Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đơn
Danh mục các ký hiệu
Danh mục các bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN . 8
1.1. Khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai . 8
1.1.1. Khiếu nại về đất đai.8
1.1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai.11
1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 16
1.2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện - người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện.17
1.2.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện .18
1.2.3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cấp huyện trong giải quyết khiếu
nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.27
1.2.4. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật .29
1.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân
dân cấp huyện . . 32
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về đất đai .32
1.3.2. Năng lực giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan nhà nước, cá nhân
có thẩm quyền .33
1.3.3. Sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan trong giải quyết khiếu nại về đất
đai .34
CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DưƠNG . 37
2.1. Thực trạng đất đai và khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã Thuận
An . . 37
2.1.1. Thực trạng kinh tế-xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã
Thuận An .37
2.1.2. Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã .39
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết khiếu nại về đất đai của ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị xã Thuận An.
2.2.2. Xác minh, thẩm tra khi giải quyết khiếu nại về đất đai
Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND giao nhiệm vụ xác minh, thẩm tra khi giải
quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã cho 02 đơn vị, gồm: (i) Phòng Tài nguyên
và Môi trường; (ii) Ban bồi thường-giải tỏa (nay là Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã
Thuận An). Theo đó, Phòng Tài Nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ thẩm tra,
xác minh, báo cáo, kết luận và kiến nghị Chủ tịch UBND huyện giải quyết lần đầu đối
với vụ việc khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai
thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu hoặc vụ việc đã được Chủ tịch UBND cấp xã giải
quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Còn Trung tâm Phát triển quỹ đất được giao thẩm
tra, xác minh, báo cáo, kết luận và kiến nghị Chủ tịch UBND huyện giải quyết đối với
45
vụ việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến lĩnh vực
bồi thường, giải tỏa thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu hoặc đã được Chủ tịch UBND
cấp xã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại tiếp.
Thực hiện quy định nêu trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Phát
triển quỹ đất đã tổ chức việc thẩm tra, xác minh các vụ việc khiếu nại về đất đai. Trên
thực tế, đối với từng vụ việc khiếu nại cụ thể, căn cứ vào quy định của Quyết định số
05/2010/QĐ-UBND và tính chất của từng vụ việc cụ thể mà Chủ tịch UBND thị xã
Thuận An ra các quyết định về việc giao nhiệm vụ xác minh nội dung đơn khiếu nại
cho một trong hai cơ quan nêu trên. Tuy nhiên, vì đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND thị xã chủ yếu có nội dung liên quan đến vấn đề bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do đó, việc thẩm tra, xác minh
các khiếu nại về đất đai hiện chủ yếu do Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện. Để
thực hiện nhiệm vụ của mình, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã tích cực phối hợp với
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị và UBND các phường, xã trên
địa bàn thị xã trong việc thẩm tra, xác minh các vụ việc khiếu nại cụ thể. Khi triển khai
việc thẩm tra, xác minh đối với từng vụ việc cụ thể, Trung tâm Phát triển quỹ đất đều
có kế hoạch xác minh cụ thể. Sau khi xác minh, đơn vị này đều có văn bản báo cáo cụ
thể kết quả xác minh cho Chủ tịch UBND thị xã. Hoạt động của Trung tâm Phát triển
quỹ đất đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giải quyết các vấn đề tồn đọng,
bức xúc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã.
Theo Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND, tùy tính chất vụ việc mà Chủ tịch
UBND cấp huyện tự tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho
Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị
giải quyết khiếu nại. Chánh Thanh tra cấp huyện tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng
cấp xác minh giải quyết khiếu nại đối với những vụ việc khiếu nại phức tạp có liên
quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc những vụ việc đã được Chủ tịch UBND cấp xã,
Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
46
Như vậy, theo quy định của UBND tỉnh, người được giao nhiệm vụ xác minh, thẩm tra
nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ là
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Cụ thể đó Thủ trưởng các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị
định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất tại các huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh không phải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (theo Thông tư
liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của liên bộ Tài
nguyên và Môi trường, Nội vụ, Tài chính thì Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất
tại đơn vị hành chính cấp huyện là bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát
triển quỹ đất cấp tỉnh). Do đó, từ ngày 16/7/2015 theo quy định của UBND tỉnh, Trung
tâm Phát triển quỹ đất chi nhánh thị xã Thuận An không có quyền thẩm tra, xác minh
nội dung khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã
Thuận An. Tuy nhiên, cho tới tháng 12/2017 trên thực tế Trung tâm Phát triển quỹ đất
vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai (bao gồm hoạt
động thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại) liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An.
2.2.3. Đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai
Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND không có quy định nào về hoạt động đối thoại
của người giải quyết khiếu nại. Do đó, hoạt động đối thoại trong giải quyết khiếu nại
về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã trước ngày 01/7/2012 thực hiện
theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) và được
hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Theo đó, trong quá trình
giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp
47
với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của
người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Đối với việc giải quyết khiếu nại lần
hai, việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp chỉ thực hiện khi thấy cần thiết. Trong trường hợp
vụ việc khiếu nại phức tạp, thì người giải quyết khiếu nại lần hai phải gặp gỡ, đối thoại
trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan.
Từ ngày 01/7/2012, thực hiện Luật Khiếu nại 2011, hoạt động đối thoại của Chủ
tịch UBND thị xã trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai được thực hiện khi
trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác
minh nội dung khiếu nại còn khác nhau và phải thực hiện trong tất cả các trường hợp
khi giải quyết khiếu nại lần hai. Ngoài các trường hợp phải tổ chức đối thoại theo quy
định của Luật Khiếu nại 2011, thực hiện Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND, Chủ tịch
UBND thị xã Thuận An còn phải tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại
lần đầu khi có thêm một trong các trường hợp sau: (i) Việc khiếu nại có liên quan đến
tôn giáo, có yếu tố nước ngoài, phức tạp; (ii) Quan điểm giải quyết vụ việc giữa các
ngành không thống nhất; (iii) Vụ việc có văn bản chỉ đạo của cấp trên.
Về người tổ chức đối thoại, theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, người tổ
chức đối thoại là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tức là Chủ tịch UBND thị
xã. Tuy nhiên, theo Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND thì người tổ chức đối thoại tại
cấp huyện ngoài Chủ tịch UBND, có thể là Phó Chủ tịch UBND hoặc Trưởng các
phòng, ban nếu được Chủ tịch ủy quyền. Do đó, trên thực tế tùy theo vụ việc và tình
hình công tác mà người tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An có thể là đồng chí Chủ tịch,
hoặc một đồng chí Phó Chủ tịch, Chánh Thanh tra huyện, Trưởng phòng Tài nguyên và
Môi trường, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất nếu được Chủ tịch ủy quyền. Về
cơ bản, việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch UBND thị xã được thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ
tục tổ chức đối thoại. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng các cuộc đối thoại được tổ chức
48
không nhiều. Điều này có nghĩa rằng có nhiều trường hợp theo quy định của pháp luật
về khiếu nại phải tổ chức đối thoại nhưng chưa được tổ chức thực hiện. Số lượng cuộc
đối thoại được tổ chức cụ thể như sau: Năm 2012: 06 cuộc; năm 2013: 07 cuộc; năm
2014: 05 cuộc; năm 2015: 08 cuộc; năm 2016: 06 cuộc.
2.2.4. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai
Trên cơ sở báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, căn cứ quy định của
pháp luật, kết quả xác minh, đối thoại (nếu có), kết quả trưng cầu giám định và kết quả
tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), Chủ tịch UBND thị xã phải
ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trên cơ sở quy định của pháp luật và kết quả tham mưu giải quyết khiếu nại của Phòng
Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Chủ tịch UBND thị xã đã ban
hành các quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền, cụ thể:
Bảng 2.3. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND thị xã
Thuận An giai đoạn 2012-2016 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Kiếu nại thuộc thẩm quyền 126 121 76 60 75
2
Khiếu nại đã
giải quyết
Khiếu nại đúng 8 7 6 2 6
Khiếu nại vừa
đúng vừa sai
4 36 6 6 15
Khiếu nại sai 70 52 58 49 42
Tổng 82 95 70 57 63
3
Số quyết định giải quyết khiếu
nại đƣợc ban hành
20 63 68 20 17
4 Khiếu nại bị đình chỉ giải quyết 0 0 3 0 3
5 Khiếu nại đã rút đơn 0 8 1 3 0
6 Khiếu nại chƣa đƣợc giải quyết 44 18 2 0 9
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm
quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã đã giải quyết đạt mức cao và có xu hướng
tăng, năm 2015 đạt 100% (không tính các đơn khiếu nại tồn động, bức xúc kéo dài):
49
Sơ đồ 2.3. Tỷ lệ đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị
xã Thuận An đã được và chưa được giải quyết trong giai đoạn 2012-2016 (Đơn vị: %)
Trên thực tế không phải tất cả các vụ khiếu nại về đất đai được giải quyết bằng
một quyết định giải quyết khiếu nại, mà thay vào đó trong một số trường hợp việc giải
quyết khiếu nại được thực hiện thông qua việc ban hành thông báo hoặc công văn gửi
đến người bị khiếu nại. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND thị
xã cũng cho thấy: khiếu nại về đất đai được kết luận là khiếu nại sai chiếm đa số, tỷ lệ
trung bình trong giai đoạn 2012-2016 lên tới 75%; khiếu nại về đất đai được kết luận là
khiếu nại đúng chiếm số ít, trung bình trong giai đoạn 2012-2016 chưa tới 8%; số
khiếu nại còn lại được kết luận là khiếu nại vừa đúng vừa sai, chiếm khoảng 17%. Số
lượng các trường hợp khiếu nại về đất đai mà người khiếu nại tự nguyện rút đơn không
nhiều (trong 05 năm có 12 trường hợp). Cụ thể:
Sơ đồ 2.4. Kết luận về nội dung vụ việc khiếu nại đối với các khiếu nại về đất
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An đã được giải quyết trong giai
đoạn 2012-2016 (Đơn vị: %)
65
84,1
97,2 100
87,5
35
15,9
2,8 0
12,5
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2012 2013 2014 2015 2016
Đã giải quyết Chưa giải quyết
50
2.2.5. Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu
lực pháp luật
Theo quy định của pháp luật về khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay. Thực hiện quy định của pháp luật khiếu nại,
khi quyết định giải quyết khiếu nại của mình có hiệu lực pháp luật, Chủ tịch UBND thị
xã theo thẩm quyền của mình đã chỉ đạo thực hiện các quyết định này. Cụ thể:
Bảng 2.4. Tình hình ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai của
Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Quyết định đã ban hành 20 63 68 20 17
Quyết định có hiệu lực pháp luật 19 63 58 17 17
Quyết định bị khiếu nại lần hai 1 0 12 3 0
Quyết định bị khởi kiện hành chính 5 8 0 0 3
10 7,6 8,1 4
10
5
38
8,1 12
25
85
54,4
83,8 84
65
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2012 2013 2014 2015 2016
Đúng Vừa đúng vừa sai Sai
51
Kết quả cho thấy việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ
tịch UBND thị xã Thuận An trong giai đoạn 2012-2016 đạt tỷ lệ cao, trung bình đạt
95%. Cụ thể:
Sơ đồ 2.5. Tình hình thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu
lực pháp luật của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016 (Nguồn: Tác
giả tự tổng hợp)
Đạt được kết quả như trên là vì phần lớn các quyết định hành chính bị khiếu nại
được kết luận là đúng, do đó, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại chủ yếu là
tiếp tục yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định hành chính. Đối với 12 quyết
định giải quyết khiếu nại chưa được thực hiện trong năm ban hành quyết định (trên
thực tế các quyết định này đã được thực hiện vào các năm sau) chủ yếu là các quyết
định kết luận người khiếu nại đã khiếu nại đúng, hoặc vừa đúng vừa sai, do đó, cần
nhiều thời gian để người bị khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
phối hợp thi hành. Kết quả cũng cho thấy số quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu
nại lần hai (khiếu nại lên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) và khởi kiện hành chính
19
63
54
14 17
4
3
0
10
20
30
40
50
60
70
2012 2013 2014 2015 2016
Đã thực hiện Chưa thực hiện
52
không nhiều. Trong 05 năm có 16 quyết định bị khiếu nại lần hai và cũng có 16 quyết
định bị khởi kiện hành chính. Điều này có nghĩa rằng trung bình mỗi năm chỉ có
khoảng 03 quyết định bị khiếu nại lần hai, và 03 quyết định bị khởi kiện hành chính.
2.3. Nhận xét hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân
dân thị xã Thuận An
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân
2.3.1.1. Kết quả đạt được
Dựa trên các số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2012-2016 hoạt động giải
quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An đối với các quyết định
hành chính, hành vi hành chính về đất đai của UBND thị xã Thuận An đã đạt được một
số kết quả tích cực, góp phần: (i) Giải quyết bức xúc của người dân khi bị thu hồi đất,
đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, giảm tải
áp lực giải quyết khiếu nại về đất đai cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; (ii) Đẩy
nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư công phải thu hồi đất qua đó
đảm bảo tiến độ của các dự chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn thị xã.
Thứ nhất, tỷ lệ vụ việc khiếu nại về đất đai được giải quyết đạt kết quả cao, trung
bình trong giai đoạn 2012-2016 đạt 88,8%. Đây là kết quả đáng ghi nhận, vì khiếu nại
về đất đai trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2012-2016 có khoảng 92 vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã. Đây là một con số tương đối lớn đối
với một đơn vị hành chính cấp huyện như Thuận An. Nếu làm một phép tính thì trung
bình chưa đến 04 ngày (bao gồm ngày nghỉ lễ) Chủ tịch UBND thị xã phải giải quyết
xong một đơn khiếu nại về đất đai, trong khi nhân lực của UBND thị xã Thuận An
không khác so với các đơn vị hành chính cùng cấp khác.
Thứ hai, hoạt động đối thoại của Chủ tịch UBND thị xã đạt một số kết quả tích
cực. Theo đó, tuy số lượng chưa nhiều nhưng trong giai đoạn 2012-2016 có 12 trường
hợp rút đơn khiếu nại sau đối thoại. Đồng thời, số lượng quyết định giải quyết khiếu
nại bị khiếu nại lần hai hoặc bị khởi kiện hành chính không nhiều. Trong giai đoạn
53
2012-2016 có 16 quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại lần hai và 16 quyết định
giải quyết khiếu nại bị khởi kiện hành chính, trung bình mỗi năm có 06 quyết định giải
quyết khiếu nại bị khiếu nại lần hai hoặc bị khởi kiện hành chính. So với số quyết định
giải quyết khiếu nại đã ban hành thì số lượng này chiếm khoảng 18% (số vụ việc khiếu
nại được giải quyết nhiều hơn so với số quyết định giải quyết khiếu nại được ban
hành). Đây là tỷ lệ không quá cao, trong khi đa số khiếu nại về đất đai thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND thị xã là khiếu nại lần đầu vì khiếu nại chủ yếu tập trung
vào vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
Thứ ba, hoạt động tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai có
hiệu lực pháp luật đạt kết quả cao. Trung bình giai đoạn 2012-2016 đạt 95%. Đây là
kết quả cao, trong khi khác với việc thi hành bản án có hiệu lực của Tòa án do các cơ
quan chuyên trách đảm nhận, thì quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu pháp luật của
người có thẩm quyền không có cơ quan chuyên trách đảm nhận việc thi hành.
2.3.1.2. Nguyên nhân
Đạt được một số kết quả tích cực nêu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo của Thị ủy và lãnh đạo UBND thị xã Thuận An
trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về
đất đai nói riêng. Theo đó, lãnh đạo thị xã đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm
tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc: (i) Tuyên truyền, hướng
dẫn nhân dân trên địa bàn thị xã thực hiện đúng quyền khiếu nại của mình; (ii) Làm tốt
công tác hòa giải tranh chấp, khiếu nại của người dân nhằm hạn chế các vụ việc phải
đưa ra giải quyết trước các cơ quan bảo vệ pháp luật, ngăn ngừa các vụ việc nhỏ trở
thành phức tạp; (iii) Các kiến nghị, phản ánh của người dân được tiếp nhận, xử lý kịp
thời. Đối với các vụ việc khiếu nại đông người được giải quyết từ cơ sở, hạn chế phát
sinh thành các điểm nóng; (iv) Tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân có đất
bị thu hồi bàn giao mặt bằng, chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
thị xã và của tỉnh, hạn chế các khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi
54
đất trên địa bàn thị xã; (v) Trực tiếp đối thoại hoặc ủy quyền cho người có trách nhiệm
đối thoại với người khiếu nại về đất đai, giúp người khiếu nại hiểu rõ hơn về quy định
của pháp luật và chính sách của Nhà nước; (vi) Chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại về đất
đai có hiệu lực pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, đảm
bảo trật tự quản lý nhà nước.
Thứ hai, sự tích cực trong hoạt động tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai
của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ. Đây là hai đơn vị theo
quy định của Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND có trách nhiệm tham mưu giải quyết
khiếu nại về đất đai cho Chủ tịch UBND thị xã, trong đó Trung tâm Phát triển quỹ đất
có trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã. Qua tìm hiểu cho thấy, các đơn vị đã tích cực,
chủ động trong việc thẩm tra, xác minh nội dung các vụ việc khiếu nại được giao; tích
cực tham gia các buổi đối thoại với người khiếu nại; riêng đối với Trung tâm Phát triển
quỹ đất, đây là đơn vị chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tổ chức thi hành các quyết
định giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực pháp luật nên
đơn vị này rất tích cực trong hoạt động tham mưu giải quyết khiếu nại.
Việc giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tham mưu giải quyết các khiếu nại về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An là
một điểm đặc biệt trong cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần không nhỏ
vào kết quả chung về giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã. Đặc biệt vì
theo quy định của pháp luật, Trung tâm Phát triển quỹ đất không phải là cơ quan
chuyên môn của UBND cấp huyện và cũng không phải là cơ quan nhà nước. Pháp luật
về đất đai quy định Trung tâm Phát triển quỹ đất là một đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chủ yếu nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Các chi nhánh của Trung tâm Phát
triển quỹ đất thiết lập tại các đơn vị hành chính cấp huyện là đơn vị trực thuộc Trung
55
tâm Phát triển quỹ đất. Mối quan hệ giữa Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất với
UBND cấp huyện là mối quan hệ phối hợp hoạt động, không phải mối quan hệ cấp trên
cấp dưới. Theo Quyết định số 1170/QĐ-STNMT ngày 03/12/2015 của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về thành lập các Chi nhánh trực thuộc
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương thì Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ
đất thị xã Thuận An là đơn vị trực thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, chịu sự chỉ
đạo và quản lý trực tiếp của Trung tâm Phát triển quỹ đất. Do đó, việc UBND thị xã
Thuận An giao Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã thực hiện nhiệm vụ tham
mưu giải quyết khiếu nại về đất đai liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã, mà không giao cho các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thị xã là điểm đặc biệt.
Việc giao nhiệm vụ này là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh
Trung tâm Phát triển quỹ đất. Quyết định số 15/QĐ-TTPTQĐ ngày 27/01/2016 của
Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng nghiệp vụ, chuyên môn, Chi
nhánh thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương đã xác định một trong các
nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất là nghiên cứu, đề xuất
biện pháp giải quyết khiếu nại bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng trường hợp cụ thể,
phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Đứng trước thực tế các Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất có mối quan hệ chặt
chẽ với UBND cấp huyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Việc quy định Chi nhánh chỉ có mối quan hệ phối hợp với UBND cấp huyện
trong quá trình hoạt động tỏ không phù hợp. Do đó, ngày 06/10/2017 UBND tỉnh Bình
Dương đã ban hành Quyết định số 2704/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Phát triển
quỹ đất huyện, thị xã, thành phố. Theo đó, thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất thị
xã Thuận An trên cơ sở chuyển giao nguyên trạng tổ chức, nhân sự, tài sản, tài chính,
trụ sở của Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Thuận An. Trung tâm Phát
56
triển quỹ đất thị xã Thuận An là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường
xuyên, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND thị xã Thuận An.
Tuy vậy, xét dưới góc độ pháp lý, quyết định này của UBND tỉnh không phù hợp với
quy định của liên bộ Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ và Tài chính tại Thông tư liên
tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC.
Tuy nhiên, việc UBND thị xã Thuận An giao Trung tâm Phát triển quỹ đất nhiệm
vụ tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị
xã lại không phù hợp với quy định Điều 9 Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Bình Dương và khoản 1 Điều 7 Thông tư số 07/2013/TT-TTCP của Tổng
Thanh tra Chính phủ. Song, việc giao nhiệm vụ của UBND thị xã Thuận An lại phù
hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29, Điều 38 Luật Khiếu nại 2011. Do đó, cần
xem xét lại quy định của hai văn bản nêu trên khi chúng tỏ ra không phù hợp với thực
tế và làm hạn chế sự đa dạng về chủ thể có thể tham mưu giải quyết khiếu nại nói
chung, khiếu nại về đất đai nói riêng của người có thẩm quyền.
Thứ ba, căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15, khoản 2 Điều 36 Luật
Khiếu nại 2011 và khoản 2 Điều 20 Thông tư số 07/2013/TT-TTCP Chủ tịch UBND
thị xã Thuận An đã thành lập các Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến trong quá trình
giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của mình đã góp phần đảm bảo tính
khách quan và hợp lý của nhiều quyết định giải quyết khiếu nại. Ngoài ra sự tăng
cường hỗ trợ của các Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ
giúp pháp lý 2006 trên địa bàn thị xã cũng góp phần hạn chế tình trạng khiếu nại về đất
đai không có cơ sở, khiếu nại vượt cấp hoặc không đúng thẩm quyền giải quyết.
2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế, bất cập
Bên cạnh một số kết quả tích cực đạt được, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai
của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An đối với các quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai của UBND thị xã Thuận An còn một số hạn chế, bất cập:
57
Thứ nhất, một cách khách quan cho thấy việc giải quyết khiếu nại về đất đai của
Chủ tịch UBND thị xã Thuận An về cơ bản mới giải quyết được “phần ngọn” mà chưa
giải quyết được “phần gốc” của vấn đề. Điều này có nghĩa rằng hoạt động giải quyết
khiếu nại về đất đai chưa giải quyết được nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai
trên địa bàn thị xã. Tình trạng khiếu nại về đất đai vẫn diễn biến phức tạp, khiếu nại
còn nhiều, chiều hướng giảm về số lượng đơn khiếu nại không ổn định và chưa bền
vững, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh khiếu nại đông người, gay gắt, phức tạp khi thị xã thực
hiện thêm các dự án đầu tư công phục vụ quá trình nâng cấp và chỉnh trang đô thị
hướng tới mục tiêu được công nhận là đô thị loại II. Vẫn còn tình trạng quyết định giải
quyết khiếu nại bị tiếp khiếu hoặc khởi kiện. Ngoài ra, một số vụ khiếu nại đông người,
phức tạp, kéo dài về đất đai trên địa bàn vẫn chưa được giải quyết dứt điểm gây bức
xúc trong một bộ phận nhân dân, làm tốn nhiều thời gian của người có thẩm quyền và
nguồn lực của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_quyet_khieu_nai_ve_dat_dai_cua_uy_ban_nhan_dan.pdf