Luận văn Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại Tp.HCM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG_Toc8714111

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .6

4. Đối tượng nghiên cứu .7

5. Phương pháp nghiên cứu .7

6. Những đóng góp mới của đề tài .9

7. Bố cục của luận văn .9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT ÁP DỤNG

CHO SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHÍNH XÁC NHẬP KHẨU VÀO THỊ

TRƯỜNG NHẬT BẢN.11

1.1. Khái quát về thị trường cơ khí chính xác của Nhật Bản.11

1.1.1. Thị trường Nhật Bản .11

1.1.2. Đặc điểm chính của ngành công nghiệp cơ khí chính xác của Nhật

Bản.11

1.1.3. Thị hiếu tiêu dùng.17

1.1.4. Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản.18

1.2. Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập

khẩu vào thị trường Nhật Bản.30

1.3. Tiềm năng và lợi thế của các doanh nghiệp tại TP.HCM trong xuất

khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản.31

pdf137 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài Loan, Hàn Quốc. Hoạt động xuất khẩu được phân biệt theo các tiêu thức sau: a. Theo thị trường xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động chính, do đó thị trường xuất khẩu có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Nhật Bản chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu, còn lại là các thị trường khác: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường được thể hiện trong bảng sau: 49 Bảng 2.4: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: USD TTXK Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 GTXK Tỷ lệ % GTXK Tỷ lệ % GTXK Tỷ lệ % GTXK Tỷ lệ % GTXK Tỷ lệ % Nhật Bản 3.010.800 91.74 3.810.686 88.6 3.871.800 90 3.998.789 91.38 4.832.471 93.58 EU 118.400 3.61 302.855 7.46 236.610 5.5 235.866 5.39 258.200 5 Châu á 152.700 4.65 187.459 3.94 193.590 4.5 141.345 3.23 73.329 1.42 Tổng KNXK 3.281.900 100 4.301.000 100 4.302.000 100 4.376.000 100 5.164.000 100 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Nhật Bản là thị trường truyền thống và cũng là một trong những thị trường nhập khẩu mặt hàng cơ khí chính xác lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp tại TP.HCM đã thiết lập và duy trì mối quan hệ làm ăn với các khách hàng Nhật Bản trong một thời gian dài. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất khoảng 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng và không ngừng tăng lên. Mặc dù nền kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhưng Các doanh nghiệp tại TP.HCM vẫn duy trì được hoạt động xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật đạt 3.010.800 USD chiếm 91.74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 3.810.686 USD chiếm 88.6%, năm 2016 con số này tăng lên 3.871.800 USD đạt 90%. Sang năm 2017 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 3.998.789 USD đạt 91.38%. Sang năm 2018 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 4.832.471 USD đạt 93.58 %. Như vậy, có thể thấy mức tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đều và ổn định. Tuy nhiên Các doanh nghiệp tại TP.HCM cũng vấp phải sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh mạnh là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Do đó, để duy trì và 50 tăng doanh thu xuất khẩu vào thị trường này, cần có các biện pháp làm tăng chất lượng, mẫu mã đồng thời giảm giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bảng 2.5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp cơ khí chính xác vào thị trường Châu Á giai đoạn 2014-2018 Thị trường Châu Á Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị kim ngạch xuất khẩu (Đơn vị: USD) 152.700 187.459 193.590 141.345 79.329 Tỷ trọng (Đơn vị: %) 4.56 3.94 4.5 3.23 1.42 Tổng KNXK 3.281.900 4.301.000 4.302.000 4.376.000 5.164.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Như vậy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á của Các doanh nghiệp tại TP.HCM không ổn định và có xu hướng giảm sút. Các doanh nghiệp tại TP.HCM cần có các biện pháp nhằm bảo vệ duy trì và mở rộng xuất khẩu sang thị trường này. b. Theo phương thức xuất khẩu Các doanh nghiệp tại TP.HCM tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài theo 2 phương thức: Xuất khẩu trực tiếp cho các siêu thị và các công ty thương mại tại Nhật Bản có nhu cầu; Xuất khẩu gián tiếp thông qua các công ty thương mại trung gian trong nước và ngoài nước. 51 Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác theo phương thức xuất khẩu giai đoạn 2014-2018 Phương thức xuất khẩu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Xuất khẩu trực tiếp (Đơn vị: USD) 3.150.626 96 4.171.970 97 4.215.960 98 4.305.984 98.4 5.127.852 99.3 Xuất khẩu gián tiếp (Đơn vị: USD) 131.247 4 129.030 3 86.040 2 70.016 1.6 36.148 0.7 Tổng KNXK 3.281.900 100 4.301.000 100 4.302.000 100 4.376.000 100 5.164.000 100 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trong những năm qua Các doanh nghiệp tại TP.HCM thực hiện xuất khẩu trực tiếp là chủ yếu, tỷ trọng xuất khẩu theo phương thức này luôn đạt ở mức cao, trên 95% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2014 hoạt động xuất khẩu đạt 3.150.626 USD chiếm 96 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2015 đạt 4.171.970 USD chiếm 97% và tiếp tục tăng các năm sau, đến năm 2018 cho thấy hầu như chỉ thực hiện xuất khẩu trực tiếp là chính với tỷ trọng 99,3%. Bên cạnh phương thức xuất khẩu trực tiếp, Các doanh nghiệp tại TP.HCM vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu gián tiếp để mở rộng sang các thị trường khác, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Do đó, trong thời gian tới cần có các giải pháp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gián tiếp. 2.1.4. Công tác xuất khẩu, phương thức thanh toán Công tác giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp TP.HCM rất coi trọng công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hợp đồng xuất khẩu. Vì hoạt động xuất khẩu là hoạt động chính của các doanh nghiệp. Công tác giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp 52 do phòng kinh doanh đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Trong thời gian qua các doanh nghiệp đã ký được rất nhiều hợp đồng xuất khẩu với các khách hàng Nhật Bản. Điều này thể hiện trong kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản luôn chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Công tác giao dịch của các doanh nghiệp thường bắt đầu từ việc các doanh nghiệp nhận các đơn đặt hàng từ phía Nhật Bản và giao dịch bàng thư từ, điện tín, fax, hoặc gặp mặt trực tiếp nếu là khách hàng mới, thông qua đó để thoả thuận các điều kiện giao dịch về số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng, các điều kiện giao nhận, thanh toán Công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Đây là một trong những công tác rất quan trọng của các doanh nghiệp, vì nếu thực hiện tốt công tác này sẽ tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng làm cơ sở để duy trì quan hệ kinh doanh lâu dài với bạn hàng nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản. Các doanh nghiệp tiến hành tổ chức sản xuất trên cơ sở các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho sản xuất, bố trí sắp xếp thời gian sản xuất hợp lý để đảm bảo cho việc giao hàng đúng tiến độ như đã quy định trong hợp đồng. Các doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến việc đóng gói bao bì cho sản phẩm xuất khẩu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Các doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản theo hình thức FOB nên họ không phải làm các công việc thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá của mình. Các doanh nghiệp tiến hành giao hàng theo phương thức đủ một cont, chịu chi phí vận chuyển hàng hoá đến cảng giao hàng quy định và giao hàng lên tàu. Cách thức giao hàng theo điều kiện FOB nói chung là an toàn cho các doanh nghiệp, họ không phải chịu rủi ro gì trong quá trình vận chuyển hàng hoá tới cảng đích vì mọi rủi ro đã được chuyển giao sang cho người mua tại cảng đi kể từ khi các doanh nghiệp giao hàng lên tàu. Tuy nhiên cách thức giao hàng này lại làm cho các doanh nghiệp mất đi một khoản lợi nhuận cho họ từ việc thuê tàu. Đây là một hạn chế của hình thức giao hàng này. Phương thức thanh toán 53 Các hình hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp thường được đảm bảo thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ. Đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho các nhà xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất. 2.2. Đánh giá tình hình đáp ứng hàng rào kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM 2.2.1. Những thành tựu đạt được Về doanh thu xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sang Nhật phát triển mạnh mẽ và là một hoạt động cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cơ khí. Doanh thu xuất khẩu của họ luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh thu (khoảng 80-85%). Về thị trường xuất khẩu Các doanh nghiệp đã tạo lập được uy tín với khách hàng Nhật Bản, và đã tạo được mối quan hệ làm ăn được hơn 20 năm nay. Trong thời gian tới các doanh nghiệp này cần có biện pháp mở rộng và thâm nhập sâu vào thị trường này hơn nữa. Về đội ngũ cán bộ công nhân viên Để có được thành công trên còn là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ công nhân viên. Các doanh nghiệp này có đội ngũ lao động có tay nghề luôn được đào tạo để tiếp thu những công nghệ mới thông qua chuyển giao, có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm. 2.2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế, khó khăn Khó khăn về khía cạnh con người Cán bộ công nhân viên còn hạn chế về trình độ quản lý. Nhận thức phần lớn của cán bộ công nhân viên về hội nhập kinh tế thế giới và cạnh tranh của cơ chế thị trường chưa rõ ràng và còn nhiều hạn chế. Trình độ tay nghề của người lao động nói chung mới chỉ ở mức trung bình khá. Số cán bộ kỹ thuật chưa được bổ sung nhiều, số công nhân kỹ thuật lành nghề tuổi đã cao, sức khoẻ đã yếu. Do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản 54 phẩm và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp này, phần lớn là lao động tốt nghiệp phổ thông, trung cấp còn đại học thì rất hạn chế, do vậy ảnh hưởng tới khả năng vận hành máy móc và trình độ công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng gặp khó khăn trong việc thu hút người lao động có trình độ và tay nghề cao, những cán bộ trẻ tuổi có năng lực mới tốt nghiệp ở các trường đại học hoặc cao đẳng... Khó khăn trong công tác nghiên cứu thị trường Công tác điều tra nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế, nó chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tài liệu sách báo về thị trường do Bộ Thương mại và bạn hàng cung cấp hoặc thông qua các thương vụ, qua Internet... Việc cử cán bộ trực tiếp đi điều tra nghiên cứu tại các thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế. Do đó các thông tin mà họ thu được không được cập nhật liên tục và thiếu chính xác, gây khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường. Hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành, hệ thống máy móc thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí xuất khẩu tại Tp.HCM đã trở lên lạc hậu. Mặc dù trong thời gian qua, họ đã chú trọng đầu tư cải tiến, đổi mới hệ thống máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng do hạn chế về tài chính nên cũng chỉ đầu tư được một số máy móc hiện đại ở một số khâu trong dây chuyền sản xuất. Do đó, dẫn đến tình trạng hệ thống máy móc thiếu đồng bộ dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới, cần có giải pháp đồng bộ hoá hệ thống máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Một số nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến phát triển ngành cơ khí và các doanh nghiệp cơ khí chính xác trong đó có các doanh nghiệp cơ khí xuất khẩu tại Tp.HCM. Công tác xúc tiến tìm hiểu thị trường Nhật Bản chưa được tiến hành thường xuyên nên những thông tin về thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp cơ khí xuất khẩu tại Tp.HCM đều phải tự tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, qua mạng Internet. 55 Máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã cũ và lạc hậu lại thiếu đồng bộ nên gây khó khăn trong việc sản xuất. Hoạt dộng chủ yếu đem lại doanh thu và lợi nhuận cho họ là hoạt động xuất khẩu, do đó cần phải đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, xác định đúng các thị trường trọng tâm, tuỳ từng mặt hàng xuất khẩu mà phát triển thị trường trọng điểm thích hợp ở Châu Âu, Châu Á và tập trung thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó thì hiện nay các doanh nghiệp cơ khí xuất khẩu tại Tp.HCM đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại nhất là sản phẩm của Trung Quốc do họ chủ động được nguồn nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất, máy móc đồng bộ, nguồn nhân công dồi dào, năng xuất lao động lại cao nên giá thành sản phẩm cơ khí chính xác của Trung Quốc thấp hơn, từng bước chiếm lĩnh thị trường. Trong những năm tiếp theo họ cần có giải pháp thích hợp để củng cố, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân chủ quan Ngân sách chi cho các hoạt động như nghiên cứu thị trường, marketing, giới thiệu sản phẩm... còn hạn chế. Hoạt động xuất khẩu của họ phụ thuộc phần nhiều vào các đơn hàng xuất khẩu nên tính chủ động không cao. Hầu như chỉ sản xuất theo từng đơn hàng vì thế phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Nhật Bản. Vì thiếu vốn nên công tác đào tạo cán bộ quản lý, đội ngũ lao động còn nhiều vướng mắc chưa thể giải toả được, trang thiết bị máy móc của công ty lạc hậu cũ kỹ. 2.3 Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp gia công sản phẩm cơ khí chính xác tại TP.HCM 2.3.1 Cơ hội Các doanh nghiệp tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang có nhiều cơ hội trong xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác vào thị trường Nhật Bản ở thời điểm hiện tại và trong tương lai vì những lý do như sau : Một là Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định đối tác kinh tế VJEPA, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường Nhật Bản sâu hơn, khả năng 56 gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho các doanh nghiệp tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ lớn dần theo lộ trình giảm thuế. Hai là Hiệp định CPTPP mà Việt Nam và Nhật Bản đều tham gia đã chính thức có hiệu lực kể từ đầu năm 2019 và được dự báo sẽ thúc đẩy mạnh mẽ dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Theo các nhà phân tích, lợi ích mà CPTPP mang lại rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc cắt giảm các dòng thuế, mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cũng như làm giảm các thủ tục về thương mại và đầu tư. CPTPP cũng sẽ củng cố vai trò của Việt Nam như là cứ điểm sản xuất và xuất khẩu hướng đến thị trường Nhật Bản. Ba là các sản phẩm của các doanh nghiệp tại TP.HCM đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật chung sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi. Khi đó, sản phẩm sẽ được củng cố lợi thế cạnh tranh về giá. Đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tại TP.HCM đầu tư phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Bốn là không chỉ tạo ra lợi thế về ưu đãi thuế quan mà còn giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp tại TP.HCM nói riêng thông qua việc thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tạo cơ chế thuận lợi cho phát triển của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm là các doanh nghiệp gia công sản phẩm cơ khí chính xác tại Nhật Bản đang dần mất khả năng cạnh tranh do chi phí nhân công quá cao. Các doanh nghiệp lắp ráp cơ khí lớn tại Nhật Bản đang buộc phải chuyển hướng sang nhập khẩu các linh kiện, sản phẩm cơ khí chính xác từ nước ngoài. Trong đó thì Việt Nam đang nổi lên như là một cứ điểm sản xuất tiềm năng hàng đầu. Sáu là dù cho đến nay Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác lớn nhất vào Nhật Bản, nhưng do chi phí nhân công của Trung Quốc đã tăng lên khá cao so với Việt Nam. Cùng với đó là việc Mỹ liên tục giá tăng mức thuế áp cho các mặt hàng từ Trung Quốc, nên Nhật Bản buộc phải giảm dần lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và chuyển sang các quốc gia khác, trong đó Việt Nam đang được biết đến là lựa chọn hàng đầu. Cũng vì lý do này mà trong những năm qua, các tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan hợp tác quốc tế JICA, Tổ chức xúc tiến mậu dịch JETRO đã không ngừng nỗ lực hỗ trợ để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. (Nguồn từ https://vtv.vn) 57 2.3.2 Thách thức Một là điều kiện để được ưu đãi thuế trong các FTA không hề đơn giản, đặc biệt là với một FTA kiểu mới, toàn diện như CPTPP. Bởi muốn nhận được các ưu đãi về thuế, hàng hóa của các doanh nghiệp phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Bên cạnh đó, còn phải đối mặt với rất nhiều “rào cản kỹ thuật”; trong khi sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp tại TP.HCM nói riêng còn yếu so với các đối tác. Hai là các doanh nghiệp tại TP.HCM phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như nguyên tắc xuất xứ rất khắt khe trong khi một số chi tiết sản phẩm và hầu hết các chủng loại nguyên liệu cần phải nhập khẩu (ngoài khu vực CPTPP) do chưa đáp ứng được công nghệ. Ba là muốn thuyết phục được thị trường mới có nhu cầu hàng hóa chất lượng cao như Nhật Bản, các doanh nghiệp tại TP.HCM phải có sự đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng các thương hiệu và tạo được giá trị riêng. Việc này cần có thời gian và nguồn lực về tài chính, con người chứ không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Bốn là các doanh nghiệp tại TP.HCM cần phải xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cải thiện năng lực sản xuất để khai thác hiệu quả các ưu đãi về thuế quan, không chỉ CPTPP mà trong tất cả các FTA đang và sắp có hiệu lực. Ngoài ra phải chủ động cải thiện năng lực quản lý, chuyển đổi phương thức sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đồng thời phải cải tiến công nghệ để tăng năng suất và đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường. Chỉ khi đáp ứng được các điều kiện đã cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu. Tóm tắt chương 2 Trong chương 2 tác giả đã phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác của các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM sang thị trường Nhật Bản. Về khối lượng, Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, Công tác xuất khẩu, phương thức thanh toán Từ đó đánh giá tình hình đáp ứng hàng rào kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM Những thành tựu đạt được; Những mặt hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó trong chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra các giải pháp. 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3.1. Dự báo về xuất khẩu của mặt hàng cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới Theo thống kê Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 9/2018 đạt trên 141,2 triệu USD, tăng 23,2%; cộng cả 9 tháng đạt trên 815 triệu USD, tăng 56,5%, chiếm 11,1%. Khu vực thị trường Asean: Trong tháng 9/2018 kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng sang khu vực Asean đạt trên 117 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm 2017 tăng 12,9%, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang khu vực Asean chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của cả nước. Trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sang khu vực Asean đạt 984,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 8% và chiếm 13,4% tổng kim ngạch. Trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước ở các thị trường như: Áo (+183%); Tây Ban Nha (+133,5%), Mexico (+103,7%), Ai Cập (+92,7%), Rumani (+75%). Ngược lại, xuất khẩu giảm mạnh ở một số thị trường như: Ả Rập Xê út (-73%), Phần Lan (-42%) và Na Uy (-31,5%). Dự báo trong thời gian tới tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì và có thể tăng cao hơn khi các cam kết cắt giảm thuế của Nhật Bản có hiệu lực đối với Việt Nam. 3.2. Quan điểm, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản Mục tiêu tổng quát, đến năm 2025, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước. 59 Về xuất khẩu, giai đoạn đến năm 2020 sản lượng xuất khẩu đạt 35% tổng sản lượng ngành cơ khí, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%. Đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí. Cụ thể, đến năm 2025, tập trung phát triển một số phân ngành cơ khí ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp và thiết bị điện, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và một phần xuất khẩu, đội ngũ lao động ngành cơ khí cơ bản có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại. Sau năm 2025, hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp, tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp trong nước có tiềm năng trở thành các tập đoàn mạnh trong khu vực trong lĩnh vực chế tạo như ô tô, máy nông nghiệp và thiết bị điện, hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đạt tiêu chuẩn nhà cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm vai trò chủ đạo. Chiến lược đề ra các chính sách thực hiện, tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí bao gồm các ưu đãi về thuế (Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế nhập khẩu), các biện pháp hỗ trợ đầu tư và kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ ngành cơ khí phù hợp với pháp luật về đầu tư và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhằm tạo động lực cho phát triển ngành cơ khí Việt Nam, kết hợp chặt chẽ với phát triển công nghiệp lưỡng dụng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước, xây dựng chuỗi sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí trong nước và chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất ngành cơ khí thế giới. Tập trung sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng, phát triển một số loại vật liệu cơ bản phục vụ ngành cơ khí, nhằm tận dụng lợi thế so sánh về nguồn khoáng sản trong nước với trình độ công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường, tạo lập thị trường ở các phân ngành đã chọn, tạo tiền đề cho ngành cơ khí làm chủ công nghệ và nâng cao khả năng chế tạo. Ban hành các chế tài để bảo hộ hàng trong nước đã sản xuất được, phù hợp cam kết quốc tế. 60 Thu hút các tập đoàn chế tạo đa quốc gia có tiềm lực và thương hiệu với các ưu đãi có sức hấp dẫn nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong đó đặc biệt tập trung vào các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng, có khả năng cạnh tranh, có dung lượng thị trường đủ lớn; đồng thời, chú trọng xúc tiến đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mua thiết kế, công nghệ, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, áp dụng công nghệ và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí; đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hoặc hỗ trợ mua sát nhập các doanh nghiệp toàn cầu có thương hiệu, bao gồm cả phần R&D để rút ngắn quá trình phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí, gắn đào tạo với thực hành, hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt, từng bước xây dựng lực lượng tổng công trình sư và kỹ sư trưởng. Nhà nước có cơ chế về lãi suất tín dụng để đầu tư và thời hạn vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí có dung lượng thị trường đủ lớn, xây dựng hệ thống thông tin ngành cơ khí để làm cơ sở dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp dùng chung, thúc đẩy và phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề trong việc liên kết các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, khắc phục tình trạng chia cắt và phân tán trong ngành cơ khí. 3.3. Những giải pháp cần thực hiện 3.3.1. Giải pháp tận dụng cơ hội Mục tiêu Tận dụng những cơ hội vượt qua thách thức trên thị trường thay đổi nhanh, đầy tính cạnh tranh, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển sáng tạo đáp ứng được các quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. 61 Cách thực hiện Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản. Trong thời đại ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thì không thể thiếu công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể củng cố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hang_rao_ky_thuat_ap_dung_cho_san_pham_co_khi_chinh.pdf
Tài liệu liên quan