Luận văn Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG

VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG .9

1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về nguồn lao động và sử dụng lao động .9

1.1.1. Lao động.9

1.1.2. Sử dụng lao động.26

1.2. Cơ sở thực tiễn về lao động và sử dụng lao động tại Việt Nam .43

1.2.1. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.43

1.2.2. Chất lượng nguồn lao động .44

1.2.3. Sử dụng lao động đã qua đào tạo còn bất hợp lí .46

Tiểu kết chương 1.47

Chương 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH

BÌNH DƯƠNG .48

2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương .48

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới lao động và sử dụng lao động tỉnh Bình Dương49

2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.49

2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .49

2.2.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội .52

2.3. Thực trạng lao động ở tỉnh Bình Dương.66

2.3.1. Qui mô lao động .66

2.3.2. Cơ cấu lao động.68

2.3.3. Chất lượng lao động .69

pdf134 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí Minh. Với vị trí đặc biệt ấy Bình Dương có được nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú cho phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp. Và trên thực tế công nghiệp đang là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trên địa bàn tỉnh. Cũng với vị trí thuận lợi đó, Bình Dương là nơi thu hút nguồn lao động chất xám từ thành phố Hồ Chí Minh, nguồn lao động phổ thông từ hầu hết các tỉnh trong cả nước. Cho phép Bình Dương có một nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế. 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.2.2.1. Địa hình Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nhìn chung, độ cao địa hình chủ yếu từ 6 - 60m, độ dốc bình quân không quá 150 thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, đất đai ít bị lũ lụt, ngập úng. Đất có cường độ nén trung bình khoảng 2kg/cm2 và dư địa chấn thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông. 2.2.2.2. Khí hậu Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn 50 định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Do độ cao địa hình nên khí hậu có sự khác biệt đôi chút so với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (mưa nhiều hơn, biên độ nhiệt ngày đêm cao hơn) nhất là vùng phía Bắc của tỉnh (Dầu Tiếng, Phú Giáo). Với khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sang dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối ôn hòa, ít thiên tai bão, lụtphù hợp cho việc xây dựng nhà xưởng, kho bãi 2.2.2.3. Thủy văn Do lượng mưa lớn, Bình Dương có lượng nước mặt khá phong phú và mật độ sông suối vào loại trung bình. Các sông chảy qua tỉnh thường ở đoạn trung lưu và hạ lưu nên độ dốc trung bình, lòng sông mở rộng (trừ sông Bé) và lưu lượng không lớn (trừ sông Đồng Nai) có giá trị cả về thủy lợi và thủy điện. Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có các sông lớn (Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn, Sông Thị Tính, Sông Bé) nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Ngoài ra, Bình Dương còn có nguồn nước ngầm dồi dào, trữ lượng lớn, chất lượng tốt và dễ khai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nhiều nhất là ở khu vực phía Tây huyện Bến Cát đến bờ sông Sài Gòn. 2.2.2.4. Thổ nhưỡng Ở Bình Dương có 7 loại đất khác nhau, chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Ngoài ra còn có đất phèn, đất dốc tụ, đất phù sa và đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích không đáng kể. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì 2 loại đất chính chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%, đất đỏ vàng chiếm 24%. 51 Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu các nhóm đất chính năm 2009 Nhóm đất chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) - Tổng diện tích 278.531 100,0 - Đất phèn 3.304 1,18 - Đất phù sa 15.725 5,64 - Đất xám 142.446 51,14 - Đất đỏ vàng 65.243 23,42 - Đất dốc tụ 32.848 11,79 - Đất xói mòn 9.100 3,27 - Mặt nước sông hồ 9.865 3,56 Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Bình Dương năm 2009 2.2.2.5. Sinh vật Nằm gần trung tâm Đông Nam Bộ, rừng của Bình Dương thuộc hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú. Do điều kiện thuận lợi địa hình bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và đất đai màu mỡ. Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Bình Dương là 12.519 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 11.064 ha và rừng phòng hộ là 1.455 ha trồng rừng (chủ yếu là bạch đàn, keo, sao, dầu, kên kên). Rừng có vai trò lớn về phòng hộ và ổn định môi trường sinh thái, trữ lượng gỗ còn 260.100m3. Ngoài ra, Bình Dương là nôi có vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước với các loại cây: cao su, điều, tiêu, Diện tích rừng của Bình Dương không lớn nhưng có vai trò to lớn về kinh tế, phòng hộ và giữ cân bằng môi trường sinh thái không chỉ cho tỉnh, mà còn được coi là vành đai xanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, cần có biện pháp quản lí, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng và hạn chế việc thay thế diện tích rừng sang diện tích khác. 52 2.2.2.6. Khoáng sản Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ... Một số loại khoáng sản chính của Bình Dương: Cao lanh, sét, các loại đá xây dựng, than bùn, cát xây dựng. 2.2.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội 2.2.3.1.Dân số và sự phát triển dân số  Qui mô dân số So với các tỉnh, thành khác trong vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương có quy mô dân số thấp nhưng tốc độ gia tăng dân số cao. Khi mới thành lập tỉnh (năm 1997), dân số có Bình Dương có 679.044 người đến năm 2010 dân số tăng lên 1.619.930 người. Như vậy, dân số tăng hơn 2,38 lần trong vòng 13 năm. Biểu đồ 2.1: Qui mô dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2010 (Số liệu từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương qua các năm) Ở Bình Dương gia tăng dân số tự nhiên theo quy luật: sinh thô giảm, tốc độ gia tăng tự nhiên chậm và giảm dần. Năm 1999 gia tăng tự nhiên là 1,53% đến năm 7 7 9 .4 2 0 8 4 5 .5 2 8 9 0 9 .9 8 8 9 7 3 .0 9 3 1 .0 3 7 .0 6 7 1 .1 0 9 .3 1 8 1 .2 0 3 .6 7 6 1 .3 0 7 .0 0 0 1 .4 0 2 .6 5 9 1 .5 1 2 .5 1 4 1 .6 1 9 .9 3 0 - 300.000 600.000 900.000 1.200.000 1.500.000 1.800.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Người Số dân 53 2010 là 1,06%. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn so với cả nước. Đó là kết quả của sự nỗ lực đúng hướng với nhiều biện pháp. Trước hết, đó là sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự tiến bộ trong nhận thức và những thành tích đạt được trong công tác kế hoạch hóa gia đình, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bảng 2.2: Tỉ lệ sinh, tử và gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1999 – 2010 Năm Tỉ suất sinh %o Tỉ suất tử %o Tỉ lệ gia tăng tự nhiên % 1999 20,16 4,81 1,53 2002 17,86 5,08 1,28 2006 17,61 4,64 1,29 2007 17,11 4,68 1,24 2008 16,61 4,72 1,18 2009 16,11 4,39 1,17 2010 15,4 4,81 1,06 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 Bình Dương Tồc độ gia tăng dân số tự nhiên BD giảm đáng kể nhưng số dân tăng hàng năm vẫn không giảm. Có thể nói dân số BD có sự biến động không chỉ phụ thuộc vào gia tăng tự nhiên mà còn phụ thuộc vào gia tăng cơ học. Tăng dân số của Bình Dương chủ yếu là do gia tăng cơ học. Nguyên nhân do kinh tế phát triển nhanh. Trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các tỉnh trong cả nước mà chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc. Trung bình mỗi năm tỉnh Bình Dương có thêm 34.000 người nhập cư, phần lớn là những người trong tuổi lao động và tập trung chủ yếu ở phía Nam của tỉnh - nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp như thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Đây là thị trường lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất, đồng thời tạo thị trường 54 tiêu thụ lớn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời cũng là một thách thức cho cho chính quyền trong việc giải quyết việc làm.  Phân bố dân cư Bình Dương là một tỉnh có diện tích và số dân thuộc loại nhỏ so với các tỉnh, thành trong cả nước, song mật độ dân số trung bình (năm 2010 là 601 người/km2) lại cao hơn mức bình quân của cả nước (263 người/km2). Trên địa bàn tỉnh, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các huyện thị. Sự chênh lệch về mật độ dân số giữa nơi cao nhất và thấp nhất lên tới 33 lần. Bảng 2.3.: Dân số và mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương năm 2010 Đơn vị hành chính Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) - Thành phố Thủ Dầu Một 241.276 2746 - Huyện Dầu Tiếng 109.781 152 - Huyện Bến Cát 223.919 383 - Huyện Phú Giáo 84.764 156 - Huyện Tân Uyên 228.926 373 - Thị xã Thuận An 320.446 5332 - Thị xã Dĩ An 410.818 4876 - Toàn tỉnh 1.619.930 601 Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương năm 2011 Dân cư phân bố không đều, tập trung đông đúc ở: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An. Thị xã Dĩ An có mật độ dân số đông nhất tỉnh: 4.876 người/ km2, cao gấp 8 lần mật độ dân số chung toàn tỉnh và gấp 32 lần so với 55 huyện Dầu Tiếng (huyện có mật độ dân số thưa nhất). Nguyên nhân: các thành phố, thị xã kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, là nơi tập trung đa số các trung tâm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vì vậy thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh về đây làm việc (mật độ dân số cao một phần do dân nhập cư nhiều). Còn ở các huyện như Dầu Tiếng, Phú Giáo hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kinh tế chưa thực sự phát triển mạnh nên một bộ phận LĐ di cư ra sang các thành phố, thị xã kiếm việc làm, trong khi diện tích đất đai lại tương đối lớn nên mật độ dân số thấp hơn so với các thành phố, thị xã, huyện khác.  Kết cấu dân số Do tốc độ gia tăng dân số của Bình Dương trong những năm gần đây giảm đáng kể và đạt chỉ số tương đối thấp nên cơ cấu dân số của tỉnh có phần “già đi”. Điều đó được thể hiện qua tỉ lệ giữa các nhóm tuổi. 29% 63,75% 7,25% Năm 1999 20,30% 75,08% 4,62% Năm 2010 0 - 14 15 - 59 Từ 60+ Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Bình Dương năm 1999 và 2010 Kết cấu dân số theo tuổi có những thay đổi đáng kể: nhờ giảm tỉ lệ sinh nên số người dưới độ tuổi LĐ giảm. So với năm 1999, số người dưới 15 tuổi giảm nhiều (29% xuống còn 20,3% năm 2010), tỉ lệ từ 15 đến 59 tuổi tăng cao (từ 63,5% lên 75,08%). Với cơ cấu này, số người dưới tuổi lao động (từ 0- 14 tuổi) của Bình Dương thấp hơn mức trung bình chung của cả nước (cả nước năm 2010: 24%). Trong khi 56 đó số dân trong tuổi lao động cao hơn mức trung bình cả nước (75,08% so với 65,5%) và trên tuổi lao động thấp hơn so với mức trung bình chung cả nước (4,62% so với 10,5%). Bảng 2.4: Dân số Bình Dương phân theo giới tính giai đoạn 2000 – 2010 Đơn vị: người Năm Tổng số Nam Nữ 2000 779.420 376.861 402.559 2002 909.988 439.991 469.997 2004 1.037.067 496.565 540.502 2006 1.203.676 576.340 627.336 2008 1.402.659 674.793 727.866 2010 1.619.30 778.051 841.879 Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2010 Số lượng nữ cao hơn nam trong dân số và tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn so với nam. Như vậy, để có thể phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế, tỉnh cần có các biện pháp để tăng tỉ lệ lao động nam tham gia vào các lĩnh vực kinh tế nhằm tận dụng hết nguồn lực bên trong của tỉnh. 2.2.3.2.Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có quan hệ mật thiết với nhau và có tác động qua lại với nhau. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì đồng nghĩa với việc thay đổi tỉ trọng các ngành trong nền kinh tế. Ngành nào có tỉ trọng tăng thì lao động ở ngành đó sẽ tăng lên để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành, đồng thời nguồn lao động trong các ngành có tỉ trọng giảm cũng sẽ giảm theo. Chính vì vậy mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm thay đổi tỉ trọng lao động trong các ngành. 57 Đặc điểm nổi bật của kinh tế Bình Dương trong những năm qua là hướng mạnh sang sản xuất công nghiệp. Thành tựu đáng kể nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong giai đoạn 2000 - 2011, cơ cấu kinh tế của Bình Dương có xu hướng tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và ngành nông nghiệp giảm. 16,9 13,5 7,5 5,7 5,3 5,0 58,0 60,6 63,4 64,8 62,7 62,2 25,1 25,9 29,1 29,5 32,0 32,8 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2002 2008 2009 2011 Dịch vụ Công nghiệp - Xây dựng Nông - Lâm - Thủy sản Năm Biểu đồ 2.3: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011 (Xử lý từ niên giám thống kê Bình Dương qua các năm) Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 11 năm, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực. Đặc biệt khu vực II đã tăng tỉ trọng từ 58% (năm 2000) lên 62,2% (năm 2011), khu vực I giảm tỉ trọng tương ứng từ 16,9 % xuống còn 4,14%. Khu vực III nhìn chung có tỉ trọng có xu hướng tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động có xu hướng dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ làm cho lao động trong ngành nông nghiệp giảm tỉ trọng và tăng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. 58 Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng lựa chọn nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một trong những nội dung quan trọng nhất của đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt như: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra cạnh, thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất... Do đó, tại Bình Dương cơ cấu thành phần kinh tế đã tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Trong GDP, xu hướng chung là tỉ trọng kinh tế Nhà nước giảm, trong khi tỉ trọng kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Cùng với sự thay đổi này là sự chuyển dịch lao động từ kinh tế nhà nước sang thành phần kinh tế ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, do những doanh nghiệp tư nhân tiếp tục được thành lập nhiều trong những năm qua từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời, do quá trình cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh hơn và do năng lực của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được gia tăng. 2.2.3.3. Sự phát triển kinh tế Bình Dương Nhiều năm qua, kinh tế của Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, phản ánh những thắng lợi bước đầu đáng ghi nhận của chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Giai đoạn 2000 - 2011 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13 % đứng thứ 3 trong những tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gấp 2 lần so với bình quân chung cả nước. 59 Bảng 2.5: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh giai đoạn 2000 - 2011 (Giá so sánh 1994) Đơn vị: tỷ đồng Năm 2000 2002 2004 2007 2009 2010 2011 GDP ( tỷ đồng) 4 157 5 506 7 341 11 225 14 292 16 370 18 662 Tốc độ tăng trưởng GDP ( %) 100 132 177 270 344 394 449 Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương năm 2011 Trong đó: Nổi bật nhất là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng phát triển liên tục với nhịp độ cao, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng chung. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm là 17,3%, nếu so sánh năm 2000 với năm 2011 thì gấp 4,3 lần. Tính đến tháng 12/ 2010 trên địa bàn tỉnh có 6.357 doanh nghiệp trong nước, 1.352 doanh nghiệp nước ngoài tham gia sản xuất trong ngành công nghiệp, với 28 khu công nghiệp tập trung được quy hoạch đồng bộ và đang được đẩy nhanh tiến độ "lấp đầy" đã tạo cho công nghiệp Bình Dương một động lực mới, đây là nơi thu hút nhiều lao động góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động. Nông nghiệp đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân hàng năm 5,0%. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng và vật nuôi được thay đổi theo hướng tăng hiệu quả sản xuất. Sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 706 kg/người, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Giá trị thu hoạch trên 1 ha canh tác tăng từ 59 triệu đồng (năm 2000) lên trên 192 triệu đồng (năm 2011). Chăn nuôi kiểu trang trại, công nghiệp tập trung đang được mở rộng, thay thế dần kiểu chăn nuôi truyền thống. So với năm 2000 đàn bò tăng tăng gấp 3,48 lần, đàn lợn tăng 7% và gia cầm có xu hướng tăng nhanh từ 28.978 con lên 3.290.524 con. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển cả về quảng 60 canh và thâm canh, giá trị sản xuất thủy sản tăng mạnh từ 4,6 tỷ đồng năm 2000 lên 57 tỷ đồng năm 2011. Các ngành dịch vụ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống. Giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân hàng năm tăng 6,5%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng nhanh (bình quân hàng năm 30,4%). Trên địa bàn hiện nay có hàng ngàn chợ, điểm bán hàng và kinh doanh dịch vụ. Nhịp độ tăng giá trị tăng thêm của ba nhóm dịch vụ (nhóm có tính thị trường, nhóm sự nghiệp và nhóm hành chính công) đều có nhịp độ bình quân tăng cao hơn nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh. Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản... đã được hình thành và đang có xu hướng mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng. 2.2.3.4. Khả năng sản xuất của nền kinh tế  Vốn Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng với nhịp độ cao, các khoản thu chi được cơ cấu lại theo hướng tích cực và hiệu quả hơn. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tài chính mới trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh liên tục phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tổng thu ngân sách năm 2000 đạt 817 tỉ đồng. Trong đó, thu từ sản xuất kinh doanh trong nước là 526 tỉ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 291 tỉ đồng. Tăng bình quân hàng năm 10% trong đó, tỉ trọng thu từ thuế và lệ phí tăng nhanh. Năm 2011 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 22.500 tỉ đồng trong đó: thu nội địa 14.500 tỉ đồng (chiếm 64%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 8.000 tỉ đồng (chiếm 36%). Do hàng năm thu đều vượt dự toán nên đã đáp ứng được nhu cầu chi tốt hơn. Trong nhiều năm qua, Bình Dương đã động viên, phát huy nhiều nguồn lực của các thành phần kinh tế trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn trong nước. Số công trình mới được đưa vào sử dụng nhiều hơn bất kỳ thời gian nào trước đây, năng lực của hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên rõ rệt. 61 Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chỉ tính trong vòng 10 tháng năm 2010, thu hút FDI của tỉnh đã đạt xấp xỉ 6.191 tỷ USD, bao gồm 2.221 dự án đầu tư mới có vốn đăng ký 14.876 triệu USD và 6 dự án bổ sung thêm với vốn đăng ký 3.365 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư trong tỉnh tập trung vào mục tiêu phát triển các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn trong tỉnh; đầu tư vào sự nghiệp phát triển con người - nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng.  Cơ sở hạ tầng  Giao thông vận tải Giao thông vận tải có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển sản xuất và đời sống của tỉnh Bình Dương. Mạng lưới giao thông vận tải ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm có 6192,51 km đường các loại. Giao thông phát triển đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu. Phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Nhờ đó, việc liên kết vùng được thực hiện khá tốt thông qua các công trình quan trọng đã hoàn thành như cầu Thủ Biên, Đồng Nai, Phú Long, Phú Cường, Bạch Đằng. Việc hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT - XH của tỉnh.  Điện Hiện tại, lưới điện truyền tải Bình Dương được cấp điện chủ yếu từ các nguồn điện quốc gia: Thủy điện Thác Mơ, Trị An. Trên địa bàn tỉnh có 4.531 trạm biến áp. Tuyến hạ thế : tổng chiều dài toàn tỉnh là 977,2 km. Cuối năm 2003, tỉnh đã thực hiện xong chương trình xóa tất cả các ấp trắng chưa có điện. Bình Dương nhận điện từ các tỉnh lân cận để cung ứng cho sản xuất công nghiệp, phần còn lại cho công tác điện khí hóa nông thôn. Các đường dây 22KV được đưa đến tận các KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Việt Hương, Bình Đường. 62  Nước Lượng nước ngầm và nước trên mặt tương đối phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tỉnh.  Thông tin liên lạc Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành bưu chính - viễn thông trên địa bàn tỉnh năm 2011 đã có 1 bưu cục trung tâm, 10 bưu cục quận huyện và 36 bưu cục khu vực. Thiết bị vô tuyến và hữu tuyến, số tổng đài điện thoại là 263, số máy điện thoại là 314.159 máy, trung bình 18,57 máy/100 dân, trong đó số máy cố định là 203.312 máy và số máy di động là 110.847 máy, trong số này tập trung chủ yếu ở thành phố Thủ Dầu Một và huyện Thuận An.  Thị trường lao động Bình Dương hiện có hơn 15.000 DN, số DN này đã tạo việc làm cho hơn 750 ngàn LĐ trong và ngoài tỉnh. Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho thanh niên công nhân đang làm việc và sinh sống tại Bình Dương là mối quan tâm đặc biệt của lãnh đạo và các cấp, các ngành trong tỉnh. Ngoài các chính sách hỗ trợ cho thanh niên lập nghiệp như vay vốn, học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, hàng năm tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa khác nhằm đẩy mạnh công tác vận động các ngành các cấp, các DN và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh cùng quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thanh niên công nhân.. Mỗi năm BD thu hút từ 400 - 500 dự án đầu tư mới với nhu cầu LĐ hơn 60.000 người, lực lượng LĐ trong tỉnh không đủ đáp ứng, thị trường trong tỉnh luôn sôi động, người LĐ có nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm. Vì vậy, ngoài giải quyết việc làm cho LĐ trong tỉnh, Bình Dương còn trở thành điểm đến của LĐ ngoài tỉnh và có không ít LĐ đã chọn BD là quê hương thứ 2. Hiện nay, số LĐ ngoài tỉnh đến BD làm việc chiếm hơn 85% so với tổng số LĐ đang làm việc. Với nguồn LĐ nhập cư và LĐ của tỉnh đã đáp ứng tương đối nhu cầu LĐ của các DN về số lượng cho hoạt động sản xuất. 63 Tuy nhiên, nhiều DN hiện nay đã từng bước sử dụng máy móc công nghiệp tiên tiến trong hoạt động sản xuất, nên đòi hỏi người LĐ phải có tay nghề nhưng thực tế cho thấy chất lượng LĐ trong các DN còn thấp, phần lớn LĐ được tuyển từ vùng nông thôn, hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, chưa có tác phong công nghiệp, tính tổ chức kỷ luật và tính ổn định việc làm của người LĐ chưa cao, người LĐ chưa thật sự gắn bó với việc làm. Vì thế tình trạng chuyển dịch LĐ từ DN này sang DN khác vẫn xảy ra, gây không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất của DN do khó ổn định được lực lượng LĐ trong sản xuất. Vì vậy để đáp ứng tốt nhu cầu lao động tỉnh cần có những biện pháp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật cho người lao động, đặc biệt nhấn mạnh đến các kĩ năng thực hành.  Di chuyển lao động Bình Dương là một trong những tỉnh có tỉ lệ nhập cư của lao động cao nhất cả nước. Trong giai đoạn 2004 - 2009 bình quân mỗi năm có khoảng 70.000 lao động nhập cư vào tỉnh so với giai đoạn 1994 - 1999 là gần 9.100 người. Nhập cư vào Bình Dương ngày càng nhiều do trong những năm gần đây tỉnh có những chính sách thu hút lao động hấp dẫn như : “Trải thảm đỏ thu hút đầu tư, trải chiếu hoa mời gọi nhân tài”, Bình Dương thực sự trở thành “vùng đất hứa”, điểm đến, điểm hẹn cho công việc kinh doanh, phát triển sản xuất các loại hình công nghiệp và dịch vụ. Hiện tỉnh có 28 khu công nghiệp, với hàng trăm nhà máy, thu hút hàng chục vạn lao động trong và ngoài tỉnh. Số lao động nhập cư tập trung chủ yếu ở các thị xã: Thuận An, Dĩ An - là hai huyện tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp lớn của tỉnh. Tuy nhiên, lao động nhập cư đến tỉnh còn mang nặng tính tự phát gây khó khăn cho công tác quản lí, chất lượng chưa cao và số lượng chưa ổn định. Trong thời gian tới tỉnh cần có nhiều biện pháp tích cực để giải quyết tốt các vấn đề trên.  Hợp tác quốc tế Hợp tác quốc tế (trao đổi chuyên gia, xuất khẩu lao động) là hình thức giao dịch lao động với thị trường nước ngoài. Cho phép Bình Dương sử dụng hợp lí và có hiệu quả nguồn lao động. 64 Đối với việc xuất khẩu la

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_7427006262_478_1869292.pdf
Tài liệu liên quan