Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục các chữ viết tắt .iv
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ .v
Danh mục các bảng .vi
Mục lục. viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2
2.1. Mục tiêu chung.2
2.2. Mục tiêu cụ thể.3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: .3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.3
4. Kết cấu của luận văn: .4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5
1.1. CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU.5
1.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp .5
1.1.2. Doanh nghiệp nhà nước .5
1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.5
1.1.4. Xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa .5
1.2. VAI TRÒ, LỢI ÍCH CỦA CÂY CAO SU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC
DÂN .6
1.2.1. Về kinh tế .6
1.2.2. Về xã hội .9
1.2.3 Về môi trường .9
1.2.4. Về an ninh quốc phòng .9
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT KINH DOANH CAO SU THIÊN NHIÊN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
VƯỜN CÂY.9
151 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước tại Công ty cao su KoTum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp ứng
tốt các yêu cầu của công tác khai thác mủ cao su.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
3.1.2. Tình hình vườn cây, đất đai, thổ nhưỡng của các hộ điều tra
Bảng 3.2 Đặc điểm chung của vườn cây cao su của các hộ điều tra tại Kon Tum
Diện tích vườn cây theo nhóm N % NS theo nhóm N %
1. Diện tích vườn cây nhỏ (dưới
2,5 ha)
53 50
1. Năng suất thấp
(0,92-1,34 tấn/ha)
35 33
2. Diện tích vườn cây lớn (trên
2,5 ha)
52 50
2. Năng suất trung
bình (1,343-1,541
tấn/ha)
39 37
Tổng cộng 105 100
3. Năng suất cao
(1,575-1,853tấn/ha)
31 30
Tổng cộng 105 100
Mật độ cây N %
1. Mật độ cây thưa (268-397
cây/ha)
53 50 Độ phì nhiêu của đất N %
2. Mật độ cây dày (401-4ày
cây/ha)
52 50 1. Đất rất xấu 5 5
Tổng cộng 105 100 2. Đất xấu 20 19
3. Đất trung bình 28 27
Chiều cao vỏ cạo còn lại N % 4. Đất tốt 28 27
1. Thấp (45-57 cm) 51 49 5. Đất rất tốt 24 23
2. Cao (58-72 cm) 54 51 Tổng cộng 105 100
Tổng cộng 105 100
Độ dốc vườn cây N %
Tình hình bệnh hại N % 1. Từ 0-10 độ 59 56
1. Vườn cây bị bệnh 85 81 2. Từ 10-20 độ 28 27
2. Vườn cây không bị bệnh 20 19 3. Từ 20- 30 độ 18 17
Tổng cộng 105 100 Tổng cộng 105 100
(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2010 và xử lý SPSS 17.0)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
3.1.2.1. Diện tích vườn cây
Về diện tích vườn cây của các hộ, kết quả điều tra tại bảng 3.2 cho thấy số hộ
có diện tích vườn cây nhỏ dưới 2,5 ha là 53 hộ, chiếm 50%; số hộ có diện tích vườn
cây lớn trên 2,5 ha là 52 hộ chiếm 50%. Cho thấy tỷ lệ các hộ có quy mô diện tích
vườn cây lớn và nhỏ là tương đương nhau. Quy mô diện tích vườn cây cao su cho
một hộ phải trên 2,5 ha thì thu nhập mới đảm bảo cho cuộc sống và sinh hoạt của
một hộ, kết quả điều tra có đến 50% số hộ có quy mô diện tích dưới 2,5 ha. Điều
này chứng tỏ 50% số hộ phải có thu nhập thêm từ các nghề phụ. Mặt khác theo khả
năng cạo của một lao động, có thể đảm nhận cạo được từ 0,8 đến 1 ha trong 1 ngày.
Nếu thực hiện chế độ cạo d3 thì cứ 3 ngày vườn cây được cạo 1 lần, còn lại 2 ngày
nghỉ. Như vậy để đảm bảo lao động thường xuyên có việc làm và trong điều kiện
cho phép mỗi lao động cạo mủ có thể nhận chăm sóc và khai thác từ 2,5 đến 3 ha,
nếu được ở mức này mới đảm bảo hiệu suất lao động.
3.1.2.2. Mật độ cây cạo trên vườn cây
Về mật độ cây cạo trên 1 ha, kết quả bảng 3.2 cho thấy số hộ có mật độ vườn
cây thưa (dưới 397 cây cạo/ha) là 53 hộ, chiếm 50%; số hộ có diện tích vườn cây
dày (trên 401 cây cạo /ha) là 52 hộ chiếm 50%. Cho thấy cơ cấu diện tích có vườn
cây thưa tại Công ty cao su Kontum là khá cao, do phương pháp trồng trước đây
chủ yếu được trồng bằng cây Stum trần nên tỷ lệ chết nhiều. Mặt khác cũng do mức
độ đầu tư của các hộ còn thấp, chưa quan tâm đến các biện pháp thâm canh đầu tư
cho vườn cây, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mật độ vườn cây thưa chiếm tỷ lệ
cao trong cơ cấu diện tích.
3.1.2.3. Chiều cao vỏ cạo còn lại
Chiều cao vỏ cạo còn lại của cây cao su được xem là tài sản, là phương tiện để
sản xuất ra mủ cao su. Chính vì vậy chiều cao vỏ cạo còn lại của vườn cây, có ảnh
hưởng đến NSSL của những năm khai thác về sau. Trong những năm gần đây giá mủ
tăng đột biến, người dân chạy theo lợi nhuận, gia tăng cường độ cạo làm cho mức độ
hao dăm vỏ cạo vượt quá nhiều so với quy định. Theo quy trình kỹ thuật của ngành
cao su, chiều cao thiết kế miệng cạo tính từ dưới gốc lên là 1,3 mét, mức độ hao dăm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
65
vỏ cạo 1 năm là 17cm, như vậy đối với vườn cây cạo năm thứ 4 theo quy định thì
mức độ hao dăm là 68 cm, tương đương chiều cao vỏ cạo còn lại là 62 cm. Kết quả
điều tra trong bảng 3.2 cho thấy chiều cao vỏ cạo còn lại từ 45-57 cm là 51 hộ, chiếm
49%; chiều cao vỏ cạo còn lại từ 58 đến 72 cm là 54 hộ chiếm 51%. Tỷ lệ số hộ có
mức độ hao dăm vỏ cạo vượt mức quy định quá cao, chứng tỏ việc chấp hành quy
chế khai thác và quy trình kỹ thuật của các hộ còn kém.
3.1.2.4. Tình hình bệnh cây và năng suất
Tình hình bệnh hại trên vườn cây cao su, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ vườn
cây không bị bệnh chiếm khá cao 85 hộ, chiếm 81%; vườn cây bị bệnh chỉ có 20 hộ
chiếm 19%. Điều này chứng tỏ vườn cây của các hộ điều tra về mức độ bệnh hại
trên là khá tốt.
Về năng suất vườn cây, số hộ có năng suất vườn cây thấp (từ 0,92 đến 1,34
tấn/ha) là 35 hộ chiếm 33%; số hộ có vườn cây năng suất trung bình là 39 hộ chiếm
37%; số hộ có năng suất vườn cây cao là 31 hộ 30%. Cho thấy số hộ có vườn cây
năng suất thấp còn chiếm khá cao, chứng tỏ mức độ đầu tư cho vườn cây còn thấp,
tỷ lệ các hộ chưa áp dụng các tiến bộ KHKT vào khai thác mủ cao su như gắn máng
che mưa, tấm che chén, bôi thuốc kích thích chưa cao.
3.1.2.5. Tình hình đất đai, thổ nhưỡng
Trong sản xuất nông nghiệp thì độ phì nhiêu của đất rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất sản lượng và thu nhập của các hộ. Đây là nhân tố để
so sánh lợi thế kinh doanh của các hộ, vườn cây có độ nhì nhiêu càng cao thì có giá
trị càng cao. Theo kết quả phân tích số liệu điều tra trong bảng 3.2 thì số hộ có đất
rất xấu là 5 hộ chiếm 5%; số hộ có đất xấu là 20 hộ chiếm 19%; số hộ có đất tốt
trung bình là 28 hộ chiếm 27%; số hộ có diện tích đất tốt là 28 hộ chiếm 27%; số hộ
có diện tích đất rất tốt là 24 hộ chiếm 23%. Kết quả này cho thấy mức độ phì nhiêu
của đất trong vườn cây của các hộ chiếm tỷ lệ khá cao, đây là một lợi thế cần xem
xét khi xác định giá trị vườn cây.
Kết quả phân tích số liệu điều tra trong bảng 3.2 cũng cho thấy độ dốc của
vườn cây từ 0 đến 10 độ có 59 hộ, chiếm 56%; vườn cây có độ dốc 10 đến 20 độ có
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
66
28 hộ, chiếm 27%; vườn cây có độ dốc từ 20 đến 30 độ có 18 hộ chiếm 17%. Kết
quả này cho thấy, số hộ có diện tích vườn cây bằng và tương đối bằng là 83% chiếm
tỷ lệ khá lớn. Đây cũng là yếu tố cần được xem xét khi xác định giá trị vườn cây.
3.1.2.6. Phân tổ mật độ vườn cây theo diện tích và năng suất
Bảng 3.3: Mật độ cây theo diện tích và năng suất
Mật độ cây theo diện tích
Nhóm diện tích
Mật độ cây
trung bình
N
Độ lệch
chuẩn
1. Diện tích vườn cây nhỏ (dưới 2,5 ha) 394,06 53 51,359
2. Diện tích vườn cây lớn (trên 2,5 ha) 385,73 52 50,149
Chung 389,93 105 50,692
Mật độ cây theo năng suất
Nhóm năng suất
Mật độ cây
trung bình
N
Độ lệch
chuẩn
1. Nhóm năng suất thấp (0,92-1,34 tấn/ha) 354,71 36 50,846
2. Nhóm năng suất trung bình (1,35-1,51
tấn/ha)
381,89 33 39,196
3. Nhóm năng suất cao (1,52-1,85 tấn/ha) 425,94 36 32,360
Chung 389,93 105 51,308
(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2010 và xử lý SPSS 17.0)
Kết quả bảng 3.3 cho thấy mật độ cây cạo trung bình là 390 cây/ha. Số hộ có
diện tích vườn cây nhỏ (dưới 2,5 ha) là 53 hộ, có mật độ cây cạo trung bình là 394
cây/ha; số hộ có diện tích lớn (trên 2,5 ha) là 52 hộ có mật độ cây cạo trung bình là
386 cây/ha. Mật độ cây cạo trung bình của các hộ có diện tích vườn cây nhỏ cao
hơn các hộ có diện tích vườn cây lớn, điều này chứng tỏ diện tích vườn cây nhỏ vẫn
được các hộ quan tâm chăm sóc kỹ hơn so với các hộ có diện tích vườn cây lớn.
Trong bảng 3.3 cũng cho ta thấy năng suất vườn cây phụ thuộc vào mật độ
cây cạo/ha, mật độ cây cạo/ha càng cao thì năng suất vườn cây càng lớn. Nhóm
vườn cây có năng suất thấp có 36 hộ, mật độ cây cạo bình quân/ha là 355 cây/ha.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
67
Nhóm vườn cây có năng suất trung bình có 33 hộ, mật độ cây cạo bình quân/ha là
382 cây/ha. Nhóm vườn cây có năng suất cao có 36 hộ, mật độ cây cạo bình
quân/ha là 426 cây/ha.
3.1.2.7 Phân tổ lợi nhuận theo năng suất vườn cây
Bảng 3.4 Phân bố lợi nhuận theo năng suất
Năng
suất
Phân bố
Lợi nhuận (triệu đồng/ha)
Tổng10-20 20-30 30-40 40-50 50-60
NS thấp
(0,92-
1,34
tấn/ha)
N 2 20 13 1 0 36
% Các mức lợi nhuận
của vườn cây có năng
suất thấp
5,6% 55,5% 36,1% 2,8% 0,0% 100,0%
NS
trung
binh
(1,35-
1,51
tấn/ha)
N 0 1 26 6 0 33
% Các mức lợi nhuận
của vườn cây có năng
suất trung bình
0,0% 3% 78,8% 18,2% 0,0% 100,0%
NS cao
(1,52-
1,85
tấn/ha)
N 0 0 6 26 4 36
% Các mức lợi nhuận
của vườn cây có năng
suất cao
0,0% 0,0% 16,7% 72,2% 11,1% 100,0%
Mức
chung
N 2 21 45 33 4 105
% Các mức lợi nhuận
của vườn cây theo năng
suất
1,9% 20% 42,9% 31,4% 3,8% 100,0%
(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2010 và xử lý SPSS 17.0)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
68
Kết quả bảng 3.4 cho thấy số hộ có mức lợi nhuận từ 10 – 20 triệu đồng /ha
là 2 hộ, chiếm 1,9%; số hộ có mức lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng/ha là 21 hộ,
chiếm 20%; số hộ có mức lợi nhuận từ 30 – 40 triệu đồng/ha là 45 hộ chiếm 42,9%;
số hộ có mức lợi nhuận từ 40 – 50 triệu đồng/ha là 33 hộ, chiếm 31,4%; số hộ có
mức lợi nhuận từ 50 – 60 triệu đồng/ha là 4 hộ, chiếm 3,8%.
Nhóm vườn cây có năng suất thấp (từ 0,92 đến 1,34 tấn/ha) có tổng số hộ là
36 hộ. Trong đó, số hộ có mức lợi nhuận từ 10 – 20 triệu đồng /ha là 2 hộ, chiếm
5,6%; số hộ có mức lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng/ha là 20 hộ, chiếm 55,5%; số hộ
mức lợi nhuận từ 30 – 40 triệu đồng/ha là 13 hộ chiếm 36,1%; số hộ có mức lợi
nhuận từ 40 – 50 triệu đồng/ha là 1 hộ, chiếm 2,8%; số hộ có mức lợi nhuận từ 50 –
60 triệu đồng/ha là 0 hộ.
Nhóm vườn cây có năng suất trung bình (từ 1,35 đến 1,51 tấn/ha) có tổng số
hộ là 33 hộ. Trong đó, số hộ có mức lợi nhuận từ 10 – 20 triệu đồng /ha không có;
số hộ có mức lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng/ha là 1 hộ, chiếm 3%; số hộ mức lợi
nhuận từ 30 – 40 triệu đồng/ha là 26 hộ chiếm 78,8%; số hộ có mức lợi nhuận từ 40
– 50 triệu đồng/ha là 6 hộ, chiếm 18,2%; số hộ có mức lợi nhuận từ 50 – 60 triệu đ/
ha không có.
Nhóm vườn cây có năng suất cao (từ 1,52 đến 1,85 tấn/ha) có tổng số hộ là
36 hộ. Trong đó, số hộ có mức lợi nhuận từ 10 – 20 triệu đồng /ha không có; số hộ
có mức lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng/ha không có; số hộ mức lợi nhuận từ 30 –
40 triệu đồng/ha là 6 hộ chiếm 16,7%; số hộ có mức lợi nhuận từ 40 – 50 triệu
đồng/ha là 26 hộ, chiếm 72,2%; số hộ có mức lợi nhuận từ 50 – 60 triệu đ/ ha là 4
hộ, chiếm 11,1%.
3.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
3.2.1. Tình hình đầu tư XDCB
Đặc điểm của vườn cây cao su là thời gian XDCB dài, thông thường từ 7 đến 8
năm tuỳ theo hạng đất. Vì vậy, mức độ đầu tư thâm canh vườn cây trong thời kỳ XDCB
rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vườn cây khi đưa vào khai thác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
69
Bảng 3.5 Mức độ đầu tư chi phí XDCB với những hộ có năng suất cao, thấp, trung bình
ĐVT: triệu đồng/ha
Khoản mục chi phí
Chung NS thấp NS trung bình NS cao
N
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
N
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
N
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
N
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1. Chi phí khai hoang 100 2,4 1,1 33 2,5 1,1 37 2,3 1,2 30 2,5 1,1
2. Chi phí nhân công 105 11,6 2,0 35 11,4 1,8 39 11,5 1,8 31 11,9 2,5
3. Chi phí cây giống 105 1,4 0,2 35 1,3 0,2 39 1,4 0,2 31 1,4 0,2
4. Chi phí phân chuồng 103 1,2 0,2 34 1,1 0,2 38 1,2 0,2 31 1,2 0,2
5. Chi phí phân Urê 105 2,2 0,4 35 2,3 0,3 39 2,1 0,4 31 2,1 0,4
6. Chi phí phân Lân 105 2,0 0,4 35 2,0 0,4 39 2,0 0,3 31 2,0 0,4
7. Chi phí phân Kali 105 0,8 0,2 35 0,8 0,2 39 0,7 0,1 31 0,8 0,3
8. Chi phí phân Vi sinh 12 0,5 0,2 5 0,6 0,2 4 0,4 0,3 3 0,4 0,3
9. Chi phí thuốc BVTV 96 0,2 0,1 32 0,2 0,1 37 0,2 0,1 27 0,2 0,2
Tổng cộng 22,2 22,1 21,9 22,6
(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2010 và xử lý SPSS 17.0)
69
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
70
Kết quả bảng 3.5 cho thấy trong tổng số 105 hộ điều tra thì có 5 hộ không
đầu tư chi phí khai hoang, chiếm 5%. Cho thấy có 5 hộ hoặc là tiết kiệm chi phí
khai hoang, hoặc là trước khi tiến hành trồng cao su đất đã được canh tác nhiều năm
đã tơi xốp, sạch sẽ do đó không cần tiến hành khai hoang. Theo quy trình kỹ thuật
của ngành cao su, trước khi trồng cao su đất phải được khai hoang hợp lý, đảm bảo
các yêu cầu bảo vệ đất màu chống xói mòn, chống úng và hoàn chỉnh các công trình
xây dựng vườn cây[29]. Công tác khai hoang chất lượng kém sẽ gây ra nhiều mầm
bệnh, vườn cây sinh trưởng kém sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây cả chu kỳ.
Sau khi khai hoang hoàn chỉnh thì tiến hành trồng mới và chăm sóc cao su,
thời gian này kéo dài từ 7-8 năm, có khi lên đến 9 năm tuỳ theo mức độ đầu tư của
các hộ, được gọi là thời kỳ KTCB. Bảng 3.5 cho thấy, mức độ đầu tư của các hộ
điều tra từ năm trồng đến đầu năm 2006 (khi vườn cây bắt đầu đưa vào khai thác)
bình quân là 22,2 triệu đồng/ha. Trong đó nhóm vườn cây năng suất thấp, mức độ
đầu tư trung bình là 22,1 triệu đồng/ha; nhóm vườn cây năng suất trung bình có
mức đầu tư trung bình là 21,9 triệu đồng/ha và nhóm vườn cây năng suất cao mức
đầu tư trung bình là 22,6 triệu đồng/ha. Nhìn vào bảng phân tích số liệu điều tra
chúng ta tưởng chừng như có sự bất hợp lý giữa mức độ đầu tư của nhóm vườn cây
có năng suất thấp và mức độ đầu tư của nhóm vườn cây có năng suất trung bình
(mức độ đầu tư của nhóm vườn cây có năng suất trung bình là 21,9 triệu đồng/ha,
nhóm vườn cây có năng suất thấp là 22,1 triệu đồng/ha). Tuy nhiên mức độ đầu tư
và hiệu quả đầu tư còn phụ thuộc vào trình độ thâm canh, thực tế có nhiều hộ đầu tư
với chi phí hợp lý nhưng hiệu quả mang lại có thể cao hơn những hộ có mức đầu tư
lớn hơn. Mặt khác, năng suất vườn cây còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống,
độ cao, trình độ tay nghề, mật độ cây cạo vv.
3.2.2. Chi phí đầu tư cho giai đoạn khai thác từ năm 2006-2008
Khi vườn cây bắt đầu đưa vào khai thác thì chi phí đầu tư hàng năm được gọi
là chi phí lưu động, được thu hồi dần khi tiêu thụ sản phẩm. Các khoản chi phí này
bao gồm chi phí nhân công chăm sóc và khai thác mủ cao su, chi phí vật tư phân
bón gồm: urê, lân, kali, chi phí vật tư khai thác, chi phí thuốc BVTV. Mức độ đầu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
H T
Ế H
UÊ
́
71
tư hàng năm không những ảnh hưởng đến năng suất của năm đó, mà còn ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng vườn cây những năm sau. Chi phí đầu tư cho khai thác
từ năm 2006 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6 Mức độ đầu tư chi phí cho năm 2006-2008
Khoản mục chi phí
Năm
2006-2008
Chung NS thấp NS trung bình NS cao
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
1. Chi phí nhân công 26,8 1,8 26,3 1,8 27,0 1,9 27,2 1,6
2. Chi phí phân Urê 3,4 0,5 3,4 0,5 3,4 0,5 3,4 0,6
3. Chi phí phân Lân 2,6 0,4 2,6 0,5 2,7 0,4 2,6 0,5
4. Chi phí phân Kali 2,5 0,3 2,4 0,3 2,5 0,2 2,5 0,3
5. Chi phí vật tư khai thác 0,9 1,2 1,2 2,1 0,7 0,1 0,7 0,2
6. Chi phí thuốc BVTV 1,4 0,2 1,4 0,2 1,4 0,2 1,4 0,2
Tổng cộng 37,6 37,3 37,7 37,7
(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2010 và xử lý SPSS 17.0)
Kết quả phân tích số liệu tại bảng 3.6 cho thấy, mức độ đầu tư trung bình của
các hộ qua 3 năm là 37,6 triệu đồng/ha và tăng dần theo nhóm vườn cây có năng
suất từ thấp đến cao. Thể hiện mức đầu tư của nhóm vườn cây có năng suất thấp là
37,3 triệu đồng/ha; nhóm vườn cây có năng suất trung bình và năng suất cao có mức
đầu tư trung bình ở một mức là 37,7 triệu đồng/ha. Chứng tỏ rằng ngoài chi phí đầu
tư hàng năm, năng suất vườn cây còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giống, mật
độ cây cạo/ha ..vv.
3.2.3. Chi phí đầu tư khai thác năm 2009
Năm 2009 là năm mủ cao su có giá bán bình quân cả năm cao nhất từ trước
đến nay, do đó các hộ luôn quan tâm đến công tác đầu tư thâm canh vườn cây và áp
dụng các tiến bộ KHKT vào khai thác mủ cao su. Bên cạnh đó giá cả một số loại vật
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
72
tư đầu vào tăng cao làm cho chi phí khai thác mủ của các hộ trong năm 2009 cũng
tăng đột biến (số liệu phân tích bảng 3.7).
Bảng 3.7 Chi phí đầu tư năm 2009 theo các nhóm hộ có năng suất cao su khác nhau
Khoản mục chi phí
cho năm 2009
Chung NS thấp NS trung bình NS cao
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
1. Chi phí nhân
công
11,83 1,56 11,58 1,59 11,92 1,63 12,00 1,45
2. Chi phí phân Urê 0,96 0,15 0,95 0,14 0,97 0,16 0,96 0,13
3. Chi phí phân Lân 1,57 0,31 1,59 0,30 1,57 0,33 1,55 0,31
4. Chi phí phân Kali 1,69 0,27 1,64 0,23 1,71 0,30 1,72 0,26
5. Chi phí vật tư
khai thác
0,51 0,17 0,50 0,17 0,52 0,18 0,52 0,15
6. Chi phí thuốc
BVTV
0,29 0,16 0,27 0,18 0,29 0,15 0,30 0,14
Tổng cộng 16,85 16,54 16,98 17,04
(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2010 và xử lý SPSS 17.0)
Kết quả bảng 3.7 cho thấy chi phí đầu tư trung bình năm 2009 của các hộ là
16,85 triệu đồng/ha, chi phí đầu tư năm 2009 có xu hướng tăng dần theo nhóm vườn
cây có năng suất từ thấp đến cao. Chi phí đầu tư trung bình của nhóm vườn cây có
năng suất thấp là 16,54 triệu đồng/ha; Chi phí đầu tư trung bình của nhóm vườn cây
có năng suất trung bình là 16,98 triệu đồng/ha; Chi phí đầu tư trung bình của nhóm
vườn cây có năng suất cao là 17,04 triệu đồng/ha. Điều này cho thấy với mức độ
đầu tư càng cao thì vườn cây có năng suất càng cao.
3.3. NHẬN DẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MỦ
CAO SU
Để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận mủ cao su
nguyên liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp hàm kinh tế lượng. Hàm số được sử
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
73
dụng để ước lượng trong mô hình này là hàm hồi quy tuyến tính bội (multiple-
regression).
Mô hình được sử dụng là Yi = F(Xi).
Yi = 0 + 1X1 + 2X2 +3X3 + 4X4 + 5X5 + 6X6 + εi
Trong đó:
Yi là biến phụ thuộc, là lợi nhuận kinh doanh mủ cao su thực tế trong năm
của các hộ (triệu đồng/ha).
0 là hệ số chặn của hàm hồi quy tương quan tuyến tính bội.
εi là phần dư của mô hình tuyến tính bội.
Biến số X1 phản ánh sự ảnh hưởng của kênh tiêu thụ mủ nguyên liệu đến giá
trị vườn cây. Biến số này có giá trị là 1 nếu chủ hộ bán cho doanh nghiệp có nhà
máy chế biến, có giá trị là 0 nếu bán cho tư thương. Thường tại những vùng có nhà
máy chế biến người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, giá cả và sản phẩm tiêu thụ
mang tính ổn định hơn. Vì vậy, hệ số α1 của biến số này được kỳ vọng là sẽ có giá
trị dương.
Biến số X2 đo lường sự ảnh hưởng của trình độ học vấn của các hộ nhận
khoán đến lợi nhuận thu được từ vườn cây của các hộ nhận khoán. Biến số này có giá
trị là 1 nếu người được phỏng vấn học cấp 1, có giá trị là 2 nếu người được phỏng
vấn học cấp 2, có giá trị là 3 nếu người được phỏng vấn học cấp 3, có giá trị là 4 nếu
người được phỏng vấn học trên cấp 3. Thường trình độ học vấn càng cao thì việc tiếp
thu và vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất càng tốt, năng suất vườn
cây được nâng lên và lợi nhuận thu được càng cao. Nhưng trong khai thác mủ cao su,
ngoài trình độ học vấn thì trình độ tay nghề, kỹ năng và năng khiếu cạo mủ cao su
cũng hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vườn cây, có thể những
người có trình độ cao chưa chắc đã có tay nghề tốt. Vì vậy, hệ số tương quan α2 của
biến số này cũng có thể nhận giá trị âm hoặc có thể nhận giá trị dương.
Biến số X3 là chiều cao vỏ cạo còn lại của cây cao su, vỏ cạo được coi là tài
sản, là phương tiện để sản xuất ra mủ cao su, đối với cây cao su thì vỏ cạo nguyên
sinh thường cho năng suất cao hơn khi cạo trên vỏ cạo tái sinh. Theo QTKT mức
độ hao dăm vỏ cạo trong 1 năm là 17 cm, những năm gần đây do giá mủ tăng cao,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
74
người dân vì lợi nhuận đã gia tăng cường độ cạo rất mạnh, mức độ hao dăm vỏ cạo
có khi lên đến 22-25 cm/năm, năng suất trong năm tăng, nhưng nó làm giảm năng
suất của những năm còn lại của chu kỳ khai thác. Mặt khác việc hao dăm vỏ cạo
hàng năm còn phụ thuộc vào trình độ tay nghề của thợ cạo, có trường hợp hao dăm
vỏ cạo quá cao nhưng năng suất khai thác vẫn thấp.Do đó, hệ số tương quan α3 của
biến số này cũng có thể nhận giá trị âm hoặc có thể nhận giá trị dương.
Biến số X4 là chi phí khấu hao TSCĐ hàng năm đo lường mức độ ảnh hưởng
của chi phí đầu tư thời kỳ XDCB, đến lợi nhuận. Giá trị của biến số này càng cao thì
lợi nhuận càng giảm. Vì vậy hệ số tương quan α4 được kỳ vọng là sẽ có giá trị âm.
Biến số X5 đo lường mức độ ảnh hưởng của chi phí đầu tư khai thác thời kỳ ,
năm 2006 đến năm 2008, đến lợi nhuận. Giá trị của biến số này càng cao thì lợi
nhuận càng giảm. Vì vậy hệ số tương quan α5 được kỳ vọng là sẽ có giá trị âm.
Biến số X6 đo lường mức độ ảnh hưởng của chi phí đầu tư khai thác năm
2009, đến lợi nhuận. Giá trị của biến số này càng cao thì lợi nhuận càng giảm. Vì
vậy hệ số tương quan α6 được kỳ vọng là sẽ có giá trị âm.
Mô hình được xử lý trên phần mềm SPSS 17.0 xác định mối quan hệ giữa
các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị vườn cây cao su của các hộ. Kết quả ước lượng
của mô hình ngoài các chỉ số tin cậy (mức ý nghĩa: Sig, hệ số kiểm định F) mô hình
còn được kiểm định bằng các phương pháp thống kê để xác định mối quan hệ các
nhân tố trong mô hình chặt chẽ đến mức độ nào thông qua các hệ số xác định R2
trong mô hình và khả năng dự báo được các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa kinh tế
và có ý nghĩa thống kê cao hay thấp.
3.3.1 Kiểm định phân phối chuẩn của các biến ảnh hưởng đến lợi nhuận mủ
cao su
Trong quá trình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến
phụ thuộc, việc đầu tiên cần thực hiện là kiểm định phân phối chuẩn của các biến.
Tiêu chuẩn Kolmogorov – Smirnov được sử dụng để kiểm định giả thuyết phân bố
của giữ liệu có phù hợp với phân bố lý thuyết hay không. Phương pháp này tiến
hành xét các sai lệch tuyệt đối giữa 2 đường phân phối tích luỹ thực nghiệm và lý
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
75
thuyết, sai lệch tuyệt đối càng lớn, giả thuyết càng dễ bị bác bỏ. Kêt quả kiểm định
cho các biến được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8 cho thấy với độ lệch tự do là 12, đa số các biến điều tra đều có mức
ý nghĩa (Sig) nhỏ hơn mức ý nghĩa α được đặt làm cơ sở phân tích là 0,05. Qua số
liệu kiểm định trong bảng 3.8, cho thấy để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
đến lợi nhuận thì sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp.
Bảng 3.8. Kiểm định tính phân phối chuẩn Kolmogorov-Smirnov của các biến
số phân tích ảnh hưởng chi phí tới lợi nhuận mủ cao su năm 2009
Nhân tố
Kolmogorov-Smirnova
Statistic df Sig.
1. Lợi nhuận 0,257 12 0,028
2.Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2009 0,220 12 0,000
3. Chi phí bình quân cho 1 năm từ 2006 - 2008 0,117 12 0,002
4. Chi phí khai thác năm 2009 0,253 12 0,032
5. Kênh tiêu thụ sản phẩm 0,460 12 0,000
6. Trình độ học vấn 0,460 12 0,000
7. Chiều cao vỏ cạo còn lại 0,185 12 0,200
(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2010 và xử lý SPSS 17.0)
3.3.2 Đánh giá độ chắc chắn của mô hình hồi quy tương quan tuyến tính bội
Chúng ta đã xây dựng mô hình tương quan tuyến tính bội cho các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận kinh doanh mủ cao su nguyên liệu. Trước khi sử dụng mô
hình, chúng ta cần đánh giá, kiểm định độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định về tự tương quan
Để các ước lượng cho hệ số hồi quy có hiệu quả và không mắc sai lầm khi
kết luận, trong trường hợp các biến độc lập có thể tự tương quan. Chúng ta sử dụng
phương pháp kiểm định bằng thống kê Durbin – Watson để kiểm định sự tương
quan trong mô hình. Kết quả bảng 3.9 cho thấy tất cả các chỉ số thống kê đa cộng
tuyến đều nhỏ hơn 2, chỉ số thống kê Durbin – Watson d = 1,74. Kết quả này có giá
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
76
trị gần bằng 2, giá trị d tính được rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương
quan chuỗi bậc nhất.
+ Đánh giá độ chắc chắn của mô hình
Thông qua giá trị của hệ số xác định bội R2 (Rsquare) để chúng ta đánh giá
độ chắc chắn của mô hình. Bảng 3.9 cho thấy lợi nhuận từ khai thác mủ cao su và
các nhân tố trong mô hình có mối tương quan mật thiết, thể hiện ở hệ số xác định
bội R2 = 0,524.
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của các yếu tố chi phí và kênh tiêu thụ tới lợi nhuận mủ
cao su
Biến số phụ thuộc: Lợi nhuận mủ cao
su năm 2009
Hệ số tương
quan
t
Chỉ số thống
kê Đa Cộng
tuyến
Hệ số
Bê-ta
Std.
Error VIF
Hằng số chặn -1,435* 7,252 -,198
X1= Kênh tiêu thụ mủ (nhà nước=1; tư
thương=0)
0,021** ,652 ,033 1,609
X2= Trình độ học vấn -0,062* ,680 -,092 1,749
X3= Chiều cao vỏ cạo còn lại 0,008* ,059 ,133 1,966
X4= Chi phí khấu hao (tổng chi phí
XDCB chia cho 20 năm)
-0,705* 4,312 -,163 1,042
X5= Chi phí bình quân năm 2006-2008
(chia cho 3 năm)
-0,211* ,841 -,251 1,282
X6= Chi phí khai thác cho năm 2009 0,457* ,401 1,138 1,064
Hệ số R bình phương 0,524
Chỉ số thống kê Dubin-Watson 1,74
(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2010 và xử lý SPSS 17.0)
Ghi ghú: *: Mức ý nghĩa 5%; **: Mức ý nghĩa 1%, ***: Mức ý nghĩa 0,1%.
Qua việc đánh giá và kết quả kiểm định được thực hiện ở trên chúng ta thấy
sử dụng mô hình hồi quy tương quan tuyến tính bội là phù hợp.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
77
3.3.3. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình
Kết quả xử lý số liệu cho thấy, hằng số 0 = -1,435 có nghĩa là nếu không
khai thác mủ cao su thì hàng năm các hộ phải chịu lỗ 1,435 triệu đồng/ha. Đây là mức
lỗ tương đương với mức khấu hao hàng năm cộng thêm một số chi phí các hộ phải bỏ
ra để chăm sóc vườn cây, như chi phí bảo vệ vườn cây, phòng chống cháy, BVTV.
Kênh tiêu thụ mủ cao su có mối tương quan thuận đến lợi nhuận, thể hiện ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_xac_dinh_gia_tri_vuon_cay_cao_su_de_tien_hanh_co_phan_hoa_doanh_nghiep_nha_nuoc_tai_cong_t.pdf