Luận văn Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí Tiếng Việt thời kì đổi mới (từ năm 1986 đến nay)

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .2

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.3

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.4

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .4

7. Cấu trúc luận án. .5

NỘI DUNG .6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .6

1.1.1. Nghiên cứu về dụng học .6

1.1.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí.17

1.1.3. Nghiên cứu về hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí .24

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài .24

1.2.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ .24

1.2.2. Khái quát về hành động ngôn ngữ phê phán .39

1.2.3. Khái quát về văn bản báo chí và thể loại tiểu phẩm báo chí .43

Tiểu kết chương 1 .50

pdf169 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí Tiếng Việt thời kì đổi mới (từ năm 1986 đến nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người, thưởng việc không đáng thưởng thì chỉ là sự khuyến khích bệnh làm láo báo cáo hay, bệnh xu nịnh, động viên được một người mà làm nản chí hàng nghìn người, hàng trăm tập thể khác. [NL17, tr.53] Nhìn chung, những thành ngữ được dùng để thực hiện HĐNNPP trực tiếp phải mang sắc thái âm tính, có nội dung mang tính đánh giá thấp, đánh giá tiêu cực. Các câu thành ngữ đó được vận dụng rất sáng tạo. Chúng có thể được giữ nguyên dạng hoặc biến đổi linh hoạt để tạo sự hấp dẫn và phù hợp với từng ngữ cảnh và đối tượng bị phê phán. * Phương tiện từ vựng biểu hiện tình thái mang tính tiêu cực Trên cơ sở các nhóm phương tiện từ vựng biểu thị tình thái trong tiếng Việt [60, tr.140,141], chúng tôi tập hợp các tiểu nhóm phương tiện từ vựng biểu hiện tình thái mang tính tiêu cực trong BTNHPP, cụ thể như: quán ngữ tình thái, trợ từ tình thái, tiểu từ tình thái và các tổ hợp ngôn ngữ tương đương,... Các phương tiện tình thái này đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện, đánh dấu, chỉ báo các khía cạnh, phương diện, góc độ đa diện, tinh tế của tình thái phê phán trong HĐNNPP. Nhờ đó mà người tiếp nhận sẽ nhận diện được HĐNNPP cũng như mục đích phê phán của phát ngôn.  Quán ngữ tình thái: Quán ngữ tình thái là các đơn vị ngôn ngữ được dùng để bày tỏ hoặc bổ sung, nhấn mạnh một nội dung thông tin sắc thái tình cảm, thái độ nào đó. Dựa vào các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước [93, tr.32-35], xét tính 70 chất tiêu cực của HĐNNPP, chúng tôi chú ý đến các quán ngữ tình thái mang tính đánh dấu sắc thái tiêu cực của NDMĐPP. + Quán ngữ biểu thị sự ngạc nhiên, bất ngờ, phát giác ra hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng bị phê phán: thì ra, xem ra, hóa ra, té ra, thảo nào,... Ví dụ: (68) (Chú yên tâm, chú nuôi mẹ, khi nào mẹ bệnh lại đưa lên cho anh, hoặc không may mẹ nằm xuống thì anh sẽ lo đầy đủ.) Khâu hiểu ra tức giận nói: Hóa ra anh mượn mẹ để làm lợi cho mình. [NL10, tr.85] (69) Thảo nào mà lộn xộn thế, vì một khi người được giao giữ trật tự mà làm ngơ, thậm chí thông đồng với hành vi mất trật tự, thiếu văn hóa thì còn bàn vào chỗ nào nữa ! [NL12, tr.154] (70) Tệ thật, trên "phát-phút" kiểu trên, dưới "phát-phút" kiểu dưới, thảo nào các dự án lúc hoàn thành không còn hình dáng ban đầu. [NL11, tr.65] + Quán ngữ bộc lộ tâm lý bức xúc, bực tức, phẫn nộ: hết chỗ nói, cực chẳng đã, đâu phải bỡn (giỡn)... Ví dụ: (71) Họ vi phạm đạo đức thể thao, làm "ô nhiễm" đầu óc bạn trẻ, tội tày trời đâu phải giỡn. [NL10, tr.25] + Quán ngữ báo hiệu sự đánh giá thấp, tiêu cực: khổ một nỗi, khốn nỗi, hiềm một nỗi, chỉ phải mỗi tội, hèn gì, ngộ nhỡ, không khéo,...Ví dụ: (72) Nói về cái lỗi dự báo thị trường sai mà cứ nhẹ tênh tênh thì hèn gì mà kinh doanh chẳng kém hiệu quả. [NL17, tr.88] (73) Thế là các ông ấy tổng hợp từ những báo cáo của các cơ quan làm việc kém hiệu quả, hèn gì mà có khoảng cách khá xa với thực tế, với dư luận xã hội! [NL20, tr.137] + Quán ngữ bộc lộ sự nhấn mạnh, khẳng định chắc chắn hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng bị phê phán: đúng là, thật là, đúng thật là, quả là, quả thực là, quả thực, rõ là, rõ thật là, rõ ràng là,... Ví dụ: (74) Thật sự là một thứ "làm tiền" mà nhân dân ta chê ghét. [NL17, tr.275] (75) Cứ gì mấy thứ hàng hóa ăn uống đó, còn nhiều thứ to tát hơn cũng thật giả lẫn lộn. Như chuyện hô hào học thật, thi thật, bằng cấp thật, danh hiệu thật, làm việc thật !... Đúng là thật giả lẫn lộn! [NL21, tr.30] 71 + Quán ngữ đánh dấu sự phủ nhận, phản đối đối với hành vi, tính chất tiêu cực của đối tượng bị phê phán: đời thủa nhà ai, chuyện ngược đời, thật ngược đời, thật nực cười, thật quá buồn cười,... Ví dụ: (76) Cái lối phê bình cứ lẫn lộn giữa tác giả và tác phẩm thật quá buồn cười. Nó chỉ chứng tỏ nền nghệ thuật của ta không chuyên nghiệp. [NL5, tr.56] (77) Chuyện ngược đời, in sách để kiếm tiền chứ ai kiếm tiền để in sách. Còn các sao ca nhạc, muốn bán vé cao bao nhiêu cũng được, các ông bầu muốn trả kiểu gì cũng được, thế là thành loạn. [NL11, tr.53]  Tiểu từ tình thái: Tiểu từ tình thái là một hiện tượng ngôn ngữ khá phổ biến trong tiếng Việt. Đó chính là những đơn vị từ vựng biểu thị thái độ, tình cảm của chủ thể giao tiếp với đối tượng được đề cập trong phát ngôn và với người tham gia giao tiếp. Trong HĐNNPP, tiểu từ tình thái được sử dụng khá phổ biến và sinh động. Xét tính chất tiêu cực của HĐNNPP, chúng tôi chú ý đến các tiểu từ tình thái đánh dấu sắc thái tiêu cực của NDMĐPP, chẳng hạn như những trường hợp sau đây. + Tiểu từ tình thái dám, mất,...biểu thị sự bất chấp thực hiện hành vi sai trái gây hậu quả xấu, từ đó bộc lộ thái độ phê phán. Ví dụ: (78) Ông là người phụ trách tổ chức cơ sở được trao nhiệm vụ phân phối tiền và hàng cứu trợ của đồng bào cả nước cho vùng bị thiên tai. Một việc làm tình nghĩa trao vào tay một cơ quan thấm đẫm tình người. Thế mà các ông đã phụ lòng nhân dân dám cắt xén tiền cứu trợ. [NL21, tr.115] Dám là từ tình thái thể hiện sự phê phán của người nói về việc các ông (những người phụ trách tổ chức cơ sở được trao nhiệm vụ phân phối tiền và hàng cứu trợ của đồng bào cả nước cho vùng bị thiên tai) đã coi thường kỷ cương, pháp luật và đặc biệt là sự bất chấp cả vấn đề đạo đức con người mà cắt xén tiền cứu trợ, phụ lòng ủy thác của nhân dân. + Tiểu từ tình thái thật biểu thị sự thừa nhận, khẳng định chắc chắn hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng bị phê phán. Ví dụ: (79) Thế thì hỏng thật rồi. Tôi đi nhiều nơi thấy nơi nào cũng quan tham lại nhũng. [NL10, tr.20] (80) Con người của anh thật mâu thuẫn, nhưng có thể hiểu được, vì xét cho cùng anh cũng chỉ yêu có một mình anh. [NL17, tr.144] + Tiểu từ tình thái rất, quá, lắm, vô cùng,...biểu thị mức độ cao của hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng bị phê phán. 72 Ví dụ: (81) (Và điều kỳ quái nhất, đã là khoa học thì phải chính xác, thậm chí chính xác đến từng xu, nhưng đầu tiên các ông hô lên hai trăm tỷ, bây giờ rút xuống còn một trăm tỷ), vô cùng tùy tiện, vô cùng cẩu thả, chả coi tiền bạc Nhà nước ra cái đinh gì! [NL5, tr.169] ii) Phương tiện ngữ pháp chuyên dụng Khảo sát các HĐNNPP trực tiếp, chúng tôi nhận thấy một số cấu trúc ngữ pháp sau đây thường được sử dụng trong BTNHPP để điều biến lực ngôn trung, gia tăng hay giảm bớt hiệu lực phê phán của phát ngôn. * Cấu trúc nhận định sự tiêu cực Mô hình cấu trúc: Thì ra/ xem ra/ hóa ra/ té ra/ thảo nào, ... + Hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y Theo quan sát của chúng tôi, cấu trúc cú pháp sử dụng các tổ hợp từ biểu thị sự nhận định như: thì ra, xem ra, hóa ra, té ra, thảo nào,... kết hợp với mệnh đề nêu hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng được nói đến (Y) ở phía sau được sử dụng khá nhiều trong BTNHPP. Những tổ hợp từ này được coi là các quán ngữ tình thái có tác dụng biểu thị sự ngạc nhiên bất ngờ, đồng thời biểu thị nhận định rõ ràng, tường minh hóa hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y, từ đó gia tăng hiệu lực phê phán của phát ngôn. Ví dụ: (82) Hóa ra anh mượn mẹ để làm lợi cho mình. [NL10, tr.85] (83) Thì ra bà bán hoa quả và bà nông dân trồng rau đều biết sự độc hại cả những sản phẩm họ bán, nhưng vì lợi nhuận họ cứ "tiền thày bỏ túi", còn người tiêu dùng thì "sống chết mặc bay" [NL20, tr.45] (84) (Có người hỏi, thì ông trả lời "Đã là tuyển thủ thì phải biết tận dụng mọi cơ hội để ăn vạ"... Nghe đâu, một ngôi sao tí hơn của bóng đá nước ta khi ăn vạ cũng đã nói một câu tương tự như thế.) Xem ra họ không biết xấu hổ khi dạy nhau, ủng hộ nhau về những hành vi lừa dối. [NL21, tr.148] Trong tiếng Việt, "thì ra" là tổ hợp thường dùng ở đầu phát ngôn, biểu thị ý điều sắp nêu là sự thật vừa mới nhận ra, nhờ ở một điều vừa mới biết [145, tr.904]. Xem ra là tổ hợp biểu thị ý nhận định một cách không hoàn toàn khẳng định, dựa vào dấu hiệu quan sát được [145, tr.1107]. "Hóa ra" tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra là điều bỗng nhiên nhận thức ra, có phần bất ngờ, trái với điều trước kia tưởng [145, tr.432]. "Thảo nào" tổ hợp biểu thị điều vừa nói đến là cái lẽ giải thích, làm cho điều sắp nêu 73 ra không còn có gì phải ngạc nhiên nữa cả [145, tr.432]. Điểm chung các tổ hợp từ này là thường đứng đầu phát ngôn hoặc đứng trước các BTNH cốt lõi đưa ra NDMĐ. Song, chúng khác nhau về nét nghĩa mức độ khẳng định, sắc thái biểu cảm, sắc thái đánh giá. * Cấu trúc khẳng định sự tiêu cực Cấu trúc này gồm hai dạng biểu hiện cụ thể sau:  Dạng 1, có mô hình cấu trúc: Đúng là/ thật là/ quả là/ quả thực/ rõ là/ rõ thật là/ rõ ràng là/ ... + hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y Các tổ hợp từ đúng là, thật là, quả là, quả thực, rõ là, rõ thật là, rõ ràng là,... được dùng để biểu thị những điều mà người nói sẽ nêu ra tiếp sau là đã xác định rõ ràng, đích thị và không thể nào khác. Người nói sử dụng các tổ hợp từ này kết hợp với mệnh đề nêu hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng được nói đến (Y) nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung phê phán, gia tăng hiệu lực phê phán của phát ngôn. Ví dụ: (85) Đúng là BBC lâu nay vẫn chứng nào tật ấy, quen thói bịa đặt, bôi nhọ người khác, vẫn xứng đáng với thương hiệu truyền thống là "Bê ba xu" mà nhân dân ta đã phong tặng từ lâu. [NL3, tr.245] (86) Rõ ràng là việc quản lý các mặt hàng nhạy cảm theo cách nói của người bán hàng trong lĩnh vực văn hóa truyền thông của chúng ta còn nhiều yếu kém, bất lực. [NL2, tr.192]  Dạng 2, có mô hình cấu trúc: Hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y + còn gì! Tổ hợp từ "còn gì" được đặt cuối phát ngôn là sự khẳng định về hành động, tính chất nào đó ở phía trước. Trong phần NDMĐPP, tổ hợp từ này đặt sau hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng được nói đến (Y) biểu thị sự khẳng định tính tiêu cực của hành vi, đặc điểm, tính chất của đối tượng được nói đến (Y) là chính xác, có cơ sở. Từ đó tăng cường hiệu lực phê phán của phát ngôn. Ví dụ: (87) Cái khôn vặt bị vạch mặt thì trơ ra cái giả dối còn gì! [NL20, tr.137] Ở ví dụ trên, người nói khẳng định về sự giả dối của đối tượng, bởi "cái khôn vặt bị vạch mặt" với việc dùng tổ hợp từ còn gì ở cuối phát ngôn. Qua đó bộc lộ thái độ phê phán về sự giả dối của đối tượng trong phát ngôn. . 74 * Cấu trúc nhấn mạnh sự tiêu cực Mô hình cấu trúc: Thế/ thế là/ thế thì/... + hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y Trong tiếng Việt, các từ/ tổ hợp từ thế, thế là, thế thì,... thường được dùng ở đầu phát ngôn, biểu hiện ý nghĩa "nhấn mạnh tính chất cụ thể, gắn liền với hiện thực đã biết hoặc hiện thực trước mắt, của điều muốn nói" [145, tr.901]. Trong HĐNNPP, người nói sử dụng các từ/ tổ hợp từ này kết hợp với mệnh đề nêu hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng được nói đến (Y) để nhấn mạnh nội dung tiêu cực sắp nói ra là có lý, là sự thật, từ đó gia tăng hiệu lực phê phán cho phát ngôn. Ví dụ: (88) Thế cho nên mới thấy lá phiếu bây giờ cũng không còn trung thực nữa! [NL21, tr.67] (89) Thế thì hỏng thật rồi. (Tôi đi nhiều nơi thấy nơi nào cũng quan tham lại nhũng). [NL10, tr.20] (90) Thì cũng là thói quen của không ít cơ quan quản lý nước ta, cứ ai nói khuyết điểm là giãy nảy lên như đỉa phải vôi! Thế thì còn lâu mới tiến bộ! [NL21, tr.178] Ở ví dụ (88), người nói dùng từ "thế" đặt đầu phát ngôn, sau đó nêu ra sự phê phán "lá phiếu bây giờ cũng không còn trung thực nữa". Ý muốn nói, việc này không có gì lạ, không có gì là bất ngờ, ngạc nhiên nữa, vì đó là hệ quả tất yếu của sự việc đã diễn ra ở phía trước. Các tổ hợp từ thế thì, thế là, ở trong các ví dụ sau cũng tương tự như vậy. * Cấu trúc tương phản Mô hình cấu trúc: A thế mà/ vậy mà/ tuy nhiên/ nhưng mà/ nhưng/ song/... B (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y) Các từ/ tổ hợp từ thế mà, vậy mà, tuy nhiên, nhưng, song,... là những từ/ tổ hợp từ được dùng để biểu thị điều người nói sắp nêu ra tiếp theo (B) là bất thường, tương phản trái ngược lại với điều (A) đã nêu ra trước đó hoặc trái ngược với quy luật thông thường. Người nói vận dụng các từ/ tổ hợp từ này kết hợp với mệnh đề nêu hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của của đối tượng được nói đến (Y) nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung phê phán, tăng mức độ, hiệu lực phê phán của phát ngôn. Ví dụ: (91) Ông là người phụ trách tổ chức cơ sở được trao nhiệm vụ phân phối tiền và hàng cứu trợ của đồng bào cả nước cho vùng bị thiên tai. Một việc làm tình nghĩa 75 trao vào tay một cơ quan thấm đẫm tình người. Thế mà các ông đã phụ lòng nhân dân dám cắt xén tiền cứu trợ. [NL21, tr.115] Ở ví dụ trên, đối tượng bị phê phán - ông là những người mang danh đại diện, phụ trách tổ chức cơ sở được giao nhiệm vụ nghĩa cả cao đẹp, thấm đẫm tình người là phân phối tiền và hàng cứu trợ của đồng bào cả nước cho vùng bị thiên tai. Song ngược lại với niềm tin tưởng được nhân dân gửi gắm, các ông đã dám cắt xén tiền cứu trợ. Thật là một hành vi tội lỗi, xấu xa đáng bị phê phán. * Cấu trúc tăng tiến - nhấn mạnh sự tiêu cực Theo quan sát của chúng tôi, cấu trúc tăng tiến - nhấn mạnh xuất hiện trong BTNHPP gồm có bốn dạng biểu hiện sau:  Dạng 1, có mô hình cấu trúc: Đã A (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực thứ nhất của Y) + lại/ còn/ lại còn/ mà còn B (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực thứ hai của Y) Trong tiếng Việt, các cặp phụ từ: đã ... lại ...; đã ... còn ...; đã... lại còn ...; đã ... mà còn ... trong các cấu trúc: "đã A lại B", "đã A còn B", "đã A lại còn B", "đã A mà còn B". Đó là những cấu trúc đồng vị, thể hiện đồng thời hai sự đánh giá, nhận định đồng hướng, trong đó đánh giá thứ hai có tính chất gia tăng, nhấn mạnh hơn so với đánh giá thứ nhất. Theo quan sát của chúng tôi, trong BTNHPP, người nói sử dụng các cặp phụ từ trên, nhằm liên kết hai vị ngữ trong phát ngôn là hai mệnh đề nêu ra những hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng được nói đến (Y), nhằm biểu thị mức độ tăng tiến của hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực, từ đó tăng cường hiệu lực phê phán cho phát ngôn. Ví dụ: (92) Dám dùng xe của cơ quan đưa má đi mà không báo cáo, thế là chiếm công vì tư, lại còn cái lỗi tày trời là đưa gái đẹp đến cho thủ trưởng, như thế là rắp tâm làm hại thủ trưởng. [NL10, tr.116] (93) (Đã) Không thấy cắm đất cho khu vui chơi giải trí, lại còn cắt lẹm vào quỹ đất quy hoạch cho khu văn hóa. [NL17, tr.336] Ở ví dụ (92), vị từ thứ nhất biểu thị sự đánh giá chiếm công vì tư, vị ngữ thứ hai biểu thị sự đánh giá như thế là rắp tâm làm hại thủ trưởng. Tổ hợp từ lại còn đứng trước vị từ thứ hai có ý nghĩa bồi hấn, nhấn mạnh sự đánh giá thấp của người phát ngôn. Tương tự như vậy, ở ví dụ (93), sau khi nêu hạn chế, bất cập trong quản lí đất của chính quyền cơ sở đã không cắm đất cho khu vui chơi giải trí, người phát ngôn 76 tiếp tục bồi hấn, gia tăng thêm sự phê phán bằng việc nêu tiếp hành vi tiêu cực tiếp theo sau tổ hợp từ lại còn: lại còn cắt lẹm vào quỹ đất quy hoạch cho khu văn hóa.  Dạng 2, có mô hình cấu trúc: Không những/ không chỉ A (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực thứ nhất của Y) mà còn B (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực thứ hai của Y) Trong tiếng Việt có cặp quan hệ từ: không những ... mà còn hoặc không chỉ ... mà còn với cấu trúc "không những/ không chỉ A mà còn B". Đây là cấu trúc biểu thị quan hệ tăng tiến, được sử dụng trong BTNHPP để nhấn mạnh, gia tăng hiệu lực phê phán. Ví dụ: (94) Không những khổ cho mấy ông cấp phó mà còn khổ cho cái tổ chức nó kềnh càng, suốt ngày chỉ thấy họp là họp. [NL17, tr.206] (95)...Không chỉ tranh thủ chia chác, vơ vét mà còn tranh thủ kiếm cớ đi nước ngoài, dùng phương tiện và công quỹ đi du lịch trong Nam ngoài Bắc. [NL20, tr.30] Trong các ví dụ trên, người phát ngôn đã sử dụng cấu trúc không những... mà còn... hay không chỉ... mà còn... để chỉ ra hai lần về những hạn chế, bất cập, tiêu cực của đối tượng được nói đến đồng thời nhấn mạnh mức độ tăng tiến nhằm tăng cường hiệu lực phê phán.  Dạng 3, có mô hình cấu trúc: Vừa A (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực thứ nhất của Y) vừa B (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực thứ hai của Y) Trong tiếng Việt, có cặp từ vừa ... vừa biểu thị sự diễn ra đồng thời của hai hành vi, đặc điểm, tính chất. Khi thực hiện HĐNNPP, người nói đã vận dụng cặp quan hệ từ này với cấu trúc "vừa A vừa B", trong đó, A và B những mệnh đề nêu ra hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng được nói đến (Y) để nhấn mạnh mức độ tiêu cực và gia tăng hiệu lực phê phán. Ví dụ: (96) Nói thẳng nhé! Vì các ông vừa... kém lại vừa kiêu. [NL5, tr.182] Trong ví dụ (96) nêu trên, người phát ngôn sử dụng cặp quan hệ từ vừa... vừa... kết hợp với các từ ngữ chỉ hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y.  Dạng 4, có mô hình cấu trúc: Càng A càng B (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y) 77 Trong tiếng Việt, cặp quan hệ từ càng ... càng biểu thị quan hệ kéo theo với chiều hướng tăng tiến với cấu trúc "càng A càng B". Khi thực hiện HĐNNPP, người nói vận dụng cấu trúc này, trong đó NDMĐ B sau từ càng thứ hai nêu hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng được nói đến (Y) được nhấn mạnh để tăng hiệu lực phê phán. Ví dụ: (97) Ai ngờ, VTV càng phát triển, tiền thu từ quảng cáo càng nhiều thì VTV càng ''tra tấn" người xem bằng quảng cáo nhiều hơn. [NL3, tr.223] Ở ví dụ (97), người nói dùng cấu trúc "càng A càng B" kết hợp với từ ngữ đánh giá tiêu cực "tra tấn" để phê phán đài truyền hình VTV về việc quá lạm dụng quảng cáo. Người nói ví quảng cáo như một hình thức tra tấn người xem. * Cấu trúc tổng gộp sự tiêu cực Theo quan sát của chúng tôi, cấu trúc tổng gộp xuất hiện trong BTNHPP gồm có hai dạng biểu hiện sau:  Dạng 1, có mô hình cấu trúc: Toàn/ toàn là/ toàn là những A (hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y) Trong tiếng Việt từ toàn "biểu thị mức độ nhiều và chỉ thuần một loại, không có loại khác lẫn vào" [145, tr.1283]. Việc dùng toàn ở phía trước và phía sau là những từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực có tác dụng tổng gộp, nhấn mạnh sự tiêu cực để tăng hiệu lực phê phán cho phát ngôn. Ví dụ: (98) Ông là người không có chính kiến, toàn vuốt đuôi, a dua. [NL21, tr.189] Ở ví dụ (98), người phát ngôn đã sử dụng từ toàn kết hợp các từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực vuốt đuôi, a dua để phê phán đối tượng được nói đến (ông) không có chính kiến.  Dạng 2, có mô hình cấu trúc: Hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y, X, Z... + cả Trong tiếng Việt, cả biểu thị ý nghĩa "không có sự loại trừ với đối tượng nào hết", "các đối tượng đều tương đồng như nhau". Ở một góc độ nào đó, cả gần nghĩa với tất cả, chẳng hạn: như nhau cả - tất cả như nhau; là anh em cả - tất cả là anh em; cùng trang lứa cả - tất cả cùng trang lứa;... Tuy nhiên, cả mang tình thái tính còn tất cả thì không có tình thái tính (hoặc không biểu hiện rõ tình thái tính). Khi thực hiện HĐNNPP, người phát ngôn sử dụng cả trong cấu trúc tổng gộp: "Hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của Y, X, Z... + cả" để tăng cường hiệu lực phê phán. Ví dụ: 78 (99) Thế là cấp dưới nói dối cấp trên, còn cấp trên thì tập hợp những báo cáo dối trá đó để báo cáo cấp trên nữa. Lừa nhau cả. [NL21, tr.82] Ở ví dụ (99), tất cả các hành vi nói dối của cấp dưới đối với cấp trên và hành vi của cấp trên tập hợp những báo cáo dối trá của cấp dưới để báo cáo lên cấp trên nữa đều là lừa nhau cả. * Cấu trúc đay lại mang sắc thái đánh giá âm tính Mô hình cấu trúc: A với chả/ với chẳng/ mấy chả/ mấy chẳng A' Theo quan sát của chúng tôi, khi thực hiện HĐNN phê phán, người nói sử dụng cấu trúc A với chả/ với chẳng/ mấy chả/ mấy chẳng A', trong đó A' là A được đay lại và bị biến đổi về mặt ngữ âm, tạo nên giọng điệu giễu cợt để thể hiện sự phủ nhận A, đánh giá thấp về A, từ đó gia tăng hiệu lực phê phán. Ví dụ: (100) (Cán bộ hoạt động trong cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm bảo vệ rừng lại có người tiếp tay cho lâm tặc phá rừng). Thật là, cán bộ với chả cán bèo! [NL15, tr.55] Ở ví dụ (100), NDMĐPP có cấu trúc A với chả A', trong đó, A - cán bộ bị biến âm thành A' - cán bèo thể hiện thái độ mỉa mai, phủ nhận A: "cán bộ mà chẳng ra cán bộ, chẳng đúng là cán bộ". Từ đó đánh giá thấp về đối tượng cán bộ đáng nói tới đồng thời cũng gia tăng hiệu lực phê phản của phát ngôn. * Thơ ca - một hình thức kết cấu đặc biệt được vận dụng trong biểu thức ngôn hành phê phán Thơ ca là những câu nói được tổ chức đặc biệt: phân dòng, sắp khổ, ngắt nhịp, hiệp vần,... Trăn trở, bức xúc trước những hiện tượng, vấn đề tiêu cực, cái xấu, phản sự tiến bộ, các tác giả TPBC đã viết những câu thơ có sức mạnh phê phán cao về các hiện tượng sai trái, tiêu cực. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Nam Sơn Ký Giả, Lê Hoàng, Trần Nhã Thụy,... Theo quan sát của chúng tôi, thơ ca được dùng rất linh hoạt và sinh động trong các tác phẩm TPBC. Việc dùng thơ ca vào trong TPBC giúp cho sự diễn đạt được cô đọng, hàm súc hơn, góp phần tạo nên tiếng cười phê phán, châm biếm sâu cay, đồng thời giúp người đọc tiếp nhận dễ dàng hơn, tăng sự thuyết phục. Chẳng hạn, đánh giá không hay việc sử dụng tràn lan, tùy tiện, lạm dụng tiếng nước ngoài trên báo chí, khiến công chúng độc giả khó hiểu, khó tiếp nhận, tác giả Nam Sơn Ký Giả đã đưa ra lời phê phán dưới hình thức thơ ca. 79 Ví dụ: (101) Hay gì kiểu cách ấy mà hay, Bỏ tiếng nước mình lấy tiếng Tây, Lổn nhổn phiên âm, cơm trộn sỏi, Anh, Pháp nháo nhào, tục lẫn chay. [NL3, tr.277] Hay ông cũng phê phán việc phóng đại, nói quá sự thật trong các chương trình truyền hình bằng những câu thơ sau. Ví dụ: (102) Truyền hình đâu phải chỗ để đùa, Bịa đặt dông dài chuyện tà lưa; Khéo khéo bảo nhau chừa "khoác lác", Kẻo mà thiên hạ mắng te tua! [NL3, tr.291] Hoặc: (103) Này này nhà báo tỉnh hay say, Trông gà hóa cuốc giữa ban ngày, Sân khấu đặt điều thành chuyện thật, Kịch trường vu vạ đến là hay ! [NL3, tr.280] iii) Phương tiện ngữ âm Trong giao tiếp tiếng Việt, các phương tiện ngữ âm như: hòa phối hay biến đổi âm thanh của từ, ngữ điệu lên giọng hay xuống giọng, âm lượng của lời nói to hay nhỏ, âm thanh cao hay thấp, dòng ngữ lưu biểu hiện lời nói trôi chảy hay ngắt quãng, những khoảng lặng hay những âm được kéo dài trong lời nói với tính chất nhấn mạnh hay không nhấn mạnh,... cho phép ta nhận biết được tình thái của phát ngôn chứa HĐNNPP. Đối với HĐNNPP trực tiếp, phát ngôn thường có âm lượng lớn hơn mức bình thường: lên giọng, lớn tiếng, quát tháo, thét, gào thét,... Mức độ của âm lượng phát ngôn tùy thuộc vào hoàn cảnh, đối tượng, nội dung và tùy thuộc vào tâm lý của chủ thể phê phán. Tuy nhiên, đối với thể loại TPBC, đặc thù giao tiếp là gián tiếp thông qua các trang viết, văn bản tác phẩm. Vì thế ngữ điệu thường được biểu hiện qua các dấu câu như: dấu chấm lửng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu ngoặc kép, quãng ngắt biểu hiện tâm lý bị dồn nén,... đã thể hiện rất tinh tế các sắc điệu thái độ của chủ thể phát ngôn phê phán. Sau đây là một số phương tiện ngữ âm được sử dụng trong BTNHPP có tác dụng điều biến lực ngôn trung của HĐNNPP. 80 * Lối nói biến âm mang sắc thái giễu cợt, phủ nhận Sự biến đổi âm thanh của từ ngữ để tạo ra giọng điệu giễu cợt, mỉa mai là một cách thức, dấu hiệu giúp người đọc, người nghe nhận biết được sự phủ nhận, đánh giá thấp, tiêu cực, không hài lòng và đích phê phán của phát ngôn. Ví dụ: (104) (Cán bộ hoạt động trong cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm bảo vệ rừng lại có người tiếp tay cho lâm tặc phá rừng). Thật là, cán bộ với chả cán bèo! [NL15, tr.55] Ở phát ngôn trên, đối tượng được nói tới đồng thời cũng là đối tượng bị phê phán là cán bộ kiểm lâm song lại tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, vì vậy không xứng đáng là cán bộ kiểm lâm. Cách nói nhại từ cán bộ và biến âm thành cán bèo đã thể hiện thái độ giễu cợt, mỉa mai, phủ nhận những cán bộ không đúng nghĩa: "cán bộ mà chẳng ra cán bộ, chẳng đúng là cán bộ, mà thật là cán bèo". Từ đó hiệu lực phê phản của phát ngôn cũng được gia tăng. (105) Đúng là BBC lâu nay vẫn chứng nào tật ấy, quen thói bịa đặt, bôi nhọ người khác, vẫn xứng đáng với thương hiệu truyền thống là "Bê ba xu", mà nhân dân ta đã phong tặng từ lâu. [NL3, tr.245] Ở ví dụ (105) nêu trên, người phát ngôn đã sử dụng lối chơi chữ biến âm để tạo ra nghĩa mới, bất ngờ cho từ ngữ. Cụ thể là: BBC (viết tắt của cụm British Broadcasting Corporation là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) thường được người Việt phát âm là "Bê bê xê" song đã được người phát ngôn trong TPBC cố ý phát âm chệch thành "Bê ba xu" với hàm ý giễu nhại, phê phán, coi thường, chỉ đáng giá "ba xu". * Dùng dấu chấm than Dấu chấm than là một dấu hiệu hình thức đánh dấu ngữ điệu lên giọng, cao giọng, lớn giọng, mang sắc thái biểu cảm của phát ngôn. Ở những phát ngôn phê phán đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hanh_dong_ngon_ngu_phe_phan_trong_tieu_pham_bao_chi.pdf