Luận văn Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập

MỤC LỤC

Trang

A- MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 4

2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4

3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Lịch sử vấn đề 5

5. Các phương pháp nghiên cứu 8

6. Cấu trúc của luận văn 9

B - NỘI DUNG CHÍNH 10

CHưƠNG 1: Cơ sở lí thuyết 10

1.1. Một số vấn đề lý thuyết về tu từ học 7

1.2. Một số vấn đề lí thuyết về ngữ dụng học 22

1.3. Một số vấn đề lý thuyết về từ, cụm từ tiếng việt 39

1.4. Kết luận chương 40

CHưƠNG 2: Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh

toàn tập nhìn từ góc độ phương tiện biểu đạt 42

2.1. Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là từ 60

2.2. Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là cụm từ 54

2.3. Kết luận chương 64

CHưƠNG 3: Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh

toàn tập nhìn từ góc độ ngữ dụng học 65

3.1. Phương thức nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 65

3.2. Hiện tượng nói ngược xét về phương diện hành vi ngôn ngữ (hành vi

ngôn ngữ thể hiện nói ngược) 74

3.3. Hiện tượng nói ngược xét theo lí thuyết hội thoại 104

3.4. Vai trò của hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 11

3.5. Kết luận chương 130

C. KẾT LUẬN 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

pdf139 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận dụng các phương thức nói ngược rất đa dạng, sáng tạo, thể hiện được tài năng sử dụng ngôn ngữ trí tuệ và uyên bác của Người. 3.1.1.1. Nói ngƣợc bằng cách gán cho đối tƣợng những đặc điểm, bản chất đối lập với đặc điểm bản chất vốn có của nó Trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập, để sử dụng lối nói ngược, tác giả đã rất sáng tạo khi sử dụng phương thức nói ngược bằng cách gán cho đối tượng những đặc điểm, bản chất đối lập với đặc điểm bản chất vốn có của nó. Cụ thể: Ví dụ (54). (dẫn lại ví dụ 29) Ông Phuốc, thống xứ Đahômây, cai trị giỏi đến nỗi người bản xứ nào ở thuộc địa ấy cũng kêu ca về ông ta [7, tr.143]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Ông Phuốc, thống xứ Đahômây là một trong những tên cai trị nổi tiếng là độc ác và nham hiểm. Cho nên, trên câu chữ, tác giả đã gán cho đối tượng này đặc điểm, bản chất là cai trị giỏi hoàn toàn đối lập với đặc điểm bản chất thực sự của hắn. Vì trong văn cảnh tác giả khen hắn cai trị giỏi mà người dân bản xứ nào cũng kêu ca cái cách cai trị của ông ta. Ví dụ (55). Có phải vì quá thừa tình nhân đạo, như ông Xarô đã nhiều lần tuyên bố, mà người ta bắt các phạm nhân ở nhà lao Nha Trang (Trung Kì phải ăn khan, nghĩa là ăn cơm mà không được uống nước, không?[7, tr.154] Nếu đã có tình nhân đạo thì các phạm nhân không bị chính quyền thực dân cho ăn cơm mà không được uống nước. Như vậy, ở đây, tác giả đã gán cho chính quyền thực dân đặc điểm (tình nhân đạo) đối lập với đặc điểm bản chất thực sự của chúng (độc ác, dã man và nham hiểm). 3.1.1.2. Nói ngƣợc bằng cách đánh tráo đặc điểm, bản chất của các sự vật, đối tƣợng. Ví dụ (56). Những cây bút quan liêu và những người nói khoác ấy không tìm đâu ra đủ lời lẽ để ca ngợi công ơn khai hóa của họ và lòng trung thành của người bản xứ. Đôi khi các ngài ấy trơ tráo đến mức đem lòng... nhân từ của họ đối lập với sự cướp bóc của thực dân Anh; họ cho chính sách của người Anh là phương pháp tàn nhẫn hoặc thái độ thô bạo và quả quyết rằng cách làm của người Pháp là đầy công bằng và từ thiện [7, tr.160]. 3.1.2. Cách thức cụ thể Có thể nói, trong các sáng tác của Hồ Chí Minh, dù ở thể loại thơ, truyện kí hay phóng sự, hoặc những bài báo... hiện tượng nói ngược được tác giả sử dụng thể hiện dưới nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau. Trong mỗi kiểu, dạng đó, hiện tượng nói ngược đều mang lại hiệu lực rất lớn trong việc phản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 ánh tác phẩm của tác giả cũng như việc tiếp nhận tác phẩm của độc giả. Dưới đây là một số phương thức nói ngược được Hồ Chí Minh sử dụng. 3.1.2.1. Sử dụng các phƣơng tiện trái nghĩa Để thể hiện lối nói ngược, tác giả thường xuyên sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trái nghĩa. Chúng có thể là các từ ngữ trái nghĩa từ vựng hoặc các từ ngữ trái nghĩa ngữ cảnh. a. Sử dụng các từ ngữ trái nghĩa từ vựng để thể hiện nói ngược Ví dụ (57). ... Trước hết cần phải có những người vạm vỡ, trong khi đó đa số những người An Nam lại ốm yếu do sự cùng khổ về sinh lí, (mỗi năm có 2 triệu trong số 5 triệu người An Nam ở Trung kì bị đau mắt). Sau nữa là vì sợ bị ngược đãi, người An Nam chỉ vào làm trong những xí nghiệp Pháp khi họ bị thúc ép bởi sự cùng khổ đến cực độ. Chính vì vậy mà người Pháp thường nói đến chuyện thiếu nhân công và họ chỉ nghĩ đến việc đưa ra những thông báo về nhân công, nghĩa là việc tuyển mộ cưỡng bức hoặc chế độ tình nguyện cưỡng bức được thi hành trong cuộc chiến tranh 1914- 1918, nhằm mộ lấy 10.000 người An Nam gửi ra mặt trận ở Pháp và ở Sanônich [7, tr.214]. Ta thấy ở ví dụ trên, tác giả đã sử dụng các từ trái nghĩa từ vựng kết hợp với nhau để thể hiện lối nói ngược: tuyển mộ cưỡng bức, chế độ tình nguyện cưỡng bức. Đã là tuyển mộ thì phải là tự nguyện chứ không phải cưỡng bức và tình nguyện thì không thể xảy ra việc cưỡng bức và ngược lại đã phải cưỡng bức thì không thể là tình nguyện. Ở đây, tác giả sử dụng các phương tiện trái nghĩa từ vựng trên nhằm vẽ lên cho người đọc thấy được hiện thực cuộc sống của người dân An Nam lúc bấy giờ. Đó là bức tranh lao động khổ sai của người dân, họ đã bị thực dân Pháp cưỡng bức phải ra mặt trận làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh phi nghĩa do chúng gây ra. b. Sử dụng các từ ngữ trái nghĩa ngữ cảnh để thể hiện nói ngược Ví dụ (58). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Bọn thực dân Pháp luôn luôn khoe miệng rằng: Chúng chỉ có một mục đích cao thượng, là khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam. Song những hành động tối dã man của chúng đã khiến cho những người còn có chút lương tâm trong đám chúng cũng phải than phiền. Viên Y tá Floratin viết cho cha mẹ: " Thưa thầy me, con không ngờ người ta mà nỡ lòng phạm đến việc tàn sát đàn bà trẻ con, đốt phá cướp bóc, như mắt con đã trông thấy... Con thú thật rằng con đã xấu hổ cho loài người, con xấu hổ cho người Pháp‟‟. Tên lính nhảy dù Mayette viết: “Bọn Việt Minh không phải là người, người ta giết chúng như giết lợn‟‟. ... Giết người cướp của, đốt nhà, phá nhà thờ, đốt đền chùa, bẻ thánh giá, đập tượng phật, đó là những hành động văn minh của chúng mà chính Bolae cũng phải thừa nhận. Chúng đi đến đâu là reo rắc thảm họa đến đó [7, tr.495]. Thể hiện của cái gọi là khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam của thực dân Pháp là tàn sát đàn bà trẻ con, đốt phá cướp bóc, giết người như giết lợn, giết người cướp của, đốt nhà, phá nhà thờ, đốt đền chùa, bẻ thánh giá, đập tượng phật... Ở đây từ văn minh thực ra không hề trái nghĩa với các từ giết người cướp của, đốt nhà, phá nhà thờ, đốt đền chùa, bẻ thánh giá, đập tượng phật nhưng khi được đặt trong ngữ cảnh này thì chúng lại trở thành đối lập, trái nghĩa với nhau. Nghĩa là chỉ ở trong ngữ cảnh này thì các từ trên mới trái nghĩa với nhau, bởi mục đích cao thượng là khai hóa văn minh thì không thể là giết người cướp của, phá nhà thờ... Thực chất đó là những hành động dã man, là tội ác không thể tha thứ mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Như vậy, tác giả đã sử dụng các phương tiện trái nghĩa trong văn cảnh trên để thể hiện lối nói ngược nhằm khắc họa cho người đọc thấy được hiện thực xã hội Việt Nam thời kì thực dân Pháp xâm lược. 3.1.2.2. Vi phạm qui tắc chiếu vật, vi phạm các phƣơng châm hội thoại một cách cố ý để tạo ngữ nghĩa tƣơng phản cho các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc dùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 Để tạo ra các ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên thể hiện lối nói ngược, tác giả dựa vào việc cố ý vi phạm các qui tắc chiếu vật, vi phạm các phương châm hội thoại từ đó tạo ra ngữ nghĩa tương phản cho các phương tiện ngôn ngữ được dùng. a. Nói ngƣợc bằng cách vi phạm quy tắc chiếu vật Trong nhiều trang viết của mình, Bác đã cố ý vi phạm qui tắc chiếu vật để thể hiện lối nói ngược: Ví dụ (59). (dẫn lại ví dụ 38) Ông Xaro tốt bụng, Bộ trưởng cấp tiến bộ thuộc địa, cái người bố thân yêu của dân bản xứ (ông ta nói thế), âu yếm người An Nam và được họ quý trọng [7, tr.66]. Trong nhận thức của chúng ta, ai cũng biết rõ ông Xarô không phải là người bố thân yêu của nhân dân An Nam vì không có quan hệ huyết thống, quan hệ gia đình... Hơn nữa, những gì mà ông ta gây ra cho nhân dân Việt Nam thì ông ta là kẻ thù chứ không phải là người bố thân yêu của nhân dân ta. Nhưng tác giả cố ý vi phạm quy tắc sử dụng từ xưng hô trên, kết hợp với phó từ cái, tính từ thân yêu đã biến cách xưng hô tưởng chừng như thân mật giữa ông Xarô và nhân dân An Nam mang tính chất mỉa mai, từ đó ý nghĩa nói ngược thể hiện rõ nét. Ví dụ (60). (dẫn lại ví dụ 48). Một người Pháp khác nói: Bị cướp hết của cải, dân chúng nhiều làng đã trở thành kẻ cướp tất cả, nhưng họ chỉ là những người nổi dậy chống sự cướp đoạt bất công mà thôi. Tìm ra những tên cướp ấy không phải khi nào cũng dễ dàng, đã chém giết những người vô tội để khỏi trở về tay không. Đây là một bằng chứng lấy của một người Pháp mà tôi đã dẫn chứng nhiều chuyện: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 Bảy người An Nam xấu số đang bơi một chiếc xuồng dài và mỏng manh. Đi xuôi dòng nước, lại có bảy tay chèo, xuồng đi vùn vụt như một chiếc xuồng máy. Thuyền của nhân viên nhà đoan khuất sau đám cây đước, có quốc kỳ Pháp phấp phới sau lái, vừa ở trong lạch bơi ra. Một thủy thủ gọi xuồng dừng lại. Người trên xuồng không hiểu cứ việc bơi đi. Thuyền nhà đoan bơi không kịp. Tên tây đoan cầm lấy súng bắn. Họ lại càng bơi nhanh... Một người Pháp đi thuyền lảng vảng qua đó nghe thấy bèn lẩn chờ những tên cướp ở một chỗ ngoặt. Đoàng! đoàng ! đoàng! Quả là một tay súng cừ... Một viên chức nhà đoan khác, đi với sáu tên lính khác có đầy đủ vũ khí, bắt gặp một người đang trốn dưới ao. Anh này dấn mình dưới bùn, thở bằng một cái ống ngậm vào miệng; lá sen kéo che kín mặt nước thật khéo léo. Tên nhà đoan bèn chặt đầu tên cướp đem về tòa sứ. Thật ra anh ta chỉ là một người nhà quê bình thường phải lẩn trốn vì quá sợ hãi thấy có nhiều người lạ vào làng, ai cũng mặt mũi hung tợn, mình đeo đầy súng lục, túi đạn và lăm lăm khẩu súng trong tay [7, tr.119]. Đọc ví dụ trên ta thấy, tác giả đã cố ý vi phạm quy tắc chiếu vật: tác giả mượn lời của bọn lính Pháp gọi dân chúng An Nam là kẻ cướp , là những tên cướp. Thực ra đó chỉ là những người dân vô tội, những người nông dân bình thường, hiền lành, chất phác mà thôi. Họ là những người dân chỉ vì vô tình không hiểu lời của thủy thủ người Pháp mà cứ cho thuyền bơi đi nhanh hơn thuyền của nhà đoan mà bị chặt đầu... Họ là những người bị thực dân Pháp đàn áp, chà đạp, bóc lột sức lao động đến tận xương tủy... Vì vậy họ phải vùng dậy đấu tranh đòi lại công bằng, đòi lại cuộc sống tự do, hạnh phúc mà đáng ra họ được hưởng một cách hiển nhiên. Cho nên, những người dân An Nam biết vùng lên đấu tranh cho chính nghĩa, cho độc lập tự do của tổ quốc không thể là những tên cướp được. Thực chất, Nguyễn Ái Quốc mượn lời của bọn lính pháp gọi nhân dân An Nam như vậy để gián tiếp dùng ngòi bút là vũ khí đấu tranh, tức tác giả gián tiếp chỉ chính bọn thực dân Pháp mới là kẻ cướp, kẻ đi cướp quyền tự do, hạnh phúc không những của nhân dân An Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 mà còn của những nước thuộc địa mà chúng đang tự hào là bảo hộ cho những nước thuộc địa tiến lên nền văn minh. Ví dụ (61). (dẫn lại ví dụ 40). Một đặc điểm đặc biệt làm nổi bật sự dã man của những người bônsêvich là không những họ coi những người dân thuộc địa thấp kém ấy như anh em mà còn mời họ tham gia đời sống chính trị của nước Nga nữa [7, tr .162]. Sự dã man là biểu thức chiếu vật nói về đặc điểm của những người bônsêvich, xét trong văn cảnh trên ta thấy những người bônsêvich đã coi những người dân thuộc địa là anh em, giúp đỡ họ, mời họ tham gia vào đời sống chính trị... thì đó không phải là sự dã man mà đó là tính nhân đạo. Ở đây tác giả đã cố ý vi phạm quy tắc chiếu vật, tức dùng từ miêu tả sai về đặc điểm của những người bônsêvich, từ đó ý nghĩa nói ngược xuất hiện. Hiện trên câu chữ là lời chê bai những người bônsêvich nhưng thực chất là ca ngợi, tuyên dương. b. Nói ngƣợc bằng cách vi phạm các phƣơng châm hội thoại Để thể hiện lối nói ngược, tác giả đã cố ý vi phạm các phương châm hội thoại. Ví dụ (62). Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ, v.v. Trước khi đưa họ đến Macxây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 yêu nước: “Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi ”, đó sao?[7, tr .141]. Nếu như ở ví dụ trên, tác giả cố ý vi phạm quy tắc chiếu vật thì ở dẫn chứng này, Hồ Chí Minh đã vi phạm các phương châm hội thoại một cách có chủ ý để tạo ý nghĩa tương phản cho các phương tiện ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, trong hội thoại, bên cạnh các quy tắc như điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại thì các nhân vật giao tiếp cần đảm bảo quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự. Phép lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn. Lịch sự có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa quan hệ liên cá nhân ở mức thấp nhất là giải tỏa những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt (C.K. Orecchioni). Như vậy, nhìn vào ví dụ trên ta thấy, toàn bộ đoạn trích trên là lời kể lại sự việc của tác giả Hồ Chí Minh về cách cư xử của thực dân Pháp với những người lính An Nam, mà cụ thể ở đây là đoạn hội thoại giữa một quan cai trị với những người lính An Nam. Ở đây viên quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt những người lính An Nam không phải bằng thứ gì cao xa, lịch sự mà bằng lời kết luận chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi - lời nói này chứng tỏ đây không phải là sự ghi nhớ công lao, không phải là sự đón chào nồng nhiệt của thực dân Pháp dành cho những người lính An Nam... Xét đoạn hội thoại trên ta thấy, với lời nói đó của viên quan cai trị Pháp, ông ta đã không những không gây được thiện cảm mà còn tăng sự xung đột trong diễn ngôn, cụ thể là càng tạo nên sự căm phẫn của những người lính An Nam đối với thực dân Pháp. Đồng thời giúp người đọc nhận thấy được một sự thật: đó là cuộc chiến tranh (1914 – 1918) xảy đến, con em các dân tộc thuộc địa bị kéo đi làm bia đỡ đạn. Và sau khi đã đóng xong thứ thuế máu đó, nếu ai còn sống sót, lê tấm thân tàn ma dại về được tới quê hương thì sẽ được các quan cai trị đón tiếp bằng một bài diễn văn ơn nghĩa như sau: “Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi ”, đó sao ? Như thế là các chiến sĩ bảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 vệ tự do và công lý đó trở về sống trong cảnh không có gì là tự do công lý cả. Thuộc địa là địa ngục với những cảnh bóc lột đói nghèo, với các chính sách ngu dân, chính sách đầu độc người bản xứ và pháp luật của giáo hội trá hình. Ví dụ (63). Ai cũng còn nhớ khi ông Milơrăng sang thăm châu Phi, người bản xứ đã đón chào ông, và để tỏ lòng trung thành vô hạn và lòng tôn kính sâu sắc với vị quốc trưởng nước bảo hộ, họ đã kéo áo sơ mi ra ngoài quần đấy [7, tr.145]. Nếu như xét về quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân- phép lịch sự thì hành động kéo áo sơ mi ra ngoài quần của người bản xứ không phải là để bày tỏ lòng trung thành và lòng tôn kính sâu sắc đối với vị quốc trưởng nước bảo hộ mà thực chất đó là thái độ sự khinh bỉ, là sự phản kháng của họ đối với ông Milorăng mà thôi. 3.1.2.3. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp (tức dùng lối nói hàm ẩn) Có thể nói đa số hiện tượng nói ngược trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh đều được tác giả sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp (Tức dùng lối nói hàm ẩn). Với cách nói gián tiếp này, Người dẫn dắt độc giả vào con đường tìm kiếm những điều tác giả muốn gửi gắm, những sự việc, sự kiện, nhân vật được bộc lộ trong tác phẩm một cách khách quan, sáng tạo theo trí tưởng tượng của chính độc giả mà vẫn đảm bảo tính chân thực, chính xác. Đồng thời với cách nói hàm ẩn này trong nhiều trường hợp tác giả đã tạo được tiếng cười vừa sảng khoái trong lòng người đọc vừa có sức đả kích, châm biếm sâu cay, mạnh mẽ và quyết liệt. Ví dụ (64). (dẫn lại ví dụ 51). Ở Đông Dương, chúng ta đang sống dưới sự bảo hộ của nước Pháp. Bảo hộ có nghĩa là che chở. Nước Pháp đang để cho hàng triệu anh em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 chúng ta chết đói, trong khi đó hành nghìn người khác bị đưa sang Tiểu Á làm bia đỡ đạn. Người ta che chở cho chúng ta như vậy đó [7, tr.51]. Nhìn vào ví dụ trên, Nguyễn Ái Quốc miêu tả sự bảo hộ - sự che chở của nước Pháp dành cho các nước ở Đông Dương bằng dẫn chứng cách mà Pháp che chở là để hàng triệu anh em chết đói, hàng nghìn người khác bị đưa đi làm bia đỡ đạn. Như vậy, ca ngợi ở đây là hàm ý phê phán, lên án tội ác của thực dân Pháp. Ví dụ (65). (dẫn lại ví dụ 52). Cứ theo ngài Xaro quý hóa, đảng viên đảng cấp tiến, nguyên bộ trưởng bộ thuộc địa, thì ngài là người cha yêu của dân bản xứ, ngài rất quý mến người An Nam và được người An Nam rất quý mến lại ngài Xaro. Để dạy văn minh nước Đại Pháp cho người Việt Nam, tay trùm của sự nghiệp đó đã không từ một thủ đoạn nào cả, kể cả những thủ đoạn xấu xa, bỉ ổi nhất và những tội ác [ 7, tr.152]. Cách dùng từ với ý nghĩa trái ngược như vậy thể hiện tính chất hai chiều của sự thật. Sự vật, hiện tượng được nhìn nhận từ hai phía, theo hai quan điểm: Trên văn bản và theo lời của Xa- rô thì như vậy. Nhưng trên thực tế thì sự thật được chứng minh lại hoàn toàn ngược lại. Xa- rô không phải là người cha yêu của dân bản xứ mà là tên trùm chính trong việc đầu độc dân bản xứ bằng rượu cồn và thuốc phiện. Hắn làm thế không phải là để dạy văn minh nước Đại Pháp cho người An Nam mà do muốn tiêu mòn nòi giống người An Nam để ních cho đầy túi tham lợi nhuận. Hắn không hề rất quý mến người An Nam và được người An Nam quý mến mà là kẻ thù của người An Nam và bị người An Nam khinh bỉ và căm thù. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 Nói ngược bằng cách sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp ở đây toát lên lòng căm thù của tác giả và thái độ không lấy gì làm thiện ý đối với tên thực dân thâm hiểm và dã man này. Qua đó, tác giả tố cáo việc đầu độc người bản xứ của chính phủ thực dân, mà Xa- rô là kẻ trực tiếp điều hành và thực hiện. Ví dụ (66). Do vậy thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện cái kiểu hình pháp đặc biệt là các ủy ban ngoại lệ hay tòa án quân sự, mà bộ máy bi thảm mà quyết đoán như vậy là cần thiết. Không có gì là hà khắc, là tàn bạo cả. Đúng thế. Chặt đầu người ta hoặc đem ra bắn thì có gì là hà khắc, là tàn bạo. Là hoàn toàn nhân từ mà. Nhưng nếu tụi bôsơ cũng ban bố những cách đối xử nhân từ như thế với anh em Andatxo và Loren của chúng ta thì bạn sẽ nói sao nào, hỡi đồng nghiệp thân mến [7, tr.71]. Ở ví dụ trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng lối nói ngược bằng cách nói hàm ẩn rất thành công. Lời kể của tác giả rất lạnh lùng mà đanh thép. Hiện trên câu chữ là việc tác giả miêu tả hành động chặt đầu người hoặc đem ra bắn mà lại nói là hành động hoàn toàn nhân từ, không có gì là hà khắc, là tàn bạo cả. Thực chất đó là hành động vô cùng dã man và độc ác của bọn thực dân đối với nhân dân các nước Đông Dương. Với cách nói ngược này, tác giả không cần miêu tả nhiều, không cần giải thích dài dòng mà vẫn đưa người đọc hình dung được sự tàn bạo, dã man của chủ nghĩa thực dân. 3.1.2.4. Sử dụng cách kết hợp bất thƣờng của các phƣơng tiện ngôn ngữ Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ phải tuân thủ những quy tắc về chính tả, về cách kết hợp từ ngữ, câu văn được cộng đồng chấp nhận hay nói cách khác chúng ta gọi đó là chuẩn ngôn ngữ. Tuy nhiên trong các sáng tác của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo cách kết hợp bất thường của các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện lối nói ngược nhằm tạo ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 hiệu lực giao tiếp nhất định. Tức là tác giả vận dụng ngôn ngữ lệch chuẩn, không tuân thủ theo những quy tắc nhất định nhưng người nghe căn cứ vào ngữ cảnh mà vẫn hiểu nghĩa của phát ngôn. Ví dụ (67). (dẫn lại ví dụ 35). Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên Anamit bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ thì lập tức họ biến thành những đứa con yêu, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa [7, tr.139]. Ở ví dụ này, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng cách kết hợp bất thường của ngôn ngữ từ đó hiện tượng nói ngược xuất hiện. Như chúng ta đã biết, khi nói tới chiến tranh là chúng ta liên tưởng tới bom đạn, đau thương, mất mát, những hy sinh cả về người và của, những mất mát cả về vật chất và tinh thần... Cho nên theo lẽ thường ta không thể nói cuộc chiến tranh vui tươi, nhưng trong trường hợp này Bác cố ý kết hợp danh từ chiến tranh với tính từ vui tươi trước hết muốn nói với người đọc sự thật: đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, là dã tâm của thực dân Pháp đi xâm chiếm các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam, cuộc chiến tranh do Pháp gây ra đã đang và sẽ gây ra biết bao đau thương mất mát. Đồng thời cách kết hợp bất thường trên như một thứ vũ khí sắc bén chĩa vào thực dân Pháp, mục đích của Người là mỉa mai, châm biếm, căm thù bọn thực dân cướp nước. Ví dụ (68). Bị tệ cho vay nặng lãi đè nén, bị những tệ nạn xã hội làm kiệt sức, năm 1907, ở thành phố Cadablanca chỉ có sáu quán rượu, năm 1913 có 161 quán rượu, nhà cải tạo, bệnh giang mai, bệnh ho lao cũng phát triển như thế, bị kiệt quệ vì nạn khổ sai liên miên, bị nạn đói thường xuyên làm mất sức, các bạn Bắc Phi đang ở trên con đường ngắc ngoải. Nạn tử vong cao là một bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 chứng. Người Bắc Phi sẽ biến khỏi mặt đất, nếu giai cấp vô sản giác ngộ không đến cứu họ khỏi nền văn minh quái vật [7, tr.100]. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý, Nxb Giáo dục, 1998) thì văn minh được hiểu là nền văn hóa có đặc trưng riêng, tiêu biểu cho một xã hội rộng lớn, một thời đại hay cả nhân loại, có những đặc trưng của nền văn hóa cao (ví dụ: xây dựng xã hội văn minh thịnh vượng). Như vậy, nói tới một xã hội văn minh hay một nền văn minh là chúng ta nghĩ ngay tới một xã hội tiến bộ, hiện đại, lành mạnh, công bằng, dân chủ... Còn quái vật được hiểu là con vật tưởng tượng ra, có hình thù kì dị, trông ghê người. Nếu theo nghĩa gốc của hai từ trên thì chúng ta sẽ không thể nói nền văn minh quái vật bởi đã là một xã hội văn minh, tiến bộ thì không thể là nền văn minh như một con vật có hình thù kì dị, trông ghê người. Nhưng trong trường hợp trên Bác đã kết hợp hai từ đó với nhau nhằm lột tả cho người đọc thấy được tình trạng nông dân Bắc Phi bị chế độ thực dân Pháp bóc lột đến tận xương tủy khiến họ bị tử vong rất nhiều và đang có nguy cơ biến khỏi mặt đất... Qua đó Người đã vạch trần những luận điệu giả nhân giả nghĩa của chế độ thực dân về văn minh, về công lý... thực chất đó chỉ là thứ văn minh quái vật, văn minh là bóc lột,dù che giấu dưới cái vẻ hào nhoáng nào, bè lũ thực dân vẫn lộ nguyên hình như những con quái vật, những con quỷ dữ đáng bị tiêu diệt. Đồng thời là thái độ phẫn nộ của tác giả trước sự giã man của bọn người áp bức, bóc lột. 3.2. HIỆN TƢỢNG NÓI NGƢỢC XÉT VỀ PHƢƠNG DIỆN HÀNH VI NGÔN NGỮ( HÀNH VI NGÔN NGỮ THỂ HIỆN NÓI NGƢỢC) Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy xét về phương diện hành vi ngôn ngữ, hiện tượng nói ngược được Hồ Chí Minh sử dụng rất đa dạng, phong phú và đạt được hiệu quả diễn đạt rất lớn. 3.2.1. Các hành vi ngôn ngữ đƣợc diễn đạt bằng hiện tƣợng nói ngƣợc 3.2.1.1. Các hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm trình bày Theo điều tra tư liệu chúng tôi thấy, hiện tượng nói ngược được diễn đạt bằng các hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm trình bày được tác giả sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 đậm đặc hơn cả, có 70 lần xuất hiện trong tổng số 211 lần xuất hiện hiện tượng nói ngược, chiếm 33,2% trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập. Sở dĩ Bác vận dụng nhiều các hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm trình bày bởi trong những sáng tác của mình, mục đích của Người nhằm đấu tranh cách mạng, khích lệ nhân dân các nước thuộc địa vùng lên đấu tranh dành quyền tự do, độc lập cho tổ quốc,... cho nên trong các trang viết của Người ta thấy lời văn lập luận chặt chẽ, đanh thép, ngôn ngữ hàm súc. Trong nhiều trường hợp, Bác sử dụng hiện tượng nói ngược được diễn đạt bằng các hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm trình bày để phản ánh nền văn minh của Pháp tại Đông Dương. Ví dụ (69). (dẫn lại ví dụ 46). Nền văn minh Pháp tại Đông Dương thể hiện ở những chiều hướng khác nhau. Trước hết, thông qua sự cướp bóc trơ tráo nhân dân bản xứ những người nông dân nghèo An Nam và Cao Miên bị chiếm đoạt trắng trợn - nhằm thực hiện một nền kinh tế đồi bại đáng hổ thẹn... Điều đó cũng diễn ra như vậy ở Nam Kỳ. Những người bản xứ tại nơi này đã bị cướp đoạt không dưới 115.000 hecta ruộng đất và người ta tính rằng, trong ít năm nữa, số diện tích này sẽ lên đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_DaoThiThuHuong.pdf
Tài liệu liên quan