Luận văn Hiện tượng epiphany trong tập truyện ngắn “người dublin” của james joyce

Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Mở đầu.1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TƯỢNG EPIPHANY VÀ “NGƯỜI

DUBLIN” CỦA JAMES JOYCE

1.1. Epiphany- từ tôn giáo đến nghệ thuật. 15

1.2. Về tập truyện ngắn “Người Dublin” . 31

1.2.1. “Người Dublin” – tập truyện bộc lộ tâm hồn người nghệ sĩ James Joyce

.31

1.2.2. “Người Dublin” và thể loại truyện ngắn hiện đại.34

1.2.3 Vị trí của “Người Dublin” trong sự nghiệp sáng tác của James Joyce.37

Tiểu kết chương 1. 40

CHƯƠNG 2: EPIPHANY VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA “NGƯỜI

DUBLIN”

2.1. Đặc trưng của những nhân vật liên quan đến hiện tượng epiphany trong “Người

Dublin” . 43

2.1.1. Nhân vật bị giam cầm trong nhà tù cuộc sống.43

2.1.2. Những nhân vật với khát vọng vượt thoát khỏi nhà tù cuộc sống.53

2.2 Hiện tượng epiphany của các nhân vật trong “Người Dublin” . 58

2.2.1 Thời gian của hiện tượng epiphany .58

2.2.2 Không gian của những khoảnh khắc Epiphany .63

2.2.3. Điểm rơi epiphany của nhân vật .70

Tiểu kết chương 2. 78

CHƯƠNG 3: ĐỘC GIẢ “NGƯỜI DUBLIN” VÀ HIỆN TƯỢNG PIPHANY

3.1 Vài nét về mỹ học tiếp nhận . 81

3.2 Lối viết khơi gợi epiphany cho độc giả “Người Dublin”. 85

pdf137 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện tượng epiphany trong tập truyện ngắn “người dublin” của james joyce, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình, tôn giáo, dân tộc để trở thành một nghệ sĩ. Trong khi nhân vật của ông đã không thể làm được vì không đủ can đảm dứt bỏ sợi dây ràng buộc với gia đình, với công việc, với thói quen. Mỗi nhân vật của “Người Dublin” đều vùng vẫy theo cách riêng của mình hi vọng vượt thoát khỏi nhà tù cuộc sống. Có đôi khi sự vượt thoát mà họ chọn lại đưa họ vào những bế tắc khác hơn hoặc biến cuộc đời họ thành bi kịch hơn. Farrington chọn rượu làm phương tiện lẩn trốn khỏi cuộc sống và công việc tẻ nhạt của mình. Nhưng kết thúc câu chuyện chính anh cũng phải cay đắng nhận ra rượu cũng không thể giúp anh ta quên đi thực tế thất bại của mình, nó càng đẩy anh ta vào cơn nông nổi đáng ân hận hơn. Cuối cùng, gần như vô thức, anh ta trút nỗi bực bội vào con trai, nhân vật yếu đuối bé nhỏ hơn anh ta và lệ thuộc vào anh ta. Little Chandle cũng vậy, không đủ can đảm thoát khỏi Ai-len đến với nước Anh để thực hiện ước mơ thành thi sĩ của mình, anh ta trút giận vào đứa con bé bỏng để rồi sau đó càng thấy day dứt hơn, càng lún sâu vào tuyệt vọng hơn. Có một nhân vật bằng sự vùng vẫy tuyệt vọng của mình coi như đã thoát khỏi cuộc sống cô đơn tù ngục mặc dù cách thoát đó thật sự là một bi kịch, một trường hợp đau lòng. Đó là trường hợp của bà Sinico nhân vật nữ chính trong “Một trường hợp đau lòng”. Ở lần vượt thoát thứ nhất, bà tìm đến tình cảm chân thành cùng ông Duffy. Bà đã thất bại thảm thương vì ông là tù nhân tình nguyện của định kiến và thói quen. Lần kế tiếp, cũng như Farrington, bà tìm đến rượu và không ai, trừ ông Duffy hiểu rõ vì rượu hay vì nỗi tuyệt vọng mà bà tìm đến giải pháp cuối cùng cho đời mình: tự tử trước đầu xe lửa! Thế giới của những người Dublin là thế giới giam hãm con người trong cuộc sống bế tắc đến ngạt thở khiến mỗi người trong số họ đều khao khát vùng thoát đến một cuộc sống mới tự do hơn nhưng cuối cùng tất cả họ đều thất vọng, không thể thực hiện được ước muốn của mình. Không dễ để nhân vật nhận rằng họ thật sự đã thất bại và còn nhận thức được nguyên nhân nỗi thất bại của mình, nhận ra bản chất mềm yếu của chính mình, của những người xung quanh và của cả thế giới mà mình đang sống. Bằng cách xây dựng các thời khắc epiphany, James Joyce đã tạo điều kiện cho các nhân vật có cái nhìn sâu sắc và hiểu biết về bản thân và thế giới. 2.2 Hiện tượng epiphany của các nhân vật trong “Người Dublin” 2.2.1 Thời gian của hiện tượng epiphany Epiphany là hiện tượng chỉ xuất hiện trong một thời điểm lóe sáng đột ngột của tâm trí, nó liên quan mật thiết với yếu tố thời gian- hình thức tồn tại mọi sự vật hiện tượng. Trong văn học, epiphany gắn liền với yếu tố thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật trong phần viết này được chúng tôi triển khai theo quan niệm: “thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ, hay tương lai.” [48,83]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng thời gian nghệ thuật vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Vì là thời gian được sáng tạo nên nó mang tính chủ quan và gắn liền với vận động tâm lí, bản thân nó cũng có thể đảo chiều theo qui luật riêng của tâm lí, tâm trạng. Song người nghệ sĩ sáng tạo ra thời gian nghệ thuật bằng chất liệu nghệ thuật, gắn với điều này nó sẽ mang tính khách quan tương đối. Thời gian nghệ thuật vừa là công cụ sáng tạo trong tay người nghệ sĩ vừa thể hiện quan niệm của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người. Đối với các nhà văn hiện đại, thời gian nghệ thuật trở thành công cụ linh hoạt nhất để thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do của họ. Các nhà văn lớn đầu thế kỉ XX đều rất có ý thức sử dụng thời gian nghệ thuật để bộc lộ quan niệm của mình về chiều sâu nội tâm của con người trong sự vận động của thế giới. Quả thật, “thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người”[48,84] . Gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người của chủ nghĩa hiện đại, các nhà văn đi sâu khám phá thế giới bên trong con người, rút ngắn thời gian trần thuật và kéo dãn đến tối đa thời gian tâm lí của nhân vật. Họ xáo trộn các bình diện thời gian, M.Proust xem “con người là tổng thể của các kí ức” [48,113], W.Faulkner thì quan niệm “con người là tổng thể mọi quá khứ của họ” [48,113] Là một nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện đại, James Joyce cũng rất có ý thức sáng tạo với yếu tố thời gian trong tác phẩm của mình. Thời gian trong tiểu thuyết của Joyce mang đậm chất chủ quan. Ông khắc họa thời gian vật chất như người ta cảm thấy. Trong tập truyện ngắn “Người Dublin”, quan niệm thời gian mang đậm tính chủ quan chưa được đẩy đến mức cực đoan nhưng cũng bắt đầu có những thể nghiệm độc đáo với kỹ thuật dãn nhịp thời gian trần thuật, xáo trộn các chiều thời gian nhằm tạo bất ngờ cho những khoảnh khắc xuất hiện của một epiphany. Mỗi tác phẩm tự sự đều dùng một thời gian trần thuật để trình bày thời gian được trần thuật (gồm thời gian sự kiện, thời gian nhân vật). Theo Trần Đình Sử “Sự sắp xếp, phối trí của thời gian được trần thuật vào thời gian trần thuật mới tạo ra được thời gian nghệ thuật thật sự”[48,91] . Và chúng tôi cho rằng cách sắp xếp phối trí đó thể hiện tài năng và quan niệm của người nghệ sĩ đối với nghệ thuật và cuộc đời. Trong các tác phẩm văn học hiện đại, không bao giờ thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật trùng khít vào nhau mà luôn có sự xoay đảo đa phương, đa chiều. Nói đến các truyện ngắn của James Joyce, nhà văn Mai Thục đã gọi đó là lối trần thuật “đa chiều lạ lẫm”. Sự lạ lẫm ấy thể hiện ở những tương quan phức tạp giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật trong mỗi truyện ngắn. Trong mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian sự kiện, khảo sát các truyện ngắn của Joyce chúng ta sẽ thấy sự vận dụng điêu luyện các thủ pháp dãn nhịp trần thuật. Thủ pháp này gắn bó với nhịp điệu trần thuật chậm rãi, kéo dài một sự kiện trong một khung thời gian giới hạn. Truyện ngắn “Ngày Thường Xuân trong Phòng hội Đồng” chỉ có một sự việc là những người đàn ông đi vận động phiếu bầu trong một ngày mưa rét, không thể làm việc được, họ gặp nhau ở phòng Hội Đồng và tán gẫu. Sự việc chỉ có thế, xoanh quanh câu chuyện nhàm chán của họ mà kéo dài thời gian trần thuật đến lê thê. Kể chuyện như thế nhưng người đọc vẫn say mê theo dõi đến hết truyện, không phải để xem kết cục thế nào vì truyện này không hề có chuyện. Người ta đọc để cảm nhận, thấm thía mùi vị của cuộc sống quẩn quanh, vô nghĩa đến chán chường của những con người Dublin. Truyện ngắn “Ân sủng” cũng có kết cấu thời gian như vậy. Chúng ta dễ dàng nhận thấy một thời lượng rất dài được dùng để trình diễn dung lượng rất nghèo nàn. Cũng một nhóm đàn ông trong một buổi tối dài, bàn luận bất tận về đề tài tôn giáo, giáo lí và các linh mục. Càng phô trương hiểu biết càng thấy sự rỗng tuếch trong tri thức và tâm hồn, càng bộc lộ một cuộc sống bế tắc, tha hóa chẳng biết vin vào đâu, đành chọn tôn giáo dù thật sự niềm tin ấy cũng rất mơ hồ và không hề kiên định. Kiểu phối trí thời gian nghệ thuật này không dẫn đến hiện tượng epiphany của các nhân vật vì họ cứ mãi chìm đắm trong dòng chảy miên man của những câu chuyện nhạt nhẽo, giả dối, chẳng nhận thức được gì về bản chất cuộc sống và cả hoàn cảnh của bản thân mình. Epiphany trong kiểu truyện này thường dành cho người đọc nhiều hơn. Epiphany của nhân vật xuất hiện bất ngờ và thú vị hơn trong sự đảo chiều của các phương diện thời gian cùng với thủ pháp trần thuật phi tuyến tính. Ở đây chúng ta sẽ xét mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian nhân vật. Đây là kiểu phối trí thời gian sở trường và độc đáo của James Joyce, một nhà văn hiện đại luôn hướng đến nội tâm con người trong nghệ thuật. Thời gian nhân vật bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian tâm lí. Trong truyện ngắn của James Joyce, thời gian tiểu sử không hề xuất hiện, nhân vật không được giới thiệu nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Bước vào truyện nhân vật đã tồn tại như thế và không có nhiều giải thích cho tiểu sử. Vậy nên tác giả dồn bút lực và kỹ thuật để xây dựng cái gọi là thời gian tâm lí của nhân vật. Những câu chuyện của Joyce không có nhiều hành động bên ngoài, nếu có cũng chỉ là đi bộ loanh quanh trong thành phố. Nhân vật thường ngồi hoặc đứng suy tư bên cửa sổ và nếu có hành động đi thì cũng chẳng vì mục đích gì mà là đi để suy nghĩ. Vậy các hành động đều là hành động bên trong, hành động tâm lí cho nên thời gian cũng tuần hoàn mãnh liệt trong dòng tâm tư của nhân vật là chủ yếu. Trong cái dòng tâm tư miên man, bất tận ấy, kí ức, hồi tưởng, tưởng tượng đan xen nhau, lần lượt xuất hiện hoặc đồng hiện. Khi truyện ngắn tập trung thể hiện cái thời gian bên trong tâm hồn thì thời gian trần thuật phải được dồn nén lại. Thủ pháp này được sử dụng rất nhiều, hầu như có mặt ở tất cả truyện ngắn của Joyce. “Eveline” là một trong những truyện ngắn có kết cấu thời gian độc đáo nhất. Diễn biến truyện chỉ xảy ra trong một buổi chiều từ lúc Eveline ngồi bên của sổ và suy nghĩ cho đến khi cô đến bến tàu theo hẹn với người yêu. Khung thời gian trần thuật hạn hẹp của một buổi chiều mà dồn chứa trong đó bao nhiêu là sự kiện của cuộc đời nhân vật. Những kỉ niệm hồi thơ bé, kỉ niệm về anh trai, bạn bè và người mẹ đau khổ; cảm nhận về ngôi nhà thân quen mà bao năm nay cô chăm sóc; những kỉ niệm không vui khi làm việc ở cửa hàng; cách đối xử khắc nghiệt của cha cô gần đây; kỉ niệm về mối tình mới chớm nở của cô với Frank Hiện tại, quá khứ và cả tương lai cùng hiện ra và chen chúc nhau một cách rất hợp lí trong dòng suy tư của nhân vật. Thời gian đồng hiện trong mớ kí ức không được sắp xếp theo một thứ tự tuyến tính nào mà câu chuyện vẫn trôi chảy. Tài năng của James Joyce là đã tạo ra sự phối kết thời gian và sự kiện hết sức khéo léo, phù hợp với qui luật tâm lí. Mỗi một bước chuyển thời gian sự kiện dù nhanh chóng nhưng không hề gây hụt hẫng, khó chấp nhận cho người đọc. Từ nhà mình, Eveline nhìn ra phố, khu phố gợi nhớ về những kỉ niệm vui đùa ở đó cùng anh em và bạn bè, những người thân quen đã rời xa và cô cũng sắp xa nhà, nghĩ đến nhà cô lại có cảm xúc về “tổ ấm khắc nghiệt” của mình...Từ hiện tại, lùi về quá khứ; từ quá khứ, hiện tại được gọi đến và cũng từ trong hiện tại và quá khứ nản lòng, hình ảnh tương lai được dựng nên Mọi chuyện đều có logic của nó, cái logic của tâm tư tình cảm con người vốn không thể đong đo, sắp đặt bằng các phương tiện lý tính. Tất cả các câu chuyện còn lại trong “Người Dublin” đều có sự dồn nén thời gian trong một trường đoạn quan trọng nhất của nó. Ở “Araby” là khoảng thời gian từ 7 giờ đến 10 tối thứ bảy, từ khi cậu bé chuẩn bị đến khi cậu tới được hội chợ. Sự chờ đợi, lo lắng dày vò tâm tư khiến cậu cảm nhận sự bức bối của thời gian. Thời gian trôi đã chậm nhưng nhịp chuyển động của các nhân vật xung quanh lại càng trì hoãn làm cậu bé phải chịu đựng thử thách căng thẳng trong nội tâm đang rất nôn nóng của mình. Cậu bé có cùng tâm trạng như Lenehan trong “Hai chàng Ga lăng”, cũng cảm nhận thời gian bằng tâm trạng sốt ruột, dồn nén tâm tư đến cực độ. Lenehan thì phải đi bộ suốt một vòng thành phố cho đỡ sốt ruột trong khi cậu bé trong “Araby” phải chịu đựng nhìn thời gian trôi mà không thể làm gì hơn được. Thời gian nhân vật, ở đây là thời gian tâm lí tồn tại trong nội tâm nhân vật một cách đa phương, đa diện chính là mạch diễn biến chính của các truyện ngắn. Trong khi thời gian vật lí, thời gian xã hội của những câu chuyện thì trôi chảy chậm chạp trong một đời sống trì trệ, quẩn quanh, bế tắc thì thời gian tâm lí lại là một thế giới vô cùng sinh động. Khắc họa sự đối lập đó, James Joyce muốn bày ra cho người Dublin cảm nhận hiện thực đời sống của mình, không chỉ là hiện thực bên ngoài mà còn là hiện thực bên trong tâm hồn con người. Trong cuộc sống tẻ nhạt, tù túng hàng ngày, con người hiện ra với trạng thái tê liệt, nhưng đau đáu trong nội tâm vẫn tồn tại những khát vọng vùng thoát khỏi nhà tù cuộc sống. Người ta cứ mãi tranh luận xem Joyce là nhà văn bi quan hay lạc quan chính vì hai mảng đối lập này trong các sáng tác của ông. Giao điểm giữa hai mảng hiện thực này trong thời gian nghệ thuật của các truyện ngắn là điểm rơi epiphany mà nhà văn đã dụng công xây dựng. Ngoài mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật, trong các truyện ngắn của James Joyce còn một số vấn đề thời gian cũng rất đáng quan tâm. Đó chính là việc tái hiện rất nhiều thời gian buổi chiều và thời gian đêm. Đây là thời gian của tự nhiên nhưng trong tác phẩm văn học nó cũng chứa đầy dụng ý của tác giả nhằm phản ánh cuộc sống và tâm hồn nhân vật. Các câu chuyện nếu không phải mở đầu bằng thời gian của chiều hoặc đêm thì đoạn quan trong nhất cũng thường rơi vào khoảng thời gian này. Có 13 trên tổng số 15 truyện ngắn của “Người dublin” được xây dựng nội dung trên cái nền của thời gian đêm tối: Chị em gái, Araby, Eveline, Sau cuộc đua, Hai chàng ga lăng, Đám mây nhỏ, Những bản sao, Đất sét, Một trường hợp đau lòng, Ngày Thường Xuân trong phòng Hội Đồng, Một người mẹ, Ân sủng và Người chết. Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà các câu chuyện của Joyce đều diễn ra vào thời gian đêm như vậy. Đó thật sự là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Đêm đến sau một ngày các nhân vật của chúng ta phải vật lộn với những cuộc mưu sinh. Hoạt động nội tâm, hoạt động nói lên bản chất, tâm tư thật nhất của họ chỉ còn khoảng thời gian của đêm để bộc lộ. Sau một ngày dài, con người ta mệt mỏi, thời gian đêm chính là thời gian người ta dễ bộc lộ hết nỗi dằn vặt hay khát vọng của họ, là khoảng thời gian tuyệt vời để tác giả góp nhặt các khoảnh khắc epiphany của nhân vật. Thời gian đêm cũng là thời gian của các hoạt động tôn giáo, nghệ thuật. Thời gian đêm cũng là thời gian của tội lỗi, u mê và sự phản tỉnh. Các câu chuyện của Joyce còn tạo sự đối lập giữa thời gian ban ngày với nắng ấm, trời đẹp và thời gian đêm thì u ám, lạnh lẽo; thời gian của ban ngày thì rất ít xuất hiện, nếu có cũng lướt qua rất nhanh nhường chỗ cho đêm tối đến sớm và kéo dài. Tạo dựng một bức tranh Dublin về đêm với những con người, đường phố, quán rượu hay trong những ngôi nhà với những ngọn đèn không đủ sáng, James Joyce muốn vẽ nên bức tranh thành phố với diện mạo thật nhất của nó. Những nhân vật như Jimmy, James Duffy, Litle Chandle, Farrington, Corley, Lenehan, Garbriel chỉ có đêm mới là thời gian để họ bộc lộ bản ngã của mình trong những khát vọng, u mê hay tha hóa nhất có thể. James Duffy suốt cả ngày có thể sống trong những thói quen đã thành quan niệm, lạnh lùng vô cảm với chính cả bản thân mình. Chỉ có khi đêm về, dưới sự ám ảnh cái chết của bà Sinico, ông mới bộc lộ ra sự đau xót thực sự cho bà và cho bản thân ông. Ông mới cảm nhận hết sự cô đơn sẽ theo ông suốt quãng đời còn lại. Đêm là khoảng thời gian thích hợp nhất cho Duffy nhìn thẳng vào tâm hồn và hoàn cảnh của mình. Corley, Lenehan, những nhân vật tiêu biểu cho bộ mặt đen tối, cho sự tha hóa của cuộc sống Dublin cũng chỉ có thể hoạt động và bộc lộ bản chất của mình khi đêm đến. Thời gian đêm cùng không gian thành phố đầy bóng tối sẽ là bối cảnh cho các khoảnh khắc epiphany của nhân vật. 2.2.2 Không gian của những khoảnh khắc Epiphany Hiện tượng Epiphany không chỉ gắn bó chặt chẽ với thời gian nghệ thuật trong tác phẩm mà còn cần được thể hiện trong một không gian nghệ thuật nhất định. “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật” [48,115]. Mọi hình tượng nghệ thuật đều phải có không gian của nó cũng như mọi nhân vật đều cần có môi trường để tồn tại. Nếu như không gian là một phạm trù của thế giới khách quan thì không gian nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật lại mang tính chủ quan. Không gian nghệ thuật là sáng tạo của người nghệ sĩ, nó thể hiện góc nhìn và quan niệm về thế giới của người nghệ sĩ. Nhà văn xây dựng cho tác phẩm của mình một không gian nghệ thuật bằng góc nhìn và quan niệm ấy. Không gian nghệ thuật ấy sẽ cùng với thời gian nghệ thuật và các yếu tố khác giúp nhà văn thể hiện mô hình quan niệm về con người và thế giới (quan niệm thi pháp của nhà nghiên cứu Đào Ngọc Chương). Hầu hết các câu chuyện trong “Người Dublin” diễn ra trong thời gian trần thuật là đêm cho nên không gian của chúng cũng được bóng tối bao trùm. Từ không gian công cộng đến không gian gia đình đến cả không gian tâm tưởng cũng đầy bóng tối. Bóng tối như một bức màn đen dành cho sân khấu Dublin để các nhân vật trình diễn cuộc sống và tâm hồn mình.Ở bảng phụ lục số 1, chúng tôi đã khảo sát các kiểu không gian và đặc điểm của chúng để có thể thấy rõ hơn sự chuyển dịch không gian thường mang lại cho nhân vật một khoảnh khắc epiphany về bản thân hoặc về con người và cuộc sống. Các kiểu không gian phổ biến trong “Người Dublin” là không gian phòng, nhà, phố xá, công sở và quán rượu. Đặc điểm thường bắt gặp là sự chật chội, ngột ngạt, tù túng, tối tăm tượng trưng cho một xã hội Dublin trì trệ, tê liệt. Không gian thành phố với những con đường, quảng trường, công viên, vườn hoa có mặt trong tất cả các truyện ngắn. Đó là nơi để nhân vật thực hiện hành hành động hiếm hoi của mình là đi - đi bộ loanh quanh vô mục đích hoặc quên mất mục đích chính là gì. Đi như là một hành động phổ biến của các nhân vật trong “Người Dublin”, đi như đang tìm kiếm một lối thoát để rồi cuối cùng nhận ra thành phố như một mê cung không có lối thoát nào mặc cho người ta rẻ từ phố này sang phố nọ vòng vèo, quanh co rồi trở về điểm xuất phát. Dù có mục đích hay không thì các nhân vật trong “Người Dublin” đều đi ra phố rồi trở về nhà mà không có giải pháp nào cho sự bế tắc của mình. Theo bước chân của nhân vật Lenehan (Hai chàng ga lăng) chúng ta có thể khảo sát được một vòng tròn Dublin. Cuộc hành trình của Lenehan không biết được khởi hành từ đâu chỉ thấy khi câu chuyện bắt đầu anh ta đã đang đi cùng với người bạn của mình. Chia tay bạn ở vườn Stephen’s Green anh ta lại tiếp tục đi đến phố Hume, đi dọc vườn Merrion Square, dọc theo vườn Duke’s Lawn, lại loanh quanh vườn Stephen’s Green Sau đó anh ta còn đi rất nhiều, rất nhiều suốt mấy tiếng đồng hồ quanh thành phố để rồi cuối cùng cũng quay về vườn Stephen’s Green. Một vòng tròn - cái vòng luẩn quẩn của số phận một con người thừa thải, vô công rỗi nghề, sống mòn, sống bám giữa khi tuổi đời mới trạc ba mươi. Vòng tròn Dublin là không gian rất thực của Ai-len. James Joyce đã đưa hình ảnh thành phố như nó vốn có vào trong tác phẩm của mình. Nếu có một tấm bản đồ Dublin trong tay chúng ta có thể dễ dàng dõi theo hành trình của các nhân vật, sẽ thấy được bằng mắt bi kịch quẩn quanh bế tắc của những con người bị giam cầm trong thành phố mê cung của mình. Anh ta đi lơ vơ vòng quanh vườn Stephen’s Green rồi đi xuống phố Grafton. Mặc dù hai mắt không bỏ sót chi tiết nào của những đám đông anh ta đi xuyên qua, chúng làm vậy một cách ủ ê. Những thứ đáng lẽ ra phải đầy quyến rũ, giờ anh ta thấy thật tầm thường, và còn chẳng thèm đáp lại những cái liếc mắt mời gọi. Anh ta biết anh ta sẽ phải nói rất nhiều, phải khoác lác và mua vui, mà đầu óc và cổ họng anh ta giờ quá mệt mỏi cho những trò như vậy. Chuyện phải làm gì mấy tiếng đồng hồ từ bây giờ cho đến khi gặp lại Corley làm anh ta bực mình ít nhiều. Anh ta không nghĩ ra có thể làm gì ngoài việc cứ tiếp tục đi thế này. Anh ta rẽ sang trái khi đến góc vườn Rutland Square, và cảm thấy dễ chịu hơn chút ít trên con phố tối vắng ngắt, vẻ buồn thảm của nó hợp với tâm trạng anh ta [25,113-114]. Nếu như thời gian được kết cấu theo tâm trạng nhân vật thì không gian cũng được kết cấu và miêu tả qua tâm trạng. Bởi thế mà dù các con phố nhân vật đi qua là những con phố sang trọng, những khu vườn lớn và đẹp đi chăng nữa thì họ cũng không nhìn thấy cái vẻ sáng sủa hay lộng lẫy của nó. Qua cái nhìn chán nản chỉ thấy có bóng tối, sự u ám và những vòng tròn không có điểm khởi đầu không có chỗ kết thúc. Cái kết cấu vòng tròn tượng trưng cho mê cung xuất hiện trong “Người Dublin” đẩy các nhân vật bước vào cuộc hành trình tuyệt vọng và bao giờ rồi cũng trở về chỗ xuất phát hoặc trở về cái nhà tù riêng-nhà của mình. Nhà, không gian riêng, tổ ấm của con người, nơi của sum họp gia đình, nơi của sự quan tâm, sẻ chia và hạnh phúc. Nhưng trong “Người Dublin”, nhà thực sự là một nhà tù nhỏ ngột ngạt, chật chội của các nhân vật. Những ngôi nhà thường được miêu tả có mặt tiền màu nâu với không gian bên trong cũng phủ đầy bóng tối. Nơi đây thật sự nhỏ bé, chật chội, tù túng và thay cho sự đầm ấm là cảm giác lạnh lẽo, ngột ngạt khiến chính nhân vật cũng muốn tự rời bỏ tổ ấm của mình. Nhân vật Eveline khi quyết định ra đi đến một chân trời hạnh phúc, đã chăm chú quan sát lại ngôi nhà mà mình sắp rời xa Nhà mình! Cô quay nhìn căn phòng, ngắm từng món đồ thân quen tuần nào cô cũng phủi bụi trong từng ấy năm trời, lần nào cũng tự hỏi ở quái đâu ra mà lắm bụi thế. Có thể cô sẽ không bao giờ được nhìn lại những thứ quen thuộc này nữa, những thứ cô chưa bao giờ tưởng tượng sẽ phải xa rời. Vậy mà cũng trong từng ấy năm cô chưa từng tìm hiểu về ông cha cố trong bức ảnh ố vàng treo phía tường bên trên cái đàn đạp hơi đã hỏng, cạnh bản in màu bài hứa nguyện với thánh Margaret Alacoque, xem ông tên là gì[25,77-78] Nhà của Eveline phủ một lớp bụi tượng trưng cho thời gian, lại còn bao nhiêu thứ cũ kĩ như bức ảnh ông cha cố ố vàng, cái đàn hỏng và còn bài hứa nguyện toàn những thứ cũ kỹ và ám ảnh gợi sự chán chường, gò bó khiến cô muốn vùng bỏ chạy. Farrington trong “Những bản sao” cũng rất chán ngán khi phải trở về nhà nơi có gian bếp tối tăm và lạnh lẽo. Nhà của James Duffy là một không gian đầy ám ảnh Một ngôi nhà cổ ảm đạm và từ cửa sổ ông có thể nhìn vào một nhà máy rượu bỏ hoang hoặc nhìn xa lên phía dòng sông cạn nước chia đôi Dublin. Bốn bức tường cao trong căn phòng không trải thảm của ông không treo bức tranh nào. Ông đã tự mình mua từng món đồ trong phòng: một khung giường sắt màu đen, một chậu rửa bằng sắt, bốn cái ghế mây, một giá treo quần áo, một thùng đựng than sưởi, cái chắn than, bàn là sắt và một cái bàn vuông loại vừa đựng giấy tờ vừa làm bàn viết. Giá sách được làm từ những giá gỗ trắng lợi dụng chỗ hốc tường. Giường được phủ ga nệm trắng, phía dưới phủ một tấm len dạ lớn màu đen đỏ. Một mảnh gương nhỏ treo phía trên bồn rửa và vào ban ngày thì chiếc đèn có chụp màu trắng là vật trang trí duy nhất trên bệ lò sưởi [ 25,198-199]. Một không gian sống không thể tù túng, đơn điệu hơn với căn phòng chỉ có hai màu chủ đạo là đen và trắng. Một chút màu đỏ lạc lõng không đủ xua đi cái lạnh lẽo của không gian cũng như chút tình nồng nhiệt của bà Sinico đã không đủ sức kéo ông ra khỏi nhà tù của thói quen và định kiến. Khi rời những ngôi nhà với không gian chật hẹp tù túng, các nhân vật của “Người Dublin” đến với không gian công sở, trường học, quán rượu, cửa hàngnhưng dường như không có ở đâu họ tìm thấy sự thoải mái cho sinh hoạt và tâm hồn. Nơi nào cũng như những phòng giam nhỏ trói chặt người ta với công việc nhàm chán, với việc học hành tẻ ngắt. Joyce không miêu tả chi tiết mà chỉ lướt qua các không gian công sở, quán rượu nhưng những nét chấm phá ấy đủ gợi ra những không gian tù túng khác của Dublin để chúng ta thấy rằng dù nhân vật có sự dịch chuyển không gian thì cũng rơi từ bế tắc này sang bế tắc khác. Đấy cũng là một trong những lí do của cảm thức ly hương, của cái nhìn tâm tưởng luôn hướng ra bên ngoài mà chúng ta đã nói đến ở phần đặc trưng nhân vật. Sự dịch chuyển không gian không mở ra một chân trời mới nào của hi vọng. Từ không gian phòng làm việc ngột ngạt, các nhân vật di chuyển đến những quán rượu nghèo nàn u ám đầy những người đàn ông thất chí, bét nhè; lang thang trên đường phố tối tăm rồi trở về những ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo, đầy bóng tối. Một ngày của những người đàn ông như Farrington, Little Chandle, Doran, Kenan và bao nhiêu người đàn ông khác của Dublin quẩn quanh như thế. Thử nhìn vào không gian một quán rượu phổ biến ở Dublin chúng ta sẽ tổng kết được đời sống bế tắc cùng cực của những người đàn ông ấy. Những quán rượu là những căn phòng nhỏ “nóng bức sặc mùi” nhưng lúc nào cũng “rất đông và ầm ĩ tiếng nói cười chạm cốc”. Những người đàn ông gọi hết chầu rượu này đến chầu rượu khác vừa uống vừa lo lắng cho ngân quĩ đang cạn dần, vừa bàn tán những chuyện vô bổ, tầm phào. Có khi một chuyện được kể đi kể lại nhiều lần, tìm những cái cớ vụn vặt nhất để nốc rượu. Có quá nhiều quán rượu ở thành phố Dublin và đó là những không gian mà các nhân vật nam của James Joyes tìm đến để trốn thực tế thất bại của mình nhưng bao giờ cũng thế, khi ra khỏi đó họ càng cảm nhận sự thất bại ê chề hơn. Đó là cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_tuong_epiphany_trong_tap_truyen_ngan_nguoi_dublin_cua_james_joyce_8204_1925636.pdf
Tài liệu liên quan