Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ

PHẦN 1: MỞ ĐẦU .1

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÔNG SẢNCHỦ LỰC.7

1.1. Lý luận về cạnh tranh.7

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh.7

1.1.2. Năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực .15

1.2. Vai trò của cạnh tranh và phương pháp xây dựng, lựa chọn giải pháp nâng cao

năng lực cạnh tranh.30

1.2.1. Vai trò của cạnh tranh .30

1.2.2. Các công cụ, phương pháp để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao

năng lực cạnh tranh .33

Chương 2: HIỆN TRẠNG NĂNG LƯC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN CHỦ

LỰC TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA.36

2.1. Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai .36

2.1.1. Các nguồn lực về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .36

2.1.2. Các đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội .45

2.2. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai .61

2.2.1. Khái quát chung về ngành nông nghiệp Đồng Nai .61

2.2.2. Năng lực cạnh tranh của một số nông sản chủ lực của Đồng Nai trong thờigian qua .64

2.3. Kết luận chung về năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai.94

2.3.1. Những mặt mạnh.94

2.3.2. Khó khăn - thách thức.96

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NÔNG SẢN CHỦ LỰC ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI.98

3.1. Định hướng .98

3.1.1. Cơ sở định hướng.98

3.1.2. Mục tiêu và định hướng .111

3.2. Giải pháp.113

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.113

3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp .117

3.2.3. Nhóm giải pháp về xây dựng và chuyển giao các mô hình nông nghiệp

thuộc chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực .118

3.2.4. Nhóm giải pháp về thành lập một số tổ chức tư vấn hỗ trợ nông dân .119

3.2.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống CSHT phục vụ phát triển nông sản

chủ lực.121

3.2.6. Nhóm giải pháp về xây dựng cánh đồng lớn, phát triển hợp tác, liên kết sản

xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính Phủ.122

3.2.6.1. Xây dựng cánh đồng lớn .122

3.2.7. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nâng cao năng

lực cạnh tranh nông sản chủ lực.127

3.2.8. Nhóm giải pháp về đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ mới.128

3.2.9. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp.131

3.2.10. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường .132

3.2.10.1. Giải pháp về tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin,

pdf156 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.212.796 100 Trồng trọt 5.928.042 65,52 12.712.793 59,08 18.060.600 57,86 Chăn nuôi 2.835.409 31,34 8.189.679 38,07 12.176.824 39,01 DVNN 284.815 3,14 617.612 2,85 975.372 3,13 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2006, 2011, 2013. - Cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch khá rõ nét. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất NN theo giá hiện hành Chăn nuôi 64 Nếu năm 2005, tỷ trọng các lĩnh vực trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp là: 65,52% - 31,34% - 3,14% thì đến năm 2012 là: 57,86% - 39,01% - 3,13% (trồng trọt giảm: 7,66%; chăn nuôi tăng: 7,68%. Đây là hướng chuyển dịch đúng nhằm phát huy tốt tiềm năng lợi thế và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường, cơ cấu lại lao động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là dịch vụ nông nghiệp đang có xu thế giảm (giảm 0,02% so với năm 2005). Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp và của nội bộ từng ngành là đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế nhất là sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực phù hợp với nền kinh tế thị trường ở tỉnh. Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa trên mở rộng diện tích sản xuất, sử dụng tài nguyên và sức lao động là chính, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, ít do thị trường điều khiển, hiệu quả sản xuất không cao, kém bền vững về môi trường. Năng suất của lao động nông nghiệp còn thấp. Tổn thất sau thu hoạch rất đáng kể. Về tổ chức sản xuất, chưa hình thành được các vùng sản xuất lớn có quản trị hiện đại, gắn bó hữu cơ giữa quy hoạch nông nghiệp với quy hoạch công nghiệp chế biến, quy hoạch dịch vụ và chính sách hỗ trợ. Liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn kém. Các tổ chức kinh tế hợp tác, các mô hình liên kết trong tổ chức sản xuất nông nghiệp chưa phát triển so với yêu cầu và còn kém hiệu quả. Liên kết nông dân và doanh nghiệp còn yếu, kém bền vững. Liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ còn rất hạn chế cả về tổ chức không gian và chuỗi ngành hàng. Tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân còn yếu chưa đủ sức làm cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, do vậy tính chủ thể của nông dân trong sản xuất còn hạn chế. 2.2.2. Năng lực cạnh tranh của một số nông sản chủ lực của Đồng Nai trong thời gian qua Đồng Nai có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa trong đó có những cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh, cho năng suất và chất lượng cao. Hiện nay tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển cây trồng - vật nuôi chủ lực (giai đoạn 2011-2015) và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2013, diện tích trồng mới trên toàn tỉnh là 345,33 ha, diện tích thâm canh là 394,52 ha, diện tích chuyển tiếp 65 là 163,3 ha. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện hơn 18 tỷ đồng và kinh phí đã giải ngân đạt 13,69 tỷ đồng. Việc xác định vùng chuyên canh cây trồng chủ lực luôn được các địa phương chú ý và tập trung nâng cao chất lượng bằng biện pháp đầu tư thâm canh, ghép cải tạo giống cũ, tổ chức trồng mới bằng các giống có chất lượng và đang triển khai áp dụng qui trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh với diện tích lớn, tập trung như: cây tiêu (3.748,9 ha), cà phê (5.536,9 ha), sầu riêng (1.554,3 ha), bưởi (2.968 ha), xoài (2.444 ha). Đến nay, đã có 8 cơ sở đăng ký thực hiện việc xây dựng và đăng ký thương hiệu nông sản. 66 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NN (Theo giá hiện hành) Tỉ lệ: 1/650.000 NTH: Bùi Thị Lệ BẢN ĐỒ PHÂN BỐ MỘT SỐ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC ĐỒNG NAI 67 2.2.2.1. Cà phê Do đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu nên Đồng Nai chỉ trồng được duy nhất chủng loại cà phê Robusta (cà phê vối) có những hương vị đặc trưng riêng của vùng miền Đông Nam Bộ. Ban đầu chỉ là những vườn cà phê nhỏ với diện tích khoảng vài ngàn mét vuông và tổng diện tích trồng cà phê cả tỉnh chưa đến 10 ha, nhưng kể từ năm 1990 giá cà phê thế giới tăng cao, cây cà phê đã trở thành cây “làm giàu“ cho người nông dân của Đồng Nai cũng như của các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ khác. - Năng lực sản xuất Trong vài thập niên gần đây, cà phê vẫn giữ vai trò quan trọng trong ngành kinh tế và mang lại thu nhập lớn cho người nông dân. Năm 2012 tổng diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là 20.268ha, tăng 1.638 ha so với năm 2005; nguyên nhân chính là do giai đoạn này giá cà phê luôn ổn định ở mức cao; hơn nữa, nhờ công tác thủy lợi làm tốt nên đất trồng cà phê đa số đủ nguồn nước tưới; mặt khác, người trồng cà phê đã tiếp nhận được công nghệ trữ cà phê chờ giá tăng nên thu nhập từ trồng cà phê luôn ổn định Hiện nay cà phê là cây có diện tích lớn thứ hai trong nhóm cây chủ lực của tỉnh, tập trung ở các huyện Đinh Quán, thị xã Long Khánh, Xuân Lôc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất Nguyên nhân diện tích cà phê trong tỉnh tăng nhanh là do cây cà phê được chọn là một trong 6 cây chủ lực của tỉnh nên những hộ trồng mới hoặc thâm canh sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để trồng và chăm sóc, nhằm tạo ra vùng chuyên canh, đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Bảng 2.8: Quy mô, năng suất, sản lượng cà phê tỉnh Đồng Nai qua các năm Năm 2005 2010 2012 Cà phê tổng số (ha) 18.630 20.025 20.268 DT cho SP (ha) 18.451 16.987 17.842 Năng suất (tấn/ha) 1,33 1,80 1,84 Sản lượng (tấn) 24.577 30.565 32.877 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2006, 2011, 2013. Năng suất tăng 0,51 tấn lên 1,84 tấn/ha, mặc dù thấp hơn các tỉnh Tây nguyên từ 0,2 - 0,66 tấn/ha nhưng vẫn luôn đứng đầu các tỉnh Đông Nam Bộ; nguyên nhân của 68 năng suất cà phê tăng là do diện tích còn lại ở khu vực thuận lợi, có đầy đủ nước tưới; đồng thời, giá cà phê giai đoạn này. Bảng 2.9: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012 STT Địa phương Tổng diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1 Đắk Lắk 200.161 25,12 487.748 2 Lâm Đồng 145.734 24,90 343.375 3 Gia Lai 77.627 20,20 151.771 4 Đắc Nông 116.350 22,20 179.658 5 Kon Tum 12.158 25,26 26.281 6 Đồng Nai 20.000 17,8 30.300 7 Bình Phước 14.938 19,50 19.593 8 BR-VT 7.071 19,50 13.485 9 Quảng Trị 5.050 15,00 5.968 10 Sơn La 6.371 16,10 6.014 11 Điện Biên 3.385 24,70 3.619 12 Các tỉnh còn lại 5.700 10,00 5.200 Tổng 614.545 23,20 1.273.012 (Nguồn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013) Ngoài diện tích trồng mới, Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai đã chuyển giao kỹ thuật ghép cải tạo vườn cà phê kém hiệu quả bằng các dòng vô tính chọn lọc cho nông dân để thay thế các vườn cà phê trồng bằng giống cũ, hiện đã già cỗi, thoái hóa năng suất thấp bằng một vườn cà phê giống mới năng suất, chất lượng cao với một chi phí thấp mà không phải mất nhiều thời gian. Với mô hình này, năng suất vụ đầu ước tính là 2 tấn/ha, năng suất này tăng dần và khi ổn định có thể đạt trên 3 tấn/ha, không chỉ rút ngắn thời gian mà việc ghép cải tạo cà phê còn tiết kiệm 50% chi phí. Tổng diện tích trồng cà phê năm 2012 là 20.268 ha được phân bố ở các địa phương như bảng 2.10. 69 Bảng 2.10: Phân bố diện tích trồng cà phê theo đơn vị hành chính tỉnh Huyện DT (ha) Tỷ lệ (%) Huyện DT (ha) Tỷ lệ (%) TP Biên Hòa - - H. Trảng Bom 4.115 20,30 TX Long Khánh 934 4,61 H. Thống Nhất 517 2,55 H. Vĩnh Cửu 139 0,69 H. Long Thành 491 2,42 H. Tân Phú 2.705 13,35 H. Nhơn Trạch - - H. Định Quán 3.741 18,46 H. Cẩm Mỹ 6.517 32,15 H. Xuân Lộc 1.109 5,47 Cộng 20.268 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2013 Căn cứ kết quả khảo sát thực địa, có thể phân diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh thành các vùng tập trung như sau: + Vùng trồng cà phê tập trung Cẩm Mỹ, Long Khánh, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành: diện tích cà phê tổng số 12.500ha, phân bố tập trung ở các xã Bảo Bình, Xuân Tây Lâm San, Sông Ray Xuân Quế, Xuân Đông, Xuân Bảo, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Bảo Quang và rải rác ở các xã Hưng Lộc, Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Thừa Đức, Xuân Mỹ, Xuân Đường... + Vùng trồng cà phê tập trung Định Quán, Tân Phú: tổng diện tích 6.400ha, phân bố tập trung ở các xã Gia Canh, Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh, Ngọc Định, Phú Hòa, TT Định Quán, Phú Lộc, Núi Tượng, Phú Lập, Tà Lài, Phú Xuân, TT Định Quán và rải rác các xã Phú Bình, Nam Cát Tiên, Phú Trung - Tình hình tiêu thụ Xuất khẩu cà phê đã mang về cho Tỉnh đồng Nai một lượng ngoại tệ lớn và có thể nói đã tiêu thụ được gần hết số lượng cà phê sản xuất của Tỉnh. Bởi vì dù diện tích và sản lượng có giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn duy trì sản luợng xuất khẩu cao hơn sản lượng sản xuất, bằng việc đã biết thu mua cà phê từ một số tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắc Lắc Mặt khác, so với năng lực chế biến và các dịch vụ hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của toàn Tỉnh thì sản lượng cà phê xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh còn rất thấp, chưa phát huy hết khả năng hiện có. Thị trường xuất khẩu cà phê lớn của các doanh nghiệp Đồng Nai là Mỹ, Đức, Ý và Philippines. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê chủ lực của Đồng Nai là 70 Tổng công ty Tín Nghĩa, Công ty TNHH Minh Huy, Công ty TNHH Armajaro Việt Nam và Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai. Sản lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh liên tục tăng so với hai tỉnh dẫn đầu về diện tích và sản lượng. Năm 2012 tỉnh Đắk Lắk chỉ xuất khẩu được hơn 224.000 tấn (sản lượng là 487.748 nghìn tấn), Lâm Đồng chỉ xuất khẩu được 60.000 tấn cà phê (sản lượng là 343.375 nghìn tấn). Hiện nay Đồng Nai chưa có một dây chuyền công nghệ chế biến ướt và do đặc thù sản xuất nên 100% cà phê nhân thành phẩm của Đồng Nai đều được chế biến theo công nghệ chế biến khô. Điều này đã hạn chế phần nào chất lượng cà phê ở Đồng Nai. Mặc dù giống cà phê được trồng ở Đồng Nai có hương vị rất dịu đặc trưng thơm ngon, được người tiêu dùng ở thị trường Nhật Bản và một số nước Châu Âu ưa chuộng, nhưng do thổ nhưỡng nên kích cỡ hạt cà phê ở Đồng Nai nhỏ hơn kích cỡ hạt cà phê ở các vùng Daklak, Lâm Đồng. Kích cỡ hạt nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng thấp mà về tiêu chuẩn cơ lý phẩm chất phân loại cũng thấp hơn. Chính vì những nguyên nhân trên mà hiển nhiên giá cà phê xuất khẩu bình quân ở Đồng Nai luôn thấp hơn so với các vùng khác trong cả nước. Nhìn chung, chất lượng cà phê xuất khẩu của Đồng Nai có cải thiện tốt hơn trong các năm qua. Tuy nhiên hệ thống kiểm tra giám sát theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Đồng nai còn chưa có. Qua hoạt động xuất khẩu cà phê, có thể đánh giá chung là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Đồng Nai chưa thực sự chủ động trong khâu tiếp thị và còn nhiều (Tấn) (Năm) Biểu đồ 2.3: Sản lượng cà phê xuất khẩu tỉnh Đồng Nai qua các năm 2012 71 mặt hạn chế trong việc nghiên cứu phát triển thị trường. Một thực trạng phổ biến là phần lớn các quan hệ giao dịch diễn ra do khách hàng tự tìm đến hoặc qua môi giới trung gian (các nhà buôn nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam), giao dịch đàm phán chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông, rất ít khi các doanh nghiệp chủ động ra nước ngoài nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng để giao dịch bán hàng, lại càng không có điều kiện tham gia đấu thầu giành hợp đồng bán hàng trực tiếp cho các nhà nhập khẩu, các hãng rang xay. Cũng có một số doanh nghiệp giao dịch bán trực tiếp cho các nhà rang xay ở các thị trường, nhưng số lượng rất ít và thường không ổn định, còn lại thì hầu như tuyệt đại bộ phận các hợp đồng cà phê xuất khẩu là ký bán cho các nhà buôn trung gian của châu Âu (mạnh nhất là các nhà buôn Thụy Sĩ), Singapore, Nhật Bản và nhà buôn Mỹ để rồi sau đó các công ty này bán lại cho các nhà nhập khẩu, các nhà rang xay tất nhiên là với mức giá cao hơn, điều này làm hạn chế phần nào đến hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải chấp nhận mất đi một phần lợi nhuận và nền kinh tế chịu thiệt một khoản thu nhập không nhỏ. Hệ thống đường bộ, đường thủy Đồng Nai có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy khá thuận lợi nối liền các trục lộ giao thông chính đi các tỉnh Bình Dương, Lâm Đồng, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lợi thế rất cơ bản thuận tiện cho việc vận chuyển hàng nông sản, đặc biệt là hàng cà phê từ các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Nguyên, giúp mở rộng giao lưu hàng hóa trong nước và quốc tế. - Chất lượng sản phẩm Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học cho rằng, vị trí địa lí có ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần hoá học, đặc biệt là các thành phần có ảnh hưởng nhiều đến sự tạo thành hương vị trong quá trình chế biến như acid amin, các glucid thấp phân tử (glucose, fructose), trigonelline, chlorogenic acid. Cà phê robusta Đồng Nai đặc trưng bởi các tính chất cảm quan như mùi men, mùi men thối, mùi hoa cỏ, vị đắng. cà phê arabica có nhiều tính chất cảm quan được xem là phù hợp hơn so với thị hiếu của người sử dụng như mùi chocalate, mùi gỗ, mùi hoa cỏ, vị đắng. Đây là lý do tại sao cà phê arabica được ưa chuộng nhiều hơn so với cà phê robusta. Điều này có thể được giải thích là do trong cà phê nhân arabica, hàm lượng các cấu tử tiền tạo hương đa dạng hơn (về cả số lượng và chất lượng) so với cà 72 phê nhân robusta. Do đó, sau quá trình chế biến, các cấu tử hương được hình thành nhiều hơn, tạo ra nhiều tính chất về mùi vị tốt. Các mẫu cà phê thuộc khu vực địa lý khác cũng có những đặc trưng khác so với cà phê ở Đồng Nai. Cà phê robusta ở Gia Lai được đặc trưng bởi mùi caramel, mùi chocolate, mùi cháy khét, mùi gia vị. Cà phê robusta Indonesia có các đặc trưng như mùi hoa cỏ, mùi đất mốc, mùi gỗ, vị đắng với cường độ cao hơn nhiều so với cà phê Đồng Nai. Còn mẫu cà phê robusta của Lâm Đồng thì có các tính chất cảm quan giống như tính chất cảm quan như có vị chua, vị chát, mùi men, mùi men thối, mùi hoá chất. - Thương hiệu Cà phê chế biến (rang xay và hòa tan) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là sản phẩm của 2 doanh nghiệp chế biến cà phê hàng đầu của Việt Nam hiện nay: Công ty CP cà phê Biên Hòa (thương hiệu Vinacafe) và Công ty Nestlé Việt Nam (thương hiệu NesCafe). VinaCafe là thương hiệu dẫn đầu thị trường cà phê hoà tan, chiếm khoảng 45% thị phần, tiếp theo là NesCafe với 38%. Cả hai công ty đều mới đầu tư các dây chuyền chế biến cà phê với thiết bị và công nghệ hiện đại của châu Âu. Với những lợi thế nguồn nguyên liệu cà phê trong nước và trong tỉnh dồi dào, thiết bị công nghệ hiện đại, sản phẩm cà phê chế biến của 2 công ty này đang chi phối thị trường cà phê trong nước. Đồng thời, để tận dụng các cơ hội sau khi nước ta gia nhập WTO, Vinacafe và Nestle cũng đang tìm cách thâm nhập các thị trường xuất khẩu tiềm năng như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, trong đó Nestle có lợi thế của tập đoàn đa quốc gia với thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Trong quá trình xây dựng thương hiệu khác với các nước trên thế giới, họ trồng cà phê, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu ở trong nước sau đó mới xuất khẩu, thì Việt Nam nói chung hay Đồng Nai là tỉnh tiêu biểu lại ngược lại, một thời gian dài chỉ xuất khẩu và bây giờ quay lại xây dựng thương hiệu ở trong nước nên thừa cà phê nhân nhưng thiếu thương hiệu cà phê thành phẩm. Vinacafe Biên Hòa có thế mạnh là gắn bó thị trường trong nước từ lâu, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thâm nhập thị trường và có thể xem đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên của Việt Nam. Vinacafé Biên Hòa đang sở hữu dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan hiện đại hàng đầu thế giới công suất từ 80 tấn/năm đã tăng lên 200 tấn/năm và sản phẩm đã đứng vững ở nhiều nền kinh tế thành viên APEC 73 như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Thương hiệu Vinacafé Biên Hòa đã có tên tuổi ở trong và ngoài nước, được đăng ký ở 70 nước trên thế giới và đặc biệt là đã giành giải thưởng sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vào năm 2005. Ông Vũ tự tin nói: Sân chơi thương mại WTO "phẳng" hơn thì cơ hội vàng cho Vinacafe Biên Hòa nhiều hơn. - Kết luận về năng lực cạnh tranh của cà phê Đồng Nai Điểm mạnh + Đồng Nai có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho trồng cà phê, khí hậu và đất trồng thích hợp, chất lượng cà phê được thị trường ưa chuộng. Tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê đứng đầu trong các tỉnh Đông Nam Bộ, năng suất cà phê của tỉnh thuộc loại cao và có tiềm năng sản xuất cà phê + Đội ngũ lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc vườn cây, giá lao động lại rẻ. Có mạng lưới lưu thông cà phê rộng khắp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp khá đầy đủ và thuận lợi nhờ vậy tỉnh đã chủ động được nguồn sản xuất cà phê cung ứng cho xuất khẩu. + Lợi thế về giá luôn rẻ hơn so với mức bình quân của cả nước cũng giúp cho việc xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp trong tỉnh thuận lợi hơn. Tỉnh có lợi thế xuất khẩu cà phê vì chi phí sản xuất (chi phí nguyên liệu) thấp do giá nhân công và giá đất không cao. + Chính quyền địa phương quan tâm đến phát triển cây cà phê của tỉnh. Sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố giúp ổn định hoạt động sản xuất của nông dân và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn. + Nông dân đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian như sử dụng các giống mới, tiến hành ghép cành, lắp đặt mô hình tưới tiết kiệm Các doanh nghiệp của tỉnh bước đầu có kinh nghiệm trong tiêu thụ và xuất khẩu cà phê. Hạn chế + So với các tỉnh Tây Nguyên, việc trồng cà phê ở Đông Nam bộ nói chung và Đồng Nai không có được nhiều lợi thế do chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không cao và 74 mùa khô cũng không kiệt nước như Tây Nguyên. Độ ẩm cao hơn Tây Nguyên cũng là nguyên nhân khiến cho cà phê mắc nhiều nấm bệnh hơn. + Tỉnh cũng không có cơ sở nghiên cứu chuyên về cà phê. Các tiến bộ kỹ thuật mới về cây cà phê chủ yếu của Viện Nghiên cứu cà phê trước đây (nay là Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên). Bởi vậy việc canh tác cà phê ở đây khó hơn, năng suất và chất lượng thấp hơn dẫn đến chất lượng sản phẩm còn thấp, chi phí sản xuất còn cao + Thiếu vốn, kỹ thuật và thông tin thị trường, khả năng phân tích thông tin còn yếu, Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém và chưa đồng bộ, công nghệ sau thu hoach chưa cao, tỷ lệ hao hụt nhiều + Các hộ trồng còn manh mún, diện tích trồng nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình nên năng suất không cao thiếu sự liên kết. Trồng trọt, thu hoạch, chế biến và bảo quản còn theo phương pháp thủ công truyền thống là chính, chưa có sự đầu tư đúng mức để đảm bảo chất lượng cà phê. Chưa có hệ thống cung cấp giống tốt đồng nhất. Giống cây có chất lượng và năng suất thấp. Thiếu kỹ năng quản lý sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế Cơ hội + Đời sống người dân ngày càng cao làm cho nhu cầu tăng, nhu cầu về sản phẩm cà phê cũng tăng theo tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhật bản, EU, Mỹ là những thị trường đầy tiềm năng đối với cà phê VN, trong đó có cà phê của tỉnh Đồng Nai. Hội nhập mở ra khả năng tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiến tiến và thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. + Chính sách nhà nước đang tích cực đáp ứng những yêu cầu của WTO: chính sách thông thoáng, chính quyền địa phương quan tâm đến phát triển cây cà phê của tỉnh. Phát triển khoa học công nghệ đang được tỉnh coi trọng. Thách thức + Cạnh tranh gay gắt với các tỉnh xung quanh và các nước trong khu vực. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh với những lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật, về năng lực cạnh tranh, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu cà phê. Chính phủ các nước nhập khẩu, nhất là những nước phát triển đưa ra những tiêu chuẩn quá khắt khe đối với những hàng xuất khẩu; chưa ứng dụng chu trình nông nghiệp an toàn để thỏa mãn nhu 75 cầu đòi hỏi nghiêm khắc về chế độ nuôi trồng và tiêu chuẩn cao của giới tiêu thụ nên gặp khó khăn lớn trong việc xuất khẩu. Xuất khẩu cà phê tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững. Môi trường còn bị ô nhiễm, chi phí đầu vào và đầu ra ngày càng tăng. + Giá thành cà phê còn cao do phải chịu nhiều loại phí cho vận chuyển, phí cầu cảng, phí sân bay và giá mua cà phê nguyên liệu Sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém. Công nghiệp chế biến còn yếu kém, chưa được đầu tư đúng mức. + Các hoạt động xúc tiến thương mại chưa được coi trọng, chưa chủ động trong việc nghiên cứu tiếp cận thị trường. Chính sách vay tín dụng đối với hộ nông dân, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh cà phê hầu như chưa có hoặc còn rất hạn chế. 2.2.2.2. Hồ tiêu - Năng lực sản xuất Năm 2011, diện tích hồ tiêu Việt Nam đạt 55,8 nghìn ha (trong đó Bắc Trung bộ khoảng 3,4 nghìn ha), duyên hải Nam Trung bộ khoảng 1,4 nghìn ha, Tây Nguyên 22,6 nghìn ha, ĐBSCL 0,6 nghìn ha và Đông Nam bộ lớn nhất với 27,7 nghìn ha). Tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất nước là Bình Phước (10 nghìn ha), sau đó là đến Đồng Nai và Đăk Nông (mỗi tỉnh hơn 8 nghìn ha). Hiện nay, Đồng Nai có diện tích trồng tiêu đứng thứ 3 trong cả nước với gần 8.895ha. Trong đó khoảng 7.300 ha đang trong thời kỳ thu hoạch với tổng sản lượng trên 15.000 tấn/năm. Những năm gần đây do giá hạt tiêu luôn ở mức cao, so với một số loại cây trồng khác như cây điều, cây sắn đã không được mùa lại liên tục rớt giá thì cây tiêu vẫn là cây trồng được nhiều nông dân trong tỉnh lựa chọn. Nhiều nhà vườn chuyển đổi diện tích sang trồng tiêu và do Đồng Nai xác định đây là một trong 6 loại cây trồng chủ lực của tỉnh, những diện tích trồng mới, thâm canh được tỉnh hỗ trợ kinh phí mua giống, phân bón và lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Bên cạnh đó để có vùng chuyên canh lớn sản xuất theo hướng hàng hóa, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ phát triển như hỗ trợ giống và một phần phân bón trong 4 năm liền với những diện tích trồng mới, các vườn tiêu thâm canh được hỗ trợ kinh phí mua vật tư nông nghiệp trong 3 năm liền... Chính vì vậy mà diện tích trồng tiêu tăng lên liên tục, năm 2010 diện tích trồng tiêu là 7.488 ha, năm 2011 tăng lên 7.996 ha và năm 2012 là 8.895 ha trong khi 76 xu hướng của tỉnh dẫn đầu về diện tích và năng suất tiêu cả nước lại đang có xu hướng giảm. Bảng 2.11: Quy mô, năng suất, sản lượng hồ tiêu Đồng Nai qua các năm Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Tổng diện tích (ha) 7.586 7.488 8.895 DT cho SP (ha) 5.477 5.948 6.730 Năng suất (tấn/ha) 1,80 2,06 2,08 Sản lượng (tấn) 9.870 12.278 13.979 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2006, 2013 Bảng 2.12: Quy mô, năng suất, sản lượng hồ tiêu tỉnh Bình Phước năm 2010 và 2012. 2010 2012 Diện tích (ha) 9.181 9.020 Sản lượng (tấn) 26.155 25.362 Năng suất (tấn/ha) 2,84 2,81 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2011, 2013 Nhờ việc gia tăng nhanh diện tích kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật trong cải thiện giống và chăm sóc nên sản lượng và năng suất cây tiêu trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Nhiều vườn tiêu ở Đồng Nai nhờ áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm vào mùa khô nên cây phát triển tốt, sản lượng ổn định, từ đó giá thành đầu vào thấp hơn nên thu lãi cao hơn. Đồng Nai hiện có khoảng 6.730 ha cây tiêu đang trong thời kỳ thu hoạch, với tổng sản lượng ước đạt trên 15.000 tấn/năm. Năng suất hồ tiêu đạt bình quân 2 tấn/ha, thấp hơn các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh khoảng 1 tấn/ha; tuy nhiên, với công nghệ tưới tiết kiệm nước và điều hòa dinh dưỡng, nhiều mô hình ở Định Quán, Thống Nhất đã cho năng suất từ 4 - 6 tấn/ha; hy vọng khi mô hình này được nhân rộng, năng suất hồ tiêu bình quân ở Đồng Nai sẽ tăng nhanh. Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, xuất khẩu hạt tiêu đen trên địa bàn tỉnh đạt trên 5.000 tấn. Ngoài sản lượng xuất khẩu tăng, giá tiêu cũng tương đối ổn định, ở mức trên 6.500 USD/tấn và là mặt hàng nông sản xuất khẩu hiếm hoi giữ được giá cao và tăng sản lượng xuất khẩu. 77 Các đại lý mua bán nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước cho biết, thời điểm hiện nay, giá hạt tiêu mua tại nhà của nông dân là 150.000- 152.000 đồng/kg. Nhìn lại đầu năm nay và những năm vừa qua, có thể thấy sản lượng tiêu luôn có xu hướng tăng lên, nhưng giá tiêu vẫn rất tốt, năm sau cao hơn năm trước, không có tình trạng được mùa mất giá như phần lớn các loại nông sản khác. Liên tiếp trong 3 năm qua, giá hạt tiêu luôn ở mức cao trên 100.000 đồng/kg. Với mức giá này người trồng tiêu có lãi đến 400-500 triệu đồng/ha. Theo nhận định của VPA, sản lượng tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu trong thời gian tới sẽ không thay đổi và xu hướng tăng 4-5% tùy theo thị trường. Trong khi đó, năng lực sản xuất hiện nay ở hầu hết các nước trồng tiêu đều khó tăng, khiến cho lượng dự trữ toàn cầu thấp. Do đó khả năng mất cân đối cung – cầu có thể xảy ra nhưng không quá gây gắt. Gần đây sản lượng hồ tiêu trên thế giớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_12_23_3018910874_5705_1871641.pdf
Tài liệu liên quan