Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

LỜI MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1

2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI.2

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.5

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.5

4.1. Đối tượng nghiên cứu.5

4.2. Phạm vi nghiên cứu.6

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .6

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 7

6.1. Về ý nghĩa khoa học.7

6.2. Về ý nghĩa thực tiễn .7

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN. 9

1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN.9

1.1.1 Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân. 9

1.1.1.1 Khái niệm. 9

1.1.1.2 Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân .9

1.1.2 Mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của Quỹ tín dụng nhân

dân . 13

1.1.2.1 Về mô hình tổ chức . 13

1.1.2.2 Nội dung hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân . 17

1.1.3 Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân . 18

1.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN . 20

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh . 20

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND. 22

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời . 22

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động . 25

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Về ngành công nghiệp, tuy có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp (cuối năm 2015 toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp đang hoạt động) nhưng việc thu hút đầu tư còn chậm do cơ chế chính sách chưa thông thoáng, việc quy hoạch các khu công nghiệp còn thiếu tính bền vững, nhiều thủ tục vướng mắc chưa được tháo gỡ nhất là giải phóng mặt bằng còn chậm, hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế, tính đồng bộ giữa các ban ngành chưa chặt chẽ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ngày càng bị giảm sút và được đánh giá ở mức độ tương đối thấp. Năm 2013 chỉ số PCI của tỉnh đạt bậc 37/64, giảm 8 bậc so với năm 2012. Năm 2014 bậc 52/64, giảm 15 bậc so với năm 2013, năm 2015 bậc 49/64, tăng 3 bậc so với năm 2014. 2.1.2.2 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế và chưa thật bền vững. Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011- 2015 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông - lâm - ngư nghiệp (KV I) 47,2 42,8 40,8 42,1 39,9 Công nghiệp - xây dựng (KV II) 27,1 29,1 30,7 23,0 24,9 Dịch vụ (KV III) 25,7 28,1 28,5 34,9 35,2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2011-2015 39 Từ bảng 2.2 cho thấy, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông lâm thuỷ sản, tỷ trọng của khu vực dịch vụ khá cao và ổn định. Đây được xem là xu hướng chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Trong các năm 2011, 2012, 2013 cơ cấu kinh tế chuyển dịch ổn định theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp giảm từ 47,2% năm 2011 xuống còn 40,8% năm 2013, tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng khá từ 27,1% năm 2011 tăng lên 30,7% năm 2013 và khu vực dịch vụ tăng từ 25,7% năm 2011 lên 28,5% năm 2013. Tuy kết quả cơ cấu kinh tế không đạt theo kế hoạch hàng năm nhưng sự tăng trưởng GDP năm 2013, 2014 chính là nhờ sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp làm nồng cốt. Chất lượng tăng trưởng công nghiệp từng bước được cải thiện do đầu tư mới mang lại, chủ yếu do các ngành chế biến thủy sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng và qui mô đầu tư lớn (vốn bình quân 01 doanh nghiệp chế biến thủy sản và chế biến thức ăn chăn nuôi là 83 tỷ đồng). Năm 2014 tỷ trọng công nghiệp xây dựng bị sụt giảm mạnh và tăng tỷ trọng nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự thay đổi nhưng dần chuyển dịch tích cực trong năm 2015. 2.1.3 Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, các TCTD trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đến thời điểm 31/12/2015 toàn tỉnh Tiền Giang có 42 TCTD đang hoạt động gồm: - Có 01 NH Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang; - Có 07 chi nhánh TCTD thương mại cổ phần (NHTMCP) Nhà nước gồm NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NHTMCP Đầu tư và phát triển Tiền Giang, NHTMCP Đầu tư và phát triển Mỹ Tho, NHTMCP Công thương Tiền 40 Giang, NHTMCP Công thương chi nhánh Tây Tiền Giang, NHTMCP Ngoại thương Tiền Giang, NH thương mại TNHH MTV Xây Dựng Tiền Giang; - Có 18 Chi nhánh NHTMCP gồm NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sông Tiền, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Sài Gòn Công Thương, NHTMCP An Bình, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Quốc Dân, NHTMCP Đông Á, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Đại Chúng, NHTMCP Kiên Long, NHTMCP Đông Nam Á, NHTMCP Hàng Hải, NHTMCP Bản Việt, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Sài Gòn Hà Nội, NHTMCP Bưu điện Liên Việt; - Có 16 Quỹ tính dụng nhân dân gồm: QTD An Hữu, QTD Tân Thanh, QTD Nhị Mỹ, QTD Mỹ Long, QTD Mỹ Tho, QTD Tân Hội Đông, QTD Tân Hiệp, QTD Thân Cửu Nghĩa, QTD Tân Mỹ Chánh, QTD Đăng Hưng Phước, QTD Chợ Gạo, QTD Bình Phục Nhứt, QTD Vĩnh Bình, QTD Mùa Xuân, QTD Long Hòa, QTD Tân Thành. Các TCTD hoạt động rộng khắp các huyện, thị, thành trong toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế địa phương giúp cho người dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ TCTD. Tình hình huy động vốn và cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh như sau: Bảng 2.3: Dư nợ và huy động vốn các TCTD năm đến 31/12/2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Khối NHTMNN Khối NHTMCP QTDND Tổng Dư nợ 19.365.123 7.185.223 475.897 27.026.243 Huy động vốn 24.228.129 13.139.127 608.046 37.975.302 Nguồn: Phòng Tổng hợp NHNN tỉnh Tiền Giang 41 Hình 2.1: Biểu đồ thị phần dư nợ và huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh năm 2015 Năm 2015, về thị phần huy động vốn NHTMNN chiếm 63,80%, NHTMCP chiếm 34,60%, QTDND chiếm 1,60% trên tổng nguồn vốn huy động. Về thị phần cho vay NHTMNN chiếm 71,65%, NHTMCP chiếm 26,59%, QTDND chiếm 1,76% trên tổng dư nợ cho vay. Các NHTMNN trên địa bàn luôn dẫn đầu về thị phần huy động vốn và cho vay. 16 QTDND có thị phần huy động vốn và cho vay rất thấp so với các NHTM. Đến cuối năm 2015 tình hình nợ xấu của các TCTD được kiểm soát ở mức 0,88%/tổng dư nợ, của hệ thống QTDND là 0,54%/tổng dư nợ. Nhìn chung, tình hình tỉ lệ nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt một phần do sự lãnh chỉ đạo của NHNN tỉnh Tiền Giang, sự hỗ trợ của các Ban, Ngành tỉnh trong việc giải quyết các khó khăn vướng mắc trong công tác xét xử và thi hành án (THA) dân sự. Đặc biệt là công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay của các TCTD cũng đã được các TCTD quan tâm đặt lên hàng đầu vì mục tiêu cho vay cuối cùng là thu hồi được vốn và một phần lợi nhuận. 42 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2011 - 2015 2.2.1 Công tác phát triển thành viên và quản trị điều hành 2.2.1.1 Công tác phát triển thành viên Thực hiện Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 Quy định về Quỹ tín dụng nhân dân, nhằm đảm bảo chất lượng thành viên hoạt động tại QTDND, trong năm Giám đốc NHNN tỉnh đã chỉ đạo các QTDND đã tiến hành rà soát lại thành viên không tham gia hoạt động tại QTD. Đi đôi với việc giảm thành viên cũ, một số quỹ vẫn kết nạp thêm thành viên mới để tăng quy mô hoạt động. Kết quả đến cuối tháng 12/2015 có 21.652 thành viên, giảm 11.201 thành viên tỷ lệ giảm 34,10% so với đầu năm. Việc chọn lọc các thành viên sẽ giúp cho QTD giữ lại những thành viên có tâm quyết và thật sự gắn bó với hoạt động của QTDND. Hình 2.2: Biểu đồ thống kê số lượng thành viên của QTD giai đoạn 2011-2015 Nguồn: Báo cáo GSTX 2011-2015 của NHNN TG Từ hình 2.2 trên thì số lượng thành viên tham gia vào QTD luôn có sự gia tăng từ 2011 đến 2014. Năm 2014 tổng số thành viên đạt 32.847 thành viên tăng 6.293 thành viên so với năm 2011 tỷ lệ tăng 23,70%, nguyên nhân tăng là do trong năm 43 2012 NHNN Việt Nam chấp thuận mở thêm 02 QTDND hoạt động (QTD Mỹ Tho và QTD Mùa Xuân) cho nên có sự gia tăng thành viên đáng kể. Bên cạnh đó, hạn mức các món vay tại QTDND thường thấp hơn các TCTD và điều kiện vay vốn cũng kém phức tạp hơn nên vay vốn tại QTDND vẫn được nhiều người dân lựa chọn. Đồng thời số lượng thành viên tăng cũng thể hiện vai trò của QTDND trong việc cung ứng vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tại địa bàn hoạt động. Số lượng thành viên tăng chứng tỏ nhu cầu vốn phát triển sản xuất tại địa bàn ngày càng cao và QTDND cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc cho vay thành viên góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên, đến năm 2015 số lượng thành viên đã giảm đột biến xuống còn 21.652 thành viên. Nguyên nhân giảm do thực hiện Thông tư số 04/2015/TT-NHNN quy định địa bàn hoạt động một xã, một phường, một thị trấn nên các QTDND trên địa bàn mà trước đây có địa bàn hoạt động không đúng quy định tại Thông tư thì bị thu hồi địa bàn hoạt động, chấm dứt tư cách thành viên. Thứ hai, QTDND thực hiện sàng lọc lại các thành viên đã lâu không còn hoạt động nữa. Thứ ba, là chấm dứt tư cách thành viên đối với những thành viên không thực hiện vốn thường niên là 100.000 đồng tại Điều 28 của Thông tư số 04/205/TT-NHNN. Trên đây là những lý do dẫn đến số lượng thành viên trong năm 2015 bị giảm xuống đột biến. 2.2.1.2 Công tác Quản trị điều hành Bộ máy hoạt động của hệ thống QTDND đang dần được cải tiến và hoàn thiện. Các QTD đã ngày càng quan tâm hơn đến công tác đào tạo cán bộ nhân viên thông qua các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ QTD do NHNN tỉnh phối hợp với Trường Đại học Ngân hàng và Hiệp hội QTD tổ chức để phục vụ cho hoạt động tại QTD. Số lượng nhân viên có trình độ Đại học và Cao đẳng luôn tăng lên theo thời gian, một số cán bộ trẻ có trình độ đã giữ chức vụ trong Ban quản trị, Ban điều hành. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao, các QTDND rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, có 12/16 QTDND bảo đảm nhân sự đạt chuẩn về trình độ theo quy định tại Quyết định số 31/2006/QĐ-NHNN. Nhân sự được thay thế, bổ sung đều được bầu trên nguyên tắc 44 lấy ý kiến của thành viên qua các kỳ Đại hội. Đến cuối năm 2015, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh có 128 nhân viên làm việc thường xuyên tại Quỹ trong đó có 47 nhân viên có trình độ Đại học, 10 nhân viên có trình độ Cao đẳng, 51 nhân viên có trình độ Trung cấp và 19 nhân viên có trình độ Sơ cấp và THPT. (Nguồn: Thanh tra, giám sát NHNN TG) Hình 2.3: Biểu đồ thống kê tỷ lệ trình độ nhân viên tại QTDND đến 31/12/2015 Bên cạnh những mặt đạt được thì cũng tồn tại một số hạn chế như sau: + Hội đồng quản trị: Có 78,57% QTDND đạt số lượng thành viên HĐQT theo mức tối thiểu đúng quy định. Tuyển dụng nhân sự của nhiều QTDND tập trung lựa chọn người thân trong gia đình của người có chức quyền trong QTDND, cơ cấu nhân sự của HĐQT ít thành viên nên tiềm ẩn nguy cơ lợi ích nhóm trong hoạt động kinh doanh. + Ban điều hành: Đến cuối năm 2015 có 13/16 Giám đốc QTDND có bằng trung cấp (kế toán, ngân hàng) và còn lại 03 Giám đốc tại QTDND khác có bằng đại học (kinh tế, quản trị, ngân hàng), qua đó cho thấy trình độ chuyên môn của ban điều hành còn thấp, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý, điều hành theo xu hướng kinh doanh hiện nay; công tác chỉ đạo, điều hành thiếu chủ động, thiếu nhạy bén, một số QTD còn tình trạng kiêm nhiệm. + Ban kiểm soát: Nhiều QTDND không chú trọng vào sự độc lập của BKS với Ban điều hành và HĐQT mà xem bộ phận kiểm soát này giống như một bộ phận nghiệp vụ bình thường, không nhận ra được tầm quan trọng của BKS là kiểm 45 tra, giám sát tình hình hoạt động của QTD về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ hoạt động của QTDND. Trình độ bằng cấp của BKS chủ yếu là trung cấp, cao đẳng và một số chỉ có giấy chứng nhận tham gia qua Lớp đào tạo nghiệp vụ QTDND. Vì vậy, chất lượng hoạt động BKS của QTDND trên địa bàn còn nhiều hạn chế. - Đội ngũ nhân viên: Hiện nay nhiều QTDND có cán bộ tuổi đã cao (trên 60 tuổi), sức khỏe yếu, trình độ, năng lực rất hạn chế, chưa được đào tạo bài bản... nhưng không muốn nghỉ việc để Quỹ thay đổi nhân sự, một số QTDND chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ dự nguồn nên ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ, Giám đốc điều hành chủ yếu là nhân viên nghiệp vụ làm việc lâu năm chuyển từ bộ phận nghiệp vụ khác sang nên thường là người lớn tuổi, chậm đổi mới. Trong thời gian qua trình độ chuyên môn tại các QTDND đã được quan tâm cải thiện qua các lớp đào tạo nghiệp vụ. Tuy nhiên Hiệp hội QTDND vẫn chưa thực sự chủ động phối hợp với NHNN tỉnh trong việc tổ chức lớp kịp thời. Hơn nữa, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên tại nhiều QTDND chưa thực sự chuyên nghiệp, kỹ năng chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm nhiều. Hiện tại, vẫn còn một số Quỹ bị khuyết nhân sự do chưa kịp đào tạo như một số thành viên trong HĐQT mới bổ sung ở nhiệm kỳ mới chưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ QTDND. Trong thời gian tới, NHNN tỉnh sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ QTDND để chuẩn hóa nhân sự đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn theo Điều 20 Thông tư 04. 2.2.2 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân 2.2.2.1 Nguồn vốn hoạt động Nguồn vốn hoạt động của QTDND là giá trị tiền tệ do QTDND tạo lập hay huy động được dùng để cho vay đầu tư hay thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác trong các hoạt động kinh doanh của QTDND. Nguồn vốn hoạt động của QTDND tương đối đơn giản được hình thành từ các nguồn sau: vốn điều lệ, vốn huy động, 46 vốn vay và vốn khác. Tình hình nguồn vốn hoạt động của các QTDND từ năm 2011 đến 2015 cụ thể như sau: Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn hoạt động của QTDND từ 2011-2015. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn điều lệ 9.267 13.336 15.377 19.573 21.983 Vốn huy động 276.489 369.779 425.923 542.574 608.046 Vốn vay 13.050 25.200 35.350 16.750 15.922 Vốn khác 23.562 27.783 35.350 35.558 39.884 Tổng nguồn vốn hoạt động 322.368 436.098 512.000 614.455 685.835 Nguồn: Báo cáo GSTX 2011-2015 của NHNN TG Từ bảng 2.4 trên cho thấy, nguồn vốn hoạt động của QTD liên tục tăng qua các năm. Đến cuối năm 2015 tổng nguồn vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh đạt 685.835 triệu đồng, so với năm 2014 tăng 71.380 triệu đồng tỷ lệ tăng 11,62%, so với năm 2011 tăng 363,467 triệu đồng tỷ lệ tăng 112,75%. Nguồn vốn liên tục tăng góp phần nâng cao năng lực hoạt động và phản ánh sự tăng trưởng của các QTDND trên địa bàn tỉnh. -Vốn điều lệ (VĐL): Các QTDND có VĐL đạt 21.983 triệu đồng so với năm 2014 tăng 2.410 triệu đồng tỷ lệ tăng là 12,31%, so với năm 2011 tăng 12.716 triệu đồng tỷ lệ tăng 137,22%. Các QTD đã có nhiều biện pháp tích cực để tăng VĐL từ đó nâng cao năng lực và quy mô hoạt động. Hầu hết các QTD có VĐL đạt từ 1.000 triệu đồng trở lên, còn 3/16 QTD có VĐL thấp là QTD Chợ Gạo (563 triệu đồng), QTD Mỹ Long (649 triệu đồng), QTD Nhị Mỹ (654 triệu đồng). -Vốn huy động: Lãi suất huy động ổn định và cao hơn Ngân hàng 0,5%/năm (6%/năm đối với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng theo QĐ số 2173/QĐ-NHNN) nên công tác huy động vốn tại các QTDND tương đối thuận lợi. Mặc dù huy động vốn 47 của hệ thống QTDND chưa đạt kế hoạch (kế hoạch là 13%) nhưng trong năm tất cả các QTDND đều có vốn huy động tăng trưởng cao so đầu năm. Vốn huy động tăng trưởng đã góp phần rất lớn cho QTDND, đảm bảo hoạt động của QTDND được an toàn cũng như đáp ứng các nhu cầu chi trả. Đến cuối tháng 12/2015, nguồn vốn huy động đạt 608.046 triệu đồng, chiếm 88,66% tổng nguồn vốn hoạt động, tăng 65.472 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,07% so cuối năm 2014. Một số QTD có vốn huy động tăng so với đầu năm gồm trong đó tăng cao nhất là Bình Phục Nhứt (+9.830 triệu đồng), Thân Cửu Nghĩa (+8.722 triệu đồng), Tân Hội Đông (+8.671 triệu đồng). Nguồn vốn huy động tăng góp phần vào ổn định và phát triển nguồn vốn hoạt động từ đó tăng mức dư nợ cho vay. - Vốn vay: Qua kết quả tăng trưởng nguồn vốn tự có đã giúp cho các QTDND chủ động hơn trong hoạt động từ đó giảm dần nguồn vốn vay. Đến 31/12/2015 nguồn vốn vay đạt 15.922 triệu đồng, giảm 828 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 4,94%. Qua sự hỗ trợ của hệ thống NH HTX, các QTDND đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ NH HTX chi nhánh Long An nên không phát sinh việc vay các TCTD khác. Hình 2.4: Biểu đồ nguồn vốn hoạt động của các QTDND đến 31/12/2015 Nguồn: Báo cáo GSTX 2015 của NHNN TG 48 Từ hình 2.4 cho thấy, tính đến 31/12/2015 nguồn vốn hoạt động của QTD Tân Hiệp cao nhất là 151.568 triệu đồng chiếm 22,10% trên tổng nguồn vốn hoạt động. QTD Nhị Mỹ thấp nhất là 7.793 triệu đồng chiếm 1,14% trên tổng nguồn vốn hoạt động. Nguyên nhân, do quy mô hoạt động của QTD Nhị Mỹ nhỏ, bên cạnh đó địa bàn hoạt động của QTD gặp phải sự canh tranh rất lớn từ các TCTD khác như Chi nhánh NHNo huyện, Chi nhánh NH Công thương Tây và 10 PGD của các NHTM khác nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. 2.2.2.2 Sử dụng vốn Thông qua hoạt động cho vay, hệ thống QTDND đã có sự đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trong năm 2015 các QTDND đã giải quyết cho 15.137 lượt thành viên vay vốn (giảm 94 lượt so với đầu năm). Tổng doanh số cho vay đạt 687.507 triệu đồng (tăng 74.709 triệu đồng so với đầu năm), bình quân đạt 42.969 ngàn đồng/ 1 món vay. Tổng dư nợ cho vay đạt 475.895 triệu đồng, tăng 67.140 triệu đồng so với đầu năm tỷ lệ tăng 16,43% và vượt so với kế hoạch năm (kế hoạch tăng trưởng tín dụng 10%). Bảng 2.5: Tình hình dư nợ của QTDND 2011-2015 Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ ngắn hạn 209.778 170.850 163.700 169.526 183.922 Nợ trung, dài hạn 23.462 132.563 196.653 239.229 291.973 Tổng dư nợ 233.240 303.413 360.353 408.755 475.895 Nguồn: Báo cáo GSTX 2011-2015 của NHNN TG Từ bảng 2.5 trên cho thấy, dư nợ cho vay luôn có sự tăng trưởng cao qua các năm, tăng trưởng bình quân từ 2011-2015 là 19,68%/năm.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ không đồng đều qua các năm. Năm 2012 là năm tăng trưởng tín dụng cao nhất, tăng 30,09% so với năm 2011. Trong năm 2012, tình hình lạm phát trong nước tăng cao lên mức 18,13% nên NHNN VN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. 49 Mặc dù tăng trưởng tín dụng được các TCTD xem xét trên cơ sở thận trọng, trong năm NHNN VN cũng đưa ra khung tín dụng đặc thù cho các ngành, các lĩnh vực có tầm chiến lược như cho vay kinh doanh lúa gạo, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và chế biến thủy sản, phát triển nông nghiệp nông thôn (PTNNNT), đặc biệc là Thông tư 14/2011/TT-NHNN ngày 14/6/2011 hướng dẫn hướng dẫn Nghị định số 41/2011/NĐ-CP chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được NHNN tỉnh Tiền Giang triển khai chỉ đạo đến các QTD trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc. Do đó, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như PTNNNT nên các QTDND đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt. Đến năm 2013 và năm 2015 chính sách tín dụng tiếp tục được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và mặt bằng LSCV của các QTDND được duy trì ở mức thấp nhưng tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh còn khó khăn nên dư nợ tăng trưởng chậm lại với tốc độ tăng 18,77%, 13,43%, 16,43% vào năm 2013, năm 2014 và năm 2015. Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn ngày càng tăng qua các năm từ 2011 là 10,06% trên tổng dư nợ, năm 2012 là 43,69%, năm 2013 là 54,57%, năm 2014 là 58,53%, năm 2015 là 61,35%. Nguyên nhân do các QTDND chú trọng phát triển nguồn vốn huy động nhàn rồi có kỳ hạn dài, bên cạnh đó QTDND ngày càng quan tâm đến nhu cầu của khách hàng nên đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như khai thác thủy sản, chăn nuôi bò sữa, các mô hình kinh tế miệt vườn... Một vài QTDND tại địa bàn thành thị thì cho vay nông nghiệp nông thôn (NNNT) ít hơn mà chủ yếu là cho vay phục vụ nhu cầu vốn buôn bán nhỏ lẻ hoặc cho vay trả góp chợ, cho vay tín chấp đối với công nhân viên chức. Qua đó cho thấy hoạt động cho vay của các QTDND là rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hộ, kinh tế nhỏ lẻ của một bộ phận nhân dân. 2.2.2.3 Chất lượng tín dụng Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc ngăn chặn, giảm thiểu nợ xấu nhưng trong thời gian qua nợ xấu đã có những biến động thất thường tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ 2011- 2015 như sau: 50 Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của QTDND 2011 - 2015 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ quá hạn 0,60 0,34 1,08 0,99 0,84 Nợ xấu 0,22 0,16 0,35 0,51 0,54 Nguồn: Báo cáo GSTX 2011-2015 của NHNN TG Từ bảng 2.6 trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của các QTDND trên địa bàn luôn ở mức thấp so với mặt bằng chung của các TCTD trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ nợ xấu tại các QTD có chiều hướng gia tăng qua các năm nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN dưới 3%, chứng tỏ chất lượng tín dụng của các Quỹ khá tốt. Tỷ lệ nợ xấu có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 0,16%(477 triệu đồng) và cao nhất với tỷ lệ 0,54%(2.580 triệu đồng) vào năm 2015 tăng 0,03% so với năm 2014. Do phần lớn thành viên vay vốn là các hộ cá thể sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn nông thôn, nhu cầu món vay nhỏ nên cơ cấu dư nợ của các Quỹ chủ yếu cho vay ngắn hạn NNNT do đó khả năng tiềm ẩn rủi ro phát sinh nợ xấu cũng ít hơn. Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của các QTDND đến 31/12/2015 Nguồn: Báo cáo GSTX 2015 của NHNN TG 51 Từ hình 2.5 cho thấy, có 13/16 QTDND có phát sinh nợ xấu trong đó có 3/16 QTDND không phát sinh nợ xấu là QTDND Đăng Hưng Phước, QTDND An Hữu, QTDND Tân Hội Đồng. Nổi bật trong biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của từng QTDND trong năm 2015 là QTDND Nhị Mỹ có tỷ lệ nợ xấu cao nhất lên đến 4,14% và vượt giới hạn cho phép của NHNN, chứng tỏ hoạt động tín dụng của QTDND đã phát sinh những vấn đề yếu kém nghiêm trọng, chất lượng tín dụng thấp nhất trong hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Nguyên nhân gây ra tình trạng tỷ lệ nợ xấu cao tại Quỹ là do những vấn đề phát sinh từ nội tại của Quỹ. QTDND đã xảy ra trường hợp Giám đốc lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với nhân viên để lập hồ sơ khống, cho vay vượt quá 15% VTC (do không trừ khoản lỗ), thủ tục bảo lãnh bên thứ ba không đúng theo quy định, cho vay đảo nợ đối với khách hàng là người thân từ đó dẫn đến không có khả năng thu hồi, cán bộ quản lý chiếm dụng tài sản của QTDND. Những sai phạm trên đã được ghi nhận tại kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước tỉnh nên QTD Nhị Mỹ bị xếp vào nhóm QTDND cần được tái cơ cấu theo công văn 187/NHNN-TTGSNH.m của NHNNVN về triển khai cơ cấu lại QTDND, tập trung kiềm chế nợ xấu gia tăng và triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu. Một nguyên nhân nữa gây ra sự chậm trễ trong công tác xử lý nợ xấu là do các QTDND còn chưa nhận được sự quan tâm của các cơ quan pháp luật trong công tác xử lý nợ xấu. Đến cuối năm 2015 trong tổng số 18 vụ đã được tòa án xét xử chuyển sang thi hành án (THA) với tổng số tiền phải THA là 1.418 triệu đồng còn 11 việc THA dở dang với số tiền đã thu là 282 triệu đồng và số tiền phải THA tiếp là 539 triệu đồng, chưa THA với tổng số tiền là 557 triệu đồng. Một số nguyên nhân chính dẫn đến còn tồn đọng một số việc chưa THA là do: - Cơ quan THA chưa định giá tài sản. - QTDND định giá tài sản đảm bảo cao hơn mức giá quy định của UBND tỉnh nên khi định giá bán đấu giá tài sản cao so với thực tế nên không có người mua. 52 - Cơ quan THA cho phép người phải THA được lựa chọn tài sản đưa ra bán đấu giá nên khách hàng vay vốn chọn tài sản tọa lạc trong vùng sâu không có đường đi nên rất khó tìm được người mua trong khi đó tài sản tại các vị trí mặt tiền lại không đưa ra bán. - Việc thông báo bán đấu giá tài sản thường được công bố trên báo Ấp Bắc ở địa phương nên việc công bố thông tin chưa được rộng rãi, chưa nhiều người biết đến vì vậy ít có người mua. Tóm lại, bên cạnh những rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động, thì còn có các rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro về đạo đức của cán bộ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các QTDND vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo mức cho phép của NHNNVN nhưng thực trạng nợ xấu đang có xu hướng tăng từ năm 2012 đến nay. Nợ xấu tăng một phần do kinh tế khó khăn, bệnh dịch, thiên tai gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của thành viên viên vay vốn. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan do trình độ, nghiệp vụ của QTDND từ khâu thẩm định đến xét duyệt cho vay còn nhiều hạn chế, không chấp hành, tuân thủ đúng các quy trình, quy định về cấp tín dụng, các hạn chế tín dụng; các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm; công tác kiểm tra giám sát vốn vay khách hàng chưa tốt, để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến nợ khó đòi kéo dài, có khả năng mất vốn; thậm chí có Quỹ cán bộ tham ô, lợi dụng tiền công quỹ, một số trường hợp cá biệt còn do giám đốc, nhân viên QTD đã có hành vi giả mạo hồ sơ, vi phạm pháp luật nghiêm trong trong hoạt động cho vay, sử dụng vốn của QTDND, dẫn đến mất vốn đã bị NHNN tỉnh và Cơ quan Công an xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (QTDND Nhị Mỹ). Đồng thời, một nguyên nhân nữa đến đến nợ xấu kéo dài để lại hệ lụy cho các năm sau là công tác phối hợp xử lý nợ xấu giữa QTDND và Cơ quan ban, ngành tại địa phương chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. Cơ quan THA chưa giải quyết dứt điểm được các vụ việc tố phát sinh, để đọng lại nguyên nhân do thủ tục còn nhiều vướng mắc và khe hở để đối tượng bị THA lách luật như nêu trên. Vì vậy, trong thời gian tới bắt buộc các QTDND phải có hướng giải quyết phù hợp trong công tác cho vay, điều chỉnh kỳ hạn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_cac_quy_t.pdf
Tài liệu liên quan