Công ty có thể giảm các khoản giảm trừ bằng cách giảm hàng bán bị
trả lại. Để làm được điều này khi xuất hàng thủ kho cần kiểm tra xem hàng có
đúng mẩu mã, loại ghi trên hóa đơn hay không, không những thế cần xem lô
hàng được xuất có cùng ngày tháng và ca sản xuất hay không, Đội ngũ lái xe
và nhân viên bốc xếp cần cẩn thận hơn khi vận chuyển hàng để tránh gạch bị
vỡ, bị mẽ góc. Công ty cũng có thể giảm các khoản giảm trừ bằng cách giảm
khoản mục giảm giá hàng bán như xác định lại mức tồn kho hợp lý hơn, bảo
quản gạch tốt hơn tránh lỗi mốt và giảm chất lượng sản phẩm.
- Để giảm giá vốn bán hàng Công ty cần sắp xếp lại cơ cấu sản xuất
hợp lý hơn, thay thế các nhà cung cấp nước ngoài bằng các nhà cung cấp
trong tỉnh trong nước nhằm hạ giá thành. Một trong những hướng đi của Công
ty là đã nghiên cứu để thay thế nguyên liệu từ dầu sang than.
102 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy cơ phá sản cao.
* Đối với doanh nghiệp đã cổ phần nhưng chưa niêm yết
Doanh nghiệp sản xuất nên chỉ số Z được tính theo công thức sau:
Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.999 X5
Nếu Z’ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ
phá sản.
40
Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản.
Nếu Z’ < 1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao.
41
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Nhu cầu sử dụng gạch men
Theo quy hoạch Vật liệu xây dựng đã được chính phủ phê duyệt
năm 2001, nhu cầu gạch ốp lát của Việt Nam các năm tới như sau :
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu gạch ốp lát của Việt Nam
(Nguồn: Tạp chí Hiệp hội gốm sứ Việt Nam , số 25 tháng 5 năm 2004)
Trong khi đó theo thống kê của Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam,
sản lượng gạch Ceramic tính đến cuối năm 2007 khoảng 150 triệu m2/ năm.
Tuy nhiên, trong thời gian qua hướng đi của ngành này còn khá bấp bênh.
Theo Hiệp hội vật liệu xây dựng Việt Nam và số liệu khảo sát của Viện
nghiên cứu thị trường giá cả, gạch Ceramic nằm trong nhóm sản phẩm có
cung vượt quá cầu. Thực tế nhu cầu của trong nước chỉ đạt khoảng 50% năng
lực sản xuất của những đơn vị này.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Gốm sứ
và Xây dựng Cosevco
Gạch ốp lát
Năm 2005 90 triệu m2
Năm 2010 120 triệu m2
Định hướng năm 2020 180 - 200 triệu m2
42
Tiền thân của Công ty cổ phần Gốm sứ và xây dựng Cosevco là một
doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 62/QĐ-UB được
cấp ngày 20-3-1993 của UBND tỉnh Quảng Bình với tên gọi Xí nghiệp Sứ
Quảng Bình, có trụ sở ở Bắc Lý - Đồng Hới - Quảng Bình với công nghệ lạc
hậu, mặt hàng sản xuất đơn chiếc chủ yếu là bát hứng mủ cao su, do vậy sản
phẩm sản xuất đưa ra thị trường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cạnh tranh.
Trước tình hình đó ngày 30-9-1997 UBND tỉnh Quảng Bình đã ra
quyết định số 1205/QĐ-UB về việc thành lập công ty Gốm sứ Quảng Bình
trực thuộc Sở Công nghiệp, là một trong những thành viên của Hiệp hội gốm
sứ - vật liệu xây dựng Việt Nam, đồng thời triển khai thực hiện dự án đầu tư
xây dựng nhà máy gạch Ceramic với dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại
do hãng SITI - ITALIA cung cấp.
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Ceramic có trụ sở đóng tại xã
Lộc Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình đã được Bộ Xây dựng thông qua tại công
văn số 25/BXD/KH-DA ngày 06-01-1996 và được Bộ Kế hoạch và đầu tư
thẩm định tại công văn số 1858/BKH/VP-TD ngày 29-4-1996.
Sau hơn một năm thi công XDCB, lắp đặt máy móc, chạy thử không
tải và sản xuất thử thành công đến ngày 28-7-1999 nhà máy gạch Ceramic đã
cắt băng khánh thành với công suất 1.000.000 m2/năm. Đây là công trình đầu
tư hoàn toàn bằng vốn vay (ước khoảng 70 tỉ Việt Nam đồng), sản phẩm là
gạch lát nền, ốp tường có chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập, kích
thước các loại gạch 15 x 20, 20 x 30, 30 x 30 và 40 x 40 có độ cứng, độ bóng
đạt tiêu chuẩn châu Âu.
Thực hiện Nghị quyết TW và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc
sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, ngày 11-3-2002 Bộ Xây dựng đã có quyết
định số 28/QĐ-BXD sát nhập công ty Gốm sứ Quảng Bình vào Tổng công ty
43
xây dựng Miền trung Cosevco và được đổi tên thành Công ty Gốm sứ
Cosevco 11.
Thực hiện cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển
của ngành vật liệu xây dựng trong điều kiện chung của thị trường gạch men
hiện nay khi cung vượt quá cầu rất nhiều, việc cạnh tranh diễn ra gay gắt đòi
hỏi Công ty cần phải tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm và đa dạng hóa mẩu mã. Để thực hiện được mục tiêu đó Công ty
đưa hoạt động sản xuất kinh doanh vào nề nếp, vận hành theo hệ thống quản
lý nghiêm ngặt, mạnh dạn đổi mới đội ngũ quản lý, tổ chức sắp xếp lại sản
xuất, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, mở rộng quan hệ với
các nhà cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu có uy tín trên thị trường trong
nước và Quốc tế, thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các bạn hàng trên
nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi xuất phát từ những giải pháp trên
tháng 10/2002 Công ty Gốm sứ Cosevco 11 đã được QUACERT và AJA
(Anh Quốc) đánh giá và công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
tiêu chuẩn ISO 9000 : 2001.
Cùng với sự đổi mới của các doanh nghiệp Nhà nước trên toàn quốc
ngày 03-12-2003, Công ty Gốm sứ Cosevco 11 là một doanh nghiệp Nhà
nước được chuyển thành Công ty cổ phần do Tổng công ty xây dựng Miền
trung Cosevco ( hiện nay đổi thành Tổng công ty miền trung) giữ cổ phần chi
phối, với tên gọi Công ty cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco.
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong
việc kinh doanh vật liệu xây dựng và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà
nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
44
Công ty cổ phần Gốm sứ và xây dựng Cosevco chịu sự quản lý của
Tổng công Miền trung Cosevco và Nhà nước, do đó Công ty có những chức
năng và nhiệm vụ mà Tổng công ty giao, cụ thể:
- Sản xuất gạch men gốm sứ, xây dựng công nghiệp.
- Khai thác, chế biến các loại khoáng sản phục vụ cho xây dựng và
sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, vận tải hàng
hóa phục vụ kinh doanh.
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nhiệp, công trình
giao thông, thủy lợi, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỷ thuật hạ
tầng đô thị, khu công nghiệp.
- Kinh doanh phát triển nhà, khu chung cư, khu đô thị mới.
- Xuất nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu,
men màu và sản phẩm gốm sứ gạch men Ceramic.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký phù hợp với
quy định của pháp luật.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.4.1 Tình hình tổ chức bộ máy của Công ty
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Công
ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan về vấn đề quản lý và họat động của
Công ty trừ những vấn đề thuộc phạm trù giải quyết của đại hội đồng cổ
đông.
45
Sơ đồ: 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
+ Quản trị Công ty theo đúng Pháp luật của Nhà nước, điều lệ của
Công ty và Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
+ Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh và mục tiêu chiến lược
kinh doanh, quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty, giải quyết các khiếu nại
của Công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, và các chức giám đốc điều hành hoặc bất
cứ chức danh nào của Công ty nếu HĐQT cho rằng đó là vì lợi ích tối cao
của Công ty, việc các chức đó không trái với quyền theo hợp đồng của những
người miễn nhiệm (nếu có).
Nhà
máy
gạch
Ceramic
NM
chế
biến
cao
lanh
P. kỷ
thuật
cơ
điện
P.
CN
chất
lượng
P.
kinh
doanh
P. tổ
chức
hành
chính
P.tài
chính
kế
toán
P.kế
hoạch
vật tư
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
T.Giám đốc
Phó T.giám
đốc sản xuất
Phó T.giám đốc
kinh doanh
46
+ Xem xét và ủy quyền cho giám đốc khởi kiện các vụ kiện có liên
quan quyền lợi và tài sản của Công ty, chịu trách nhiệm về những vi phạm
Pháp luật, vi phạm điều lệ, những vi phạm trong quản lý gây thiệt hại cho
Công ty.
- Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Kiểm soát, kiểm tra sổ sách kế toán, tài chính và các báo cáo năm
tài chính của Công ty và kiến nghị khắc phục (nếu có).
+ Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị thành
viên của Công ty cung cấp tình hình, số liệu tài chính và thuyết minh các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Báo cáo với đại hội đồng cổ đông về những sự kiện tài chính bất
thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của HĐQT và giám
đốc theo ý kiến độc lập của mình, chịu trách nhiệm về những đánh giá và kết
luận của mình, nếu sai phạm mà không báo cáo thì phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về những thiệt hại (nếu có).
- Tổng Giám đốc công ty: là người do HĐQT bổ nhiệm được quyền
điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao cụ thể, giám đốc Công ty có
các quyền và nghĩa vụ cụ thể:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
Công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, kiến nghị phương
án sắp xếp tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
47
+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong
Công ty trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm trong Công ty, kể cả cán bộ
quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất: là người giúp cho Tổng Giám
đốc Công ty điều hành trong lĩnh vực sản xuất và chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám đốc về những vấn đề mà mình quản lý và điều hành chất lượng
sản phẩm, sự cố hỏng hóc trên dây chuyền, chất lượng của nguyên nhiên vật
liệu đầu vào của Công ty.
- Phó Tổng giám đốc kinh doanh: là người điều hành và tham mưu cho
Tổng giám đốc về lĩnh vực thị trường, mẩu mã của sản phẩm, tổ chức mạng
lưới kinh doanh, chiến lược kinh doanh và các dịch vụ hỗ trợ bán hàng để
mang lại doanh thu cao cho Công ty.
- Phòng tổ chức - hành chính: tham mưu cho Tổng Giám đốc về mặt
nhân sự phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra tình hình lao
động trong toàn Công ty, thực hiện các chế độ chính sách như BHXH, BHYT
và các chính sách khác cho toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong
Công ty theo đúng quy định nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
- Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về
công tác tài chính và công nợ của khách hàng, tham mưu cho Tổng Giám đốc
về kinh tế tài chính, tăng cường công tác quản lý vốn có hiệu quả, thực hiện
bảo toàn vốn, quản ký chặt chẽ kịp thời công tác vật tư đầy đủ thường xuyên
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giữ bí mật về nghiệp vụ quản
lý tài chính.
48
- Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư, tìm hiểu thị
trường các yếu tố đầu vào cho Công ty, quản ký chặt chẽ kịp thời công tác
vật tư đầy đủ thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỷ thuật cơ điện: tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực
cơ điện, quản lý về mặt kỷ thuật toàn bộ máy móc thiết bị của nhà máy, đảm
bảo thiết bị luôn trong tình trạng tốt phát huy hết công suất của nhà máy, chịu
sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc và sự điều hành của Phó Tổng giám
đốc phụ trách sản xuất.
- Phòng công nghệ chất lượng: Quản lý, giám sát các quy trình công
nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ bán hàng, tham mưu cho Tổng Giám
đốc, Phó Tổng giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tháng,
quý thực hiện điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Nhà máy gạch CERAMIC: Có nhiệm vụ sản xuất gạch lát nền Ceramic
theo kế hoạch sản xuất của Công ty.
- Nhà máy Cao lanh: Có nhiệm vụ khai thác quặng và sản xuất Cao lanh,
trường thạch để theo kế hoạch sản xuất của Công ty.
2.1.4.2 Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty
Xuất phát từ nhu cầu thị trường Công ty đã lựa chọn hai mặt hàng sản
xuất kinh doanh chính:
- Sản xuất và kinh doanh gạch men có chất lượng tương đương với
hàng ngoại nhập, mẩu mã đa dạng (gồm 117 loại mẩu mã khác nhau), với
nguyên liệu bề mặt như men màu được nhập khẩu từ Tây Ban Nha và các
nguyên liệu xương như đất sét, cao lanh, quặng Pecmatit thì có sẵn ở địa
phương. Các thông số kỷ thuật của sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn của hiệp hội
49
gốm sứ Việt Nam quy định (như độ hút nước, độ bền uốn), sản phẩm gạch ra
lò chỉ được phép vết lõm bề mặt sâu không quá 5mm, vết lồi không quá
1mm, độ hút nước dưới 7%, độ căng cứng trên 220kg/cm3.
- Sản xuất và kinh doanh cao lanh tinh để dùng trong sản xuất công
nghiệp như sản xuất lốp ôtô, đá Granit, hóa mỹ phẩm. Nguyên liệu sản xuất
từ mỏ cao lanh được khai thác từ mỏ cao lanh Lộc Ninh - Đồng Hới - Quảng
Bình.
2.1.4.3 Đặc điểm quy trình công nghệ
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chia làm hai lĩnh vực
chính: sản xuất gạch Ceramic lát nền, ốp tường và khai thác chế biến cao
lanh, trường thạch và các nguyên vật liệu ngành gốm sứ, phục vụ đối tượng
xây dựng là chủ yếu, những sản phẩm điển hình của Công ty là gạch lát nền
Ceramic do nhà máy gạch Ceramic sản xuất có quy trình công nghệ:
Toàn bộ quy trình công nghệ của nhà máy là dây chuyên phức tạp, chế
biến liên tục bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, giữa các công đoạn có mối
liên quan với nhau và cùng tuân thủ các nguyên tắc kỷ thuật, vật liệu, tiêu
chuẩn của sản phẩm rất chặt chẽ, sản phẩm sản xuất ra là gạch lát nền có
nhiều kích cỡ khác nhau từ 150 x 150mm đến 400 x 400mm.
Quy trình công nghệ sản xuất gạch Ceramic được chia thành 3 công
đoạn chính sau:
- Công đoạn 1: Tạo bột để ép gạch từ các nguyên liệu như đất sét,
trường thạch (Phối liệu, nghiền, ủ, sấy phun tạo bột)
- Công đoạn 2: Định hình và trang trí gạch (ép gạch mộc, tráng men, in
hoa)
- Công đoạn 3: Nung, phân loại, đóng gói sản phẩm
50
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất gạch Ceramic
2.1.4.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Chức năng điều hành sản xuất và nhiệm vụ cụ thể:
- Giám đốc nhà máy:
+ Là người điều hành mọi hoạt động của nhà máy nhằm thực hiện
tốt mọi kế hoạch sản xuất của Công ty đạt yêu cầu về sản lượng cũng như
chất lượng.
+ Phối hợp với phòng kỷ thuật cơ điện để giải quyết mọi sự cố hỏng
hóc thiết bị xẩy ra và chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
+ Có quyền bố trí, điều động công nhân đảm bảo việc thực hiện tốt
kế hoạch sản xuất.
- Phó Giám đốc: tham mưu cho giám đốc nhà máy trong việc điều
hành mọi hoạt động của nhà máy đảm bảo chất lượng, sản lượng, sản phẩm
đạt các chỉ tiêu kinh tế, kỷ thuật Công ty giao.
Ép định
hình
Trang trí
bề mặt Sấy
Nung Phân loại Đóng gói
Nhiệt
Phối liệu
(định lượng)
Nghiền Ủ hồ
Sấy phun
(tạo bột) Ủ bột
Men, màu Nhiệt
Công đoạn 1
Công đoạn 2
Công đoạn 3
51
Sơ đồ 2.3: Đặc điểm tổ chức sản xuất
- Các tổ trưởng:
+ Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tổ, đảm
bảo chất lượng sản phẩm, sản lượng, bảo dưỡng và quản lý mọi thiết bị trong
tổ.
+ Được hưởng mọi chế độ, quyền lợi của tổ trưởng do Công ty qui
định.
2.1.4.5 Đặc điểm tổ chức mạng lưới kinh doanh
Thị trường gạch men là một thị trường rộng lớn trải dài từ Bắc vào
Nam, do vậy để kinh doanh có hiệu quả và mang lại doanh thu cao, HĐQT
và Ban giám đốc Công ty đã quyết định tổ chức mạng lưới kinh doanh rải
khắp trên toàn quốc, ra nhiều khu vực bán hàng với một đội ngũ cán bộ
nhanh nhạy trong thị trường, có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Theo thống kê của Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam, sản lượng
gạch Ceramic tính đến cuối năm 2007 khoảng 150 triệu m2/ năm. Chưa kể
hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ Trung Quốc. Với sản lượng của
Công ty là một triệu m2/năm, chiếm thị phần <1% thị phần trên toàn quốc.
Phó Giám đốc NM
Giám đốc NM
Tổ nguyên liệu
+ Tổ ép
Tổ lò nung
+ Tổ phân loại
Tổ men màu
52
Để tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty thành lập năm chi
nhánh bán hàng trên toàn quốc, mỗi chi nhánh phụ trách một khu vực bán
hàng tạo thành mạng lưới thị trường rộng khắp toàn quốc. Sản phẩm được
phân phối thông qua hệ thống các Đại lý để đến với người tiêu dùng. Đối
tượng khách hàng chủ yếu của Công ty là những khách hàng bình dân, và các
công trình vừa và nhỏ.
Sơ đồ 2.4: Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh
2.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM
SỨ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO
2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ
giữa tài sản và nguồn vốn
2.2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cho biết tình hình sử
dụng vốn của Công ty, đồng thời giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân
bổ tài sản và các nguồn hình thành nên tài sản để có những quyết định điều
chỉnh chính sách huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tránh được
những rủi ro trong kinh doanh.
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng giám đốc kinh doanh
Chi nhánh
Hà Nội
Chi nhánh
Vinh
Chi nhánh
Huế
Chi nhánh
Đà Nẵng
Chi nhánh
Quy Nhơn
53
Từ bảng 2.2 Tài sản Công ty gồm hai bộ phận là tài sản ngắn hạn và
đầu tư ngắn hạn, tài sản dài hạn và đầu tư ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của Công ty bao gồm 4 bộ phận: tiền, các khoản phải
thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Tiền chiếm tỉ lệ thấp chỉ 1,09%
đến 1,98% tổng số tài sản, 3 bộ phận còn lại chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều
này cho thấy Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, Công ty cần
xem xét để có biện pháp thu hồi vốn nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.
Tổng tài sản của doanh nghiệp biến động qua các năm do doanh
nghiệp sắm thêm tài sản để phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh của
Công ty. Năm 2007 giảm do Công ty phải trả nợ.
Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ lệ dưới 43% so với tổng tài sản, năm
2006 so với năm 2005 tăng 2.307 triệu đồng tương ứng 4,84% nhưng năm
2007 giảm 4.066 triệu đồng tương ứng 8,14% so với năm 2006. Năm 2007
giảm do Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất nên đã chuyển một số
tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn.
Tiền là một chỉ tiêu quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
thanh toán của Công ty. Từ năm 2005 đến năm 2007 tiền chiếm một tỉ lệ rất
nhỏ dưới 2% trong tổng tài sản, cụ thể năm 2005 tỉ lệ tiền mặt chiếm 1,78%
tổng tài sản, năm 2006 chỉ còn 1,09% đến năm 2007 tỉ lệ này được là 1,98%.
Năm 2006 so với năm 2005 giảm 35,62% tương ứng 705 triệu đồng và năm
2007 so với năm 2006 đã tăng lên 68,92% tương ứng 878 triệu đồng. Dự trữ
tiền thấp sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty
54
(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty)
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± %
TỔNG TÀI SẢN 110879 100,00 117194 100,00 108460 100 6315 5,70 -8734 -7,45
I. TSNH và đầu tư ngắn
hạn 47670 42,99 49977 42,64 45911 42,33 2307 4,84 -4066 -8,14
1. Tiền 1979 1,78 1274 1,09 2152 1,98 -705 -35,62 878 68,92
2. Các khoản phải thu 21809 19,67 21347 18,22 18152 16,74 -462 -2,12 -3195 -15
3. Hàng tồn kho 16588 14,96 12300 10,50 9443 8,71 -4288 -25,85 -2857 -23,2
4. TSNH khác 7294 6,58 15056 12,85 16164 14,9 7762 106,42 1108 7,36
II. TSDH và đầu tư dài
hạn 63209 57,01 67217 57,36 62549 57,67 4008 6,34 -4668 -6,94
1. TSDH 58690 52,93 62684 53,49 58006 53,48 3994 6,81 -4678 -7,46
2. TSDH khác 4519 4,08 4533 3,87 4543 4,19 14 0,31 10 0,22
55
Điều đáng quan tâm ở đây là các khoản phải thu chiếm tỉ lệ cao đã ảnh
hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì đối với
công ty thương mại thì việc thu hồi các khoản phải thu đúng thời hạn có ý
nghĩa rất quan trọng từ đó góp phần làm tăng vòng quay của vốn, làm cho
đồng vốn sinh sôi nảy nở, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao. Các khoản
phải thu liên tục giảm qua các năm, từ 19,67% năm 2005 đến năm 2007 chỉ
còn 16,74% trong tổng tài sản.Các khoản phải thu năm 2006 so với năm
2005 giảm 2,12% tương ứng 462 triệu đồng và năm 2007 giảm 14,97%
tương ứng 3.195 triệu đồng so với năm 2006.
Hàng tồn kho chiếm từ 8,71% đến 14,96% đây là một tỉ lệ khá cao.
Hàng tồn kho năm 2006 giảm 4.288 triệu đồng tương ứng 25,85% so với
năm 2005 và năm 2007 giảm so với năm 2006 là 2.857 triệu đồng tương ứng
23,23%. Tỉ lệ hàng tồn kho cao là do Công ty xác định mức dự trữ chưa thích
hợp, sản phẩm tuy đa dạng nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của
người tiêu dùng, giá bán so với các hãng khác còn hơi cao, công tác
Marketing còn yếu. Tỉ lệ hàng tồn kho cao là điều bất lợi cho Công ty, chính
vì thế Công ty cần xem xét lại tỉ lệ dự trữ hàng hóa, đa dạng hóa mẩu mã,
nhất là phải tạo ra được sự khác biệt mẩu mã so với các hãng khác trên thị
trường, Công ty cần phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác
Marketing để làm tốt hơn công tác nâng cao thị phần trên thương trường.
Tài sản ngắn hạn khác năm 2006 so với năm 2005 tăng 106,42% tương
ứng 7.762 triệu đồng và năm 2007 tiếp tục tăng 7,36% tương ứng 1.108 triệu
đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã chuyển một phần các khoản phải thu và
hàng tồn kho sang. Tài sản ngắn hạn khác tăng làm ảnh hưởng xấu đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
56
Tài sản dài hạn của Công ty năm 2005 chiếm 57% tổng tài sản, năm
2006 là 57.36% và năm 2007 là 57,67%. Năm 2006 và năm 2007 tăng lên là
do Công ty đã đầu tư dự án mở rộng dây chuyền sản xuất cho nhà máy gạch
Ceramic.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ổn định qua các năm chứng tỏ
Công ty đã nghiên cứu rất kỷ ngay từ đầu nên mới có một lượng đầu tư thích
hợp như vậy.
Tóm lại, cơ cấu đầu tư của Công ty chưa hợp lý do các khoản phải thu
và hàng tồn kho chiếm tỉ lệ quá cao. Qua ba năm cơ cấu đầu tư của Công ty
có sự biến động nhưng Công ty vẫn chưa xác lập được một cơ cấu hợp lý,
điều này thể hiện sự biến động không phải là tích cực.
2.2.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Để tiến hành sản xuất kinh doanh Công ty cần có một lượng vốn nhất
định, nguồn vốn của Công ty bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
(bảng 2.3).
Tỉ lệ nợ phải trả biến động qua 3 năm cụ thể tỉ lệ nợ phải trả năm 2005
là 95,23% tổng nguồn vốn, năm 2006 là 94,81% và năm 2007 tăng lên
96,98%. Nợ phải trả năm 2006 tăng so với năm 2005 là 5,23% tương ứng
5.518 triệu đồng và năm 2007 đã giảm 5,33% tương ứng 5.922 triệu đồng so
với năm 2006.
Trong nợ phải trả tỉ lệ nợ dài hạn thấp hơn nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn
chiếm tỉ lệ cao từ 55,3% đến 61,6% tổng nguồn vốn.
Nợ ngắn hạn năm 2006 so với năm 2005 tăng 8.384 triệu đồng tương
ứng 13,67%, năm 2007 so với năm 2006 giảm 2.884 triệu đồng tương ứng
4,14%. Nợ ngắn hạn tăng do nợ trung hạn đã đến hạn và loại này chuyển một
phần qua nợ ngắn hạn.
57
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± %
B. NGUỒN VỐN 110879 100,00 117193 100,00 108460 100,00 6314 5,69 -8733 -7,45
I. Nợ phải trả 105589 95,23 111107 94,81 105185 96,98 5518 5,23 -5922 -5,33
1. Nợ ngắn hạn 61311 55,30 69695 59,47 66811 61,60 8384 13,67 -2884 -4,138
2. Nợ dài hạn 44278 39,93 41412 35,34 38374 35,38 -2866 -6,47 -3038 -7,336
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 5290 4,77 6086 5,19 3275 3,02 796 15,05 -2811 -46,19
1.Nguồn vốn quỹ 5273 4,76 6074 5,18 3244 2,99 801 15,19 -2830 -46,59
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 17 0,02 12 0,01 31 0,03 -5 -29,41 19 158,33
(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty)
58
Nợ dài hạn năm 2006 giảm 6,47% tương ứng 2.866 triệu đồng so với năm
2005 và năm 2007 đã giảm 7,34% tương ứng 3.038 triệu đồng so với năm
2006. Nợ dài hạn giảm do Công ty đã trả được một phần nợ. Điều này cho
thấy Công ty đã họat động có hiệu quả hơn.
Nguồn vốn chủ sở hữu từ 5.290 triệu đồng năm 2005 đã tăng lên 6.086
triệu đồng năm 2006 và đến năm 2007 đã giảm còn 3.275 triệu đồng .Tỉ lệ
nguồn vốn chủ sở hữu thấp chỉ dưới 5,2% đặc biệt năm 2007 chỉ còn 3% cho
thấy Công ty khó chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa
khi nợ quá cao và nguồn vốn chủ sở hữu thấp còn gây nên sự mất cân đối
nguồn vốn của Công ty.
Có thể thấy, cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn nghiên cứu
không hợp lý vì nợ phải trả chiếm tỉ lệ quá cao. Cơ cấu nguồn vốn biến động
qua ba năm đưa lại kết quả tỉ lệ nợ phải trả tăng lên nên xu hướng biến động
là tiêu cực.
2.2.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản và nguồn vốn là hai mặt của một vấn đề đó là tài sản và nguồn
để hình thành nên tài sản.
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu được sử dụng để do lường mức độ
đầu tư tài sản bằng vốn chủ sở hữu. Qua bảng 2.4 cho thấy chỉ tiêu này biến
động qua 3 năm, năm 2005 là 20,96 lần, năm 2006 là 19,26 lần và năm 2007
là 33,12 lần. Giá trị của chỉ tiêu này đều rất lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản của
Công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu rất ít làm cho khả năng độc lập về
tài chính của Công ty kém. Giá trị này giảm qua 3 năm cho thấy Công ty
59
(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty)
càng ngày càng độc lập về tài chính hơn, chứng tỏ Công ty hoạt động có hiệu
quả hơn.Tài sản của Công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu ít vậy tài sản
được hình thành chủ yếu bằng nguồn vốn nào? Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy giá
trị của chỉ tiêu hệ số nợ so với tài sản qua các năm rất cao đều trên 94 %.
Năm 2005 hệ số nợ trên tài sản của Công ty là 0,952 lần có nghĩa là cứ một
đồng đầu tư cho tài sản thì có 0,952 đồng nợ. Đây là một tỉ lệ rất cao hơn nữa
nợ ngắn hạn chiếm tỉ lệ lớn nên mức độ rủi ro càng cao.
2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
ta so sánh tổng nhu cầu tài sản với vốn tài trợ thường xuyên để xem Công ty
đang bị chiếm dụng vốn hay đang đi chiếm dụng vốn.
Bảng 2.5 cho thấy tổng nhu cầu về tài sản của Công ty năm 2005,
2006, 2007 lần lượt là 110.879 triệu đồng, 117.194 triệu đồng và 108.460
Bảng 2.4 : Mối quan hệ giữa tài s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_gom_su_va_xay_dung_cosevco_8432_1909301.pdf