LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v
DANH MỤC CÁC BẢNG. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ. vii
MỤC LỤC. viii
LỜI MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .3
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu .3
6. Kết quả và những đóng góp của luận văn.5
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA PHƯƠNG.6
1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .6
1.1.2 Các hình thức đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài.7
1.1.3 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế .9
1.2 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương.14
1.2.1 Khái niệm và quan điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
phương.14
1.2.2 Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương .15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
phương.17
1.3.1 Các nhân tố về điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô.17
1.3.2 Nhân tố nội tại của địa phương tiếp nhận vốn FDI.18
1.3.3 Các nhân tố liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài .20
93 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động tiềm năng, sẵn sàng về Nghi Sơn để lao động xây dựng quê hương.
Nhằm khuyến khích thu hút các dự án đầu tư vào Nghi Sơn, Chính phủ đã
ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt áp dụng cho các khu kinh tế nói chung
và khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ được
hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất theo khung quy định của Nhà nước, được
hưởng môi trường đầu tư thuận lợi và thông thoáng để sản xuất kinh doanh.
Xây dựng thành công khu kinh tế Nghi Sơn không chỉ biến vùng này thành
hạt nhân của các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước mà còn là động lực quyết
định bước nhảy vọt về kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Với tiềm năng thế mạnh sẵn có,
với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và sự quyết tâm của những cán bộ có
trình độ và tâm huyết, chắc chắn Nghi Sơn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn và tin
tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
2.1.2 Hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế Nghi Sơn
2.1.2.1 Hệ thống giao thông
- Đường bộ: Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, KKT Nghi Sơn có Quốc
lộ 1A và tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đi qua. Có hệ thống giao thông đường bộ
liên hoàn giữa các vùng, miền trong tỉnh và khu vực. Các trục đường giao thông nối
từ khu đô thị trung tâm đến các Khu công nghiệp và cảng Nghi Sơn, các trục Đông -
Tây nối từ cảng Nghi Sơn với đường cao tốc Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh.
- Đường sắt: Đường sắt quốc gia chạy qua KKT Nghi Sơn có chiều dài trên
15km, trong đó ga Khoa Trường (cách ga Hà Nội 200 km) dự kiến sẽ nâng cấp, mở
rộng thành Ga trung tâm của KKT Nghi Sơn:
- Cảng biển: Cảng Nghi Sơn có 50 bến, các bến tổng hợp số 1, 2, 3 và 02 bến
của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
28
35.000 DWT, năng lực xếp dỡ khoảng 5 triệu tấn/năm. Hiện có hàng chục bến cảng
tổng hợp, bến chuyên dụng, bến container và khu tổng hợp hậu cần cảng đang được
các nhà đầu tư triển khai xây dựng.
Từ vị trí cảng Nghi Sơn:
đến cảng Hải Phòng: 119 hải lý
đến cảng TP Hồ Chí Minh: 700 hải lý
đến cảng Hồng Kông: 650 hải lý
đến cảng Singapore: 1280 hải lý
đến cảng Tokyo: 1900 hải lý
- Hàng không: Sân bay Thọ Xuân đạt tiêu chuẩn cấp 4E, cách KKT Nghi
Sơn khoảng 60 km. Tỉnh Thanh Hóa đang xúc tiến đầu tư xây dựng tuyến đường
cao tốc từ sân bay Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn.
2.1.2.2 Hệ thống điện
- KKT Nghi Sơn sử dụng mạng lưới điện quốc gia đường dây 500 KV Bắc -
Nam và đường dây 220 KV Thanh Hóa - Nghệ An, hiện có trạm biến áp 220/110/22
KV - 250 MVA, đảm bảo đủ nguồn điện cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- KKT Nghi Sơn được Chính phủ quy hoạch phát triển là trung tâm nhiệt
điện lớn, với tổng công suất 2.400MW; trong đó: Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I,
công suất 600 MW phát điện thương mại trong tháng 10/2013; Nhà máy nhiệt điện
Nghi Sơn II, công suất 1.200 MW do Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Kepco
(Hàn Quốc) đầu tư theo hình thức BOT, dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào 2014.
2.1.2.3 Cấp nước
- Nước thô: Nguồn nước thô được lấy từ hồ Yên Mỹ (87 triệu m3) và hồ
Sông Mực (200 triệu m3) bằng hệ thống đường ống. Tuyến ống giai đoạn 1 cung
cấp về hồ Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày đêm đã xây dựng xong và đưa vào
vận hành. Tuyến ống giai đoạn 2 công suất 90.000 m3/ngày đêm đang được đầu tư
bằng nguồn vốn ODA, dự kiến hoàn thành năm 2015.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
29
- Nước sạch: Có 2 nhà máy cấp nước sạch bao gồm: Nhà máy tại hồ Đồng
Chùa đã hoàn thành giai đoạn I và đang cấp nước với công suất 30.000 m3/ngày
đêm và sẽ nâng công suất giai đoạn II lên 90.000 m3/ngày đêm; Nhà máy tại Khu
vực phía Tây Quốc lộ 1A, công suất 20.000 m3/ngày đêm đang xây dựng, dự kiến
hoàn thành năm 2015.
2.1.2.4 Dịch vụ viễn thông
Hạ tầng mạng viễn thông - Công nghệ thông tin KKT Nghi Sơn được quy
hoạch phát triển với các loại hình dịch vụ tiên tiến, băng thông rộng, tốc độ cao và
công nghệ hiện đại; có khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ viễn thông - công nghệ
thông tin với chất lượng cao nhất cho khách hàng.
2.1.3 Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá là cơ quan trực thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối
với Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo
quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ và pháp
luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành
chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất
kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập và chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác
và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có
trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong
công tác quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn có tư cách pháp nhân, tài khoản, trụ sở
làm việc và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà
nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước
cấp theo kế hoạch hàng năm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
30
2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế Nghi Sơn
2.2.1 Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế
Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hóa
2.2.1.1 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh
Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng chung cho tất cả các dự án
đầu tư trên địa bàn tỉnh, dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cao nhất theo quy định đối với địa bàn đầu tư có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư.
a. Ưu đãi của Trung ương:
a1. Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước:
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản; miễn
từ 7 -15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề dự án.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong suốt thời gian thực hiện dự án đối
với dự án thuộc một số lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.
a2. Ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
Tùy theo ngành nghề và lĩnh vực, dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các văn bản pháp luật
về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành giống
như các dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn.
b. Chính sách khuyến khích hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư vào các KCN
của tỉnh Thanh Hóa
(Theo Quyết định số 3667/2013/QĐ-UBND ngày 18/10/2013 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào KKT Nghi
Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa).
Tổ chức, cá nhân có công vận động các dự án đầu tư nằm trong danh mục
lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được
thưởng theo quy mô vốn đầu tư của dự án, cụ thể [17]:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
31
- Dự án có vốn đầu tư từ 2,5 triệu USD đến dưới 5 triệu USD: thưởng 100
triệu đồng.
- Dự án có vốn đầu tư từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD: thưởng 150
triệu đồng.
- Dự án có vốn đầu tư từ 10 triệu USD đến dưới 20 triệu USD: thưởng 200
triệu đồng.
- Dự án có vốn đầu tư từ 20 triệu USD đến dưới 30 triệu USD: thưởng 250
triệu đồng.
- Dự án có vốn đầu tư từ 30 triệu USD đến dưới 40 triệu USD: thưởng 300
triệu đồng.
- Dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD đến dưới 50 triệu USD: thưởng 400
triệu đồng.
- Dự án có vốn đầu tư từ 50 triệu USD trở lên: thưởng 500 triệu đồng.
2.2.1.2 Chính sách ưu đãi đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn
Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng chung cho tất cả các dự án
đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh nêu trên, các dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn
còn được hưởng một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc thù, cụ thể như sau:
KKT Nghi Sơn được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cao nhất quy định đối
với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định
108/2006/NĐ-CP ngày 22/.9/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật
Đầu tư.
a. Ưu đãi của Trung ương:
a.1. Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước:
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản; miễn
từ 11 năm đến 15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động tuỳ theo lĩnh vực ngành
nghề dự án.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với
dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
32
a.2. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng 10% trong 15
năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải
nộp cho 09 năm tiếp theo.
- Dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao; dự án có quy mô lớn và có ý nghĩa
quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và khu vực thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài tối đa 30 năm.
a.3. Ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu.
Tùy theo ngành nghề và lĩnh vực, các dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn được
hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cụ thể:
- Miễn thuế nhập khẩu hàng hoá để tạo tài sản cố định, phương tiện vận tải
chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ phục vụ dự án đầu tư, phương tiện
đưa đón công nhân,...
- Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ khi dự án đi vào sản xuất
đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm mà Việt Nam chưa
sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
a.4. Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân.
Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu
nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế.
a.5. Chính sách về giá:
Áp dụng chính sách một giá đối với hàng hoá, dịch vụ và tiền thuê đất cho
các nhà đầu tư là các tổ chức và cá nhân, không phân biệt trong nước và nước ngoài
có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại KKT Nghi Sơn.
a.6. Ưu đãi khác
- Nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được
chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
33
nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian được chuyển
lỗ không quá 5 năm.
- Dự án đầu tư trong KKT Nghi Sơn được áp dụng khấu hao tài sản nhanh
đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ
khấu hao tài sản.
b. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của tỉnh Thanh Hóa
(Theo Quyết định số 3667/2013/QĐ-UBND ngày 18/10/2013 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào KKT Nghi
Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa).
b.1. Chính sách khuyến khích hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư vào KKT Nghi Sơn:
Tổ chức, cá nhân có công vận động các dự án đầu tư nằm trong danh mục
lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào KKT Nghi Sơn được thưởng như vận động đầu tư
vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
b.2. Chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào các
KCN số 3, 4, 5 thuộc KKT Nghi Sơn:
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 10% chi phí san lấp mặt bằng cho các doanh nghiệp có
dự án đầu tư vào các KCN số 3, 4, 5 thuộc KKT Nghi Sơn, trên cơ sở hồ sơ quyết
toán được Ban Quản lý KKT Nghi Sơn thẩm định, mức hỗ trợ tối đa không quá 500
triệu đồng/1ha.
Đây là một chính sách đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa để thu hút đầu tư vào
KKT Nghi Sơn nói chung, các KCN số 3, 4, 5 nói riêng. Tuy nhiên, tính đến nay
chưa có dự án đầu tư vào các KCN số 3, 4, 5 nên chưa có doanh nghiệp được hưởng
ưu đãi của chính sách này.
2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế Nghi Sơn
2.2.2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa1
Tính tới ngày 20/09/2014, tỉnh Thanh Hóa có 50 dự án FDI còn hiệu lực, tổng
1 Nguồn:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
34
vốn đầu tư đăng ký 10,16 tỷ USD, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bình
quân 1 dự án là 203,3 triệu USD, cao hơn bình quân trung của 1 dự án có đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam (14,45 triệu USD/dự án).
Riêng 9 tháng đầu năm 2014, tỉnh đã thu hút được 3 dự án cấp mới và 4 dự
án điều chỉnh tăng vốn với số vốn là 79,9 triệu USD, đứng thứ 21/50 về đầu tư nước
ngoài 9 tháng năm 2014.
Vốn FDI của Thanh Hóa tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế
biến chế tạo với 43 dự án, tổng vốn đăng ký là 10,05 tỷ USD, chiếm 86% về số dự
án và 98,95% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; bán
buôn, bán lẻ, sửa chữa; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và lĩnh vực
hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ.
Hiện nay đã có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa,
trong đó dẫn đầu là Nhật Bản với 9 dự án, tổng vốn đăng ký 9,67 tỷ USD, chiếm
95,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 2 là Đài Loan có 10 dự án số vốn đăng
ký đạt 228,9 triệu USD chiếm 2,3% vốn đăng ký. Tiếp theo là Singapore, Hàn
Quốc và các quốc gia khác.
Một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:
- Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn , tổng vốn đầu tư đăng ký là 9 tỷ
USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư với mục tiêu sản xuất dầu mỏ tinh chế, sản
xuất hóa chất cơ bản, sản xuất plastic, bán buôn xăng dầu;
- Công ty TNHH xi măng Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 622 triệu
USD, nước đầu tư Nhật Bản với mục tiêu xây dựng nhà máy xi măng công suất
4,45 triệu tấn/năm;
- Công ty TNHH giày Annora Việt Nam, tổng vốn đầu tư 103,5 triệu USD
nhà đầu tư Đài Loan, mục tiêu của dự án là sản xuất giày dép xuất khẩu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa trong thời gian qua đã đạt được
một số kết quả:
- Quy mô bình quân của một dự án FDI của Thanh Hóa đạt khoảng 205 triệu
USD, cao hơn rất nhiều so với quy mô bình quân trên 1 dự án của cả nước (16 triệu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
USD/1 dự án). Chủ yếu là do có 1 dự án lớn trên địa bàn, dự án Lọc hóa dầu Nghi
Sơn, vốn đầu tư 9 tỷ USD.
- Năng lực nền kinh tế của tỉnh được đầu tư xây dựng và đang từng bước
phát huy hết tác dụng, hệ thống các cơ chế chính sách của tỉnh ngày càng được bổ
sung, hoàn thiện và phát huy hiệu quả tích cực. Một số dự án công nghiệp lớn trên
địa bàn như: dây truyền 2 xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, nhà máy mem vi sinh, nhà
máy lắp ráp ô tô nhà máy chế biến khoảng sản...là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra
tốc độ tăng trưởng nhanh cho ngành công nghiệp và nền kinh tế của tỉnh.
- Các chỉ tiêu về tình hình thực hiện của các dự án FDI trên địa bàn trong 7
tháng đầu năm 2014 đạt kết quả cao. Vốn đầu tư thực hiện đạt 570 triệu USD, gấp
32 lần so với cùng kỳ 2013; Doanh thu và nộp ngân sách tăng cao so với cùng kỳ,
giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Thanh Hóa vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
- Thanh Hoá quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, hiệu quả đầu tư và sử
dụng vốn chưa cao. Cơ sở vật chất - hệ thông kết cấu hạ tầng vẫn chưa phát triển
đồng bộ nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư chủ
yếu vào KKT Nghi Sơn và các Khu CN.
- Các dự án đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp chưa có
dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ vì vậy cần có chính sách thu hút và điều chỉnh
các dự án sang lĩnh vực dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tích
cực hơn.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.
2.2.2.2 Tình hình thực hiện các biện pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Khu kinh tế Nghi Sơn
a. Công tác cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh uỷ Thanh Hoá về cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, Kế hoạch số 45/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá
về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm có vai
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Ban Quản lý KKT
Nghi Sơn đã tập trung cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực; đơn giản hoá các
thủ tục hành chính; thực hiện cải cách hành chính theo hướng chuyển dịch từ “hành
chính công” sang “hành chính phục vụ”; tổ chức tiếp nhận và giải quyết các thủ tục
hành chính theo mô hình “một cửa – tại chỗ”; cam kết thực hiện chính sách “3
không” (1. Không phiền hà sách nhiễu; 2. Không yêu cầu, bổ sung quá 01 lần trong
quá trình thẩm tra, giải quyết công việc; 3. Không trễ hẹn kết quả) trong giải quyết
thủ tục hành chính.
Việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính với các tổ chức, nhà đầu
tư, doanh nghiệp, công dân tại KKT Nghi Sơn do Bộ phận Một cửa thực hiện. Kiên
quyết không để các tổ chức, cá nhân phải làm việc trực tiếp với các bộ phận chuyên
môn. Thời gian qua, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải
quyết của Ban Quản lý KKT Nghi Sơn đều được giải quyết đúng trình tự, giảm thời
gian thực hiện xuống còn 50 – 70% thời gian theo quy định. Đối với các nhà đầu tư
nước ngoài khi đến đầu tư trong KKT Nghi Sơn, được Ban quản lý cử cán bộ có
năng lực đồng hành, hỗ trợ giải quyết tất cả các thủ tục có liên quan, mọi thủ tục
hành chính đều được Ban quản lý đứng ra hỗ trợ giải quyết, nhà đầu tư không phải
đến bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào khác để thực hiện.
b. Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch
Trên cơ sở quy hoạch chung KKT Nghi Sơn được Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1364/QĐ-TTg; việc lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong
KKT là nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tư phát triển KKT. Thời gian qua, Ban quản lý
KKT Nghi Sơn đã tập trung triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng
để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và mời gọi đầu tư. Cập nhật, điều chỉnh các quy
hoạch cho phù hợp định hướng phát triển; phối hợp với chính quyền địa phương công
bố và tổ chức quản lý quy hoạch.
Đến nay, Ban quản lý KKT Nghi Sơn đã hoàn thành và công bố 34 đồ án quy
hoạch bao gồm: 02 đồ án quy hoạch chung, 32 đồ án quy hoạch chi tiết các khu
chức năng và các KCN. Tổng vốn đã cấp thực hiện quy hoạch đạt 44,6 tỷ đồng (vốn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
sự nghiệp địa phương là 7,2 tỷ đồng; vốn xây dựng cơ bản là: 37,4 tỷ đồng); hiện
tại, vốn còn thiếu cho các đồ án quy hoạch đang thực hiện chưa có quyết toán là 6,7
tỷ đồng. Đang trình phê duyệt 05 đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng.
Các đồ án quy hoạch có tính chất quan trọng đã hoàn thành như: Quy hoạch
chung KKT Nghi Sơn; Quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn; Quy hoạch các khu
công nghiệp số 1, số 2, số 3, số 4, số 5; Quy hoạch khu đô thị số 3; Quy hoạch các khu
tái định cư (Xuân lâm – Nguyên bình; Mai Lâm; Tĩnh Hải; Hải Bình). Đang trình duyệt
Quy hoạch chi tiết các khu chức năng như: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000: Đảo Mê;
Khu dân cư Tùng Lâm; Khu du lịch sinh thái rừng Trường Lâm; Khu dân cư Trường
lâm; KCN phía Tây Quốc lộ 1A; Khu dân cư Tân Trường; Khu du lịch sinh thái Sông
Bạng. Trong năm 2014 hoàn thiện đề án mở rộng KKT Nghi Sơn báo cáo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến nay, tỷ lệ quy hoạch chi tiết phân khu chức năng trong KKT Nghi Sơn
hoàn thành đạt 77,6%.
Trên cơ sở quy hoạch chi tiết các khu chức năng được duyệt, Ban quản lý
KTT Nghi Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành cắm mốc, công
bố quy hoạch đến từng đồ án để địa phương phối hợp, tổ chức quản lý thực hiện
việc tuân thủ quy hoạch.
Tuy nhiên, công tác phối hợp quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, các mốc
giới hạn quy hoạch chi tiết các khu chức năng sau khi cắm mốc và công bố đã bị tháo
dỡ hoặc bị đập phá. Việc xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch trên các tuyến đường
trục chính, tuyến đường 513, tuyến quốc lộ 1A và trong các khu chức năng gia tăng;
chủ yếu ở các xã: Hải Thượng, Mai lâm, Trúc Lâm, hiện có 214 trường hợp vi phạm
xây dựng trái phép, không phép, có 31 hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã
báo cáo nhưng chưa được xử lý.
c. Công tác xúc tiến đầu tư
Hoạt động xúc tiến đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm suyên xuốt nhằm giới thiệu,
quảng bá tiềm năng, lợi thế của KKT Nghi Sơn. Ban KKT Nghi Sơn đã biên soạn
tài liệu, lập các dự án kêu gọi đầu tư; giới thiệu, vận động thu hút đầu tư thông qua
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
Website, biên soạn và phát hành sách Hướng dẫn đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn
và vùng phụ cận; cử cán bộ tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư tại một số nước
do các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh tổ chức.
Mặc dù đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư với
nhiều cách thức và nhiều kênh khác nhau nhưng công tác xúc tiến đầu tư vào KKT
Nghi Sơn vẫn chưa đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư nói chung và thu hút vốn
FDI nói riêng vào KKT Nghi Sơn. Số dự án đầu tư trong thời gian gần đây không
có sự biến động, năm 2013, có 7 dự án FDI triển khai thực hiện lũy kế, sang năm
2014, có thêm 2 dự án đầu tư nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện.
d. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Trong thời gian qua, KTT Nghi Sơn đã từng bước đầu tư cải thiện các công
trình hạ tâng quan trọng như các tuyến đường giao thông trục chính, nạo vét luồng
vào cảng, đê chắn sóng, đường ống cấp nước thô, các khu tái định cư và một số
công trình hạ tầng xã hội khác bằng cả vốn NSNN và vốn ngoài ngân sách. Đồng
thời, Ban quản lý KKT đã phối hợp chặt chẽ với Công ty điện lực Thanh Hóa và
Ngành Bưu chính viễn thông để cung cấp các công trình cấp điện, công trình viễn
thông cho các dự án khi có nhu cầu. Chính vì vậy, đã tạo ra được những điều kiện
thuận lợi cho các dự án đầu tư triển khai thực hiện.
- Các công trình biển: đã hoàn thành dự án nạo vét luồng đến hết bến số 3
cho tàu trọng tải 30.000 DWT cập cảng và Đê chắn sóng dài 600m. Do đó, năm
2013 lượng hàng hóa thông qua cảng là 7,28 triệu tấn, năm 2014 dự kiến lượng
hàng qua cảng khoảng 8 triệu tấn và cảng Nghi Sơn được đánh giá là một trong
những cảng có tốc độ tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 50%).
- Các tuyến đường giao thông: các tuyến đường quan trọng trong KKT đã
hoàn thành hoặc đang được triển khai đầu tư xây dựng.
- Các khu tái định cư, dịch vụ nhà ở cho công nhân: hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội của 7 khu tái định cư đã được xây dựng một cách đồng bộ,
tổng diện tích 118 ha, tổng số lô đất ở tái định cư là 3.246 lô.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
- Hệ thống cấp nước: hệ thống cấp nước thô đã được đầu tư và hoàn thành
giai đoạn 1 với công suất 30.000 m3/ngày.
- Hệ thống xử lý nước thải, rác thải: Ban quản lý KKT đã hoàn thành việc
xây dựng đề án xử lý nước thải, dự kiến hoàn thành thủ tục đầu tư trong năm 2014
theo hình thức PPP. Đồng thời, Công ty Cổ phần môi trường Nghi Sơn đã cơ bản
hoàn thành giai đoạn 1 dự án Nhà máy xử lý rác thải Nghi Sơn với quy mô xử lý:
250 tấn rác thải sinh hoạt/ngày; 10.000 tấn chất thải nguy hại/ngày; 15.000 tấn chất
thải công nghiệp/ngày.
- Dịch vụ tín dụng: Các ngân hàng lớn như Ngân hàng Công thương, Ngân
hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được tạo
điều kiện thuận lợi để mở chi nhánh, văn phòng giao dịch tại KKT Nghi Sơn, đáp
ứng yêu cầu giao dịch tài chính cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.
Đồng thời, Ban quản lý KKT đã phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
xây dựng chương trình hành động để tiếp cận, tài trợ vốn có hiệu quả hơn cho các
nhà đầu tư.
e. Công tác đào tạo nghề
KKT mới chỉ có 01 dự án đầu tư xây dựng Trường Cao dẳng nghề công nghệ
Licogi do Công ty cổ phần Licogi 16 đầu tư với quy mô đào tạo trung cấp nghề
2000 – 2500 học sinh/năm. Giấy chứng nhận đầu tư được cấp từ tháng 5/2009, điều
chỉnh lần 1 năm 2012. Hiện nay, Trường đã dừng đầu tư từ tháng 5/2013, theo đó
công tác đào tạo nghề tại KKT chưa được triển khai.
f. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Công tác giải phóng mặt bằng: đã hoàn thành và bàn giao mặt bằng sạch
cho 72/91 dự án đầu tư, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng với tổng diện tích GPMB được
3.876/4.316,6ha. Công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn, vướng mắc,
nhiều dự án đầu tư hạ tầng kéo dài đến 5 năm nhưng mặt bằng vẫn chưa được giải
quyết. Việc chậm bàn giao mặt bằng ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tiến độ,
hiệu quả đầu tư của các dự án.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
- Công tác tái định cư: Ban quản lý KTT đã xây dựng đồng bộ hạ tầng ký
thuật, hạ tầng xã hội cho 07 khu tái định cư với tổng diện tích là 118ha; tổng số lô
đất ở TĐC là 3.246 lô; đã bàn giao đất TĐC cho 2.040 hộ, đã có 1.010 hộ xây dựng
nhà ở và ổn định đời sống tại các khu TĐC. Dự kiến trong năm 2014, Ban quản lý
KTT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_khu_kinh_te_nghi_son_thanh_hoa_237_1909325.pdf