Luận văn Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC. ii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.x

LỜI MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.3

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .3

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .5

2.3. Đánh giá chung về các công trình công bố và khoảng trống nghiên

cứu 7

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.8

4.1. Đối tượng nghiên cứu.8

4.2. Phạm vi nghiên cứu.8

5. Phương pháp nghiên cứu .8

6. Những đóng góp của luận văn .9

6.1. Đóng góp về mặt lý luận .9

6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn.9

7. Bố cục của luận văn .9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .11

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng MBHHQT .11

1.1.1 Khái quát về hợp đồng MBHHQT.11

pdf159 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp giải thể. Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2019 các doanh nghiệp nợ thuế 1.567 tỷ đồng, tăng 490 tỷ đồng so với đầu năm 2019; trong đó số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 220 tỷ đồng11. 11 Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2019 tỉnh Nghệ An, địa chỉ truy cập: https://nghean.gov.vn/wps/portal/mainportal/ctbcdbqhct?WCM_PORTLET=PC_7_GTNDM9S34NKV20A9 53 Biểu đồ 2.2 Nguồn vốn của các DN phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011-2017 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của của Sở Công thương tỉnh Nghệ An Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, nguồn vốn của các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ lớn và tăng mạnh qua các năm. Nếu bình quân giai đoạn 2011- 2015 nguồn vốn chỉ có 126.764 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã tăng lên 260.289 tỷ đồng (tăng 2,05 lần). Trong khi đó, nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI tương đối hạn chế. Năm 2017, tổng nguồn vốn của hai loại hình doanh nghiệp này chỉ chiếm 10,55% tổng nguồn vốn của các DN trên địa bàn tỉnh. 2.1.3 Tình hình hoạt động XNK của các doanh nghiệp tại Nghệ An Trong những năm vừa qua, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù kinh thế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên kim ngạch Xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn 2014-2018. FE4DT608C0_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/portal_na/279_slsbb g_ct/ttktxhna/nam2019/78d1f9004a765c3cbbdbbba23903073b, ngày truy cập 06/11/2019 54 Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt khoảng 1.050 triệu USD, tăng 5,82 % so với năm 2017. Kim ngạch nhập khẩu đạt 518,05 triệu USD, giảm 8,42 % so với năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là dệt may, gỗ, hoa quả tươi, sản phẩm đá các loại, linh kiện điện tử. Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tại Nghệ An giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: USD Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Kim ngạch XK 673.350.624 705.173.000 847.611.520 992.350.447 1.050.122.811 Kim ngạch NK 361.500.000 384.250.000 500.088.220 615.262.424 518.055.054 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động XNK tỉnh Nghệ An từ năm 2014-2018 Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu: Tỷ lệ hàng thô, chưa qua chế biến giảm, tỷ lệ hàng công nghiệp và hàng qua chế biến tăng cao, cụ thể: Các mặt hàng nhóm công nghiệp chế biến tăng từ 327,2 triệu USD năm 2015 lên 483,8 triệu USD năm 2018, dự ước năm 2019 đạt 525 triệu USD, chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2015-2018 như: Hàng dệt may (tăng 135,7%), dăm gỗ (tăng 44,7%), xơ, sợi dệt các loại (tăng 50,9%), hạt phụ gia nhựa (tăng gấp 17 lần), đá các loại (tăng 80,7%).... Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Nghệ An liên tục được mở rộng qua các năm. Đến hết năm 2018, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu hàng hoá sang thị trường 122 nước, so với chỉ 66 nước năm 2015. Trong đó, một số thị trường xuất khẩu chủ yếu như: thị trường Trung Quốc chiếm trên 47,8% tổng 55 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn tỉnh; Hàn Quốc chiếm 17,6%; Ấn độ chiếm trên 4,7%; Lào chiếm trên 3,8%; Nhật Bản chiếm 3,1%12;... Doanh nghiệp xuất khẩu Nghệ An tuy đông đảo về số lượng song chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năng lực tài chính cũng như sức cạnh tranh về sản phẩm còn yếu. Đến nay trên địa bàn Nghệ An có 165 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, trong đó, có 33 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 3 triệu USD trở lên và có 03 doanh nghiệp đạt kim ngạch trên 50 triệu USD trong năm 2018. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Nguyên phụ liệu dệt may da dày, hoa quả tươi, máy móc thiết bị. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong đó có hơn 30 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 3 triệu USD trở lên; 146 doanh nghiệp trong tỉnh và 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Bảng 2.3 Số lượng DN tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: Doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng DN có hoạt động XK 144 148 129 156 163 Số lượng DN có hoạt động NK 130 136 116 104 132 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động XNK tỉnh Nghệ An từ năm 2014-2018 Về hoạt động nhập khẩu, trong năm 2018 có 132 doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu, tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2017. Trong đó, có 114 doanh nghiệp địa phương và 18 doanh nghiệp FDI. 12 Sở Công thương tỉnh Nghệ An, báo cáo Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 - Lĩnh vực Xuất khẩu, 2019, tr.2 56 2.2 Thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An Để phục vụ cho việc nghiên cứu đạt kết quả tốt, theo sát với thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An, tác giả đã tiến hành làm khảo sát thực tế; phỏng vấn chuyên gia và phân tích hợp đồng thực tế của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. − Về phiếu khảo sát thực tế (chi tiết ở phụ lục 1): + Kích thước mẫu: Số lượng phiếu gửi ra 25 phiếu, số lượng phiếu thu về 22 phiếu. Tỷ lệ trả lời phiếu khảo sát đạt 88%. Phiếu khảo sát được gửi đến cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thuộc các ngành nghề ngẫu nhiên. + Nội dung phiếu khảo sát: Tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp, quy mô (số lượng công nhân viên, vốn đăng kí), mặt hàng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thực tiễn việc doanh nghiệp soạn thảo và thực hiện hợp đồng, hiểu biết của doanh nghiệp về Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (Công ước Viên 1980). Một số câu hỏi trong phiếu khảo sát cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn đồng thời nhiều phương án trả lời theo đúng thực tế nội dung doanh nghiệp thường thực hiện. Do vậy, trong các câu hỏi này, kết quả tổng hợp không phải là 22 lựa chọn, mà có thể sẽ có nhiều hơn 22 lựa chọn do một doanh nghiệp có thể có nhiều lựa chọn cho cùng một câu hỏi. + Kết quả phiếu khảo sát: Tác giả sử dụng để phân tích đánh giá việc soạn thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp. Nội dung chi tiết của phiếu khảo sát được đính kèm ở phụ lục 01 của Luận văn này. Báo cáo kết quả phiếu khảo sát được tổng hợp ở phụ lục 05. − Về phỏng vấn chuyên gia: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn Ông Nguyễn Cảnh Dũng – Phó Trưởng phòng nghiệp vụ, Cục hải quan tỉnh Nghệ An, cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nội dung phỏng vấn liên quan đến những nội dung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc 57 tế của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Báo cáo kết quả phỏng vấn chuyên gia được tổng hợp ở phụ lục 07 của Luận văn này. − Về phân tích hợp đồng: Tác giả thu thập một số hợp đồng sau: + 01 hợp đồng xuất khẩu sản phẩm may mặc (chi tiết hợp đồng ở phụ lục 02). + 01 hợp đồng nhập khẩu linh kiện điện tử (chi tiết hợp đồng ở phụ lục 03). + 01 hợp đồng xuất khẩu nông sản (chi tiết hợp đồng ở phụ lục 04). Báo cáo tổng hợp về hợp đồng được nêu ở phụ lục 06. 2.2.1 Các loại hợp đồng MBHHQT thông dụng của các DN tỉnh Nghệ An. Căn cứ vào tính chất hợp đồng, có thể chia thành hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng theo đơn hàng. Theo ông Nguyễn Cảnh Dũng, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thường được phân chia theo cách thức này, theo đó: − Hợp đồng MBHHQT nguyên tắc: đây là loại hợp đồng được ký kết dưới dạng hợp đồng khung, bao gồm các điều khoản cơ bản như tên hàng, hình thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng, bất khả kháng, luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp, chất lượng sản phẩm... được mô tả một cách chung chung; Các bên không đưa ra số lượng, giá cả hàng hóa cụ thể trong hợp đồng này. Hợp đồng này được sử dụng trong trường hợp các doanh nghiệp đã có quan hệ quen biết hoặc mua bán nhiều lần; họ thường xuyên giao dịch làm ăn với nhau. Đi kèm với hợp đồng nguyên tắc, bên mua khi có yêu cầu mua hàng sẽ gửi riêng một đơn hàng (Purchase Order) cho bên bán. Nội dung của đơn hàng này không bao gồm các điều khoản đã nêu ở hợp đồng nguyên tắc như luật áp dụng, giải quyết tranh chấp... mà chỉ bao gồm thông tin về tên hàng hóa cụ thể, số lượng, đơn giá, trị giá, đồng tiền. Mỗi lần có nhu cầu, người mua sẽ gửi cho người bán một đơn hàng. Đơn hàng được xem như là một phần của hợp đồng nguyên tắc. Hợp đồng nguyên tắc là cơ sở để điều chỉnh hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài. Hợp đồng này thường được sử dụng khi tiến hành mua bán hàng hóa với các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc. − Hợp đồng MBHHQT theo đơn hàng: Đây là loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông dụng, được sử dụng trong trường hợp các doanh nghiệp không 58 thường xuyên giao dịch hoặc chưa có quen biết. Khi có nhu cầu, các bên cùng trao đổi đàm phán và kí kết hợp đồng. Hợp đồng có đầy đủ các nội dung về tên hàng, số lượng, chất lượng, điều kiện và hình thức thanh toán, điều kiện giao hàng, giải quyết tranh chấp... Sau khi các bên hoàn thành nghĩa vụ thì coi như hợp đồng chấm dứt. Sau này nếu có đơn hàng mới thì hai bên sẽ tiếp tục đàm phán và giao kết lại hợp đồng mới. Căn cứ vào thời gian có hiệu lực của hợp đồng MBHHQTcó thể phân chia thành hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn: − Hợp đồng MBHHQT ngắn hạn: Những giao dịch và thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thường diễn ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Hợp đồng ngắn hạn thường có thời hạn dưới một năm và thường được các doanh nghiệp trong tỉnh sử dụng mua bán những hàng hóa mang tính chất thời vụ hay vật tư sản xuất. − Hợp đồng MBHHQT dài hạn: Hợp đồng có thời gian và hiệu lực trong một khoảng thời gian dài (thường là trên một năm). Hợp đồng dài hạn thường liên quan đến việc giao hàng trong lương lai xa hoặc có thể giao hàng nhiều lần, hoặc liên quan đến trách nhiệm hướng dẫn vận hành, bảo hành sản phẩm. Các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An sử dụng loại hợp đồng này trong việc mua bán các thiết bị máy móc để tạo tài sản cố định có giá trị lớn. Hợp đồng dài hạn cũng có thể được sử dụng cho nhiều năm, trong trường hợp doanh nghiệp là đối tác quen thuộc. 2.2.2 Thực tiễn việc đàm phán, giao kết, soạn thảo hợp đồng MBHHQT của các DN tỉnh Nghệ An 2.2.2.1 Thực tiễn việc đàm phán, giao kết hợp đồng MBHHQT của các DN tỉnh Nghệ An. Như đã đề cập ở mục 1.3.3, đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc các bên cùng thảo luận, thống nhất các nội dung, điều khoản, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Có thể nói đây chính là giai đoạn quan trọng, tạo tiền để việc thực hiện hợp đồng được suôn sẻ. Về thực trạng phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng, thống kê từ 22 phiếu khảo sát cho thấy có tới 60,73% doanh nghiệp thường sử dụng phương tiện 59 điện tử. Có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua các phương tiện điện tử. Các phương tiện điện tử hiện nay được sử dụng đó là điện thoại, thư điện tử, các chương trình trò chuyện điện tử như Zalo, Viber, Skype, Qqi... Ưu điểm của phương thức đàm phán qua các phương tiện điện tử là nhanh chóng, ý kiến đưa ra có phản hồi ngay lập tức, DN có thể tranh thủ được thời cơ kinh doanh. Tuy nhiên cũng có hạn chế đó là không quan sát được thái độ, cử chỉ của bên đối tác. Bảng 2.4 Thực trạng phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng MBHHQT STT Phương thức Số lượng Phần trăm 1 Gặp gỡ trực tiếp 06 21,42% 2 Bằng Fax, Telex 03 10,71% 3 Bằng gửi văn thư qua bưu điện 02 7,14% 4 Qua các phương tiện điện tử 17 60,73% Tổng số 28 100% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát thực tế. Việc đàm phán và giao kết hợp đồng quyết định đến hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự theo đó giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Theo Luật Thương mại 2005, Khoản 2 Điều 27 quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. 60 Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử thì “chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng”. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện: Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử; Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. 2.2.2.2 Thực tiễn việc soạn thảo hợp đồng MBHHQT của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An. Hợp đồng MBHHQT có thể được hình thành dựa vào đề xuất của bên mua, bên bán hoặc hai bên cùng tham gia đàm phán xây dựng hợp đồng hoàn chỉnh. Trong giao dịch thương mại quốc tế, các bên đều cố gắng dành quyền soạn thảo nội dung hợp đồng. Bởi lẽ việc soạn thảo sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được các điều khoản có lợi cho mình, doanh nghiệp có thể thực hiện được hợp đồng đó. Việc hợp đồng được quyết định bởi một bên thường chỉ xảy ra trong trường hợp vị thế tham gia giao dịch là không cân bằng. Trong hầu hết các trường hợp còn lại, hợp đồng được ký kết dựa trên sự đàm phán từng điều khoản hợp đồng giữa hai bên. Bảng 2.5 Loại hợp đồng các doanh nghiệp thường sử dụng STT Nội dung Số lượng Phần trăm 1 Hợp đồng mẫu của các hiệp hội cung cấp 01 3,85% 2 Hợp đồng mẫu do đối tác đưa ra 03 11,54% 3 Hợp đồng mẫu do doanh nghiệp tự soạn 06 23,08% 4 Thảo luận, đàm phán giữa hai bên về từng điểu khoản hợp đồng 16 61,53% Tổng số 26 100% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát thực tế 61 Theo kết quả khảo sát, hầu hết hợp đồng của các doanh nghiệp Nghệ An có nội dung dựa vào việc thảo luận, đàm phán giữa hai bên về từng điều khoản của hợp đồng (16/22 doanh nghiệp). Số còn lại sử dụng hợp đồng mẫu do doanh nghiệp tự soạn hoặc do đối tác nước ngoài cung cấp. − Về độ dài của hợp đồng, có 15 trên tổng số 22 doanh nghiệp tham gia khảo sát có hợp đồng chỉ dài từ 1-3 trang, có 6 doanh nghiệp hợp đồng dài 3-10 trang và 1 doanh nghiệp hợp đồng trên 10 trang. Có thể thấy độ dài của hợp đồng MBHHQT là một trong những yếu tố cho thấy nội dung của hợp đồng. Thông thường với một hợp đồng MBHHQT, nội dung các điều khoản càng chi tiết, rõ ràng thì càng thuận tiện cho việc thực hiện. Nếu nội dung hợp đồng bị thiếu hoặc quá sơ sài thì sẽ dễ dẫn đến các phát sinh, tranh chấp sau này. Nguyên nhân do vấn đề đó chưa được quy định, quy định không rõ ràng, dẫn đến việc các bên có thể có cách hiểu, vận dụng khác nhau. − Theo ông Nguyễn Cảnh Dũng, hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thường bao gồm các điều khoản: Mô tả hàng hóa, số lượng, phẩm chất hàng hóa, giá, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, chứng từ, đóng gói, bất khả kháng, điều khoản phạt, lựa chọn nguồn luật, điều khoản trọng tài. + Trong đó điều khoản phẩm chất hàng hóa thường quy định theo mô tả, theo hàm lượng chất chủ yếu (các mặt hàng khoáng sản, bột đá thường áp dụng tiêu chí này), và theo tài liệu kĩ thuật đi kèm (tiêu chí này áp dụng đối với các mặt hàng có yêu cầu theo thiết kế riêng). + Về điều kiện cơ sở giao hàng: Có thể nói, điều kiện cơ sở giao hàng là một trong những điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng MBHHQT. Điều khoản này quy định địa điểm, phương tiện vận chuyển, thời điểm chuyển giao rủi ro và chi phí từ người bán sang cho người mua, trách nhiệm và nghĩa vụ giao hàng của mỗi bên. Theo định kỳ, Phòng Thương mại Quốc tế xuất bản ấn phẩm Incoterms: ICC rules for the Use of Domestic and International Trade Terms. Điều kiện Incoterms chủ yếu mô tả các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình hàng hóa được giao từ 62 người bán sang người mua. Ấn phẩm này chỉ rõ bên nào trong hợp đồng có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc bảo hiểm, thời điểm nào người bán giao hàng cho người mua và chi phí mỗi bên phải chi trả. Các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An thường sử dụng điều kiện nhóm F và nhóm C trong Incoterms. Phiên bản mới nhất hiện nay là Incoterms 2020, tuy nhiên các DN vẫn có thể sử dụng Incoterms 2000, 2010 bởi vì việc ra phiên bản mới không làm mất đi giá trị của các phiên bản trước đó. Theo incoterms 2010 tổng cộng có 11 điều kiện trong đó, nhóm E có 1 điều khoản EXW (Ex Works); nhóm F bao gồm 3 điều kiện: FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside Ship), FOB (Free on Board); nhóm C bao gồm 4 điều kiện: CFR (Cost and Freight), CIF (Cost, Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Carriage Insurance Paid To); nhóm D có 3 điều kiện: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid). Trong 11 điều kiện thì điều kiện FAS, FOB, CFR, CIF chỉ dùng cho vận tải đường biển hoặc thủy nội địa; các điều kiện còn lại dùng cho vận tải đa phương thức (tức là có thể dùng một phương thức vận tải bất kỳ hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương thức vận tải). Liên quan đến điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterms, kết quả phiếu khảo sát cho thấy, 86,5% doanh nghiệp thường sử dụng điều kiện giao hàng nhóm C và F: Bảng 2.6 Điều kiện giao hàng các DN tỉnh Nghệ An thường sử dụng STT Điều kiện Số lượng DN Phần trăm 1 Nhóm E 2 5,40% 2 Nhóm F 16 43,25% 3 Nhóm C 16 43,25% 4 Nhóm D 03 8,10% Tổng số 37 100% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phiếu khảo sát 63 Như vậy có thể thấy, nhiều DN có hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Nghệ An thường hay sử dụng điều kiện nhóm C và F trong hợp đồng MBHHQT. − Liên quan đến điều khoản phạt, kết quả khảo sát cho thấy có 12/22 DN không quy định điều khoản phạt trong hợp đồng; 10/22 DN thường quy định điều khoản phạt liên quan đến giao chậm hàng và thanh toán chậm, mức phạt tối đa là 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm. Có 3 doanh nghiệp thường quy định phạt với các vi phạm khác nhau của người bán mức phạt tối đa là 8% trị giá hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 thì mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. − Liên quan đến điều khoản hủy hợp đồng, có 10/22 DN không quy định điều khoản hủy hợp đồng MBHHQT; 12/22 DN có quy định điều khoản hủy hợp đồng trong trường hợp người bán giao hàng kém phẩm chất mà không sửa chữa được hoặc không sử dụng được; hoặc người bán giao chậm hàng. − Về điều khoản luật áp dụng trong các hợp đồng MBHHQT, kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp thường áp dụng luật Việt Nam (71,44%). Bảng 2.7 Nguồn luật doanh nghiệp thường được áp dụng trong hợp đồng MBHHQT STT Luật áp dụng Số lượng DN Phần trăm 1 Luật Việt Nam 15 71,44% 2 Công ước Viên (CISG) 3 14,28% 3 Luật của nước đối tác 1 4,76% 4 Luật của nước thứ ba 2 9,52% 5 Khác 0 0,00% Tổng số 21 100% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát thực tế. 64 Để làm rõ nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sau đây người viết sẽ phân tích một số hợp đồng của các doanh nghiệp. Do yêu cầu cần bảo mật thông tin của người xuất khẩu, người nhập khẩu; tác giả đã thay thế tên của các công ty tham gia giao kết hợp đồng và xóa đi các thông tin liên quan đến số lượng, đơn giá, trị giá, thanh toán. a) Hợp đồng mua bán sản phẩm may mặc (chi tiết hợp đồng ở phụ lục 02) Đây là hợp đồng xuất khẩu, được ký kết giữa người bán là công ty A có trụ sở tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam; người mua là công ty B có trụ sở tại tỉnh Gifu-ken, Nhật Bản. − Chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở hai quốc gia khác nhau. − Mục đích và nội dung của hợp đồng: Công ty A bán cho công ty B lô hàng may mặc (Apron) theo các điều khoản đi kèm. − Đối tượng của hợp đồng là mặt hàng may mặc APRON. − Hình thức của hợp đồng bằng văn bản (1 trang). − Hai bên tự nguyện giao kết và hợp đồng được ký kết bởi hai bên. − Về các điều khoản của hợp đồng: + Điều khoản tên hàng: hợp đồng đã quy định rõ tên hàng Apron, kiểu cách (style): NIJI-Y18, NIJI-P18, LIKE-018. + Điều khoản số lượng: Quy định cụ thể số lượng, ví dụ đối với mặt hàng Apron NIJI-Y18 là X chiếc. Đơn vị tính số lượng là chiếc (PCS). Hợp đồng này quy định số lượng cụ thể có dung sai +/- 5% (sử dụng phương pháp quy định số lượng cụ thể có tính đến dung sai). + Điều khoản giá: Quy định mức giá cụ thể, đồng tiền tính giá là Đô la Mỹ (USD). + Điều khoản điều kiện giao hàng: Theo điều kiện FOB Việt Nam. Việc quy định như thế này chưa cụ thể chính xác, dễ gây ra tranh chấp sau này. Bởi vì: Thứ nhất, hiện tại có nhiều phiên bản incoterms, và tất cả các phiên bản này đều có thể được dẫn chiếu sử dụng, việc ra đời incoterms 2010 không làm mất đi hiệu lực của incoterms 2000. Khi quy định điều kiện cơ sở giao hàng, cần phải chi tiết là điều 65 kiện gì, theo incoterms năm nào. Cùng là điều kiện FOB (Free on board); tuy nhiên theo Incoterms 2000 trách nhiệm của người bán là giao hàng hóa đến lan can tàu. Hay nói cách khác, thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa và chi phí vận chuyển là khi hàng hóa qua lan can tàu. Trong khi đó, theo incoterm 2010, với điều kiện giao hàng là FOB thì người bán có nghĩa vụ giao hàng lên tàu. Tức là thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa và chi phí vận chuyển từ người người bán sang người mua sau khi hàng hóa đã được giao lên tàu. Như vậy có thể thấy, cùng là điều kiện giao hàng FOB, tuy nhiên theo phiên bản incoterms 2000 và incoterms 2010 thì nghĩa vụ, thời điểm chuyển chuyển giao rủi ro hàng hóa, thời điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua là khác nhau. Với cách quy định điều khoản giao hàng như hợp đồng ở trên, không dẫn chiếu theo incoterms nào, sau này rất dễ có tranh chấp. Trong trường hợp hàng chuyển từ cầu cảng sang tàu, qua lan can tàu bị rơi xuống biển, hư hỏng toàn bộ; rất khó để xác định trách nhiệm thuộc về người bán hay người mua. Bởi vì, theo incoterms 2000 thì người bán đã hết trách nhiệm về rủi ro hàng hóa, nhưng theo phiên bản 2010 thì trách nhiệm lại thuộc về người bán do hàng hóa chưa được giao lên tàu. Không dẫn chiếu FOB của incoterms năm nào thì không thể xác định được trách nhiệm người bán và người mua trong trường hợp này. Thứ hai, quy định FOB Việt Nam là chưa chính xác. Theo incoterms, điều khoản FOB phải gắn liền với tên cảng ví dụ FOB Hải Phòng, FOB Cát Lái... Việc quy định như thế này giúp bên bán và bên mua ngầm hiểu là hàng sẽ được giao theo điều kiện FOB tại cảng Hải Phòng, cảng Cát Lái... Việt Nam không có cảng biển mang tên Việt Nam, do vậy quy định FOB Việt Nam là chưa đúng. Đối với điều kiện giao hàng trong hợp đồng trên, Công ty A và đối tác có thể thống nhất quy định như sau: “FOB Hai Phong, incoterms 2010”. + Điều khoản thời gian giao hàng: “On August 2018”. Việc quy định như thế này rất chung chung và dễ dẫn đến tranh chấp. Người bán và người mua chỉ xác định thời điểm giao hàng là vào tháng 08 năm 2018, không quy định phương thức giao hàng, thông báo giao hàng. Hợp đồng cũng không quy định rõ là yêu cầu giao hàng toàn bộ hay cho phép giao hàng từng phần. Có thể xảy ra trường hợp ngày 66 10/08/2018 người bán giao một nửa lô hàng cho người mua; sau đó ngày 25/08/2018 người bán giao nửa lô hàng còn lại. Trong trường hợp này rất khó để xác định người bán có vi phạm hợp đồng hay không, bởi vì hợp đồng không quy định phương thức giao hàng. Hợp đồng trên cũng không quy định điều khoản phạt vi phạm do giao chậm hàng. Như thế có thể gây rủi ro cho người mua, trong trường hợp người bán không giao hàng hoặc giao hàng muộn. + Điều khoản địa điểm giao nhận hàng: Hợp đồng quy định cảng đi (cảng xếp hàng) là Việt Nam, cảng đến (cảng dỡ hàng) là Nhật Bản. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các DN nên quy định cụ thể tên cảng đi và tên cảng đến. Nếu quy định chung chung là cảng đến ở Nhật Bản thì sẽ rất khó để xác định là cảng nào; người mua khó khăn trong việc lên phương án để nhận hàng, chuyển về hàng hóa về nhà máy. Có thể gần công ty có cảng biển, nhưng người bán lại giao hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giao_ket_va_thuc_hien_hop_dong_mua_ban_hang_hoa_quo.pdf
Tài liệu liên quan