Luận văn Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ Hoàng tỉnh Vĩnh Long

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG

NGHIÊN CỨU.2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 2

2.1.1 Mục tiêu chung. 2

2.1.2. Mục tiêu cụ thể . 2

2.2. Câu hỏi nghiên cứu. 3

2.3. Nội dung nghiên cứu . 3

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 5

3.2.1. Giới hạn thời gian nghiên cứu .5

3.2.2. Giới hạn không gian nghiên cứu. 5

3.2.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu. 5

3.2.4. Giới hạn đối tượng nghiên cứu . 5

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.6

5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN.6

5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn .6

5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.7

6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ. 14

1.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị. 14

1.1.2 Các khái niệm khác có liên quan. 16

1.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH. 17

1.2.1 Phương pháp lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá trị thanh

long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long (công cụ 1) . 17

pdf140 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ Hoàng tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy, đa phần nhà vườn sản xuất thanh long Nữ hoàng có ít hơn 4 nhân khẩu, với 26 hộ chiếm tỷ lệ 43,3%, có 50% nông hộ có từ 4 đến 5 nhân khẩu và 6,7% nông hộ có trên 5 nhân khẩu. Bảng 2.9 Số nhân khẩu của nhà vườn Số nhân khẩu Số nhân khẩu Tỷ lệ (%) Dưới 4 người 26 43,3 Từ 4 đến 5 người 30 50 Trên 5 người 4 6,7 Tổng cộng 60 100 (Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Vĩnh Long, 2016) Đa số nhà vườn trồng thanh long đều sử dụng công lao động nhà là chủ yếu, hoạc làm dần công với nhau. Chỉ có số ít nhà vườn là thuê nhân công, cá biệt có nhà vườn chỉ quản lý và thuê mướn toàn bộ nhân công làm. Số lao động được thuê nhiều nhất là 7 lao động, được trả lương theo tháng 3.000.000 đ/người/ tháng. Một số nhà vườn thì thuê mướn nhân công theo mùa vụ hoặc theo đợt 20.000đ/người/ giờ. Đa số nhà vườn bán trực tiếp cho chủ vựa không thông qua thương lái mà bán cho vựa thu mua trong tỉnh chiếm 62 %. Có 6 nhà vườn bán cho người thu gom (lái nhỏ) chiếm 10% do sản lượng ít. Một lượng nhỏ thanh long loại III được bán cho các sạp bán lẻ 2 hộ (chiếm 3%) do loại này có giá khá thấp so với thanh long loại I và loại II, và loại này vựa ít hoặc không thu mua. Việc có ít vựa thu mua trong tỉnh dẫn đến việc độc quyền, ép giá. Nhà vườn có sản lượng lớn, có điều kiện vận chuyển thì bán cho các lái ở Tiền Giang, Long An, lượng bán thanh long Nữ hoàng của nhà vườn cho các vựa phân phối ngoài tỉnh chiếm 25% . Hiện tại xu hướng bán cho các vựa ngoài tỉnh đang tăng, do có sự cạnh tranh về giá bán và cách lựa hàng, tiêu chuẩn hàng loại I dể hơn các vựa trong tỉnh. 47 62% 25% 10% 3% Trong tỉnh Ngoài tỉnh Thương lái Bán lẻ (Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Vĩnh Long, 2016) Hình 2.6 Tỷ trọng thanh long Nữ hoàng nhà vườn bán cho các đối tượng Qua khảo sát cho thấy nhà vườn trồng thanh long Nữ hoàng ít vay vốn khi sản xuất khoảng 31,7% có vay vốn và thời hạn trả thường là 1 năm. Hầu hết các hộ vay vốn đều dùng để mua các yếu tố đầu vào (phân, thuốc), đầu tư hệ thống tưới tiêu, thắp sáng, thuê đất. Lãi suất vay của nông hộ phụ thuộc vào nguồn vốn vay và thời hạn trả. Xác định những chi phí có liên quan đến hoạt động trồng thanh long của nhà vườn là rất quan trọng vì đây là cơ sở để hạch toán giá thành, xác định lợi nhuận của người sản xuất. Giá thành 1kg thanh long Nữ hoàng được cấu thành bởi hai khoản chi phí chính là chi phí đầu vào và chi phí gia tăng. Trong cơ cấu chi phí đầu vào thì chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm 60%, các nhà vườn cho biết việc phòng trừ sâu bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hình dáng ngoài của trái khi bán. Các bệnh thường gây hại trên Thanh long như: bệnh thối đầu cành, đốm nâu trên cành, nám cành, hiện nay đang bùng phát bệnh đốm trắng, bệnh này không có 48 thuốc trị chỉ có cách phòng ngừa. Các sâu, côn trùng gây hại trên cây thanh long cũng khá nhiều như kiến, bọ xít, ruồi trái cây... Bên cạnh đó, thời tiết xấu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ trên cây thanh long Nữ hoàng. Giai đoạn ra hoa là giai đoạn khá nhạy cảm đối với cây thanh long và chịu sự tác động rất lớn bởi thời tiết. Nếu gặp mưa nhiều làm vỡ hoặc rửa trôi hạt phấn, thời tiết khô nóng lại làm nướm nhụy bị khô, hạt phấn khó nảy mầm ảnh hưởng đến khả năng đậu trái. Đặc biệt khi thời tiết có sương nhiều, mưa đêm và những khi xuất hiện mưa trái mùa (sớm hoặc muộn) đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý, kích thích ra hoa, đậu trái trên cây . Do đó, khi gặp thời tiết bất lợi nhà vườn thường phải tốn nhiều chi phí cho phun thuốc xử lý - kích thích ra hoa nhiều lần và tốn nhiều công lao động cho việc xông đèn, phun rửa sạch nước mưa trên cây thanh long. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí sâu bệnh, chi phí xử lý - kích thích ra hoa và chi phí lao động luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng cơ cấu chí phí sản xuất thanh long. Qua kết quả khảo sát Bảng 2.10 cho thấy, chi phí sản xuất của nhà vườn sản xuất thanh long Nữ hoàng Vĩnh Long trung bình khoảng 8.000 đồng/kg. Trong đó chi phí đầu vào chiếm 56,5% tổng chi phí sản xuất 1kg thanh long và chi phí tăng thêm bao gồm chi phí xử lý trái, chi phí phân, sơ dừa, tro đấp mô, chi phí thuê lao động, trung bình khoảng 3.500đồng/kg. Bảng 2.10 Chi phí sản xuất 1kg thanh long Nữ hoàng Thanh long Nữ hoàng Vĩnh Long Khoản mục Đồng/kg Tỷ trọng % Chi phí đầu vào 4.520 56,5 Chi phí phân bón 2.240 28 Chi phí thuốc sâu bệnh 880 11 Chi phí mụn dừa, tro 1.000 12,5 Chi phí thuốc xử lý ra hoa – vuốt trái 400 5 49 Thanh long Nữ hoàng Vĩnh Long Khoản mục Đồng/kg Tỷ trọng % Chi phí tăng thêm 3.480 43,5 Chi phí vuốt trái 250 3,125 Chi phí lao động (thuê, gia đình) 1.300 16,25 Chi phí khác (đấp mô, hệ thống tưới tiêu, lãi vay, dụng cụ, thuê đất) 1.430 17,875 Chi phí vận chuyển 500 6.25 Tổng giá thành 8.000 100 ( Nguồn: số liệu điều tra tỉnh Vĩnh Long, 2016) Từ các phân tích trên thì nhà vườn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, bị ép giá. Tuy nhiên khi bán trái nhà vườn đều thu về bằng tiền mặt (100%), đến vụ nghịch nhà vườn có thể chọn bán cho vựa mua giá cao hơn. Với giá bán trung bình thanh long loại I hiện nay khoảng 20.000 đ/kg thì người trồng 1.000 m2 thanh long vẫn có lãi gấp 13 lần so với cùng diện tích trồng lúa. Bảng 2.11 Trái thanh long Nữ hoàng thu hoạch năm 2015 Loại I Loại II Loại III Thu hoạch % Giá bán (1.000đ) % Giá bán (1.000đ) % Giá bán (1.000đ) Vụ thuận 70 22 20 10 10 3,3 Vụ nghịch 80 45 15 35 5 5 ( Nguồn: số liệu điều tra thực tế tỉnh Vĩnh Long, 2016) Từ bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ trái đạt loại I của vụ thuận khoảng 70% thấp hơn so với vụ nghịch (80%). Nguyên nhân là do vụ thuận nhà vườn cho trái tự nhiên, còn vụ nghịch nhà vườn xông đèn vào ban đêm để kích thích cây ra hoa, vì thế tỷ lệ ra hoa nhiều hơn và đồng đều hơn, tỷ lệ trái loại II và loại III cũng thấp hơn vụ thuận. Hơn thế, vào vụ nghịch nhà vườn bán giá cao hơn vụ thuận có thể gấp 2 hoặc 50 3 lần (giá bán vụ nghịch cao nhất là 65.000 đ/kg vào tháng 11/2015). Nhà vườn không bán xô mà phân loại ra bán. Bảng 2.12 Giá bán trái thanh long Nữ hoàng Đvt: 1.000 đồng/kg Loại thanh long Tháng 1/2016 Tháng 2/2016 Tháng 3/2016 Tháng 4/2016 Tháng 5/2016 Tháng 6/2016 Loại I 50 40 30 15 18 20 Loại II 40 30 20 10 10 15 Loại III 20 15 10 5 5 12 ( Nguồn: số liệu thu thập tại vựa trong tỉnh Vĩnh Long, 2016) - Thuận lợi: Có 81,7% nhà vườn được phỏng vấn cho biết thuận lợi trong việc trồng thanh long Nữ hoàng là lợi nhuận cao hơn các loại cây khác. Đất thích hợp có 45/60 hộ bằng 75%. Đầu ra ổn định có 10/60 hộ bằng 16,7% và khi bán trái thì nhà vườn thu về 100% tiền mặt. Bên cạnh đó là các yếu tố khác chiếm 8% như loại cây dể trồng, mau thu hoạch và có trái xen vụ quanh năm. Đa số thì các nhà vườn liên kết với nhau, trao đổi kinh nghiệm với nhau, không qua tập huấn. Do không có tính cạnh tranh nên nhà vườn rất thành thật và nhiệt tình trong việc chia sẻ cách trồng và kỹ thuật xử lý trái, phân thuốc...Đặc biệt, chỉ có 01 hộ được Nhà nước hỗ trợ 1 công cây giống tại huyện Bình Minh và 01 hộ được vay lãi suất ưu đãi ở huyện Mang Thít chiếm 1,7%. Bảng 2.13 Thuận lợi trong việc trồng thanh long Nữ hoàng Yếu tố Tần số Tỷ lệ (%) Đất thích hợp 45 75 Được tập huấn KHKT 0 0 Được cho vay lãi suất ưu đãi 1 1,7 Lợi nhuận cao hơn các loại cây khác 49 81,7 Đầu ra ổn định 10 16,7 Khác: dể trồng, nhiều vụ, ... 5 8 Tổng 110 ( Nguồn: số liệu điều tra tỉnh Vĩnh Long, 2016) 51 - Khó khăn: Trong điều kiện thời tiết diễn ra ngày càng bất lợi cho nông nghiệp hiện nay thì nhà vườn thường hay chịu ảnh hưởng, rủi ro như mưa thất thường làm ảnh hưởng đến kỷ thuật xử lý cho trái, hoặc lem khi vừa vuốt trái. Bảng 2.14 Khó khăn trong việc trồng thanh long Nữ hoàng Yếu tố Tần số Tỷ lệ(%) Giá vật tư nông nghiệp biến động có chiều hướng tăng 31 51,7 Thiếu vốn sản xuất 21 35 Thiêu đất canh tác 18 30 Thiếu thông tin thị trường tiêu thụ 31 51,7 Thiếu tập huấn về KHKT 15 25 Giá bán không ổn định 23 38,3 Ảnh hưởng của thời tiết 12 20 Ảnh hưởng của sâu bệnh 20 33,3 Yếu tố khác 7 12 Tổng 178 ( Nguồn: số liệu điều tra tỉnh Vĩnh Long, 2016) Giá vật tư nông nghiệp biến động theo chiều hướng tăng 51,7%, chi phí đầu tư ban đầu cho 1.000 m2 thanh long đến khi ra trái khoảng 40- 45 triệu đồng, đây là khoảng chi phí không nhỏ nên có 35% nhà vườn thiếu vốn sản xuất. Tiếp đó là giá bán không ổn định 38,3%, thường là vào mùa thuận giá bán thấp hơn so với mùa nghịch và vựa thu mua hay ép giá hoặc sạc hàng mạnh tay. Điều này là do có ít vựa thu mua trong địa bàn tỉnh, nhà vườn thiếu thông tin thị trường tiêu thụ (51,7%) nên chịu bán cho các vựa gần nhà để giảm chi phí chuyên chở do sản lượng ít. Do thiếu diện tích đất canh tác (30%) nên có rất nhiều nhà vườn thuê mướn đất của các hộ khác với giá 3.000.000 đ/1.000 m2/năm thời hạn thuê thường từ 10 đến 15 năm, chồng tiền chia làm 2 đợt, năm thứ nhất và năm thứ 6, điều này cũng làm tăng thêm chi phí đầu tư ban đầu. Có 15/60 nhà vườn (25%) được hỏi trả lời họ không được tập huấn về khoa học kỹ thuật từ các sở, ban, ngành liên quan, chủ yếu là trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhà vườn và rút ra kinh nghiệm từ thực tế. 52 Hiện tại bệnh trên thanh long cũng được kiểm soát tốt có 33,3% trả lời yếu tố sâu bệnh làm khó khăn trong quá trình sản xuất. Thanh long là loại cây rất đặc biệt, nắng làm, mưa nghĩ nên có 12 trong tổng số nhà vườn được hỏi trả lời yếu tố thời tiết và sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trái (20%).Yếu tố khác chiếm 12% như thiếu lao động khi vào vụ thu hoạch, phân bón kém chất lượng, đất phèn nhiều. Từ những khó khăn trong khâu sản xuất, các nông hộ có ý kiến đề xuất nhằm hạn chế những bất lợi trong sản xuất cụ thể như cần phải thăm vườn thường xuyên, phun thuốc ngừa sâu bệnh hại, bón vôi ngừa các loại nấm, phòng là chính; Có 25% nông hộ đề nghị khuyến nông tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa bệnh và cách xử lý hoa trái vụ. Các nghành chức năng cần có giải pháp ổn định, kiểm soát giá vật tư đầu vào, đảm bảo chất lượng nhằm hỗ trợ người sản xuất; Nhà nước cần quan tâm ,có chính sách hỗ trợ như con giống hoặc vốn vay. Quy hoạch vùng sản xuất theo mô hình hợp tác xã tiên tiến để dể dàng hỗ trợ, quản lý trong khâu trồng cũng như trong khâu tiêu thụ. Thực hiện tốt mô hình hợp tác xã sẽ giúp cho nhà vườn yên tâm sản xuất bởi đầu ra ổn định và giá cả cũng đảm bảo. Qua khảo sát cho thấy có 52% nhà vườn biết nhiều nơi thu mua ngoài tỉnh như Tiền Giang, Long An nên nhà vườn có nhiều lựa chọn trong tiêu thụ sản phẩm. Có 83% nhà vườn bán cho vựa thu mua trong tỉnh. Thông tin giá cả được nhà vườn trao đổi thường xuyên với nhau và 100% các nhà vườn có mối liên kết với các nhà vườn khác. Nhìn chung khâu tiêu thụ thanh long hiện nay cũng khá thuận lợi cho nông hộ, khi trái sắp chín thì vựa liên hệ, khi giá cả được thiết lập thì sẻ được bán. Bên cạnh những thuận lợi trong khâu tiêu thụ thì nhà vườn cũng gặp phải một số khó khăn như trong toàn tỉnh chỉ có 02 vựa thu mua là quá ít sự lựa chọn đối với những nhà vườn có số lượng trái bán ít không thể đi bán ngoài tỉnh do chi phí vận chuyển cao hơn mức giá chênh lệch khi bán ngoài tỉnh. Có 38,3% nhà vườn cho rằng giá bán không ổn định rất bấp bênh, biến động mạnh qua từng mùa vụ, có khi thu hoạch ngay cùng 1 vụ nhưng nếu thu hoạch sớm hay muộn hơn một vài ngày thì giá bán cũng khác khá lớn làm ảnh hưởng đến thu 53 nhập của họ. Đến mùa thu hoạch rộ thì hay bị ép giá và sạc hàng mạnh tay hơn, tỷ lệ trái đạt loại I cũng ít hơn so với khi hút hàng ở vụ nghịch, dù vậy vẫn phải bán không thể neo trái như các loại trái cây khác. Từ những khó khăn trong tiêu thụ, nông hộ sản xuất đã đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm ổn định giá thanh long, tạo lợi nhuận trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cụ thể như hình thành hợp tác xã để tránh tình trạng trúng mùa mất giá. Cần xây dựng thương hiệu cho thanh long để giá bán cao, ổn định. Nhà vườn rất mong được trồng đúng với tiêu chuẩn Global GAP để có thể sản xuất theo hợp đồng, bớt rủi ro trong khâu tiêu thụ. Qua kết quả khảo sát, các nhà vườn được hỏi về dự đoán sự phát triển của ngành thanh long trong thời gian tới thì có 52/60 nhà vườn trả lời là tăng trưởng mạnh và sản lượng tăng do tuổi đời của cây lớn. Có 58,3% dự đoán giá cả sẻ tăng trong thời gian tới. Có 56,7% trong số người được hỏi trả lời có ý định mở rộng diện tích trong tương lai. Có 15 trong tổng số nhà vườn được hỏi có ý định tham gia hợp tác xã chiếm 25%. Bên cạnh cũng có 13,3% trả lời tình hình sắp tới sẻ gặp nhiều khó khăn do nhiều người ồ ạc trồng thanh long sẻ làm cho cung vượt cầu làm giá cả bấp bênh, và điều kiện thời tiết, sâu bệnh ngày càng diễn biến xấu và khó ứng phó hơn. * Thương lái Thương lái là một tác nhân trong khâu tiêu thụ thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long. Khi chỉ có một thương lái, người này sẽ đưa ra một giá thấp “hoặc mua hoặc là không”. Giá thường cao hơn và có lời hơn cho nhà vườn khi có nhiều thương lái cạnh tranh với nhau. Thương lái đôi khi, nhưng không phải luôn luôn, đưa ra giá cao hơn cho những nhà vườn có sản phẩm chất lượng cao hơn. Nếu hầu hết nhà vườn đều cung cấp các sản phẩm chất lượng kém, thương lái sẽ rất khó khăn khi bán riêng các sản phẩm có chất lượng (Phan Thị Giác Tâm, 2008). Qua khảo sát các thương lái cho thấy, đa phần người thu mua thanh long là nam giới chiếm trên 60%, tuổi trung bình của thương lái 36 tuổi (cao nhất 46 tuổi và thấp nhất 25 tuổi) và trình độ học vấn của thương lái trung bình lớp 7 (thấp nhất 54 lớp 2 và cao nhất cao đẳng), mặc dù trình độ học vấn không cao nhưng chủ yếu họ thu mua và buôn bán nhờ vào kinh nghiệm. Họ đã có kinh nghiệm vào nghề thu mua thanh long trung bình 3 năm ( Phụ lục 4.2) Tổng lao động gia đình hoạt động thu mua thanh long của thương lái cao nhất 2 lao động, trung bình có 1 lao động. Trong đó trung bình có 1 lao động nữ và cao nhất có 2 lao động nữ. Khi vào thời kỳ thu hoạch rộ thì số lượng lao động thuê của thương lái tăng lên tối đa 4 lao động, tuy nhiên do hoạt động của thương lái chủ yếu là thu mua trái để bán lại cho vựa nên lao động chủ yếu là nam. Thời gian thuê lao động trong một năm trung bình trên 10 tháng (thấp nhất 10 tháng cao nhất 12 tháng), với mức tiền thuê bình quân 3,5 triệu đồng/lao động đối với nam. Qua kết quả khảo sát thương lái cho thấy, đa phần thương lái ở địa phương có quy mô nhỏ, chủ yếu kinh doanh mua đi bán lại. Phương tiện vận chuyển thu mua thanh long của thương lái chủ yếu là xe ba gác với công suất chủ yếu 500-750 kg chiếm 57%, xe có tải trọng 2 tấn chiếm trên 14%. Ngoài ra còn có xe Honda chiếm 29%, xe Honda chở một chuyến khoảng 120kg. Hoạt động mua của thương lái: Qua khảo sát, kết quả cho thấy, đa phần thương lái mua thanh long tại vườn của nhà vườn chiếm 100% số lượng thu mua. Qua kết quả khảo sát cho thấy, có trên 70% thương lái không vay vốn để kinh doanh. Hoạt động kinh doanh với quy mô vừa phải, nên sử dụng nguồn vốn nhà là chủ yếu. Chỉ có 20,1% là vay vốn làm vốn kinh doanh nên mức vay khi khảo sát trung bình 32,5 triệu đồng và cao nhất 50 triệu đồng. Với lãi suất trung bình 1,2%/năm. Thời hạn trả từ 6 tháng đến 12 tháng. Thuế là mức chi phí mà thương lái phải đóng là thuế hàng tháng và thuế khoán và thuế năm. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát, hầu hết 100% không đóng thuế. Qua kết quả khảo sát, hầu hết các thương lái đều thanh toán tiền mặt cho người bán thanh long. Thường hoạt động mua bán diễn ra giữa nhà vườn và thương lái không có hợp đồng chủ yếu là nói miệng với nhau. Khi hoạt động mua bán diễn ra, đa phần kết quả khảo sát thấy việc thỏa thuận giá chiếm ưu thế vấn đề này cũng đồng nghĩa với việc giá cả được đưa ra trao đổi rõ ràng giữa 2 bên. 55 Tiêu chuẩn chất lượng khi mua thanh long là theo tiêu chuẩn của vựa. Đa số nhà vườn đều đáp ứng được các tiêu chuẩn trên. Những tiêu chuẩn đặt ra chủ yếu do thương lái đã có kinh nghiệm thu mua. Có những thương lái cắt giá trước khi nhà vườn thu hoạch khoảng 10 ngày, nhằm mong đợi giá của 10 ngày sau sẻ cao hơn. Thương lái mua khoảng 10% trên tổng số sản phẩm mà nhà vườn cung cấp ra thị trường. Hoạt động bán của thương lái: Phần lớn thương lái bán thanh long cho chủ vựa trong tỉnh (chiếm 100%), và không ai bán cho vựa ngoài tỉnh. Hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt một lần. Thông thường việc mua bán diễn ra giữa người mua và người bán không có ký kết hợp đồng (93,8%), chỉ có 6,3% là có hợp đồng nhưng cũng chỉ qua điện thoại. Tóm lại, thương lái ở Vĩnh Long hoạt động với quy mô nhỏ, giản đơn chủ yếu sử dụng lao động nhà. Họ thu mua thanh long tại các nhà vườn 100%. Mua xong họ không tồn trữ lại nếu có thì cũng chỉ ngày hôm sau họ bán lại cho vựa trong tỉnh. Đa số, các thương lái khi mua thanh long Nữ hoàng không phân biệt được thanh long trồng theo tiêu chuẩn GlobalGap nên giá cả không có sự chênh lệch nhiều. Đây là vấn đề khó khăn cho nhà vườn khi phải đầu tư nhiều hơn gặp nhiều rắc rối hơn khi tham gia vào GAP. Đây là nguyên nhân các nhà vườn không muốn tham gia vào sản xuất GAP. 56 25% 75% Có xu hướng tham gia GAP Không có xu hướng tham gia GAP (Nguồn: số liệu điều tra thực tế tỉnh Vĩnh Long, 2016) Hình 2.7 Xu hướng tham gia GAP của nhà vườn Thuận lợi của thương lái: trong mua bán tạo những mối quan hệ làm ăn lâu năm nên nguồn thu mua cũng dễ dàng (chiếm 69,23%); điều này giúp cho các thương lái hoạt động tốt trong mua bán thì nguồn vốn sẵn có của thương lái cũng là một điều kiện thuận lợi – với ý kiến này chiếm 61,54%. Việc trao đổi mua bán, giao thông thuận tiện (chiếm 92,31%) và nguồn thông tin nhanh chống cũng góp phần tạo thuận lợi cho thương lái trong hoạt động mua bán (100%). Việc giao dịch miệng hay điện thoại không qua hợp đồng cũng tạo điều kiện cho việc mua bán diễn ra nhanh chóng hơn, đỡ mất thời gian (76,92%). 69.23% 61.54% 76.92% 92.31% 100.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Mối quen lâu năm Vốn nhà Giao dịch dể dàng Giao thông thuận tiện Thông tin nhanh chóng (Nguồn: số liệu điều tra thực tế tỉnh Vĩnh Long, 2016) Hình 2.8 Thuận lợi trong mua bán thanh long Nữ hoàng của thương lái 57 Qua kết quả khảo sát 13 thương lái cho thấy bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Trong đó khó khăn lớn nhất chiếm gần 40% tổng số ý kiến là giá cả bấp bênh, không ổn định, ngoài ra ý kiến về giao thông khó khăn, nhỏ hẹp, không an toàn chiếm gần 9% ý kiến. Tình trạng thiếu vốn của thương lái cũng được đề cập trong phần khó khăn chiếm 13%, bên cạnh đó, tình trạng dội chợ, ứ động hàng làm cho sản phẩm bị tổn thất nhiều, thương lái lỗ chiếm 13%. Ngoài ra còn một số ý kiến như: khó bảo quản; thời tiết; thủ tục vay ngân hàng khó khăn chiếm khoảng 26%. 7.69 23.08 15.38 15.38 38.46 Giá cả bấp bênh Giao thông nhỏ hẹp Thiếu vốn Ứ hàng, dội chợ Khác (Nguồn: Số liệu điều tra tỉnh Vĩnh Long, 2016) Hình 2.9 Khó khăn của thương lái trong hoạt động mua bán Qua kết quả phân tích cho thấy rằng, hướng giải quyết khó khăn được thương lái đưa ra để giải quyết: Chiếm 40% ý kiến cho rằng nhà nước cần mở rộng hình thức HTX, thu mua bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn. Ngoài ra cần thu thập, nắm được thông tin giữa người bán và người mua thường xuyên tránh tình trạng dội chợ, ứ hàng để giảm thất thoát chiếm 20%. Thủ tục vay vốn dễ dàng và cho vay với lãi suất ưu đãi, song song đó nhà nước cần hỗ trợ đầu ra cho nhà vườn, để tạo nguồn ra ổn định cho người dân yên tâm sản xuất chiếm 40%. 58 Bảng 2.15 Giải quyết khó khăn của thương lái Giải pháp Tần số Tỷ lệ (%) Thủ tục vay dễ dàng và Ngân hàng cho vay lãi suất thấp 3 23,08 Hỗ trợ đầu ra 3 23,08 Thông tin giữa người bán và người mua thường xuyên 1 7,69 Nhà nước mở rộng HTX, thu mua bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn 6 46,15 Tổng 13 100 (Nguồn:số liệu điều tra thực tế tỉnh Vĩnh Long, 2016) Qua kết quả khảo sát thương lái, trong hoạt động thu mua thanh long Nữ hoàng có 76,9% ý kiến dự đoán rằng khoa học ngày càng tiến bộ, áp dụng kỷ thuật tiên tiến nên tỷ lệ trái tốt, đạt chất lượng nhiều thêm, giá trị thanh long mang về cao hơn. Bên cạnh đó có đến 69,2% ý kiến cho rằng giá cả tăng lên, thanh long Nữ hoàng xuất khẩu sang các nước trên thế giới nhiều hơn. Tuy nhiên, có 18,8% ý kiến cho rằng có quá nhiều người đổ xô trồng thanh long Nữ hoàng sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu làm cho ngành hàng này gặp khó khăn trong thời gian tới. Có 15,38% không đưa ra được nhận định. Bảng 2.16 Dự đoán tình hình phát triển của ngành hàng thanh long Nữ hoàng trong thời gian tới của thương lái Ý kiến Tần số Tỷ lệ(%) Khoa học tiến bộ, kỷ thuất tiên tiến 10 76,9 Giá cả tăng 9 69,2 Nhiều người trồng làm cung vượt cầu 4 30,7 Không nhận định được 2 15,38 Tổng 25 ( Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Vĩnh Long, 2016) 59 * Vựa thu mua trong tỉnh Qua khảo sát 02 vựa thu mua trong tỉnh ( Phụ lục 4.3) chủ vựa chủ yếu là nam, trình độ học vấn 12/12, kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán thanh long Nữ hoàng là 03 năm. Lao động gia đình trung bình mỗi vựa có khoảng 2 người (thấp nhất là 1 người, cao nhất là 3 người). Ngoài ra vì kinh doanh với quy mô khá lớn nên họ thuê thêm lao động, trong đó lao động nam là 28 người chiếm 31%, trung bình là 14 người (thấp nhất là 8 người, cao nhất là 20 người), tiền công trung bình mà họ kiếm được đối với lao động nam trung bình 6 triệu/tháng (cao nhất 8 triệu/tháng, thấp nhất 4 triệu/tháng), một năm vựa thuê lao động làm việc 12 tháng/năm. Lao động nữ trung bình 1 vựa thuê 31 người (thấp nhất là 12 người, cao nhất là 50 người). Tiền công trung bình họ có được 7,5 triệu/tháng (thấp nhất 7 triệu/tháng, cao nhất là 8 triệu/tháng), thời gian làm việc 12 tháng/năm, số ngày làm việc trung bình trong tháng là 15 ngày. Tất cả các lao động tại vựa đều có chế độ bảo hiểm. Hoạt động mua thanh long Nữ hoàng của vựa thu mua trong tỉnh: Theo kết quả khảo sát cho thấy, đối tượng thu mua thanh long Nữ hoàng của vựa chủ yếu từ nhà vườn chiếm trên 90%, và 10% mua từ người thu gom/ thương lái. Qua kết quả khảo sát cho thấy, trong hoạt động thu mua thanh long của vựa không quan tâm đến hợp đồng thu mua (trên 80%). Đây cũng là thoái quen trong việc trao đổi mua bán giữa người mua và người bán nên rất dễ bị bẻ kèo khi giá thanh long lên xuống thất thường. Trong quá trình trao đổi mua bán, có trên 73% giá cả được đưa ra thương lượng giữa người bán và người mua. Chỉ có 26,7% là giá do người mua quyết định. Hình thức thanh toán có 1 dạng duy nhất là thanh toán tiền mặt 1 lần chiếm 100%. 60 Tiêu chuẩn phân loại thanh long Nữ hoàng của vựa: - Trái loại I lớn: trái nặng 450gam trở lên, râu xanh đều không bị mềm, măù sắc sáng đẹp, không bị đớm xanh trên da trái, không bị sâu bệnh. Nếu đủ điều kiện trên nhưng trái nặng từ 350gam đến dưới 450gam là loại I nhỏ. - Trái loại II lớn: Trái nặng 450gam trở lên, râu xanh đều không bị mềm, màu sắc đẹp, bị một hay hai đớm xanh trên da trái, không bị sâu bệnh. Nếu đủ điều kiện trên nhưng trái nặng từ 350gam đến dưới 450gam là loại II nhỏ. - Loại III lớn: trái nặng 450gam trở lên, râu xanh không đều, râu cứng không mèm, trái bị đớn xanh nhiều, râu bị gãy do vận chuyển hay do bị côn trùng cắn. Nếu trái từ 350gam đến dưới 450gam là loại hàng vạc không mua. Phân biệt thanh long Nữ hoàng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và thanh long Nữ hoàng sản xuất theo truyền thống, thì có đến 100% vựa không phân biệt được với lý do cho rằng người tiêu dùng không phân biệt được, 80% cho rằng ở vùng này nhà vườn chưa áp dụng và sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và 20% cho rằng không quan tâm chỉ quan tâm đến chất lượng nhìn thấy thực tế mà định giá. Tiêu chuẩn đặc ra là trước khi thu hoạch khoảng 30 ngày thì nhà vườn không phun xịt bất cứ loại thuốc nào vào cây hay trái. Khác với thương lái, qua khảo sát 02 vựa thu mua thanh long Nữ hoàng thì có 100% vựa có đóng thuế với hình thức là thuế hàng năm và thuế tháng. Hoạt động bán: Qua kết quả khảo sát, tổng lượng thanh long Nữ hoàng mà vựa trong tỉnh bán khoảng hơn 2.000 tấn/năm. Trong một năm thì thì vựa hoạt động kinh doanh thanh long là kinh doanh quanh năm. 61 1,724.80 5.28 352.00 Thương lái TQ Bán lẻ Vựa ngoài tỉnh (Nguồn: số liệu điều tra thực tế tỉnh Vĩnh Long, 2016) Hình 2.10 Sản lượng (tấn) bán theo đối tượng mua thanh long Nữ hoàng của vựa thu mua trong tỉnh Vĩnh Long Qua kết quả khảo sát cho thấy, có 45% phần nguồn vốn để kinh doanh của vựa ở tỉnh Vĩnh Long là vốn tự có, 55% là vay vốn từ ngân hàng. Tóm lại, cũng như thương lái nguồn thu mua thanh long của vựa chủ yếu từ nhà vườn 86%, và chỉ 14% là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_nang_cap_chuoi_gia_tri_thanh_long_nu_hoan.pdf
Tài liệu liên quan