MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 4
1.1 Khái niệm về tập đoàn Tài chính - ngân hàng 4
1.1.1 Khái niệm Tập đoàn kinh tế 4
1.1.2 Khái niệm Tập đoàn tài chính – ngân hàng 5
1.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng 6
1.2.1 Cơ cấu tổ chức tập đoàn tài chính - ngân hàng 6
1.2.2 Mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng 7
1.3 Các đặc trưng của tập đoàn tài chính - ngân hàng 10
1.3.1 Đặc trưng chung của tập đoàn 11
1.3.2 Đặc trưng riêng của các công ty trong tập đoàn 12
1.4 Các phương thức hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 12
1.5 Điều kiện hình thành tập đoàn Tài chính – ngân hàng 13
1.5.1 Môi trường pháp lý 13
1.5.2 Mức độ phát triển của thị trường tài chính 13
1.5.3 Qui mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng 14
1.5.4 Các điều kiện khác 15
1.6 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của một số tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn trên thế giới 15
1.6.1 Tập đoàn Citigroup 16
1.6.2 Tập đoàn HSBC Holding 21
1.6.3 Tập đoàn tài chính Shinhan 26
1.6.4 Tập đoàn tài chính Cathay 30
1.6.5 Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm cho Việt nam 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 41
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 41
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 43
2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 43
2.2.2 Quản lý vốn và tài sản 45
2.2.3 Năng lực quản lý 50
2.2.4 Khả năng sinh lời 52
2.2.5 Công nghệ thông tin 52
2.3 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 54
2.3.1 Kết quả đạt được 54
2.3.2. Hạn chế 54
2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản 56
2.4 Đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển Tập đoàn tài chính – ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 56
2.4.1. Điều kiện vĩ mô 57
2.4.2. Điều kiện bên trong 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 63
3.1. Sự cần thiết của việc thành lập tập đoàn tài chính BIDV 63
3.1.1. Phản ánh xu hướng khách quan của nền kinh tế 63
3.1.2. Nhu cầu nội tại của BIDV 65
3.1.3. Lợi ích khi thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng 66
3.2. Định hướng và giải pháp phát triển BIDV thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 67
3.2.1. Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 67
3.2.2. Giải pháp phát triển BIDV thành tập đoàn tài chính – ngân hàng 70
3.2.2.1. Chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý của tập đoàn 70
3.2.2.2. Tăng cường năng lực tài chính 77
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu 78
3.2.2.4. Duy trì vai trò chủ đạo của BIDV tại Việt Nam và tăng cường công tác quảng bá thương hiệu BIDV trong nước cũng như trên thế giới 80
3.2.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 82
3.3. Kiến nghị về phía Nhà nước: 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
PHẦN KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phủ chỉ định nhân sự cho các chức vụ lãnh đạo chủ chốt, quan trọng và có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho người đại diện của nhà nước tại các tập đoàn như Thủ tướng, Bộ Tài chính và các Bộ chủ quản có liên quan. Một điểm mà Trung quốc, Đài loan; Ma-lay-xi-a rất giống Việt Nam là vẫn tồn tại bộ chủ quản các doanh nghiệp nên về điểm này Trung quốc, Ma-lay-xi-a có thể là bài học tốt cho Việt Nam.
Sáu là, một số nước không khuyến khích các tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đa ngành nghề, đặc biệt là các tập đoàn nhà nước chỉ hoạt động ở một vài lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nhau. Việc đa dạng hoá ngành nghề cần chú ý đến tính liên quan của các sản phẩm của tập đoàn, nhìn chung là liên quan đến sản phẩm chính của công ty mẹ, như Citigroup chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng…
Bảy là, việc kinh doanh của các tập đoàn cần phải có định hướng rõ ràng. Cần đặt ra các chỉ tiêu hoạt động đối với từng công ty trong tập đoàn nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi công ty. Việc kiểm soát độc quyền của các tập đoàn nên theo hình thức có thể khuyến khích việc hình thành các tập đoàn khác, cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp cùng cạnh tranh với nhau.
Tám là, việc cổ phần hoá các NHTM Nhà nước, công ty hoá các đơn vị sự nghiệp nhà nước là nhân tố tác động đến việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Nhiều tập đoàn tài chính - ngân hàng ở một số nước có nguồn gốc từ giai đoạn quốc hữu hoá khi quốc gia đó mới giành được độc lập. Dần dần, các tập đoàn này trở nên lớn mạnh hơn và đòi hỏi phải có phương thức quản lý, điều hành khoa học hơn, do đó việc chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn dựa trên quan hệ sở hữu vốn dần được đẩy mạnh thông qua các biện pháp công ty hoá.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua một số lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính- ngân hàng, chúng ta phần nào đã hiểu rõ về mô hình, phương thức hoạt động, đặc điểm… của một tập đoàn tài chính- ngân hàng, và sự cần thiết phải hình thành các tập đoàn tài chính- ngân hàng đang cũng đang là vấn đề nóng bỏng ở nước ta hiện nay, nó góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính - tiền tệ từ đó có những chính sách kinh tế phù hợp ở từng thời điểm phát triển, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế nước nhà sánh vai với các quốc gia trên thế giới.
Việc đưa ra một số mô hình tập đoàn tài chính- ngân hàng tiêu biểu trên thế giới ở trên, giúp chúng ta hình dung được mô hình cơ bản thực tế của một tập đoàn tài chính - ngân hàng như thế nào, để chúng ta có cách tiếp cận phù hợp trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ở Việt Nam.
Điểm chung của các tập đoàn tài chính- ngân hàng trên là hình thành theo phương thức sáp nhập các công ty với nhau và từ đó hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ -công ty con. Các tập đoàn này đều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, dịch vụ về ngân hàng, đầu tư tài chính toàn cầu, tư vấn tài chính, bảo hiểm, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý khách sạn, kinh doanh bất động sản...và hầu hết đều có chi nhánh nước ngoài và văn phòng đại diện ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy các tập đoàn tài chính này đều có mục tiêu giống nhau là lợi nhuận và giành được thị phần lớn ở các quốc gia trên thế giới.Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh khác nhau, mà các tập đoàn tài chính - ngân hàng trên có cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và phạm vi hoạt động khác nhau, phụ thuộc vào tổng giá trị tài sản và tiềm lực của từng tập đoàn.
Nhưng nhìn chung việc hình thành các tập đoàn tài chính –ngân hàng đã hình thành nên mạng lưới liên thông tài chính- tiền tệ giữa các nền kinh tế toàn cầu, đem lại sự thuận lợi trong hoạt động giao thương, đầu tư giữa các quốc gia với nhau, giúp chính phủ các nước dự báo được xu hướng biến động tài chính ở các thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hạn chế được rủi ro để bình ổn thị trường tài chính-tiền tệ ở nước mình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà nói riêng và của các quốc gia trên thế giới nói chung.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chặng đường xây dựng và trưởng thành 50 năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong suốt quá trình đó BIDV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động kinh doanh của BIDVcó những đổi mới cơ bản từ khi thực sự trở thành một NHTM hoạt động đa năng theo quyết định số 293/QĐ-NH9 của Ngân hàng Nhà nước năm 1994. Thành quả trong 15 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao; mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động; Tăng trưởng huy động vốn để mở rộng tín dụng vừa phục vụ nền kinh tế vừa góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, vừa đa dạng hóa tín dụng vừa không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, từng bước đổi mới công nghệ… qua đó đã nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng phục vụ và năng lực quản trị điều hành của toàn hệ thống. Qua thời gian đầu hoạt động với chức năng kinh doanh thương mại, BIDV có bước chuyển đổi quan trọng, nhất là trong giai đoạn từ 2001 đến nay.
Hơn 50 năm qua, dù đã 3 lần đổi tên gọi và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ kinh doanh nhưng toàn hệ thống BIDV luôn nỗ lực không ngừng, đoàn kết thống nhất, chủ động sáng tạo tìm ra những hướng đi mới để tồn tại vững vàng và ngày càng phát triển hơn, vươn lên trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Từ năm 2001 đến nay BIDV đã nhận thức và xây dựng những nền tảng cơ bản theo định hướng trở thành một tập đoàn Tài chính - ngân hàng. Thách thức lớn đang tồn tại hiện nay là cần chuyển đổi hình thành tập đoàn tài chính và đổi mới hoạt động kinh doanh là yêu cầu bắt buộc để phát triển bền vững trong bối cảnh hoạt động tài chính tiền tệ đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới.
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Mô hình tổ chức hiện thời của BIDV
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KHỐI CÔNG TY
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC)
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC II)
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (BSC)
CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN
CÔNG TY BẢO HIỂM (BIDV (BIC)
KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC)
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO (BTC)
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN TRUNG
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN NAM
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI CAMBODIA
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI MYANMAR
KHỐI NGÂN HÀNG
SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH
SỞ GIAO DỊCH III
107 CHI NHÁNH
KHỐI LIÊN DOANH GÓP VỐN
KHỐI LIÊN DOANH GÓP VỐN CP
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VID – PUBLIC (MALAYSIA)
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT (LÀO)
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA (NGA)
CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ BIDV (SINGAPORE)
CÁC ĐƠN VỊ GÓP VỐN CỔ PHẦN CỦA BIDV
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hiện thời của BIDV
Về thực chất mô hình tổ chức hiện thời hoạt động kinh của BIDV đang được tổ chức và vận hành theo mô hình công ty mẹ (BIDV) và các công ty con. Ngoài hệ thống chi nhánh hoạt động nghiệp vụ ngân hàng thương mại còn có các Công ty thành viên (công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty bảo hiểm); các đơn vị sự nghiệp; các công ty liên doanh, liên kết với định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng với bốn trụ cột (ngân hàng – bảo hiểm – chứng khoán – đầu tư tài chính).
Tại các Sở giao dịch/chi nhánh, mô hình tổ chức gồm có Ban điều hành và các phòng ban trực tiếp tham gia kinh doanh và phòng hỗ trợ kinh doanh. Nhìn chung, mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng hiện nay đã và đang được tổ chức theo mô hình bộ máy của một NHTM hiện đại. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại trụ sở chính được quy định rõ ràng hơn trong quy chế hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay mô hình vận hành vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, bộ máy còn cồng kềnh với chức năng của các bộ phận vẫn thiếu rõ ràng, thậm chí chồng chéo. Mặc dù đã áp dụng chương trình hiện đại hoá, nhưng số lượng lao động ở cả trụ sở chính và các Sở giao dịch/chi nhánh chưa được tinh giản một cách hợp lý.
Mặc dù hoạt động theo cơ chế của một doanh nghiệp nhà nước, thời gian qua BIDV đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ của BIDV vẫn chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích người lao động làm việc và gắn bó với BIDV vì nó chưa theo kịp được các chính sách chế độ đãi ngộ của hệ thống các NHTM CP, ngân hàng nước ngoài.
Thời gian qua, việc dịch chuyển các nguồn lực lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nói chung và BIDV nói riêng diễn ra rất phổ biến. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:
Thị trường dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán phát triển với tốc độ cao, yêu cầu về việc mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển mạng lưới là yêu cầu cấp bách trong xu thế mở cửa và hội nhập. Điều này dẫn đến nhu cầu về lao động đối với những lĩnh vực này tăng cao. Việc tuyển mới nhân sự sẽ không hiệu quả bằng việc thu hút các nhân sự có chất lượng cao tại các đơn vị bạn.
Đối với bản thân các nhân sự có chất lượng cao luôn nhận được sự quan tâm và mời chào của các NHTM CP, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính khác với các chính sách, chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Điều này dẫn đến việc một bộ phận nhân sự có trình độ, kinh nghiệm chuyển sang làm việc ở nơi khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2.2 Quản lý vốn và tài sản
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về vốn và tài sản của BIDV qua các năm (2005-2009)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn điều lệ
3.971
4.077
7.699
8.756
10.499
Vốn chủ sở hữu
3.150
4.428
8.405
9.969
13.977
Tổng tài sản
117.976
158.165
201.382
242.316
292.198
Vốn/ Tổng tài sản(%)
2,7
2,8
4,17
4,1
4,8
CAR
3,36
5,5
6,7
6,5
7,55
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo IFRS
Vốn
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của BIDV đều tăng với tốc độ khá cao qua các năm. Đến 31.12.2009, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt 13.977 tỷ đồng, tương đương 779 triệu USD và tăng 40% so với 2008, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng từ mức 4,1% năm 2008 lên 4,8% 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Có được kết quả này chủ yếu do vốn điều lệ tăng thêm 1.743 tỷ đồng lên mức 10.499 tỷ đổng , các quỹ của ngân hàng cũng tăng mạnh (1.881 tỷ đồng). Bên cạnh đó, kết quả lợi nhuận trong năm đạt được ở mức cao cũng đã làm giảm đáng kể khoản lỗ lũy kế từ những năm trước theo chuẩn mực quốc tế do có sự khác nhau về chuẩn mực trong việc trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những kết quả trên góp phần đưa hệ số CAR - hệ số an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng tính theo báo cáo tài chính quốc tế đạt mức 7,55%, theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53% (quy định tối thiểu của NHNNVN là 8%).
Tài sản
Về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trong 5 năm qua ( giai đoạn 2005 – 2009), BIDV luôn duy trì ở mức cao. Đến 31/12/2009, tổng tài sản của BIDV đạt 292.198 tỷ đồng tương đương 16,3 tỷ đô la Mỹ. Với quy mô tổng tài sản như trên, BIDV vẫn giữ vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa sau Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Tổng tài sản năm 2009 tăng 20,5% so với năm 2008 và giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng bình quân 25% trong giai đoạn 2005 - 2009 do quy mô tổng tài sản ngày một tăng cao và chịu tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh nhiều biến động trong năm qua.
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nên quy mô, chất lượng tài sản Có đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một NHTM. Tài sản Có của một NHTM bao gồm 4 nhóm: tài sản ngân quỹ, tài sản cho vay, tài sản đầu tư và tài sản cố định. Chất lượng tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đều tập trung ở tài sản Có. Chất lượng tài sản là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó chất lượng các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng tài sản của một ngân hàng. Nếu tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến thua lỗ, làm giảm vốn tự có, ảnh hưởng đến khả năng chi trả và biểu hiện quản lý của ngân hàng yếu kém.
Trong tài sản Có, có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm tài sản không sinh lời và nhóm tài sản có khả năng sinh lời. Trong đó tài sản có sinh lời có vai trò quyết định hiệu quả kinh doanh của một NHTM và nó thường chiếm từ 80-90% tổng tài sản của ngân hàng.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về tài sản
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
Cho vay
154.176
198.979
Tổng tài sản
242.361
292.198
Cho vay/Tổng tài sản
64%
68%
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
22%
29%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo IFRS
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là hoạt động tín dụng với tỷ trọng năm 2008 là 64% và năm 2009 là 68%. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.
Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009
2008
Tăng trưởng
%
Cho vay thương mại
193.962
150.725
43.237
29
Cho thuê tài chính
2.878
2.501
377
15
Cho vay ODA
8.268
6.009
2.259
38
Cho vay ủy thác đầu tư
539
500
39
8
Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, KHNN
755
1.246
-491
-39
Nợ và cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý
0
1,2
-1,2
-100
Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro
206.402
160.982
45.420
28
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo IFRS
Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro đạt 206.402 tỷ đồng tăng 28% so với 2008, chủ yếu là tăng từ các khoản cho vay thương mại (chiếm 95% dư nợ tăng thêm), cho vay chỉ định và kế hoạch nhà nước giảm dần qua các năm (đến cuối 2009 số dư chỉ còn 755 tỷ đồng chiếm chưa đầy 0,4% tổng dư nợ). Đặc biệt số dư nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý đa không còn. Lĩnh vực cho vay đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ như cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông lâm thủy sản…., cho vay doanh nghiệp quốc doanh (21%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (TNHH, cổ phần…) chiếm 65%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài (3%), tư nhân và cá thể (10%).
Chất lượng tín dụng
Ngoài việc xem xét tốc độ tăng trưởng các khoản tín dụng và tỷ trọng các khoản cho vay so với tổng tài sản, việc đánh giá chất lượng tín dụng là không thể thiếu mà chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ nợ xấu, nợ tồn đọng. Ở Việt Nam, dư nợ cho vay của các TCTD đã được phân thành 5 nhóm, nợ xấu xuất hiện ở nhóm 3, 4, 5 để thuận tiện cho tính dự phòng rủi ro.
Việc phân loại dư nợ cho vay để xác định nợ quá hạn và mức độ quá hạn là rất quan trọng trong đánh giá hoạt động của một ngân hàng vì nó phản ánh chất lượng tài sản Có rất rõ nét. Nó có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai. Nếu đặt chỉ tiêu này vào một trật tự thời gian thì có thể nhận định được khả năng ổn định kinh doanh và môi trường quản lý của bản thân ngân hàng.
Mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể, thể hiện:
Bảng 2.4: Phân loại nợ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Nợ đủ tiêu chuẩn
118.837
76,93
159.918
80,93
Nợ cần chú ý
31.452
20,36
32.108
16,25
Nợ dưới tiêu chuẩn
2.883
1,83
3.531
1,79
Nợ nghi ngờ
413
0,27
864
0,44
Nợ không thu hồi được
937
0,61
1.173
0,59
Tổng
154.472
100
197.594
100
Nợ xấu
4.183
2,71
5.568
2,82
Tỷ lệ quỹ DPRR/nợ xấu (%)
199
163
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo IFRS
Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): năm 2009 tổng dư nợ tăng thêm hơn 43.000 tỷ đồng ~ 28%, song tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,82%, có tăng nhẹ so với 2008 song là mức thấp so với mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi, đặc biệt tiếp tục xu hướng giảm so với mức 3,98% năm 2007.
Tỷ lệ nợ tốt (nợ nhóm 1) tăng lên đáng kể từ mức 77% năm 2008 lên 81% năm 2009, đồng thời tỷ lệ nợ nhóm 2 (nhóm nợ tiềm tàng có nguy cơ phát sinh nợ xấu cao) giảm được 4% từ mức 20% năm 2008 xuống 16% năm 2009.
Tỷ lệ bù đắp rủi ro (quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu) đảm bảo >1, đạt 163%, giảm so với mức 199% năm 2008 cho thấy quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đảm bảo bù đắp tổn thất nợ xấu, chất lượng tín dụng được đảm bảo nên tỷ lệ trích lập/nợ xấu có xu hướng giảm.
Quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng đã cho thấy ngân hàng đã thực thi tốt các chính sách tín dụng: kiểm soát chất lượng, đa dạng hóa khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro vừa đảm bảo tăng trưởng song vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.
2.2.3 Năng lực quản lý
Kỹ năng, kinh nghiệm quản trị của nhân lực lãnh đạo được khẳng định dựa trên trải nghiệm và thực tiễn đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp đa dạng, đa năng trên nhiều lĩnh vực:
Ban lãnh đạo có tâm huyết, bản lĩnh, chủ động và nhạy bén trong chỉ đạo hoạt động kinh doanh. Hầu hết các thành viên ban lãnh đạo BIDV đã nắm giữ các vị trí chủ chốt từ cấp cơ sở đến cấp ngành, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn ngành tài chính – ngân hàng, hiểu rõ đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng, miền, địa phương trong cả nước, có kinh nghiệm chỉ đạo điều hành hoạt động theo cơ chế thị trường. Đặc biệt, hầu hết các vị trí trong Ban lãnh đạo đều đã qua đào tạo nâng cao về trình độ chính trị và kiến thức quản trị kinh doanh theo thông lệ (MBA) tại các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Thực tế trong những năm qua, Ban lãnh đạo BIDV đã tập trung chỉ đạo hệ thống thực hiện thành công quá trình cơ cấu lại ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch phát triển thể chế theo cam kết với Ngân hàng Thế giới. Tích cực chủ động triển khai các dự án hợp tác quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện có hiệu quả các dự án Tài chính Nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tăng cường uy tín của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ, đóng góp thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Đặc biệt, trong những năm trở lại đây thông qua việc triển khai các dự án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới tài trợ (TA1,TA2) đổi mới quản trị NHTM hiện đại, đến nay về cơ bản BIDV đã chủ động hoàn thành cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ và quan hệ phối hợp của HĐQT, Ban điều hành.
Với bề dày hơn 50 năm hoạt động của một NHTMNN hàng đầu, một mặt là vốn kinh nghiệm quý báu cho tương lai phát triển của BIDV, nhưng mặt khác những tồn tại của thể chế nhà nước quan liêu bao cấp cũng tạo ra sức ỳ không nhỏ.
BIDV đang gặp khó khăn trong quản lý rủi ro vì chỉ mới thành lập Ban Quản lý rủi ro và chưa thành lập Ban Quản trị tài sản nợ và tài sản có nên trước mắt nghiệp vụ quản lý rủi ro vẫn còn nhiều tồn tại chủ yếu ở hai mảng quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tác nghiệp.
Đối với quản trị rủi ro tín dụng, mặc dù hiện nay BIDV đã triển khai nhiều quy trình, quy chế về quản trị rui ro tín dụng như Sổ tay tín dụng, quy chế cho vay tiêu dùng, cho vay các thành phần kinh tế khác nhưng hiện nay BIDV chưa có một khuôn khổ chung cho quản lý rủi ro tín dụng. Mặt khác, nhân sự chuyên sâu về quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin khách hàng, ứng dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc lượng hóa các chỉ tiêu rủi ro cũng là thách thức lớn đối với BIDV. Do đó BIDV hiểu được tầm quan trọng và đang nỗ lực thực hiện các chương trình đào tạo nhằm nâng cao sự nhận biết rủi ro tín dụng toàn hệ thồng.
Đối với việc quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, BIDV chưa có mô hình quản lý rủi ro được áp dụng để xác định mức độ rủi ro và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được đối với ngân hàng, chưa có kế hoạch chính thức về dự phòng rủi ro thanh khoản cũng như đánh giá rủi ro trong phạm vi toàn ngân hàng hoặc ở cấp các đơn vị kinh doanh.
Do vậy, việc quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng bào gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý còn thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ chưa tuân thủ đúng chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của BIDV. Hạn chế này cũng là hạn chế phổ biến tại các ngân hàng thương mại. Đây vừa là khó khăn vừa là điểm yếu mà BIDV cần khắc phục trong tương lai để đảm bảo hoạt động của BIDV được an toàn và nâng cao khả năng sinh lời.
2.2.4 Khả năng sinh lời
Lợi nhuận là sinh lực cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất trong kinh doanh. Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, trong đó, 2 chỉ tiêu quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất là:
lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE), và
lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA).
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Đơn vị tính:%
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
ROA
0,11
0,39
0,89
0,8
0,94
ROE
3,7
14,23
25,01
13,38
21,04
Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt các năm qua, khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt. Năm 2008 có phần chững lại nhưng sang năm 2009 các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ROA, ROE đều được cải thiện so với 2008 và đạt theo mức thông lệ. Cơ cấu thu nhập có sự dịch chuyển theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng thu phi lãi từ mức 27% năm 2008 lên 30% năm 2009, trong đó riêng hoạt động dịch vụ nâng tỷ trọng đóng góp từ mức 1.001 tỷ ~ 12% năm 2008 lên mức 1.404 tỷ ~ 14% năm 2009. Tỷ trọng thu lãi giảm từ 73% xuống còn 70% tại 31/12/2009. Hệ số CAR theo IFRS là 7,55% tăng mạnh so với 2008.
2.2.5 Công nghệ thông tin
Đầu tư đổi mới công nghệ là vấn đề sống còn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV. Theo tính toán và kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng nhưng đây là một lĩnh vực đòi hỏi đầu tư rất lớn. Hiện nay, BIDV rất quan tâm tới vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng của mình. BIDV đã tập trung đầu tư trang thiết bị phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại.
Năm 2009 là một năm có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động công nghệ thông tin (CNTT) của BIDV. Diện mạo CNTT của BIDV đã có nhiều thay đổi, từng bước xác lập vị thế vững mạnh trong khối các ngân hàng lớn của Việt Nam cũng như trong khu vực.
Năm 2009, BIDV đã xây dựng chiến lược Công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn 2020 theo nguyên tắc chiến lược CNTT phù hợp, bao gồm kế hoạch đề xuất, triển khai, vận hành, khai thác, duy trì các hệ thống CNTT nhằm phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của BIDV và phục vụ trực tiếp cho quá trình cổ phần hóa. Kế hoạch CNTT tiếp tục được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá chiến lược CNTT, căn cứ phân tích tổng hợp nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng cụ thể của từng thời kỳ và tổ chức triển khai thực hiện ngày càng bài bản, khoa học.
Việc đổi mới, nâng cấp và ứng dụng các công nghệ mới không chỉ giúp ngân hàng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, tạo ra nhiều tiện ích hơn, thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng mà còn nâng cao công tác quản lý và điều hành của bản thân ngân hàng trên cơ sở kiểm tra, giám sát kịp thời mọi hoạt động, tạo điều kiện cho việc đưa ra các quyết sách đúng đắn và kịp thời, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý, vừa giảm chi phí nhằm đạt tới mục tiêu tăng năng suất lao động trong ngân hàng.
2.3 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
2.3.1 Kết quả đạt được
Qua việc phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của BIDV (cơ cấu tổ chức và nhân sự, quản lý vốn, quản lý tài sản, năng lực quản lý, khả năng sinh lời, công nghệ ngân hàng), có thể thấy rằng, BIDV đã đạt được một số thành tựu sau:
Một là, mô hình tổ chức đang từng bước được chuyển đổi theo nhóm khách hàng, loại dịch vụ, tăng cường vai trò điều hành, kiểm soát tập trung tại trụ sở chính, tăng cường năng lực quản trị ở từng cấp lãnh đạo; phân định rõ hơn trách nhiệm của HĐQT, Ban Giám đốc điều hành, Ban Kiểm soát; phát triển mạng lưới chi nhánh, tạo điều kiện cung cấp và tiếp cận dịch vụ.
Hai là, xây dựng mô hình hoạt động theo hướng tập đoàn tài chính, đổi mới phương thức quản lý phù hợp với chuẩn mực quốc tế, xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển của ngân hàng.
Ba là, làm sạch được Bảng cân đối kế toán bằng nhiều biện pháp khác nhau, tăng vốn tự có để từng bước đảm bảo tỷ lệ an toàn, nâng cao năng lực tài chính, trích dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN, nâng cao chất lượng hoạt động.
Bốn là, nhìn chung, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- BIA NGOAI.doc