Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tắt.iv
Danh mục các biểu đồ .v
Danh mục các bảng .vi
Mục lục.vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .4
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN .7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN
VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP.8
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP .8
1.1.1. Khái niệm và phân loại tiểu, thủ công nghiệp .8
1.1.1.1. Khái niệm tiểu, thủ công nghiệp .8
1.1.1.2. Phân loại tiểu, thủ công nghiệp.11
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của các ngành tiểu, thủ công nghiệp .12
1.1.2.1. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp mang tính đa dạng .12
1.1.2.2. Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thường có mối liên hệ chặt
chẽ, trực tiếp với khách hàng và người lao động.12
1.1.2.3. Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thể hiện tính mềm dẻo, linh
hoạt trong sản xuất, kinh doanh .12
1.1.2.4. Hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại rất linh
hoạt trong tiếp cận các nguồn vốn không chính thức .13
1.1.2.5. Tính chất chuyên môn hoá thấp trong quản lý sản xuất kinh doanh 13
1.1.3. Mối quan hệ giữa tiểu, thủ công nghiệp với đại công nghiệp .14
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN .15
1.2.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên.16
117 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành. Tiểu ngành này có GTSX
cao nhất là do số lao động tham gia vào tiểu ngành này rất đông, bởi nghề làm nón
có trong nhóm này có tính chất kỷ thuật đơn giản, vốn đầu tư thấp và thị trường
tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất cho tiểu ngành
này gặp khó khăn, chủ yếu phải mua ở ngoại tỉnh, vận chuyển xa. Hơn nữa, các sản
phẩm tiêu thụ chỉ là các sản phẩm chế biến thô nên giá trị kinh tế không cao.
2.2.2.4. Đánh giá chung
Qua nghiên cứu quy mô, cơ cấu, vốn đầu tư, giá trị sản xuất, tốc độ phát triển
của T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm giai đoạn từ 2005-2007, có thể rút
ra những đánh giá chung sau:
Huyện Quảng Trạch hiện có khá nhiều nghề T-TCN thuộc ngành chế biến
nông sản thực phẩm, phân bố đều trong các tiểu ngành. T-TCN có vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế của huyện, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho
hàng ngàn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo giảm thiểu các tệ nạn xã hội,
phát huy và giữ gìn những ngành nghề truyền thống. và góp vào GTSX của huyện
một khối lượng đáng kể hàng năm. Số lao động học nghề được qua đào tạo tại các
trường dạy nghề hay các trung tâm một cách bài bản có hệ thống rất ít. Đa số là qua
sự truyền nghề của những người có kinh nghiệm, kèm cặp trong sản xuất hoặc có
khi nhìn rồi học theo tự làm. Các lớp nghệ nhân giỏi có kinh nghiệm thì đã già
không còn đủ sức lao động hoặc đã chuyển nghề hay đi làm ăn xa. Lớp trẻ thì
không thích theo nghề cũ vì thu nhập thấp, vất vả và không có tương lai phát triển.
Trước tình hình này chính quyền địa phương nên khuyến khích và có các giải pháp
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
hỗ trợ vay vốn để mở rộng sản xuất, tìm kiếm các ngành nghề mới có tiềm năng, cải
tiến mẫu mã, mở rộng thị trường tiêu thụ và đầu tư nâng cấp thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất đã góp một phần
giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn
định cho người lao động, giữ gìn sự ổn định về mặt xã hội, tiếp tục duy trì và phát
triển T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm .
2.3. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐIỀU TRA
2.3.1. Đặc điểm chung
2.3.1.1..Đặc điểm về chủ cơ sở sản xuất
Để đánh giá tình hình phát triển ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện
Quảng Trạch, chúng tôi chọn 4 xã đại diện cho 4 nghề có thế mạnh thuộc 4 vùng
sản xuất khác nhau.
Bảng 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
Chỉ tiêu ĐVT
Chế
biến
bánh
N=29
Chế biến
nước
mắm
N=30
Làm
nón
N=40
Mây
tre
N=31
Bình
quân
chung
1. Trình độ văn hoá của
hộ
+ Cấp 1 % 43,83 46,67 45,20 38,50 43,55
+ Cấp 2 % 48,10 50,20 47,90 56,20 50,60
+ Cấp 3 % 8,07 3,13 6,90 5,30 5,85
2. Kinh nghiệm sản xuất
+ Dưới 10 năm % 17,67 9,93 8,90 19,24 13,94
+ Từ 10-20 năm 37,50 33,40 28,60 48,50 37,00
+ Trên 20 năm % 44,83 56,67 62,50 32,26 49,00
4. Tuổi trung bình của hộ tuổi 40,75 46,50 47,23 40,10 43,65
5. Nghề gia truyền % 41,38 86,67 75,00 22,58 56,40
6. Đã qua đào tạo kỹ thuật % 27,58 33,33 25,00 77,42 40,83
(Nguồn: Số liệu điều tra các cơ sở sản xuất năm 2009)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
52
Chọn mẫu điều tra ở xã Quảng Thanh đại diện vùng phía Tây với nghề làm
bánh là 29 cơ sở, xã Cảnh Dương đại diện vùng Bắc với nghề chế biến nước mắm là
30 cơ sở, xã Quảng Hoà đại diện vùng phía Nam với nghề làm mây tre là 31 cơ sở,
xã Quảng Thuận đại diện vùng Trung Tâm với nghề làm nón là 40 cơ sở để điều tra.
Kết quả phân tích cho thấy tuổi bình quân của các chủ cơ sở ở các xã điều tra
là 43,64 tuổi. Đây là độ tuổi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và
vẫn ở độ tuổi mà hiệu quả lao động vẫn cao. So sánh giữa 4 tiểu ngành cho thấy độ
tuổi của chủ hộ ở các ngành chênh lệch nhau không lớn, nghề chế biến bánh là
40,75 tuổi, nghề chế biến thuỷ sản là 46,5 tuổi, nghề làm nón 47,24 và nghề mây tre
là 40,1 tuổi.
Trình độ văn hoá có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất của các hộ. Tuy nhiên, nhìn vào 4 nghề ta
thấy trình độ văn hoá của các chủ cơ sở có trình độ cấp 1 và cấp 2 chiếm tỷ lệ cao
trên 40% đối với cấp 1 và trên 50% đối với cấp 2 đặc biệt là nghề chế biến nước
mắm và chế làm nón, nguyên nhân chủ yếu do được truyền nghề hoặc được xác
định nghề nghiệp từ rất sớm nên thiếu đi năng lực và điều kiện học tập đây cũng là
khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Kinh nghiệm sản xuất là một trong những thế mạnh của chủ hộ và ảnh hưởng
rất quan trọng đến sản phẩm làm ra của hộ gia đình đặc biệt đối với ngành nghề
nông thôn. Kinh nghiệm dưới 10 năm chiếm tỷ lệ thấp hơn so với chủ cơ sở có kinh
nghiệm từ 10-20 năm. Kinh nghiệm sản xuất trên 20 năm chiếm tỷ lệ cao bình quân
49% cao nhất là nghề làm nón và nghề chế biến thuỷ sản vì đây là những nghề gia
truyền. Nghề mây tre kinh nghiệm làm việc thấp hơn nguyên nhân do nghề mây tre
là nghề mới du nhập vào đầu những năm 90 và đây là ngành nghề được qua đào tạo
nhiều nhất.
2.3.1.2. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất
Nguồn lực đầu vào bao gồm lao động, vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh là
một trong những nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các cơ sở sản xuất. Nhìn vào Bảng 8 ta thấy số lượng lao động, mặt bằng và vốn sử
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
53
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở là chỉ tiêu thể hiện quy mô
sản xuất kinh doanh.
a. Lao động
Qua số liệu Bảng 8, tổng số lao động của các cơ sở điều tra đối với nghề chế
biến nước mắm cao nhất là 111 lao động với bình quân số lao động trên mỗi cơ sở
là 3,7 người/có sở và thấp nhất là nghề mây tre với 56 lao động với bình quân số lao
động trên mỗi cơ sở là 1,8 người.
Cơ cấu tỷ lệ lao động theo giới tính không có chênh lệch lớn giữa các nghề chế
biến bánh và chế biến nước mắm. Riêng hai nghề làm nón và mây tre hầu hết lao
động đều là nữ vì đây là những nghề đòi hỏi tính tỷ mỹ và cẩn thận cao. Có thể
khẳng định giới tính lao động thể hiện rất rõ đặc trưng của từng nghề.
Bảng 8: LAO ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA
Chỉ tiêu
ĐVT
Chế biến
bánh
N=29
Chế
biến
nước
nắm
N=30
Làm
nón
N=40
Mây
tre
N=31
1.Tổng số LĐ của các cơ sở điều tra Người 87,00 111,00 75,00 56,00
- Nam % 40,23 45,05 13,33 7,10
- Nữ % 59,77 54,95 86,67 92,90
2. Bình quân sốLĐcủa cơ sở sản xuất Người 3,00 3,70 1,87 1,80
3. Tỷ lệ % 100,00 100,00 100,00 100,00
- Từ 1 đến 2 lao động % 31,01 25,67 82,50 90,00
- Từ 3 đến 4 lao động % 62,07 37,67 17,50 10,00
- Trên 4 lao động % 6,90 36,66 0,00 0,00
(Nguồn: Số liệu điều tra các cơ sở sản xuất năm 2009)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
54
Quy mô lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến nông
sản thực phẩm chủ yếu là quy mô nhỏ. Số lượng cơ sở có quy mô lao động từ 1-2
người chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt như mây tre có tỷ trọng đến 90% thuộc quy
mô này và làm nón cũng chiểm tỷ trọng hơn 82% cơ sở. Nghề chế biến nước mắm
có số lượng cơ sở sản xuất có số lao động trung bình trên 4 lao động cao nhất trong
toàn ngành với tỷ lệ 39,66% và chế biến bánh có tỷ trọng 6,9% số cơ sở sản xuất
nằm trong quy mô này. Nghề chế biến bánh có 62,07% cơ sở và làm nón có 17,5 %
cơ sở có quy mô lao động từ 2 đến 3 người.
b. Mặt bằng sản xuất
Mặt bằng sản xuất kinh doanh có sự khác biệt tương đối giữa các nghề, diện
tích bình quân cho một cơ sở sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất chế biến
bánh là 295 m2/cơ sở lớn hơn rất nhiều so với các nghề khác, đặc biệt có cơ sở gần
đến 600 m2/cơ sở. Do đặc điểm về sản xuất nên diện tích sản xuất của nghề chế biến
bánh nên diện tích từ 200 m2 đến 400 m2 chiếm hơn 86% cơ sở, trên 400 m2 chiếm
tỷ lệ 10,34% cơ sở và dưới 200 m2 chỉ chiếm chưa đến 3,5% vì phần lớn sản phẩm
sản xuất ra phải sử dụng nhiều diện tích để phơi, hong khô bánh.
Bảng 9: MẶT BẰNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA
Chỉ tiêu
ĐVT Chế
biến
bánh
N=29
Chế biến
nước
mắm
N=30
Làm
nón
N=40
Mây
tre
N=31
1. Mặt bằng SX kinh doanh
BQ
m2 295 258 173 141
+ Diện tích nhiều nhất m2 600 500 320 290
+ Diện tích ít nhất m2 122 130 120 100
2. Tỷ trọng % 100,00 100,00 100,00 100,00
< 200 m2 % 3,45 30,00 60,00 87,10
200 m2 - 400 m2 % 86,21 56,67 40,00 12,90
> 400 m2 % 10,34 13,33 0,00 0,00
(Nguồn: Số liệu điều tra các cơ sở sản xuất năm 2009)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
55
Diện tích sản xuất của các cơ sở sản xuất nghề chế nước mắm tương đối cao
bình quân 258 m2/cơ sở. Sản xuất nước mắm cũng cần mặt bằng rộng cho việc phơi
khô các loại vật liệu phục vụ cho quá trình chế biến. Diện tích mặt bằng từ 200 m2
đến 400 m2 chiếm hơn 56% số cơ sở và chỉ có 13,33% số cơ sở có diện tích trên 400
m
2 và dưới 200 m2 chiếm đến tỷ trọng đến 30%.
Nghề mây tre và nghề làm nón diện tích dùng cho sản xuất thường hẹp vì do
những nghề này tận dụng được các khoảng không gian trong nhà nên mặt bằng sản
xuất không được rộng do đó nếu có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ gặp
nhiều khó khăn. Diện tích nhiều nhất và ít nhất của nhóm mây tre tương ứng là 290
m
2 và 100 m2 tỷ lệ diện tích dưới 200 m2 chiếm đến 87% số cơ sở và chỉ có tỷ trọng
12,9% cơ sở có diện tích từ 200 m2-400 m2. Diện tích của nhóm làm nón có đến
60% cơ sở sản xuất có diện tích dưới 200 m2, cơ sở sản xuất có diện tích cao nhất là
320m2 và thấp nhất là 120 m2 .
Qua phân tích có thể rút ra kết luận, mặt bằng sản xuất kinh doanh của các cơ
sở sản xuất đang ở quy mô nhỏ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, đồng thời cũng
là nơi sinh sống của gia đình nên gặp nhiều vấn đề khó khăn trong vấn đề sản xuất
hoặc có ý tưởng mở rộng, di chuyển địa điểm sản xuất. Mặt bằng sản xuất hiện nay
chỉ mang tính chất gia đình nên khó mở rộng để phát triển sản xuất kinh doanh vì
đầu tư cho nó sẽ tốn rất nhiều vốn mà các cơ sở sản xuất không thể huy động được.
c. Vốn sản xuất kinh doanh
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các cơ sở không cao cho cả 4 nghề điều
này cho thấy quy mô của các đơn vị chủ yếu còn nhỏ và manh mún. Tổng vốn bình
quân của các nghề có sự khác biệt lớn, cao nhất là nghề chế biến nước mắm với
tổng vốn bình quân là 20 triệu đồng/cơ sở, trong đó chiếm tỷ trọng 50,65% số cơ sở
có vốn từ 15 triệu - 20 triệu đồng và hơn 45% cơ sở có số vốn đầu tư 20 triệu đồng.
Số vốn đầu tư thấp nhất là nghề làm nón với tổng vốn 2 triệu đồng/cơ sở, với tỷ lệ
100% cơ sở sản xuất có quy mô vốn đều dưới 15 triệu đồng vì nghề này máy móc
rất đơn giản chỉ cần các loại khung để làm nón do vậy đầu tư vốn rất thấp.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
56
Bảng 10: VỐN CỦA CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA
Chỉ tiêu
ĐVT
Chế biến
bánh
N=29
Chế biến
nước
mắm
N=30
Làm
nón
N=40
Mây
tre
N=31
1. Tổng vốn bình quân 1000đ 18.400 20.000 2.000 12.000
+ Vốn ít nhất 1000đ 14.000 13.000 1.200 7.000
+ Vốn nhiều nhất 1000đ 22.800 27.000 2.800 17.000
2. Tỷ trọng: % 100,00 100,00 100,00 100,00
< 15.000 % 6,80 4,32 100,00 92,85
Từ 15.000 - 20.000 % 85,32 50,65 0,00 7,15
> 20.000 % 7,88 45,03 0,00 0,00
(Nguồn: Số liệu điều tra các cơ sở sản xuất năm 2009)
Nghề chế biến bánh có tỷ trọng hơn 85% số cơ sở có số vốn đầu tư từ 15 triệu
đến 20 triệu đồng.và trên 20 triệu chỉ có xấp xỉ 8% số cơ sở. Nghề chế biến mây tre
có đến hơn 92% cơ sở sản xuất có số vốn đầu tư dưới 15 triệu đồng , chỉ có 8% số
cơ sở còn lại có số vốn đầu tư từ 15 triệu đến 20 triệu đồng.
Kết quả phân tích số liệu trên cho thấy, các cơ sở sản xuất T-TCN ngành chế
biến nông sản thực phẩm có vốn đầu tư nhỏ là chủ yếu khiến cho quy mô sản xuất
mang tính nhỏ lẻ, manh mún thiếu sức cạnh tranh. Về phía cơ sở sản xuất, do nguồn
vốn tự có thì hạn chế, các nguồn vốn huy động thì khó tiếp cận do thủ tục vay khó,
không có tài sản thế chấp, lãi suất cao, thiếu kiến thức quản lý, sử dụng vốn, hiểu
biết về tín dụng, trình độ sản xuất lạc hậu lắm rủi ro, tâm lý ngại không trả được nợ.
Đối với các tổ chức tín dụng, trình độ nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư còn kém,
thời hạn vay ngắn, cơ chế lãi suất ưu đãi không phù hợp với đặc điểm sản xuất, thủ
tục phức tạp. Từ đó dẫn đến thiếu vốn để đầu tư sản xuất, cũng như đổi mới công
nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
57
c. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các cơ sở sản xuất
Thu nhập bình quân của một cơ sở sản xuất T-TCN ngành chế biến nông sản
thực phẩm 36,9 triệu đồng, trong đó có sự khác nhau giữa các nghề. Thu nhập cao
nhất là nghề chế biến thuỷ sản với 62,1 triệu đồng và thấp nhất là nghề làm nón với
tổng thu nhập bình quân 17,8 triệu đồng chiếm 85,6% tổng thu nhập cơ sở sản xuất.
Nghề chế biến bánh là 46,5 triệu đồng chiếm 88,6% tổng thu nhập của cơ sở sản
xuất. Nghề làm mây tre với với thu nhập bình quân một cơ sở sản xuất là 21,2 triệu
đồng chiếm 84,1% vì đây là những nghề mới du nhập. Hầu hết đây là những nghề
đòi hỏi tính cẩn thận và tỷ mỹ cao trong khi sản phẩm bán ra thấp. Nghề làm nước
mắm có tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập cơ sở chiếm cao nhất trong các ngành
nghề khác với tỷ trọng trên 92%.
Về cơ cấu thu nhập: Thu từ ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm là nguồn
thu chính của các cơ sở chiếm từ 84%-92%, còn lại là thu từ ngành nghề khác chủ
yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ.
Biểu 1: THU NHẬP CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
100
88.6
11.4
100
92.5
7.5
100
85.6
14.4
100
84.1
15.9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Chế biến bánh Chế biến nước nắm Làm nón Mây tre
1. Tổng thu nhập
2. Thu từ ngành chế biến nông sản thực phẩm
3. Thu khác
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
58
Bảng 11: THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
Đơn vị tính : nghìn đồng
(Nguồn: Số liệu điều tra các cơ sở năm 2009)
Chỉ tiêu
Bình
quân
Chế biến bánh Chế biến nước mắm Làm nón Mây tre
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
1.Tổng thu nhập 41.400 52.500 100 67.100 100 20.800 100 25.200 100
2.Thu từ ngành chế biến nông sản thực phẩm 36.900 46.500 88,6 62.100 92,5 17.800 85,6 21.200 84,1
3.Thu khác 4.500 6.000 11,4 5.000 7,5 3.000 14,4 4.000 15,9
58 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
59
2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mỗi quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí
bỏ ra. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh giữa các nghề là đánh giá hiệu
quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất nên trước hết phải tính kết quả sản xuất kinh
doanh giữa các ngành như giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) và sau đó là các
chỉ tiêu về hiệu quả như: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng chi phí. Qua
Bảng 12 ta thấy:
Bảng 12: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA
CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA
Chỉ tiêu ĐVT
Chế
biến
bánh
Chế
biến
thủy
sản
Làm
nón
Mây
tre
I. Kết quả sản xuất kinh doanh
1.Giá trị sản xuất (GO) 1.000 đ 145.500 95.704 18.795 105.588
2. Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 98.564 32.490 3.423 84.211
3. Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 46.936 63.214 15.372 21.377
II. Các chỉ tiêu hiệu quả
1. GO/IC lần 1,48 2,95 5,49 1,25
2. VA/IC lần 0,48 1,95 4,49 0,25
3. GO/LĐ BQ 1.000đ 48.500 25.865 10.050 58.660
4. VA/LĐ BQ 1.000đ 15.645 17.084 8.220 11.876
(Nguồn: Số liệu điều tra các cơ sở năm 2009)
Nghề chế biến bánh có giá trị sản xuất là 145,5 triệu đồng (GO) và giá trị gia
tăng là 46,936 triệu đồng (VA). Giá trị gia tăng của nghề mây tre thấp hơn so với
nghề chế biến thuỷ sản xấp xỉ 3 lần và cao gấp 1,39 lần so với nghề làm nón. Sự
chênh lệch về giá trị sản xuất giữa các nghề tương đối lớn, nghề bánh tương đối cao
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
60
là do có được thị trường tiêu thụ ổn định và rộng, các cơ sỏ sản xuất không chỉ bán ở
trong tỉnh mà còn bán cho các tỉnh bạn thậm chí có nhiều khách hàng mua đem ra
nước ngoài. Nghề mây tre mặc dù mới du nhập vào những năm 90 nhưng đây cũng là
nghề hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển và giá bán tương đối cao đặc biệt vào những
dịp lễ tết số lượng sản phẩm tiêu thụ thường tăng đột biến khiến cung không đáp ứng
kịp cầu. Các mặt hàng nón thường có giá thấp phù hợp với thu nhập của nhiều tầng
lớp và sản phẩm của mặt hàng này được tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh và cả ngoại tỉnh.
Chi phí trung gian của nghề bánh, chế biến nước mắm và nghề mây tre chiếm
tỷ trọng tương đối lớn trong giá trị sản xuất, nghề chế biến bánh chiếm 67,74%,
nghề mây tre chiếm trên 80%, nghề chế biến thuỷ sản chiếm 33,95% và nghề nón
chiếm tỷ trọng thấp nhấp 18,21%. Đối với nghề chế biến bánh chi phí trung gian có
xu hướng tăng cao vì chi phí nguyên liệu ngày càng tăng và nhu cầu đỏi hỏi chất
lượng ngày càng cao. Nghề mây tre nguồn nguyên liệu chủ yếu là ngoại tỉnh vì
nguồn cung cấp nguyên liệu ngày tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu vì vậy cộng chi
phí vận chuyển nên đẩy giá vật liệu lên cao. Nghề làm nón và nghề chế biến nước
mắm có nguồn cung cấp nguyên liệu thuận lợi hơn do có nguồn nguyên liệu dồi dào
có thể mua dễ dàng trên thị trường. Đây là những yếu tố thuận lợi mà hai ngành kia
không có được.
Qua số liệu bảng 12, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng so với chi phí trung gian
ở nghề bánh là 1,48 lần và 0,48 lần. Điều này nói lên rằng cứ đầu tư 1000 đồng chi
phí trung gian để sản xuất sẽ thu được 1.480 đồng giá trị sản xuất và 480 đồng giá
trị gia tăng. Tương tự đối với nghề chế biến nước mắm giá trị sản xuất và giá trị gia
tăng so với chi phí trung gian là 2,95 và 1,95 lần. Điều này có nghĩa nếu ta đầu tư
1000 đồng chi phí trung gian để sản xuất sẽ thu được 2.950 đồng giá trị sản xuất và
1.950 đồng giá trị gia tăng. Đối với nghề mây tre lần lượt là 1,25 lần và 0,25 lần.
Hoặc nếu đầu tư 1000 đồng chi phí trung gian để sản xuất sẽ thu được 1.250 đồng
giá trị sản xuất và 250 đồng giá trị gia tăng. Đặc biệt nghề làm nón lần lượt là 5,49
lần và 4,49 lần. Điều này có nghĩa rằng nếu đầu tư 1000 đồng chi phí trung gian để
sản xuất sẽ thu được 5.490 đồng giá trị sản xuất và 4.490 đồng giá trị gia tăng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
61
Nghề chế biến bánh và nghề mây tre có hiệu quả về đầu tư lao động cao hơn
so với hai nghề còn lại. Đối với nghề chế biến bánh 1 lao động một năm bình quân
tạo ra được 15,654 triệu đồng giá trị gia tăng; nghề chế biến nước mắm 1 lao động
một năm bình quân tạo ra được 17,084 triệu đồng VA; Nghề mây tre 1 lao động
bình quân 1 năm tạo ra được 11,876 triệu đồng VA; Nghề làm nón thấp nhất 1 lao
động bình quân 1 năm tạo ra được 8,220 triệu đồng VA .
2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị gia tăng bằng hàm sản
xuất Cobb-Douglas
Các nhân tố đầu vào tuỳ theo đặc thù của từng nghề sẽ có mức độ tác động
khác nhau đến kết quả đầu ra. Nhằm đánh giá mức độ tác động các yếu tố đối với
VA của nghề chế biến bánh, nghề chế biến thuỷ sản, nghề làm nón và nghề mây tre
chúng tôi sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas.
Với mô hình hàm sản xuất, kỳ vọng các yếu tố như mặt bằng sản xuất kinh
doanh của cơ sở (X1), lao động (X2), vốn (X3) và biến giả định D1: kinh nghiệm sản
xuất sẽ ảnh hưởng đến biến giá trị gia tăng biến phụ thuộc Y và có ý nghĩa thống kê.
Cụ thể trong nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp hồi quy để phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến VA của các ngành như sau:
Y = AX11 X22 X33 eD
Hay: LnY = LnA + 1LnX1 + 2LnX2 + 3LnX3 + D
Trong đó các biến được định nghĩa như sau:
Y : giá trị gia tăng (VA)
A: Hằng số của hàm sản xuất
X1: Mặt bằng sản xuất của cơ sở (m2)
X2 : Lao động của cơ sở (người)
X3 : Vốn sản xuất kinh doanh của hộ gia đình (nghìn đồng)
D : Biến giả định kinh nghiệm sản xuất của hộ gia đình
D = 1 Kinh nghiệm sản xuất trên 20 năm
D = 0 Kinh nghiệm sản xuất dưới 20 năm
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
62
Bằng kết quả ước lượng ban đầu cho thấy dấu của các hệ số đều đúng như kỳ
vọng, mức ý nghĩa cao. Các trị số F với độ tin cậy 99% cho thấy mô hình hàm sản
xuất của 4 nghề tương ứng ở bảng được xây dựng phù hợp với tổng thể.
Giá trị R2=0,93 cho biết 93 % sự biến động của giá trị gia tăng của nghề chế
biến bánh là do ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình và chỉ có 7% sự thay đổi
của VA do các yếu tố ngoài mô hình tác động. Với R2=0,91 có nghĩa 91% sự biến
thiên của VA nghề mây tre là do ảnh hưởng biến động của các yếu tố đang xét, còn
lại 9% là do các yếu tố khác. Đối với nghề chế biến nước mắm mối quan hệ giữa
các yếu tố đến VA rất chặt chẽ với R2=0,95 có ý nghĩa 95% sự biến thiên của VA là
do các yếu tố đang xét, còn là 5% là do các yếu tố khác. Đối với nghề làm nón
R2=0,82 có ý nghĩa 82% sự biến động của VA là do ảnh hưởng của các yếu tố trong
mô hình, còn 18% là do các yếu tố khác.
Như vậy thông qua mô hình ước lượng có thể giải thích sự gia tăng của các
nghề như sau:
+ Diện tích là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị gia tăng. Đối với
những cơ sỏ có mặt bằng sản xuất kinh doanh nhiều thường có điều kiện làm ra sản
phẩm nhiều hơn nên giá trị gia tăng cũng sẽ cao hơn. Nhân tố mặt bằng sản xuất
kinh doanh ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của các nghề đều ở mức ý nghĩa cao đặc
biệt với nghề làm bánh và nghề làm nón vì đòi hỏi diện tích lớn để phơi sản phẩm.
Với độ tin cậy 99%, hệ số 1 = 0,355 đối với nghề chế biến làm nón cao nhất. Con
số này cho biết trong điều kiện cố định các yếu tố khác ở mức trung bình của mẫu
mặt bằng sản xuất kinh doanh của các cơ sở tăng lên 1% thì giá trị gia tăng sẽ tăng
thêm 0,355%; với độ tin cậy 95% của nghề chế biến bánh cho thấy nếu mặt bằng
sản xuất kinh doanh tăng 1 % thì giá trị gia tăng tăng 0,244%. Với độ tin cậy 90%
đối với nghề chế biến thuỷ sản và nghề mây tre cho thấy nếu mặt bằng sản xuất kinh
doanh tăng 1 % thì giá trị gia tăng tăng 0,267% (đối với nghề chế biến nước mắm)
và 0,085% (đối với nghề mây tre).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
63
Bảng 13: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT
COBB- DOUGLAS THEO NGÀNH
Biến số
Hệ số ảnh hưởng
Chế biến bánh
N=29
Chế biến nước mắm
N=30
Làm nón
N=40
Mây tre
N=31
Hệ số tự do 5,955*** 5,655*** 6,783* 5,240***
Ln X1(MBSX) 0,244* 0,267* 0,355*** 0,085*
Ln X2 (LĐ) 0,277*** 0,324** 0,437*** 0,161**
Ln X3 (Von) 0,273** 0,329** 0,098** 0,403***
D(kinh nghiệm) 0,103** 0,238*** 0,106** 0,0411*
R2 0,93 0,95 0,82 0,91
F 92,488*** 134,425*** 41,94*** 67,798***
(Nguồn: Số liệu điều tra các cơ sở sản xuất năm 2009)
Chú thích: Mức độ ý nghĩa P: *P<0.1; **P<0,05;***P<0,01
+ Hệ số ảnh hưởng X2: Lao động có ảnh hưởng rất lớn đến các nghề. Đây là
yếu tố nguồn lực quan trọng nhất tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
ngành nghề nói chung và của hộ gia đình nói riêng. Đối với nghề chế biến nước
mắm và nghề mây tre không ảnh hưởng nhiều đến VA nhưng lại có ảnh hưởng rất
lớn đến nghề chế biến bánh và nghề làm nón. Với độ tin cậy 99% đối với nghề chế
biến bánh và nghề làm nón, 95% đối với nghề mây tre và nghề chế biến thuỷ sản.
Đối với nghề làm nón cho thấy cứ thu hút thêm bình quân 1 % lao động sẽ cho giá
trị gia tăng tăng thêm 0,437%; 0,277% đối với nghề chế biến bánh; 0,161% đối với
nghề mây tre và 0,324% đối với nghề chế biến thuỷ sản.
+ Vốn sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
đến quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất. Với độ tin cậy 99% đối
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
64
với nghề chế biến bánh và nghề mây tre và 95% đối với nghề chế biến nước mắm
và nghề làm nón. Với 3 = 0,329 cho thấy cứ nếu cơ sở sản xuất tăng thêm 1% vốn
sản xuất kinh doanh sẽ làm cho giá trị gia tăng tăng thêm 0,329% đối với nghề chế
biến thuỷ sản, 0,098% đối với nghề làm nón, 0,403% đối với nghề mây tre và
0,273% đối với nghề chế biến bánh. Qua phân tích, chúng ta nhận thấy đối với nghề
chế biến thuỷ sản và nghề mây tre nếu đầu tư vốn vào sẽ thu lại hiệu quả rất lớn. Có
thể khẳng định mặc dù là nghề mới du nhập nhưng nếu các cơ sở đầu tư thêm vốn
cho nghề mây tre sẽ hứa hẹn thu được nhiều hiệu quả cao vì đây là nghề thủ công
mỹ nghệ có giá trị sản phẩm rất cao.
+ Nghề mây tre kinh nghiệm sản xuất ít có ảnh hưởng đến VA do tính đặc thù
của nghề này, trong khi đó kinh nghiệm sản xuất của các chủ cơ sở ở các nghề chế
biến bánh, chế biến nước mắm và nghề làm nón lại có ảnh hưởng khá mạnh đến
VA. Thâm niên nghề nghiệp của chủ cơ sở sản xuất càng nhiều thì thu nhập của đơn
vị càng cao và ngược lại. Đây là một đặc điểm quan trọng của các loại ngành nghề
nông thôn nói chung. Với hệ số ảnh hưởng 1 = 0,103 cho thấy những chủ cơ sở
nào có thâm niên sản xuất trên 20 năm thì giá trị gia tăng tăng thêm 1,1 lần so với
những chủ cơ sở có kinh nghiệm sản xuất dưới 20 năm đối với nghề chế biến bánh.
Đối với nghề làm nón những chủ cơ sở nào có thâm niên sản xuất nhiều thì giá trị
gia tăng tăng thêm 1,1 lần so với chủ cơ sở có kinh nghiệp sản xuất dưới 20 năm;
nghề chế biến thuỷ sản giá trị tăng thêm 1,26 lần và nghề mây tre giá trị gia tăng
tăng thêm 1,041 lần . Kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng đến giá trị tăng thêm của
nghề chế biến thủy sản rất lớn. Những cơ sở nào có kinh nghiệm sản xuất nhiều sẽ
làm ra sản phẩm ngon hơn do vậy sản phẩm bán ra được nhiều người ưa chuộng
với giá ca
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phat_trien_tieu_thu_cong_nghiep_nganh_che_bien_nong_san_thuc_pham_tren_dia_ban_huyen_quang.pdf