Luận văn Hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Bến Tre

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng biểu, hình ảnh

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

KINH TẾ BIỂN .8

1.1. Cơ sở lí luận về phát triển bền vững kinh tế biển .8

1.1.1. Biển.8

1.1.1. Kinh tế biển.10

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển .14

1.1.3. Phát triển kinh tế biển bền vững .16

1.2. Một vài nét về hiện trạng phát triển bền vững kinh tế biển trên thế giới và khuvực .29

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH

BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2001 – 2010.33

2.1. Các nguồn lực phát triển kinh tế biển tỉnh Bến Tre.33

2.1.1. Các nguồn lực tự nhiên.34

2.1.2. Các nguồn lực kinh tế - xã hội:.42

2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Bến Tre .49

2.2.1. Giai đoạn trước năm 2000 .49

2.2.2. Giai đoạn 2001 – 2010.52

2.3. Phân tích ảnh hưởng của sự phát triển bền vững kinh tế biển đến sự phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre .83

2.3.1. Lợi ích kinh tế.83

2.3.2. Lợi ích văn hóa – xã hội .85

2.3.3. Bảo vệ môi trường .87

2.4. Những vấn đề cần quan tâm đến phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Bến Tre.88

2.5. Tóm tắt chương .91Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH

TẾ BIỂN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 .94

3.1. Các cơ sở đưa ra định hướng.94

3.1.1. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của quốc gia và vùng.94

3.1.2. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre.94

3.2. Các chỉ số dự báo.96

3.2.1. Các chỉ số dự báo tình hình phát triển các ngành kinh tế biển .96

3.2.2. Các chỉ số dự báo phát triển nguồn nhân lực.100

3.2.3. Các chỉ số dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của ba huyện venbiển.101

3.2.4. Các chỉ số dự báo tình hình đầu tư .102

3.3. Các định hướng phát triển.103

3.3.1. Phát triển sản phẩm kinh tế biển theo hướng chuyên môn hóa và nâng

cao chất lượng sản phẩm.103

3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.104

3.3.3. Tăng cường đầu tư vốn, khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế biển theo

hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa .104

3.3.4. Bảo vệ môi trường biển .105

3.3.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý kinh tế biển.106

3.4. Các giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững.106

3.4.1. Các giải pháp phát triển sản phẩm kinh tế biển.107

3.4.2. Các giải pháp đào tạo, tuyển dụng lao động chất lượng cao .111

3.4.3. Các giải pháp đầu tư đạt hiệu quả.112

3.4.4. Các giải pháp bảo vệ môi trường.114

3.4.5. Các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí kinh tế biển .116

3.5. Kiến nghị.119

3.5.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bến Tre.119

3.5.2. Kiến nghị đối với ngành Thủy sản Bến Tre.120

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf140 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
07 2008 2009 2010 1. Sản lượng toàn tỉnh 137.381 175.757 238.407 246.751 290.585 Huyện Bình Đại 58.447 71.386 88.695 88.794 100.786 Huyện Ba Tri 44.555 44.402 47.733 56.274 66.815 Huyện Thạnh Phú 14.946 14.559 16.598 18.926 20.060 2. Tỉ lệ của ba huyện ven biển so với toàn tỉnh (%) 85,7 74,2 64,2 66,5 64,6 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 [2] Hiện trạng phát triển ngành khai thác thủy sản: Giai đoạn 2001 – 2010, tỉnh Bến Tre đã định hướng tăng cường khai thác xa bờ, ưu tiên đầu tư, đổi mới trang thiết bị - công nghệ, nâng cao năng lực khai thác,..nên ngành khai thác thủy sản phát triển mạnh hơn, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn giai đoạn 1996 – 2000, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh. Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre theo giá so sánh, 2001 – 2010 Năm Ngành khai thác thủy sản Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2001 797.299 54 2002 768.824 47 2003 740.693 41 2004 793.901 38 2005 856.742 38 2006 912.993 35 2007 935.562 30 2008 1.070.161 29 2009 1.373.667 35 2010 1.526.584 34 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 [2] 56 Qua bảng 2.5 cho thấy, giá trị sản xuất ngành khai thác thủy sản mà chủ yếu là hải sản giai đoạn 2001 – 2010 tăng thêm 729,3 tỉ đồng, từ 797,3 tỉ đồng (năm 2001) lên 1.526,6 tỉ đồng (năm 2010), tăng gần 2 lần giá trị. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành khai thác là 10,2 %/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng thời kì 1996 – 2000 (22,8%/năm). Tuy nhiên, giá trị tăng thêm bình quân hằng năm thời kì 2001 – 2010 là 155,3 tỉ đồng/năm, cao hơn giai đoạn 1996 – 2000 (134,4 tỉ đồng/năm). Bên cạnh đó, có sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh. Giai đoạn 1996- 2000, ngành khai thác luôn chiếm tỉ trọng hơn 65% giá trị sản xuất ngành thủy sản. Trong khi đó, giai đoạn 2001 – 2010, ngành khai thác giảm nhanh tỉ trọng, từ 54% (năm 2001) xuống còn 35% (2010) và kể từ năm 2002, tỉ trọng ngành khai thác thấp hơn tỉ trọng ngành nuôi trồng, đây là điều chưa bao giờ xảy ra trước năm 2000. Nguyên nhân là do giai đoạn trước năm 2000, ngành khai thác thủy hải sản chiếm ưu thế hơn hẳn ngành nuôi trồng và phải tăng trưởng nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà ngành nuôi trồng chưa thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, giai đoạn 1996 – 2000, ngành khai thác phát triển chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên phong phú ven bờ. Trong khi đó, giai đoạn 2001 – 2010, nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm nhanh, ngư dân tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích đánh bắt xa bờ, khai thác các hải sản có giá trị kinh tế cao đồng thời kĩ thuật, công nghệ, phương tiện khai thác ngày càng hiện đại hóa nên tốc độ tăng trưởng thấp nhưng giá trị sản xuất cao. Tỉ trọng ngành khai thác ngày càng giảm nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng chứng tỏ ngành thủy sản của tỉnh đã phát triển ngày càng hợp lí, hiệu quả hơn, dần dần giảm sự phụ thuộc vào nguồn lợi thủy hải sản ven bờ và ngành khai thác để tăng khả năng khai thác tiềm năng nuôi trồng thủy hải sản nhằm chủ động nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Yếu tố quan trọng góp phần vào việc tăng trưởng ngành khai thác thủy hải sản là số lượng và đặc điểm phương tiện đánh bắt. Số tàu thuyền đóng mới và đăng kí khai thác trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2010, toàn tỉnh có 5.785 tàu thuyền cơ giới, tăng 2.505 chiếc so với năm 2001. Tổng công 57 suất tàu thuyền không ngừng tăng lên, năm 2010 là 634.010 CV, tăng 2,2 lần so với đầu giai đoạn (149.975 CV), công suất trung bình đạt 109,6 CV/chiếc. Trong đó, số tàu thuyền đánh bắt xa bờ được đầu tư, phát triển, đóng mới hàng năm nên không ngừng tăng lên để tăng thời gian khai thác trên biển, giảm chi phí do việc ra vào nhiều lần và tăng cường khả năng khai thác tài nguyên vùng biển khơi. Bến Tre là một trong những tỉnh có đội tàu khai thác xa bờ thuộc tốp đầu cả nước. Năm 2010, toàn tỉnh có 1.549 chiếc (22,8% số tàu thuyền đánh bắt), tăng 1.139 chiếc so với năm 2001. Tổng công suất tàu đánh bắt xa bờ là 509.602 CV, trung bình 329 CV/chiếc (2010). Vùng biển hoạt động nghề khai thác hải sản của tỉnh khá rộng, trải dài từ Vũng Tàu đến vịnh Thái Lan, đặc biệt có một lượng lớn tàu thuyền hoạt động thường xuyên ở vùng biển Nam Côn Sơn (tiếp giáp với Malayxia, Inđônêxia, Philippin). Riêng địa bàn ba huyện ven biển là nơi tập trung số phương tiện đánh bắt xa bờ nhiều nhất của tỉnh. Số lượng tàu đánh bắt thủy hải sản tăng qua các năm, đặc biệt thời kì 2005 – 2010 tăng mạnh từ 2.472 chiếc lên 4.174 chiếc. Mỗi huyện ven biển đều tích cực đầu tư đóng mới tàu thuyền, nhất là tàu đánh bắt xa bờ, công suất lớn, từng bước hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ đánh bắt. Tỉ lệ tàu thuyển đánh bắt thủy hải sản của ba huyện ven biển thời kì 2005 – 2010 luôn chiếm hơn 72% số tàu thuyền đánh bắt toàn tỉnh, riêng tàu đánh bắt xa bờ là 1.489/1.549 chiếc của toàn tỉnh (chiếm 96%). Trong đó, từ năm 2005, huyện Ba Tri có số phương tiện đánh bắt mà nhất là tàu đánh bắt xa bờ cao nhất tỉnh, cao hơn cả huyện Bình Đại; huyện Thạnh Phú do còn yếu kém về cơ sở vật chất, thiếu vốn đầu tư nên số lượng tàu thuyền đánh bắt tương đối ít. So với giai đoạn 1996 – 2000, thời kì này phương pháp và kĩ thuật khai thác thủy hải sản khá đa dạng và có sự thay đổi theo hướng tích cực. Theo đó, chuyển dần từ phương pháp khai thác truyền thống sang phương pháp mới, hiện đại hơn; hạn chế dần khai thác gần bờ, tăng cường khai thác xa bờ. Các phương pháp như lưới kéo, lưới rê, cào điện,dần được thay thế bằng phương pháp cào khơi, lưới đôi, bẩy rập, lưới vây ánh sáng,.. để giảm tính lạm sát nguồn lợi thủy hải sảnĐội 58 ngũ thuyền trưởng, thuyền viên có tay nghề, có khả năng nắm bắt được các ngư trường trọng điểm và ngư trường xa bờ. Đặc biệt, từ năm 2002 trở đi, tỉnh khuyến khích ngư dân ra khơi theo từng đoàn để hỗ trợ nhau, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, nâng cao hiệu quả khai thác đồng thời góp phần tích cực bảo vệ an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Do thực hiện tốt chủ trương tăng cường đánh bắt xa bờ, đồng thời đóng mới tàu thuyền, đổi mới công nghệ - kĩ thuật khai thác nên sản lượng khai thác của tỉnh tăng mạnh trong thời kì 2001 – 2010. Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sản luợng thuỷ sản khai thác tỉnh Bến Tre, 2001 -2010 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 [2] Sản lượng khai thác thủy hải sản toàn tỉnh năm 2010 là 121.014 tấn, tăng 1,8 lần sản lượng năm 2001, chiếm 47,7% sản lượng thủy sản toàn tỉnh, trung bình tăng thêm 6.052 tấn/năm. Trong đó, khai thác biển chiếm ưu thế gần như tuyệt đối so với sản lượng khai thác nội địa vì khai thác biển là nghề truyền thống và ngư dân vùng biển có nhiều kinh nghiệm khai thác trên biển, đồng thời nguồn lợi hải sản vùng biển lớn gấp nhiều lần nguồn lợi thủy sản nội địa. Từ năm 2002, sản lượng khai thác 64082 59111 59408 68249 70733 74141 74943 80241 98375 119679 2464 3970 3542 3502 3306 1558 1283 1148 1669 1334 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tấn Năm Khai thác biển Khai thác nội địa 59 biển tăng liên tục, đạt 119.679 tấn (2010), chiếm 98,9% sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh. So với các huyện khác của tỉnh Bến Tre, ba huyện ven biển chiếm ưu thế về khai thác thủy sản, đặc biệt là khai thác hải sản do có địa bàn giáp biển, có kinh nghiệp khai thác biển từ lâu đời và không ngừng đổi mới phương tiện, kĩ thuật khai thác. Giai đoạn 2001 – 2010, sản lượng khai thác thủy hải sản của ba huyện ven biển tăng mạnh, nhất là giai đoạn 2005 – 2010. Năm 2010, đạt 115.127 tấn, tăng 83.860 tấn (tăng 2,2 lần) so với năm 2005 (67.267 tấn). Sản lượng khai thác thủy hải sản của ba huyện ven biển trong giai đoạn 2005 – 2010 luôn chiếm trên 90% sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh, trong khi các huyện còn lại chỉ chiếm 10% sản lượng khai thác toàn tỉnh. (Xem bảng 2.6) Bảng 2.6: Sản lượng khai thác thủy sản phân theo huyện, 2005 – 2010 Đơn vị: tấn Năm Huyện 2005 2007 2008 2009 2010 Toàn tỉnh 74.039 76.226 81.389 100.044 121.014 Ba huyện ven biển 67.267 74.360 79.086 95.465 151.127 % so với toàn tỉnh 90,9 97,6 97,1 95,4 95,1 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 [2] Trong đó, huyện Bình Đại đạt sản lượng là 54.379 tấn (năm 2010), chiếm 44,9% toàn tỉnh; huyện Ba Tri đạt sản lượng 53.108 tấn (năm 2010), chiếm 43,9% toàn tỉnh. Riêng huyện Thạnh Phú, khai thác thủy hải sản thời gian qua có phát triển nhưng còn hạn chế so với hai huyện kia, sản lượng năm 2010 mới chỉ đạt 7.640 tấn. Sản phẩm khai thác hải sản chủ yếu của tỉnh là cá biển, tôm biển, mực. Trong đó, nhiều nhất là cá biển phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. 60 Cá biển chiếm hơn 70% sản lượng thủy hải sản khai thác toàn tỉnh. Năm 2010, sản lượng cá biển tăng hơn 2 lần so với năm 2005, sản lượng bình quân là 58.955 tấn/năm, cao gấp 1,4 lần sản lượng cá biển bình quân thời kì 1996 – 2000 (40.113 tấn/năm). Trong tổng sản lượng khai thác cá biển toàn tỉnh thì ba huyện ven biển chiếm 96%, đạt 97.543 tấn (2010), tăng 48.588 tấn so với năm 2005. Riêng các huyện khác, từ năm 2008 đến năm 2010, sản lượng cá biển tăng lên hơn 3 lần so với năm 2005 là do các huyện Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm dù không giáp biển nhưng từ những năm gần đây vẫn có phát triển đội tàu thuyền đánh bắt hải sản mà nhất là tàu thuyền đánh bắt xa bờ để cùng các huyện ven biển khai thác tài nguyên hải sản trên biển. Ngoài cá biển thì tôm biển và mực cũng là sản phẩm hải sản khai thác chủ lực của tỉnh Bến Tre. (Xem bảng 2.7) Bảng 2.7: Sản lượng cá biển đánh bắt phân theo huyện năm 2010 Đơn vị: Tấn Năm Huyện 2005 2007 2008 2009 2010 Toàn tỉnh 53.123 53.323 58.055 75.278 101.500 Ba huyện ven biển + Bình Đại + Ba Tri + Thạnh Phú 48.955 24.958 22.458 1.539 52.419 26.444 24.792 1.183 57.030 27.730 27.376 1.924 72.802 35.927 33.822 3.053 97.543 45.469 47.745 4.329 Các huyện khác 4.168 904 1.025 2.485 3.957 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 [2] Để nâng cao năng lực và tạo đà phát triển bền vững ngành khai thác hải sản, tỉnh Bến Tre đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các cảng cá, bến cá trên địa bàn ba huyện ven biển. Trong đó, nổi bật nhất là cảng cá Ba Tri, cảng cá Bình Đại và cảng cá Thạnh Phú. Cảng cá, bến cá là những bộ phận cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần cơ bản của hoạt động đánh bắt hải sản với những chức năng như: nơi cất bến, buôn bán và cung 61 cấp các dịch vụ, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp ngư cụ, nhiên liệu, bảo quản sản phẩm, đầu mối lưu thông và phân phối các sản phẩm khác. Ngoài ra, còn là nơi quản lý tàu thuyền hoạt động khai thác, cung cấp các thông tin về ngư trường, thiên tai, cứu nạn  Cảng cá An Thủy – huyện Ba Tri: Cảng cá Ba Tri là cảng cá được xây dựng đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Cảng nằm ở cửa sông Hàm Luông (xã An Thủy, huyện Ba Tri, Bến Tre) do Bộ Thủy sản cũ đầu tư xây dựng năm 2001, khánh thành năm 2002. Cảng cá này có tổng diện tích 19.495m2, hơn 12.400m2 được dùng làm đường, bãi nội bộ, phòng làm việc, khu xử lý nước thải, hệ thống điện, nước, còn lại là diện tích cho thuê các loại hình dịch vụ thủy sản phục vụ đánh bắt. Hai cầu của cảng có tổng chiều dài 160m: Cầu tàu lớn sát sông Hàm Luông dài 100m dùng cho tàu có công suất lớn cập cảng; cầu nhỏ (dọc theo rạch Bà Hiền) dành cho tàu nhỏ có công suất khoảng 60 CV neo đậu. Với địa thế rất lí tưởng, hàng năm có hàng nghìn tàu thuyền cập bến lên hàng. Năm 2010, lượng tàu neo đậu khoảng 6000 lượt, tàu lên hàng 2.900 lượt, hàng thủy sản qua cảng là 22.000 tấn. Tuy nhiên, hiện tại, với chiều dài của cầu lớn, cầu này chỉ đủ cho 5 - 6 tàu lớn cập bến để lên hàng thủy sản và nhận nhiên liệu. Vào mùa vụ (mùa Nam từ tháng 5 đến tháng 10), lượng tàu cập cảng nhiều hơn, hai cầu tàu không đủ sức chứa. Con rạch Bà Hiền cập sát bên trong cảng, rộng chỉ 40m, hai bên rạch đều là bãi bồi, khiến tàu vào cảng rất khó khăn, dễ bị ùn tắc và gây ô nhiễm. Các dịch vụ trên bờ trở nên chật chội. Hàng ngày có khoảng 500 lao động làm việc ở các cơ sở thu mua thủy sản, cung cấp nước đá, dầu mỡ, quán ăn uống san sát nhau. [19]  Cảng cá Bình Thắng – huyện Bình Đại: Là cảng cá thứ hai của tỉnh, được xây dựng sau cảng cá An Thủy – huyện Ba Tri, nhưng là cảng cá hoạt động hiệu quả nhất của tỉnh Bến Tre hiện nay. Hiện cảng có 6 vựa cá và 2 đại lý; 7 cơ sở sơ chế; 1 kho chứa cá phân; 2 cơ sở cơ khí; 3 dịch vụ ăn uống; 1 cửa hàng xăng dầu; 1 xưởng nước đá công suất 1.000 cây/ngày. Ngoài ra, hàng ngày còn một số cá nhân hoạt động thu mua nhỏ lẻ cung cấp hàng 62 cho các chợ trong tỉnh, các cơ sở chế biến khô và khoảng 500 lao động phổ thông tại địa phương hoạt động trong cảng. Lượng tàu cá trên địa bàn huyện Bình Đại đến cuối năm 2010 là 1.208 tàu, trong đó tàu xa bờ là 535 tàu. Trong năm, lượng tàu cập cảng 3.275 lượt, tăng 30 % so với cùng kỳ năm 2009, trong đó lượng tàu ngoài tỉnh chiếm 5%. Giá thu mua nguyên liệu của các vựa cá trong năm qua được nâng lên ngang bằng với các cảng cá trong khu vực nên tất cả các tàu cá của địa phương đều tập trung về cảng. Năm 2010 là năm mang lại hiệu quả cao nhất trong 10 năm qua đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản trên địa bàn huyện Bình Đại. Sản lượng hàng thủy sản qua cảng đạt 25.716 tấn, tăng 69 % so với cùng kỳ năm 2009. Các mặt hàng sơ chế đa dạng hơn và kỹ thuật sơ chế có bước cải tiến đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy chế biến xuất khẩu. Nếu như các năm trước chỉ tập trung vào 2 mặt hàng chủ yếu là mực và cá chỉ vàng thì nay có thêm hàng cá bò, cá đục, nhằm góp phần giảm thiểu tỷ lệ cá phân của tàu khai thác, nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Năm 2010, hệ thống dịch vụ hậu cần trên cảng được đầu tư tương đối hoàn thiện, chất lượng dịch vụ có bước nâng cao, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Phương thức mua bán có sự thay đổi và điều chỉnh phù hợp với kinh tế thị trường làm cho hoạt động của Cảng ngày càng năng động và thu hút được khách hàng trong và ngoài tỉnh đến liên kết cung ứng dịch vụ, thu mua hàng thuỷ sản. Tuy nhiên, với qui mô diện tích 1,75ha và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có của cảng cá Bình Đại chưa tương ứng với tiềm năng khai thác thuỷ sản của địa phương. Bên cạnh đó công suất thiết kế hiện tại của cảng là 21.600 tấn/năm so với 25.716 tấn ở năm 2010 là quá tải, gây khó khăn cho công tác sắp xếp điều tiết tàu cặp cảng lên hàng. Lượng tàu cá trên địa bàn huyện tăng nhanh và không có nơi neo đậu để duy tu sửa chữa hoặc chờ ra khơi, vì vậy một số tàu phải neo đậu tại cảng làm cản trở việc sắp xếp tàu lên hàng. Dự án mở rộng cảng cá Bình Đại cũng đã được Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn phê duyệt vào cuối năm 2010, với 63 diện tích mở rộng 3,5ha. Tổng mức vốn đầu tư của dự án là 130 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 123,3 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh là 6,7 tỷ đồng. Trong năm 2011 ngân sách trung ương chỉ phân bổ 250 triệu đồng để khảo sát, lập dự án chứ chưa bố trí vốn để khởi công mới.  Cảng cá An Nhơn (Thạnh Phú) Là cảng cá thứ ba của tỉnh Bến Tre, nằm trên địa bàn xả An Nhơn, huyện Thạnh Phú, được khởi công xây dựng năm 2007. Cảng được thiết kế có độ sâu đủ chuẩn cho tàu 400 CV cập bến. Công trình có tổng nguồn vốn đầu tư là 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre làm chủ đầu tư. Toàn bộ công trình được triển khai trên diện tích 3 ha, bao gồm 2 phần với đầy đủ các dịch vụ hậu cần liên quan đến đánh bắt, chế biến thủy sản. Trong đó, khu vực bên trong cảng bao gồm nhà phân loại, khu dịch vụ và cung cấp xăng dầu. Khu vực ngoài cảng bao gồm nhà máy nước đá, cơ khí, sửa chữa tàu thuyền, chế biến cá khô... Đến năm 2010, cảng cá An Nhơn vẫn chưa được xây dựng xong nhưng với việc triển khai xây dựng cảng cá này đã góp phần tạo động lực cho sự phát triển của ngành khai thác hải sản huyện Thạnh Phú nói riêng và tỉnh Bến Tre nói riêng. Đến năm 2012, cảng cá đi vào hoạt động sẽ giúp phát triển bền vững nghề khai thác, chế biến thủy sản tại huyện Thạnh Phú, góp phần hoàn thiện hệ thống hậu cần và dịch vụ nghề cá, đáp ứng kịp thời sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh của ngành thủy sản tỉnh trong những năm tới.  Hiện trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre So với giai đoạn 1996 – 2000 ngành nuôi trồng thủy hải sản Bến Tre chỉ mới bước đầu phát triển và còn gặp rủi ro cao, giai đoạn 2001 – 2010, ngành đã có những bước tiến quan trọng và bền vững. Giá trị ngành nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh năm 2010 là 5.053,7 tỉ đồng, cao hơn gấp 6 lần năm 2001 (824 tỉ đồng), trung bình đạt 2.548,9 tỉ/năm. Cơ cấu giá trị ngành nuôi trồng thủy hải sản tỉnh cũng có sự thay đổi lớn. Giai đoạn 1996 – 2000, ngành nuôi trồng chiếm 26 – 35% giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh thì giai đoạn 2001 – 2010 tăng lên từ 47 – 68%, cá biệt năm 2007, tỉ trọng ngành nuôi trồng 64 là 72,2%. Từ năm 2002 đến năm 2010, ngành nuôi trồng đã vượt tỉ trọng ngành khai thác. Đối với Bến Tre, tiềm năng nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản là trên 50.000 ha. Thập kỉ đầu của thế kỉ XX, diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng. Năm 2010, diện tích mặt nước đã nuôi thủy sản là 42.490 ha. Việc nuôi trồng thủy hải sản phát triển mạnh cả ba môi trường ngọt, lợ và mặn. Trong đó, diện tích nuôi thủy hải sản vùng mặn, lợ là 35.000 – 37.000 ha, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt còn ít từ 5.000 đến 7.000 ha nhưng nhờ tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật và nhiều mô hình phù hợp nên hiệu quả nuôi trồng cao. Các loài thủy hải sản được nuôi nhiều nhất trong tỉnh là tôm (33.231 ha), cá (4.083 ha), nghêu, sò, cua biển, Từ năm 2003, tỉnh Bến Tre đã xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi thủy hải sản ở ha huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú để xác định từng vùng nuôi trồng phù hợp với từng loại thủy hải sản. Đây là một thuận lợi lớn để cải tiến và tổ chức phương thức nuôi mới với các hình thức nuôi hiện đại. Những năm 1996 – 2000, nuôi trồng thủy hải sản trong tỉnh chỉ mới bắt đầu phát triển, chủ yếu là nuôi với hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến. Đến năm 2000, một số địa phương mới bắt đầu thử nghiệp hình thức thâm canh, bán thâm canh nhưng hiệu quả chưa cao, nhiều rủi ro. Từ năm 2001 – 2010, hình thức nuôi trồng thủy hải sản trong tỉnh ngày càng đa dạng, hiện đại gắn liền với các vùng quy hoạch. Từ năm 2004, nuôi thủy hải sản theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp theo hướng thâm canh phát triển mạnh với sự phát triển tương ứng về trình độ, chuyên môn kĩ thuật, khoa học, công nghệ, vốn đầu tư, nguồn thức ăn và con giống chất lượng cao. Đặc biệt, giai đoạn 2001 – 2010, nuôi thủy sản với hình thức trang trại bắt đầu hình thành và phát triển mạnh đã góp phần tạo nên sự chuyển đổi lớn trong ngành nuôi thủy sản của tỉnh, tiến dần đến việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Năm 2010, toàn tỉnh có 2.156 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 44% số trang trại toàn tỉnh. 65 Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện và phổ biến nhiều mô hình nuôi hiệu quả như nuôi xen 1 vụ tôm – 1 vụ lúa ở vùng lợ; nuôi tôm càng xanh xen canh trong vườn dừa, ruộng lúa. Đặc biệt, năm 2007, huyện ven biển Thạnh Phú bắt đầu phát triển mô hình sản xuất mới: 1 vụ tôm sú, 1 vụ tôm càng xanh – lúa. Các mô hình này đánh dấu một bước tiến mới so với giai đoạn trước, dần trở thành mô hình sinh thái bền vững, mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện và ổn định chất lượng cuộc sống của người dân. Với việc khai thác ngày càng hiệu quả tiềm năng nên ngành nuôi trồng thủy hải sản Bến Tre phát triển ngày càng mạnh, sản lượng nuôi trồng không ngừng tăng lên từ 61.168 tấn (năm 2001) lên 169.571 tấn (năm 2010), trung bình đạt 96.434 tấn/năm, bình quân mỗi năm tăng thêm 12.045 tấn. Mặc dù gặp không ít bất lợi như thời tiết xấu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nuôi nhưng do sự cải tiến không ngừng về công nghệ, kĩ thuật, giống, mô hình,nên sản lượng nuôi trồng thủy hải sản giai đoạn 2001 – 2010 tăng nhanh và ổn định hơn, sản lượng bình quân hằng năm cao hơn 2 lần so với giai đoạn 1996 – 2000. (Xem bảng 2.8) Bảng 2.8: Sản lượng thủy sản nuôi trồng tỉnh Bến Tre, 2001 – 2010 Đơn vị: tấn Năm Tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh Ngành nuôi trồng Sản lượng % so với tổng sản lượng toàn tỉnh 2001 127.174 61.168 47,9 2002 134.200 71.119 53,0 2003 129.049 66.099 51,3 2004 132.272 60.521 45,8 2005 137.381 63.342 46,1 2006 144.963 69.264 47,8 2007 175.757 99.531 56,7 2008 238.407 157.018 65,9 2009 246.751 146.707 59,5 2010 290.585 169.571 58,4 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 [2] 66 Qua bảng 2.8 cho thấy, tỉ trọng ngành nuôi trồng thủy hải sản của Bến Tre giai đoạn 2001 – 2010 đạt từ 45 – 66% trong cơ cấu sản lượng thủy sản của tỉnh. Từ năm 2004 – 2010, tỉ trọng và sản lượng ngành nuôi trồng tăng liên tục, đến năm 2007 đã vượt qua tỉ trọng ngành khai thác. Năm 2010, sản lượng ngành nuôi trồng cao hơn sản lượng ngành khai thác thủy sản 48.557 tấn. Vì ngành nuôi trồng thủy hải sản tỉnh phát triển ở cả ba môi trường nuôi nuốc ngọt, mặn, lợ nên sản phẩm nuôi trồng khá đa dạng. Trong đó, tôm, cá, nghêu, sò, cua biển chiếm ưu thế về diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng, trở thành những sản phẩm nuôi trồng chủ lực. Cá: Diện tích mặt nước và sản lượng cá nuôi đều tăng qua các năm. Diện tích mặt nước nuôi cá toàn tỉnh năm 2010 là 4.083 ha, tăng 1.210 ha so với năm 2001 (2.873 ha). Sản lượng cá nuôi tăng rất nhanh, năm 2010 tăng thêm 115.537 tấn so với năm 2001. Diện tích nuôi cá nước ngọt chiếm ưu thế và đặc biệt tăng nhanh từ năm 2004 – 2010 cùng với việc sử dụng công nghệ tiên tiến, nuôi công nghiệp theo hướng thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp thay cho phương pháp nuôi truyền thống và thức ăn tự nhiên nên năng suất nuôi cao, sản lượng tăng nhanh, tăng 112.817 tấn từ năm 2004 đến năm 2010. Diện tích nuôi cá nước mặn, nước lợ còn ít, năm 2010, toàn tỉnh có 139 ha. Các loại cá nuôi có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá basa, cá rô đồng, cá rô phi,..với sản lượng tăng, chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài, nhất là sản phẩm cá tra, cá basa. Tôm: Là đối tượng nuôi chủ lực của vùng nước lợ, nước mặn và tập trung nhiều nhất ở các huyện ven biển. Trong đó, đối tượng nuôi chù yếu là các loại tôm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh,...Diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi ngày càng tăng. Diện tích mặt nước nuôi tôm năm 2010 của tỉnh là 33.231 ha, tăng thêm 14.128 ha so với năm 2001. 67 Trong đó, tôm nước mặn, nước lợ chiếm ưu thế (31.099 ha) so với tôm nước ngọt (2.420 ha). Từ năm 2003, tỉnh đã hình thành các vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp theo hướng thâm canh nên năng suất và sản lượng tăng nhanh. Sản lượng tôm nuôi năm 2010 đạt 29.208 tấn, tăng 21.184 tấn so với năm 2001 (8.024 tấn). Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện sản lượng tôm, cá nuôi tỉnh Bến Tre, 2005 – 2010 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 [2] Ngoài ra, nghêu, sò, cua biển cũng là những đối tượng nuôi thế mạnh của tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây. Đặc biệt, năm 2009, Bến Tre là tỉnh đầu tiên của cả nước và khu vực Đông Nam Á được chứng nhận tiêu chuẩn MSC – chứng nhận sản phẩm thủy sản sinh thái đạt chất lượng toàn cầu, đối với nghề sản xuất, quản lý, khai thác nghêu. Chứng chỉ MSC được cấp bởi Hội đồng Biển Quốc tế (Marine Stewardship Council – MSC), một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được thành lập nhằm khuyến khích các giải pháp khắc phục tình trạng khai thác thuỷ sản quá mức. Đây là một điều kiện rất tốt để sản phẩm nghêu xuất khẩu của Bến Tre vươn xa trên thị trường thế giới với nhãn hiệu sản phẩm sinh thái, tạo được chỗ đứng bền vững đối với người tiêu dùng. 25089 23446 25362 22841 20338 29208 20029 31968 56260 117456 110760 124850 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tấn Năm Tôm Cá 68 Chứng nhận MSC là động lực thúc đẩy nghề sản xuất, nuôi và khai thác nghêu ở Bến Tre phát triển mạnh và bền vững. Nghề nuôi nghêu ở Bến Tre có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hình thức khai thác và nuôi tự phát của người dân ở các bãi bồi ven biển sang nuôi theo hình thức hợp tác xã để đảm bảo quy trình kĩ thuật và quản lý môi trường. Đến năm 2010, Bến Tre có 10 hợp tác xã với 35 tổ hợp tác nuôi nghêu tập trung chủ yếu ở ba huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Diện tích nuôi nghêu, sò năm 2010 của tỉnh Bến Tre là 4.543 ha, trong đó có 3.511 ha nuôi nghêu và 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_30_3855157469_5922_1872341.pdf
Tài liệu liên quan