khách hàng để tạo động lực cho sự phát triển, NHTM
không thể thực hiện các chính sách tài chính dẫn đến sự mất cân bằng các nguồn lực
vì có thể tác động đến toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung.
(5) Các NHTM không nên vì mục tiêu lợi nhuận mà sử dụng nguồn vốn ngắn
hạn để cho vay trung – dài hạn trong lĩnh vực cho vay mua ô tô một cách bất hợp lý
nhằm tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản một khi thị trường tài chính hay thị
trường bất động sản bị biến động.
Việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn là vấn đề
đã được đặt ra nhiều nhất là trong những năm gần đây khi một số Chi nhánh các Ngân
hàng đã thực hiện các chính sách cho vay có nguy cơ dẫn đến các khoản cho vay mất khả
năng thanh toán. Tất cả các NHTM đã siết chặt vấn đề này ngay từ khâu thẩm duyệt hồ
sơ để đảm bảo khoản vay được thế chấp bằng các tài sản đủ khả năng chi trả.
37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là “BIDV”
hoặc”Ngân hàng”), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập
theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức
năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 654/QĐ-TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát
vốn ngân sách và tín dụng theo Kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục Đầu tư
(trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống
đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một Ngân
hàng Thương mại.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành
lập theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 84/GP-NHNN ngày 23 tháng 4 năm
2012 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp (đã được sửa đổi theo Quyết định số
2021/QĐ-NHNN) ngày 13/10/2015 và Quyết định số 163/QĐ-NHNN ngày 18
tháng 2 năm 2016) và Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0100150619,
đăng ký thay đổi lần thứ 23 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
24 tháng 10 năm 2016.
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động Ngân hàng theo Điều
4, Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 84/GP-NHNN (đã được sửa đổi theo
Quyết định số 2021/QĐ-NHNN) ngày 13/10/2015 và Quyết định số 163/QĐ-
NHNN ngày 18 tháng 2 năm 2016) và Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số
0100150619, đăng ký thay đổi lần thứ 23 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 24 tháng 10 năm 2016 bao gồm nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài; cấp tín
38
dụng; mở tài khoản thah toán cho khách hàng; cung cứng các phương tiện thanh
toán; cung ứng các dịch vụ thanh toán; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình
thức tái cấp vốn; vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước
ngoài; mở tài khoản; tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán; góp vốn, mua cổ
phần của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác; tham gia đấu thầu tín phiếu Kho
bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín
phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; kinh
doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại
hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác; ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên
quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản; hoạt động
mua nợ; các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Thương mại và hoạt động
kinh doanh khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là “NHNN”) chấp
thuận theo quy định của pháp luật
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 Cơ cấu Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam như sau:
(Nguồn dữ liệu: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam được công bố thông tin tại website: https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-nha-
dau-tu/quan-tri-doanh-nghiep/co-cau-to-chuc truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020)
39
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Khối ngân hàng Khối Công ty con
Khối Công ty liên
kết
Khối Công ty liên
doanh
Các Ban/Trung
tâm tại Hội sở
chính
Công ty TNHH Quản
lý nợ và Khai thác tài
sản BIDV
Công ty Cổ phần
Cho thuê máy bay
Việt Nam
Ngân hàng Liên
doanh Việt Nga
Các chi nhánh/Sở
giao dịch
Công ty Cổ phần
Chứng khoán BIDV
Công ty TNHH
Lương thực
Campuchia- Việt Nam
Công ty Liên doanh
Tháp BIDV
Các văn phòng đại
diện
Công ty Cổ phần
chứng khoán MHB
Công ty TNHH Bảo
hiểm Nhân thọ
BIDV Metlife
Trung tâm CNTT
Tổng Công ty Cổ
phần Bảo hiểm BIDV
Trường Đào tạo
cán bộ BIDV
Công ty TNHH Đầu
tư Phát triển Quốc tế
Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Campuchia
Công ty Liên doanh
Bảo hiểm Lào Việt
Ngân hàng Liên
doanh Lào Việt
40
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 Cơ cấu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam như sau:
Khối Ngân hàng bao gồm: Các Ban/Trung tâm tại Hội sở chính; Các chi nhánh/Sở giao
dịch; Các văn phòng đại diện; Trung tâm công nghệ thông tin; Trường đào tạo cán bộ
BIDV. Cụ thể
+ Các Ban/Trung tâm tại Hội sở chính: Đây là đầu não của Ngân hàng, đưa ra các quyết
định có liên quan đến chi nhánh hoặc trụ sở ngân hàng, là nơi tập trung tất cả những gì là
quan trọng nhất bao gồm các khối ngành, các sếp lớn, đưa ra các quyết định có liên quan
đến chi nhánh hoặc trụ sở ngân hàng.
+ Các chi nhánh/Sở giao dịch: Chi nhánh ngân hàng được phân quyền dưới hội sở ngân
hàng và cũng có thể thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng. Các chi nhánh của
BIDV được đặt tại tất cả các tỉnh thành phố lớn trên cả nước và các Chi nhánh Ngân
hàng BIDV tại nước ngoài. Sở giao dịch ngân hàng có chức năng và quyền hạn thấp hơn
Chi nhánh và trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch cũng nhỏ hơn và thường đặt
tại các địa phương như các quận huyện là chủ yếu.
+ Các văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện BIDV là đơn vị phụ thuộc Ngân hàng
BIDV, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng BIDV.
Văn phòng đại diện BIDV không được thực hiện hoạt động kinh doanh;
+ Trung tâm công nghệ thông tin: Là Trung tâm Công nghệ, mang lưới an ninh thông tin
của toàn bộ Hệ thống Ngân hàng BIDV đảm bảo tất cả các giao dịch thanh toán, chuyển
Công ty Cho thuê tài
chính TNHH BIDV
Sumi Trust
Công ty Chứng
khoán Campuchia-
Việt Nam
Công ty Bảo hiểm
Campuchia- Việt
Nam
41
tiền trong và ngoài hệ thống, được liền mạch, thông suốt và an toàn cho khách hàng.
Trung tâm Công nghệ thông tin cũng là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của khách hàng và
các giao dịch tại tất cả các thời điểm của Ngân hàng BIDV
+ Trường đào tạo cán bộ BIDV: Là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng BIDV. Ngân hàng BIDV đã xác định nguồn nhân
lực chất lượng cao là một trong những trọng tâm trong chính sách phát triển của Ngân
hàng và đề cao chất lượng giáo dục giảng dạy trong Trường đào tạo cán bộ BIDV.
Khối các Công ty con: Là các công ty nhận đầu tư vốn từ Ngân hàng TMCP Đầu tư
Phát triển Việt Nam với tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (Đối với công ty
TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (Đối với công ty Cổ
phần). Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 có 11 Công ty con (Chi tiết được trình bày
theo sơ đồ dưới đây)
Khối các Công ty liên kết: Là các công ty nhận đầu tư vốn từ Ngân hàng TMCP
Đầu tư Phát triển Việt Nam với tỷ lệ sở hữu từ 20% đến dưới 50% vốn điều lệ công
ty (Đối với công ty TNHH) hoặc sở hữu từ 20% đến dưới trên 50% tổng số cổ phần
phổ thông (Đối với công ty Cổ phần). Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 có 02 Công
ty liên kết. (Chi tiết được trình bày theo sơ đồ dưới đây)
Khối các Công ty liên doanh: Là các công ty nhận đầu tư vốn từ Ngân hàng TMCP
Đầu tư Phát triển Việt Nam với tỷ lệ sở hữu dưới 20% vốn điều lệ. Đến ngày 31
tháng 12 năm 2019 có 02 Công ty liên doanh.
2.1.3. Kết quả các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tiền gửi và vay các Tổ chức tín
dụng khác
91.978,86 79.198,15 76.683,18
Tiền gửi của khách hàng 859.985,17 989.671,15 1.114.162,62
42
(Nguồn dữ liệu: Thông tin tài chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam được công bố thông tin tại website: https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-
nha-dau-tu/thong-tin-tai-chinh/ truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020)
Hoạt động Huy động vốn của NHTM tập trung vào 2 hoạt động chính: “Huy
động Tiền gửi và vay các Tổ chức tín dụng khác và Tiền gửi của khách hàng”
Đối với Tiền gửi và vay các Tổ chức tín dụng khác năm 2019 giảm so với
cùng kỳ năm 2018 và 2017 với tỷ lệ giảm lần lượt là -3,18% và -16,63% (về giá trị
tuyệt đối lần lượt là -2.514,97 tỷ đồng và -15.295,68 tỷ đồng). Bên cạnh đó Tiền gửi
của khách hàng năm 2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 và 2017 với tỷ lệ
tăng lần lượt là 12,58% và 29,56% (về giá trị tuyệt đối lần lượt là 124.491,47 tỷ
đồng và 254.177,45 tỷ đồng). Điều này cho thấy Ngân hàng BIDV đang dần dần có
sự chuyển dịch về nguồn huy động, Khoản tiền gửi của Khác hàng ngày càng có xu
hướng được tăng cao trong khi tiền gửi và tiền vay của các Tổ chức Tín dụng khác
lại có xu hướng giảm đi. Để có được hiệu quả này BIDV đã phải triển khai rất nhiều
chương trình thu hút nguồn vốn gửi từ Khách hàng, đồng thời cũng chứng minh sự
tin tưởng đối với BIDV của các Khách hàng, việc giảm bớt nguồn huy động tiền gưi
và vay của các Tổ chức tín dụng khác cũng tạo sự linh hoạt về tài chính và các giải
pháp sử dụng nguồn vốn được tối ưu và hiệu quả hơn nhiều
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn dữ liệu: Thông tin tài chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam được công bố thông tin tại website: https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-
nha-dau-tu/thong-tin-tai-chinh/ truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020)
Hoạt động cho vay khách hàng năm 2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018
và 2017 với tỷ lệ tăng lần lượt là 12,91% và 28,85% (về giá trị tuyệt đối lần lượt là
126.031,96 tỷ đồng và 246.830,32 tỷ đồng). Quy mô hoạt động cho vay khách hàng
ngày càng tăng với giá trị tuyệt đối rất lớn cho thấy một sự tăng trưởng về quy mô
khách hàng, BIDV có hệ thống kiểm soát nội bộ duy trì rất hiệu quả và các khoản
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Cho vay khách hàng 855.535,53 976.333,89 1.102.365,85
43
cho vay để được phê duyệt phải trải quả rất nhiều bước kiểm soát. Các khoản vay
của BIDV có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp trong Hệ thống các NHTM Việt Nam. Với
một quy mô cho vay khách hàng lớn như hiện nay bên cạnh những rủi ro (đã được
kiểm soát) là một lợi thế về nguồn thu lãi cho vay, đây là một trong những động lực
lớn nhất cho sự phát triển của BIDV. Nguồn lợi nhuận đến từ hoạt động cho vay
vẫn là nguồn thu chính và lớn nhất đóng vai trò chủ đạo cho sự tồn tại và phát triển
của Ngân hàng
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 2.965,77 3.550,80 4.266,33
(Nguồn dữ liệu: Thông tin tài chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam được công bố thông tin tại website: https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-
nha-dau-tu/thong-tin-tai-chinh/ truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020)
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018
và 2017 với tỷ lệ tăng lần lượt là 20,15% và 43,85% (về giá trị tuyệt đối lần lượt là
715,53 tỷ đồng và 1.300,56 tỷ đồng). Đây là một số liệu tăng trưởng hết sức ấn
tượng cho thấy những cố gắng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam về việc tập trung phát triển hoạt động dịch vụ, việc đầu tư cho các hoạt dịch vụ
Ngân hàng không chỉ đem lại một số lượng lớn khách hàng đến với Ngân hàng mà
còn tạo ra nguồn lợi nhuận rất lớn và có tính ổn định bền vững tạo nền tảng vững
mạnh cho sự phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.1. Căn cứ pháp lý hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại
BIDV
Hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân của BIDV được triển
khai dựa trên các cơ sở pháp lý của các cơ quan lập pháp, NHNN, BIDV. Những cơ
sở pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua ô tô tại BIDV bao
gồm:
44
a) Văn bản luật
- Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010;
Luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật các tổ chức tín
dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010 là văn bản cao nhất bao trùm
nhất, tác động đến tất cả các NHTM nói chung, đây là một hệ thống các quy tắc
được tạo ra và thi hành chung nhất cho toàn bộ hệ thống các Ngân hàng, tất cả các
quy chuẩn, nguyên tắc, hành vi ứng xử trong hoạt động tài chính Ngân hàng nói
chung cũng như bất kỳ sản phẩm cho vay tài chính nào khác đều phải tuân thủ.
b) Văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nước
- Quy chế cho vay số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
NHNN v/v ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi,
bổ sung;
Đây là các Văn bản quy định về việc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.
Văn bản đưa ra các quy định cơ bản về Điều kiện vay vốn; Thể loại cho vay; Những
nhu cầu vốn không được cho vay; Thời hạn cho vay; Lãi suất cho vay; Trả nợ gốc
và lãi vốn vay; Hồ sơ vay vốn; Thẩm định và quyết định cho vay; Phương thức cho
vay; Quy định về Hợp đồng tín dụng; Giới hạn cho vay; Những trường hợp không
được cho vay; Hạn chế cho vay; Kiểm tra, giám sát vốn vay; Điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ gốc và lãi, gia hạn trả nợ gốc và lãi; Miễn giảm lãi; Quyền và nghĩa vụ của
Khách hàng; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng;
Đây là các quy định chung cho Hoạt động tín dụng cho vay và cũng là những
nguyên tắc cơ bản cho Hoạt động cho vay mua ô tô nói riêng, tất cả phải tuân thủ
đầy đủ các nguyên tắc trên
c) Văn bản, quyết định của NH BIDV
- Quyết định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay đối với
khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung;
45
- Quyết định số 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/07/2009 quy định về cấp tín
dụng bản lẻ của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
- Quyết định số 1066/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/03/2010 của Tổng giám đốc
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định về sản phẩm cho vay
mua ô tô đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình;
- Quyết định 8228/QĐ-NHBL ngày 27/12/2013 và Quyết định số 2494/QĐ-
NHBL ngày 14/5/2014 sửa đổi, bổ sung Quy định số 8228/QĐ-NHBL ngày
27/12/2013 về cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
- Quyết định số 7377/QĐ-NHBL ngày 17/11/2014 của Phó Tổng Giám đốc
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định về sản phẩm cho vay
mua ô tô đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình;
Từ các văn bản hướng dẫn chung, Ngân hàng BIDV đưa ra các quyết định
riêng của Ngân hàng nhằm phù hợp với hoạt động thực tế tại từng chi nhánh, từng
phân khúc khách hàng, từng sản phẩm tài chính trong đó có sản phẩm tín dụng vay
cmua Ô tô, đây là những hướng dẫn chi tiết nhất là căn cứ để thực hiện cũng như
kiểm soát thực hiện đối với các hoạt động triển khai Sản phẩm tài chính cho vay
mua ô tô
2.2.2. Quy trình cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại BIDV
Sản phẩm cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại các Chi nhánh
được triển khai theo hướng dẫn của Hội sở chính BIDV và có những đặc điểm sau:
a/ Đối tượng khách hàng:
- Cá nhân, hộ gia đình người VN; Cá nhân người nước ngoài
- Khách hàng là người đứng tên chủ sở hữu ô tô được BIDV cho vay
- Khách hàng thực hiện bảo đảm tiền vay, tham gia vốn tự có và mua bảo hiểm
theo Quy định này và các quy định liên quan của BIDV
b/ Mục đích vay:
- Mục đích tiêu dùng:
+ Ô tô mới hoặc ô tô đã qua sử dụng có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ
ràng và hợp pháp, đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của pháp luật
46
+ Đối với ô tô đã qua sử dụng: Thời gian tính từ năm sản xuất đến thời điểm đề
nghị vay vốn không quá 07 năm (riêng trường hợp khoản vay được đảm bảo 100%
bằng bất động sản/GTCG/TTK, thời gian tính từ năm sản xuất đến thời điểm đề
nghị vay vốn không quá 10 năm)
- Mục đích kinh doanh:
+ Ô tô mới hoặc ô tô đã qua sử dụng có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ
ràng, hợp pháp và đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của pháp luật
+ Đối với ô tô đã qua sử dụng: Ô tô đáp ứng các điều kiện về phương tiện kinh
doanh vận tải hàng hóa và hành khách theo quy định của pháp luật; Thời gian tính từ
năm sản xuất xe đến thời điểm đề nghị vay vốn không quá 5 năm (riêng trường hợp
khoản vay được đảm bảo 100% bằng bất động sản/GTCG/TTK, thời gian tính từ
năm sản xuất đến thời điểm đề nghị vay vốn không quá 7 năm); Xe ô tô có xuất xứ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Liên minh Châu Âu
c/ Mức cho vay:
Trường hợp thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn
vay và/hoặc thế chấp/cầm cố tài sản khác thuộc sở
hữu của khách hàng hoặc của bên thứ 3
Mức cho vay tối đa/tổng chi
phí xác định nhu cầu vay
Tiêu dùng Kinh doanh
Ô tô mới
Xe ô tô xuất xứ Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mỹ, Liên minh
Châu Âu
80% 70%
Xe ô tô khác 70% 60%
Ô tô đã qua sử dụng
Xe ô tô xuất xứ Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mỹ, Liên minh
Châu Âu
70% 60%
Xe ô tô khác 50% 0%
Trường hợp 100% dư nợ được bảo đảm bằng bất
động sản
100% 80%
Trường hợp 100% dư nợ được bảo đảm bằng
GTCG/TTK
100%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_mo_rong_san_pham_tin_dung_vay_mua_o_to_do.pdf