Luận văn Giải quyết việc làm cho thanh niên tại Khu kinh tế Vũng Áng huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia.nhờ phục

hồi và đầu tư cho các nghề truyền thống mà tạo được việc làm cho nhiều người, sản

xuất được những mặt hàng xuất khẩu có giá trị mang lại nguồn lợi đáng kể cho đất

nước. Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống như chạm khảm, dệt,

thêu ren, mây tre đan Nếu có sự quan tâm đầu tư thoả đáng sẽ có hàng vạn làng

nghề , không những giải quyết việc làm được cho nhiều thanh niên mà còn bảo tồn

được ngành nghề truyền thống, mang lại lợi ích lâu dài cho quốc gia, dân tộc. Chinh

quyền địa phương cần quan tâm phát triển làng nghề theo hướng sau:

Trước mắt, hoàn thiện quy hoạch và tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch

phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển làng

nghề phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch nằm trong quy

hoạch tổng thể về đất đai, giao thông, vùng nguyên liệu, quy hoạch thương mại,

dịch vụ của huyện; Quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống phải theo hướng

hình thành cụm CN vừa và nhỏ, cụm làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề nhằm

tách một số cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư tránh tình trạng gây ô nhiễm.

Sau đó, quy hoạch phát triển làng nghề cần chú trọng đảm bảo nguồn nguyên

liệu cho sản xuất. Nguồn nguyên liệu phải được quy hoạch theo hai hướng: trước

mắt cần có quy hoạch bảo vệ và khai thác tôt nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre,

gỗ,đót.để chủ động trong quá trình sản xuất

pdf104 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm cho thanh niên tại Khu kinh tế Vũng Áng huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh. Hiện tại, KKT Vũng Áng đang phát triển nhộn nhịp với hơn 150 dự án được cấp đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hơn 23 tỷ USD (theo báo cáo tổng kết tình hình phát triển tại khu kinh tế Vũng Áng của ban quản lý Khu kinh tế năm 2012). Một số dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả như: Tổng kho khí hoá lỏng Bắc Trung Bộ; Tổng kho xăng dầu Vũng Áng; Cảng Vũng Áng với 02 cầu cảng số 1 và số 2 công suất 1,3triệu tấn/năm. Một số công trình, dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I (1.200 MW); Khu Liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh; Khu Du lịch dịch vụ hồ Tàu Voi... Nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn đang hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận đầu tư như: Nhà máy Lọc hoá dầu công suất 16 triệu tấn/năm (12,47 tỷ USD); Nhà máy Luyện thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (4tỷ USD); Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II (1,6tỷ USD). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 Với những dự án mới ra đời, và việc nhiều dự án khác hoàn thành đi vào hoạt động, thì mục tiêu đạt số thu ngân sách 2 ngàn tỷ đồng/năm sẽ khả thi. Khác với nhiều KKT lớn trong cả nước, KKT Vũng Áng không chỉ có các dự án lớn mang tầm quốc gia như: nhiệt điện, luyện cán thép, cảng biển, mà còn có nhiều ngành CN, nhiều lĩnh vực sản xuất khác. Ban quản lý KKT Vũng Áng đã đề ra mục tiêu phát triển như sau: Mục tiêu tổng quát: Thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Tạo điểm bứt phá về KT-XH trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, thu hẹp khoảng cách trong phát triển KT-XH, hội nhập với các nước và quốc tế. Mục tiêu cụ thể: Định hướng phát triển KKT, đảm bảo phát triển phù hợp giai đoạn trước mắt, bền vững trong tương lai lâu dài; cụ thể hoá chủ trương của Chính phủ về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và chính trị để phát triển KKT Vũng Áng, tạo khả năng liên kết chặt chẽ, thuận lợi giữa các khu chức năng trong KKT cũng như giữa KKT Vũng Áng với các KKT khác. Xây dựng KKT năng động, hiệu quả, có tầm cỡ quốc tế trong đó: Phát triển ngành CN luyện kim gắn với lợi thế về nguyên liệu; các ngành CN gắn với cảng biển; các ngành CN sử dụng nhiều LĐ; ngành CN định hướng XK. Xây dựng các khu đô thị mới, đồng thời ưu tiên phát triển các khu DV- TM, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển, trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ. 2.1.2. Những đặc điểm của khu kinh tế ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên 2.1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên Những thuận lợi cơ bản Vị trí địa lý KKT Vũng Áng có diện tích rộng 22.781 ha bao gồm 9 xã: Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và Thị trấn Kỳ Anh. Với địa thế thuận lợi KKT nằm trên trục đường giao thông Bắc ĐA ̣I H Ọ KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Nam theo đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam có thể giao lưu kinh tế với mọi vùng trong cả nước, theo đường Quốc lộ 8A và 12A kết nối với đường Hồ Chí Minh đi qua Cửa khẩu Cầu Treo và Cha Lo. Đây là tuyến đường ngắn nhất từ cảng biển Việt Nam đến các vùng Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, là điều kiện thuận lợi hợp tác kinh tế. Từ cảng Vũng Áng - Sơn Dương theo tuyến đường hàng hải quốc tế dễ dàng đến Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu; Vị trí địa lý thuận lợi là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Địa hình Địa hình KKT phức tạp, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi, đồi, đồng bằng và ven biển. Đây là một vùng đất nhỏ nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, với phía Nam là dãy hoành sơn đâm ngang ra biển nên có đến 80% diện tích tự nhiên của lãnh thổ là đồi núi và địa hình hẹp và dốc dần từ Tây sang Đông, đồng bằng chiếm một diện tích nhỏ lại bị chia cắt bởi những ngọn núi nằm rải rác ra đến tận biển. Căn cứ vào đặc điểm địa hình có thể phân KKT thành các kiểu địa hình sau: Một là, kiểu địa hình núi: Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh là kiểu địa hình tạo thành một dải hẹp nằm dọc theo ranh giới giữa tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Các khối granit xâm nhập bóc ra với đỉnh nhọn, sườn dốc với độ dốc trên 250 và thường là những đỉnh cao nhất vùng núi U Bò với độ cao 1011,5m. Các núi cát kết phiến sét hình thành mềm mại hơn, đường phân thuỷ có khi được phân cách rõ nét nhưng nhiều chỗ lại hơi bằng hoặc lượn sóng, có khi thấp xuống. Như vậy, với dạng địa hình dốc thoải, thẳng góc với hướng gió mùa Đông Bắc, loại gió này khi đi ngang qua biển Đông đem lại mưa lớn vào mùa thu và mùa đông trên những sườn đón gió; do đó trên những sườn này quá trình xói mòn xảy ra, đất chủ yếu là trơ sỏi đá rất khó khăn cho việc khai thác, giao thông đi lại. Hai là kiểu địa hình đồi: Đây là những thung lung kiến tạo và xâm nhâp với chiều ngang tương đối rộng, độ cao chủ yếu dưới 30m, bao gồm các thung lũng nằm xen kẽ với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vỡ vụn. Kiểu địa hình này khá thuận lợi để phát triển nông- lâm nghiệp và đang được khai thác mạnh. Ba là kiểu địa hình đồng bằng và ven biển: Vùng địa hình đồng bằng KKT nằm dọc ven biển với độ cao trung bình dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi phía tây, càng về phía nam càng hẹp có cao độ tự nhiên từ 1,25 đến 8,5m. Đây là vùng có nguy cơ bị nhiễm mặn thường xuyên thiếu nước về mùa khô. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Địa hình ven biển thường có những dãi cát dọc theo bờ biển, thỉnh thoảng có những cồn cát cao là những khu dân cư phía trong nội đồng. Bên canh việc khai thác phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ xen kẽ cây lá tràm và thông. Vùng ven biển: cao độ tự nhiên từ -0,9 đến 5,5m. Ngoài ra có một số núi cao như: núi Đọ, núi Cao Vọng, núi Cơn Trè đều có cao độ từ 32,5m đến 415,7m và một dãy cồn cát dài nằm về phía Đông Nam có cao độ từ 3,5m đến 20,2m. Khí hậu Khí hậu ở đây nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa với một mùa mưa và một mùa ít mưa được phân hoá không rõ nét, mùa mưa đến chậm, ngắn do sự hoạt động muộn của các nhiễu động khí quyển và sự rút lui của hoàn lưu Tây Nam. Khí hậu KKT mang tính chất á nhiệt đới với một mùa đông lạnh khô có ba tháng nhiệt độ dưới 18 0C. Mùa hè từ tháng 4-10 nắng nóng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Khoảng cuối tháng 7-10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm. Mùa đông từ tháng 11-3 năm sau chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 70C. KKT nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, có một chế độ khí hậu khá đặc biệt. Trong đó: Về chế độ nhiệt KKT nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc Bán Cầu, có nhiệt độ trung bình năm là 240C, tổng lượng nhiệt năm khoảng 8.000 - 8.5000C, biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm từ 10 – 120C. Vào mùa hè, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nên khu vực này có nền nhiệt rất cao, nhiệt độ tháng nóng nhất vào tháng VII khoảng 300C có những ngày nhiệt độ lên đến 39 – 410C. Trong khi đó, vào mùa đông do chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc với cường độ mạnh làm cho nền nhiệt ở KKT hạ thấp trung bình khoảng 17,50C. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,60C - 24,60C. Về chế độ khô ẩm Một là, lượng mưa lớn do chịu ảnh hưởng của địa hình, phía Tây và phía Nam là đồi núi hướng mặt ra biển Đông tạo thành những tấm bình phong đón những cơn gió thổi từ biển vào nên KKT Vũng Áng là nơi đón nhiều mưa nhất. Lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2.000mm, cá biệt có một số nơi trên 3.000mm. Số ngày mưa trung bình từ 150 - 160 ngày/năm. Nhìn chung, chế độ mưa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 khu vực này rất thất thường, do ảnh hưởng của bão và mưa nguồn, lượng mưa hằng năm khác nhau từ năm này sang năm khác. Hai là, độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hằng năm ở Kỳ Anh khá cao, trung bình khoảng 83 - 84%, vào những tháng khô hạn nhất của mùa hè độ ẩm trung bình khoảng 68%. Vào mùa đông, độ ẩm không khí thường rất cao, đặc biệt vào những tháng cuối đông, độ ẩm trung bình của không khí luôn trên 90% do hoạt động của các khối khí cực đới tràn về mang theo hơi ẩm khi qua biển Đông gây ra mưa phùn. Thời kỳ có độ ẩm không khí thấp nhất là vào các tháng VI, VII, đây là thời kỳ hoạt động mạnh mẽ của gió Tây khô nóng. Thứ ba chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm: 2.858 mm, lượng mưa lớn nhất 5 ngày liên tục ứng với các tần suất (%) Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình trên năm Trạm Tần suất % 1 2 5 10 Kỳ Anh 1554 1365 1120 930 (Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng) Thứ tư, chế độ gió: KKT nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhưng tính chất phân mùa không rõ rệt. Thời gian thịnh hành gió mùa mùa đông ở KKT nói riêng thường muộn hơn ở Bắc Bộ, song các đợt gió mùa Đông Bắc đều mạnh và thường ảnh hưởng đến KKT. Gió mùa Tây Nam phát triển mạnh vào thời kỳ giữa hè, đây là loại gió khô nóng, không mưa, kèm theo dông vào chiều tối. Tháng IV chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang Tây Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc và gió Đông Nam, gió Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9. Tốc độ gió lớn nhất trung bình ở đồng bằng ven biển có thể đạt tới 15 – 20 m/s. Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình trong năm Trạ m Thán g 1 Thán g 2 Thán g 3 Thán g 4 Thán g 5 Thán g 6 Thán g 7 Thán g 8 Thán g 9 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 Kỳ Anh 36 35 42 45 48 47 48 49 50 50 - - (Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên đất: KKT phong phú về tài nguyên đất, gồm 8 nhóm đất chính phục vụ cho quá trình khai thác xây dựng và phát triển KKT. Tổng diện tích đất xây dựng KKT gồm 10.151 ha, trong đó : Khu bảo thuế (khu phi thuế quan): khoảng 730 ha, bao gồm cảng Sơn Dương (410 ha) và khu thương mại - dịch vụ - công nghiệp hậu cảng (320 ha). Khu thuế quan khoảng 9.421 ha bao gồm đất xây dựng cảng, đất xây dựng nhà máy nhiệt điện kho xăng dầu...Đất khác trong KKT (12.630 ha) bao gồm đất dân cư nông thôn, đất quân sự, tôn giáo, nông nghiệp và mặt nước, cây xanh sinh tháiCông tác thu hồi đất đai, GPMB được thực hiện nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi trao trả mặt bằng cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Đất đai tại KKT Vũng Áng rất thuận lợi để xây dựng nhà máy, xí nghiệp. + Sông ngòi: Sông Trí và sông Quyền là hai hệ thống sông lớn cung cấp nước cho KKT. Sông Trí bắt nguồn từ núi thấp huyện Kỳ Anh, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đổ ra biển tại Vũng Áng. Diện tích lưu vực F=57 km2, chiều dài sông L=26 km. Sông Quyền: Bắt nguồn từ vùng đồi núi có cao độ 300m tại làng Dính, theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đổ ra biển tại Vũng Áng. Diện tích lưu vực F= 216 km2, chiều dài 34 km, độ dốc lưu vực i=13,1%. Mật độ lưới sông 1,26 km/km2, hệ số uốn khúc 3,16. Các nhánh lớn của sông Quyền là Khe Lau, Tàu Voi, Thầu Dầu, Khe Luỹ. + Tài nguyên khoáng sản: KKT Vũng Áng còn nằm gần các nguồn tài nguyên khoáng sản quý như: Mỏ sắt: trữ lượng trên 544 triệu tấn, hàm lượng sắt 62,1%, đang được khai thác; Quặng Ti Tan: trữ lượng trên 5 triệu tấn, hiện khai thác 100 - 150 tấn/năm; Sét gạch ngói phân bố hầu hết các xã, mỏ lớn có trữ lượng trên 65 triệu m3; Các mỏ thiếc, mangan, cao lanh, vàng sa khoáng, nước khoáng trữ lượng lớn; Nông, lâm, hải sản: Giàu tiềm năng về tài nguyên rừng, biển và có quỹ đất lớn để phát triển về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chế biến, tiêu thụ, XK hàng hóa. Là tỉnh có trên 18.000 km2 diện tích mặt biển, Hà Tĩnh còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản. Những khó khăn + Điều kiện khí hậu: Khí hậu thời tiết ở đây hết sức khắc nghiệt, hàng năm vào từ tháng 8-12 bão lũ mưa rét kéo dài triền miên ảnh hưởng lớn đến đời sống XH ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 của nhân dân. Từ tháng 4 – tháng 8 khí hậu hết sức khô nóng do ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng lớn đến việc SX của nhân dân cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hiện nay KKT đang vào mùa xây dựng, các công trình bị chậm tiến độ thi công phần lớn do bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. + Hệ thống sông ngòi: dày đặc nhưng ngắn, dốc, hàm lượng chất hữu cơ thấp thêm vào đó địa hình dốc nên mỗi trận mưa lũ đi qua đã tàn phá sự màu mỡ của đất đai, để lại vùng đất trắng xóa, ngèo chất dinh dưỡng. Hàng năm phải hứng chịu 9-10 cơn bão, tình trạng lũ lụt xảy ra thường xuyên gây nên ngập úng xói mòn. + Tài nguyên khoáng sản: Ít được thiên nhiên ưu đãi có ảnh hưởng lớn đến SX của nhân dân. 2.1.2.2. Những đặc điểm thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội Về thuận lợi Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng CN - DV, giảm tỷ trọng nông nghiệp Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Ngành CN có hàm lượng KH-KT cao như công nghệ cao, công nghệ điện tử, công nghiệp nặng, cơ khí đã và đang được đầu tư. Môi trường đầu tư được hoàn thiện, thủ tục hành chính được cải cách theo hướng nhanh gọn, thuận lợi. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) ngày càng được nâng cao. Chỉ tính trong năm 2011, tổng sản lượng đạt 54,58 tấn; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: N-L-N chiếm 27,87%, CN - Tiểu thủ CN và XD chiếm 32,39%, TM - DV chiếm 39,74% [30]. Một số dự án đầu tư hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế gắn với quốc phòng được đầu tư xây dựng như: Đường kinh tế quốc phòng Tây - Bắc, đường Kỳ Lâm - Kỳ Lạc, đường cứu hộ Kim Sơn, đê biển Kỳ Ninh, Bệnh viên đa khoa huyện Những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế: sản xuất N-L-N tiếp tục giữ vững ổn định, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giá trị đạt 647,82 tỷ đồng, tăng 2,12% so với năm trước. Trong đó nông nghiệp đạt 477 tỷ đồng, tăng 2,88%, thủy sản đạt 142 tỷ đồng tăng 18,9%, riêng lâm nghiệp đạt 28,720 tỷ đồng, giảm 43,9% so với năm trước [32]. Sản xuất CN - TTCN có bước phát triển khá, lĩnh vưc TM- DV đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm theo giá cố định ước đạt 1.679 tỷ đồng, tăng 1,7% so cùng kỳ năm 2010. Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân ước đạt 97.326 ha, bằng 97,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng lương thực ước đạt 30,49 vạn tấn, tăng 1,08 vạn tấn so với vụ Đông Xuân năm 2010; năng suất lúa vụ Đông Xuân ước đạt 52,65 tạ/ha, tăng 5% [31]. Chăn nuôi phục hồi nhanh sau lũ lịch sử năm 2010; sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 34.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2010. Công tác phòng, chống dịch bệnh được tập trung chỉ đạo, kịp thời phát hiện, khoanh vùng, khống chế dịch. Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng được chăm sóc 4.010,6 ha, tăng 13,4% so cùng kỳ năm 2010; khoanh nuôi tái sinh rừng 6.999 ha, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các chủ rừng xây dựng và triển khai phương án phòng chống cháy rừng. Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, qua tuần tra phát hiện và xử lý 248 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Thuỷ sản: Tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 19.900 tấn, tăng 8% so cùng kỳ năm 2010; giá trị hàng chế biến thuỷ sản đạt 10 triệu USD. Xây dựng nông thôn mới: Đã tổ chức triển khai quyết liệt, tạo chuyển biến về nhận thức; dân cư vùng tái định cư mới cam kết xây dựng nông thôn mới, nếp sống mới, văn minh lịch sự. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đang tích cực chỉ đạo các địa phương hoàn thành việc xây dựng quy hoạch, lập các đề án, đồng thời chỉ đạo các xã điểm triển khai thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Đã ban hành cơ chế huy động và hỗ trợ nguồn vốn xây dựng giai đoạn 2011 - 2015. Triển khai sơ kết thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn ở 11 xã mô hình nông thôn mới của Ban Bí thư Trung ương và 2 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) đạt 1.087 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm, một số dự án lớn trên địa bàn đã hoàn thành, đi vào hoạt động: Tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hương Sơn hòa lưới điện quốc gia; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã tổ chức khánh thành cụm Tổng kho xăng dầu, đạm, khí hóa lỏng tại Vũng Áng. Các đơn vị sản xuất trên địa bàn đang nỗ lực khắc phục khó khăn về giá đầu vào (điện, nguyên, nhiên liệu...) để ổn định và mở rộng sản xuất. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã đẩy nhanh tiến độ, dự kiến đưa Tổ máy số 1 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 vào hoạt động trước kế hoạch 02 tháng. Dự án Khu liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương đang triển khai quyết liệt, nhiều hạng mục công trình được đồng bộ triển khai. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 8.740 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 triệu USD, đạt 38,5% so với kế hoạch năm và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 115 triệu USD, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xây dựng các dự án trong Khu kinh tế Vũng Áng. Về khó khăn Điều kiện KT-XH của KKT nói chung và toàn huyện nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Tại KKT tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ rất lớn. Tại một số xã như: Kỳ Thịnh, Kỳ Nam.hộ nghèo còn chiếm trên 50%. Đảng bộ và nhân dân các xã đã tích cực cố gắng trong công tác xóa đói giảm nghèo nhưng số hộ tái nghèo vẫn có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó trong 9 xã thuộc KKT thì có tới 80% số hộ là nông nghiệp, thu nhập từ sản xuất hoa màu, canh tác trên đất lúa khi bị thu hồi đất các hộ chuyển đến khu tái định cư mới thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện SX nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; do rét hại kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất Đông Xuân, phải gieo cấy lại trên 12.000 ha, sinh trưởng, phát triển chậm so với khung lịch thời vụ từ 20-25 ngày, ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ Hè Thu. Dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, một số địa phương vẫn xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, bệnh đốm trắng ở tôm. Sản xuất công nghiệp tuy tăng so cùng kỳ năm 2010 nhưng còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng. Việc bồi thường hỗ trợ tái định cư, GPMB nhiều dự án còn chậm và ách tắc; tình trạng khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều. Một số dự án triển khai chậm, nguồn vốn không đáp ứng như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, gây bức xúc cho nhân dân. Quản lý chất lượng một số công trình chưa đạt yêu cầu, công tác nghiệm thu, quyết toán công trình chưa kịp thời. Cơ sở vật chất: tại KKT mà cụ thể là tại các khu tái định cư các xã; Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liênnghèo nàn. Điện, đường, trường trạm chưa ổn định gây khó ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 khăn cản trở cho giao thông đi lại của nhân dân. Kênh mương thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp hạn chế. CDCC kinh tế còn chậm: nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, trong khi đó khí hậu khá khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản xuất của bà con. Tính rủi ro cao đồng thời với hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho nông nghiệp còn thấp nên năng suất thấp, thu nhập thấp. Trình độ dân trí thấp: trình độ dân trí của nhân dân huyện Kỳ Anh những năm trước rất thấp, nhiều vùng do điều kiện kinh tế khó khăn nên tỷ lệ mù chũ ở một số xã miền núi rất cao. Khá đông trẻ trong độ tuổi đến trường không được đi học.. Đường lối chính sách chưa sát với tình hình. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của KKT Vũng Áng Đảng bộ huyện, Ban quản lý KKT và nhiều cơ quan thẩm quyền đã ban hành nhiều đường lối chính sách mới. Mặc dầu có nhiều chính sách đúng đắn đã góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng KKT nhưng vẫn còn tồn tại nhiều đường lối chưa hợp với lòng dân. Nhất là các chủ trương thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất khiến cho rất nhiều nông dân rơi vào tình cảnh “giàu giả nghèo thật”, sau khi chuyển lên các khu tái định cư mới họ thiếu phương tiện để làm ăn sinh sống. 2.1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn về tình hình dân số, lực lượng lao động tại khu kinh tế Về thuận lợi Dân số tại KKT Vũng Áng hiện nay hơn 48.000 người thuộc 9 xã. Dân số trong độ tuổi LĐ chiếm 44,5% [31]. Trên địa bàn KKT có một lực lượng LĐ khá hùng hậu, hàng năm bổ sung một số lượng lớn thị trường LĐ. Mức lương trả cho người LĐ theo hợp đồng thoả thuận giữa nhà đầu tư với người LĐ, nhưng tối thiểu: 2.050.000 đồng/tháng/người làm việc trong DN của nhà đầu tư trong nước: 4.700.000 đồng/tháng/người làm việc trong DN của nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho người sử dụng LĐ tại địa phương. Về khó khăn Đa phần LĐ có trình độ thấp, thái độ, tác phong kỉ luật LĐ kém cho nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động. Một bộ phận nhỏ sống thiếu lý tưởng, chí tiến thủ, thiếu ý thức nâng cao trình độ học vấn; nhận thức về việc làm còn phiến diện, chưa thực sự năng động sáng tạo, thiếu bản lĩnh chính trị, sống thực dụng, kỹ năng xã hội yếu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Bên cạnh đó một bộ phận TN sống ỷ lại vào tiền đền bù đất đai của cha mẹ nên sa vào tệ nạn XH. Số TN vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa. LĐ địa phương bị hạn chế về nhiều mặt, nên khó đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng trong khi đa phần các công ty, DN hoạt động trên địa bàn là công ty nước ngoài, họ có yêu cầu rất cao về LĐ. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG THANH NIÊN TẠI KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG 2.2.1. Quy mô lực lượng lao động thanh niên Lao động thanh niên có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, TN tại 9 xã chịu ảnh hưởng bởi KKT Vũng Áng có lực lượng đông đảo là điều kiện thuận lợi phục vụ cho quá trình phát triển của KKT. LĐTN có những thế mạnh vượt trội như: - Họ có đầu óc thực tế, chịu đựng tốt các điều kiện sản xuất khó khăn, có nhu cầu làm việc rất cao, cố gắng vươn lên trở thành những chủ thể lao động độc lập và tự chủ. - Cần cù, chăm chỉ lao động và xây dựng cuộc sống mới, gắn bó mật thiết với quê hương chăm lo xây dựng nếp sống mới. - Ham học hỏi, luôn cầu tiến bộ để nâng cao trình độ và mở mang dân trí. Họ khát khao cái mới và thèm muốn thông tin thiết thực cho đời sống. LĐTN tại KKT tính đến thời điểm tháng 11/2011 là 12.264 lao động chiếm 44,5% LLLĐ toàn huyện [30]. 2.2.2. Cơ cấu lực lượng lao động thanh niên Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để điều tra về thực trạng việc làm của thanh niên. Dựa trên các đặc điểm đặc trưng của khu kinh tế hiện nay đang trong giai đoạn tiền đề của sự phát triển, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đang trong quá trình tuyển dụng lao động phổ thông và lao động có trình độ nhất định nhằm phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp; đặc điểm của đối tượng thanh niên tại KKT.. để chọn 15 TN trên một xã, điều tra trên cả 9 xã chịu ảnh hưởng bởi KKT, tổng điều tra 135 TN. Kết quả của quá trình điều tra được tổng kết trong phần tiếp sau đây: 2.2.2.1. Cơ cấu lực lượng lao động thanh niên theo độ tuổi Bảng 2.3 cho thấy LĐTN 9 xã tập hợp cao nhất trong độ tuổi 16-20 có tới 68 người chiếm 45,32%. Tiếp đó là nhóm 21-25 tuổi có 46 người chiếm 30,66%, nhóm 26-30 có 36 người chiếm 24%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 2.3: Cơ cấu lực lượng lao động thanh niên theo độ tuổi ĐVT: % Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ 16-20 61 45,03 21-25 42 30,97 26-30 32 24 Tổng 135 100 (Nguồn: số liệu điều tra) 45.03% 30.97% 24% 16 - 20 tuổi 21-25 tuổi Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lực lượng lao động thanh niên theo độ tuổi Tùy theo từng nhóm tuổi mà mức độ tham gia LĐ, khả năng LĐ cao hay thấp, nhìn vào biểu đồ ở trên ta thấy nhóm tuổi 16-20 là nhóm tham gia vào thị trường LĐ chưa cao, do phần lớn còn đi học hoặc đang đào tạo nghề, nhưng đây là nhóm tuổi cần được quan tâm đúng mức về định hướng nghề nghiệp, vì đây là nguồn LĐ trẻ tương lai của KKT. Nhóm tuổi 21-25 thường là đã tham gia LĐ, phần lớn lực lượng này có ưu thế về sức khỏe, trình độ nên khả năng tham gia tiếp nhận cái mới, nắm bắt kiến thức học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp nhanh hơn. Nhóm 26-30 hầu hết đã lập gia đình và đều có một công việc tương đối khá ổn định. 2.2.2.2. Theo trình độ học vấn. Bảng 2.4: Cơ cấu thanh niên theo trình độ học vấn ĐVT:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_muc_tieu_thu_bia_cua_cong_ty_tnhh_bia_hue_tren_dia_ban_tinh_thua_thien_hue_6809_1.pdf
Tài liệu liên quan