Luận văn Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty Cổ phần in và sản xuất bao bì Huế

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu. iii

Danh mục bảng biểu. ivi

Danh mục biểu đồ . vi

Danh mục sơ đồ. viii

Mục lục. ix

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Bố cục của luận văn .8

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .9

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG .9

1.1. Lý luận chung về động lực làm việc của người lao động .9

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.9

1.1.2. Vai trò của việc tạo động lực làm việc .12

1.1.3. Một số học thuyết về động lực làm việc.13

1.1.4. Các phương hướng tạo động lực trong lao động.17

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.18

1.1.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.19

1.2. Nguồn lực lao động tại Việt Nam hiện nay .27

1.3. Thực trạng nguồn lao động của ngành in ấn Việt Nam .29

 

pdf135 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty Cổ phần in và sản xuất bao bì Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 3 năm qua có sự thay đổi nhưng không quá lớn. Tổng thể số lao động bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp tính trong 3 năm qua thay đổi theo hướng tăng lên về số lượng. Cụ thể, trong năm 2011 có tất cả 117 lao động trong đó lao động nữ 58 người chiếm 49,57%, lao động nam chiếm 59 người chiếm 50,43%. Năm 2012, có 67 nam trong tổng 133 lao động chiếm 50,37%, nữ chiếm 49,63% với 66 người. Năm 2013, có 166 lao động trong đó nam chiếm 50,31%, nữ chiếm 49,69%. Công việc tại công ty đòi hỏi về thể lực và kỹ thuật trong vận hành máy in phù hợp với nam giới thì việc yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo trong các khâu gia công như: khâu chỉ, keo nhiệt, vào bìa lại phù hợp với nữ giới. Do đó, số lao động nữ và nam là khá đồng đều, không có sự chênh lệch lớn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2011 2012 2013 99 115 150 18 18 16 Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp (Nguồn: Phòng Tài chính - Tổng hợp, CTCP in và sản xuất bao bì Huế) Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo tính chất công việc qua 3 năm 2011 - 2013 Trong 3 năm qua lượng lao động của công ty thay đổi theo chiều hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động tại công ty. Năm 2011, lao động trực tiếp là 99 người chiếm 84,61%. Đến năm 2012, mặc dù số lao động tăng lên 16 người nhưng chủ yếu là tăng ở bộ phận lao động trực tiếp lên 99 người chiếm 86,47%, lao động gián tiếp là 18 người chiếm 13,53%. Tuy nhiên, qua hoạt động, công ty nhận thấy cần bổ sung thêm lao nhưng chủ yếu ở bộ phận lao động trực và giảm lao động gián tiếp. Do đó đến năm 2013, số lao động tại công ty là 166 người, lao động trực tiếp là 150 người chiếm 90,06%, lao động gián tiếp giảm còn 16 người chiếm 9,94%. Cơ cấu lao động này khá là phù hợp, đây là sự phân bố chung ở các DN sản xuất vì bộ phận làm ra sản phẩm là bộ phận cần nhiều lao động nhất để sản xuất ra sản phẩm hàng loạt với số lượng lớn được. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 44 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 10 12 14 8 10 13 99 111 139 Đại học, cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông (Nguồn: Phòng Tài chính - Tổng hợp, CTCP in và sản xuất bao bì Huế) Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ qua 3 năm 2011 - 2013 Nhìn chung, lao động tại công ty có trình độ tương đối thấp. Lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, Đại học chiếm khoảng ¼ số lao động. Lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có tăng lên hàng năm nhưng không đáng kể. Năm 2011, lực lượng lao động này là 18 người chiếm hơn 13,39%, đến năm 2012 thì tăng lên thành 22 người chiếm gần 16,54%, năm 2013 có 27 người chiếm 16,26%. Đây là lực lượng lao động có trình độ nắm những vị trí quan trọng trong công ty, hầu hết số lượng lao động này là những cán bộ nhân viên văn phòng, trưởng ca, trưởng kíp. Lao động phổ thông qua 3 năm có tăng lên về số lượng nhưng lại giảm về tỷ trọngt rong tổng số lao động tại công ty. Năm 2011, nhóm lao động này chiếm 79,05% với 83 người. Đến năm 2012 là 86 người chiếm 78,18%. Năm 2013, lao động phổ thông tại công ty là 90 người, chiếm 76,93%. Hầu hết lực lượng lao động này đều là công nhân lao động trực tiếp ở các công đoạn để sản xuất ra sản phẩm như in, phay gáy, vào keo nhiệt, đóng gói, nhóm lao động này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm và là nhóm lao động quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển mạnh mẽ của công ty. Vì vậy, công ty luôn chú trọng đào tạo để nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 2.1.4.2. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % TỔNG TÀI SẢN 11.433 14.487 19.954 3.054 26,71 5.467 37,74 Tài sản ngắn hạn 3.525 6.649 8.051 3.124 89,13 1.402 21,08 Tài sản dài hạn 7.908 7.838 11.903 -70 -0,88 4.065 51,86 TỔNG NGUỒN VỐN 11.433 14.487 19.954 3.054 26,71 5.467 37,74 Nợ phải trả 7.894 5.074 10.817 -2.820 35,72 5.743 113,18 Vốn chủ sỡ hữu 3.539 9.413 9.137 5.874 166 -276 -2,93 (Nguồn: Phòng Tài chính - Tổng hợp, CTCP in và sản xuất bao bì Huế) 45 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Qua hai thống kê về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty, ta thấy rằng tài sản của công ty đã tăng qua các năm. Từ năn 2011, khi còn là công ty của Nhà nước, tài sản chỉ chừng 10 tỷ đồng thì đến năm 2013 sau khi cổ phần hóa 1 năm đã tăng lên gần 20 tỷ đồng. Nhìn chung, công ty đã đầu tư tài sản để phục vụ cho hoạt động sản xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Qua ba năm, hoạt động kinh doanh của CTCP in và sản xuất bao bì Huế từ khi cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp đã thu được những thành tựu đáng kể. Sau đây là một số kết quả hoạt động kinh doanh mà CTCP in và sản xuất bao bì Huế đạt được trong lĩnh vực in ấn. Ba năm qua, doanh thu của công ty đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là sau khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ công ty Nhà nước sang hình thức công ty Cổ phần, doanh thu năm 2012 tăng trên 8.000 tỷ đồng so với năm 2011, tăng đến 404,6%; năm 2013 tăng 3.435 tỷ đồng so với năm 2012, tăng 31,44%. Cả ba năm đã có lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đồng thời tăng lên qua từng năm nhưng vẫn chưa bù đấp được chi phí báng hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, do hậu quả của công ty tiền nhiệm, mặc dù doanh thu và lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua ba năm tăng đáng kể nhưng vẫn chưa có được lợi nhuận thuần về hoạt động sản xuất kinh doanh nên chưa có sự đóng góp cho ngân sách nhà nước, trích lập các quỹ, tăng nguồn vốn doanh để đầu tư mở rộng sản xuất. Nhưng nhìn chung, với sự phát triển này sau khi đã ổn định và thanh toán được phần nợ còn lại của công ty tiền nhiệm thì công ty sẽ ngày càng phát triển, tạo được nguồn thu nhập lớn hơn cho người lao động. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.165 10.925 14.360 8.760 404,6 3.435 31,44 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1,3 0 0 1,3 - 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.165 10.925 14.358,7 8.760 404,6 3.433,7 31,43 4.Giá vốn hàng bán 2.013 10.271 13.774,7 8.258 410,2 3.503,7 34,11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 152 654 584 502 330,3 -70 -10,7 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,6 5,8 17,7 4,2 262,5 11,9 205,17 7.Chi phí tài chính 8,9 233 395 224,1 2.518 162 69,52 Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 8,3 105 107 96,7 1165 2 1,9 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 308 590 707 282 91,56 117 19,83 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -171,6 -268,2 -607,3 -96,6 56,29 -339,1 126,43 11. Thu nhập khác 9 4 35,8 -5 -55,5 31,8 795 12. Chi phí khác 12 4,5 12 - -7,5 62,5 13. Lợi nhuận khác 9 -8 31.3 -17 -188,9 39,3 -491,2 14. Tổng lợi nhuận nhập kế toán trước thuế -162,6 -276,2 -576 -113,6 69,86 -299,8 108,5 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN -162,6 -276,2 -576 -113,6 69,86 -299,8 108,5 (Nguồn: Phòng Tài chính - Tổng hợp, CTCP in và sản xuất bao bì Huế) 47 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 2.2. Thực trạng tạo động lực tại Công ty Cổ phần in và sản xuất bao bì Huế 2.2.1. Môi trường làm việc Môi trường làm việc là nơi mà người lao động gắn bó trong suốt thời gian làm việc, nơi diễn ra quá trình thực hiện công việc của người lao động. Đó là toàn bộ cơ sở vật chất, môi trường của tổ chức. Môi trường làm việc của công ty tương đối tốt. Công ty có môi trường làm việc khá an toàn, bảo hộ lao động đầy đủ. Phương tiện, trang thiết bị cần thiết, điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn ghế, điện thoại, vi tính, để thực hiện công việc một cách tốt nhất được đảm bảo. Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, đúng ca. Không gian làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Tuy nhiên, không khí làm việc còn căn thẳng, do làm việc chủ yếu theo ca, nhiều lúc có đơn hàng phải giao gấp cần tăng ca làm cho CBCNV bị áp lực. 2.2.2. Mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên Sau khi Công ty được cổ phần hóa, sắp xếp lại, kiện toàn bộ máy hoạt động, Công ty đã từng bước thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó là nhờ vào việc Công ty đã có một đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn xa, trông rộng, là những người có công tâm, tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng Công ty vững mạnh; đã tạo ra được mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và người lao động. Lãnh đạo đã quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi nhân viên và hỗ trợ kịp thời khi họ gặp khó khăn đồng thời biết lắng nghe, biết kiềm chế trong mọi hoàn cảnh. Khi nhân viên có sai phạm thì từ từ uốn nắn chứ không bức xúc, quát mắng tạo nên những khoảng cách không đáng có giữa nhân viên và lãnh đạo. Ngoài ra, Công ty đã xây dựng được một tập thể đoàn kết, mọi người có ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và công tác để mọi người gắn bó với nhau cùng phấn đấu. 2.2.3. Lương thưởng và phúc lợi Đảm bảo phân phối tiền lương - thưởng và thu nhập cho người lao động gắn lượng với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và giá trị sức lao động từng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 người theo cường độ lao động của các công việc cụ thể. Toàn thể CBCNV được trả lương theo thành tích và cấp bậc công việc từng tháng theo tiêu chí công bằng trong lao động và hưởng thụ, không phân phối bình quân. Quản lý và sử dụng quỹ tiền lương, thưởng phải chặt chẽ và thủ tục, đúng mục đích. Khi thanh toán cho người lao động phải có đầy đủ thủ tục chứng từ theo qui định hiện hành của nhà nước và chịu sự kiểm tra, giám sát của các phòng nghiệp vụ Công ty - Đại diện Công đoàn và Hội đồng quản trị của Công ty. Người lao động làm công việc gì thì được hưởng lương cấp bậc công việc đó và được phân loại thành tích hưởng tỷ lệ tiền lương theo thành tích bản thân đóng góp. Các khoản tiền thưởng ngoài tiền lương (Thưởng qúy, thưởng đột xuất...) được trích từ quĩ lương và tập thể, cá nhân được khen thưởng phải đánh giá đúng đối tượng, đúng thành tích. Tỷ lệ tiền khen thưởng không được vượt quá tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng chung của năm. * Qui định về phân phối tiền lương: - Mức tiền lương tháng (lương theo giá trị ngày công đóng góp trong tháng) của CBCNV được phân phối theo cấp bậc công việc cụ thể và được tính trên hệ số cấp bậc công việc và hiệu quả đóng góp của mỗi cá nhân. - Những ngày nghỉ phép năm - Lễ - Tết - Các chế độ (hiếu hỉ, tai nạn lao động, thai sản..) được trả lương theo hệ số lương cơ bản (Lương tham gia BHXH) của CBCNV trên nền lương tối thiểu chung Nhà nước qui định vào từng thời điểm khác nhau. - Các trường hợp vì lý do bất khả kháng, Công ty không tổ chức sản xuất được phải bố trí nghỉ chờ việc được trả lương không dưới mức lương tối thiểu chung do Công ty quy định. - Trong quá trình chi lương, căn cứ vào tình hình thực tế. Ban giám đốc xem xét điều chỉnh đơn giá chia lương nhằm đảm bảo mức thu nhập và khả năng đóng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 góp cho hoạt động sản xuất chung của các bộ phận giữa khối trực tiếp sản xuất: ca sản xuất, bảo trì bảo dưỡng và khối văn phòng: bộ phận quản lý của Công ty. * Quỹ lương và phương thức phân phối tiền lương: - Quỹ lương: là số tiền chi trả cho CBCNV của Công ty dựa trên kết quả kinh doanh trong kỳ đó sau khi đã trừ đi các khoản đã được lập dự trù theo từng kỳ của Công ty. + Quỹ lương Quý (3 tháng): là quỹ lương được phòng kế toán quyết toán dự toán kết quả kinh doanh trong 1 quý của năm đó. + Quỹ lương 6 tháng: là quỹ lương được phòng kế toán quyết toán dự toán tương đối chính xác kết quả kinh doanh 6 tháng của năm đó. + Quỹ lương 1 năm: là quỹ lương được phòng kế toán quyết toán chính xác kết quả kinh doanh trong 1 năm. - Quỹ khen thưởng: Là số tiền được trích dùng cho công tác khen thưởng động viên, tạo sự kích thích sáng kiến cải tiến và tăng doanh thu cho Công ty. - Quỹ dự phòng: để chi tháng lương cuối năm và bổ sung tiền lương cho CBCNV trong những tháng sản lượng nhập kho ít do chuyển đổi sản xuất, lý do bất khả kháng do thiên tai, tháng có ngày công thấp nhằm ổn định thu nhập cho CBCNV (đây là động tác giữ chân người lao động). - Quỹ an sinh: là quỹ được hình thành nhằm chi vào các khoản thăm hỏi đau ốm, lễ, hội họp Cách chia từ quỹ tiền lương: a. Tỷ lệ chi khen thưởng: 10% trên Tổng quỹ lương. Các khoản thưởng và tỷ lệ chi trong bảng chi lương hằng tháng gồm: + Thưởng chuyên cần trong tháng: 0.5% tổng quỹ lương tháng. + Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch: 6 % tổng quỹ lương tháng. + Thưởng cá nhân xuất sắc và CN tăng đêm khi thiếu LĐ trong tháng: 0.5 % tổng quỹ lương tháng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 + Thưởng cá nhân có sáng kiến cải tiến hoặc mang lại doanh thu: 1 % tổng quỹ lương tháng + Thưởng tập thể, tổ, bộ phận xuất sắc: 1 % trên tổng quỹ lương tháng. b. Quỹ dự phòng: Trích quỹ dự phòng hằng tháng từ 10% (đối với những tháng sản xuất ổn định). c. Quỹ an sinh: Trích quỹ an sinh hằng tháng 3%. d. Tỷ lệ chia lương được chia 77% còn lại trên Tổng quỹ lương. * Cách tính lương: a. Xác định lương khối sản xuất trực tiếp: - Lương Công nhân: Áp dụng theo cách tính lương ăn theo sản phẩm làm ra trong 1 ngày x 26 ngày hiện hành mà công ty đang áp dụng - Cán bộ quản lý (Quản đốc, phó quản đốc): lương sẽ được đánh giá thông qua tiêu chí: + Lương cứng: được chia 2.000.000 đ/tháng khi đi làm đủ 26 ngày công (dùng cho tháng 30 ngày) theo quy định của công ty + Lương được chia theo sản phẩm: được tính dựa trên 1.5% tổng quỹ lương của xưởng đang quản lý. b. Xác định lương khối gián tiếp sản xuất: - Tổ cơ điện, tổ vi tính: + Lương cứng: được chia 2.000.000 đ/tháng khi đi làm đủ 26 ngày công (dùng cho tháng 30 ngày) theo quy định của công ty. + Lương chia theo sản phẩm: được tính dựa trên 1 % tổng quỹ lương của 2 xưởng đang quản lý. - Phòng kế toán: + Lương cứng: Như đã quy định. + Lương chia theo sản phẩm: Doanh thu đạt trên 1.5 tỷ thì được trích 0,5% doanh số tăng thêm /cho cả phòng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 - Phòng Kinh Doanh: + Lương cứng: Như đã quy định. + Lương chia theo sản phẩm: Doanh thu đạt trên 1.5 tỷ thì được trích 1% doanh số tăng thêm / cho cả phòng. + Doanh thu dưới 1.5 tỷ thì bị trừ ở lương cứng theo tỷ lệ %. - Giám đốc, Phó giám đốc: + Lương cứng: Như đã quy định. + Lương chia theo sản phẩm: Được hưởng tỷ lệ theo phòng kế hoạch (theo tiêu chí trong tháng phải có lợi nhuận và không bị trừ trong phần lương cứng). c. Cách tính lương chờ việc: Trường hợp chờ việc không do lỗi của Người sử dụng lao động (như bão lụt, hỏa hoạn, mất điện, mất nước, nguyên liệu không về kịp do tàu cảng, dừng sx do thị trường) Lương chờ việc = (Mức tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước/26công) * Số ngày công chờ việc * Tổ chức thực hiện: - Ban giám đốc Công ty chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá sắp xếp hệ số lương cho CBCNV. - Phụ trách kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu tạo quỹ tiền lương trong từng kỳ và áp dụng chi đơn giá tiền lương. - Phụ trách kế toán và Lao động tiền lương có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về việc chi hoặc trích dự phòng thêm quỹ lương hằng tháng để Giám đốc chỉ đạo kịp thời. - Lao động tiền lương có trách nhiệm theo dõi quá trình tổ chức thực hiện của các bộ phận trong Công ty. - Kế toán tiền lương chịu trách nhiệm tổng hợp ngày công, lập bảng chi lương, thủ tục chi lương cho CBCNV trước ngày 15 hằng tháng. Trường hợp ngày ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 53 15 rơi vào ngày cuối tuần, phải lập thủ tục chi lương trước và chi ngay đầu tuần sau khi nghỉ. - Quá trình thực hiện những qui định trên có vấn đề gì cần sửa đổi - bổ sung để phù hợp với thực tế tại thời điểm chia lương Phụ trách kế toán, phụ trách lao động tiền lương phối hợp đề xuất trình Giám đốc xem xét giải quyết. 2.2.4. Bố trí, sử dụng lao động Hiện nay, công ty đã thực hiện tương đối tốt công tác tổ chức nhân sự, bố trí sử dụng lao động. Bố trí công việc đã dựa trên trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo, khả năng của từng người lao động đang làm việc tại công ty. Sở trường của từng cá nhân đã được phát huy. Tuy nhiên, cũng có một số người lao động mới, chưa thực tế công việc nên tạm thử qua một số khâu để bố trí cho phù hợp. 2.2.5. Sự hứng thú trong công việc Mọi công việc đều có sự nhàm chán nhất định và thiếu hứng khởi, nhất là làm một công việc quá lâu. Do đó, công ty cũng đã có chính sách luân chuyển công việc nhằm tạo sự mới mẻ cũng như tránh sự nhàm chán cho người lao động đồng thời tạo điều kiện cho người lao động thử sức ở các công việc khác nhau nhằm phát huy hết khả năng của bản thân từ đó tạo ra năng suất lao động cao. 2.2.6. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp Công ty đã có chính sách phát triển nguồn lực lâu dài cho những nhân viên có nhiều cống hiến, có năng lực và nhiều thành tích trong công việc. Những nhân viên này sẽ được đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên môn để nắm giữ các vị trí điều hành và phát triển cùng công ty. 2.2.7. Sự công nhận đóng góp cá nhân Người lao động được đánh giá năng lực và công việc định kỳ 6 tháng và/hoặc 12 tháng nhằm xác định kết quả công việc/dự án được giao, mục tiêu phát triển nghề nghiệp cá nhân đồng thời ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng những thành tích mà nhân viên đã đạt được. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 2.3. Đánh giá của người lao động về công tác tạo động lực tại CTCP in và sản xuất bao bì Huế 2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Do số lao động tai Công ty không lớn, chỉ hơn 160 người lao động. Vì vậy, đề tài tiến hành điều tra tổng thể người lao động đang làm việc tại CTCP in và sản xuất bao bì Huế với số lượng bảng phỏng vấn phát ra là 166 bảng, thu về 166 bảng (100% tổng số bảng phỏng vấn phát ra) có thể sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu với những đặc điểm thể hiện trong các bảng sau: Bảng 2.4. Thống kê theo giới tính Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Valid Nam 84 50.6 50.6 50.6 Nữ 82 49.4 49.4 100.0 Tổng 166 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS) Qua kết quả thống kê cho thấy trong 166 phiếu điều tra, số lượng lao động là nữ và nam là khá đồng đều, không có sự chênh lệch về giới tại Công ty. Do đặc thù của loại hình in ấn, ngoài việc công việc đòi hỏi về thể lực và kỹ thuật trong vận hành máy in phù hợp với nam giới thì việc yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo trong các khâu gia công như: khâu chỉ, keo nhiệt, vào bìa lại phù hợp với nữ giới. Với cơ cấu về giới như hiện tại sẽ rất thuận tiện cho việc bố trí lao động cũng như các hoạt động khác tại công ty. Bảng 2.5. Thống kê theo độ tuổi Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Valid Từ 18-22 tuổi 49 29.5 29.5 29.5 Từ 23-30 tuổi 100 60.2 60.2 89.8 Trên 30 tuổi 17 10.2 10.2 100.0 Tổng 166 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Về độ tuổi, nhóm tuổi chiếm số đông nhất là nhóm tuổi 23 - 30 tuổi có 100 người chiếm 59%, độ tuổi từ 18 - 22 tuổi có 49 người chiếm 30,43%, trên 30 tuổi có 17 người chiếm 10,57%. Điều này được giải thích là do yêu cầu chất lượng sản phẩm của ngành in ấn ngày càng cao, đòi hỏi công ty phải ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng đồng thời tạo ra được năng suất cao. Ngoài ra, thì sản phẩm được hoàn thiện ở khâu gia công, đóng gói không cần kỹ thuật cao, hầu hết chỉ cần qua đào tạo ngắn hạn có thể thành thạo tay nghề. Vì vậy, đây là ngành thu hút lượng lớn các lao động trẻ từ 18-30, một số được đào tạo ở chuyên ngành kỹ thuật in, có thể vận hành được máy móc hiện đại đồng thời lại sử dụng một số lượng lớn lao động đào tạo ngắn hạn trong các phân xưởng gia công. Bảng 2.6. Thống kê theo thâm niên công tác Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Valid Dưới 1 năm 20 12.0 12.0 12.0 Từ 1-3 năm 106 63.9 63.9 75.9 Từ 3-5 năm 27 16.3 16.3 92.2 Trên 5 năm 13 7.8 7.8 100.0 Tổng 166 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS) Xét về thâm niên công tác, đa số lao động tại công ty có thâm niên công tác dưới 1 năm có 20 người chiếm 9,32%, từ 1 - 3 năm chiếm 65,22% tương ứng với 105 nguời, Từ 3 - 5 năm có 27 người chiếm 16,77%. Trên 5 năm có 14 người chiếm 8,69%. Lao động chủ yếu có thâm niên làm việc thấp chủ yếu từ 1 - 3 năm là do hiện tượng bỏ việc, chuyển chổ làm việc bởi phần lớn là lao động phổ thông với hợp đồng lao động ngắn hạn, mức lương chưa cao đối với mỗi lao động nên sau khi làm công nhân họ có thể bỏ việc để tìm một công việc khác hoặc sau khi thành thạo công việc họ có thể chuyển sang một công ty khác có chế độ làm việc, ưu đãi tốt hơn, lương cao hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.7. Thống kê theo trình độ học vấn Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Tổng Trình độ phổ thông 139 83.7 83.7 83.7 Trung cấp 13 7.8 7.8 91.6 Đại học, cao đẳng 14 8.4 8.4 100.0 Total 166 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS) Về trình độ, ta có thể nhận thấy đối tượng lao động phổ thông chiếm tỉ lệ lớn với 139 lao động chiếm 83,7%. Trình độ Cao đẳng, trung cấp và Đại học có tỷ lệ ngang nhau. Phần lớn lao động trẻ sau khi học xong phổ thông, không học thêm mà đi làm công nhân không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể dễ dàng làm việc trong các chuyền để có nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, những người có trình độ cao đẳng, trung cấp chủ yếu làm việc ở những bộ phận đòi hỏi có kiến thức và trình độ chuyên môn như trưởng ca, trưởng kíp. Và những người có trình độ đại học chủ yếu làm công việc quản lý, bộ phận hành chính, kỹ thuật. Bảng 2.8. Thống kê theo vị trí công tác Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Valid Lao động trực tiếp 150 90.4 90.4 90.4 Lao động gián tiếp 16 9.6 9.6 100.0 Tổng 166 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS) Xét về vị trí công tác, lao động gián tiếp làm việc ở các bộ phận hành chính, kinh doanh chỉ có 16 người chiếm 9,6%, phần lớn là lao động trực tiếp làm việc ở các phân xưởng với 150 người chiếm 90,4%. Có cấu về lao động theo vị trí công tác hiện tại ở công ty là khá hợp lý, bộ phận gián tiếp chiếm tỷ trọng thích hợp nhằm tránh sự cồng kềnh của bộ máy vì ở các DN sản xuất thì bộ phận làm ra sản phẩm là bộ phận cần nhiều lao động nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 2.9. Thống kê theo thu nhập Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Valid Dưới 2 triệu 7 4.2 4.2 4.2 Từ 2-3 triệu 125 75.3 75.3 79.5 Từ 3-5 triệu 31 18.7 18.7 98.2 Trên 5 triệu 3 1.8 1.8 100.0 Tổng 166 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS) Theo yếu tố thu nhập, ta thấy đa số lao động từ 2 - 3 triệu/tháng chiếm 75,3% tương ứng với 125 người. Từ 3 - 5 triệu/tháng có 30 người chiếm 18,7%. Dưới 2 triệu có 7 người chiếm 4,2%. Trên 5 triệu/tháng chiếm 1,8%. Thu nhập của lao động còn thấp chỉ ở mức thu nhập trung bình. 2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và mô hình nghiên cứu Các thang đo sẽ được tiến hành kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu cho quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 trở lên [13]. Các nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1 thì thang đo lường này tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời. [17] Bảng 2.10. Thang đo nhóm yếu tố môi trường: Cronbach’s Alpha = 0.85 Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Môi trường làm việc an toàn 10.37 11.326 0.553 0.845 Đầy đủ các phương tiện và thiết bị cần thiết để thực hiện công việc một cách tốt nhất 10.35 8.859 0.694 0.815 ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 58 Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, rõ ràng 10.30 11.082 0.533 0.850 Không gian làm việc sạch sẽ, thoáng mát 10.34 9.742 0.764 0.792 Không khí làm việc thoải mái, vui vẻ 10.35 9.477 0.790 0.784 (Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS) Bảng 2.11. Thang đo nhóm yếu tố lương thưởng và phúc lợi: Cronbach’s Alpha = 0.897 Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_dong_luc_lam_viec_cho_nguoi_lao_dong_tai_cong_ty_co_phan_in_va_san_xuat_bao_bi_hu.pdf
Tài liệu liên quan