Luận văn Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .3

MỤC LỤC.4

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .8

PHẦN I : MỞ ĐẦU .9

1. Lí do chọn đề tài: .9

2. Mục đích nghiên cứu:.10

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu : .10

4. Giả thuyết khoa học :.10

5. Nhiệm vụ nghiên cứu :.11

6. Phương pháp nghiên cứu :.11

7. Địa điểm nghiên cứu : .12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.13

1.1. Khái niệm công cụ :.13

1.1.1. Khái niệm về quản lý:.13

1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục :.15

1.1.3. Khái niệm về dạy và học : .17

1.1.4. Khái niệm về quản lý dạy và học: .19

1.1.5. Khái niệm về trưởng Tiểu học :.20

1.1.5.1. Bậc Tiểu học : .20

1.1.5.2. Trường Tiểu học: .21

1.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của Phòng giáo dục và đào tạo .22

1.1.6.1. Vai trò của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo :.225

1.1.6.2. Nhiệm vụ của trưởng phòng giáo dục và đào tạo: .23

1.1.6.3. Chức trách và nhiệm vụ của cán bộ chỉ đạo Phòng giáo dục -đào tạo: .24

1.2. Lịch sử nghiên cứu.26

1.3. Những vấn đề lý luận.27

1.3.1. Đặc điểm về trường Tiểu học. .27

1.3.2. Công tác quản lý dạy và học ở trường Tiểu học. .30

1.3.2.1. Quản lí hoạt động của thầy : .30

1.3.2.2. Quản lí hoạt động của trò :.31

1.3.2.3. Quản lí cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: .32

1.3.3. Quản lý của Phòng giáo dục Quận (Huyện) đối vôi việc dạy và học của trường Tiểuhọc. .32

1.3.3.1. Quản lý việc thực hiện cổng tác phổ cập tiểu học và tham gia xóa mù chữ trong

phạm vi cộng đồng :.32

1.3.3.2. Chỉ đạo các trường Tiểu học bảo đảm chất lượng giảng dạy, học tập theo kế

hoạch, mục tiêu giáo dục Tiểu học..34

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.38

2.1. Khái quát về nghiên cứu đề tài..38

2.2. Công cụ nghiên cứu : .40

2.3. Tổ chức nghiên cứu :.40

2.3.1. Tiến hành nghiên cứu:.40

2.3.2. Xử lý số liệu: theo phương phấp toán học thống kê.41

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DẠY VÀ HỌC Ở

TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA MỘT SỐ PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .43

3.1. Thực trạng về công tác quản lý dạy (giảng dạy) ở một số Quận..436

3.1.1. Quản lý việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên..43

3.1.1.1. Phân công giáo viên:.43

3.1.1.2. Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:.47

3.1.2. Quản lý việc thực hiên chương trình..55

3.1.3. Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy..61

3.1.4. Quản lý hoạt động ngoài giờ..69

3.1.5. Quản lý việc thi đua giảng dạy.79

3.2. Thực trạng về công tác quản lý việc học hiện nay ở một số Quận..86

3.2.1. Quản lý việc tổ chức học tập của học sinh..86

3.2.1.1. Quản lý việc tổ chức học tập của học sinh ở các trường trong thành phố:.86

3.2.1.2. Quản lý việc tổ chức học táp của học sinh ở các trường trong một Quận(Huyện): .89

3.2.2. Quản lý việc cải tiến phương pháp học tập..103

3.2.3. Quản lý hoạt động ngoài giờ học..108

3.2.4. Quản lý thi đua học tập. .114

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG

TÁC QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC CỦA PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC .119

4.1. Giải pháp về quản lý giảng dạy..119

4.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của Phòng giáo dục-đào tạo:.119

4.1.2. Xây dựng mạng lưới chuyên môn, cốt cán của Quận (Huyện) :.120

4.1.3. Chỉ đạo chung cho các trường thực hiện việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáoviên: .122

4.2. Giải pháp về quản lý học tập. .1237

4.2.1. Chỉ đạo các trường tổ chức thi kiểm tra đầu năm thật nghiêm túc với đề thi chung

của Phòng giáo dục-đào tạo: .123

4.2.2. Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở địa phương:.123

PHẨN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.129

1.Kết luận:.129

2.Nhược điểm, thiếu sót của đề tài:.131

3.Kiến nghị:.131

3.1. Đối với Sở giáo dục-đào tạo: .131

3.2. Đối với Phòng giáo dục-đào tạo:.133

TÀI LIỆU THAM KHẢO .134

PHẦN PHỤ LỤC.138

pdf162 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện chương trình của môn học, lớp học. Giải thích việc ủy quyền cho người giúp việc quản lý, một số trưởng phòng giáo dục-đào tạo cho rằng mình quá bận những việc có Lính chất sự vụ, một số khác thì quan niệm chuyên viên tổ phổ thông là người phụ trách chuyên môn quản lý việc này là đúng chức năng và có hiệu quả nhất. Còn các việc làm b, d, e5, el hiện nay rất ít được thực hiện trong khi quản lý chương trình dạy ở các đơn vị. Hiện nay, có một số Phòng giáo dục cùng một lúc phải quản lý các chương trình khác nhau : © Chương trình cải cách. © Chương trình công nghệ giáo dục. © Chương trình 100 tuần. © Chương trinh Tiểu học 2000 (dạy thử nghiệm ở một Quận) Điều này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo cao hơn ở các Phòng Giáo dục tránh những hiện tượng dạy sớm chương trình, dạy nhảy tiết, dạy bỏ những tiết phụ để có thời gian ôn tập, luyện thi... Tuy nhiên theo báo cáo tổng kết năm học 2000-2001 của Sở Giáo dục -Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì trong năm học này Sở vẫn duy trì 3 loại chương trình Cải cách giáo dục, Công nghệ giáo dục và Phổ cập giáo dục. Sở đã chỉ đạo việc thực hiện chương trình và sách theo quy định của Bộ có chất lượng. Tạo mặt bằng giáo dục Tiểu học ổn định trong giai đoạn trước khi chuyển sang chương trình và sách giáo khoa mới. Đặc biệt các Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận Huyện đã nghiêm túc tổ chức triển khai và thực hiện đúng "Quy định về giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh Tiểu học" đã được Bộ Trưởng ban hành theo Quyết định số 13/2000/QĐ-BGD &ĐT ngày 16.5.2000. Giáo viên thực hiện đúng các yêu cầu giảng dạy, tránh quá tải và hạ thấp yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng đối với 61 học sinh. Chương trình và sách của Trung tâm Công nghệ giáo dục được ổn định và không mở rộng đối với các trường đã nhận công nghệ theo phương thức trọn gói hoặc theo phương thức lồng ghép. Chương trình 100 tuần- có điều chỉnh nâng chất theo đúng tinh thần chỉ thị năm học của Bộ, đồng thời đã chỉ đạo thực hiện chương trình và sách giáo khoa thí điểm sau năm 2000 tại Quận 1 (Thực hành Sư phạm, Chương Dương) và Quận 10 (Nguyễn Chí Thanh, Dương Minh Châu) với 21 lớp Một, 18 lớp Hai ở hai môn tiếng Việt và Toán (riêng Thực hành Sư phạm đã thực hiện đến lớp Ba (03 lớp) với 3 môn Tiêng Việt-Toán-Đạo đức). Trên đây là một sô nhận định của sỏ theo báo cáo tổng kết của các Quận (Huyện), nhưng theo chúng tôi thì tiêu chuẩn b (Phòng Giáo dục-đào tạo phải lập sổ theo dõi chương trình ở các khối lớp tại Phòng giáo dục) cũng là một việc làm góp phần quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình của các trường trong Quận. Như vậy việc báo cáo ở các trường đã thực hiện đúng, đủ chương trình là chưa thực sự chính xác, vì vậy các cấp Quản lý cần có biện pháp theo dõi việc thực hiện chương trình một cách có hiệu quả hơn. 3.1.3. Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy. Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo : để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trước hết giáo viên cần nắm vững nội dung sách giáo khoa, nội dung giảm tải ỏ Tiểu học, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng môn học. Do đó cần tiếp tục bồi dưỡng giáo viên để có thể giảng dạy chất lượng các môn học, đặc biệt các môn Hát, Nhạc, Mỹ thuật và Thể dục. Trong quá trình chỉ đạo học tập và các hoạt động, các Phòng giáo dục-đào tạo cần chỉ đạo các trường thực hiện theo phương châm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo cho học sinh, không làm phức tạp hóa bài giảng. Tiến hành cải tiến phương pháp dạy học sao cho việc lên lớp diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở khả năng kinh phí hiện có, các địa phương mua sắm và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học theo danh mục đã được Vụ Tiểu học và công ty Thiết bị giáo dục của Bộ quy định, khuyến khích các giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và dự thi sử dụng đồ dùng dạy học, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Qua báo cáo sơ kết Học kì I năm học 2001 -2002 của sở Giáo dục-đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì cùng với yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập, các trường đã chú ý đến yêu cầu tăng cường mua sắm dụng cụ, trang thiết bị dạy học và tổ chức tốt việc sử dụng, bảo quản. Ngoài ra, các đơn vị cũng cần duy trì phong trào tự làm đồ dùng dạy học qua các phong trào, hội thi cấp trường, Quận (Huyện) (phong trào tốt ở Quận 5, Thủ Đức). Đặc biệt hiện nay, các Phòng giáo dục-đào tạo đã có chỉ đạo cho 100% trường Tiểu học thực hiện bảng lớp có dòng kẻ (theo mẫu chung của Sở phát 62 động trong năm học trước) để đảm bảo yêu cần viết chữ đẹp và đúng của giáo viên, để làm gương cho trẻ và dạy tốt hơn chữ viết Tiếng Việt. Cũng theo báo cáo của các Quận (Huyện), trong Học kì I năm học 2001-2002, toàn thành đã thực hiện được 30 nội dung chuyên đề chuyên môn, tập trung ở các môn Tiếng Việt 2000; Tiếng Việt cải cách giáo dục (Học vần, Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn) ; Toán, Đạo đức, Sức khỏe, Tự nhiên xã hội, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Tin học, Hát-Nhạc; Thể dục; Tiếng Anh; Tiếng Pháp; Bồi dưỡng Khối trưởng, giáo viên giỏi; Giảng dạy theo phương pháp tích cực...Quận Gò vấp (13), Củ Chi (10), Quận 1- Hóc Môn (9), Thủ Đức (7), B1nh Chánh- Quận 7 (6), Quận 11 - Tân B1nh (5) là những Quận Huyện đều tổ chức nhiều chuyên đề thiết thực để hỗ trợ tay nghề cho Giáo viên Quận mình. Riêng các Quận Huyện Nhà Bè, Cần Giờ và Quận 10 trong Học KÌ I không tổ chức chuyên đề nào, Quận 6 có 1 chuyên đề về Bán trú. Đặc biệt Hội thi, giao lưu cũng là hình thức mà các đơn vị Quận (Huyện) quan tâm tổ chức để nâng cao tay nghề cho giáo viên và tạo không khí thi đua vui học trong học sinh. Trong Học kì I năm học 2001-2002 này đã có các cuộc thi dành cho giáo viên như Chủ Nhiệm Giỏi, Giáo viên Giỏi, Quản lý Giỏi, Làm đồ dùng dạy học, Đọc diễn cảm, Viết chữ đẹp... Hội thi đã diễn ra đều khắp trên các Quận Huyện Thủ Đức (6), Gò Vấp, Tân B1nh (3), B1nh Thạnh, Hóc Môn, Quận 11,6 (2), B1nh Chánh, Củ Chi, Quận 9, 7, 10, 2, 8, Phú Nhuận (1). Qua khảo sát, chúng tôi thu nhận được kết quả xử lý như sau: • So sánh giữa đánh giá của trưởng phòng và chuyên viên phòng: 63 Qua bảng xử lý trên cho chúng ta thấy kết quả đánh giá của cả hai đôi tượng trên đều rất phù hợp với nhau ở các tiêu chuẩn 1, 2, 4 có độ trung b1nh cao (điểm tối đa là 2); còn các tiêu chuẩn 3, 6 thì giữa trưởng phòng và chuyên viên đánh giá cũng tương đối cao mặc dù có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể (1,67-1,54; 1,56-1,69) . Nhưng theo chung tôi nghĩ tiêu chuẩn 3 và 6 sẽ có tác động giúp giáo viên trong giảng dạy luôn tìm tòi để đưa ra những phương pháp dạy học mới lạ góp phần cải tiến phương pháp dạy học. Duy chỉ có tiêu chuẩn 5 thì cả trưởng phòng và chuyên viên đánh giá với độ trung b1nh tương đối thấp (1,00-1,04) mà theo chúng tôi tiêu chuẩn 5 nếu tập trung thực hiện, sẽ góp phần giúp cho nhiều giáo viên học lập được những kinh nghiệm của đồng nghiệp nhất là kinh nghiệm của những giáo viên dạy giỏi trong quá trình dạy học .Về độ lệch chuẩn s < 1 (0,00 - 0,56; 0,00- 0,52) điều đó chứng tỏ cách đánh giá của hai đối tượng trên có độ tập trung cao và rất chặt chẽ vì hệ số tương quan rRxyR = 0,97 (≈ 1) So sánh giữa đánh giá của trưởng phòng và lãnh đạo trưởng: 64 Ở hai đối tượng này thì các tiêu chuẩn 1, 2 cũng được đánh giá ở mức độ cao (2,00-1,98; 1,89- 1,80) so với điểm tối đa là 2. Nhưng đối với tiêu chuẩn 4 và 6 thì cách đánh giá giữa trưởng phòng và ban giám hiệu có sự cách biệt tuy không lớn (�̅� =1,78 - 𝑦�=l,61 ;�̅�=l,56 - 𝑦�=1,72) nhưng điều này cho chúng ta thấy rõ việc giới thiệu những thành tựu mới trong phương pháp giảng dạy theo lãnh đạo trường thì không được chú ý bằng việc chấm thi giáo viên giỏi chủ yếu phải dựa vào phương pháp giảng dạy vì đã là giáo viên giỏi thì trong quá trình giảng dạy phải có hoặc phải biết vận dụng những phương pháp dạy học mới vào tiết dạy thì mới đạt yêu cầu.Còn ở tiêu chuẩn 3 thì trưởng phòng đánh giá cao hơn so với lãnh đạo trường (�̅� =1,67 - 𝑦� =1,40) . Riêng tiêu chuẩn 5 thì cả hai đối tượng đánh giá với mức độ trung b1nh thấp (1.00 -1,11) như ở hai đối tượng trưởng phòng và chuyên viên. Tuy nhiên ở hai đối tượng này, tất cả các tiêu chuẩn đánh giá đều có độ lệch chuẩn S<1 điều đó chứng tỏ sự đánh giá của cả hai đối tượng có độ tập trung khá cao và hệ số tương quan rRxyR = 0,89 cho thấy cách đánh giá ở hai đối tượng này chưa chặt chẽ bằng cách đánh giá giữa chuyên viên và trưởng phòng • So sánh giữa đánh giá của trưởng phòng và giáo viên: 65 66 67 Dựa vào bảng trên chúng tôi thấy nhận định về cách đánh giá giữa trưởng phòng và giáo viên cũng giống sự nhận định về cách đánh giá của trưởng phòng và lãnh đạo trường về độ trung b1nh, độ lệch chuẩn s, cũng như hệ số tương quan. Qua đó chúng tôi thấy rằng đối với những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, những người gần gũi với các giáo viên đứng lớp thì họ đều đánh giá với mức độ cao và rất chú trọng đến phương pháp giảng dạy của những giáo viên thi giáo viên giỏi. Tóm lại để quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy các đối tượng nghiên cứu đều tập trung chú ý đến các tiêu chuẩn 1, 2 trước sau đó đến các tiêu chuẩn 3, 4, 6. Còn tiêu chuẩn 5 phần lớn ít được chú ý trong quá trình quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy. Hầu hết các ý kiến cho rằng việc đề xuất các phương pháp giảng dạy thông qua các tiết mẫu là một việc làm hết sức cần thiết cho người giáo viên. Tuy nhiên bằng phương pháp trò chuyện, qua trao đổi với cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh - Quận 5, chúng tôi thấy phần lớn các tiết dạy minh họa đều có sự chuẩn bị rất kĩ từ người dạy đến học sinh; về phương pháp thì lại đưa ra phương pháp "sắm vai" như diễn kịch. Kịch bản phải có người đạo diễn, như vậy khi áp dụng vào thực tế ở lớp, trong một buổi dạy bao gồm nhiều tiết thì không thể nào thực hiện được những phương pháp mà họ đã được xem minh họa. Mặt khác với "phương pháp dạy học trên phiếu giao việc " cũng là một phương pháp gây nhiều tốn kém, vì một buổi dạy giáo viên phải photocopy nhiều phiếu cho học sinh ở từng môn học. Dạy học lấy trò làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh v.v.. định hướng thì đã rõ, nhưng thể hiện trên bài giảng thế nào thì vô cùng khó. Ví dụ khi triển khai chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc ở bậc Tiểu học, người ta chủ trương để học sinh tự tìm ra từ khó để giải nghĩa, tự tìm ra từ, câu khó đọc để luyện đọc (thậm chí tự...đọc mẫu nữa) thì mới là phát huy tính tích cực của học sinh. Tương tự như vậy, ở môn Tự nhiên xã hội, để tránh sự áp đặt từ phía giáo viên, người ta yêu cầu học sinh biết tự đặt câu hỏi, chia nhóm tự nghiên cứu rồi báo cáo kết quả trước lớp. Rõ ràng những điều kể trên ý tưởng thì hay nhưng thực hiện cách dạy rộng rãi này thì thật là khó.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những phương pháp dạy thật sự có đổi mới nhiều so với trước . Theo nhận định chung của Sở giáo dục-đào tạo thì việc đổi mới phương pháp chưa đi vào chiều sâu và trở thành yêu cầu trọng tâm của việc chuyển tải nội dung kiến thức môn học. Hiện nay phần lớn còn thể hiện ở các tiết thao giảng, minh họa chuyên đề hơn là ở các tiết học thường ngày để đem lại hiệu quả thiết thực cho trẻ trong hoạt động học tập, nhất là ở những khu vực còn nhiều khó khăn, những nơi còn bố trí đông học sinh, bàn ghế chưa cải thiện.... Giáo viên còn lệ thuộc quá nhiều vào sách hướng dẫn giảng dạy, không mạnh dạn sáng tạo, bổ sung kiến thức. Còn ngại khi dạy khác với sách vở cũ. Tài liệu tham khảo quá nhiều trên thị trường, giáo viên không có điều kiện chọn lọc khi sử dụng và đôi khi chưa chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng. 68 Từ đó hiện tượng học bài văn mẫu (mà thực chất chưa phải là mẫu) vẫn tồn tại, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh vì phản sư phạm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Để góp phần động viên việc cải tiến phương pháp giảng dạy ở Quận (Huyện) mình, theo chúng tôi tiêu chuẩn 3 tức là: Phòng Giáo dục có chế độ khen thưởng kịp thời cho những phương pháp dạy học mới, có hiệu quả cao, được tập thể sư phạm công nhận, đây cũng là một biện pháp nhằm động viên tinh thần rất lớn của đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tính sáng tạo theo định hướng làm cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò được diễn ra "nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng". Bên cạnh những thành tựu mới về phương pháp dạy học đó thì các cấp quản lý cần ra tập san "Phương pháp "với nội dung phản ánh kinh nghiệm của các giáo viên giỏi (tiêu chuẩn 5), hay những "thủ thuật" thích hợp của giáo viên trong quá trình dạy để biến những ý tưởng "dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh" thành hiện thực, mà qua điều tra thì hai việc làm trên rất ít được các Quận (Huyện) chú ỷ thực hiện. Ngoài ra việc học tập phương pháp giảng dạy ở các nước bạn, hoặc ở Quận (Huyện) bạn (tiêu chuẩn 2) cũng là một phương pháp góp phần nâng cao tay nghề của giáo viên, mà qua điều tra các đối tượng đều đánh giá cao việc làm này và theo phương hướng nhiệm vụ cần tập trung trong học kì li năm học 2001-2002 của Bậc Tiểu học thì Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố cũng sẽ tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy Toán và Tiếng Việt (do chuyên gia úc tập huấn) với hình thức nghe báo cáo và đi thực tế tại B1nh Thuận. Đây là một trong những biện pháp nhằm góp phần giúp giáo viên tiếp cận phương pháp giảng dạy ở nước bạn để qua đó có thể học tập, vận dụng vào việc giảng dạy của mình nhằm đạt chất lượng cao trong giảng dạy. 69 3.1.4. Quản lý hoạt động ngoài giờ. 70 Qua việc xử lý trên cho chúng tôi thấy ở tiêu chuẩn c, g, h kết quả đánh giá của trưởng phòng rất phù hợp với kết quả đánh giá của chuyên viên và đều đánh giá ỏ mức độ cao hơn so với trung b1nh (điểm tối đa là 2) với độ lệch s< 1 chứng tỏ cả hai đối tượng đánh giá trên có độ tập trung khá cao. Tiêu chuẩn a thì trưởng phòng đánh giá thấp hơn so với chuyên viên tuy không lớn (1,33 - 1,38) nhưng vẫn ở mức độ trung b1nh. Riêng tiêu chuẩn e thì trưởng phòng và chuyên viên đánh giá có sự cách biệt ( x= 1,22 vàỹ"=l,58) với độ lệch chuẩn S<1 (0,47 và 0,51) như vậy cách dành giá của trưởng phòng và chuyên viên vẫn có độ tập trung tương đối cao. Ngoài ra các tiêu chuẩn b, d, f, i, j cả trưởng phòng và chuyên viên đều đánh giá với mức độ trung b1nh thấp (1,00-1,22 và 1,00- 1,27), nhưng với hệ số tương quan rRxyR = 0,84 cũng cho thấy cách đánh giá của hai đối tượng trên là tương đối chặt chẽ. 71 72 73 74 Tương tự khi so sánh giữa cách đánh giá giữa trưởng phòng và lãnh đạo trường cũng như giữa trưởng phòng và giáo viên thì cả hai đối tượng nghiên cứu trên đều đánh giá với độ trung b1nh cao ở các tiêu chuẩn c, g, h và như vậy rất phù hợp với cách đánh giá của trưởng phòng và chuyên viên. Còn việc đánh giá tiêu chuẩn a và e của lãnh đạo trường và giáo viên thì đạt mức độ trung b1nh, tương đối ít chênh lệch nhiều như ở hai đối tượng trưởng phòng và chuyên viên (1,33 và 1,27; 1,22 và 1,24; 1,33, và 1,30; 1,22 và 1,17). Các tiêu chuẩn b, d, f, i, j các đôi tượng này cũng đều đánh giá với mức độ trung b1nh thấp như hai đôi tượng trên. Bên cạnh đó các độ lệch chuẩn s đều bé hơn 1 và hệ số tương quan giữa trưởng phòng và lãnh đạo trường rXy = 0,90 ; trưởng phòng và giáo viên rRxyR = 0,94 ,chứng tỏ cách đánh giá của các đối tượng này có độ tập trung khá cao và đánh giá khá chặt chẽ hơn so với cách đánh giá của trưởng phòng và chuyên viên (rRxyR =0,84). Tóm lại trong việc quản lý hoạt động ngoài giờ, các đối tượng nghiên cứu đều chú ý tập trung vào các việc làm ở tiêu chuẩn c, g, h trước, sau đó là các việc làm ở tiêu chuẩn a, e. Riêng các việc làm ở tiêu chuẩn b, d, i, i, j thì rất ít được chú ý. Theo chúng tôi thì mục tiêu hoạt động quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) là thành lập và hoàn thiện hệ thống công tác giáo dục học sinh. Hệ thống công tác giáo dục trong phạm vi Quận (Huyện) được hình thành từ toàn bộ các hệ thống công tác giáo dục ở các trường và ở các trung tâm giáo dục khác (các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường, các cơ quan văn hóa, các trung tâm giáo dục lao động và hướng nghiệp, các trung tâm thể dục thể thao, tổ chức giáo dục theo chỗ ở, trong các tập thể lao động xí nghiệp và tổ chức v.v...) Vai trò phối hợp của các cơ quan giáo dục quốc dân còn lớn hơn nữa trong công tác liên hệ động viên rộng rãi các tổ chức xã hội vào công tác giáo dục học sinh. Thiếu sự phối hợp và thống nhất hành động trong công tác thiếu nhi, ví dụ giữa Phòng Giáo dục - Đào tạo, Quận Đoàn Thanh Niên cộng sản, các cơ sỏ ngoài trường, sẽ dẫn đến t1nh trạng lủng củng trong hệ thống yêu cầu, dẫn đến sự quá tải cho học sinh bằng các biện pháp trùng lặp. Phòng Giáo dục - Đào tạo, một mặt hành động với tư cách là một trong các cơ quan của hệ thống quản lý có tác động phối hợp cơi các cơ quan và tổ chức xã hội khác; mặt khác chính Phòng giáo dục- đào tạo thực hiện vai trò phối hợp trong quan hệ với các cơ sở trực thuộc, đảm bảo sự thống nhất hành động của các trường và của các cơ sở ngoài trường. Có thể nêu lên ba hướng quan trọng nhất trong công tác của Phòng giáo dục-đào tạo Quận (Huyện) với các tổ chức xã hội: ® Lãnh đạo hoạt động của các tổ chức xã hội đang làm việc trực tiếp với nhà trường, cung cấp cơ sở sư phạm cho hoạt động này. 75 ® Phát huy tác dụng thường xuyên, có hệ thống đến hoạt động của các tổ chức xã hội và của các cơ quan cấp Quận (Huyện), nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. ® Lôi cuốn các tổ chức xã hội tham gia trực tiếp quản lý các cơ quan giáo dục, hoàn thiện công tác giáo dục học sinh. Ở các trường Tiểu học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục- thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa; các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường; các hoạt động lao động công ích; các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học. Theo nhận định của Sở Giáo dục - Đào lạo thì chất lượng học lực và rèn luyện hạnh kiểm được tăng dần qua từng năm là nhờ từ sở đến Phòng đã có nhiều biện pháp duy trì và tăng cường các hoạt động ngoại khóa dưới hình thức các hội thi phong phú đa dạng để giúp học sinh nâng cao kiến thức và rèn kĩ năng phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi. Cụ thể: ® Cấp thành phố: Sở vẫn tiếp tục duy trì hai cuộc thi truyền thống đã diễn ra từ 7 năm nay (1995- 2002): +Vở sách chữ đẹp hay Viết chữ đẹp; đối với học sinh ở hai mức tập thể và cá nhân, đối với giáo viên ở mức cá nhân. Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho cuộc thi toàn quốc Sở cũng đã điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp. Sở đã tổ chức chỉ đạo thí điểm Hội thi cấp Quận tại đơn vị Phòng giáo dục-đào tạo Quận 11 vào ngày 4-5/2/2002. Cuộc thi đã diễn ra sôi nổi tại trường Trưng Trắc Quận 11 với phòng trưng bày triển lãm phong trào Vỡ sạch chữ đẹp của 22 trường trong Quận và các vòng thi vui và hào hứng. Nhiều kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Rèn chữ giữ vỡ từ các trường của Quận 11 đã được nhân lên cho 22 Quận (Huyện) toàn thành. +Cuôc thi giải Lẽ Quý Đôn trên báo Nhi Đồng thành phố: đây là cuộc thi do Sở Giáo dục-đào tạo (Phòng Tiểu học) phối hợp với báo Nhi Đồng thành phố tổ chức cho học sinh đa được 7 năm (từ năm 1995-1996 cho đến nay). Cuộc thi truyền thống hàng năm trên báo Nhi Đồng cũng đã tạo cho học sinh mội sân chơi lành mạnh bổ ích, góp phần nâng cao kiến thức đang học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng hơn. Đồng thời qua cuộc thi giúp cán bộ, giáo viên Tiểu học nỗ lực hơn trong thi đua dạy tốt và phụ huynh hiểu hơn những nội dung kiến thức đang dạy ở trường Tiểu học để phối hợp hỗ trợ cho các em (Xem phụ lục sơ kết giải Lê Quý Đôn đính kèm) 76 © Từ Quận (Huyện): Bên cạnh cuộc thi chung toàn thành, các Quận (Huyện) cũng đã tổ chức được 20 cuộc thi dành cho học sinh như: Vẽ tranh (Nét vẽ xanh, sân trường), Khéo tay kĩ thuật, Rèn chữ giữ vở, Mái trường xanh, Văn hóa, Nha học đường, Diễn tiểu phẩm Quyền trẻ em, Tiếng hát từ mái trường, Báo tường, báo tập, Dán vẽ tranh phòng chống ma tuý, Kể chuyện theo sách, Ngâm thơ, Sáng tác văn thơ. Các Quận (Huyện) Thủ Đức (10), Gò vấp (9), Hóc Môn (8); Quận 2, Tân B1nh (7), Quận 9 (6), B1nh Chánh, Quận 6(4), B1nh Thạnh, Quận 1, Phú Nhuận, Quận 8 (3), Quận 7 (2), Quận 3, 12, 5, Củ Chi (1) là những đơn vị có quan tâm tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh Tiểu học. Hiện nay, bên, cạnh việc thực hiện các chương trình Tiểu học phổ thông theo quy định, các Phòng giáo dục-đào tạo Quận (Huyện) còn phải tiếp tục thực hiện một số chương trình hoạt động ngoại khóa khác như: ® Chương trình tăng cường dạy ngoại ngữ: Anh , Pháp, Hoa. ® Dạy thí điểm chương trình Trật tự an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học theo chỉ đạo của ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục-đào tạo. ® Thực hiện và mở rộng chương trình giáo dục Sữa học đường cho toàn bộ học sinh thành phố do công ty Te tra Park tài trợ. ® Thí điểm chương trình "Bữa ăn trưa học đường" cho toàn bộ các em học sinh thuộc các xã vùng sâu của hai Huyện cần Giờ và Củ Chi, mỗi em được dùng sữa 5 buổi/tuần, trong vòng 3 tháng, kể từ tháng 2/2002 cho đến tháng 4/2002. Nếu không trở ngại dự án dự định sẽ thực hiện trong vòng 2,3 năm cho các em học sinh này (Củ Chi có 9.084 học sinh, Cần Giờ:6.843 học sinh, tổng cộng 15.927 em được hưởng chương trình này). ® Các Phòng giáo dục-đào tạo còn được các tổ chức hỗ trợ chương trình, dự án khác như Chương trình hoa nhập học sinh phổ thông và phổ cập của tổ chức phi chính phủ EFO tại trường Đặng Trần Côn (Quận 4); Chương trình hội nhập trẻ khuyết tật do tổ chức Hà Lan li tài trợ;Thí điểm công tác xã hội học đường do Đại học Mở bán công thực hiện ở Quận 8...cùng các chương trình khác rải rác khắp các Quận (Huyện) đã góp phần tăng cường các nguồn lực cho giáo viên Tiểu học thành phố. ® Tiếp tục thực hiện dự án Giáo dục Quyền trẻ em trong các trường Tiểu học (chương trình hợp tác với Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển) với các mục tiêu lâu dài "Phát triển các trường học thân thiện với trẻ em trên cơ sở quyền trẻ em, có chú trọng đến việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như kết quả và chất lượng học tập của trẻ cùng với mục tiêu chính như sau: 77 +Tổ chức tháng giáo dục Quyền trẻ em trong các trường lớp tiểu học chính quy và không chính quy tại 22 Quận Huyện. +Phát triển một vài mô hình Môi trường thân thiện với trẻ trong các trường Tiểu học. Tại các trường này, học sinh học tập theo phương pháp tích cực và được bảo vệ, tôn trọng và thúc đẩy sự hòa nhập. Đặc biệt quan hệ cộng tác trong nhà trường, giữa nhà trường và cộng đồng được phát triển. +Sáng kiến và kinh nghiệm về xây dựng Môi trường học tập thân thiện với trẻ được phổ biến rộng rãi cho cán bộ ngành giáo dục và cộng đồng địa phương tại thành phố Hồ Chí minh. Kết quả bước đầu đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong giáo viên. Các em được tôn trọng, được chăm sóc và nhà trường có cái nh1n khác hơn về học sinh của mình. Giáo viên trở nên gần gũi, yêu thương, đùm bọc học sinh hơn. Trong quan hệ, cư xử giữa trẻ với trẻ, trẻ với người lớn, người lớn với người lớn và người lớn đối với trẻ.... bằng t1nh thương, trách nhiệm và cảm thông sâu sắc.Từ đó các hoạt động giáo dục trong trường có khí thế vui tươi sôi động và phụ huynh học sinh cũng có ý thức hơn về trách nhiệm cùng với nhà trường để chăm sóc giáo dục, bảovệ con em mình tốt hơn. ® Thực hiện dự án "Sạch để khỏe" của Vụ Thể chất phối hợp với Công ty P & G ở 17 Quận (Huyện) (Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Tân B1nh, B1nh Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức và B1nh Chánh). Ngoài ra công tác với cha mẹ học sinh, công tác nâng cao hiểu biết cho nhân dân, chiếm một vị trí đặc biệt trong hoạt động của Phòng giáo dục-đào tạo Quận (Huyện) qua khảo sát chúng tôi thấy việc làm c đã được đánh giá rất cao tức là việc: Phòng giáo dục - đào tạo đã thực hiện công tác với Hội cha mẹ học sinh để giúp đỡ gia đình và nhà trường. Thật ra việc đảm bảo sự thống nhất hành động của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ em là một trong các yếu tô quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả toàn bộ công tác giáo dục, để đạt được kết quả tốt nhất trong giáo dục thanh thiếu niên. Ví dụ như ở Liên Xô, các Phòng giáo dục tiên tiến đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sử dụng các hình thức phong phú và có hiệu quả trong công tác với cha mẹ học sinh, với nhân dân, họ đã tiến hành tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh, đại hội về vấn đề giáo dục gia đình, phát biểu của các cán bộ phòng giáo dục ở các hội nghị của tập thể nhân dân lao động, tiến hành ở Quận (Huyện) "Tuần lễ trường học"... Công tác với cha mẹ học sinh của hội giúp đỡ gia đình và nhà trường đều được tiến hành ở xí nghiệp, cơ quan,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_11_3911612340_8642_1871616.pdf
Tài liệu liên quan