Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 6

MỞ ĐẦU. 7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .8

3. Phạm vi nghiên cứu .9

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .9

5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu .11

6. Những đóng góp chính của đề tài.14

7. Cấu trúc đề tài.14

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC

SỐNG DÂN CƯ . 15

1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống.15

1.1.1. Quan điểm triết học về chất lượng.15

1.1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống .15

1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư .18

1.2.1. HDI – một tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống .18

1.2.2. Chỉ số thu nhập bình quân đầu người (GDP) .22

1.2.3. Chỉ số về giáo dục.26

1.2.4. Chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe .27

1.2.5. Các tiêu chí khác.29

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư .32

1.3.1. Vị trí địa lý.32

1.3.2. Các nhân tố tự nhiên .32

1.3.3. Các nhân tố kinh tế xã hội .32

1.4. Thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam.33

1.4.1. GDP và GDP bình quân đầu người.33

1.4.2. Về chế độ dinh dưỡng.36

1.4.3. Về tuổi thọ bình quân và sức khỏe .36

1.4.4. Về chế độ giáo dục.38

1.4.5. Các điều kiện về sử dụng điện, nước sinh hoạt và nhà ở.394

1.4.6. Về HDI của Việt Nam .40

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH

PHỐ CẦN THƠ. 43

2.1. Khái quát về TP. Cần Thơ.43

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ .43

2.2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội .43

2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.55

2.3. Hiện trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ.61

2.3.1. Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập bình quân đầu người .62

2.3.2. Vấn đề lương thực, dinh dưỡng .66

2.3.3. Tiêu chí về giáo dục.69

2.3.4. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe .73

2.3.5. Điều kiện sống của các hộ gia đình .79

2.3.6. Mức hưởng thụ văn hóa tinh thần.83

2.3.7. Vấn đề môi trường sống .85

2.4. Đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ.89

2.5. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ .91

2.5.1. Nhận xét thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ.91

2.5.2. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ .91

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

DÂN CƯ TP. CẦN THƠ. 95

3.1. Căn cứ xây dựng và định hướng các mục tiêu phát triển.95

3.1.1. Bối cảnh khu vực và trong nước ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư TP.Cần Thơ.95

3.1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng CLCS dân cư TP. Cần Thơ giai đoạn 2005 – 201296

3.2. Định hướng phát triển Kinh tế xã hội của TP. Cần Thơ .97

3.2.1. Các ngành, lĩnh vực kinh tế .97

3.2.2. Phát triển kết cấu hạ tầng.98

3.2.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội với vấn đề nâng cao chất lượng cuộc

sống dân cư TP. Cần Thơ. .100

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ .103

3.3.1. Nhóm giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động .107

3.3.2. Nhóm giải pháp xóa đói giảm nghèo.112

3.3.3. Nhóm giải pháp đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng.113

3.3.4. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.1155

3.3.5. Nhóm giải pháp về phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe.116

3.3.6. Nhóm giải pháp nâng cao điều kiện và môi trường sống .117

3.3.7. Nhóm giải pháp nâng cao đời sống tinh thần và an ninh xã hội.118

KẾT LUẬN . 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 122

pdf126 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung bình từ 1.548 - 1.840mm/năm (xấp xỉ ở mức trung bình của vùng ĐBSCL). Lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 9 và tháng 10, kết hợp với ảnh hưởng lũ của sông Mêkông đã gây ngập úng ruộng đồng, đường giao thông, khu dân cư... đặc biệt ở huyện Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của cư dân. Nhìn chung, khí hậu Cần Thơ khá ổn định, ít có thiên tai. 2.2.2.3. Nguồn nước Nguồn nước là nước ngầm, nước mưa và nước từ sông Hậu. So với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, Cần Thơ là một trong những địa phương có điều kiện cung cấp nước 57 ngọt thuận lợi nhất với nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt, nhiều khu vực có thể lợi dụng thủy triều tưới tiêu tự chảy. Nước ngầm chủ yếu được khai thác phục vụ mục đích sinh hoạt. Cần Thơ có hệ thống sông rạch dày đặc, ngoài các sông trong hệ thống sông Hậu còn có các sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan. Các con sông này đều nối với nhau thành một hệ thống bao trùm toàn bộ lãnh thổ thành phố. - Sông Cần Thơ chảy theo một vòng cung bao quanh các quận Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều rồi đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Ở nơi giao nhau với sông Hậu, chiều rộng mặt sông lên đến 200 m. Sông có nguồn nước ngọt quanh năm nên có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt đối với thành phố như: cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; giao thông; du lịch....Sông Cần Thơ nếu được khai thác và bảo vệ tốt sẽ góp phần làm tăng vẻ mỹ quan cho thành phố Cần Thơ, trở thành con sông biểu tượng của thành phố, không kém gì sông Hàn của Đà Nẵng. 2.2.2.4. Thổ nhưỡng Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, thường xuyên được bồi đắp phù sa và có nguồn nước ngọt quanh năm. Đất đai chủ yếu là đất phù sa, về đặc điểm có thể chia thành mấy loại: Đất phù sa chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Hậu, cách sông từ 8-12 km. Đất phù sa bao gồm 5 loại: đất phù sa bồi ven sông chiếm khoảng 1,9%, đất phù sa đốm gỉ có gley chiếm khoảng 58%, đất phù sa đốm gỉ chiếm khoảng 15,3%, đất phù sa loang lổ chiếm khoảng 4,9%, đất phù sa gley chiếm khoảng 4,1%. Đất phèn chiếm 16% diện tích tự nhiên. Toàn bộ đất phèn hoạt động, bao gồm đất phèn hoạt động nông chiếm khoảng 2,5%, đất phèn hoạt động sâu chiếm khoảng 7,0%, đất phèn hoạt động rất sâu chiếm khoảng 6,4% - Đất phù sa ven sông: hình thành do sự bồi đắp phù sa hằng năm của sông Hậu. Loại đất này phân bố dọc theo sông Hậu, từ Thốt Nốt đến Cái Răng và trên các cù lao giữa sông. Đất rất phì nhiêu, nhiều chất hữu cơ, thành phần cơ giới tốt. Đất có thể canh tác 2 - 3 vụ lúa/năm và các cây trồng hằng năm khác. - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: phân bố thành một dải tiếp giáp với giải đất phù sa ven sông. Dải đất này có chiều rộng không đồng nhất, phía đầu nguồn thuộc huyện Thốt Nốt có diện tích khá hẹp, diện tích tăng dần về phía hạ lưu. - Đất phù sa glây: hình thành trên những vùng trũng thường xuyên bị ngập nước, phân bố trên địa bàn các huyện: Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và một phần huyện Phong Điền. Do bị ngập nước nhiều tháng trong năm, đất bị yếm khí tạo thành tầng tích tụ glây màu xám xanh. Loại đất thường ngập úng vào mùa mưa, nhưng lại thiếu nước vào mùa khô. 58 Đất phù sa nhiễm phèn: chủ yếu phân bố ở hai huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, phần lớn là đất nhiễm phèn ít hoặc trung bình. Năm 2009, Cần Thơ có tổng diện tích đất gần 141.000 ha, chiếm 3.5% diện tích khu vực đồng bằng sông Cửu Long và 0.43% diện tích đất tự nhiên quốc gia. Cơ cấu đất ở Cần Thơ bao gồm đất nông nghiệp (chiếm gần 82% tổng diện tích) đất phi nông nghiệp (18%) và một phần nhỏ của đất chưa sử dụng. Bảng 2.6. Sử dụng quỹ đất thành phố Cần Thơ năm 2009 Thứ tự Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 140.894,92 100,00 1 Đất nông nghiệp 115.432,10 81,93 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 113.869,72 80,82 1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 227,14 0,16 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.332,42 0,95 1.4 Đất nông nghiệp khác 2,82 0,00 2 Đất phi nông nghiệp 25.265,41 17,93 2.1 Đất ở 6.318,41 4,48 2.2 Đất chuyên dùng 10.808,64 7,67 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 148,83 0,11 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 313,43 0,22 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 7.516,84 5,34 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 159,26 0,11 3 Đất chưa sử dụng 197,41 0,14 Nguồn: [13] Số liệu này cho thấy, đất nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn ở thành phố Cần Thơ và xuất hiện hầu hết ở các khu vực đô thị hành chính cấp quận (trừ quận Ninh Kiều). Do vậy tuy được công nhận là thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương, cộng với tốc độ đô thị hóa khá nhanh trong thời gian vừa qua; đồng thời với việc thực thi chiến lược công nghiệp hóa, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng phần lớn dân cư đô thị của thành phố vẫn sống lệ thuộc vào nông nghiệp (các quận Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt). Đây là đặc điểm khá đặc thù đối với đô thị Cần Thơ và yếu tố này cũng tác động mạnh mẽ đến sinh kế của người nghèo khu vực đô thị. Chỉ một bộ phận nhỏ dân cư đô thị tiếp cận được với các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ là các ngành nghề mang lại việc làm có thu nhập tương đối cao và ổn định. Hầu hết 59 người dân vẫn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là người nghèo. Trong điều kiện thiếu thốn các tài sản sinh kế về đất sản xuất, vốn, lao động và trình độ học vấn, trình độ sản xuất người nghèo buộc phải di cư về các đô thị trung tâm như Ninh Kiều, hoặc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp tại các trung tâm quận đối với các quận chậm chuyển dịch cơ cấu lao động trong khi người lao động chưa được trang bị các điều kiện cần thiết như: nghề nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng việc làm,.. khiến cho đời sống của họ đã khó khăn càng khó khăn hơn. Diện tích đất bình quân theo đầu người của người dân thành phố năm 2010 gồm đất sản xuất 1.847 m2/người, đất ở 147 m2/người, ao hồ, mặt nước là 169 m2/người. 2.2.2.5 Sinh Vật * Thực vật Tài nguyên thực vật của Cần Thơ không nhiều. Thành phố không có rừng, ngoại trừ một số vườn sinh thái. Thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát,... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng.... * Động vật Động vật của Cần Thơ chủ yếu là thủy sản nước ngọt. Cá, tôm và một số loài nhuyễn thể sống chủ yếu trên các sông rạch. Các loại cá đen như: lóc, rô, trê, bống có số lượng nhiều, sinh trưởng nhanh, sống chủ yếu ở hồ ao, mương đìa. Các loại cá trắng như: chày, mè, năng....thường sống ở các sông lớn như: sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn. Các loài tôm tép như: tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất....sống trên sông sạch và đồng ruộng. Thành phố có vườn cò Bằng Lăng là nơi sinh sống của một số loài thực vật tự nhiên và các loài chim, cò. Ngoài ra, thành phố cũng có các điểm du lịch sinh thái như: Ngọc Sinh, Tân Long, Mỹ Khánh....là nơi cư ngụ của một số loài động thực vật. 2.2.2.6. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn Cần Thơ bước đầu cũng đã tìm thấy một số loại khoáng sản cho phép khai thác quy mô công nghiệp. Than bùn có ở các quận, huyện Ô Môn và Thốt Nốt. Riêng than bùn ở Ô Môn đã có trữ lượng 150 nghìn tấn. Sét gạch ngói đã phát hiện được 3 điểm lớn, chất lượng tốt với tầng đất dày 1 – 2 m và tổng trữ lượng khoảng 16,8 triệu m3. Cát xây 60 dựng có ở nhiều nơi, tập trung nhất ở cù lao Linh, cù lao Khế. Nước khoáng cũng đã tìm thấy ở một số điểm có độ nóng 420C với lưu áp 16 lít/s. * Tài nguyên du lịch Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thương nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh và sang Campuchia. Về phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng như: - Tượng đài Bác Hồ, nhà Bảo tàng thành phố, nhà Bảo tàng Quân khu 9, đình Bình Thủy, chùa Khánh Quang, chùa Ông, chùa Nam Nhã Đường, Hội Linh Cổ Tự, chùa Munir Ansây, Long Quang Cổ Tự, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, mộ nhà thơ Phan Văn Trị, Trường Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, nông trường Sông Hậu có khả năng phát triển du lịch văn hóa. - Hệ thống sông rạch chằng chịt và một số làng nghề truyền thống; các tiềm năng cảnh quan sinh thái như cồn Cái Khế, Cồn Khương, Cồn Ấu, cù lao Tân Lộc, làng hoa Thới Nhật, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ dọc bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, du thuyền trên sông..., được kết nối với trung tâm thành phố bằng hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy rất thuận tiện, có khả năng phát triển du lịch sinh thái; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt, đáng chú ý là dự án Trung tâm văn hóa Tây Đô, Trung tâm văn hóa Khmer Nam bộ, dự án khôi phục lộ Vòng Cung - làng cổ Bình Thủy Ngoài ra, Cần Thơ còn đầu tư một số loại hình dịch vụ du lịch khác như khu vui chơi giải trí, du lịch hội thảo, thành phố có khả năng đón tiếp và phục vụ ăn nghỉ cho du khách với hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, đa phần đã được xếp hạng từ tiêu chuẩn đến 4 sao và một số nhà nghỉ dạng resort, đáp ứng được nhu cầu ăn ở của du khách trong nước và quốc tế. Từ thế mạnh tự nhiên, thành phố đang tập trung vào bốn loại hình du lịch chính gồm du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch sông nước; du lịch văn hoá truyền thống gắn với các di tích lịch sử, danh nhân, đình chùa, làng nghề; du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, triển lãm. Đánh giá chung Thuận lợi Thành phố Cần Thơ là thành phố có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, là một trong 4 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm, có điều 61 kiện quan trọng để phát huy tốt những nguông lực sẵn có của mình trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, có quỹ đất thuận lợi cho việc hình thành địa phương chuyên canh về nông nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi có giá trị kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của thị trường. Nguồn nước phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế trong sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Thành phố Cần Thơ là thành phố có điều kiện về cơ sở hạ tầng nhằm phát triển trình độ tri thức tạo điều kiện thuận lợi cho lao động dồi dào, có trình độ cao, thu hút lao động đến, với sự đa dạng hóa các phương thức sản xuất, đã và đang góp phần tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố. Mặt khác, nơi đây cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn, tiêu thụ ngay chính sản phẩm làm ra góp phần tiêu thụ ngay chính sản phẩm làm ra góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất trong thành phố. Khó khăn Diện tích đất chưa sử dụng không nhiều, khả năng mở rộng diện tích canh tác hạn chế. Bên cạnh đó, do sự phân hóa sâu sắc khí hậu có 2 mùa mùa mưa cad mùa khô rõ rệt, dẫn đến tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở một số địa phương gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Dân số đông gây ra sức ép ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nhất là vấn đề về việc làm và môi trường sống làm chậm quá trình nâng cao CLCS của người dân. Tại mốt số xã vùng sâu vùng xa của thành phố còn nhiều dồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu là yếu tố cản trở cho việc cải thiện CLCS của dân cư. Nền kinh tế của thành phố có nhiều khởi sắc trong thời gian qua, nhưng không đồng đều giữa các địa phương trong thành phố, một số huyện mức sống thấp, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, chưa tạo được động lực để có bước đột phá đi lên. Tất cả những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố đều ảnh hưởng đến việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Do đó, để nâng cao CLCS cho người dân, Cần Thơ cần có các biện pháp phát huy, khai thác triệ để những thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội, đồng thời khắc phục những khó khăn đang còn tồn tại trong địa bàn. 2.3. Hiện trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ 62 2.3.1. Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập bình quân đầu người 2.3.1.1. Lao động và việc làm Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định mức thu nhập và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Theo thống kê của Sở Lao động và Thương binh xã hội năm 2010, số người từ 15 tuổi trở lên làm việc tại khu vực thành thị là 62,9%, tại khu vực nông thôn là 37,1%. Qua kết quả trên cho thấy hầu hết dân số nằm trong độ tuổi lao động tập trung ở các khu vực thành thị, khu vực có các xí nghiệp, các khu khu công nghiệp hơn ở khu vực nông thôn. Thực tế cho thấy, khu vực thành thị số lượng và nhu cầu làm việc đa dạng hơn so với nông thôn, điều đó dẫn tới thu nhập của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Vì ở nông thôn chủ yếu là lao động giản đơn, thủ công, theo thời vụ trong ngành nông nghiệp, không đủ thời gian làm việc còn nhiều thời gian rỗi. Ở khu vực nông thôn bao gồm các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai do những nguyên nhân huyện mới chia tách, trình độ học vấn thấp, lao động mang tính chất thủ công, thuần nôngChính điều này đa dẫn đến việc chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn. Trong giai đoạn 2005 – 2009, lao động phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến, theo thành phần kinh tế thì thành phần Nhà nước có xu hướng giảm giảm dần, tăng nhanh nhất của thành phố Cần Thơ là theo khu vực ngoài Nhà nước, có sự chuyển biến nhưng còn chậm là khu vực có vôn đầu tư nước ngoài. Năm 2010, tổng lao động xã hội của thành phố chiếm 67,4% so với dân số, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 72,8% trong tổng lao động xã hội, lao động dự trữ chiếm 27,2%. Như vậy, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng chậm hơn so với nguồn lao động xã hội tăng thêm, tạo áp lực việc làm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp của thành phố có xu hướng giảm liên tục và năm 2010 là 42,1% thấp hơn so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, thấp hơn so với mức bình quân cả nước 48,7% và so với ĐBSCL 59,7%. Trong tổng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản, lao động thủy sản có xu hướng tăng khá nhanh từ 2.100 người (năm 2000) lên 9.100 (năm 2010). Bảng 2.7. Lao động phân theo các thành phần kinh tế 2005 – 2009 Năm Phân theo thành phần kinh tế Nhà nước % Ngoài Nhà nước % Khu vực đầu tư nước ngoài % 2005 20.582 37,03 32.079 57,72 2.919 5,25 63 2006 16.517 24,21 47.981 70,34 3.715 5,45 2007 16.439 21,28 57.732 74,47 3.294 4,25 2008 10.215 10,22 86.214 86,24 3.540 3,54 2009 9.674 9,92 84.706 86,87 3.120 3,21 Nguồn: [13] Năng suất bình quân của lao động năm 2010 đạt 75,1 triệu đồng/người, cao hơn so với mức bình quân cả nước (40,4 triệu đồng/người) và cao nhất so với các tỉnh ở vùng ĐBSCL, gấp 1,6 lần năng suất lao động của tỉnh cao kế cận là Kiên Giang (46,7 triệu đồng/người) và gấp 3,2 lần của tỉnh thấp nhất là Trà Vinh (28 triệu đồng/người). Năm 2011, lao động có việc làm thuộc khu vực nông nghiệp của thành phố vẫn còn khoảng 40% trong cơ cấu, khu vực công nghiệp – xây dựng sử dụng trên 21% và số còn lại là lao động thuộc khu vực dịch vụ. Thực tế cho thấy trừ quận Ninh Kiều hoạt động sản xuất nông nghiệp không đáng kể, các quận còn lại như Binh Thủy, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt mặc dù đã chuyển thành quận nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng. Bảng 2.8. Quy mô và cơ cấu lao động ở TP. Cần Thơ theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2011 Khu vực Năm 2005 Năm 2011 Số lượng % Số lượng % Nông nghiệp 247.221 47,05 246.821 41,49 Công nghiệp 97.266 18,51 127.008 21,35 Thương mại – dịch vụ 180.948 34,44 221.177 31,16 Nguồn: [13] Đã có sự sụt giảm đáng kể lao động nông nghiệp từ năm 2005 chiếm 47% xuống 41% (2011) là do thành phố có sự tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và cùng với sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại, dịch vụ và các ngành công nghiệp trên địa bàn nên tỷ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ được tăng lên. 2.3.1.2. Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người được coi là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá CLCS dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Bảng 2.9. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người TP. Cần Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 64 Tổng GDP 28.880.000 35.000.000 39.000.000 48.900.000 GDP/người/năm 24,5 29,4 32,5 40,4 Nguồn: [13] Tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng, năm 2011 tăng gấp 1,65 lần so với năm 2008, Thu nhập tăng cao từ khi năm 2009 là do những điều kiện về cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội đã được đầu tư và phát triển. tỷ lệ gia tăng dân số đã đi vào ổn định nên thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. Thu nhập bình quân theo đầu người của Thành phố Cần Thơ năm 2010 là 32,5 triệu đồng/năm cao hơn mức thụ nhập trung bình của cả nước là 27 triệu đồng/ năm. Và cao nhất so với các tỉnh của Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong năm 2011. GDP/người/năm của Thành phố Cần Thơ năm 2011 là 40,4 triệu trong khi đó GDP/người/năm của tỉnh Trà Vinh là thấp nhấp 17 triệu đồng. 2.3.1.3. Chi tiêu cho đời sống Do thu nhập tăng nên mức chi tiêu của gia đình cũng có xu hướng tăng theo thời gian, năm 2010 chi tiêu bình quân là 1.201.000 nghìn đồng/tháng. Trong đó chi tiêu cho đời sống là 87,54%, chi tiêu khác là 12,46%. Múc chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị là 1.821.000 nghìn đồng/tháng, ở nông thôn là 1.107.000 nghìn đồng. Xu hướng hiện nay khi thu nhập tăng lên thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của dân cũng tăng lên về giá trị tuyệt đối, nhưng tỷ trọng chi tiêu cho đời sống sẽ giảm, do nhu cầu ăn uống khi đã đạt đến mức độ tương đối thì các hộ gia đình sẽ chi nhiều hơn cho các nhu cầu may mặc, chăm sóc sức khỏe, mua sắm và du lịch.chính vì lẽ đó, tỷ trọng chi tiêu cho đời sống cũng được xem là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư, tỷ trọng này càng cao thì mức sống cao và ngược lại. 2.3.1.4. Chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống người dân ngày càng tăng nhanh, sự phân tầng mức sống và phân hóa giàu nghèo cũng rõ rệt. Mức độ phân tầng xã hội phụ thuộc vào từng khu vực, từng địa phương, nhưng bất cứ nơi đâu cũng tồn tại vấn đề này. Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ngày càng thu hẹp, chênh lệch giữa thành thị luôn cao hơn hơn ở nông thôn và khoảng cách này ngày càng giảm từ năm 2006 – 2010, điều này cho thấy mức sống của dân cư ngày càng cao. Mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người tháng giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất theo giá thực tế của thành phố năm 2008 là 6,4 lần thấp hơn so với mức chênh 65 lệch của toàn quốc 8,9 lần và của vùng ĐBSCL là 7,3 lần. mức chênh lệch của thành phố có sự tăng lên năm 2006 là 5,5 lần đến năm 2008 là 8,9 lần là do quá trình đô thị hóa, tốc độ phát triển kinh tế và sự chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn đã làm thay đổi mức thu nhập giữa nhóm dân cư có bình quân thu nhập đầu người /tháng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong thành phố. Bảng 2.10. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người tháng giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất theo giá thực tế (lần) Mức chênh lệch năm 2006 Mức chênh lệch năm 2008 Toàn quốc 8,4 lần 8,9 lần Vùng ĐBSCL 6,8 7,3 Cần Thơ 5,5 6,4 Nguồn: [12] Đói nghèo tồn tại ở nước ta từ lâu do điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội và chiến tranh kéo dài. Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long, được xem là thành phố trung tâm của vùng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và công nghiệp phát triển khá vững chắc trong thời gian qua. Năng suất lao động công nghiệp cao gấp 10 lần nông nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mức sống giữa thành thị và nông thôn khá lớn, nhất là các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa của huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai gặp nhiều khó khăn. Bảng 2.11. Tổng hợp hộ nghèo phân theo địa bàn Địa bàn Tổng số hộ nghèo Tổng số khẩu nghèo Thành thị Nông thôn Quận Ninh Kiều 1.087 4.072 1.087 0 Quận Ô Môn 3.815 15.730 3.815 0 Quận Bình Thủy 1.220 4.279 1.220 0 Quận Cái Răng 1.022 3.723 1.022 0 Quận Thốt Nốt 2.338 9.306 2.338 0 Huyện Vĩnh Thạnh 2.063 8.416 333 1.730 Huyện Cờ Đỏ 3.457 14.770 478 2.978 Huyện Phong Điền 1.396 4.739 127 1.269 66 Huyện Thới Lai 3.152 12.871 302 2.850 Toàn thành phố 19.530 77.906 10.702 8.827 Nguồn: [6] Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo chung của thành phố thành phố là 19.530 hộ, tỷ lệ 6,52% (đầu năm 2012). Cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,19%. Trong Những năm qua thực hiện nhiều chính sách của Nhà nước như: Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 – 2010; Quyết định số 102/2009/QĐ - TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo thuộc vùng khó khăn (thực hiện tại xã Thới Đông, Thới Xuân); Quyết định số 2472/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015 (thay thế Quyết định số 975/QĐ-TTg), đạt được nhiều thành tựu đáng kể, khích lệ trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo tại địa phương góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân trong các địa phương của thành phố. 2.3.2. Vấn đề lương thực, dinh dưỡng Phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng cho người dân. Khi con người được đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thì sẽ khỏe mạnh, nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ lệ suy dinh dương ở trẻ em vằ tăng chiều cao, cân nặng, vv Từ đó, người dân có cơ hội tìm kiếm thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Bảng 2.12. Tình hình sản xuất lúa, thủy sản của Thành phố Năm 2007 2008 2009 2010 DT lúa cả năm (nghìn ha) 207,9 218,6 208,8 209,4 SL lúa cả năm (nghìn tấn) 1131,6 1198,5 1138,1 1196,7 DT mặt nước NTTS (nghìn ha) 14,0 12,9 13,9 12,8 SL thủy sản (nghìn tấn) 157.080 187.864 197.877 178.296 Nguồn: [16] Cùng với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của thành 67 phố đạt 3.709 tỷ đồng (năm 2005) tăng lên 4.073 tỷ đồng (năm 2011). Trồng trọt phát triển với việc gia tăng sản lượng lương thực, các cây trồng khác được chú trọng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quảNgoài ra, ngành chăn nuôi cũng đạt được những thành tựu nhất định với sản lượng thịt và sửa tăng nhanh. Với tốc độ phát triển như vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng khá trong thời gian qua. Diện tích trồng lúa của thành phố ổn định cùng với sản lượng lúa qua các năm 2007 – 2009 ổn định đã đảm nhu cầu lương thực cho người dân, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản có giảm xuống nhưng sản lượng thì tăng lên. Trên địa bàn thành phố nổi tiếng với nghề nuôi cá tra ở địa bàn 2 quận Ô Môn và Thốt Nốt tận dụng diện tích mặt nước tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm ở nông thôn. Điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố Cần Thơ. Thành phố chủ trương đảm bảo diện tích đất nông nghiệp chú trọng diện tích trồng lúa vì lẽ đó sản lượng lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người có tính ổn định đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân thành phố và đóng góp vào sản lượng lương thực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng đứng đầu cả nước về dựa lúa lớn nhất nước. Bảng 2.13. Lương thực bình quân đầu người của các địa phương trong TP.Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: Kg/người Năm 2007 2008 2009 2010 Quận Ninh Kiều 13 12,8 9,5 8,9 Quận Ô Môn 1378 1406 1304 1299 Quận Bình Thủy 366 372 354 348 Quận Cái Răng 275 245 185 187 Quận Thốt Nốt 1369 1546 1011 1031 Huyện Vĩnh Thạnh 5626 5683 5422 5624 Huyện Cờ Đỏ 4322 4658 4706 5052 Huyện Phong Điền 983 1028 1065 1112 Huyện Thới Lai - - 4679 4929 Nguồn: [13] Qua bảng số liệu trên ta thấy, bình quân lương thực đầu người của Quận Ninh Kiều thấp nhất thành phố qua các năm 8,9 kg/người (năm 2010), tiếp theo là Cái Răng 187 68 kg/người (2010) và Bình Thủy 348 kg/người (năm 2010), không có nghĩa là các địa phương trên có mức sống thấp, mà ngược lại đây là các địa phương có tỷ trọng nông nghiệp thấp trong cơ cấu kinh tế nhưng công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao. Mức sống ở đây cao là vì họ dùng tiền để mua lương thực thực phẩm và chi tiêu cho cuộc sống của mình. Trong khi đó, bình quân lương thực cao nhất là thuộc về Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_02_2579138747_1831_1871514.pdf
Tài liệu liên quan