Luận văn Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2012 - 2015

Tiếp tục hỗ trợ, tăng cường cơ sở vật chất xây dựng các kho, quầy,.phát triển

các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp: cung ứng vật tư, phân bón, giống, bảo vệ

thực vật., nhằm nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên hỗ trợ đầu

tư xây dựng hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, . . .) cho phát

triển nông nghiệp, nông thôn của thành phố trong giai đoạn mới. Chuyển giao toàn bộ

các công trình thủy lợi nhỏ, các trạm bơm tưới tiêu cho HTXNN quản lý, sử dụng, tạo

điều kiện chủ động trong sản xuất. Ưu tiên giao cho các HTXNN có khả năng và điều

kiện làm chủ dự án xây dựng và quản lý các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng nông

nghiệp, nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong

vùng. Tập trung chủ yếu cho các HTXNN thành phố Huế thuộc nhóm I và II.

Rà soát và hướng dẫn hồ sơ cấp quyền sử dụng đất, tạo thuận lợi cho các

HTXNN trong giao dịch để phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đẩy nhanh tiến

độ cấp quyền sử dụng đất ở, nhà ở cho các hộ nông dân, tạo điều kiện cho kinh tế hộ có

đủ pháp nhân, thể nhân để vay vốn tín dụng, phát triển sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên

giao đất hoặc tạo điều kiện cho HTX thuê đất bằng hình thức trả chậm để mở rộng hoạt

động kinh doanh dịch vụ; xây dựng các khu vực giới thiệu nông sản phẩm của hộ xã

viên, giúp giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Đối với diện tích đất xây dựng

trụ sở, trạm điện, công trình thuỷ lợi, công trình phúc lợi của các HTXNN cần nhanh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ95

chóng thực hiện chủ trương giao đất không thu tiền sử dụng trong suốt thời gian hoạt

động của HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTXNN trong giao dịch, thế chấp vay

vốn phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tập trung theo thứ tự ưu tiên cho các

nhóm HTXNN thành phố Huế I, II và III

pdf140 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2012 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
duy trì được hoạt động kinh doanh dịch vụ ở mức trên trung bình toàn tỉnh. Tuy nhiên, so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Liên năm 2007, tỷ suất CP/DT của các HTXNN toàn tỉnh bình quân là 90,54% và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 tỷ suất LN/DT là 10,45 %, thì hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN trên toàn tỉnh nói chung và của các HTXNN thành phố Huế năm 2010 có khó khăn hơn, chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn trên 1 đồng doanh thu. Một số chỉ tiêu khác cũng được phân tích để làm rõ hơn hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài sản (ngắn hạn, dài hạn), cán bộ của các HTXNN qua các năm là tỷ suất lợi nhuận tài sản ngắn hạn, tỷ suất lợi nhuận tài sản dài hạn, tỷ suất doanh thu tài sản ngắn hạn, tỷ suất lợi nhuận tài sản dài hạn, lợi nhuận thu được bình quân 1 cán bộ HTXNN. Theo số liệu tính toán được thể hiện ở các Phụ lục bảng 2.14, 2.15, 2.16 và Bảng 2.11 cho thấy các chỉ số này tăng đều qua các năm. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận tài sản ngắn hạn bình quân 1 HTXNN thành phố Huế là 16,77%, tỷ suất lợi nhuận tài sản dài hạn là 9,63%, so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Liên năm 2007, các chỉ số này tính bình quân cho các HTXNN vùng đồng bằng là 15,21% và 6,28 %. [15, 87-87]. Như vậy, sau 4 năm các chỉ số này của các HTXNN thành phố Huế có tăng, cho thấy nguồn lực tài sản của HTX được sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn mức trung bình. Tuy nhiên, cần phải nói rằng, trong các năm 2009 – 2011, các HTXNN thành phố Huế đều không đầu tư, mua sắm trang bị thêm máy móc thiết bị là tài sản cố định, ngoại trừ vốn ngân sách cấp tu bổ, bê tông hóa kênh mương thủy lợi làm tăng giá trị tài sản cố định, do vậy lợi nhuận do sử dụng nguồn lực là tài sản dài hạn tăng lên, cho thấy việc sử dụng hợp lý hệ thống kênh mương, tưới tiêu của các HTXNN thành phố Huế là đáng ghi nhận. Ngoài ra, để phân tích khả năng sinh lời của nguồn lực các HTXNN thành phố Huế, chúng tôi sử dụng các chỉ số đó là suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả được tính toán tại bảng 2.11 cho thấy chỉ số ROA bình quân chung của các HTXNN năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 3,04%; 4,23% và 6,12% và chỉ số ROE bình quân chung của các HTXNN năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 3,2%, 4,42% và 6,36%. Như vậy, khả năng sinh lời của tài sản và của nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm của các HTXNN thành phố Huế đều tăng, điều đó cho thấy việc sử dụng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu của các HTXNN ngày càng hợp lý hơn, có hiệu quả hơn. Theo số liệu điều tra, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 năm 2011, nhóm các HTXNN có suất sinh lời tổng tài sản (ROA) cao hơn mức bình quân chung của thành phố gồm: HTXNN Thủy Xuân, Xuân Phú, An Đông. Với chỉ số ROE, trong năm 2011, nhóm các HTXNN có tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn mức bình quân chung của thành phố gồm: HTXNN Thủy Xuân, Xuân Phú, An Đông và Thủy Biều (Phụ lục Bảng 2.16). So sánh với kế quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Liên năm 2007, chỉ số ROA bình quân của các HTXNN toàn tỉnh vùng đồng bằng là 4,45% (gò đồi – miền núi: 6,9%; vùng cát: 5,0%); và chỉ số ROE là 4,85% (gò đồi – miền núi: 7,87%; vùng cát: 6,04%) [15, 87-87], thì rõ ràng các HTXNN thành phố trong các năm 2009, 2010 các chỉ số này đều vẫn còn thấp hơn mức bình quân năm 2007, sang năm 2011 thì các chỉ số này mới được cải thiện. Nhìn chung khả năng sinh lời của các HTXNN của thành phố Huế vẫn còn thấp và có tình trạng các HTXNN có quy mô nhỏ về vốn và tài sản lại có sức sinh lời cao hơn các HTXNN có quy mô lớn hơn. Điều này cho thấy, các HTXNN có quy mô lớn hơn của thành phố Huế vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh của mình, nguồn vốn và tài sản chưa được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Bảng 2.11. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả nguồn lực bình quân các HTXNN các năm 2009 – 2011 STT Chỉ tiêu ĐV 2009 2010 2011 So sánh (%) 2010/2009 2011/2010 2011/2009 Doanh thu 1000 đ 679.819 808.256 1.100.312 118,89 136,13 161,85 Tổng Chi phí 1000 đ 615.976 705.230 934.184 114,49 132,46 151,66 Lợi nhuận 1000 đ 63.843 103.026 166.128 161,32 161,26 260,14 Tài sản BQ 1000 đ 2.102.968 2.433.983 2.715.365 115,27 103,82 119,67 TSNH 1000 đ 606.655 782.685 990.434 137,26 108,22 148,55 TSDH 1000 đ 1.496.313 1.651.299 1.724.932 106,12 101,45 107,66 Nguồn vốn BQ 1000 đ 2.102.968 2.433.983 2.715.365 115,27 103,82 119,67 VCSH BQ 1000 đ 1.996.381 2.332.517 2.610.047 115,60 104,35 120,62 Nợ phải trả BQ 1000 đ 106.587 101.466 105.319 108,64 92,16 100,13 Số CBQL HTX CB 10,375 10,375 10,375 100,00 100,00 100,00 1 CP/DT % 90,61 87,25 84,90 2 LN/DT % 9,39 12,75 15,10 3 LN/CP % 10,36 14,61 17,78 4 ROE % 3,20 4,42 6,36 5 ROA % 3,04 4,23 6,12 6 LN/TSNH % 10,52 13,16 16,77 7 DT/TSNH % 112,06 103,27 111,09 8 LN/TSDH % 4,27 6,24 9,63 9 DT/TSDH % 45,43 48,95 63,79 10 LN/CB QLHTX 1000 đ/CB 6.154 9.930 15.636 161,32 161,26 260,14 11 DT/CB QLHTX 1000 đ/CB 65.525 77.904 103.559 118,89 136,13 161,85 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 - 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 2.2.2.2. Thực trạng phát triển các HTXNN ở thành phố Huế về xã hội a) Thực hiện nộp bảo hiểm xã hội cho cán bộ HTX ở các HTXNN thành phố Huế Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoản 20 HTX đã làm công tác BHXH cho cán bộ làm việc thường xuyên trong HTX (riêng huyện Hương thuỷ có 11/11 HTX.NN đã đóng BHXH). 100% các HTXNN thành phố Huế chưa có HTXNN nào thực hiện đóng BHXH cho cán bộ HTX. Nguyên nhân chính là do đại bộ phận cán bộ quản lý HTXNN thành phố Huế đều có tuổi bình quân trên 50 tuổi nên việc xin truy đóng lùi để đủ năm về hưu không được BHXH tỉnh chấp nhận do đó đã không khuyến khích các HTXNN thành phố tham gia đóng BHXH như hướng dẫn Luật HTX. [30] b) Sử dụng lao động tại các HTXNN thành phố Huế Số lao động các HTXNN thành phố Huế sử dụng thường xuyên trong năm chủ yếu là các lao động vận hành máy kéo trong khâu làm đất và lao động phục vụ dịch vụ thủy lợi. Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản năm 2011, số lao động được sử dụng thường xuyên tại các HTXNN thành phố Huế là 103 người, bình quân gần 13 người/HTXNN. Trong đó HTXNN An Đông sử dụng nhiều lao động nhất (25 người) và HTXNN sử dụng ít lao động nhất là Thống Nhất (06 người). Số lao động không biến động từ 2009 – 2011. (Bảng 2.12) Tiền công trả cho người lao động là xã viên HTXNN và lao động thuê ngoài qua các năm 2009- 2011 cũng là chỉ tiêu được xem xét trong phân tích sự phát triển của HTXNN về mặt xã hội. Tổng số tiền công trả cho lao động trực tiếp qua các năm đều tăng. Năm 2009 tổng tiền công 8 HTXNN trả cho lao động trực tiếp là 1.022,98 triệu đồng, năm 2010 là 1.438,89 triệu đồng và năm 2011 là 2.056,22 triệu đồng. Trong đó, tiền công trả trực tiếp cho lao động là xã viên HTXNN là 574,53 triệu đồng năm 2009 chiếm 56,16%. Năm 2010, số tiền công được trả cho xã viên là 628,79 triệu đồng, chiếm 43,7%. Năm 2011, số tiền công trả cho xã viên chiếm 44,26% với số tiền 910,14 triệu đồng (Bảng 2.13). So với năm 2009, năm 2011 và 2010 tiền công các HTXNN ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 65 thành phố Huế trả cho lao động thuê ngoài tăng lên, đồng nghĩa với tính xã hội hóa tăng lên. Theo chủ nhiệm các HTXNN cho biết, tình trạng này xảy ra là do lao động xã viên HTXNN thành phố Huế ngoài nghề chính là nông nghiệp, họ còn làm nhiều nghề phụ khác đem lại thu nhập tốt hơn, cho nên nhường lại thị trường lao động này cho bên ngoài. Một trong các HTXNN có lao động thuê ngoài thường xuyên các năm chiếm tỷ lệ lớn là HTXNN An Đông (100%). Một số HTXNN lao động thuê ngoài ngày càng được sử dụng nhiều hơn là HTXNN Tây An (31,3 % năm 2009; 57% năm 2010 và 58,2% năm 2011), HTXNN Thủy Xuân (18% năm 2009; 38,77% năm 2010 và 46,85% năm 2011). Ngoài ra, có HTXNN sử dụng lao động thuê ngoài mang tính không ổn định như HTXNN Thủy Biều (0% năm 2009; 87,92% năm 2010 và 3,45% năm 2011). Ngược lại, HTXNN Hương Long qua các năm hoàn toàn không sử dụng lao động thuê ngoài mà sử dụng 100% lao động là xã viên. Việc các HTXNN thành phố Huế phải thuê lao động ngoài để thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp (làm đất, thủy lợi) cho các hộ xã viên hoàn toàn dễ hiểu trong điều kiện đô thị hóa, nhiều loại hình dịch vụ mới xuất hiện đã thu hút lao động từ nông nghiệp (Ăn uống, xây dựng, làm mộc, sửa xe,...). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm chuyển dịch lao động và cơ cấu lao động là một vấn đề xã hội thật sự đáng quan tâm. Một điểm cần lưu ý, quá trình đô thị hóa nhanh chóng là làm thay đổi tâm lý của các hộ xã viên HTXNN, như đã nói ở phần 3.1.2.2 ,b) con em của hộ xã viên không được bố mẹ khuyến khích theo nghề làm nông nghiệp, dó đó lao động làm nông nghiệp tại địa phương có xu hướng giảm xuống. (Bảng 2.12; Phụ lục Bảng 2.17, 2.18, 2.19)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 Bảng 2.12. Số lao động thường xuyên tại HTXNN ĐVT: người Số TT HTXNN Số lao động 1 Tây An 11 2 Thủy Biều 10 3 Hương Long 22 4 Kim Long 10 5 An Đông 25 6 Xuân Phú 08 7 Thủy Xuân 11 8 Thống Nhất 06 Tổng 103 BQ/HTX 12,875 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 - 2011 c) Phân phối lợi nhuận cho hộ xã viên Lợi nhuận được chia từ kết quả kinh doanh dịch vụ hàng năm cho hộ xã viên là chỉ tiêu phản ánh thu nhập, liên quan đến đời sống của hộ xã viên HTXNN. Từ sau chuyển đổi, các hộ xã viên HTXNN thành phố Huế không đóng góp thêm bất cứ số tiền nào cho HTX. Thu nhập được chia là mối gắn kết giữa HTXNN với hộ xã viên, phần được chia hàng năm đều tăng lên đáng kể, nhưng lại quá khiêm tốn về số tuyệt đối. Năm 2009, bình quân 01 hộ xã viên HTXNN thành phố Huế được chia 37.400 đ/ hộ XV/năm, năm 2010 là 70.900 đ và năm 2011 là 91.200 đ. Lợi nhuận được chia các năm chiếm tỷ lệ 4,4% năm 2009; 8,28% năm 2010 và 10,7% năm 2011 so với tổng vốn, thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gởi ngân hàng cùng thời điểm. Vấn đề đặt ra ở đây là hộ xã viên HTXNN cần gì ở HTXNN, có phải vì lợi nhuận được chia? Câu trả lời chắc chắn là không. Thế vì lý do gì? Đó là các dịch vụ do các HTXNN cung cấp đã giải quyết một cách cơ bản, đồng bộ nhu cầu chung của tất các các hộ xã viên HTXNN với chi phí có thể chấp nhận được so với bên ngoài, đồng thời đảm bảo an toàn và tin cậy hơn nhiều. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu các HTXNN không thay đổi kinh doanh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 dịch vụ theo hướng đa ngành, đa nghề thì khó cải thiện được hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận. Mối liên hệ giữa hộ xã viên và HTXNN sẽ càng bị lỏng lẻo hơn, một khi xã viên ngày càng tự chủ hơn trên mảnh đất canh tác, tự chủ được hầu hết các khâu làm đất, vật tư, giống (HTXNN chỉ còn nắm giữ dịch vụ thủy lợi) và trên thị trường xuất hiện nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho HTX đánh mất vị thế ngay trên sân nhà của mình. Sự tồn tại và phát triển của HTXNN nói chung và của HTXNN thành phố Huế nói riêng không chỉ từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nội tại của các HTX mà còn xuất phát từ mối quan hệ giữa HTXNN với các hộ xã viên, mối quan hệ xã hội đó được gắn kết thông qua việc sử dụng các dịch vụ HTXNN từ các hộ xã viên và thông qua lợi nhuận mà xã viên nhận được từ chính kết quả kinh doanh dịch vụ của HTXNN. (Phụ lục Bảng 2.20, Bảng 2.14). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 Bảng 2.13. Tiền công trả cho lao động là xã viên HTXNN và lao động thuê ngoài STT HTXNN 2009 2010 2011 So sánh (%) Tổng số Trả cho XV HTXNN Tổng số Trả cho XV HTXNN Tổng số Trả cho XV HTXNN 2010/2009 2011/2010 2011/2009 1 Tây An 85.52 58.74 167.70 71.30 236.54 98.80 121.38 138.57 168.20 2 Thủy Biều 53.62 53.62 47.68 5.76 190.52 183.95 10.74 3,193.58 343.06 3 Hương Long 117.58 117.58 153.77 153.77 217.08 217.08 130.78 141.17 184.62 4 Kim Long 63.37 44.67 60.03 58.73 85.60 20.10 131.48 34.22 45.00 5 An Đông 349.18 0.00 597.43 0.00 814.96 0.00 - - - 6 Xuân Phú 79.27 79.27 53.00 47.10 99.94 88.30 59.42 187.47 111.39 7 Thủy Xuân 56.12 46.02 64.09 39.24 93.71 49.81 85.27 126.94 108.24 8 Thống Nhất 218.32 174.63 295.19 252.89 317.87 252.10 144.81 99.69 144.36 Tổng số 1,022.98 574.53 1,438.89 628.79 2,056.22 910.14 109.44 144.74 158.41 Trả cho XV HTXNN (%) 56.16 43.70 44.26 Trả cho lao động thuê ngoài (%) 43.84 56.30 55.74 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 Bảng 2.14. Mức lợi nhuận bình quân hộ xã viên của các HTXNN STT HTXNN Hộ XV (hộ) LN/hộ XV So sánh 2010/2009 (%) So sánh 2011/2010 (%) So sánh 2011/2009 (%) 2009 2010 2011 1 Tây An 658 54,2 80,5 138,6 148,4 172,2 255,6 2 Thủy Biều 453 45,3 66,9 100,9 147,6 150,8 222,6 3 Hương Long 817 30,3 47,1 77,6 155,2 164,8 255,8 4 Kim Long 111 0,0 378,2 118,9 31,4 5 An Đông 775 25,2 70,3 64,5 279,1 91,8 256,1 6 Xuân Phú 273 154,3 146,0 146,9 94,6 100,6 95,2 7 Thủy Xuân 243 0,0 75,0 188,3 251,2 8 Thống Nhất 783 14,4 19,4 33,0 134,4 170,3 228,9 Tổng (hộ) 4.113 37.4 70.9 91.2 189.3 128.7 243.7 BQ/HTX (hộ/HTX) 514,13 37.4 70.9 91.2 189.3 128.7 243.7 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 - 2011 2.2.3. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của HTXNN ở thành phố Huế 2.2.3.1. Những thuận lợi, khó khăn từ bên trong HTXNN (Thông qua điều tra, phỏng vấn sâu Chủ nhiệm HTXNN: 08 phiếu/08 HTXNN và điều tra 148 phiếu hộ xã viên) a) Thuận lợi Tính dân chủ trong quản lý Tại 8/8 HTXNN được phỏng vấn cho thấy ở hầu hết các HTXNN đều tạo mọi điều kiện để các xã viên HTX thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Quyền tham dự Đại hội xã viên: Các HTXNN đều lựa chọn Đại hội xã viên theo phương thức đại diện tham dự vì số lượng xã viên đông. Các đại diện xã viên đều tham gia đầy đủ ĐHXV. ĐVT: 1.000 đ/hộ XV ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 Quyền được tham gia các buổi họp thường xuyên và bất thường: Các HTXNN đều gởi giấy mời sớm thông qua các đội trưởng đến xã viên được mời họp. Tùy theo tính chất của các buổi họp mà HTXNN triệu tập họp toàn thể hay đại diện. Thông thường là họp đại diện xã viên, sau đó các xã viên đại diện (thường là đội trưởng các đội, các trưởng thôn, xóm) phổ biến lại cho xã viên do khu vực mình phụ trách. Có 75- 80 % số hộ xã viên ở các HTXNN Thống Nhất, Tây An, Thủy Xuân luôn tham gia khi HTXNN mời họp bất thường. Tỷ lệ 60 % hộ xã viên thể hiện quyền dự họp của mình ở HTXNN An Đông và Hương Long, các HTXNN còn lại tỷ số này là dưới 50%. Quyền tự ứng cử vào các vị trí lãnh đạo HTXNN tại các kỳ Đại hội: Trên thực tế, tại các Đại hội, ban bầu cử đều có phổ biến các nguyên tắc bầu cử, các quyền và nghĩa vụ của xã viên, trong đó có quyền tự ứng cử, thế nhưng chưa hề có bất cứ xã viên nào tự ứng cử. Quyền được chia lợi nhuận, được sử dụng các dịch vụ của HTXNN: Các HTXNN thành phố đều làm tốt việc phân chia lợi nhuận cho xã viên của mình. Có 02 cách chia lợi nhuận phổ biến hàng năm vào cuối niên độ quyết toán đó là thông qua quà Tết hoặc bổ sung vốn góp cho hộ xã viên. Nghĩa vụ của xã viên (tham gia Đại hội xã viên, sử dụng dịch vụ của HTXNN, tham gia các buổi họp, giữ mối liên hệ mật thiết với HTXNN): Theo kết quả phỏng vấn sâu, đa số xã viên HTXNN đều làm tròn nghĩa vụ của mình đối với HTXNN, tham gia đầy đủ ĐHXV, các cuộc họp bất thường hoặc các phong trào chung như đóng góp quỹ vì người nghèo, xây dựng đường giao thông nông thôn,...Việc thể hiện nghĩa vụ xã viên thông qua tỷ lệ sử dụng dịch vụ của HTXNN theo số liệu điều tra 100% hộ xã viên được hỏi (148 hộ) đều ưu tiên sử dụng dịch vụ của HTXNN. Đây là một dấu hiệu đáng ghi nhận, khẳng định vai trò của các HTXNN thành phố Huế. Tính minh bạch trong quản lý: 100 % HTXNN làm tốt quy trình tổ chức 01 buổi họp, đều có giấy mời gởi sớm đến các hộ xã viên. Cuộc họp được ghi thành biên bản. Kết luận của Chủ tịch HĐQT HTXNN sau buổi họp được thông báo cho toàn thể các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 hộ xã viên trên các phương tiện truyền thông của địa phương hoặc thông báo qua các đội trưởng, các thôn trưởng để tổ chức thực hiện. Phương thức điều hành Tính đại diện của người lãnh đạo HTXNN: Đa số các chủ nhiệm HTX đều là những người có nhiều kinh nghiệm, đa số lớn tuổi (trên 50 tuổi) có nhiều nhiệm kỳ liên tục là chủ nhiệm HTXNN hoặc đã từng kinh qua nhiều công tác khác nhau liên quan đến sản xuất nông nghiệp, HTXNN. Đây là một trong những ưu thế, điểm mạnh của người lãnh đạo lớn tuổi, kinh nghiệm có uy tín và thuyết phục đối với xã viên. Mô hình tổ chức, quản lý, điều hành HTXNN: 100% HTXNN có mô hình vừa quản lý vừa điều hành, tức là Chủ nhiệm HTXNN vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Mô hình này phổ biến đối với các HTXNN quy mô nhỏ của thành phố Huế. Mô hình tinh gọn, cho phép quyền lực tập trung cao nhất, thống nhất trong ý chí và hành động. Kiểm tra – kiểm soát: 100% HTXNN xem trọng công tác kiểm tra, kiểm soát. Ban kiểm soát của các HTXNN thường xuyên được mời tham gia các cuộc họp với Ban quản trị HTX. Công tác kiểm tra định kỳ được Ban kiểm soát các HTXNN thực hiện theo tháng (HTXNN Thủy Biều), định kỳ hàng quý, sáu tháng đối với các HTXNN còn lại. Kết quả kiểm tra theo định kỳ giúp cho ban quản trị, chủ nhiệm HTXNN có cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành phù hợp, với mục tiêu phục vụ xã viên tốt nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Mức độ hợp tác, tham gia của hộ xã viên 100% hộ xã viên được hỏi theo phiếu điều tra hộ xã viên (148 hộ) đều ưu tiên sử dụng các dịch vụ do HTXNN cung cấp (phụ lục bảng 2.1), đặc biệt là các dịch vụ nông nghiệp: thủy lợi, làm đất, BVTV là các dịch vụ cần có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, thực hiện theo kế hoạch của HTXNN. Các dịch vụ vật tư và các dịch vụ phi nông nghiệp khác thì mức độ sử dụng dịch vụ của hộ xã viên tùy theo tình hình cụ thể của các hộ. Hoặc các hộ có thể tự đảm nhận, hoặc sử dụng dịch vụ do các hộ tư nhân ngoài xã hội cung cấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 Mặc dầu không bổ sung vốn góp bằng tiền trực tiếp hàng năm, nhưng các hộ xã viên đều được bổ sung vốn góp từ lợi nhuận được phân phối hàng năm, làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu cho HTXNN. b) Khó khăn Tuổi tác và năng lực quản lý của Ban quản trị HTXNN Các HTXNN cho biết trong các kỳ Đại hội xã viên, nhân sự lãnh đạo của HTXNN (Ban quản trị) được hiệp thương qua chính quyền cấp phường, đa số đều lớn tuổi. Chính vì vậy, tư duy cũ tiếp tục duy trì, khiến cho trong nhiệm kỳ tiếp theo các HTXNN khó có sự thay đổi cơ bản về bản chất, chậm tiếp thu cái mới. Đồng thời, tư duy hành chính đã biến HTX như là một bộ phận không thể tách rời của UBND cấp cơ sở, làm xơ cứng hoạt động kinh doanh dịch vụ. Hầu như các HTXNN không thể tự đề xuất, tự xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ cho riêng mình mà trông chờ, ỷ lại vào “cơ quan cấp trên”. Trình độ của Ban quản trị HTXNN Như đã trình bày ở 3.1.2.2. c) tổng số cán bộ của 08 HTXNN thành phố Huế (Ban quản trị, ban kiểm soát, Ban Kế toán, Thủ kho, Thủ quỹ và các Đội trưởng) là 83 người. Về trình độ văn hóa, có 33 người học vấn chưa quá cấp II, chiếm tỷ lệ gần 40 % (trong đó ban quản trị có 04 người /15 người) và 50 người tốt nghiệp cấp III, chiếm tỷ lệ 60 % (trong đó ban quản trị có 11 người/15 người). Về trình độ chuyên môn, có 20 người được đào tạo trình độ từ sơ cấp đến đại học (sơ cấp 08, trung cấp 10 và đại học 02), trong số đó thì có 08 người của Ban quản trị (04 Sơ cấp, 03 Trung cấp và 01 Đại học). Nhìn chung, trình độ thấp của BQT là điểm yếu mang tính xuyên suốt, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của các HTXNN thành phố Huế trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và trong tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. 100% BQT, chủ nhiệm các HTXNN thành phố Huế đã không thể xác định được mục tiêu phát triển HTX trong 5 năm đến. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 73 Vốn, tài sản Trong 3 năm trở lại đây, nguồn vốn của các HTXNN hầu như không được phát triển theo hướng đa dạng nguồn vốn mà chủ yếu được bổ sung từ lợi nhuận để lại hàng năm, với mục tiêu bảo toàn vốn là chính. Tài sản của HTXNN chủ yếu là tài sản cố định (chủ yếu là hệ thống kênh mương, các trạm bơm), chiếm bình quân 71% được bảo đảm bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài hệ thống kênh mương bê tông hóa có chiều dài tổng cộng 40.003 m của cả 08 HTXNN, bình quân 5.000,4 m/HTXNN, 21 trạm bơm nước, 19 máy nước và 02 máy nổ, các HTXNN thành phố Huế trong nhiều năm đã không có thêm bất cứ một loại nông cụ, máy móc nông nghiệp nào khác (Phụ lục Bảng 2.21). Hầu hết các máy móc nông cụ khác (máy cày, gặt đập,...) đều là sở hữu cá nhân của các hộ xã viên (Phụ lục bảng 2.22), HTXNN đại diện đứng ra điều phối. Việc không mở rộng được nguồn vốn đã không thể tạo nên sự đột phá của các HTXNN thành phố Huế. Khoa học và công nghệ Về giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa chậm được đổi mới. Giống lúa chủ yếu mà các HTXNN cung cấp cho các hộ xã viên là giống Khang Dân, HT1. Lý do của việc chậm đổi mới về giống theo trình bày của các chủ nhiệm HTXNN thành phố Huế là do tâm lý trồng trọt của các hộ xã viên và các nông dân trên địa bàn. Khang Dân là giống quen trồng, dễ chăm sóc, năng suất cao và ổn định. Một số HTXNN có thử nghiệm một số giống lúa mới, HTXNN Thủy Biều thử nghiệm các giống BC45, TBR45 trên khoảng 30 % diện tích lúa, ở HTXNN Kim Long 10 % diện tích lúa được thử nghiệm với giống BC45 và HT1 nếp, HTXNN Thống Nhất đưa 02 giống HT6 và BT7 vào sản xuất trên 50% diện tích năm 2011...Ngoài ra, một số HTXNN còn thử nghiệm một số đối tượng cây trồng mới như trồng ngô bao tử, gừng trong bao, hoặc áp dụng quy trình trồng rau an toàn (HTXNN Hương Long), hoặc áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả thanh trà (HTXNN Thủy Biều),.... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 74 Nhìn chung, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được các HTXNN thành phố Huế tiến hành trong nhiều năm, tuy nhiên mức độ áp dụng thấp, hiệu quả không rõ, thiếu tính khẳng định. Riêng HTXNN Thủy Biều với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cấp chính quyền (UBND thành phố Huế, UBND phường Thủy Biều), các ngành (Sở KHCN, Sở NNPTNT) đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho Thanh trà Huế. 2.2.3.2. Những cơ hội, thách thức từ các yếu tố bên ngoài HTXNN a) Cơ hội Khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ nông nghiệp của HTXNN có cơ hội được mở rộng hơn Nguồn lao động nông nghiệp trong cộng đồng xã viên HTXNN ngày càng già đi, lực lượng lao động kế cận trong nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra 148 hộ xã viên của 03 HTXNN thành phố Huế (Phụ lục Bảng 2.1) cho thấy số nhân khẩu bình quân của 1 hộ xã viên là gần 5 người, trong đó lao động chính là 02 người (bố và mẹ trong 1 hộ). Các con em của hộ xã viên đều không có ý định tiếp tục làm nghề nông như bố, mẹ mà thoát ly nông nghiệp và đi làm ăn xa. Chính sự thiếu hụt lực lượng lao động nông nghiệp trẻ đã làm cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ nông nghiệp của các hộ xã viên càng lớn. Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa sạch, có nhãn hiệu tăng Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, có đăng ký nhãn hiệu ngày càng gia tăng. Theo báo cáo số 118/BC-HTX ngày 24 tháng 8 năm 2011 của HTXNN Thủy Biều v/v xây dựng thương hiệu “Thanh trà Huế”, sản phẩm “Thanh trà Huế” có sản lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng gia tăng từ 320 tấn năm 2002 đến 840 tấn năm 2008, 776 tấn năm 2009. Năm 2010 do mất mùa, cho nên sản phẩm thanh tra tiêu thụ là 240 tấn [14]. Ngoài ra, nhu cầu về tiêu thụ rau xanh trên địa bàn thành phố Huế, đặc biệt rau an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap ngày càng tăng. Hiện nay, trong tổng số 2.197,5ha rau an toàn của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có 6 ha rau an toàn được sản xuất theo quy trình VietGAP: 3,4ha ở xã Quảng Thọ, Quảng Thành (huyện Quảng Điền), 2,6ha ở phường Hương Long ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 75 (thành phố Huế), phường Hương An (thị xã Hương Trà), trong đó có 1.000m2 mô hình rau an toàn và áp dụng phương pháp ICM, IPM của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Báo cáo tổng kết dự án KHCN cấp tỉnh “Hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tại Thừa Thiên Huế” (dự án đã nghiệm thu năm 2011) đã tổng hợp kết quả điều tra nhu cầu tiêu thụ RAT của 90 người tiêu dùng: Siêu thị Thuận Thành và Big C (mỗi siêu thị 15 phiếu, tổng số 30 phiếu), chợ Tây Lộc, An Cựu, Hai Bà Trưng và chợ Nọ (mỗi chợ 15 phiếu, tổng số 60 phiếu). Kết quả điều tra khảo sát được ghi nhận như sau: Các loại rau được chọn mua nhiều nhất là rau muống, bầu bí và cải. Chi phí mua rau cũng như lượng rau tiêu thụ đối với khách hàng ở siêu thị nhiều hơn so với ở chợ (14,2% ở chợ và 15,37% ở siêu thị). Chi phí mua rau và lượng rau sử dụng trong ngày ở cả siêu thị và chợ đều ở mức thấp (0,35 kg ở chợ và 0,57 kg ở siêu thị). Khi mua rau, người tiêu dùng ở chợ và siêu thị đều quan tâm chọn rau tươi (tiêu chí cảm quan) và đảm bảo vệ sinh an toàn. Điều này chứng tỏ nhận thức về RAT của người mua đã được nâng cao và người mua rau luôn mon

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_hop_tac_xa_nong_nghiep_tren_dia_ban_thanh_pho_hue_giai_doan_2012_2015_32_190930.pdf
Tài liệu liên quan