LỜI CAM ĐOAN . i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .vii
DANH MỤC HÌNH VẼ . viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ PHưƠNG PHÁP LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP
NưỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ.4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI.4
1.1.1. Khái quát đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .4
1.1.1.1. Khái niệm.4
1.1.1.2. Đặc điểm chính đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.5
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.6
1.1.3. Vai trò của FDI.8
1.1.3.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư.8
1.1.3.2. Đối với nước đầu tư .11
1.1.4. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.12
1.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút FDI.12
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .13
1.2.ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC
DẦU KHÍ .16
1.2.1. Dầu khí và vai trò của dầu khí trong nền kinh tế.16
1.2.1.1. Dầu khí.16
1.2.1.2. Vai trò của dầu khí trong nền kinh tế.17
1.2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí17
1.2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu
khí.19
1.2.3.1. Đặc điểm chung của các Hợp đồng dầu khí.19
1.2.3.2. Các hình thức Hợp đồng dầu khí .20
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò
và khai thác dầu khí.28
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG
THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.30
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .30
125 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc
dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc đầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi
Sơnnhưng mới chỉ cung câp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó,
nhu cầu sử dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn
hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát
triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng
nhiềuTheo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiêu liệu dầu khí ngày càng tăng
nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và đến năm 2025, nguồn cung sẽ
không đáp ứng kịp nhu cầu.
Cơ cấu tổ chức hiện tại của PetroVietnam chưa thật sự phù hợp với yêu cầu
mở rộng hoạt động đầu tư và điều hành cả trong và ngoài nước. Công tác đào tạo
chưa có chiến lược rõ ràng và chưa thực sự chủ động; Nhân lực chưa thật sự đáp
ứng cả về số lượng và chất lượng. Tính chủ động trong việc quản lý, điều hành các
dự án dầu khí có phần tham gia chưa cao.
Kinh nghiệm quản lý của PetroVietnam đang gặp phải những khó khăn nhất
định như kinh nghiệm quản lý còn yếu, mang tính chất quan liêu, hành chính giấy
tờ.
Hành lang pháp lý đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt
động thăm dò khai thác dầu khí chưa thực sự thích hợp để có những bước đột phá
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
46
và hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa ngành dầu khí Việt Nam hiện vẫn đang
do nhà nước quản lý nên khả năng linh động thấp, tỉnh ỷ lại cao.
2.1.3 Đặc điểm chung của ngành thăm dò và khai thác dầu khí
2.1.3.1 Vốn đầu tư lớn
Dầu khí là loại khoáng sản nằm sâu trong lòng đất được hình thành từ các bể
trầm tích hàng ngàn năm trước nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này
đòi hỏi chi phí rất lớn. Hơn nữa, do hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí được
tiến hành theo nhiều quá trình khác nhau: Quá trình tìm kiếm, thăm dò dầu khí, quá
trình khoan và khai thác dầu khí, quá trình chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí.
Trong đó, quá trình tìm kiếm, thăm dò và khoan khai thác dầu khí phải đầu tư nhiều
nhất. Do đó quy mô vốn đầu tư lớn là đặc trưng của ngành công nghiệp dầu khí
khác biệt so với các ngành công nghiệp khác. Do tính chất đặc thù chứa đựng nhiều
rủi ro nên ngoại trừ ở những nước có trữ lượng dầu khí lớn với xác suất thành công
trong thăm dò khai thác cao như Venezuela, Iraq, Kuwaitgiá thành khai thác dầu
khí ở các nước thường rất cao và được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Giá thành khai thác dầu thô (Đơn vị: USD/thùng)
Nƣớc/Khu vực Mỹ
Châu Mỹ
La-tinh
Tây Âu
Trung
Cận Đông
Đông Á,
Đông Nam
Á, Châu
Phi
Giá thành khai thác
trung bình
14,88 4,08 10,51 0,83 2,53
Giá thành khai thác
thấp nhất và cao nhất
2-20 3-15 5-20 0,4-4 2-12
Nguồn: Tạp chí dầu khí
Ở Việt Nam, trên cơ sở thống kê, tổng hợp các tài liệu đã có về quá trình triển khai
các Hợp đồng dầu khí tại Việt Nam, PetroVietnam đã có một số phân tích và tổng
hợp sau:
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
47
Chi phí khoan: Theo số liệu thu thập được từ 275 giếng thăm dò thẩm lượng (hầu
hết các giếng đều được khoan thẳng đứng và khoan xiên) cho thấy chi phí khoan
trung bình là trên 10 triệu USD/giếng. Bể Malay-Thổ Chu có chi phí khoan cho 1
giếng là khá thấp (9,54triệu USD/giếng), các bể Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn
Sơn có mức chi phí trên dưới 12 triệu USD/giếng.
Nếu tính chi phí trung bình theo mét khoan thì bể Sông Hồng có đơn giá cao nhất
(5086 USD/m khoan),tiếp đến là bể Cửu Long (3462 USD/mkhoan) và thấp nhất là
bể Nam Côn Sơn (2870 USD/m khoan).
Chi phí thăm dò một thùng dầu: Số liệu tính toán chi phí từ 44 hợp đồng đã kết thúc
giai đoạn thăm dò cho thấy trung bình chi phí thăm dò thẩm lượng cho một thùng
dầu quy đổi (kể cả chi phí rủi ro tại các lô nhà thầu hoàn trả) khu vực bể Cửu Long
là thấp nhất (khoảng 1 USD/thùng),trong khi đó tại khu vực bể Sông Hồng thì con
số này lại rất cao, trên 3,4USD/thùng, khu vực bể Nam Côn Sơn có chi phí thấp
hơn, khoảng 2,3USD/thùng.
Chi phí phát triển một thùngdầu: Kết quả tính toán chi phí đầu tư từ 7 mỏ đang khai
thác cho thấy chi phí phát triển mỏ cho một thùng dầu quy đổi tại khu vực bể Cửu
Long và bể Nam Côn Sơn là khá thấp (trung bình 1,5USD/thùng), còn tại khu vực
bể Malay-Thổ Chu thì mức chi phí này lại rất cao, khoảng 2,97 USD/thùng.
Chi phí khai thác một thùngdầu: Cũng từ kết quả tính toán chi phí hoạt động của
mỏ đang khai thác cho thấy chi phí khai thác cho một thùng dầu quy đổi đối với dầu
thô tại tất cả các bể khoảng trên dưới 4USD/thùng, còn với khí thì thấp hơn chỉ vào
khoảng trên 2USD/thùng dầu quy đổi.
Như vậy có thể thấy chi phí thăm dò và khai thác dầu khí rất lớn nhất là trong điều
kiện kinh tế còn đang khó khăn thì nguồn vốn tự có của Việt Nam không đủ để đáp
ứng nhu cầu phát triển mỏ và khai thác dầu khí. Do vậy việc huy động vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài để bổ sung vào nguồn vốn tự có là việc làm vô cùng cần thiết
đối với thăm dò và khai thác dầu khí.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
48
2.1.3.2 Công nghệ hiện đại
Ngành thăm dò và khai thác dầu khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâu
trong lòng đất nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này cũng đòi hỏi
công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao, chi phí đầu tư lớn hơn so với các ngành công
nghiệp khác. Hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí thường hay gặp rủi ro lớn
nhất là trong giai đoạn thăm dò và khai thác. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, ngành dầu
khí phải sử dụng các phương thiện kỹ thuật hiện đại với hàm lượng công nghệ cao
nhằm tăng độ chính xác trong quá trình thăm dò và xác định vị trí cũng như đánh
giá trữ lượng của các mỏ dầu và mỏ khí, cũng như để có thể chế biến dầu thô thành
các sản phẩm thương mại có giá trị lớn. Có thể nói, kỹ thuật hiện đại và công nghê
tiên tiến là đặc trưng nổi bật của hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
2.1.3.3 Tính rủi ro cao
Dầu khí là ngành có phạm vi hoạt động rất rộng từ vài chục đến vài trăm km2;
các mỏ dầu phân bố không đồng đều giữa các vùng khác nhau nên quá trình đầu tư
bị phân tán, độ rủi ro cao phụ thuộc vào điều kiện địa chất. Có những quốc gia phải
mất hàng chục năm mới có thể phát hiện ra những mỏ dầu có giá trị thương mại như
Canada mất 40 năm, Việt Nam mất gần 30 năm tìm kiếm và thăm dò mới phát hiện
ra các mỏ như mỏ Bạch Hổ, mỏ Đại Hùng, Lan Tây, Sư Tử ĐenBên cạnh đó, xác
suất thành công trung bình trong tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thế giới hiện nay rất
thấp, chỉ khoảng 10%
Ngoài những rủi ro về địa hình, địa chất ảnh hưởng đến xác suất phát hiện mỏ,
rủi ro về kỹ thuật và các rủi ro khác như chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết, tỷ
giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, giá cả thị trườngthường hay xảy ra dẫn tới sự thua lỗ
của các nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí. Do đó việc đầu tư vào ngành công nghiệp
dầu khí phải chấp nhận mạo hiểm với những rủi ro mang tính đặc thù của lĩnh vực
này.
2.1.3.4 Lợi nhuận cao
Để khai thác được nguồn tài nguyên dầu khí đòi hỏi chi phí và rủi ro rất lớn
tuy nhiên nếu có phát hiện thương mại dầu khí thì lợi nhuận thu được lại rất cao, đời
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
49
mỏ khai thác thường kéo dài từ 20-25 năm tùy theo cấu tạo mỏ trong khi chỉ mất 2-
3 năm đầu là có thể thu hồi đủ vốn đầu tư cho giai đoạn thăm dò và phát triển mỏ,
đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi giá dầu thô trên thế giới ở mức
100USD/thùng dầu thô.
2.1.3.5 Tài nguyên dầu khí không tái tạo được
Tài nguyên khoáng sản của ngành công nghiệp mỏ sẽ bị cạn kiệt dần cùng với
quá trình khai thác vì tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên thiên nhiên không
thể tái tạo như các tài nguyên khác.
Với quy luật này, chủ thể quản lý kinh tế nhà nước phải xác định tài nguyên
khoáng sản như là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về sở hữu toàn
dân và Nhà nước là người có thầm quyền đương nhiên tuyệt đối vè quản lý tài
nguyên khoáng sản. Nhà nước phải hướng các doanh nghiệp, các tổ chức khai thác
có hiệu quả, có tác động để họ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản có hạn
của quốc gia bằng cách ban hành và giám sát thi hành các luật về tài nguyên khoáng
sản và môi trường. Hiện nay Quốc hội đã thông qua và Nhà nước ban hành một số
luật như: Luật dầu khí, Luật khoáng sản, Luật tài nguyên,
2.1.4 Thực trạng hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam
Hoạt động TDKT dầu khí ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 60 của thế
kỷ trước nhưng chỉ thực sự được triển khai mạnh mẽ, sôi động từ khi”Luật Đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam” được ban hành ngày 29/12/1987. Đây cũng là thời điểm
mà tiền thân của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí được thành lập và cũng
trong thời gian này có nhiều công ty dầu khí nước ngòai đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội
đầu tư vào lĩnh vực TDKT dầu khí tại Việt Nam.
Năm 1988, hợp đồng dầu khí đầu tiên được ký kết giữa Petrovietnam với
Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ dưới hình thức PSC tại lô 06.1 thềm lục địa phía
Nam Việt Nam. Từ 1988 đến nay, Tập đòan Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tích cực
mở rộng các khu vực tìm kiếm, thăm dò thông qua ký kết các hợp đồng TDKT dầu
khí, qua đó đã có nhiều phát hiện quan trọng, góp phần nâng cao sản lượng dầu và
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
50
khí nhằm đảm bảo mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí, đảm bảo nhu cầu dầu khí
cho đất nước.
Trong hoạt động TDKT dầu khí, đã xác định được những nơi có triển vọng
dầu khí:Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư
Chính - Vũng Mây, Trường Sa, Hoàng Sa. Trong đó đã phát hiện và đang khai thác
dầu khí tại các bể Sông Hồng,Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu.
Tính đến nay, PetroVietnam hiện đang nắm giữ 49 giấy phép thăm dò khai
thác có hiệu lực ở trong và ngòai nước và 5 dự án thăm dò khác ở trong nước.
Trong đó, trực tiếp điều hành 13 dự án, tham gia điều hành chung 10 dự án, tham
gia cổ phần số dự án còn lại.
Hoạt động TKTD & KT dầu khí đang diễn ra sôi động cả trong và ngoài nước.
Trong nước, PVEP đang triển khai TKTD ở các bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam
Côn Sơn, Malay - Thổ Chu và Trường Sa và đang tiến hành khai thác ở các mỏ dầu
khí Bạch Hổ - Rồng, Lan Tây, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Đại Hùng, Cá Ngừ Vàng,
PM3-CAA, 46 Cái Nước, Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, Ruby, Tiền Hải, PM 304 –
Malaysia, Cá Ngừ Vàng, Bunga Orkid, Phương Đông, Hải Thạch, Kim Long, Ác
Quỷ, Cá Voi, Sư Tử Trắng, Sư Tử Vàng, Sông Đốc, Chim Trắng, Hải Sư Trắng,
Hải Sư Đen... Những phát hiện về dầu khí mới đây ở thềm lục địa miền Nam nước
ta rất đáng phẩn khởi, tăng thêm niềm tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư
như lô 09-2, giếng Cá Ngừ Vàng –IX, kết quả thử vỉa thu được 330 tấn dầu và 170
m3 khí/ngày. Lô 16-1, giếng Voi Trắng –IX cho kết quả 420 tấn dầu và 22.000m3
khí/ngày. Lô 15.2, giếng Sư Tử Vàng-2X cho kết quả 820 tấn dầu và giếng Sư Tử
Đen – 4X cho kết quả 980 tấn dầu/ngày. Triển khai tìm kiếm thăm dò mở rộng các
khu mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng cho kết quả 650.000m3 khí ngày đêm và dòng
dầu 180 tấn/ ngày đêm.
Tính chung, 2 năm đầu thế kỷ mới, ngành Dầu khí nước ta đã thăm dò phát
hiện gia tăng thêm lượng trên 70 triệu tấn dầu thô và hàng chục tỷ m3 khí để tăng
sản lượng khai thác trong những năm tiếp theo.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
51
Năm 2006, tổng công ty Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác 20,86
triệu tấn dầu thô quy đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện trong năm
2002). Đây là năm đầu tiên nước ta khai thác trên 20 triệu tấn dầu quy đổi. Trong đó
17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m3 khí thiên nhiên. Năm 2011, ngành Dầu khí nước
ta khai thác trên 32 triệu tấn dầu thô quy đổi, nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành
năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả nước.
Dầu khí Việt nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài
sôi động. Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt
động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được PetroVietnam ký kết
với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến này, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang
hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch
mở rộng hoạt động. Hiện BP đang là nhà thầu điều hành dự án khí Nam Côn sơn, có
tổng số vốn đầu tư 1,3 tỷ Đô la Mỹ. Tập đoàn ConocoPhillips (Mỹ), hiện nay đang
là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn
giải ngân trong 10 năm qua đã lên tới 1 tỷ Đô la Mỹ, gần đây cũng tuyên bố trong
10 năm tới sẽ đầu tư tiếp khoảng hơn 1 tỷ Đôla Mỹ cho các dự án khai thác dầu tại
Việt nam. Trong năm 2011, ConocoPhillips đã đầu tư 115 triệu Đôla để phát triển lô
15.1 gồm các mỏ dầu Sư Tử Đen, Sử Tử Trăng, Sư Tử Vàng và Sư Tử Nâu. Như
vậy riêng vốn của hai tập đoàn dầu khí lớn là BP và ConocoPhillips đầu tư vào Việt
Nam trong lĩnh vực dầu khí dự tính đạt 2 tỷ Đôla Mỹ trong vòng 10 năm tới.
Hiện tại có khoảng 60 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực tại Việt Nam với sự
góp mặt của hầu hết các tập đoàn dầu khí đứng đầu trên thế giới. Trong thời gian tới
PetroVietnam sẽ tiếp tục ký hợp đồng mời thầu tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu
khí với các công ty nước ngoài.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
52
2.2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO
HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào hoạt động thăm dò và
khai thác dầu khí ở Việt Nam
Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào hoạt động TKTD&KT
dầu khí được biển hiện qua các chỉ tiêu quy mô vốn đầu tư và tốc độ phát triển, hình
thức hợp tác, số lượng đối tác đầu tư vào hoạt động TKTD&KT dầu khí của Việt
Nam
2.2.1.1 Quy mô vốn đầu tư và tốc độ phát triển
Quy mô vốn đầu tƣ:
TDKT là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ kỹ thuật hiện
đại đồng thời mức độ rủi ro cao nên đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này từ
năm 1987 đến trước khi có Luật Dầu khí ban hành chỉ mang tính chất cầm chừng,
thăm dò, do đó lượng vốn đầu tư vào chưa nhiều. Đến năm 2000, khi Luật Dầu khí
được sửa đổi và bổ sung, có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư được Chính phủ
xem xét đưa ra nên hiện nay vốn FDI được thu hút vào hoạt động TKTD & KT dầu
khí đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Về quy mô, tính đến đầu năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã
ký 95 hợp đồng dầu khí, trong đó 60 hợp đồng đang còn hiệu lực với các tập đoàn,
công ty dầu khí quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau: Hợp đồng phân chia sản
phẩm (PSC), Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), Hợp đồng điều hành chung
(JOC), Liên doanh (JV) với tổng số vốn đầu tư lên tới 15 tỷ USD.
Theo số liệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PetroVietnam, tình
hình vốn đầu tư và hợp đồng ký kết với các công ty, tập đoàn dầu khí nước ngoài
trong lĩnh vực TDKT dầu khí từ năm 1988 đến nay như sau:
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
53
Bảng 2.2: Tình hình vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và số hợp đồng ký
kết của PetroVietnam trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí
Đơn vị: triệu USD
STT Năm Số Hợp đồng đã ký Số vốn đầu tƣ
1 1988 3 32
2 1989 4 91
3 1990 5 112
4 1991 3 142
5 1992 9 262
6 1993 4 320
7 1994 2 490
8 1995 0 350
9 1996 2 346
10 1997 1 309
11 1998 1 247
12 1999 3 223
13 2000 5 212
14 2001 1 276
15 2002 3 568
16 2003 1 861
17 2004 1 1057
18 2005 1 951
19 2006 6 1169
20 2007 7 1628
21 2008 8 2843
22 2009 13 4300
23 2010 6 5181
24 2011 6 5765
Nguồn : PetroVietnam
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
54
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này có xu hướng ngày càng tăng.
Giai đoạn 1992-1994 khi Luật Dầu khí mới được ban hành với các chính sách
khuyến khích đầu tư nước ngoài hấp dẫn nhà đầu tư thì số vốn đầu tư tăng đáng kể.
Đặc biệt năm 1994 số vốn FDI vào TDKT dầu khí tăng cao so với năm 1993 từ 320
triệu USD lên 490 triệu USD. Nhưng vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng giảm
sút vào giai đoạn 1997-2000 do cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á. Năm 1997,
FDI thu hút vào lĩnh vực này chỉ còn 309 triệu USD so với năm 1996 là 346 triệu
USD. Con số này tiếp tục giảm dần vào các năm 1998 (247 triệu USD), năm 1999
(223 triệu USD) và năm 2000 (212 triệu USD).
Tuy nhiên, đến năm 2000 Luật Dầu khí được sửa đổi và bổ sung với các chính
sách khuyến khích đầu tư được mở rộng đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế
nên từ năm 2001 đến nay tỷ lệ đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
này không ngừng tăng lên trong đó năm 2001 vốn đầu tư là 276 triệu USD, năm
2002 vốn đầu tư là 568 triệu USD, năm 2003 vốn đầu tư là 861 triệu USD, năm
2004 là 1057 triệu USD, năm 2005 là 951 triệu USD, năm 2006 vốn đầu tư là 1169
triệu USD, năm 2007 là 1628 triệu USD, năm 2008 là 2843 triệu USD.
Đến năm 2008, Luật Dầu khí lại được sửa đổi bổ sung nhằm giải quyết các
vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư nước
ngoài trong việc xin cấp phép cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh, tránh
tình trạng chạy lòng vòng để xin cấp phép. Đó cũng là một trong những nhân tố góp
phần thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực
này. Do đó vốn FDI vào thăm dò và khai thác dầu khí tăng mạnh lên 2843 triệu
USD. Đặc biệt trong những năm gần đây, số hợp đồng được ký và trong lĩnh vực
TKTD & KT dầu khí cũng như số vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng mạnh, chưa có
dấu hiệu giảm sút. Có thể thấy rõ sự tăng vốn đầu tư qua biểu đồ dưới đây:
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
55
Hình 2.1: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò
và khai thác dầu khí
Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng cho thấy khả năng huy
động vốn FDI vào hoạt động TKTD & KT dầu khí của Việt Nam ngày càng cao,
vốn đầu tư ngày càng được sử dụng hiệu quả, đó là do môi trường đầu tư ngày càng
trở nên hấp dẫn, uy tín của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang dần được
khẳng định.
Về tốc độ phát triển của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thăm
dò và khai thác dầu khí:
Trong giai đoạn thập niên 90, quy mô tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào
thăm dò và khai thác dầu khí gần như không có tăng trưởng nào đáng kể và chỉ dao
động từ 200 triệu USD đến 300 triệu USD cho mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2000
trở đi, vì những chính sách khuyến khích đầu tư mới được thể hiện qua Luật Dầu
khí sửa đổi, lượng vốn đầu tư cho ngành đã có những bước phát triển đáng kể về
quy mô.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
56
Bảng 2.3: Tốc độ phát triển của FDI vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam
qua các năm giai đoạn 1994-2011
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Lượng vốn
(triệu USD)
490 350 346 309 247 223 212 276 568
Tốc độ tăng
trưởng (%)
53 53 -29 -1 -11 -10 -5 30 106
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lượng vốn
(triệu USD)
861 1057 951 1169 1628 2843 4300 5181 2765
Tốc độ tăng
trưởng (%)
52 23 -10 23 39 75 51 20 11
Nguồn: PetroVietnam
Có thể thấy, chỉ một năm sau khi Luật Dầu khí được bổ sung và sửa đổi với
nhiều hơn các chính sách khuyến khích đầu tư và ưu đãi về thuế, vào năm 2001, quy
mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành thăm dò và khai thác dầu khí đã tăng
gấp 2 lần (đạt tỉ lệ tăng trưởng 106%) so với năm 2001. Sau đó con số này tiếp tục
được tăng trưởng đến năm 2004 trước khi giảm nhẹ vào năm 2005 rồi sau đó tăng
nhanh trở lại và đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 75% vào năm 2008 so với năm 2007,
tăng hơn 50% vào năm 2009 và tăng nhẹ vào các năm sau.
Bảng 2.4: Tỷ lệ vốn đầu tư FDI vào TDKT dầu khí so với vốn đầu tư FDI thực hiện
trong cả nước giai đoạn 1994-2011
Đơn vị: triệu USD
STT Năm Số vốn đầu tƣ
FDI thực hiện
của cả nƣớc
Số vốn đầu tƣ
FDI thực hiện
trong TDKT dầu
khí
Tỷ lệ FDI vào TDKT
dầu khí so với vốn
FDI thực hiện trong
cả nƣớc (%)
1 1994 2041 490 24
2 1995 2556 350 14
3 1996 2714 346 13
4 1997 3115 309 10
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
57
STT Năm Số vốn đầu tƣ
FDI thực hiện
của cả nƣớc
Số vốn đầu tƣ
FDI thực hiện
trong TDKT dầu
khí
Tỷ lệ FDI vào TDKT
dầu khí so với vốn
FDI thực hiện trong
cả nƣớc (%)
5 1998 2367 247 10
6 1999 2355 223 9
7 2000 2414 212 9
8 2001 2451 276 11
9 2002 2591 568 22
10 2003 2650 861 32
11 2004 2853 1057 37
12 2005 3309 951 29
13 2006 3956 1169 30
14 2007 8030 1628 20
15 2008 11500 2843 25
16 2009 10000 4300 43
17 2010 11000 5181 47
18 2011 11000 5765 52
Nguồn Cục đầu tư nước ngoài, Bô KH & ĐT và PetroVietnam
Bên cạnh đó, tỷ lệ giữa vốn FDI thực hiện trong lĩnh vực thăm dò và khai thác
dầu khí với tổng số vốn FDI thực hiện trong cả nước cũng có chiều hướng tăng kể
từ năm 1994 đến nay và thể hiện ngành dầu khí là một trong những ngành có tỷ lệ
thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất. So sánh giữa số vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện của thăm dò và khai thác dầu khí Việt nam với tổng số
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện của tất cả các ngành của Việt Nam (hình
2.2), ta có thể thấy rõ ràng rằng trước khi Luật Dầu khí được sửa đổi bổ sung lần
thứ nhất vào năm 2000, tỷ lệ này chỉ đạt hơn 10% trong những năm 90 sau đó tăng
nhanh kể từ năm 2001 và đặc biệt tăng cao nhất kể từ năm 2008 khi Luật dầu khí
sửa đổi bổ sung lần thứ hai vào năm 2008.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
58
Hình 2.2: So sánh tổng vốn FDI thực hiện trong ngành dầu khí với tổng vốn
FDI thực hiện của cả nƣớc giai đoạn 1994 – 2011
2.2.1.2 Các hình thức đầu tư
Tình hình ký kết các HĐDK cho thấy qua các năm có sự biến động tùy tình
hình kinh tế trong nước và thế giới. Đỉnh cao là năm 1993 khi Luật Dầu khí ra đời,
trong khoảng thời gian đó thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Năm 1997 xảy
ra khủng hoảng tài chính Châu Á nên số lượng HĐDK được ký kết giảm mạnh.
Những năm trở lại đây, số HĐDK có xu hướng tăng lên cho thấy nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào hoạt động TDKT dầu khí lại tiếp tục được tăng cường,
đáng kể phải kể đến giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Đặc biệt năm 2009, một năm
sau khi Luật dầu khí có những sửa đổi bổ sung lần thứ hai thì số hợp đồng dầu khí
tăng vọt tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn FDI. Có thể nói sự lựa
chọn các hình thức đầu tư phù hợp cùng với sự thay đổi trong các chính sách pháp
luật tạo điều kiện thu hút đầu tư FDI vào TDKT dầu khí ngày càng tăng. Có thể
thấy rõ sự tăng nhanh HĐDK trong hình dưới đây.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lê Thu Trang Khóa 2010 - 2012
59
Hình 2.3: Tình hình ký kết HĐDK từ 1988 đến nay
Giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa nền kinh tế, số hợp đồng ký được tăng lên
liên tục, sôi động nhất là năm 1992 (có 9 hợp đồng được ký). Từ giữa đến cuối
những năm 90, số hợp đồng ký được giảm rõ rệt, một mặt do kết quả thăm dò từ các
hợp đồng đã ký cho thấy tiềm năng dầu khí của Việt Nam là hạn chế, mặt khác đây
cũng là thời kỳ giá dầu thô thế giới hạ thấp kỷ lục (dưới 10 USD/thùng vào năm
1998).
Chính vào thời điểm giá dầu hạ, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách
ưu đãi, khuyến khích cho các hoạt động dầu khí ở vùng nước sâu, xa bờ (Nghị định
số 216/1998/NĐ-TTg ưu đãi về các nghĩa vụ và quyền lợi tài chính cho nhà thầu),
nhờ đó đã kéo hoạt động dầu khí sôi động trở lại trong những năm 1999, 2000 (năm
2000 PetroVietnam ký được 5 hợp đồng). Tuy nhiên, với sự hạn chế về tiềm năng
nên các nhà thầu rất dè dặt trong việc mở rộng phạm vi thăm dò, kết quả cả giai
đoạn 2001-2005 trung bình mỗi năm chỉ ký được 1 hợp đồng. Trong xu thế nguồn
tài nguyên dầu khí cạn kiệt dần, giá dầu thế giới tăng cao và có sự cải thiện về chính
sách thu hút ĐTNN của Việt Nam, sự linh hoạt của PetroVietnam nên từ 2006 đến
nay số hợp đồng dầu khí đã tăng khá cao, mỗi năm ký 5-7 hợp đồng, trong đó phần
nhiều là các hợp đồng áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư (toàn bộ số hợp
đồng được ký năm 2008 đều là dự án khuyến khích TDKT tại các vùng biển sâu, xa
bờ). Và từ nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271594_197_1951664.pdf