Luận văn Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Mục lục

Bảng viết tắt

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. 3

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 4

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài . 4

6. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn . 4

7. Kết cấu của luận văn . 5

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN. 6

1.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP

TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN . 6

1.1.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng. 6

1.1.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng . 12

1.1.3. Xác định các nghĩa vụ tài sản chung, nghĩa vụ tài sản riêng của

vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân . 15

1.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỊNH HƢỚNG VIỆC GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI

LY HÔN. 19

1.2.1. Tôn trọng sự thoả thuận hợp lý của vợ chồng . 20

1.2.2. Đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. 21

1.2.3. Đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ, chồng trong sản xuất, nghề nghiệp. 221.2.4. Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của vợ, con chƣa thành niên,

con đã thành niên không có khả năng lao động. 23

1.2.5. Chia tài sản bằng hiện vật hoặc giá trị. 25

1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN

CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN. 27

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH

QUẢNG NAM . 30

2.1. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN TRANH CHẤP TRONG VỤ ÁN LY HÔN.32

2.1.1. Đối tƣợng tài sản tranh chấp. 32

2.1.2. Giá trị tài sản tranh chấp . 34

2.1.3. Tranh chấp giữa vợ chồng về các nghĩa vụ tài sản phát sinh trong

thời kỳ hôn nhân . 38

2.2. VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN. 41

2.2.1. Vận dụng các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn trong thực tiễn

xét xử tại Toà án. 42

2.2.2. Phƣơng thức giải quyết đối với tài sản đang tranh chấp. 47

2.2.3. Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ. 54

2.2.4. Giải quyết tranh chấp về bất động sản giữa vợ và chồng. 58

pdf123 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà ông Cả gửi cho bà Minh là bao nhiêu và mục đích nhằm để làm gì. Từ đó, xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng trong khối tài sản đang tranh chấp. Căn cứ vào các chứng cứ ông Cả cung cấp cũng nhƣ thừa nhận của bà Minh, có thể khẳng định trƣớc khi kết hôn, ông Cả có gửi tiền cho bà Minh nhiều lần tổng cộng gần 80.000USD. Trong đó, số tiền 210 triệu đồng là để nhờ bà Minh mua đất và làm nhà giúp (có giấy viết tay của bà Minh), tất cả số tiền còn lại không có chứng cứ thể hiện mục đích. Vì vậy, có cơ sở xác định ngôi nhà 2 tầng xây trên diện tích đất 80m2 là tài sản riêng của ông Cả vì đây là tài sản hình thành trƣớc khi kết hôn của ông Cả. Bà Minh là ngƣời có công tạo lập, duy trì và bảo quản khối tài sản đó nên đƣợc trích một phần nhỏ chia cho bà. Tất cả tài sản còn lại đƣợc hình thành trƣớc khi kết hôn, do bà Minh đứng tên đăng ký, không có cơ sở xác định có sự đóng góp của ông Cả nên đây là tài sản riêng của bà Minh. Vợ chồng ông Cả bà Minh không có tài sản chung nên phần tài sản riêng của ai thì ngƣời đó đƣợc nhận. 54 Đồng thời, ông Cả đủ điều kiện đƣợc sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của pháp luật nên cần giao ngôi nhà là tài sản riêng của ông cho ông đƣợc sử dụng là phù hợp. Nhƣ vậy, cùng số tài sản tranh chấp nhƣng các cấp xét xử đã có nhận định khác nhau về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Từ đó, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án cũng khác nhau. Do đó, vụ án phải xét xử nhiều lần làm mất thời gian, công sức của các đƣơng sự, ảnh hƣởng đến quyền lợi của những ngƣời tham gia tố tụng cũng nhƣ uy tín của cơ quan khi giải quyết vụ án. 2.2.3. Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ Xác định đối tƣợng và giá trị tài sản là một trong những căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời, việc xác định và giải quyết tranh chấp về các khoản nợ cũng là yêu cầu cần thiết giải quyết trong vụ án nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những ngƣời tham gia giao dịch với vợ chồng. Để giải quyết đúng, đầy đủ tranh chấp về các khoản nợ của vợ chồng, Tòa án cần xác định các khoản nợ mà vợ chồng đang tranh chấp gồm những khoản nợ nào? Nợ của ai và nợ số tiền bao nhiêu? Phát sinh trong trƣờng hợp nào? (do vay mƣợn hay giao kết hơp đồng với ngƣời thứ ba). Việc xác định các khoản nợ trƣớc hết căn cứ vào lời khai của vợ, chồng và đối chiếu với lời khai của những chủ nợ có yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đã xác định đƣợc những khoản nợ mà vợ chồng có tranh chấp, Tòa án yêu cầu các đƣơng sự cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình để làm cở sở xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của pháp luật thì vợ, chồng có trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhƣ vậy, có thể hiểu những giao dịch do cả 55 hai vợ chồng cùng thực hiện là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng nên đƣợc thanh toán bằng tài sản chung. Nếu một bên vợ, chồng thực hiện giao dịch thì chỉ phát sinh trách nhiệm chung nếu giao dịch phù hợp với quy định tại Điều 25 Luật HN&GĐ. Ngƣợc lại, giao dịch không phù hợp với Điều 25 Luật HN&GĐ thì đƣợc xác định là trách nhiệm riêng của một bên, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác. Trƣờng hợp một bên vợ, chồng không thừa nhận các khoản nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng thì Tòa án yêu cầu các bên đƣa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Nếu các bên đƣơng sự không thể đƣa ra chứng cứ và có yêu cầu thì Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ để xác định cho chính xác, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên tham gia trong vụ án. Việc xác định nghĩa vụ tài sản chung hay riêng của vợ chồng sẽ làm căn cứ cho việc quy định trách nhiệm của vợ chồng đối với việc trả nợ sau này. “Trách nhiệm trả nợ của vợ, chồng đối với tranh chấp về các khoản nợ của vợ chồng trƣớc hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận đƣợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết” (khoản 3 điều 95 Luật HN&GĐ). Về nguyên tắc, vợ chồng cùng có công sức ngang nhau trong việc tạo lập khối tài sản chung thì tài sản chung đƣợc chia đôi theo giá trị. Vì vậy, khi giao dịch với ngƣời thứ ba đƣợc thực hiện nhằm mục đích phục vụ cho gia đình thì các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng cũng đƣợc chia đôi. Giá trị tài sản mỗi bên đƣợc hƣởng là giá trị toàn bộ tài sản chung sau khi trừ đi các khoản nợ mới đƣợc chia cho vợ chồng. Mỗi bên nhận tài sản phải chịu trách nhiệm trả nợ tƣơng ứng với phần tài sản nhận đƣợc để đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ. Trƣờng hợp nợ riêng của bên nào sẽ do bên đó chịu trách nhiệm trả. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, TAND huyện Điện Bàn đã giải quyết các vụ án theo trình tự tố tụng. Trong các vụ án xin ly hôn có tranh chấp về tài sản, các Thẩm phán đã hƣớng dẫn đƣơng sự kê khai những khoản 56 nợ chung của vợ chồng để giải quyết trong cùng vụ án. Hầu hết các vụ án khi giải quyết tài sản tranh chấp đều có phân chia trách nhiệm trả nợ chung rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, cũng còn một số trƣờng hợp khi giải quyết do đƣơng sự không đến Tòa án để làm việc, các đƣơng sự yêu cầu tự giải quyết phần nợ này nên Thẩm phán đã tách phần nợ của một số ngƣời để giải quyết trong một vụ án khác khi có yêu cầu. Trƣờng hợp xin ly hôn trong vụ án giữa bà Nguyễn Thị Miên và ông Nguyễn Văn Tín là một ví dụ. Ông Tín và bà Miên kết hôn năm 1989. Đến năm 2010 thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong quá trình chung sống, vợ chồng tạo lập đƣợc một số tài sản chung và có nợ chung một số ngƣời gồm: nợ của Ngân hàng NN & PTNT - Chi nhánh Điện Bàn số tiền 10 triệu đồng và lãi suất kèm theo; nợ của ông Nguyễn Văn Sáu, chú ruột ông Tín số tiền 10 triệu đồng. Bà Miên thừa nhận vợ chồng có nợ chung các khoản này. Ngoài ra, ông Tín còn khai trong quá trình làm ăn buôn bán, công việc của ông gặp rủi ro nên thua lỗ và ông có nợ của một số ngƣời là nợ ông Nguyễn Văn Thành số tiền 10 triệu đồng, nợ ông Võ Phƣợng An số tiền 8 triệu đồng và nợ tiền mua bò của ông Nguyễn Văn Sang số tiền 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, những khoản nợ này bà Miên không thừa nhận. Trong vụ án này, TAND huyện Điện Bàn xác định những khoản nợ đang tranh chấp là tất cả những khoản nợ theo lời khai của ông Tín và bà Miên gồm khoản nợ của Ngân hàng NN & PTNT Điện Bàn, của ông Nguyễn Văn Sáu, ông Nguyễn Văn Thành, ông Nguyễn Văn Sang và ông Võ Phƣợng An. Vì vậy, họ là những ngƣời tham gia tố tụng trong vụ án với tƣ cách là ngƣời có quyền lợi liên quan. Do khoản nợ của Ngân hàng và nợ của ông Nguyễn Văn Sáu mà ông Tín khai đƣợc bà Miên thừa nhận nên 2 khoản nợ này đủ cơ sở xác định là khoản nợ chung của vợ chồng. Đối với các khoản nợ của ông Thành, ông Sang và ông An; ông Tín 57 cho rằng đây là khoản nợ chung của vợ chồng nhƣng bà Miên không thừa nhận. Vì vậy, ông Tín phải chứng minh các khoản nợ này vào thời gian nào và nhằm mục đích gì, có phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không? Ông Tín cho rằng công việc làm ăn của ông là buôn bán bò. Vào năm 2008, do có dịch bệnh đối với gia súc nên công việc làm ăn không đƣợc thuận lợi. Hơn nữa, thời gian này vợ chồng đang làm nhà nên ông có dùng tiền vốn kinh doanh để đƣa vào làm nhà. Vì vậy, ông có mƣợn tiền của ông Thành, ông An và ông Sang để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Việc kinh doanh của ông khi phát sinh lãi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Qua xác minh tại địa phƣơng, có cơ sở để khẳng định lời khai của ông Tín là đúng. Vì vậy, TAND huyện Điện Bàn xác định những khoản nợ này là nợ chung của vợ chồng và quy định trách nhiệm liên đới của ông Tín và bà Miên đối với các khoản nợ trên. Những khoản nợ này là nghĩa vụ chung của vợ chồng nên đƣợc thanh toán bằng tài sản chung. Sau khi trừ đi các khoản nghĩa vụ chung mà vợ chồng phải chịu, tài sản chung còn lại đƣợc chia đôi theo giá trị cho mỗi ngƣời đƣợc hƣởng. Căn cứ vào giá trị tài sản đƣợc phân chia cho mỗi bên, Tòa án xác định trách nhiệm trả nợ cho mỗi bên phải chịu tƣơng ứng với phần tài sản đƣợc nhận nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của mỗi bên với ngƣời thứ ba có giao dịch tài sản với vợ chồng. Đối với khoản nợ chung của ông Nguyễn Văn Sáu (chú ruột ông Tín), ông Sáu không đến Tòa án để làm việc và vợ chồng ông Tín đề nghị để vợ chồng tự thỏa thuận giải quyết khoản nợ đó, không yêu cầu Tòa án giải quyết nên HĐXX không xem xét trong vụ án này mà tách ra để giải quyết trong vụ án khác khi có yêu cầu. Sự thỏa thuận giữa ông Tín và bà Miên về khoản nợ của ông Sáu là phù hợp với quy định tại khoản 3 điều 95 Luật HN&GĐ. Do đó, Tòa án không xem xét giải quyết trong vụ án này là có cơ sở. Tuy nhiên, do ông Sáu không đến Tòa án làm việc nên ông không biết quyền lợi của 58 mình đƣợc giải quyết đến đâu. Đồng thời, nếu ông Tín và bà Miên không phân chia và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông Sáu thì ông phải khởi kiện bằng một vụ án khác để giải quyết sau. Sau khi xác định đƣợc nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, tại bản án số 121/2010/HNGĐ-ST ngày 14/7/2010 của TAND huyện Điện Bàn đã xét xử vụ án và phân chia trách nhiệm trả nợ nhƣ sau: Bà Nguyễn Thị Miên có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng NN & PTTT Chi nhánh Điện Bàn số tiền 10 triệu đồng và 3.852.917 đồng tiền lãi (lãi suất tính đến ngày xét xử 14/7/2010). Ông Nguyễn Văn Tín có trách nhiệm trả nợ cho ông Nguyễn Văn Sang số tiền 3,5 triệu đồng, trả cho ông Nguyễn Văn Thành số tiền 10 triệu đồng và trả cho ông Võ Phƣợng An số tiền 8 triệu đồng. Với bản án trên, TAND huyện Điện Bàn đã giải quyết tranh chấp về các khoản nợ dựa trên yêu cầu của các đƣơng sự. Tuy nhiên, lƣu ý khi giải quyết các vụ án này cần triệu tập và làm việc với tất cả những ngƣời có quyền lợi liên quan (các chủ nợ) để vợ chồng thỏa thuận trách nhiệm trả nợ hoặc Tòa án giải quyết nhằm tránh trƣờng hợp phải giải quyết yêu cầu lại một lần nữa, gây mất thời gian, công sức của các đƣơng sự. 2.2.4. Giải quyết tranh chấp về bất động sản giữa vợ và chồng Bất động sản là một trong những loại tài sản quan trọng và thƣờng có giá trị lớn. Theo quy định tại khoản 1 điều 174 BLDS thì bất động sản là những tài sản gồm đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định. Những tài sản khác do pháp luật quy định có thể kể nhƣ máy bay, tàu thủy Đặc điểm chung của loại tài sản này là không dịch chuyển đƣợc và phải đăng ký quyền sở hữu. Các tài sản là bất động sản mà vợ chồng tranh chấp khi ly hôn tại địa 59 bàn tƣơng đối nhiều, thông thƣờng tài sản tranh chấp là nhà, đất và các tài sản gắn liền với đất. Các tài sản này thƣờng có giá trị lớn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của mỗi ngƣời nên tranh chấp xảy ra thƣờng quyết liệt, gay gắt, trong khi pháp luật quy định về đăng ký sở hữu và giải quyết tranh chấp đƣợc ở nhiều văn bản khác nhau nên việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Hơn nữa, Điện Bàn là địa phƣơng còn nghèo, lao động chủ yếu bằng nghề nông nên đất đai còn là phƣơng tiện để sản xuất, lao động của ngƣời dân, trong khi mô hình gia đình ở đây thƣờng sống theo kiểu gia đình nhiều thế hệ. Việc quản lý, sử dụng tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng với gia đình chồng (vợ) rất khó phân biệt nên quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn. Trƣờng hợp yêu cầu chia tài sản khi ly hôn giữa bà Hoàng Thị Phƣợng và ông Nguyễn Đức Kính là một ví dụ. Bà Phƣợng và ông Kính cƣới nhau vào năm 1975 dƣới sự chứng kiến của hai bên gia đình. Sau khi cƣới, vợ chồng bà sinh sống tại Tp. Đà Nẵng đến năm 1976 thì về quê ông Kính tại thôn Bồ Mƣng 3, xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn sinh sống cùng gia đình ông Kính và đã có 4 con chung, hiện tại còn 1 cháu chƣa đủ 18 tuổi. Đến năm 2009, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn nên bà Phƣợng bỏ đi Tp. Hồ Chí Minh sống với con thứ hai. Năm 2010, bà Phƣợng làm đơn xin ly hôn ông Kính. Bà Phƣợng cho rằng tài sản chung của vợ chồng có 01 ngôi nhà xây trên diện tích đất còn lại 907m2 (vợ chồng đã chuyển nhƣợng một phần cho ngƣời khác); phần đất này cha mẹ ông Kính đã cho vợ chồng bà và đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ Nguyễn Đức Kính. Ngoài ra, còn có tiền mặt gởi Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng 110 triệu đồng; 01 chiếc xe máy và một số thửa đất lúa. Bà Phƣợng yêu cầu đƣợc chia đôi số tài sản trên và có nguyện vọng nhận ngôi nhà để ổn định chỗ ở và nuôi con. 60 Ông Kính khai rằng tài sản chung của vợ chồng chỉ có một số thửa đất nông nghiệp, ngoài ra không có gì nữa. Mảnh đất mà bà Phƣợng tranh chấp là tài sản của cha mẹ ông, ông chỉ đứng ra kê khai đăng ký vì thời điểm đó cha ông đã mất, mẹ ông già yếu nên đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ thực chất cha mẹ chƣa cho vợ chồng ông mảnh đất này. Riêng ngôi nhà đƣợc xây trên đất của cha mẹ ông, trong đó có sử dụng một số gỗ và gạch cũ của cha mẹ để làm nhà mới có giá trị 22 triệu đồng, tiền lót gạch men 20 triệu đồng là tiền bán đất của cha mẹ, tiền làm nhà là của ông dành dụm có đƣợc chứ không có sự đóng góp công sức của bà Phƣợng. Đối với số tiền gửi tiết kiệm và chiếc xe máy là tài sản có đƣợc do ông bán đất của cha mẹ, sau khi cho con ông 100 triệu đồng để làm đám cƣới, làm mồ mả cho ông bà hết 80 triệu và mua chiếc xe để đi lại, số tiền còn lại 110 triệu đồng ông gửi Ngân hàng để lo giỗ, chạp cho ông bà. Số tiền này không phải là tài sản của vợ chồng. Ngƣời có quyền lợi liên quan, bà Nguyễn Thị Mƣời (em ruột ông Kính) cho rằng toàn bộ diện tích đất còn lại 907m2 là của cha mẹ bà để lại, trong đó mẹ bà có cho bà một phần đất diện tích 90m2 để bà sử dụng (có viết giấy tay) nên bà yêu cầu không chấp nhận đây là tài sản chung của vợ chồng ông Kính và yêu cầu Tòa án giải quyết đối với phần đất đã cho bà. Bản án sơ thẩm số 112/2010/HNGĐ-ST ngày 15/7/2010, TAND huyện Điện Bàn xác định ngôi nhà, số tiền tiết kiệm 110 triệu đồng và chiếc xe máy là tài sản chung của vợ chồng và chia đôi. Đối với phần đất thổ cƣ còn lại 907m 2 là tài sản chung của hộ ông Nguyễn Đức Kính (gồm bà Trƣơng Thị Hữu – mẹ ông Kính, ông Nguyễn Đức Kính, bà Hoàng Thị Phƣợng và bà Nguyễn Thị Hoàng Trâm – con gái ông Kính bà Phƣợng) vì đất đƣợc ông Nguyễn Đức Kính thay mặt hộ gia đình đăng ký sử dụng năm 1995. Vì vậy, mảnh đất nói trên đƣợc chia theo phần, mỗi ngƣời đƣợc sở hữu 226m2 đất ở 61 và không chấp nhận yêu cầu của bà Mƣời trong vụ án này. Nếu bà Mƣời có yêu cầu chia thừa kế thì tách ra giải quyết bằng một vụ án khác. Riêng các thửa đất nông nghiệp, ông Kính và bà Phƣợng thoả thuận mỗi ngƣời nhận 1 thửa đất màu và 1 thửa đất lúa để sản xuất nên HĐXX công nhận sự thoả thuận này. Vì vậy, TAND huyện Điện Bàn chia phần tài sản tranh chấp ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_tranh_chap_tai_san_cua_vo_chong_khi_ly_h.pdf
Tài liệu liên quan