LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN.4
1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện.4
1.1.1 Khái niệm, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện .4
1.1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện.8
1.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức .10
1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp
huyện .17
1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.21
1.2.1 Kinh nghiệm tại một số địa phương .21
1.2.2 Những bài học rút ra cho huyện Phú Lương .30
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn .32
Kết luận chương 1 .35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2013 - 2018.36
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Phú Lương .36
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.36
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.38
2.2 Thực trạng về mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2014-
2018 tại huyện Phú Lương .40
2.2.1 Thực trạng về mô hình tổ chức, số lượng và cơ cấu.40
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhiều là rừng xanh
quanh năm. Các xã phía Nam huyện thuộc dạng địa hình vùng núi thấp và đồi. Vì thế
địa hình của huyện Phú Lương độ cao giảm dần từ bắc xuống nam. Do hình thái địa
hình bằng phẳng hơn so với các huyện khác trong tỉnh nên mạng lưới giao thông vận
tải từ trước đến nay của huyện Phú Lương phát triển ở cả hai loại hình: Đường thủy
và đường bộ, song chủ yếu là đường bộ. Đường số 3 chạy suốt theo chiều dọc của
huyện theo hướng bắc, lên các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và biên giới Việt - Trung,
theo hướng nam về Hà Nội. Ngoài trục đường chính này, Phú Lương còn có mạng
lưới đường liên xã, liên bản, liên huyện đã và đang được củng cố và mở rộng tạo
điều kiện cho Phú Lương mở rộng quan hệ giao lựa với các huyện trong tỉnh và
ngoài tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội.[11]
37
2. Khí hậu
Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh
(từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt xuống thấp, thường xuyên có các đợt gió mùa
đông bắc hanh, khô. Mùa nóng ( từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao,
nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22C, tổng
tích nhiệt khoảng 8000C. Lượng mưa trung bình từ 1800 - 2000mm/năm, độ ẩm trung
bình 80%. Đặc biệt gió mùa đông bắc trung bình mỗi năm có khoảng từ 21 - 22 đợt
tràn qua làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột, có giông đi kèm, nhất là vào đầu tháng
4,5,9,10. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi.
Ngoài ra, Phú Lương còn chịu ảnh hưởng của thời tiết nồm vào mùa xuân, nóng khô
vào mùa hè.[11]
3. Thủy văn
Phú Lương có sông, suối, con sông lớn nhất là sông Đu, dài khoảng 45km. Sông Đu
được tạo bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ đông bắc xã Hợp Thành, một
nhánh bắt nguồn từ phía bắc xã Động Đạt. Hai nhánh này hợp lưu ở phía trên thị trấn
Đu, chảy dọc theo địa bàn huyện, qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã
Sơn Cẩm. Sông Đu có vai trò quan trọng đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư
dân Phú Lương. Hàng năm, con sông này cung cấp cho đồng bào Phú Lương nhiều cá,
tôm, từ xa xưa nhân dân đã lưu truyền câu thành ngữ “ Cơm làng Giá, cá làng Đu”.
Hơn nữa nguồn nước của sông Đu có vai trò tưới tiêu cho những cánh đồng nhiều xã
của huyện.[11]
4. Khoảng sản
Phú Lương là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, được thiên
nhiên ưu đãi. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sư quán triều Nguyễn, ở
Phú Lương: “Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phác sa nhân, tre gai, tre hoa, gỗ lim,
gỗ sến, gỗ đinh, gỗ táu, củ nâu, nhung hươu, mật gấu, sáp ong.... Tuy nhiên, trải qua
thời gian. rừng cây bị phá, những sản vật quý cũng khan hiếm dần. Hiện nay, thực hiên
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phong trào trồng cây gây rừng được mở
rộng, nhờ đó môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện.
38
Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc thì huyện Phú Lương có các loại
khoáng sản sau: Than, sắt, magan, thiếc, đá vôi, sét ximăng, sét gạch đặc biệt là titan
thuộc xã Động Đạt có trữ lượng 48,3 triệu tấn.[11]
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phú Lương
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế huyện Phú
Lương. Ngoài ra, nhân dân Phú Lương còn trông các loại cây lương thực và hoa màu
khác như: ngô, khoai, sắn. Trồng các cây công nghiệp như: cây chè, cây lạc, cây đỗ
tương... trong đó cây chè có vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Phú Lương là huyện có
diện tích trồng chè lớn thứ 2 trong tỉnh Thái Nguyên (sau huyện Đại Từ), không những
39
thế chè Phú Lương còn nổi tiếng về chất lượng.
Ngoài trồng trọt, nhân dân Phú Lương còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như: trâu, bò,
lợn, gà, vịt... để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân bón cho đồng ruộng.
Trong chăn nuôi, ngành cá phát triển nhất tại xã Cổ Lũng. Cùng với sản xuất nông
nghiệp và chăn nuôi, Phú Lương còn đẩy mạnh việc trồng cây lâu năm nhằm cung cấp
cho ngành công nghiệp trong và ngoài tỉnh như: gỗ, tre, nứa...
Phú Lương là huyện còn nhiều nghề thủ công, giỏi nghề đan lát, đồng bào Tày ở các
xã như Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý; đồng bào Sán Dìu ở các xã Cổ Lũng, Vô
Tranh giỏi các nghề làm trống, sản xuất gạch ngói. Chợ phiên là nơi giao lưu kinh tế,
văn hóa giữa các vùng đã có từ xưa, lớn nhất là chợ Đu. Ngày nay, thương mại và dịch
vụ phát triển hẩu khắp các xã, Đu là trung tâm thương lại, dịch vụ lớn nhất của
huyện.[11]
2.1.2.2 Đặc điểm xã hội
Phú Lương được ví như phên dậu của vùng ATK trong thời kỳ kháng chiến, là nơi
thành lập Đại đoàn 308 quân tiên phong (nay là Sư đoàn 308) tại TK. Dương Tự Minh;
nơi thành lập Bệnh viện Quân y 108 tại xã Yên Trạch; Học viện Hậu cần thành lập tại
xóm Hạ; là nơi đóng quân của Viện Bỏng Quốc Gia; là nơi sản xuất đầu tiên loại súng
Bazoka (xưởng sản xuất tại TT. Giang Tiên). Có di tích lịch sử Đền Đuổm, là di tích
thời Lý - thế kỷ XII, nơi thờ vị Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh.
Về tình hình dân tộc, tôn giáo: Huyện có 3 tôn giáo chính là Đạo Phật, Đạo Công giáo
và Đạo Tin lành. Đạo phật: có 02 chùa với khoảng trên 3.000 phật tử tham gia tại
Chùa Thông (xã Tức Tranh) và Chùa Đu (Thị trấn Đu). Đạo Công giáo: có 01 giáo xứ
tại xóm Yên Thủy (xã Yên Lạc); có 05 giáo họ với khoảng 1.500 giáo dân (gồm: Yên
Thủy, Yên Thủy 1; Khe Cốc; Tân Bình 1; Tân Bình 2). Đạo Tin lành có 3 điểm nhóm
tại 03 xóm người Mông với trên 140 hộ dân (xóm Đồng Tâm - Động Đạt; xóm Na
Sàng và xóm Phú Thọ (xã Phú Đô)).
Về công tác giáo dục, y tế, lao động việc làm: Toàn huyện có 45/56 trường học đạt
chuẩn quốc gia; Có 13/15 trạm y tế xã đạt chuẩn. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của huyện
gần 10% (hàng năm giảm 2%/năm). Tạo việc làm mới cho lao động nông thôn đạt
40
1.930 lao động; xuất khẩu lao động đạt 135 lao động (Năm 2016).[11]
2.2 Thực trạng về mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2014-
2018 tại huyện Phú Lương
2.2.1 Thực trạng về mô hình tổ chức, số lượng và cơ cấu
2.2.1.1 Về sắp xếp bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị
1. Về bộ máy tổ chức đảng trực thuộc Huyện ủy
Cấp ủy huyện luôn làm tốt công tác rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình
tổ chức cơ sở đảng. Tiến hành sắp xếp lại các tổ chức cơ sở đảng theo hướng rõ
chức năng, nhiệm vụ, giảm đầu mối trực thuộc huyện; tập trung củng cố tổ chức
đảng yếu kém, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng,
tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng, đổi
mới phương pháp và phong cách lãnh đạo, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa
phương, đơn vị.
Hiện nay, toàn Đảng bộ huyện Phú Lương có 58 tổ chức cơ sở đảng, trong đó 15 đảng
bộ xã, thị trấn; 02 đảng bộ lực lượng vũ trang; 23 chi, đảng bộ đơn vị sự nghiệp, doanh
nghiệp và 18 chi bộ cơ quan hành chính. Toàn huyện có 358 chi bộ trực thuộc các
Đảng bộ cơ sở.
2. Về tổ chức bộ máy các ban tham mưu, giúp việc của Huyện ủy và Trung tâm
BDCT huyện
Thực hiện Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của BCH Trung ương (nay là
Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016), Quy định số 220-QĐ/TW ngày 27/12/2013
của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham
mưu, giúp việc Huyện uỷ, Huyện ủy đã rà soát chức năng, nhiệm vụ của các ban xây
dựng đảng và chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm. Tổ chức bộ máy các cơ
quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy gồm 5 Ban xây dựng đảng (Ban tổ chức; Ban
Tuyên giáo; cơ quan Ủy ban Kiểm tra, Ban Dân vận, Văn phòng Huyện ủy) và Trung
tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.
41
3. Về tổ chức bộ máy MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện
Tổ chức bộ máy của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện được bố trí sắp xếp
theo đúng Quy định số 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư. Hiện nay, bộ máy
gồm MTTQ và 5 tổ chức chính trị - xã hội huyện (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên
đoàn lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh).
Đối với khối Đoàn thể của huyên, tùy từng yêu cầu và tính chất công việc từng cơ
quan, huyện sẽ bố trí biên chế phù hợp. Ngoài ra, có sự điều động giữa các cơ quan để
tăng cường cho công tác chuyên môn.
4. Về tổ chức bộ máy HĐND và các ban của HĐND huyện
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND huyện. Từ năm
2003 đến năm 2015, HĐND huyện được tổ chức theo Luật Tổ chức HĐND và UBND
năm 2003: Thường trực HĐND huyện gồm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND và
Ủy viên Thường trực HĐND. HĐND huyện có 02 ban gồm: Ban pháp chế và Ban
kinh tế - xã hội.
Từ năm 2016, HĐND huyện được tổ chức theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm
2015: Thường trực HĐND gồm Chủ tịch HĐND, 02 Phó Chủ tịch HĐND và Trưởng các
Ban của HĐND. HĐND huyện có 02 ban gồm: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội.
Trưởng các Ban của HĐND huyện là cán bộ chuyên trách và 02 Phó ban kiệm nhiệm.
5. Về tổ chức bộ máy UBND huyện
Về tổ chức bộ máy của UBND và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện:
Thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú Lương gồm có 13 cơ quan, gồm:
Văn phòng HĐND và UBND huyện; Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính
– Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động – Thương binh và xã
hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra huyện;
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Y tế và
Phòng Dân tộc.
42
Căn cứ theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, lãnh đạo UBND huyện
Phú Lương gồm có Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 15 Ủy viên UBND huyện.
2.2.1.2 Thực trạng số lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Về thực trạng số lượng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1 Số lượng cán bộ, công chức cấp huyện ở huyện Phú Lương
từ năm 2014-2018
Đơn vị tính: người
Năm
Lĩnh vực
2014 2015 2016 2017 2018
Cán bộ, công chức 159 159 155 151 148
Tổng số CB, CC, VC 2.089 2.075 2.064 2.059 2.038
Tỷ lệ (%) 7,61 7,66 7,5 7,33 7,26
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo tình hình
sử dụng biên chế các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Tại thời điểm 01/01/2019, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp
đồng toàn huyện có mặt là 2038 người, trong đó:
Khối Đảng, Đoàn thể: 61 người, trong đó 56 công chức; 3 viên chức; 02 hợp đồng
theo Nghị định 68/NĐ-CP.
Khối Chính quyền: 1977 người, trong đó 92 cán bộ, công chức cấp huyện; 1544 viên
chức; 6 Hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP, 335 cán bộ, công chức cấp xã.
Việc phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp được thực hiện công khai hàng năm,
kịp thời cho các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn để chủ động sắp xếp, bố trí cán
bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của từng địa
phương, đơn vị.
Qua bảng 2.1, có thể thấy rằng số lượng cán bộ, công chức cấp huyện của huyện
Phú Lương chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức của toàn
huyện. Từ năm 2015 đến 2018 số lượng giảm dần qua từng năm (từ 2015-2018
giảm 11 người). Nguyên nhân từ năm 2015 huyện thực hiện tinh giản biên chế theo
43
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh
giản biên chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện Nghị quyết số 18-
NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với mục tiêu thực hiện bằng
được đến năm 2021 giảm 10% biên chế được giao năm 2015, dự kiến đến năm
2021 huyện Phú Lương sẽ còn 143 cán bộ, công chức cấp huyện (giảm 16 người so
với năm 2015).
Hình 2.2 Biểu đồ so sánh số lượng cán bộ, công chức cấp huyện ở huyện Phú Lương
từ năm 2014 - 2018
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo tình hình
sử dụng biên chế các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
- Thực trạng cán bộ, công chức theo độ tuổi và giới tính
Chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của bản
thân cán bộ, công chức đó. Nó thể hiện sức khỏe, độ bền, sự trải nghiệm, khả năng
giành thời gian cho công việc. Số lượng, tỷ lệ cán bộ, công chức huyện Phú Lương
theo độ tuổi, giới tính được thể hiện cụ thể ở bảng 2.2
44
Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức câp huyện theo độ tuổi và giới tính của
huyện Phú Lương giai đoạn 2014- 2018
Năm
Tổng
số
Độ tuổi Giới tính
Dưới 35 tuổi Từ 35-45 Trên 45 Nam Nữ
Người % Người % Người % Người % Người %
2014 159 71 44,65 61 38,36 27 16,99 101 63,53 58 36,47
2015 159 69 43,39 62 39 28 17,61 101 63,52 58 36,48
2016 155 61 39,35 63 40,64 31 20,1 98 61,63 57 38,37
2017 151 57 37,74 65 43,05 29 19,21 94 62,25 57 37,75
2018 148 54 36,48 66 44,59 28 18,93 93 62,83 55 37,17
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo chất lượng
đội ngũ công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Hình 2.3 Biểu đồ so sánh tỷ lệ độ tuổi cán bộ, công chức UBND huyện Phú Lương
giai đoạn 2014-2018
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo chất lượng
đội ngũ công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Theo số liệu ở bảng 2.2, tỷ lệ CBCC ở các độ tuổi có tăng có qua các năm tuy nhiên
không đáng kể. Tỷ lệ CBCC ở độ tuổi từ 35-45 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đội ngũ
CBCC, đây là độ tuổi vừa có sức khỏe đồng thời cùng đã có trải nghiệm và kinh
45
nghiệm sống và xử lý công việc chuyên môn. Tiếp theo là đến CBCC ở lứa tuổi dưới
35 đa số chưa được thử thách nhiều, chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý công việc.
Nhưng hầu hết số CBCC này lại được đào tạo chính quy và được bố trí công việc đúng
chuyên môn, sở trường đã được đào tạo.
Qua bảng 2.2 và hình 2.4 so sánh về tỉ lệ giới tính cho thấy tỉ lệ cán bộ công chức nam
cao hơn tỉ lệ nữ, từ năm 2014 đến 2018 tỉ lệ nữ cán bộ công chức của huyện có tăng
lên, tuy nhiên không đáng kể.
Hình 2.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ (%) giới tính cán bộ, công chức của huyện Phú Lương
giai đoạn 2014-2018
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo chất lượng
đội ngũ công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
2.2.2 Thực trạng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức
Về công tác quy hoạch: Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lương đã ban hành các văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai công tác quy hoạch cán bộ bảo đảm đúng mục đích,
quan điểm, nguyên tắc, phương châm; từng bước khắc phục tình trạng bị động, hẫng
hụt trong công tác cán bộ. Hằng năm, cấp huyện và cấp cơ sở tiến hành rà soát, bổ
sung quy hoạch kịp thời, đảm bảo phương châm "động" và "mở". Huyện uỷ đã thực
hiện công tác quy hoạch và rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý giai
đoạn 2010 - 2015; triển khai xây dựng và rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ giai đoạn
46
2015 - 2020; tiếp tục xây dựng quy hoạch nhiệm 2020-2025 với các đối tượng cán bộ
thuộc diện Tỉnh uỷ, Huyện uỷ quản lý; Cấp ủy cơ sở thực hiện công tác quy hoạch cán
bộ thuộc diện cấp mình quản lý.
Trong giai đoạn 2014-2018, công tác quy hoạch cán bộ của huyện Phú Lương có
chuyển biến tích cực, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên;
cơ bản đảm bảo về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện theo hướng dẫn của cấp
trên, nhất là đối với quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp huyện, cấp xã; tỷ lệ nữ,
cán bộ dân tộc, cán bộ trẻ có trình độ được quan tâm. Do làm tốt công tác quy
hoạch cán bộ đã giúp cho huyện chủ động nguồn nhân sự cho công tác bổ nhiệm,
giới thiệu cán bộ ứng cử.
Về công tác bổ nhiệm: Công tác bổ nhiệm, điều động cán bộ và giới thiệu cán bộ
ứng cử được huyện thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn, đảm bảo các bước theo
quy định, nghiêm túc, hiệu quả, dân chủ. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý
các cơ quan đều được căn cứ vào quy hoạch cán bộ, có tín nhiệm cao, được tập thể
lãnh đạo đơn vị thống nhất đề xuất. Trong giai đoạn từ 2014-2018, huyện đã bổ
nhiệm 35 cán bộ lãnh đạo (cấp trưởng: 13; cấp phó: 22 người). Trong đó: Nữ 8
(22,8%), Dân tộc thiểu số 14 (40%); Dưới 30 tuổi 6 (17,1%). Cán bộ được bổ
nhiệm đều có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học, đã được đào tạo về trình
độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, đáp
ứng được yêu cầu công tác. Việc giới thiệu cán bộ ứng cử để bầu giữ chức danh
chủ chốt được thực hiện theo đúng quy trình, cán bộ được giới thiệu ứng cử cơ bản
đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn đào tạo và dần được trẻ hóa. Trong công
tác bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đã phát huy được trí tuệ của tập thể lãnh
đạo, tập thể cán bộ, công chức trong việc tham gia và quyết định lựa chọn đội ngũ
cán bộ lãnh đạo của đơn vị đảm bảo công khai, dân chủ.
Về công tác luân chuyển cán bộ: Trong những năm qua, huyện Phú Lương luôn coi
trọng công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ, tạo động lực ổn định
và phát triển. Việc luân chuyển, điều động, bố trí sắp xếp cán bộ được thực hiện đúng
nguyên tắc dân chủ và công khai, làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ dự kiến
luân chuyển, điều động, tạo sự thống nhất giữa nơi cán bộ đi và nơi cán bộ đến, khắc
47
phục tư tưởng cục bộ, khép kín và những biểu hiện không lành mạnh trong công tác
luân chuyển cán bộ. Công tác luân chuyển, điều động và bố trí cán bộ lãnh đạo, quản
lý từng bước đạt được những kết quả tốt, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của đội
ngũ cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kết quả, trong nhiệm
kỳ giai đoạn 2014-2018 có 2 cán bộ cấp tỉnh luân chuyển về giữ vị trí Bí thư Huyện ủy
và Chủ tịch UBND huyện; có 05 cán bộ cấp huyện luân chuyển về giữ vị trí Bí thư
Đảng ủy xã; 3 cán bộ cấp huyện luân chuyển về giữ vị trí Phó Chủ tịch UBND xã; 01
can bộ huyện luân chuyển về giữ vị trí Chủ tịch UBND xã; 01 Bí thư Đảng ủy xã luân
chuyển giữ vị trí Trưởng Ban KT-XH HĐND huyện. Cán bộ được luân chuyển đã
khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; sau luân chuyển đã có
đồng chí được phân công giữ chức vụ cao hơn, hiện nay còn 04 đồng chí tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ luân chuyển ở các địa phương, đơn vị và được quy hoạch chức danh
cao hơn trong thời gian tới.
Qua thời gian thực hiện công tác luân chuyển cán bộ cho thấy có nhiều ưu điểm. Việc
luân chuyển tạo nên sự chuyển động mới trong công tác cán bộ, khắc phục một bước
tình trạng trì trệ, khép kín và tư tưởng cục bộ địa phương trong công tác cán bộ; có tác
dụng thúc đẩy các khâu khác của công tác cán bộ như nhận xét, đánh giá cán bộ; xây
dựng quy hoạch cán bộ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Từng bước điều chỉnh và bố trí cán
bộ hợp lý hơn, tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cơ sở và
những địa bàn khó khăn; tạo nên một trong những bước đột phá góp phần đổi mới sâu
sắc công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cán bộ luân chuyển có dịp
để thể hiện tinh thần trách nhiệm, giúp cán bộ tiếp cận, thử thách với điều kiện, môi
trường công tác mới và phát huy được năng lực của bản thân.
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn. Hiện nay tại
huyện mới chỉ chủ yếu thực hiện luân chuyển dọc, từ cấp tỉnh về huyện, huyện về
xã và ngược lại. Còn việc luân chuyển ngang giữa cấp huyện – cấp huyện; cấp xã-
cấp xã hầu như chưa thực hiện được. Việc luân chuyển cán bộ từ cấp huyện – cấp
xã và ngược lại còn gặp một số vướng mắc như: Biên chế cán bộ, công chức cấp xã
là cơ cấu cứng, không còn chỗ để tiếp nhận cán bộ luân chuyển về. Do đó khi luân
chuyển cán bộ từ huyện về xã nhưng biên chế và các chế độ vẫn để ở huyện, dẫn
48
đến huyện thiếu người làm việc mà vẫn phải chi trả lương cho người đi làm việc ở
xã. Vì thế, càng đẩy mạnh luân chuyển cán bộ về xã, huyện càng phải chi phí nhiều
và càng thiếu người làm, cho nên chỉ luân chuyển có mức độ. Bên cạnh đó quy định
về công chức cấp xã và công chức cấp huyện là khác nhau. Nếu chuyển biên chế
công chức cấp huyện về cấp xã khi chuyển ngược lại thì phải thực hiện thủ tục xét
chuyển cán bộ cấp xã thành công chức cấp huyện. Việc luân chuyển cán bộ, công
chức cấp xã lên cấp huyện còn gặp vướng mắc về việc xét chuyển cán bộ, công
chức cấp xã thành công chức cấp huyện. Theo quy định, cán bộ, công chức cấp xã
phải có thời gian công tác từ 05 năm trở lên mới đủ điều kiện xét chuyển thành
công chức từ cấp huyện trở lên. Do đó việc luân chuyển giữa cấp huyện và cấp xã
vẫn còn gặp khó khăn, hạn chế.
2.2.3 Thực trạng về công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng
Về công tác tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức cấp huyện được tiến hành theo
đúng quy trình và các quy định của pháp luật. Theo thẩm quyền được phân cấp, huyện
Phú Lương căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, nhu cầu thực tế, ngành nghề và
trình độ chuyên môn cần tuyển phù hợp với từng vị trí việc làm để xây dựng kế hoạch
tuyển dụng công chức đề nghị tỉnh thẩm định và tổ chức tuyển dụng theo đúng trình tự
quy định. Hình thức tuyển dụng trong công chức những năm vừa qua (từ sau khi thực
hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008) đã có nhiều đổi mới. Nội dung thi tuyển gồm
thi môn kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành; ngoại ngữ và tin học là môn điều
kiện. Đội ngũ công chức, viên chức được tuyển dụng mới xuất phát từ nhu cầu thực tế
và có trình độ chuyên môn tương ứng với công việc; nhờ đó, việc bố trí và sử dụng
công chức đều phù hợp với chuyên môn được đào tạo và cơ cấu theo quy định. Tuy
nhiên công tác tuyển dụng hiện nay cũng còn một số hạn chế, khó khăn như: Mỗi vị trí
tuyển dụng có yêu cầu về nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau. Đối
với cấp huyện, số lượng chỉ tiêu thi tuyển công chức ít, do đó việc ra đề thi gặp nhiều
khó khăn, chưa có ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi môn nghiệp vụ dẫn đến đề
thi tuyển dụng công chức thường không sát với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Bên
cạnh đó chất lượng đào tạo ở một số trường chưa cao, chưa gắn lý luận và thực hành
nên dẫn đến chất lượng công tác chuyên môn của một số công chức sau khi được
tuyển dụng còn hạn chế.
49
Tuy nhiên từ năm 2014-2018 là giai đoạn đang thực hiện tinh giản biên chế nên
huyện Phú Lương không tổ chức tuyển dụng mới công chức cấp huyện mà chỉ thực
hiện tiếp nhận công chức không qua thi tuyển gồm: Xét chuyển từ viên chức thuộc
các đơn vị sự nghiệp trong huyện thành công chức cấp huyện (06 người); xét
chuyển từ công chức cấp xã thành công chức câp huyện (03 người). Đây là những
người đủ điều kiện tiêu chuẩn và có sẵn kinh nghiệm công tác để có thể đáp ứng
ngay được yêu cầu công việc.
2.2.4 Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
Trong những năm qua huyện Phú Lương đã quan tâm làm tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ; chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm nhằm nâng
cao trình độ của đội ngũ cán bộ; chọn cử đúng, đủ đối tượng đi đào tạo, bồi dưỡng
theo kế hoạch. Từ năm 2014 đến 2018, huyện phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện với số tiền gần 4 tỷ đồng. Hằng năm, huyện trích
kinh phí từ ngân sách (khoảng 700 triệu đồng/năm) để mở từ 20-25 lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học; chỉ đạo các cấp, ngành thuộc huyện
mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Công
tác đào tạo, bồi dưỡng có nhiều chuyển biến tiến bộ, gắn quy hoạch cán bộ với đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng về chuyên môn, lý luận chính trị
cho đội ngũ cán bộ, công chức, đã góp phần đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ, đội ngũ cán
bộ của huyện không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, hoàn
thành các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên công tác đào tạo bồi dưỡng hiện nay cũng còn gặp một số khó khăn như:
Nhiều nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn chưa sâu sát với thực tế, chưa gắn lý thuyết với
thực hành, thiếu kỹ năng thực tiễn. Một số cán bộ trong quá trình học tập còn mang
tính hình thức, hoàn thiện bằng cấp, chưa chú ý đến việc trau dồi tiếp thu kiến thức.
Trong thời gian tới cần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
Quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch, gắn lý thuyết với thực
hành, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống thực tiễn đối với từng chức
danh, công việc cụ thể.
50
2.2.5 Thực trạng về việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức
Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được huyện Phú Lương triển khai và
thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định. Giai đoạn 2014-2018 đã thực hiện nâng
lương thường xuyên, nâng lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_bo_cong_c.pdf