Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Mục lục
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Cấu trúc luận văn .4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG.5
1.1. Tổng quan về khách hàng .5
1.1.1. Khách hàng và phân loại khách hàng .5
1.1.2. Sự thỏa mãn của khách hàng .6
1.2. Tổng quan về chăm sóc khách hàng .7
1.2.1. Chăm sóc khách hàng .7
1.2.2. Vai trò của chăm sóc khách hàng đối với doanh nghiệp .9
1.2.3. Nguyên lý và phương thức chăm sóc khách hàng .9
1.3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông .10
1.3.1. Khái niệm.10
1.3.2.Vai trò .12
1.3.3. Nội dung .13
94 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng vinaphone trả sau tại viễn thông Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với khách
hàng của nhân viên.
Thông tin: Liên quan đến việc giao tiếp, truyền đạt cho khách hàng các thông
tin, giải đáp thắc mắc dể hiểu, khách hàng dễ dàng tiếp nhận được và hài lòng.
Tín nhiệm: Nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho khách hàng
có lòng tin tuyệt đối vào công ty, thương hiệu. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi,
tiếng tăm, và nhân cách nhân viên của công ty.
An toàn: Liên quan đến khả năng đảm bảo cho khách hàng thể hiện bằng sự an
toàn về vật chất, tài chính cũng như đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
27
Hiểu rõ khách hàng: Thể hiện qua khả năng hiểu biết và nắm bắt nhu cầu
khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá
nhân họ và nhận dạng khách hàng thường xuyên.
Phương tiện hữu hình: Thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, hệ
thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ.
Mô hình này có ưu điểm bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ tuy nhiên
rất khó khăn trong việc phân tích và đánh giá vì nó quá phức tạp và rườm rà. Do vậy
năm 1988, Parasuraman đã hiệu chỉnh và cho ra mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
bởi năm thành phần chính, đó là thang đo SERVQUAL:
Tin cậy (Reliability): liên quan đến khả năng chắc chắn thực hiện dịch vụ theo
đúng cam kết với khách hàng.
Đáp ứng/Tinh thần trách nhiệm (Responsiveness): Thái độ phục vụ tận tình có
trách nhiệm, khả năng sẵn sàng đáp ứng dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
Khả năng phục vụ/Sự đảm bảo (Assurance): thể hiện qua kiến thức, trình độ
chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.
Đồng cảm, chia sẽ (Empathy): thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu những ước
muốn, mối quan tâm của tầng khách hàng.
Phương tiện hữu hình (tangibles): liên quan đến phương tiện, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, trang phục, ngoại hình của nhân viên phục vụ.
Bộ thang đo SERVQUAL đưa ra gồm hai phần, mổi phần có 22 biến quan sát:
Phần thứ nhất nhằm xác định kỳ vọng của khách hàng đối với các loại dịch vụ
của doanh nghiệp nói chung. Người được phỏng vấn cho biết mức độ mong muốn của
họ đối với dịch vụ đó.
Phần thứ hai nhằm xác định cảm nhận của khách hàng đối với việc thực hiện
dịch vụ của doanh nghiệp khảo sát.
Kết quả nghiên cứu nhằm nhận ra các khoảng cách giữa cảm nhận (perception)
của khách hàng về chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện và kỳ vọng
(expectations) của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ đó.
Chất lượng dịch vụ được xác định như sau:
Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận (P) – Giá trị kỳ vọng (E)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
28
1.4.4. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng
Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên
hệ chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ (Parasuraman & ctg , 1988). Các
nghiên cứu trước đây đã cho thấy chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự hài
lòng. Lý do là chất lượng liên quan đến cung cấp dịch vụ, còn sự hài lòng chỉ đánh giá
được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa
trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng hài lòng với dịch vụ đó.
Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng cao, thì
họ sẽ hài lòng với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất
lượng thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện.
Nhiều nhà nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài
lòng khách hàng và cho thấy giữa chúng có mối quan hệ với nhau như:
Theo Ahmad và Kamal (2002) chất lượng là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự
hài lòng của khách hàng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những
sản phẩm dịch vụ có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì doanh nghiệp đó đã bước
đầu làm cho khách hàng hài lòng. Sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của
một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng
của người đó. [10]
Chất lượng là nguyên nhân tạo nên sụ hài lòng khách hàng. Có nhiều quan điểm
khác nhau về sự hài lòng khách hàng. Hài lòng khách hàng được xem như sự so sánh
giữa mong đợi trước và sau khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Bachetlet (1995) cho
rằng sự hài lòng của khách hàng như một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng
đáp lại với kinh nghiệm của họ về một sản phẩm hay dịch vụ. Bên cạnh đó một số tác
giả cho rằng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng có sự trùng khớp vì thế hai
khái niệm này có thể thay thế cho nhau. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng giữa hài
lòng khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm khác nhau. Hài lòng khách
hàng là kết quả, chất lượng dịch vụ là nguyên nhân, hài lòng có tính chất dự báo mong
đợi còn chất lượng dịch vụ là một chuẩn lý tưởng. Theo Zeithaml and Bitner (2000),
chất lượng dịch vụ và hài lòng khách hàng là hai khái niệm khác nhau, trong khi chất
lượng dịch vụ chỉ tập trung cụ thể vào những thành phần của dịch vụ thì hài lòng
khách hàng là khái niệm tổng quát.
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
29
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang:” Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn, và
lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại TPHCM” cho kết quả chỉ ra rằng chất
lượng dịch vụ có ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng, nếu tăng chất lượng dịch vụ thì sẽ
làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng; Cronin và Taylor (1992) với dịch vụ giặt
khô và kết quả kiểm định cũng cho thấy: chất lượng dịch vụ tác động lên sự hài lòng
của khách hàng. [10]
Như vậy, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định
đến sự hài lòng cùa khách hàng.
Hình 1.3: Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng
(Nguồn: Spreng & MacKoy, 1996)
Mô hình sự hài lòng và chất lượng dịch vụ, theo các nhà nghiên cứu, có thể
được biểu hiện thành phương trình sau:
Sự hài lòng = β1X1 + β2X2 + ... +βnXn
Trong đó: Xn biểu hiện thành phần chất lượng dịch vụ thứ n
βn là các tham số
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
30
1.5. Mô hình nghiên cứu và thang đo
1.5.1. Mô hình nghiên cứu
Theo nghiên cứ này, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng theo mô hình
SERVQUAL gồm năm thành phần: tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và
phương tiện hữu hình. Ngoài ra theo phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và
sự thỏa mãn của khách hàng, ta có mô hình nghiên cứu theo mô hình SERVQUAL
như sau:
H1.1
H1.2
H1.2
H1.3
H1.4
H1.5
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng
và sự thỏa mãn của khách hàng theo mô hình SERVQUAL
Một số giả thuyết đặt ra cho mô hình nghiên cứu như sau:
H1.1: Thành phần tin cậy được khách hàng đánh giá càng nhiều thì sự thỏa mãn
của khách hàng càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần tin cậy và sự
thỏa mãn khách hàng có quan hệ cùng chiều.
H1.2: Thành phần đáp ứng được khách hàng đánh giá càng cao thì sự thỏa mãn
của khách hàng càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần đáp ứng và sự
thỏa mãn của khách hàng có quan hệ cùng chiều.
Tin cậy
Phương tiện hữu hình
Đáp ứng
Năng lực phục vụ
Đồng cảm
Sự thỏa mãn của
khách hàng về chất
lượng dịch vụ
CSKH
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
31
H1.3: Thành phần năng lực phục vụ được khách hàng đánh giá càng cao thì sự
thỏa mãn của khách hàng càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần đáp
ứng và sự thỏa mãn của khách hàng có quan hệ cùng chiều.
H1.4: Thành phần đồng cảm được khách hàng đánh giá càng cao thì sự thỏa mãn
của khách hàng càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần đồng cảm và sự
thỏa mãn của khách hàng có quan hệ cùng chiều.
H1.5: Thành phần phương tiện hữu hình được khách hàng đánh giá càng cao thì
sự thỏa mãn của khách hàng càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần
phương tiện hữu hình và sự thỏa mãn của khách hàng có quan hệ cùng chiều.
1.5.2. Các thang đo
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất
đồng ý. Đặc điểm của thang đo này là thang đo định lượng. Nghiên cứu dựa trên điểm
đánh giá các tiêu chí để tiến hành các phân tích thống kê. Tất cả thang đo các khái
niệm nghiên cứu trong mô hình đều là thang đo đa biến. Các thang đo này sử dụng
dạng Likert 5 điểm với:
1 điểm: Rất không đồng ý
2 điểm: Không đồng ý
3 điểm: Không có ý kiến
4 điểm: Đồng ý
5 điểm: Rất đồng ý
1.6. Thực trạng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại thị trường Việt Nam
Ngày nay, tại Việt Nam, khoảng 80% công ty tin rằng Chăm sóc khách hàng là
một phần chìa khóa cho văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại đa số doanh nghiệp cho
rằng Dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ cần được cải thiện. Có ít hơn 1/3 doanh
nghiệp có thước đo chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng rõ ràng và phần lớn còn
lại đều thất bại trong việc điều tra sự hài lòng của khách hàng và cũng không có tiêu
chuẩn nào khác biệt với đối thủ của mình.
Việc đào tạo các nhân viên chăm sóc khách hàng cũng không được triển khai
rộng rãi, chỉ có 1/3 các doanh nghiệp tại Việt Nam xem việc đào tạo chăm sóc khách
hàng như là một phần cốt lõi trong chương trình đào tạo nhân viên của họ. Đa số các
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
32
công ty tin rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng cần được cải thiện tại Việt Nam, nhưng
78% tin rằng các công ty nước ngoài làm điều này tốt hơn so với các công ty Việt
Nam. 9/10 doanh nghiệp cho rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng là điều cần thiết cho
khả năng cạnh tranh quốc tế, điều này cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam cần
phải tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng để giúp công ty có thể phát triển và
thành công hơn trong tương lai.
Về mặt tích cực, các cá nhân khảo sát đều nhận ra được tầm quan trọng của Dịch
vụ chăm sóc khách hàng. 80% tin rằng đây chính là một phần chìa khóa cho văn hóa
doanh nghiệp
Chỉ có một vài công ty có thước đo chất lượng và tiêu chuẩn rõ ràng cho hiệu
suất của Dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ít hơn 1/3 doanh nghiệp có KPI (Chỉ số đo
lường hiệu suất - Key Performance Indicator) hoặc đánh giá được hiệu suất của Dịch
vụ chăm sóc khách hàng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về VNPT Thừa Thiên Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Thừa Thiên Huế
VNPT Thừa Thiên Huế là đơn vị trực thuộc Tập đoàn BC - VT Việt Nam, ngoài
nhiệm vụ quản lý mạng viễn thông nội hạt và kinh doanh các dịch vụ viễn thông và CNTT.
Trụ sở: 08 Hoàng Hoa Thám
Năm 2007, được sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ, VNPT Thừa Thiên Huế
đã hoàn thành chia tách BC - VT trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Theo đó, từ Bưu
điện tỉnh hiện nay sẽ hình thành 2 đơn vị:
Bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc tổng công ty Bưu Chính Việt Nam.
Viễn thông tỉnh, thành phố trực thuộc tổng công ty mẹ, tập đoàn BC - VT Việt Nam.
Năm 2008, VNPT Thừa Thiên Huế hoạt động theo mô hình tổ chức mới của Tập
đoàn BC - VT Việt Nam với chức năng quản lý mạng viễn thông nội tỉnh và kinh
doanh các dịch vụ viễn thông - CNTT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cương
vị mới, VNPT Thiên Huế tiếp tục phát huy những thành quả đạt được của Bưu điện
Thừa Thiên Huế trước đây trong sản xuất kinh doanh và phục vụ khách hàng.
Hiện tại, VNPT Thừa Thiên Huế chiếm hơn 85% thị phần các dịch vụ viễn
thông, với một số lượng khách hàng rất lớn trên địa bàn tỉnh sử dụng dịch vụ. Cùng
với kết quả khả quan trong kinh doanh các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin,
hệ thống hạ tầng viễn thông không ngừng được đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng
bộ. Tập trung khai thác hiệu quả các dịch vụ giá trị gia tăng mới, nâng cao chất lượng
công tác chăm sóc khách hàng, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, giữ vững và phát triển thị
phần, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thông tin di động, chuyên nghiệp hoá xây
dựng hạ tầng viễn thông. Triển khai nhanh các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực
viễn thông và công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ 3G đến khách hàng. Liên kết và
chủ động phát triển các dịch vụ có chất lượng và dịch vụ mới như: IPTV, Megafun,
Educare
Trư
ờn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
34
Bên cạnh đó, VNPT Thừa Thiên Huế đã triển khai xây dựng hệ thống chăm sóc
khách hàng đa cấp, đưa thông tin dịch vụ đến tận người sử dụng ở mức cao nhất. Ban
hành chính sách ưu đăi dành cho các khách hàng lớn, và truyền thống nhằm tạo sự thu
hút khách hàng sử dụng dịch vụ với giá cước ưu đăi. Đơn vị còn tổ chức nhiều chương
trình khuyến măi và hoạt động tài trợ nhằm quảng bá, khuyếch trương hình ảnh thương
hiệu VNPT trong các lễ hội, các hoạt động văn hóa thể thao lớn của tỉnh nhà như
chương trình “Lăng Cô huyền thoại biển”, “Festival làng nghề truyền thống”...
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy,chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và lĩnh
vực hoạt động chủ yếu của VNPT Thừa Thiên Huế
VNPT Thừa Thiên Huế là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của VNPT Thừa Thiên Huế
Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Viễn Thông Thừa Thiên Huế gồm có:
Bộ máy quản lí:
Giám Đốc
2 phó giám đốc
Kế toán trưởng
Các phòng ban chức năng
Các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn Thông Thừa Thiên
Huế gồm có:
Trung tâm Viễn Thông Huế
Trung tâm Viễn Thông Bắc Sông Hương
Trung tâm Viễn Thông Nam Sông Hương
Trung tâm MMC
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Các trung tâm viễn thông huyện thị
Các đơn vị kinh tế trực thuộc VNPT Thừa Thiên Huế có con dấu riêng theo
tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản ngân hàng, hoạt động theo
điều lệ tổ chức và phân cấp quản lí của giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế quy định
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
35
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức
(nguồn: phòng tổ chức – lao động)
2.1.2.2. Chức năng
VNPT Thừa Thiên Huế, là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập
đoàn BC – VT Việt Nam có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ
chuyên ngành viễn thông - CNTT như sau:
Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa
mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh. Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch
vụ viễn thông, CNTT.
Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – CNTT theo
yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và của khách hàng. Khảo sát, tư vấn, thiết kế,
lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin.
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông, kinh doanh bất động
sản, cho thuê văn phòng.
Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, Chính
quyền địa phương và cấp trên.
Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.
Ban Giám Đốc
P.GĐ1 P.GĐ2
Phòng
KH –
KD
Phòng
TH -
HC
Phòng
TC -
LĐ
Phòng
KT -
TC
Phòng
ĐT -
PT
Phòng
Mạng
& DV
Trung tâm
DVKH
Trung tâm
DV BC-VT
đa phương
tiện
Trung tâm
chuyển
mạch
truyền dẫn
Các trung
tâm viễn
thông
huyện, thị
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
36
2.1.2.3. Nhiệm vụ
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước được Tập đoàn giao cho VNPT
Thừa Thiên Huế quản lý nhằm phát triển kinh doanh và phục vụ, bảo toàn, phát triển
phần vốn cũng như các nguồn lực khác đã được giao.
Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục hành nghề đă đăng ký.
Chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về kết quả hoạt động; chịu trách nhiệm trước khách
hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp.
Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ an ninh
quốc phòng, ngoại giao và các thông tin liên lạc khẩn cấp, đảm bảo các dịch vụ viễn
thông cơ bản trên địa bàn tỉnh TT Huế với thẩm quyền theo qui định.
Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng Viễn Thông thống nhất của Tập đoàn.
Xây dựng qui hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược của Tập đoàn.
Chấp hành các qui định của Nhà nước và Tập đoàn về điều lệ, thủ tục nghiệp
vụ, qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá, cước và các chính sách giá.
Đổi mới, hiện đại hoá thiết bị mạng lưới, công nghệ và phương thức quản lý
trong quá tŕnh xây dựng và phát triển.
2.1.3. Tình hình lao động
Bảng 2.1: Tình hình nguồn nhân lực của VNPT Thừa Thiên Huế qua 3 năm
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SL % SL % SL %
Tổng LĐ 450 100 497 100 520 100
Phân theo giới tính
Nam 265 58.89 297 59.75 300 57.69
Nữ 185 41.1 200 40.25 220 42.31
Phân theo trình độ
Trên ĐH 6 1.33 12 2,4 15 2,3
ĐH 190 42.22 208 41.9 220 38.46
Cao đẳng 15 3.33 30 6 30 4.8
Trung cấp 30 6.67 38 7.6 38 6.34
Sơ cấp 209 46.45 209 42.1 217 48.1
(Nguồn: phòng tổ chức - lao động)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
37
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng lượng lao động của công ty biến động tăng rõ rệt
qua 3 năm. Năm 2010, công ty có tổng lao động là 450 người. Trong đó, số lượng lao
động nam là 265 người lớn hơn nhiều so với lao động nữ là 185 người. Lao động nam
chiếm 58.89% tổng số lao động.Phân theo trình độ năng lực chuyên môn, trong tổng
lao động có 6 người trên đại học chiếm 1.33%, 190 người có trình độ đại học chiếm
42.22%, 15 người ở cấp cao đẳng và 30 người có trình độ trung cấp. Trong đó, trình độ
có số lượng lao động cao nhất là trình độ sơ cấp. Do công ty chủ yếu là lắp đặt, sửa
chữa nhiều dịch vụ nên chủ yếu là nhân viên kĩ thuật vì thế trình độ sơ cấp lớn hơn
nhiều so với các trình độ khác.
Sang năm 2011, đội nhũ nhân viên tăng lên khá nhiều đạt 497 người, trong đó số
lượng lao động nam vẫn tăng nhiều hơn so với lao động nữ. Lao động nam tăng 32
người so với năm ngoái, lao động nữ tăng 15 người so với năm ngoái. Phân theo trình
độ thì tăng lên đáng kể. Trình độ trên đại học đã tăng gấp đôi so với năm ngoái đạt 12
người chiếm 2.4%. Trình độ đại học tăng khá nhiều từ 190 người lên 208 người trong
năm 2011. Do công ty muốn đào tạo một đội ngũ nhân viên có đầy đủ năng lực chuyên
môn và có sự sáng tạo nên đã tuyển chọn rất kĩ càng. Những trình độ khác có tăng
nhưng không đáng kể.
Năm 2012 số lượng lao động có tăng nhưng ít hơn năm 2011, đạt 520 người. Tuy
nhiên số lượng lao động nữ tăng lên đáng kể so với lao động nam. Lao động nữ tăng
20 người so với năm ngoái, còn lao động nam tăng 3 người so với năm ngoái. Theo
trình độ cũng tăng hơn so với năm 2011, trình độ trên đại học tăng 3 người đạt 15
người, trình độ đại học tăng khá nhiều đạt 220 người, trình độ sơ cấp tăng 8 người đạt
217 người.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
VNPT Thừa Thiên Huế là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm các dịch vụ: điện thoại cố định, điện thoại vô
tuyến cố định Gphone, Internet tốc độ cao, Internet cáp quang, Vinaphone, truyền hình
IPTV, các dịch vụ gia tăng Tính đến 31/12/2012, VNPT Thừa Thiên Huế đã có hơn
400,000 khách hàng các dịch vụ với tổng doanh thu năm 2013 đạt 350 tỷ đồng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
38
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Thừa Thiên Huế qua 3 năm
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
1 Tổng doanh thu của công ty 290 315 350 25 108.6 35 111.1
2 Doanh thu bán thẻ 25 20 18 (5) 80 (2) 90
3 Doanh thu bán hàng 15 20 22 5 133.33 2 110
4 Doanh thu viễn thông 250 275 310 25 110 35 112.7
(nguồn: phòng kinh doanh)
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010,
2011, 2012, ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm. Tổng
doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 25 tỉ đồng đạt 108.6%. Tổng doanh thu của
năm 2012 so với năm 2011 tăng 35 tỉ đồng đạt 111.11%. Doanh thu bán thẻ qua các
năm giảm xuống, trong đó doanh thu bán thẻ năm 2010 cao nhất, do lúc này công ty
đẩy mạnh phát triển thuê bao trả trước, nên các mệnh giá thẻ phát triển mạnh.
Đến cuối năm 2010 đầu năm 2011 thuê bao trả sau được phát triển rộng rãi do có
chương trình khuyến mãi nên khách hàng ít dùng thuê bao trả trước mà chuyển sang dùng
thuê bao trả sau nên doanh thu bán thẻ giảm mạnh. Doanh thu bán hàng và các dịch vụ
khác phát triển mạnh và tăng qua các năm. Doanh thu bán hàng và doanh thu viễn thông
năm 2011 so với 2010 tăng lần lượt là 5 tỉ đồng và 25 tỉ đồng tương ứng tăng 133.33% và
110 %. Doanh thu bán hàng và doanh thu viễn thông năm 2012 so với năm 2011 tăng lần
lượt là 2 tỉ và 35 đồng. Đây là điều đáng khen ngợi cho sự không ngừng nghỉ của cán bộ
công nhân viên của Viễn thông Thừa Thiên Huế đồng thời cũng là cơ sở để tiếp tục nâng
cao hơn mức tại doanh thu hiện tại.
2.1.5. Tình hình kinh doanh dịch vụ Vinaphone trả sau tại Viễn Thông Thừa
Thiên Huế
Vinaphone trả sau là một trong những vụ mà hiện nay VNPT Thừa Thiên Huế
đang cung cấp. Dịch vụ này cũng là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty,
chiếm 41% doanh thu của công ty.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
39
Bảng 2.3 : tình hình biến động dịch vụ VNP trả sau qua 3 năm
Đơn vị: thuê bao
Chỉ tiêu Năm2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
Số thuê bao VNP trả sau
đặt mới
7,119 7,908 5,115 789 111 (2,793) 64.68
Số thuê bao VNP trả sau
cắt giảm
3,710 3,274 3,260 (436) 88.24 (14) 99.57
Số thuê bao VNP trả sau
thực tăng
3,409 4,634 1,855 1,225 135.9 (2,779) 40
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng tình hình đặt Vinaphone trả sau qua 3 năm giảm.
Số thuê bao đặt mới năm 2011 so với năm 2010 tăng 789 thuê bao đạt 111%. Số thuê
bao cắt giảm năm 2011 ít hơn năm 2010 là 436 thuê bao. Do vậy, số thuê bao thực
tăng năm 2011 nhiều hơn năm 2010 tăng 1,225 thuê bao đạt 135.9%.
Tuy nhiên đến năm 2012, tình hình biến động Vinaphone trả sau có xu hướng
giảm so với 2 năm trước. Số thuê bao đặt mới năm 2012 so với năm 2011 giảm 2,793
thuê bao. Số thuê bao cắt giảm cũng nhiều nhưng ít hơn năm 2011 giảm 14 thuê bao.
Số thuê bao thực tăng giảm so với năm 2011 là 2,779 thuê bao tương ứng giảm 40%.
Trước tình hình biến động Vinaphone trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, nguyên
nhân một phần là do sự cạnh tranh của nhiều hãng di động trên thị trường, một phần
cũng là do sự hạn chế trong công tác chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi
chưa đủ thu hút khách hàng. Chính vì thế công ty cần có nhiều chương trình khuyến
mãi và ưu đãi tốt hơn nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ Vinaphone trả
sau nhiều hơn.
2.2. Thực hoạt động chăm sóc khách hàng Vinaphone trả sau tại Viễn Thông
Thừa Thiên Huế
2.2.1. Giới thiệu về dịch vụ Vinaphone trả sau
2.2.1.1. Khái niệm
Là những thuê bao di động mạng Vinaphone thanh toán bằng hóa đơn cuối mỗi tháng.
Trư
ờng
Đạ
học
Kin
h tế
Hu
ế
40
2.2.1.2. Lợi ích khi sử dụng Vinaphone trả sau
Được thanh toán cước vào cuối tháng.
Được sử dụng tất cả các dịch vụ giá trị gia tăng và chính sách chăm sóc khách hàng
tốt nhất.
Giá cước gọi hấp dẫn: giá cước gọi thấp. Phù hợp cho khách hàng có nhu cầu
gọi nhiều.
Tiện lợi : khách hàng có thể thanh toán cước sử dụng hàng tháng bằng thẻ cào
của thuê bao trả trước qua hình thức Ezpay. Ngoài ra, hàng tháng sẽ có nhân viên đến
thu cước tại nhà theo yêu cầu của KH.
Nhiều ưu đãi: khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho thuê bao
trả sau như chặn cuộc gọi, chuyển hướng cuộc gọi.và có cơ hội tích điểm tham gia
chương trình CarePlus.
2.2.1.3. Cách thức đăng kí thuê bao trả sau
Khách hàng trong nước: photo giấy chứng minh và hộ khẩu đến trực tiếp tại
các điểm giao dịch vủa Vinaphone và VNPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để làm
thủ tục đăng ký hòa mạng. Nếu khách hàng không có hộ khẩu, có thể thay bằng giấy
đăng ký tạm trú dài hạn.
Khách hàng nước ngoài: photo giấy thường trú, đến tại cá điểm giao dịch của
Vinaphone và VNPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để đăng ký hòa mạng.
2.2.2. Các hoạt động liên quan đến độ tin cậy và thuận tiện
2.2.2.1. Hình thức thanh toán cước
Các hình thức thanh toán cước phí dành cho thuê bao Vinaphone trả sau rất đa
dạng nhằm mang đến sự tiện lợi cho khách hàng. Khách hàng có thể thu cước tại nhà,
thanh toán qua ngân hàng, đến nộp cước tại các điểm thu cước của Vinaphone, hoặc
thanh toán trực tiếp bằng thẻ cào Ezpay.
Thanh toán tại nhà: nhân viên thu cước của từng tuyến sẽ trực tiếp đến nhà hoặc
địa chỉ khách hàng yêu cầu khi đăng kí dịch vụ vào thời gian quy định để thu cước.
Thanh toán tại các điểm giao dịch của VNPT và Vinaphone trên toàn tỉnh: khách
hàng phải làm thủ tục đăng kí để thanh toán theo hình thức này . Khách hàng phải đến
thanh toán cước phí trước ngày quy định để không bị cắt liên lạc do nộp cước chậm.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
41
Thanh toán qua ngân hàng: khách hàng trực tiếp đến ngân hàng mà công ty
hợp tác để nộp tiền vào tài khoản của công ty.
Thanh toán bằng thẻ cào Ezpay: khách hàng chỉ cần mua các mệnh giá thẻ nộp
vào tài khoản ezpay mà mình đã đăng kí để trừ tiền cước của mỗi tháng
2.2.2.2. Công tác giải quyết khiếu nại, giải đáp thắc mắc
Khiếu nại là cơ hội giúp cho doanh nghiệp học hỏi, cải thiện chất lượng dịch vụ
và phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_cham_soc_khach_hang_vinaphone_tra_sau_tai_vien_thong_thua_thie.pdf