MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .
DANH MỤC CÁC BẢNG .
DANHMỤC HÌNH VẼ.
MỤC LỤC .
PHẦN MỞ ĐẦU .
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN (CRM, PRM) TRONG QUẢN LÝ KINH DOANH TẠI DOANH
NGHIỆP. .
1.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý doanh nghiệp trong thời đại CNTT.
1.2. Cơ sở lý thuyết về CRM và PRM .
1.2.1. Cơ sở lý thuyết về CRM.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết về PRM .
1.3. Cơ sở lý thuyết về quy trình ứng dụng CNTT (CRM và PRM) trong doanh
nghiệp.
1.4. Cơ sở lý thuyết về các biện pháp hỗ trợ ứng dụng CRM, PRM trong doanh
nghiệp [31]. [32].
1.5. Quan hệ việc ứng dụng CNTT, CRM và PRM và năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp thời hiện đại .
1.6. Tóm tắt chương 1 và nhiệm vụ chương 2. .
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MÁY - THIẾT BỊ DẦU KHÍ .
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty CP Máy – Thiết bị Dầu khí [35].
2.2. Phân tích một số chỉ tiêu kinh doanh của công ty CP Máy - Thiết bị Dầu khí
trong thời gian gần đây.
2.3. Phân tích thực trạng, các điều kiện ứng dụng CNTT tại Công ty CP Máy –
Thiết bị Dầu khí .
2.3.1. Yếu tố thông tin (Infoware).
2.3.2. Yếu tố công nghệ (Technoware) .
2.3.3. Yếu tố con người (Humanware).
2.3.4. Yếu tố tổ chức (Organiware):.
2.4. Phân tích các ứng dụng CNTT hiện nay tại Công ty CP Máy – Thiết bị Dầu
1
5
5
7
7
11
14
23
26
30
32
32
36
40
41
42
43
45
156 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quan hệ khách hàng (crm), quan hệ đối tác (prm) tại công ty cổ phần máy – thiết bị dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo được các yêu cầu bảo mật cũng
như khả năng quản lý của doanh nghiệp.
Theo ông Uday Marty, Giám đốc điều hành Intel Đông Nam Á, sự lưỡng lự
của các doanh nghiệp với BYOD xuất phát từ sự thiếu các quản trị viên CNTT có
đủ khả năng quản lý các thiết bị như vậy. Cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp
không được trang bị đầy đủ để quản lý theo xu hướng này.
“Theo khảo sát của chúng tôi, khoảng 31% các tổ chức, doanh nghiệp cung
cấp cấu hình cũng như sự hỗ trợ đầy đủ cho các thiết bị cá nhân. Số khác chỉ cung
cấp cấu hình cơ bản, hay chỉ cho phép truy cập một phần hoặc thậm chí cấm tất cả
các thiết bị cá nhân”, Uday Marty tiết lộ [38].
Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Intel Đông Nam Á, các doanh nghiệp sẽ
sớm tìm thấy một cơ sở vững chắc trong BYOD, vì họ nhận ra những lợi thế cạnh
tranh không nhỏ từ đây.
“BYOD – Mang thiết bị cá nhân đi làm” sẽ tác động đến cách doanh nghiệp
đánh giá khả năng thu lợi. Theo khảo sát của chúng tôi, trong năm 2012, một trong
những vấn đề cấp thiết hàng đầu cho sự phát triển doanh nghiệp chính là cắt giảm
chi phí và tăng tính hiệu quả. Chính vì những lý do này mà các doanh nghiệp đã
chuyển từ xu hướng tồn tại mà không có BYOD sang phát triển cùng nó”, ông
Roger Ling, giám đốc nghiên cứu IDC, kết luận [38].
3.1.2. Xu hướng sử dụng CRM tại Việt Nam
CRM có mặt tại Việt Nam được hơn 15 năm nhưng vẫn còn lại một khái niệm
rất mới mẻ đối với cộng đồng Doanh nghiệp, nhiều Doanh nghiệp vẫn chưa thực sự
hiểu đúng về CRM. Nhận thức của các Doanh nghiệp về tầm quan trọng của CRM
vẫn còn rất hạn chế. Một số các doanh nghiệp có hệ thống CRM nhưng sử dựng
chưa thật hiệu quả. Để một Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và
có thể quản lý dễ dàng CRM là một giải pháp rất có tiềm năng. Việc e dè, chậm trễ
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 60 -
trong áp dung công nghệ có thể sẽ khiến các Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn
trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu[24].
Hiện nay, ở Việt Nam, thị trường CRM cũng rất phát triển, có nhiều nhà cung
cấp giải pháp CRM:
- Giải pháp CRM thuần Việt: đây là các giải pháp do các công ty phần mềm
Việt Nam tự phát triển từ đầu. Ở Việt Nam, số lượng các công ty dành nguồn lực để
phát triển giải pháp CRM riêng là rất ít, có thể kể đến các đơn vị như GEN, MISA,
BSC, NEO, Vinno, Vietmos, Liva [25].
- Các giải pháp CRM mã nguồn mở: ở Việt Nam thì SugarCRM và vTiger là 2
giải pháp mã nguồn mở nước ngoài phổ biến nhất. Hầu hết các công ty phần mềm
Việt Nam cung cấp CRM đều Việt hóa, đóng gói và đặt tên riêng của mình dựa trên
2 giải pháp CRM mã mở kia. Mặc dù đây là điều hợp pháp theo giấy phép bản
quyền của các phần mềm mã nguồn mở nhưng cũng không có nhiều công ty đưa
thông tin rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm của mình để khách hàng được biết. Các
công ty Việt Nam cung cấp giải pháp CRM dạng này có rất nhiều, tiêu biểu có:
Avoca (với sản phẩm AvocaCRM, được dựa trên vTigerCRM), Ecopro (với sản
phẩm Ecopro vTigerCRM, được cải tiến từ vTigerCRM), Susasoft (với sản phẩm
CRM-HR, được phát triển trên nền sugarCRM), MrCRM, Winmain, HDExpertise,
ITI Soft, RIC, Hugate, Tài Minh, Ntis,[25].
- Các giải pháp CRM thương mại của nước ngoài: có khá nhiều giải pháp CRM
thương mại của nước ngoài được cung cấp ở Việt Nam như Salesforce, Zoho,
Microsoft Dynamic CRM, Oracle Siebel CRM, SAP CRM, Pivotal, Sage Act,
Netsuite, Các giải pháp này thường hướng tới khách hàng là các Doanh nghiệp
vừa và lớn và thường được triển khai thông qua đại diện là các công ty Việt Nam[25].
Mặc dù với số lượng các đơn vị tham gia cung cấp giải pháp quản trị khách
hàng ở Việt Nam là khá đông, nhưng thực tế cho thấy, thị trường Việt Nam vẫn còn
tỏ ra thờ ơ với lĩnh vực này. Bằng chứng là số Doanh nghiệp tại Việt Nam trang bị
phần mềm CRM cho mình chỉ dừng ở mức độ khoảng 10% trong khi ở các nước
khác con số này thường lớn hơn thế rất nhiều. Tại Việt Nam, việc chào hàng và giới
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 61 -
thiệu sản phẩm của mình thực sự đang là một trong những vấn đề gây đau đầu
những đơn vị cung cấp phần mềm CRM[26].
Xu hướng phát triển CNTT trong thời gian gần đây như ảo hóa, điện toán đám
mây, sự gia tăng các thiết bị di động trong môi trường làm việc và mạng xã hội đã
và đang tác động ngày càng sâu rộng đến hoạt động điều hành và quản lý CNTT
trong cơ quan chính phủ và doanh nghiệp. Các xu hướng công nghệ mới một mặt
giúp tăng cường tính linh hoạt và hiệu suất vận hành cho hệ thống CNTT, tuy nhiên
cũng đặt ra không ít các thách thức trong việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin và
quản trị rủi ro.
Những xu hướng này cũng ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh
nghiệp như xây dựng được mạng lưới kinh doanh đa dạng hơn, các kênh đối tác lớn
hơn. Qua đó sẽ tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp
mới thành lập có thể sử dụng “văn phòng ảo” để làm việc, giảm bớt được chi phí cố
định như điện nước, internet, nhờ đó tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc ứng dụng các sản phẩm CRM, PRM sẽ được đưa lên internet hoặc sử dụng
công nghệ điện toán đám mây. Như trong phần giới thiệu của mình, công ty FPT IS
đã đưa nhận định xu thế sử mới trong việc sử dụng CRM là ứng dụng công nghệ
điện toán đám mây [39]. Mặt khác, theo dự đoán sẽ có khoảng 20% dân số thế giới
sử dụng các mạng xã hội, vì thế việc thay thế dần CRM truyền thống bằng social
CRM là một xu hướng mới. Tại Việt Nam, hơn 10 triệu người sử dụng mạng xã hội
facebook và cộng đồng mua sắm trên mạng là 500.000 người. Vì vậy, Công ty nên
nắm bắt cơ hội này để triển khai hệ thống social CRM.
Rất nhiều công ty còn đang thờ ơ, xem thường, và bỏ ngỏ việc trang bị cho
mình một công cụ quản lý quan hệ khách hàng, trong khi nhu cầu này là có thực và
thực sự cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển, mở rộng và hội nhập
trong thời đại ngày nay.
3.1.3. PRM tại Việt Nam và trên Thế giới
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp các giải pháp PRM, như
Microsoft, Oracle, Saleforce các công ty này đã triển khai cho nhiều công ty. Một
số quan điểm cho rằng CRM và PRM phải là 2 hệ thống độc lập với nhau do việc
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 62 -
quản lý các kênh đối tác phức tạp hơn việc quản lý quan hệ khách hàng, nhưng lại
có quan điểm cho rằng, đối tác thực chất là một loại khách hàng nên có thể tích hợp
CRM và PRM vào một hệ thống[18]. Mặc dù lý thuyết về PRM đã ra đời rất lâu (từ
những năm 90 của thế kỷ trước) nhưng đến nay lý thuyết về PRM vẫn còn phải
hoàn thiện trong tương lai [18].
Ở Việt Nam, khái niệm PRM, quan hệ đối tác vẫn còn khá mới đối với các
Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp vẫn lúng túng trong việc áp dụng các giải pháp
PRM và trong công tác quản lý của mình. Theo nhận định của TS. Nguyễn Nhật
Quang, PRM ở Việt Nam trong tương lai 2,3 năm tới vẫn sẽ không được để ý đến,
bởi vì hiện nay, ngoại trừ một số các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có thể ứng dụng
CNTT một cách có hiệu quả, còn doanh nghiệp Nhà nước vẫn đầu tư CNTT một
cách có lệ, hoặc đầu từ cho CNTT dàn trải, không hiệu quả.
Vì vậy việc ứng dụng CNTT trong việc quản lý quan hệ đối tác vẫn còn quá xa
vời với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, một số doanh nghiệp ứng dụng thành
công PRM là các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc các công ty liên doanh với
nước ngoài, vì những công ty này đã có quy trình và đã áp dụng CRM, PRM tại
công ty mẹ thì việc áp dụng CRM, PRM được được thành công.
Có thể nói trong 2,3 năm tới ở Việt Nam vẫn chỉ tập trung ở việc ứng dụng
CNTT trong quản lý quan hệ khách hàng còn việc ứng dụng CNTT trong quản lý
quan hệ đối tác vẫn dậm chân tại chỗ.
3.2. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty CP Máy – Thiết bị Dầu
khíđến năm 2015tầm nhìn 2025 [34].
Xác định các lĩnh vực hoạt động chính
Giai đoạn 2013 – 2015
- Cung cấp vật tư, thiết bị,nguyên liệu, phụ tùng thay thế cho:
+ Công tác bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy lọc hóa dầu, điện, đạm
+ Công tác thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí.phục vụ các dự án trong và
ngoài Tập đoàn dầu khí.
+ Công tác sản xuất xơ sợi, sản xuất sơn,
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 63 -
- Kinh doanh thương mại các mặt hàng sắt thép, kim loại màu, các nguyên vật
liệu đầu vào khác phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và dân dụng.
- Cung cấp các sản phẩm từ dầu khí, hạt nhựa, các sản phẩm xơ sợi
- Sản xuất sơn phục vụ cho ngành dầu khí
- Cung cấp một số dịch vụ dựa lợi thế có sẵn nhằm tối đa hóa khả năng sinh
lợi như hợp tác xuất khẩu lao động, kho bãi
Giai đoạn 2016 – 2020 - Định hướng
- Cung cấp dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị vật tư của các hãng sản
xuất, nhà cung cấp có năng lực và thương hiệu về chuyên ngành dầu khí (thiết bị,
vật tư thăm dò, khai thác, sản xuất dầu khí, lọc hóa dầu).
- Cung cấp toàn bộ vật tư, sắt thép các loại đáp ứng các nhu cầu trong Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Sản xuất, gia công, chế tạo các sản phẩm, vật tư, thiết bị phụ trợ phục vụ cho
ngành dầu khí. Mở rộng sản xuất thêm các hóa chất, phụ gia,bên cạnh đẩy mạnh
sản xuất, phân phối sản phẩm sơn phục vụ trong ngành.
- Hình thành hệ thống phân phối, đại lý cung cấp vật tư, thiết bị do các đơn vị
thành viên Công ty sản xuất, các sản phẩm từ dầu khí.
- Cung cấp đa dạng, chuyên sâu các loại hình dịch vụ kho bãi, quản lý hàng
hóa, phân phối
Giai đoạn 2021 – 2025 – Dự báo định hướng
- Cung cấp vật tư, máy móc thiết bị, giải pháp đáp ứng đa dạng nhu cầu trong
và ngoài ngành thông qua mạng lưới các kênh phân phối, chủ động nguồn hàng,
tạm trữ hàng hóa, sẵn sàng cho việc cung cấp.
- Sản xuất, hợp tác sản xuất chuyên sâu các vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ
cho ngành dầu khí.
- Là doanh nghiệp logistic cung ứng các dịch vụ kho bãi, giao nhận hàng hóa,
phân phối.
- Là một trong những nhà thầu thi công hệ thống Cơ điện cho các công trình
do tập đoàn Dầu khí là chủ đầu tư cũng như các công trình khác.
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 64 -
Mục tiêu cụ thể và định hướng nhiệm vụ cho từng lĩnh vực cho từng lĩnh vực
kinh doanh
Giai đoạn 2013 – 2015
Triển khai thành công và có hiệu quả công tác tái cấu trúc các đơn vị thành
viên, đổi mới mô hình hoạt động nhằm thích ứng với những biến đổi thường xuyên
của nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động tạo tiền đề cho
những bước đột phá mới.
Tập trung nguồn lực,tận dụng tối đa nguồn lực, thế mạnh sẵn có phát triển
mạnh ngành nghề kinh doanh chính, trực tiếp của Công ty là cung cấp vật tư thiết
bị, phụ tùng phục vụ các dự án, công trình trong và ngoài ngành dầu khí; sản xuất
nguyên vật liệu, gia công lắp ráp thiết bị nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, thay thế nhập
khẩu; phân phối sản phẩm từ dầu khí, xơ sợi,...
Là nhà thầu uy tín cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị cho công tác sữa chữa,
bảo dưỡng, khai thác, chế biến dầu khí và cho các nhà máy điện, đạm trong, ngoài
ngành dầu khí; mở rộng cung cấp các sản phẩm từ dầu khí, sơ xợi và các sản phẩm
khác thị trường có nhu cầu.
Sản xuất sản phẩm sơn, hóa chất, ...phục vụ cho các đơn vị trong ngành Dầu
khí, đẩy mạnh việc tiêu thụ, hình thành các đại lý phân phối thông qua hệ thống các
đơn vị thành viên hiện có.
Khai thác hiệu quả các cơ sở vật chất, tài sản hiện nhằm tăng khả năng sinh
lợi, nâng cao khả năng quản lý, chất lượng cung ứng dịch vụ.
Giai đoạn 2016 – 2020 – Định hướng
Hoàn thiện mô hình hoạt động mới sau tái cấu trúc. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty tinh gọn. Xây dựng cơ chế phối hợp, quản lý hiệu quả với các đơn vị thành
viên, không còn tồn tại các đơn vị thành viên dàn trải. Hỗ trợ các đơn vị phát triển
theo ngành nghề, thế mạnh đã được định hướng theo phương án tái cấu trúc.
Trở thành đơn vị chủ lực, nhà cung cấp đầu ngành trong lĩnh vực cung cấp vật
tư, máy móc thiết bị, giải pháp phục vụ công tác sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy,
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 65 -
các dự án trong ngành dầu khí; phục vụ công tác thăm dò, khai thác, chế biến dầu
khí và các ngành kinh tế khác.
Thiết lập và củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược, trở thành đại diện bán
hàng tại thị trường Việt Nam cho các nhà cung cấp, sản xuất vật tư thiết bịlớn trên
thế giới, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tạo bước đột phá phát triển.
Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sơn, hóa chất, phụ gia,...Cung cấp toàn
bộ sản phẩm sơn cho Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV
EIC) và các đơn vị thành viên, hướng tới là đơn vị cung cấp độc quyền sản phẩm
sơn chuyên ngành trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Hình thành hệ thống các kênh phân phối vật tư, thiết bị, chủ động nguồn hàng,
đáp ứng hiệu quả cao nhất nhu cầu thị trường.
Giai đoạn 2021 – 2025 – Dự báo định hướng
Khoảng 10 năm tới Công ty sẽ làđơn vị mạnh, nhà cung cấp hàng đầu trong
lĩnh vực cung cấp vật tư, máy móc thiết bị, giải pháp phục vụ các dự án trong ngành
dầu khí; đáp ứng đa dạng nhu cầu các lĩnh vực ngoài ngành; củng cố hệ thống kênh
phân phối đa dạng, hiệu quả, hướng tới là đơn vị định hướng thị trường trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại.
Trở thành nhà phân phối chính các sản phẩm từ dầu khí cho các đối tác lớn.
Tận dụng lợi thế trong ngành, mạng lưới tiêu thụ, thiết lập lợi thế thế cạnh trạnh
tranh và uy tín trên thị trường.
Nghiên cứu, khảo sát để phát triển và mở rộng sản xuất, liên kết sản xuất máy
móc, thiết bị, sản phẩm phụ trợ nhằm cung cấp theo nhu cầu của hoạt động dầu khí
và các đơn vị trong ngành.
Là doanh nghiệp logistic cung ứng các dịch vụ kho bãi, giao nhận hàng hóa,
phân phối.
Hợp tác quốc tế, để trở thành nhà phân phối chính thức, nhà phần phối độc
quyền của một số các máy móc chuyên dụng.
Là nhà thầu Cơ điện có uy tín trong tập đoàn Dầu khí cũng như trên thị trường
xây dựng.
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 66 -
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai đoạn 2013 – 2015
Kế hoạch năm
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2012 2013 2014 2015
Vốn điều lệ Tỷ đồng 386,386 386,386 386,386 386,386
Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.065,93 750,00 855,00 982,00
1
Công ty Mẹ Tỷ đồng 828,38 450,00 556,00 668,00
2 Tổng chi phí Tỷ đồng 1.057,16 739,55 841,09 963,46
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 8,77 10,45 13,91 18,54
3
Công ty Mẹ Tỷ đồng 16,15 9,40 13,49 17,99
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 8,13 8,95 12,84 7,12
4
Công ty Mẹ Tỷ đồng 16,15 8,50 12,20 16,27
5 Tỷ lệ chi trả cổ tức % 4 2 3 4
6 Nộp ngân sách Tỷ đồng 41,03 33,93 38,68 44,43
[Nguồn: Phòng Kế hoạc Đầu Tư]
Phân tích ma trận SWOT về định hướng chiến lược đến năm 2015 của PVMachino
Công ty bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 với những điểm mạnh
(Strengths) như sau:
- PVMachino là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng
Dầu khí Việt Nam (PV EIC), thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Tạo được uy tín và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất -
nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ và thi công cơ điện.
- Có hệ thống các đơn vị thành viên đặt tại các trung tâm kinh tế phát triển như
Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt thông
tin và khai thác thị trường.
- Xây dựng được thương hiệu PVMachino có uy tín trên thị trường trong và
ngoài nước, có quan hệ bạn hàng tin cậy với đối tác.
Những điểm yếu (Weaknesses):
- Môi trường cạnh tranh gay gắt: cạnh tranh trong nội bộ ngành dầu khí và
cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài ngành.
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 67 -
- Hoạt động các đơn vị thành viên kém hiệu quả, phát triển không đồng đều,
số lượng các đơn vị đóng góp vào kết quả hoạt động chung của toàn Công ty ít,
chưa tạo sức mạnh của hệ thống.
Những cơ hội (Opportunities)
- Có nhiều cơ hội phát triển ngành hàng kinh doanh, tham gia các dự án trong
và ngoài ngành dầu khí.
- Việc thay đổi mô hình và thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đã nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Những Thách thức (Threats):
-Đến năm 2015, nền kinh tế nếu chưa có dấu hiệu khởi sắc và tiếp tục có
những biến động bất lợi tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chính của
Công ty: việc tiêu thụ hàng hóa tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thị trường vật liệu xây
dựng vẫn trầm lắng, tiến độ triển khai các dự án chưa được đẩy nhanh.
-Lĩnh vực cung cấp vật tư, thiết bị cho các dự án trong ngành dầu khí chiếm tỷ
trọng còn thấp, chưa có nhiều đóng góp vào lợi nhuận hoạt động của Công ty.
Trong khi đó tỷ trọng kinh doanh thương mại thuần túy cao khiến hoạt động của
Công ty còn bị động, phụ thuộc nhiều vào diễn biến chung của thị trường. Lợi
nhuận chủ yếu của công ty đến từ hoạt động đầu tư góp vốn, hiệu quả từ hoạt động
kinh doanh chính thấp.
- Cơ sở vật chất, văn phòng làm việc hiện tại vẫn phải đi thuê, làm gia tăng
thêm các khoản chi phí và chưa có được sự ổn định. Tuy nhiên, Công ty cũng có hệ
thống nhà xưởng, kho bãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu kho và kinh doanh
dịch vụ logistics.
Từ phân tích SWOT trên, chúng ta có thể thấy PVMachino có nhiều lợi thế khi
triển khai hệ thống CRM, PRM. PVMachino có thể dùng điểm mạnh của mình, nắm
bắt các cơ hội để khắc phục điểm yếu và hạn chế thách thức. Để thực hiện được
điều này, Công ty cần phải làm những việc sau:
- Đầu tư phát triển hệ thống CNTT để phục vụ hoạt động quản lý cũng như
kinh doanh của Công ty.
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 68 -
- Đào tạo nâng các hiểu biết của nhân viên về CRM, PRM, nâng cao các kỹ
năng để giao tiếp với khách hàng.
- Xây dựng hệ thống CRM, PRM vào hoạt động quản lý của Công ty.
- Thu hút và giữ chân những nhân viên có năng lực.
Qua những nhiệm vụ đã nêu ở trên, tác giả đưa ra những giải pháp ứng dụng
CRM, PRM trong hoạt động quản lý quan hệ khách hàng , quản lý quan hệ đối tác
như sau:
- Giải pháp 1: Xây dựng điều kiện vật chất - kỹ thuật ứng dụng CRM, PRM
trong hoạt động quản lý của Công ty CP Máy – Thiết bị Dầu khí
- Giải pháp 2:Nghiên cứu quy trình ứng dụng CRM, PRM trong quản lý của
Công ty CP Máy – Thiết bị Dầu khí
- Giải pháp 3: Các biện pháp hỗ trợ để ứng dụng CRM, PRM tại Công ty CP
Máy – Thiết bị Dầu khí
3.3. Các giải pháp ứng dụng CNTT với quan hệ khách hàng (CRM), quan hệ
đối tác (PRM), trong hoạt động quản lý của Công ty CP Máy – Thiết bị
Dầu khí.
Giải pháp 1: Xây dựng điều kiện vật chất - kỹ thuật ứng dụng CRM, PRM trong
hoạt động quản lý của Công ty CP Máy – Thiết bị Dầu khí
1. Mục tiêu của giải pháp đến năm 2015:
- Đến năm 2015 doanh thu từ việc áp dụng hệ thống CRM, PRM ước tính đạt
20 tỷ đồng
- Xây dựng được đội ngũ nhân lực có đủ năng lực vận hành, sử dụng hệ thống
CRM, PRM tại Văn phòng Công ty và các công ty con
- Cải thiện năng lực cạnh tranh của Công ty so với các Công ty hoạt động
trong lĩnh vực tương tự
2. Căn cứ để xây dựng giải pháp:
- Cơ sở lý thuyết về CRM, PRM đã nêu ở chương 1
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 69 -
- Căn cứ vào xu hướng ứng dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp trong thời
đại CNTT
- Căn cứ vào hiện trạng các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý
kinh doanh của Công ty đã được phân tích ở chương 2 và các định hướng chiến
lược ở chương 3.
3. Nội dung giải pháp:
- Xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính
- Lựa chọn nền tảng công nghệ
- Xây dựng nguồn nhân lực
Hình 2.4. Nội dung giải pháp 1
[Nguồn: Tác giả tự tổng hợp]
a. Xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính
Điều kiện cơ sở vật chất vật chất bao gồm các cơ sở vật chất, tài sản cố định,
công cụ dụng cụ, các hệ thống phần cứng, phần mềm của công ty.
Trong thời gian thành lập công ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất
tương đối tốt, bao gồm hệ hệ thống máy tính, hệ thống mạng, trang bị các phần
mềm cho các phòng ban liên quan. Ngoài ra, Công ty đã đầu tư các công cụ để hỗ
trợ làm việc như bàn ghế, điện thoại, máy tính bảng, Những thiết bị này đều
được kiểm kê hàng năm và được bảo dưỡng định kỳ để tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho các nhân viên làm việc.
Cơ sở vật chất về hạ tầng CNTT tại công ty được đầu tư bài bản, được bảo vệ
trước sự tấn công của các hacker từ bên ngoài thông qua hệ thống firewall của công
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 70 -
ty. Tất cả các máy tính đều được cài phần mềm chống virus để bảo vệ không bị
virus tấn công. Ngoài ra, bộ phận CNTT còn đinh kỳ bảo dưỡng, bảo trì các máy
tính của văn phòng và hệ thống mạng của công ty. Công ty đã đầu tư các phần mềm
có bản quyền để phục vụ công tác SXKD cũng như công tác điều hành.
Điều kiện tài chính ở đây chính là nguồn kinh phí để trang bị cho hệ thống bao
gồm phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống mạng truyền
thông Trên cơ sơ nguồn vốn và doang thu của công ty, việc xây dựng các điều
kiện vật chất này cần phải được cân nhắc kỹ càng, đầu tư một cách hợp lý, xem xét
cái nào đầu tư trước, cái nào đầu tư sau, cái nào cần tận dụng trên cơ sở mình có, cái
nào dùng phần mềm miễn phí, cái nào dùng phần mềm bản quyền,
b. Lựa chọn nền tảng công nghệ
Lựa chọn nền tảng công nghệ là việc lựa chọn sản phẩm công nghệ phù hợp
với mô hình tổ chức và đảm bảo các tiêu chí về kinh tế kĩ thuật cũng như dễ dàng
triển khai, vận hành và đào tạo. Mô hình tổ chức dữ liệu trong thực tế nói chung
được dựa trên tính chất thông tin dữ liệu cần lưu trữ và mô hình tổ chức quản lý cụ
thể trong thực tế. Về nguyên lý, dữ liệu có thể được tổ chức theo mô hình tập trung,
mô hình phân tán, hoặc lai giữa hai mô hình này.
Mô hình tập trung:
Khái niệm:Tập trung về dữ liệu: Là mô hình toàn bộ dữ liệu và ứng dụng của
hệ thống được tập trung tại một đầu mối, tại các đơn vị không lưu trữ dữ liệu.
Tập trung về xử lý: Toàn bộ ứng dụng của hệ thống nằm tập trung tại một
điểm, tại các đơn vị chỉ có các ứng dụng client (máy trạm) hoặc trình duyệt web,
các đơn vị muốn cập nhật hay khai thác dữ liệu đểu phải thông qua ứng dụng client
(máy trạm) hoặc trình duyệt web truy cập vào ứng dụng hệ thống để thực hiện xử lý
tại trung tâm.
Ưu điểm:
Về quản lý:
- Dễ thống nhất trong quản lý, tổng hợp, báo cáo, thống kê
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 71 -
- Dữ liệu là tập trung đồng bộ nên dễ quản trị tạo các quan hệ làm việc liên
thông giữa chi nhánh, các đơn vị thành viên với Công ty.
- Dữ liệu được tập trung tại một điểm nên dễ dàng cho công tác đảm bảo an
ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu, duy trì hoạt động 24/7 và xử lý sự cố.
- Dễ bảo hành, bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp phần cứng, phần mềm.
- Hệ thống có thể phát triển sử dụng cho nhiều các dịch vụ khác trong tương
lai như: hệ thống quản trị nhân sự, hệ thống phần mềm kế toán online,
Về đầu tư:
- Do đầu tư chủ yếu tập trung tại 01 Trung tâm nên số lượng máy chủ và các
thiết bị mạng ít.
- Do phần mềm được thiết kế thành 01 phần mềm dùng chung nên các chi phí
cho phần mềm như: mua sắm ban đầu, chi phí bảo hành, nâng cấp, phát triển hệ
thống, không nhiều.
- Do chỉ cần thuê đường truyền tập trung tại Trung tâm nên tiết kiệm chi phí
chi cho đường truyền Internet để cung cấp ra ngoài cho tổ chức, cá nhân.
Về vận hành hệ thống:
- Dễ dàng triển khai cài đặt, vận hành, lưu trữ phần mềm cung cấp cho các đơn
vị khai thác sử dụng.
- Dễ dàng triển khai mở rộng phạm vi ứng dụng.
- Hệ thống có mức độ ổn định, sẵn sàng cao do hệ thống máy chủ được làm
việc trong điều kiện thích hợp ở Trung tâm tích hợp dữ liệu.
- Cần ít cán bộ quản trị hệ và vận hành hệ thống.
- Có tính thống nhất dữ liệu, khả năng giám sát cao
Nhược điểm
- Hệ thống tại trung tâm tích hợp dữ liệu bị hỏng hóc, mất đường truyền hoặc
hỏng hóc trong trường hợp bất khả kháng thì toàn bộ nghiệp vụ của tất cả các đơn vị
đều bị ngưng trệ.
Tuy nhiên, với điều kiện công nghệ thông tin đã được cải thiện nhiều trong
những năm qua tại Việt Nam, khả năng mất tín hiệu đường truyền kéo dài là tương
đối thấp.
Luận văn Cao học QTKD Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBKHN
Đỗ Thượng Điền, Khóa 2010 – 2012 - 72 -
- Trung tâm tích hợp dữ liệu có nguy cơ bị tấn công bất hợp pháp cao nên chế
độ làm việc nghiêm ngặt, đòi hỏi cán bộ vận hành có phẩm chất và trình độ chuyên
môn cao
Mô hình:
[Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Internet]
Mô hình phân tán
Khái niệm
- Phân tán dữ liệu: là mô hì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272118_539_1951701.pdf