Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
3
1.1 LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc trưng của Ngân hàng Thương Mại 3
1.1.3 Chức năng hoạt động của NHTM 5
1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng 5
1.1.3.2 Chức năng tạo tiền 6
1.1.3.3 Chức năng trung gian thanh toán 6
1.1.3.4 Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng 7
1.1.4 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 7
1.1.5 Nghiệp vụ kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại 8
1.1.5.1 Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại 8
1.1.5.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 11
1.1.5.3 Nghiệp vụ đầu tư tài chính 12
1.1.5.4 Các nghiệp vụ kinh doanh khác 13
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI. 13
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng
thương mại 16
1.2.2 Các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 17
1.2.2.1 Chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu. 17
1.2.2.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 17
1.2.2.3 Kết cấu vốn của NHTM 19
1.2.2.4 Huy động vốn của NHTM 21
1.2.2.4.1 Các hình thức huy động vốn của NHTM 21
1.2.2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động 23
1.2.2.4.3 Cách xác định nguồn vốn huy động 28
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
101 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đoan Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng đào thải.
* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Khi hội nhập diễn ra những rào cản về pháp lý nhằm hạn chế các hoạt động
kinh doanh của các Ngân hàng nước ngoài và liên doanh được gỡ bỏ. Khi đó sức ép
cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam sẽ tăng lên. Sự cọ sát với các Ngân hàng
nước ngoài cũng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách Ngân hàng
đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.
* Khách hàng
Khách hàng là một bộ phận rất quan trọng góp phần vào sự thành công của
Ngân hàng. Chúng ta cần điều tra tình hình dân cư, sở thích của từng bộ phận dân
cư để kịp thời đáp ứng các nhu cầu của họ bằng các sản phẩm, dịch vụ tương ứng.
1.3.2. Môi trường bên trong.
* Năng lực tài chính
Đây là yếu tố thể hiện quy mô hoạt động của Ngân hàng, bất kỳ Ngân hàng nào
có vốn tự có lớn sẽ có khả năng huy động vốn và cung ứng tín dụng cao. Trong xu
thế hội nhập và phát triển, tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính,
Ngân hàng giữa các TCTD, việc tăng vốn tự có của bản thân mỗi Ngân hàng hết
sức cần thiết. Các Ngân hàng có vốn điều lệ tương đối lớn đã không ngừng mở
rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm để chiếm thị phần, nâng cao năng
lực cung cấp dịch vụ và tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng.
36
* Cơ cấu tố chức và điều hành
Sự yếu kém trong việc quản trị, điều hành và kiểm soát là nhân tố quan trọng
góp phần làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả. Năng lực quản trị phản ánh
khả năng đề ra và lựa chọn những chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả
cao nhất như các chiến lược về hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng, hoạt động
thanh toán, dịch vụ, tổ chức bộ máy Các quy trình về quản lý như: quản lý tài
sản có, quản lý rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suấtTừ đó tạo
nên một chuẩn mực cho hoạt động Ngân hàng thích nghi dần với phương thức quản trị
hiện đại.
* Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Chất lượng của đội ngũ nhân sự là yếu tố có tính quyết định đến sự thành
công hay thất bại của một tổ chức, chất lượng của đội ngũ nhân sự thể hiện ở trình độ
chuyên môn, kỹ càng nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, phong cách ứng xử phù hợp
với công việc và với mọi tình huống. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt với nhiều
hoạt động đa dạng và mối quan hệ kinh tế với nhiều chủ thể kinh tế, xã hội hoạt
động trong những lĩnh vực khác nhau; nhất là hiện nay hoạt động của NHTM luôn
gắn với hoạt động của nền kinh tế thị trường và sắp tới sẽ tiến tới hội nhập quốc tế
thì càng đòi hỏi về chất lượng của đội ngũ nhân sự hơn nữa.
* Chủ trương về đầu tư để phát triển công nghệ Ngân hàng
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Ngân hàng, đặc
biệt là trong dịch vụ thanh toán và một số dịch vụ khác là một tất yếu. Bởi vì việc
hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nó chỉ đem lại hiệu quả
khi và chỉ khi dựa trên nền tảng công nghệ Ngân hàng hiện đại, tiên tiến. Do đó, việc
lựa chọn đúng công nghệ và sử dụng có hiệu quả công nghệ đó là một khâu quan
trọng cần phải quan tâm, xem xét để tăng cường năng lực cạnh tranh và gia tăng hiệu
quả hoạt động của mỗi NHTM.
* Marketing
Marketing trong hoạt động của các NHTM được mô tả là một quá trình xác
37
định, dự báo, thiết lập và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với sản
phẩm, dịch vụ. Những nội dung cơ bản của marketing là nghiên cứu và phân tích khả
năng của thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng
thương hiệu và các hoạt động chăm sóc khách hàng. Quá trình này thực hiện tốt sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Tóm tắt chương I
Qua việc xem xét nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết trong chương I,
khóa luận đã cung cấp những lý luận cơ bản về NHTM. Thông qua các hoạt động của các
NHTM luận văn cũng đề cập đến những chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của ngân
hàng như: chất lượng tín dụng. Các lý thuyết cơ bản này làm cơ sở để phân tích trong
chương sau, từ đó đánh giá, xác định đúng thực trạng của ngân hàng để có giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
38
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐOAN HÙNG
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐOAN HÙNG.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị
định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng bộ trưởng (Nay là Chính
phủ). Trải qua 25 năm hoạt động xây dựng và trưởng thành với nhiệm vụ chủ yếu là
Ngân hàng chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và có nhiều tên gọi khác
nhau:
-Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt nam từ 23/3/1988.
-Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam từ 14/11/1990.
-Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam từ 15/11/1996.
NHNo&PTNT Việt nam từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai
trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất giữ vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế đất nước,
đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đi đầu trong việc nghiêm túc chấp
hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân
hàng nhà nước Việt nam.
Là một chi nhánh Ngân hàng cấp 3 trực thuộc chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh
Phú Thọ có trụ sở đóng tại Khu hành chính Tân tiến, thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ. Sự phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng cũng
không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, và
NHNo&PTNT Việt nam.
39
Trải qua nhiều năm hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng đã khẳng
định được vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và góp
phần phát triển kinh tế đất nước nói chung.
Ngân hàng No&PTNT huyện Đoan Hùng là một đơn vị hoạt động trên địa bàn
huyện miền núi. Mặc dù những năm gần đây cơ sở hạ tầng nông thôn huyện đã có sự thay
đổi, nhưng nhìn chung nền sản xuất hàng hoá và thị truờng chưa phát triển mạnh, đời
sống của người dân còn khó khăn, dân trí chưa cao đã ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động
của Ngân hàng.
Là một Ngân hàng thương mại vừa thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng vừa thực
hiện chính sách tín dụng theo chương trình xoá đói giảm nghèo phục vụ nhiệm vụ chính
trị của địa phương. Hiện tại NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng có mạng lưới hoạt động
rộng khắp tới các xã thuộc địa bàn toàn huyện. Với mạng lưới hoạt động đó đã rút ngắn
khoảng cách từ Ngân hàng tới khách hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án
đầu tư, phương án phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống của khách
hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng có tổng số cán bộ công nhân viên là 46
người với 2 phòng nghiệp vụ, 1 phòng hành chính nhân sự và 2 phòng giao dịch trực
thuộc. Dưới sự điều hành của ban giám đốc hoạt động trên địa bàn 26 xã và một thị trấn.
Mô hình tổ chức của NHNo& PTNT huyện Đoan Hùng
Ban giám đốc
Phòng
Nghiệp vụ
Kinh doanh
Phòng
Kế toán
Ngân quỹ
Phòng
Hành chính
Tổ chức
PGD
Chân Mộng
PGD
Tây Cốc
40
*Chức năng nhiệm vụ:
- Phòng kế hoạch và kinh doanh:
+Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn
vốn, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.
+Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án theo phân cấp ủy quyền, và hoàn thiện hồ
sơ trình Ngân hàng cấp trên. Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
biện pháp khắc phục. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, lập báo cáo Tín dụng theo
phạm vi được phân công. Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
+Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động Tín dụng của các Phòng
giao dịch trên địa bàn.
-Phòng Kế toán Ngân quỹ:
+Có trách nhiệm trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt nam.
+Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ
tiền lương đối với NHNo&PTNT tỉnh Phú thọ.
+Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo
theo quy định.
+Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.
+Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
+Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo
quy định.
-Phòng hành chính:
Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản
lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao
thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Trực tiếp theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước
lao động tập thể, quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm.
41
-Phòng Giao dịch:
+Huy động vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư trên địa bàn theo kế
hoạch được giao.
+Thực hiện thẩm định các dự án, đầu tư tín dụng theo phân cấp, phạm vi được ủy
quyền.
+Hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định.
+Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
+Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo
quy định.
2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ
Về huy động vốn
- Tiền gửi thanh toán bằng VND, ngoại tệ.
- Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ.
Về tín dụng
- Cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch
vụ.
- Cho vay trung dài hạn phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, đổi mới
công nghệ.
- Cho vay dân cư phục vụ nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà, mua bán nhà.
- Cho vay đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Cho vay tiêu dùng.
Về dịch vụ thanh toán
42
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán trong nước.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ thanh toán trong nước.
- Dịch vụ nhận và chuyển tiền trong nước.
- Dịch vụ Western Union, chi trả kiều hối.
- Dịch vụ thu đổi ngoại tệ.
2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động Ngân hàng. Trong những
năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động
vốn. Các hình thức huy động cũng được phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu đa dạng
của người gửi tiền như kỳ phiếu, tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng, tiết kiệm gửi góp,
tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm học đường. Quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các
tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện, phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực.
Do đó đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý.
43
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn.
( Đơn vị: Triệu đồng VN)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 11/12
Số tiền
T.T
%
Số tiền
T.T
%
Số tiền
tăng
giảm (±)
% tăng
giảm (±)
Tổng vốn huy động 339,601 100.0 422,232 100.0 82,630 24.3
1. Phân theo khách hàng
TG các tổ chức kinh tế 65,075 19.2 66,750 13.9 1,675 2.6
TG dân cư 274,526 80.8 355,482 86.1 80,955 29.5
2. Phân theo tính chất
TG không kỳ hạn 66,170 19.5 67,220 14.0 1,050 1.6
TG có kỳ hạn 273,431 80.5 355,012 86.0 81,580 29.8
3. Phân theo loại tiền
TG nội tệ 302,000 88.9 357,000 92.3 55,000 18.2
TG ngoại tệ 37,601 11.1 65,232 7.7 27,630 73.5
( Nguồn tài liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011-2012 )
Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan
Hùng trong những năm qua có mức tăng trưởng cao đã đưa vốn huy động của Ngân hàng
từ 339,601 triệu đồng năm 2011 lên 422,232 triệu đồng năm 2012. Vốn huy động năm
2012 tăng 82,630 triệu đồng, đạt mức tăng 24.3% so với năm 2011.
Trong cơ cấu phân theo khách hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 66,750
triệu đồng, chiếm 13.9% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 1,675 triệu đồng (tăng
2.6%) so với năm 2011. Trong đó tiền gửi dân cư đạt 355,482 triệu đồng, tăng 29.5% so
với năm 2011. Có được kết quả này là do nhiều năm chi nhánh đã có nhiều giải pháp
năng động, phù hợp nhằm duy trì và tăng trưởng nguồn vốn. Đặc biệt, chi nhánh trú trọng
44
huy động tiền gửi dân cư thông qua các chương trình tiết kiệm dự thưởng và có khuyến
mại như: tiết kiệm “Hái lộc đầu xuân”, chương trình tiết kiệm dự thưởng “Nhân dịp giỗ
tổ Hùng Vương năm 2011” với nhiều giải thưởng hấp dẫn. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ
trọng cao 86,1% là nguồn vốn ổn định, một phần chứng tỏ được uy tín của Ngân hàng
trong các tầng lớp dân cư.
Nếu phân theo tính chất của huy động vốn thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 đạt
67,220 triệu đồng, chiếm 14.0% trong tổng nguồn vốn, tăng 1,050 triệu đồng tương
đương với 1.6% so với năm 2011. Tiền gửi có kỳ hạn đạt mức 355,012 triệu, chiếm
86.0% trong tổng nguồn vốn, tăng 81,580 triệu đồng tương đương với 29.8% so với năm
2011.
Nếu phân theo loại tiền thì tiền gửi nội tệ năm 2012 là 357,000 triệu đồng, tăng
55,000 triệu đồng tương đương 18.2 % so với năm 2011. Tiền gửi ngoại tệ đã quy đổi
năm 2012 là 65,232 triệu đồng, tăng 73.5 so với năm 2011.
2.2.2. Hoạt động cho vay.
Nếu như nghiệp vụ hoạt động huy động đóng vai trò là nền tảng thì nghiệp vụ sử
dụng vốn lại là hoạt động quyết định đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Trong cơ
cấu doanh thu của Ngân hàng nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất
quyết đến sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Với nguồn vốn huy động liên tục tăng
trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cũng liên tục tăng.
Năm 2012 tuy nền kinh tế suy thoái nhưng nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc
đẩy hoạt động cho vay nên tổng doanh số cho vay vẫn tăng thêm so với năm 2011 và
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
45
Bảng 2.2 :Kết quả cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan hùng
( Đơn vị tính: Triệu đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2012
Số tiền
T.T
%
Số tiền
T.T
%
Số tiền
tăng
giảm (±)
%
tăng giảm
(±)
1. Tổng doanh số cho vay 776,338 100.0 866,462 100.0 90,124 11.61
Cho vay ngắn hạn 654,010 84.2 747,180 86.2 93,170 14.25
Cho vay trung, dài hạn 122,328 15.8 119,283 13.8 (3,046) (2.49)
2. Doanh số thu nợ 714,691 100.0 856,530 100.0 141,838 19.85
Dsố thu nợ ngắn hạn 606,527 84.9 746,952 87.2 140,425 23.15
Dsố thu nợ trung, dài hạn 108,164 15.1 109,577 12.8 1,413 1.31
3. Tổng dư nợ 480,165 100.0 490,097 100.0 9,932 2.07
Dư nợ ngắn hạn 292,908 61.0 293,135 58.6 227 0.08
Dư nợ trung, dài hạn 187,257 39.0 196,962 41.4 9,705 5.18
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2012 )
Tổng doanh số cho vay đến ngày 31/12/2012 là 866,462 triệu đồng, tăng 90,124
triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ chiếm 11.61%.
Trong đó:
- Cho vay ngắn hạn năm 2012 tăng 14.25% so với năm 2011.
- Cho vay trung, dài hạn năm 2012 giảm 2.49% so với năm 2011.
Doanh số thu nợ năm 2012 tăng so với năm 2009 là 141,838 triệu đồng, tỷ lệ tăng
19.85%.
Trong đó:
- Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 140,425 so với năm 2011 , tỷ lệ tăng là 23.15% .
- Doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng 1,413 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 1.31%.
46
Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2012 là 490,097 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là
9,932 triệu đồng, tỷ lệ tăng 2.07%.
- Dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 293,135 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58.6% trong tổng
dư nợ và tăng so với năm 2011 là 0.08%.
- Dư nợ trung, dài hạn năm 2012 là 196,962 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41.4% trong
tổng dư nợ và tăng so với năm 2011 là 5.18%.
Về cơ cấu dư nợ tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương.
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lớn trung và dài hạn nhưng không nhiều, đó là một kết cấu hợp
lý và thuận lợi.
*Xét về chất lượng tín dụng:
Bảng 2.3 : Tình hình nợ xấu của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan hùng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2012-2011
Số tuyệt đối %
Dư nợ tín dụng 418,165 490,097 9,932 2.07
Nợ xấu 12,004 8.821 -3,183 -27
Tỷ lệ nợ xấu 2.5 1.8 -0.7 -28
Hàng năm chi nhánh luôn quan tâm và chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
và đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần từ 2.5% năm
2011 xuống còn 1.8% năm 2012, và nhỏ hơn tỷ lệ kế hoạch là 3%. Điều này cho thấy
chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã dần được nâng cao, đặc biệt là năm 2012 với quyết
tâm chỉ đạo và đôn đốc thu hồi nợ tích cực nên chi nhánh đã giảm thấp tỷ lệ nợ xấu một
cách rõ rệt vượt kế hoạch, mục tiêu đề ra.
2.2.3. Các hoạt động khác.
47
Hoạt động dịch vụ có những bước phát triển mạnh mẽ theo hướng Ngân hàng hiện
đại. Chi nhánh tổ chức vận hành đường truyền thông suốt để phục vụ các giao dịch trực
tuyến: IPCAS, ATM, thanh toán liên Ngân hàng, thanh toán bù trừ, Internet phục vụ
nghiệp vụ mới (ABIC,Western Union) góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động
dịch vụ của Ngân hàng.
Bảng 2.4 : Tình hình hoạt động dịch vụ của NHNo&PTNT huyện Đoan hùng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Tỷ
trọng
(%)
Năm
2012
Tỷ
trọng
(%)
So sánh 2012-2011
Số tiền %
Thu từ dịch vụ thanh toán 1,695 74.11 1,864 74.14 169 9.97
Thu từ nghiệp vụ ngân quỹ 145 6.34 178 7.08 33 22.76
Thu từ hđộng KD ngoại hối 291 12.72 297 11.81 6 2.06
Thu từ hoạt động khác 156 6.82 175 6.96 19 12.18
Tổng cộng 2,287 100.00 2,514 100.00 227 46.97
Qua bảng số liệu trên ta thấy thu dịch vụ thanh toán trong nước và thu từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối không ngừng tăng trưởng và chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng thu
dịch vụ của Ngân hàng chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng thanh toán của
mình cụ thể:
-Thu từ dịch vụ thanh toán năm 2011 đạt 1,695 triệu chiếm tỷ trọng 74.11% trong
tổng thu dịch vụ. Năm 2012 thu được 1,864 triệu chiếm tỷ trọng 74.14%, tăng so với
năm 2011 là 169 triệu đồng tỷ lệ tăng là 9.97%.
48
-Hoạt động kinh doanh ngoại hối chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động tài chính
quốc tế. Năm 2011 chính sách chống Đôla hóa của Chính phủ ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tình hình kinh tế, chính trị diễn biến phức tạp, giá dầu
thô, giá nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất tăng cao, nguồn vốn giải ngân bằng USD
giảm, xuất hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ không gửi hoặc bán cho Ngân hàng đã ảnh
hưởng tới thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh. Thu nhập kinh
doanh ngoại hối năm 2012 chỉ đạt 297 triệu giảm 6 triệu tỷ lệ tăng không đáng kể là
2.06%.
* Công tác kế toán.
Cho đến nay trong hệ thống NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng đã có gần 7,500 tài
khoản bao gồm cả tài khoản cá nhân, tài khoản thẻ ATM và tài khoản các tổ chức kinh tế,
DN quốc doanh và DN ngoài quốc doanh.
Một yêu cầu cơ bản trong công tác kế toán đó là năng lực, trình độ vận hành máy,
phần mềm ứng dụng để tăng cường công tác quản lý kinh doanh.
Ngân hàng đã ứng dụng một số phần mềm vào công tác kế toán. Quản lý chặt chẽ và
bảo đảm cập nhật thông tin nên mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh được hạch toán kịp thời
và chính xác. Doanh số dịch vụ chuyển tiền năm sau lớn hơn năm trước cả về số món và
số tiền tạo thêm cho Ngân hàng có một nguồn thu nhập tương đối chắc chắn và ổn định.
*Thanh toán qua Ngân hàng.
Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của
Ngân hàng, cho đến nay nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đă chứng tỏ được
nhiều ưu điểm. Do đó thể thức thanh toán này càng được mở rộng và chiếm một vị trí
quan trọng không thể thiếu trong nghiệp vụ Ngân hàng.
49
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động thanh toán năm 2011-2012
( Đơn vị:Triệu đồng VN)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2012
Số tiền T.T % Số tiền T.T %
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tăng giảm
(±)
Tổng doanh số thanh
toán chung
4,719,602 100.00 5,440,332 100.00 720,730 115
1. T. toán bằng tiền mặt 1,582,666 33.53 1,916,109 35.22 333,443 121
2.T. toán không dùng TM 3,136,936 66.47 3,524,223 64.78 387,287 112
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2012 )
Tổng doanh số thanh toán bằng tiền mặt năm 2012 tăng 333,443 triệu đồng, tỷ trọng
tăng khoảng 2% so với năm 2011, chiếm 35.22% trong tổng doanh số thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền mặt năm 2012 là 3,524,223 triệu đồng, tăng so với năm
2011 là 387,287 triệu đồng, tỷ trọng tăng khoảng 2% so với năm 2011, chiếm 64.78%
trong tổng doanh số thanh toán.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Trong những năm qua vượt qua mọi khó khăn thử thách hoạt động kinh doanh của
chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng không ngừng tăng trưởng. Lợi nhuận trước
thuế diễn biến theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Là đơn vị nhận khoán tài chính
với NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, hàng năm chi nhánh luôn thực hiện đạt và vượt mức kế
hoạch. Thu nhập của cán bộ, viên chức ngày một tăng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
Ngân sách Nhà nước. Chi nhánh đã bảo toàn phát triển được vốn cả hai đầu “đi vay và
cho vay”. Thực hiện cơ chế lãi suất dương, cơ chế kế hoạch, cơ chế khuyến khích thi đua
động viên người lao động hăng hái thi đua đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
50
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2012-2011
Số tiền %
Thu nhập 85,514 88,234 2,720 3.18
Trong đó: Thu từ hđộng tín dụng 80,611 83,057 2,446 3.03
Chi phí 66,227 67,437 1,210 1.83
Lợi nhuận trước thuế 19,287 20,797 1,510 7.83
(Nguồn Báo cáo tổng kết hàng năm của NHNo&PTNT huyện Đoan hùng)
Năm 2011 lợi nhuận trước thuế đạt 19,287 triệu đồng. Bước sang năm 2012 lợi
nhuận trước thuế đạt 20,797 triệu đồng tăng 1,510 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng
tăng 7.83. %.Qua bảng trên ta thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn góp phần quan
trọng quyết định tổng thu của Ngân hàng qua các năm. Có thể nói trong giai đoạn qua dù
gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của Ngân hàng vẫn không ngừng tăng
trưởng và ổn định. Đó là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của tất cả các cán bộ, viên chức
vì sự phát triển bền vững của chi nhánh.
2.3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT
HUYỆN ĐOAN HÙNG
2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài
51
2.3.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế
Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến
hoạt động huy động vốn của NHTM nói chung và đến hoạt động huy động vốn của
NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng
trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ
của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng NN&PTNT huyện Đoan Hùng
tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng cao
và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên, Ngân hàng có thể mở rộng khối lượng tín
dụng bằng cách tăng lãi suất huy động nhằm kích thích người dân gửi tiền vào Ngân hàng
để tạo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền tín dụng của nền kinh tế. Ngược lại, khi nền
kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày
càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng
tiền hơn nữa khi thu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm
xuống mà lượng tiền dân cư đã ký thác vào hệ thống Ngân hàng còn có nguy cơ bị rút ra.
Khi đó Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng
cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống Ngân hàng.
2.3.1.2 Môi trường pháp lý
Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của Ngân hàng đều phải chịu sự điều
chỉnh của pháp luật. Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các tổ
chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước. Mặt khác, ở Việt
nam hiện nay các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty do vậy các chi nhánh
Ngân hàng trong hoạt động của mình ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn
bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHTƯ ban
hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay trong sự ràng buộc
của pháp luật, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm thay đổi qui mô và
chất lượng hoạt động huy động vốn. Mặt khác, các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động
trên lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn do vậy mà Ngân hàng phải tuân
thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật.
2.3.1.3 Môi trường cạnh tranh
52
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan.
Ngành Ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng
phức tạp. Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn do
sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Hiện
nay số lượng Ngân hàng được phép hoạt động trên địa bàn huyê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271929_6551_1951930.pdf