Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Chế biến gỗ trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Cần phải thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành chế biến gỗ một

cách rõ ràng. Ngành thống kê cần đưa ra hệ thống tiêu chí và thống kê để việc tổng

kết đánh giá trở nên dễ dàng, chính xác.

- Tăng cường công tác đơn giản hoá thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà

cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan trợ

giúp pháp lý. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cho cán bộ, đồng thời có chính sách cải

thiện đời sống công chức gắn với năng suất công việc, với trách nhiệm của họ khi

thực hiện các thủ tục hành chính.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp hội nghề hoạt động

có hiệu quả, cùng bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trong ngành.

3.2.2.5. Vai trò của hiệp hội ngành

Điều đầu tiên là các cơ quan ban ngành cùng các doanh nghiệp nên sớm

thành lập Hiệp hội chế biến gỗ và Lâm sản Thừa Thiên Huế, nghiên cứu, hỏi hỏi

kinh nghiệm các hiệp hội ở các tỉnh bạn, cung cấp thông tin hữu ích giúp doanh

nghiệp giao dịch, mua bán thuận tiện. Vai trò của hiệp hội ngành trong giai đoạn

hiện nay là rất quan trọng.

Nhìn chung các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay rất cần một đầu tàu

định hướng chiến lược phát triển ngành, thực hiện việc liên kết các doanh nghiệp để

nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay vai trò của hiệp hội ngành đối với các

doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế là rất cần thiết.

 

pdf178 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Chế biến gỗ trên địa bàn Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kê tỉnh Thừa Thiên Huế Quy mô vốn của ngành chế biến gỗ Thừa Thiên Huế đã không ngừng tăng lên cùng với số lượng doanh nghiệp cho thấy sức hút của ngành, tuy nhiên so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành ở Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh thì quy mô hiện tại là không thể cạnh tranh nổi. 2.2.3.2. Đất đai nhà xưởng Theo số liệu khảo sát của đề tài, có 7 doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô dưới 1 tỷ, 17 doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ, 6 doanh nghiệp trên 5 tỷ. Bảng 2.18: Diện tích đất đai, nhà xưởng ĐVT: m2 Quy mô Số DN Bình quân Lớn nhất Nhỏ nhất Dưới 1 tỷ 7 1658 3000 700 Từ 1 tỷ đến 5 tỷ 17 3936 15000 900 Trên 5 tỷ 6 24833 60000 8000 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế năm 2009 Đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 5 tỷ thì có diện tích khá lớn, trung bình là 24.833 m2, doanh nghiệp có diện tích lớn nhất là 60.000 m2, nhỏ nhất ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 69 là 8.000m2 trong đó 10 doanh nghiệp có diện tích từ 20.000m2 trở lên, có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các doanh nghiệp có quy mô từ 1 tỷ đến 5 tỷ, diện tích đất của các doanh nghiệp này thấp trung bình là 3.936m2, trong đó doanh nghiệp có diện tích lớn nhất là 15.000m2, nhỏ nhất là 900m2, tuy vậy diện tích cũng đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại bởi các doanh nghiệp này sản xuất hàng tiêu thụ ở thị trường nội địa, khối lượng sản xuất ít. Trong khi đó, các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ có diện tích khá khiêm tốn, trung bình 1.658m2, các doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất hàng phục vụ tại địa phương, khoanh vùng ở huyện, thị trấn và sản xuất với quy mô gia đình là chính. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa ba đối tượng theo phân tổ ở trên là vì các doanh nghiệp có quy mô lớn do yêu cầu sản xuất với những đơn hàng lớn lại thường nằm trong các KCN, KKT được ưu đãi về đất đai với hình thức thuê 49 năm, trong khi đó các doanh nghiệp còn lại mua đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Cũng theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp nhận định việc “mỡ rộng mặt bằng tại khu vực lân cận” tương đối dễ chiếm 16,7%, doanh nghiệp cho rằng “khó” chiếm 83,3%. Mặc dù, diện tích đất trống ở Thừa Thiên Huế còn nhiều, đặc biệt là các huyện như Phong Điền, Phú Lộc, Hương Thủy.v.v. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc mở rộng mặt bằng, trong khi nhu mở rộng mặt băng ngày càng tăng. 2.2.3.3. Nguồn nguyên liệu Cơ cấu nguồn gốc nguyên vật liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2006-2008 tuỳ thuộc vào đặc trưng sản xuất sản phẩm cho thị trường nội địa hay xuất khẩu mà có sự khác nhau. Đối với thị trường nội địa, do yêu cầu không quá khắt khe về nguồn gốc gỗ, có thể sử dụng nguồn nguyên liệu trong vùng hay vùng lân cận nên các doanh nghiệp không cần phải nhập khẩu. Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trung bộ, với 6 huyện có rừng, những năm gần đây khai thác mỗi năm trung bình khoảng 60.000 m3, có thể đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị trong tỉnh và vùng lân cận. Điều đó lý giải vì sao các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng nội địa chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, cụ thể hơn là trong tỉnh, đặc biệt là ở gần nơi doanh nghiệp đặt cơ sở. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 khẩu sản phẩm gỗ thì phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, số liệu gỗ nhập không rõ ràng cụ thể. Nguyên liệu gỗ chế biến vẫn là một vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Trong cơ cấu sản phẩm, nguyên liệu gỗ chiếm 60-70% giá thành của đồ gỗ, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thì nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm. Theo số liệu điều tra từ phiếu khảo sát thì năm 2006 các doanh nghiệp này nhập khẩu trung bình 37%, đến năm 2007 lên 40% và năm 2008 tăng lên 48%. Tỷ trọng gỗ nhập khẩu có sự khác biệt ở các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, các doanh nghiệp này sử dụng nguồn trong nước cho thị trường nội địa, nguồn nước ngoài cho thị trường xuất khẩu. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Các DN sản xuất hàng xuất khẩu thì nguyên liệu gỗ phải có nguồn gốc xuất sứ theo chứng chỉ rừng FSC và các chứng chỉ quốc tế khác, mà gỗ nguyên liệu trong nước chưa thực hiện đầy đủ chứng chỉ nảy, phần lớn nguồn nguyên liệu này phải nhập khẩu . Trong khi đó, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường thế giới luôn biến động và có xu hướng ngày một tăng. Theo báo cáo của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam thì hiện nay giá nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã tăng thêm 10% – 30%, nhưng giá xuất khẩu sản phẩm tinh chế lại không thay đổi khiến cho nhiều doanh nghiệp đã khó khăn lại thêm khó khăn bởi giá thành sản xuất tăng nhưng giá bán lại không tăng (thậm chí lại giảm do cạnh tranh) gây nên tình trạng thua lỗ làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ bị phá sản. Sự khan hiếm của gỗ nguyên liệu ngày càng nóng bỏng bởi nhiều nước xuất khẩu gỗ trong khu vực đang có chính sách hạn chế dần việc khai thác và xuất khẩu gỗ tròn. Nguồn gỗ nhập khẩu của các doanh nghiệp là từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các các vùng khác như Braxin, Nam Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 cao, các doanh nghiệp lại phải vào đến Bình Định, Bình Dương để mua đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bảng 2.19: Cơ cấu nguồn nguyên liệu chính giai đoạn 2006-2008 Năm Chỉ tiêu ĐVT Thị trường tiêu thụ NĐ XK NĐ và XK 2006 Số doanh nghiệp DN 17 5 8 Tỷ lệ nguyên liệu trong nước % 67 54 63 Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu % 33 46 37 2007 Số doanh nghiệp DN 17 5 8 Tỷ lệ nguyên liệu trong nước % 62 54 57 Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu % 38 46 43 2008 Số doanh nghiệp DN 17 5 8 Tỷ lệ nguyên liệu trong nước % 58 42 46 Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu % 42 58 54 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế năm 2009 Để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài thì nguyên liệu phải nhập khẩu thì mới đáp ứng được những yêu cầu quản lý chất lượng. Đây là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp bởi hiệu ứng kéo theo là chi phí tăng cao. Tỷ trọng gỗ nhập khẩu cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, nhưng đầu ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhiều trung gian nên lại càng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp. Đây chính là yếu điểm lớn nhất hiện nay không chỉ của các doanh nghiệp gỗ Thừa Thiên Huế mà còn của cả nước. Hơn nữa, cả tỉnh có trên 6 doanh nghiệp xuất khẩu, do không tập trung nên số lượng các đơn hàng thường nhỏ lẻ, phải trải qua nhiều trung gian, phụ thuộc vào thời gian giao hàng của đối tác, tốn nhiều công sức, tiền bạc.v.v. Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 là 5.429 ha, diện tích rừng trồng cây phân tán là 2.410ha, sản lượng gỗ khai thác năm 2008 là 61.135m3. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày một cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng "môi trường hoá" thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế gia nhập ngành khá muộn, quy mô nhỏ lẻ, cơ chế chính sách địa phương còn nhiều hạn chế thì để giải quyết bài toán nguồn nguyên liệu là một thách thức đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, một phần phụ thuộc vào sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp, còn phần lớn rất cần sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là về chính sách, định hướng phát triển. Ở Bình Định, một trong ba trung tâm đồ gỗ xuất khẩu của cả nước và là "thủ phủ" đồ gỗ xuất khẩu của miền Trung, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã có những hướng đi phù hợp. Một số doanh nghiệp đã dần dần đi vào sản xuất những sản phẩm đồ gỗ hợp với khả năng nguồn nguyên liệu của mình và nhu cầu người tiêu dùng đang cần. Do sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại và mẫu hàng đồ gỗ ngoài trời, xu hướng mới đang diễn ra là nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang sản xuất đồ gỗ nội thất với các loại vật liệu dễ tìm; dùng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, ngành Công Thương đã phối hợp với Hiệp hội sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Bình Định và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ xúc tiến thành lập Chợ đầu mối gỗ nguyên liệu tại thành phố Quy Nhơn nhằm đảm bảo nguồn cung ứng ổn định nguyên liệu gỗ phục vụ cho sản xuất chế biến gỗ của địa phương và khu vực. Cũng là một tỉnh miền trung, các doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế cũng có thể xem đây là một tín hiệu vui cho việc đáp ứng nguồn nguyên liệu của mình. Với Bình Dương hay thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy, các doanh nghiệp trong ngành nhìn chung đều gặp khó khăn trong vấn đề nguyên liệu. Hiện nay 80% lượng gỗ nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ là nguồn nhập khẩu và theo đánh giá của một số ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 73 chuyên gia, việc này còn kéo dài khoảng 15 năm nữa, bởi Việt Nam hiện chưa có chợ nguyên liệu cho ngành gỗ. Trong khi đó ở nhiều quốc gia là đối thủ cạnh tranh với chúng ta họ làm rất tốt vấn đề này. Cũng có nhiều doanh nghiệp ý kiến một số thủ tục đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề nhập khẩu nguyên liệu, ngay như việc tận dụng khai thác gỗ tràm trong nước thì thủ tục không nhất quán giữa các địa phương, mỗi nơi mỗi khác. Còn nguồn gỗ nhập khẩu, qua đủ loại giấy tờ nguyên liệu mới được nhập về, khi về nước còn phải đóng búa kiểm lâm làm thời gian lưu kho bãi kéo dài, tăng chi phí .v.v. Qua việc tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì vấn đề nguyên liệu đang là khó khăn chung của ngành trong cả nước chứ không riêng gì với tỉnh Thừa Thiên Huế. Vấn đề là doanh nghiệp nào có thể năng động sáng tạo để có thể hạn chế những khó khăn bằng những chính sách phù hợp trong hoạt động, trong cải tiến sản phẩm.v.v. 2.2.3.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Bảng 2.20: Số lượng lao động các doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế ĐVT: Người Ngành Cán bộ quản lý Công nhân, nhân viên Tổng lao động Toàn ngành 139 2020 2159 Dưới 1 tỷ Số lượng 25 224 249 Trung bình 3.57 32 Cao nhất 7 50 Thấp nhất 2 17 Từ 1 tỷ đến 5 tỷ Số lượng 78 791 869 Trung bình 4.59 46.53 Cao nhất 7 78 Thấp nhất 2 15 Trên 5 tỷ Số lượng 36 1005 1041 Trung bình 6 167.5 Cao nhất 10 342 Thấp nhất 2 15 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế năm 2009 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 74 Đến tại thời điểm nghiên cứu, ngành chế biến gỗ Thừa Thiên Huế có tổng số 2.159 lao động, trong đó cán bộ quản lý là 139 người tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 1 tỷ là 114 người, dưới 1 tỷ chỉ có 25 người, số lao động là công nhân, nhân viên trong các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 5 tỷ là 1.005 người; từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ là 791 người. Các doanh nghiệp quy mô vốn trên 1 tỷ có số lao động là cán bộ quản lý cao nhất là 10 người, thấp nhất là 2 người; công nhân, nhân viên cao nhất 342 người, thấp nhất 15. Trong khi đó, số lao động là công nhân, nhân viên trong các doanh nghiệp dưới 1 tỷ chỉ có 224 người; cán bộ quản lý thấp nhất 2, cao nhất 7 người. Có thể thấy lao động trong ngành chế biến gỗ Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 1 tỷ, thị trường tiêu thụ xuất khẩu, nơi mà quy mô sản xuất lớn hơn và yêu cầu nhân lực nhiều hơn. Xem xét trên chỉ tiêu trình độ thì phần lớn lao động là công nhân kỹ thuật, tổng cộng có 1117 người chiếm 71,7%; chưa qua đào tạo là 650 chiếm 30,1%. Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ có 213 người chiếm 9,87%; trình độ trung cấp là 150 người chiếm 6,95%; còn lại là trình độ sơ cấp với 29 người chiếm 1,34%. Qua đó thấy được rằng tổng thể lao động trong ngành thì số lượng được đào tạo có trình độ công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn trên tổng số, nhưng qua tìm hiểu số công nhân này phần lớn được tuyển dụng vào làm việc sau đó mới được doanh nghiệp đưa đi đào tạo. Tuy nhiên số công nhân chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ không nhỏ 30,1%, phần lớn xuất thân từ nông dân là chính, điều này tác động tiêu cực tới việc tiếp thu trình độ công nghệ, sử dụng máy móc và cả ý thức tổ chức trong công việc. Hiện nay vấn đề đào tạo nghề cho ngành chế biến gỗ còn đang bỏ ngỏ, mặc dù tốc độ phát triển trong những năm qua ra rất lớn. Cả nước ta hiện nay chỉ có một cơ sở đào tạo công nhân chế biến gỗ là trường Cao đẳng nghề chế biến gỗ trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sự tăng nhanh của ngành trong những năm qua đã gây nên sự mất cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng cung ứng nguồn lao động. Trong tổng số 139 cán bộ quản lý cấp trưởng phó phòng trở lên thì đến 124 người ở trình độ cao đẳng, đại học chiếm 89%; trung cấp là 15 người chiếm 11%; trình độ sơ cấp nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật không có. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 75 Bảng 2.21: Trình độ lao động của các doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế Trình độ chuyên môn Tổng số Cán bộ quản lý Công nhân (nhân viên) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) 1. Trên đại học 0 0 0 0 0 0 2. Cao đẳng, đại học 213 9.866 124 89 89 4 3. Trung cấp 150 6.948 15 11 135 7 4. Sơ cấp nghiệp vụ 29 1.343 0 0 29 1 5. Công nhân kỹ thuật 1117 51.74 0 0 1117 55 6. Chưa qua đào tạo 650 30.11 0 0 650 32 Tổng số 2159 100 139 100 2020 100 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế năm 2009 Có thể nói trình độ của cán bộ quản lý như vậy ở toàn ngành là dấu hiệu rất tốt cho ngành, tuy nhiên cần đào tạo chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý ngành, tạo sự năng động đổi mới tư duy. Đối với cán bộ công nhân viên thì số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 89 người chiếm 4% tổng số công nhân viên (trung bình ra thì mỗi doanh nghiệp có khoảng 3 công nhân viên). Phần lớn số lượng lao động có trình độ công nhân kỹ thuật 55% (1117 người, trung bình mỗi doanh nghiệp có khoảng hơn 37 người); công nhân chưa được đào tạo, chiếm 32% tổng số công nhân viên của ngành, Đây là lực lượng lao động trực tiếp làm ra sản phẩm nên vấn đề trình độ có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao và hàm lượng công nghệ không lớn. Rõ ràng về vấn đề chất lượng nguồn lao động thì các doanh nghiệp quy mô trên 1 tỷ tốt hơn. Tuy nhiên, đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm thì như trên đã trình bày, phần lớn đều xuất thân từ nông dân, chưa qua đào tạo, trình độ rất hạn chế. Đây thực sự là bài toán nhân lực mà các doanh nghiệp cần phối hợp với chính quyền địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 76 Kiến thức của chủ doanh nghiệp về ngành hàng, phần lớn đều là kinh nghiệm tích luỹ (26 chủ doanh nghiệp chiếm 86,7%), trong đó các doanh nghiệp quy mô vốn trên 1 tỷ với số lượng là 19 người. Số doanh nghiệp mà chủ được đào tạo về ngành chế biến gỗ chỉ có 2 và đó là doanh nghiệp quy vốn trên 5 tỷ. Vì tiếp xúc với thị trưng lớn, làm ăn với các đối tác nước ngoài đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có kiến thức nhất định, chính vì thế mà có 2 doanh nghiệp đã thuê chuyên gia tư vấn cho mình. Nhìn nhận một cách tổng thể thì các chủ doanh nghiệp đều có kiến thức về ngành hàng qua kinh nghiệm tích luỹ. Với xu thế hội nhập và phát triển, ngành chế biến gỗ nội địa còn nhiều yếu thế thì vấn đề nâng cao nhận thức, kiến thức về ngành là rất quan trọng. Chỉ với kinh nghiệm tích luỹ của các chủ doanh nghiệp thì tất nhiên hiệu quả quản lý, quan hệ đối tác sẽ không thể có chất lượng cao bằng được đào tạo bài bản kết hợp kinh nghiệm thu thập được trong quá trình kinh doanh. Bảng 2.22: Hiểu biết về ngành hàng của chủ doanh nghiệp ĐVT: Người Hiểu biết về ngành hàng của chủ doanh nghiệp Dưới 1 tỷ Từ 1 đến 5 tỷ Trên 5 tỷ Tổng cộng Được đào tạo 0 0 2 2 Kinh nghiệm tích luỹ 7 16 3 26 Không quan tâm (thuê chuyên gia) 0 1 1 2 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế năm 2009 Như vậy, về vấn đề lao động trực tiếp thì các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn đang rất yếu cả về chất lượng và số lượng. Với quy mô hiện nay vừa nhỏ lại vừa phân tán, phát triển tự phát thiếu sự liên kết nên dù các doanh nghiệp có lợi thế là có nguồn nhân công rẻ, giá bán thấp hơn so với hàng hoá cùng loại của một số đối thủ thì vẫn khó cạnh tranh. Khách hàng lớn, quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự an toàn của các hợp đồng trong khi các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh không liên kết nhau được trong sản xuất, do đó không thể đáp ứng các đơn hàng lớn. Về trình độ lao động quản lý thì tạm ổn, hiện tại có thể đáp ứng được yêu cầu kinh doanh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 77 2.2.3.5. Trình độ công nghệ sản xuất Trên cơ sở xử lý số liệu khảo sát các doanh nghiệp thì hiện nay ngành chế biến gỗ Thừa Thiên Huế đang sở hữu 14% công nghệ hiện đại, 74% công nghệ trung bình và 13% công nghệ lạc hậu. Các doanh nghiệp quy mô vốn trên 5 tỷ có tỷ trọng máy móc thiết bị hiện đại và trung bình khá cao lần lượt là 25% và 68%, công nghệ lạc hậu 7%; các doanh nghiệp quy mô từ 1 tỷ đến 5 tỷ có tỷ trọng máy móc thiết bị hiện đại và trung bình là 8% và 79%, công nghệ lạc hậu 13%; trong khi đó các doanh nghiệp dưới 1 tỷ có tỷ lệ có tỷ trọng máy móc thiết bị hiện đại và trung bình là 6% và 73% , công nghệ lạc hậu đến 21%. Xem xét trên khía cạnh sản phẩm tiêu thụ thì các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa có tỷ lệ máy móc lạc hậu cao nhất (16%), trung bình là 78% và hiện đại chỉ có 7%. Các doanh nghiệp xuất khẩu có tỷ lệ công nghệ hiện đại là cao nhất (29%), không có công nghệ lạc hậu. Tỷ lệ này cũng khá cao ở các doanh nghiệp cả tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu, tỷ lệ máy móc thiết bị trung bình trở lên là 73%. Nhìn chung thì các doanh nghiệp quy mô vốn trên 1 tỷ với mục tiêu sản xuất tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, thời gian thành lập gần đây nên máy móc thiết bị có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất. Với ngành chế biến gỗ, lao động thủ công chiếm tỷ trọng khá lớn trong sản phẩm, nhưng với máy móc thiết bị hiện đại sẽ góp phần rất lớn vào nâng cao năng suất, đáp ứng những đơn đặt hàng lớn. Bảng 2.23: Tỷ lệ trình độ máy móc thiết bị ĐVT: % Trình độ máy móc và thiết bị Chung toàn ngành Quy mô Thị trường tiêu thụ Dưới 1 tỷ Từ 1 đến 5 tỷ Trên 5 tỷ NĐ XK NĐ và XK 1. Hiện đại 14 6 8 25 7 29 9 2. Trung bình 74 73 79 68 78 71 73 3. Lạc hậu 13 21 13 7 16 0 18 Tổng cộng 100 100 100 100 101 100 100 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế năm 2009 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 78 Khi được yêu cầu đánh giá so sánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp mình với các nước trong khu vực, với mức bình quân thế giới, với các doanh nghiệp trong nước thì thu được kết quả như sau: So với các nước khu vực, phần lớn các doanh nghiệp đánh giá trình độ công nghệ của mình là trung bình (20 doanh nghiệp chiếm 66,7%), chỉ có 1 doanh nghiệp cho rằng trình độ của mình hiện đại và có 9 doanh nghiệp chiếm 30% nhận trình độ công nghệ của mình lạc hậu. Với mức bình quân thế giới thì đánh giá này lại càng khác biệt hơn khi có đến 56,7% doanh nghiệp cho rằng trình độ công nghệ của mình lạc hậu. Bảng 2.24: Nhận định của doanh nghiệp về trình độ công nghệ Tiêu thức Hiện đại Trung bình Lạc hậu Số DN % Số DN % Số DN % So với các nước khu vực 1 3.3 20 66,7 9 30 So với mức bình quân của thế giới 1 3,3 12 40 17 56,7 So với các doanh nghiệp trong nước 1 3,3 18 60 11 36,7 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế năm 2009 Tình hình công nghệ qua nhận định của các doanh nghiệp có khả quan hơn khi so sánh với các doanh nghiệp trong nước, nhìn chung là ở mức trung bình trở lên chiếm đa số, 1 doanh nghiệp đánh giá công nghệ của mình là hiện đại chiếm 3,3%, 18 doanh nghiệp chiếm 60% cho rằng trình độ công nghệ của mình là trung bình và 36,7% tương ứng 11 doanh nghiệp đánh giá lạc hậu. Kết quả kiểm định phương sai ANOVA cho điểm trung bình ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp theo quy mô không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa doanh nghiệp trong mỗi tổ khi đánh giá về trình độ công nghệ so với khu vực và so với các doanh nghiệp trong nước (Sig. >0,05). Điều này là do các doanh nghiệp mặc dù khác quy mô xong khi nhìn nhận về trình độ công nghệ so với mức bình quân thế giới, các nước trong khu vực, với các doanh nghiệp trong nước không có sự khác biệt bởi phần lớn các doanh nghiệp đều nhận định công nghệ của mình trung bình và lạc hậu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 79 Bảng 2.25: Kiểm định sự khác biệt nhận định trình độ công nghệ theo quy mô Tiêu thức F Sig. So với các nước khu vực 0.463 0.634 So với mức bình quân của thế giới 0.267 0.76 So với các doanh nghiệp trong nước 1.725 0.19 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Thừa Thiên Huế năm 2009 Như vậy về trình độ công nghệ thì các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn Thừa Thiên Huế khó có thể cạnh tranh với nước ngoài, nhưng so với trong nước thì nằm ở mức trung bình. Về kế hoạch nâng cấp máy móc thiết bị, kết quả khảo sát có 29 doanh nghiệp lập kế hoạch chiếm 96,7%. Định hướng đổi mới công nghệ từng phần có 21 doanh nghiệp, đổi mới toàn bộ có 9 doanh nghiệp, có thể nhận định rằng vì máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp này theo đánh giá ở trên phần lớn là lạc hậu nên các doanh nghiệp muốn thay mới toàn bộ nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Có 6 doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ theo hình thức kết hợp đổi mới từng phần và toàn bộ, có nghĩa là với những máy móc thiết bị còn đang sử dụng tốt thì thay thế, bổ sung thiết bị, với những máy móc đã quá cũ kỹ thì tiến hành thay mới toàn bộ. Tổng quan ta thấy phần lớn các doanh nghiệp đều có ý thức trong việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn. Về mức độ ưu tiên mà các doanh nghiệp chọn lựa khi đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, qua khảo sát cho thấy các doanh nghiệp có nhiều ý kiến khác nhau và phân tán, cụ thể: Đối với công nghệ tiên tiến nhất, 9 doanh nghiệp trả lời ít ưu tiên nhất, 11 doanh nghiệp trả lời ưu tiên. Công nghệ tiên tiến nhất đối với các doanh nghiệp còn là vấn đề khó khăn. Đối với công nghệ trung bình nhưng đảm bảo năng lực cạnh tranh, có 25 doanh nghiệp lựa chọn ưu tiên nhất, 5 doanh nghiệp chọn ưu tiên. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đặt mục tiêu đảm bảo khả năng cạnh tranh, với chi phí thấp. Đối với công nghệ phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp, có tất cả doanh nghiệp lựa chọn từ ưu tiên đến ưu tiên nhất ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 80 Đối với công nghệ trong nước thì mức độ ưu tiên cao nhất có 2 doanh nghiệp, 6 doanh nghiệp lựa chon ưu tiên, còn lại là ý kiến trung lập. Đối với công nghệ ngoại nhập thì sự ưu tiên lựa chọn là rất thấp, chỉ có 1 doanh nghiệp chọn với mức độ ưu tiên, còn lại chủ yếu là phải xem xét lại và không chọn. Như vậy các doanh nghiệp ưu tiên nhiều nhất cho công nghệ trung bình nhưng đảm bảo năng lực cạnh tranh và công nghệ phù hợp với khả năng tài chính. Ưu tiên này không có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp. Vấn đề tài chính luôn là cản trở lớn của các doanh nghiệp hiện nay, với quy mô vốn nhỏ, việc tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ nhập khẩu sẽ khó khăn. Điều đó lý giải vì sao các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn theo các phương thức đã trình bày ở trên. Tóm lại, về trình độ công nghệ thì rõ ràng các doanh nghiệp có quy mô lớn có lợi thế hơn. Điều này xuất phát từ đặc điểm sản xuất, quy mô thị trường, quy mô vốn, yêu cầu chất lượng sản phẩm.v.v. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ với thị trường tiêu thụ nội địa nhỏ hẹp, sản phẩm yêu cầu lao động thủ công là chính, máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ việc cưa xẻ gỗ. Xét trên góc độ cạnh tranh thì các doanh nghiệp quy mô vốn lớn, sản xuất phục vụ thị trường xuất khẩu có trình độ công nghệ không thua kém gì nhiều so với các danh nghiệp trong nước, vấn đề là ở chỗ quy mô sản xuất nhỏ vẫn còn nhỏ nên khả năng cạnh tranh không cao. Phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đều ý thức được sở hữu trình độ công nghệ cao, hiện đại là một lợi thế nên đều có kế hoạch nâng cấp, thay thế máy móc trong thời gian ngắn nhất. 2.2.3.6. Chi phí sản xuất Để đánh giá về chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, đề tài tiến hành thu thập nhận định trên cơ sở đối sánh với các đối thủ trong nước và các nước trong khu vực. Với hệ thống chỉ tiêu bao gồm chi phí nguyên liệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cho_cac_doanh_nghiep_che_bien_go_tren_dia_ban_thua_thien_hue.pdf
Tài liệu liên quan