Luận văn Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 5

7. Kết cấu của luận văn . 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ

HUY ĐỘNG VỐN CỦ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 7

1.1 Lý luận chung về Ngân hàng thương mại. 7

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại . 7

1.1.2 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 8

1.2 Vốn của Ngân hàng thương mại . 10

1.2.1 Khái niệm về vốn của NHTM. 10

1.2.2 Cơ cấu vốn của NHTM. 10

1.2.3 Vai trò của nguồn vốn. 15

1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM. 17

1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn . 17

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy động vốn của các ngân hàng NHTM. Từ đó, rút ra bài học đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đây chính là cơ sở khoa học quan trọng để đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 36 Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT N M – CHI NHÁNH THỪ THIÊN HUẾ GI I ĐOẠN 2013 – 2015 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Tháng 8 năm 1988, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về việc triển khai công tác đổi mới nền kinh tế từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý định hướng của Nhà nước. NHTM đã tách khỏi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về mặt chức năng và nhiệm vụ hoạt động. NHCT Bình Trị Thiên ra đời trong hoàn cảnh đó và đặt trụ sở tại Huế, có 02 Chi nhánh tại Đông Hà và Đồng Hới. Tất cả hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của NHNN tỉnh và NHCT Việt Nam. Tháng 7/1989, do sự phân chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 03 tỉnh gồm có Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nên NHCT Thừa Thiên Huế được tách ra từ NHCT Bình Trị Thiên theo Quyết định số 217/42 của Hội đồng Bộ trưởng. Từ đó đến nay NHCT Thừa Thiên Huế đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách nhất là trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Đến năm 2002, NHCT Thừa Thiên Huế mở một Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài, một quầy giao dịch tại Thuận An và nhiều quỹ tiết kiệm khác. Đến nay Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài đã tách riêng thành NHCT Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế trực thuộc NHCT Việt Nam, các quầy giao dịch và quỹ tiết tiệm đã trở thành các phòng giao dịch ở những vị trí trọng điểm trên địa bàn Thành phố Huế. 37 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế hoạt động kinh doanh theo hệ thống NHTM quốc doanh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, kinh doanh tiền tệ thanh toán và các hình thức dịch vụ khác, thực hiện chế độ hạch toán toàn ngành theo pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên chịu sự điều hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam qua các văn bản, thể chế, và thực hiện quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ, thường xuyên. Tuân thủ chính sách, chế độ của Ngân hàng đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất trên toàn hệ thống. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã vững vàng khẳng định vị thế là một trong những NHTM quốc doanh có uy tín và hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn luôn cố gắng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.1.2 Môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.2.1 Môi trường vĩ mô Bao gồm môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường chính trị, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế cần phải được đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng vì bất kỳ một sự thay đổi nào của nền kinh tế cũng đều tác động đến các Ngân hàng. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế như chu kỳ kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. + Mức độ lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khi lạm phát cao, đầu tư xã hội thấp, đời sống của hầu hết người lao 38 động gặp khó khăn kéo theo sự chững lại trong kinh doanh của các tổ chức Ngân hàng. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Đây là nhân tố không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng. Năm 2014 là năm mà tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước chưa thực sự ổn định vững chắc đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất - kinh doanh và môi trường đầu tư của cả nước, tác động đến kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, ngay trong bối cảnh không thuận lợi trên, tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 của Thừa Thiên Huế vẫn có chuyển biến tích cực, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,23%. - Môi trường công nghệ: Công nghệ Ngân hàng hiện đại là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nghiệp vụ Ngân hàng được thực hiện nhanh chóng và hoàn thiện, chính xác, hiệu quả cao. Đối với nước ta, mặc dù công nghệ Ngân hàng được chú trọng đầu tư phát triển nhưng vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ. Riêng với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, yếu tố công nghệ là một thách thức lớn trong điều kiện hiện nay. Trình độ công nghệ tại chi nhánh tuy có nhiều mặt ưu thế so với chi nhánh các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng vẫn còn lạc hậu, thiếu thốn, chưa theo kịp yêu cầu hiện đại hóa so với mặt bằng chung các chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương. - Môi trường chính trị, pháp luật: Ngân hàng Công Thương nói riêng và các Ngân hàng thương mại nói chung về bản chất là trung gian tài chính và hoạt động của nó có ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống tài chính quốc gia, do đó họ phải tiến hành các công việc đó dưới một khung pháp lý chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, kể cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; việc kiểm tra giám sát các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa chưa được chú trọng, công tác hậu kiểm sau đăng 39 ký kinh doanh chưa được phối hợp tốt, số doanh nghiệp có đăng ký nhưng không hoạt động còn nhiều. Về phía các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như việc tiếp cận các nguồn vốn vay, mặt bằng cho sản xuất, nghiên cứu thị trường, Việc xây dựng và triển khai chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương tiến hành chậm. Các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm phổ biến và chỉ đạo thực hiện, hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng được kế hoạch tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu tầm nhìn chiến lược, chỉ dừng lại ở kế hoạch sản xuất ngắn hạn từng năm. Các trình tự, thủ tục hành chính và việc giải quyết các yêu cầu của nhà đầu tư vẫn chưa đồng bộ, thời gian giải quyết còn chậm. Năng lực tổ chức điều hành dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của nhiều nhà đầu tư còn hạn chế. - Môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý, kinh tế không thuận lợi; điều kiện tự nhiên khó khăn, thiên tai, xảy ra liên tục, gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, phát triển kinh tế địa phương đòi hỏi mọi nỗ lực tạo vốn của Ngân hàng và cho vay sản xuất kinh doanh có cân nhắc thỏa đáng tránh sự hủy hoại và lãng phí của môi trường tự nhiên. - Môi trường văn hóa xã hội: Các yếu tố văn hóa, xã hội thay đổi cũng tác động rất lớn đến Ngân hàng. Chẳng hạn, khi mức sống của người dân được cải thiện, tập quán tiết kiệm đầu tư, kỳ vọng cuộc sống tăng lên, xu hướng tiêu dùng phát triển, thì vai trò của Ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng. Nắm bắt các vấn đề văn hóa xã hội là điều khó khăn vì nó không dễ nhận biết. Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp với yếu tố văn hóa xã hội sẽ tất yếu dẫn đến thất bại. 40 2.1.2.2 Môi trường vi mô - Khách hàng: Bên cạnh một lực lượng khách hàng lớn là các công ty, các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể hoạt động trên địa bàn, gần đây chi nhánh đã bắt đầu chú trọng hơn đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn cũng như thị trường khách hàng cá nhân, người tiêu dùng. Do có đặc tính lợi thế mà các đối thủ cạnh tranh khác còn thiếu, nên thời gian qua Vietinbank Huế đã thu hút được một lượng khách hàng ổn định và trung thành. Đồng thời, ngày càng mở rộng giao dịch với các đối tượng khách hàng mới đầy tiềm năng. Hiểu rõ vai trò tác động to lớn của khách hàng có thể ảnh hưởng, Vietinbank Huế đang ngày càng hoàn thiện công tác khách hàng nhằm đảm bảo thành công trong tương lai với một thị trường đầy biến động với nguy cơ cạnh tranh cao. - Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của VietinBank không chỉ là các Ngân hàng khác mà VietinBank còn phải đối mặt với các chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thị phần của nhau như kho bạc nhà nước, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, Ngân hàng chính sách, công ty bảo hiểm, các dịch vụ bán hàng trả góp, Đặc biệt với xu thế phát triển hiện nay, trong tương lai gần Ngân hàng sẽ càng phải khó khăn hơn để cạnh tranh với các đối thủ mới xuất hiện như các thị trường tài chính thay thế. Điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải ra sức phấn đấu, tạo uy tín mạnh trên thị trường bằng mức lãi suất hợp lý, phong cách phục vụ tốt, đa dạng loại hình dịch vụ, - Nhà cung cấp: Do đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, nên các nhà cung cấp của các Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ chuyển tiền, các đại lý thanh toán, đại lý cho vay ủy thác,VietinBank thời gian qua đã tiến hành hợp tác với các nhà cung cấp trong lĩnh vực: dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, các tổ chức phát hành thẻ quốc tế, đại lý ủy thác cho các tổ chức quốc tế như WB, MF, 41 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế an iám đốc: Gồm iám đốc và 3 Phó iám đốc. Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động tín dụng của Ngân hàng và một số khách hàng lớn, công tác chi tiêu tài chính, nhân sự. Ph Giám đốc: phụ trách trực tiếp phòng, tổ được giám đốc phân công, ủy quyền. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức VietinBank Thừa Thiên Huế (Nguồn: Vietinbank Thừa Thiên Huế) Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Theo dõi, giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay. Đầu mối phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề thu hồi các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ xử lý rủi ro. Quản lý, khai thác hồ sơ, thông tin khách hàng doanh nghiệp theo quy định của VietinBank. 42 Tổ Tài trợ thƣơng mại và Kinh doanh ngoại tệ (trực thuộc phòng Khách hàng Doanh nghiệp): Đầu mối tiếp thị, tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ Tài trợ thương mại cho các khách hàng. Đầu mối quản lý, tổng hợp, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh. Phòng Khách hàng Cá nhân: Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của VietinBank cho các Khách hàng cá nhân phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của VietinBank. Tổ thẻ và dịch vụ Ngân hàng điện tử (trực thuộc phòng Khách hàng Cá nhân): Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ thẻ và các dịch vụ Ngân hàng điện tử cho các khách hàng. Thực hiện công tác Marketing và hỗ trợ khách hàng về dịch vụ thẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử. Triển khai các hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Chi nhánh. Phòng Quản lý Rủi ro và Nợ có vấn đề: Thực hiện chức năng thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Phối hợp với các phòng khách hàng quản lý, xử lý thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Thực hiện triển khai các công việc quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động đối với toàn bộ hoạt động tại Chi nhánh. Phòng Kế toán: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác, xử lý hạch toán các giao dịch. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện các giao dịch tài chính và phi tài chính của toàn Chi nhánh đúng theo quy định hiện hành của Vietinbank. Tổ Thông tin Điện toán (trực thuộc phòng ế toán): Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính. 43 Phòng Tiền tệ Kho quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm, Bảo đảm công tác an toàn kho quỹ của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển. Điều hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả. Phòng Tổ chức Hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quản lý cán bộ, hành chính quản trị của chi nhánh. Thực hiện các chức năng về đảm bảo an toàn tài sản, quy định về bảo quản trang thiết bị, quản lý con dấu của Chi nhánh, bảo dưỡng phương tiện đi lại. Tổ Tổng hợp: Tham mưu cho Ban iám đốc về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh. Đầu mối trong triển khai chương trình FTP, điều hành, cân đối vốn kinh doanh chung của toàn chi nhánh. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiện báo cáo tổng hợp, lưu trữ số liệu hoạt động chung toàn Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Các Phòng giao dịch Loại 1 (Phòng giao dịch Thuận An, Hương Trà, Tây Lộc, Gia Hội): Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của NHNN, của Ngân hàng Công thương Việt Nam trên cơ sở quy chế, quy trình nghiệp vụ và phạm vi được ủy quyền Các Phòng giao dịch Loại 2 (Phòng giao dịch Duy Tân, Nguyễn Huệ, Nguyễn Hoàng, Thuận Thành, Sân bay Phú Bài): Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước, của Ngân hàng Công thương Việt Nam trên cơ sở quy chế, quy trình nghiệp vụ và phạm vi được ủy quyền. 44 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ 2013-2015 Những năm gần đây, hoạt động Ngân hàng trở thành một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Cùng với sự có mặt của rất nhiều NHTMCP ngoài quốc doanh là sự xâm nhập thị trường của các Ngân hàng nước ngoài. Các đối thủ cạnh tranh trên gây sức ép khá lớn đến NHCT nói chung và NHCT Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng do họ có khá nhiều lợi thế về công nghệ, con người, trình độ quản lý, Cùng với khó khăn về cạnh tranh là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đứng trước bóng đen kinh tế và khủng hoảng nợ công. Hệ thống tài chính Ngân hàng đặt trước sự báo động khi các tổ chức xếp hạng hạ bậc tín nhiệm một loạt các Ngân hàng hàng đầu thế giới. Kinh tế trong nước nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, bất ổn. Chính các nhân tố này đã làm cho lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số thành quả nhất định. 2.1.4.1 Về công tác huy động vốn - Năm 2013, cũng là năm khó khăn đối với nền kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có những chiến lược, chỉ đạo sâu sát đến từng cán bộ liên quan đến công tác huy động vốn, chú trọng công tác marketing, chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo với phương châm: “Mỗi khách hàng là mỗi người thân của mái nhà Vietinbank Thừa Thiên Huế, chăm sóc khách hàng như chăm sóc chính bản thân mình”. Chính vì vậy, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được kết quả rất ngoạn mục trong công tác huy động vốn. 45 + Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2013 đạt 3.214.000 triệu đồng, tăng gần 300 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 10% so với 31/12/2012. Trong đó: o Tiền gửi VNĐ: 3.015.000 triệu đồng, tăng 265 tỷ đồng; o Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 199.000 triệu đồng, tăng 33 tỷ đồng. + Về cơ cấu nguồn vốn huy động: o Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt: 1.644.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng chậm so với 31/12/2012 o Tiền gửi dân cư đạt: 1.570.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 281 tỷ đồng so với 31/12/2012 tương đương 22%. + Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2013 của Chi nhánh Thừa Thiên Huế đạt 2.904.616 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 26% so với vốn huy động bình quân năm trước. - Năm 2014 là năm ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Và cũng trong 5 năm trở lại đây, có thể xem 2014 là năm ít xáo trộn nhất trong hoạt động Ngân hàng. Nhưng đây lại là một năm có những sự kiện, thay đổi quan trọng: lạm phát thấp nhất 10 năm, lãi suất giảm nhanh, Sự cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng vẫn diễn ra quyết liệt, trong khi lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Công thương thấp hơn nhiều so với các NHTM trên địa bàn, không khuyến khích được khách hàng gửi tiền, đặc biệt là không thu hút được tiền gửi dân cư. Hơn nữa, trên thị trường cũng có nhiều kênh đầu tư sinh lời khác: chứng khoán, vàng, bất động sản, nên nguồn vốn bị san sẻ. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Chi nhánh với phương châm “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta” nên năm 2014, toàn Chi nhánh đã được kết quả nhất định: 46 - Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 đạt 3.414.451 triệu đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 6% so với 31/12/2013. Trong đó: + Tiền gửi VNĐ: 3.194.232 triệu đồng, tăng 179 tỷ đồng; + Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 220.219 triệu đồng, tăng 21 tỷ đồng. - Về cơ cấu nguồn vốn huy động: + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt: 1.748.721 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,2% trong tổng nguồn vốn huy động. + Tiền gửi dân cư đạt: 1.665.730 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 48,8% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 95 tỷ đồng so với 31/12/2013 tương đương 6%. - Năm 2015 là năm được đánh giá đầy khả quan của ngành Ngân hàng. Bên cạnh các nhân tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh của ngành tài chính – Ngân hàng như: chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá, cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động Ngân hàng của NHNN, cầu của nền kinh tế, sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác, cũng được các tổ chức tín dụng đánh giá là diễn biến ổn định hoặc có thuận lợi hơn các năm trước. Cùng các chính sách, chiến lược sâu xát của Ban Lãnh Đạo Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ Chi nhánh thì năm 2015 nguồn vốn huy động của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng 7 % so với năm 2014. - Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2015 đạt 3.667.676 triệu đồng, tăng hơn 253 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 7% so với 31/12/2014. Trong đó: + Tiền gửi VNĐ: 3.434.461 triệu đồng, tăng 240 tỷ đồng; + Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 233.215 triệu đồng, tăng gần 13 tỷ đồng. - Về cơ cấu nguồn vốn huy động: 47 + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt: 1.864.545 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 50,8% trong tổng nguồn vốn huy động. + Tiền gửi dân cư đạt: 1.803.131 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,2% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 137 tỷ đồng so với 31/12/2014 tương đương 8%. ảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Huế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Thực hiện So với 2012 Thực hiện So với 2013 Thực hiện So với 2014 Tổng nguồn vốn huy động 3.214.000 110% 3.414.451 106% 3.667.676 107% Phân theo loại tiền - VNĐ 3.015.000 110% 3.194.232 106% 3.434.461 108% - Ngoại tệ quy VNĐ 199.000 120% 220.219 111% 233.215 106% Phân theo nguồn - Tổ chức 1.644.000 101% 1.748.721 106% 1.864.545 107% - Cá nhân 1.570.000 122% 1.665.730 106% 1.803.131 108% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) 2.1.4.2 Về công tác tín dụng Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũi nhọn của Chi nhánh. Trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt cùng với sự bất ổn, khó khăn của nền kinh tế đã tác động mạnh đến công tác tín dụng tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 48 ảng 2.2: Tình hình cho vay tại Vietinbank Huế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Thực hiện So với 2012 Thực hiện So với 2013 Thực hiện So với 2014 Dƣ nợ 2.673.000 103% 2.774.487 104% 2.813.631 101% Phân theo loại tiền - VNĐ 2.263.000 102% 2.289.453 101% 2.317.309 101% - Ngoại tệ 410.000 113% 485.034 118% 496.322 102% Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1.665.000 105% 1.746.875 105% 1.787.516 102% - Trung hạn 54.192 64% 67.173 124% 93.074 139% - Dài hạn 953.808 105% 960.439 101% 933.041 97% Dư nợ không có TSBĐ 20.630 19.893 18.954 Chất lƣợng dƣ nợ Nhóm 1 2.620.492 2.742.979 2.785.341 Nhóm 2 52.508 31.508 28.290 Nhóm 3 0 0 0 Nhóm 4 0 0 0 Nhóm 5 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) - Năm 2013 là năm mà nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhận định được tình hình đó ngay từ đầu năm 2013, Ban iám đốc đã chỉ đạo sát sao, 49 nắm bắt kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Chi nhánh đã xác định hướng đi cho hoạt động tín dụng năm 2013 là tăng trưởng luôn phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, với phương châm hoạt động: “An toàn và hiệu quả”. Kết quả là: Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2013 đạt 2.673.000 triệu đồng, tăng 51 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 3%. - Năm 2014, ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. “Sức khỏe” của Ngân hàng luôn gắn với doanh nghiệp, mà đến 2014 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình và với đường lối, chính sách, chiến lược sáng suốt, Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Thừa Thiên Huế đạt được kết quả khả quan về dư nợ cũng như chất lượng dư nợ cho vay đảm bảo không có nợ xấu. Đến 31/12/2014, dư nợ cho vay đạt 2.774.487 triệu đồng, tăng 101 tỷ đồng, tốc độ tăng là 4%. Trong tổng dư nợ thì nợ đủ tiêu chuẩn chiếm đến 98%. - Năm 2015, là năm được đánh giá là năm đầy khả quan của ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Huế nói riêng. Tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng với phương châm: “An toàn và hiệu quả”. Đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.813.631 triệu đồng, tăng 39 tỷ đồng. 2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ ngoại hối - Năm 2013, doanh số mua bán ngoại tệ thực hiện gần 26 triệu USD, đạt 104% so với kế hoạch giao, tăng 44% so với năm trước. Dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm thu được 2,5 tỷ đồng tăng 65% so với năm trước. Lượng kiều hối chuyển về đạt gần 8 triệu USD, tăng 12% so với năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 113% so với kế hoạch, tăng 29% so với năm trước, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 107% so với kế hoạch, tăng 19% so với năm trước. 50 - Riêng năm 2014, chi nhánh đã tăng trưởng rất tốt về hoạt động ngoại hối. Doanh số mua ngoại tệ đạt hơn 49 triệu USD, tăng hơn gấp 1,5 lần so với năm 2013. - Đến năm 2015, doanh số mua ngoại tệ thực hiện gần 62 triệu USD, đạt 113% so với kế hoạch giao, tăng 26.5% so với năm trước. 2.1.4.4 Nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng Công thương Chi nhánh Thừa Thiên Huế là một trong số những Chi nhánh có doanh số hoạt động về Tài trợ thương mại lớn trong hệ thống NHCT. Vì vậy, số món và giá trị bảo lãnh phát hành tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2013 trở lại đây có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2012. Năm 2013, trị giá phát hành bảo lãnh đạt 455 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2012. Năm 2014, Chi nhánh đã phát hành 596 món trị giá 531 tỷ đồng. Số dư bảo lãnh tính đến 31/12/2015 đạt 35 tỷ đồng. - Trong 03 năm 2013-2015, không để phát sinh việc Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết. 2.1.4.5 Công tác phát triển thẻ và dịch vụ Ngân hàng điện tử - Trong năm 2013, công tác thẻ và dịch vụ Ngân hàng điện tử đã đạt được những thành công mới: Chi nhánh đã phát hành hơn 25 ngàn thẻ ATM, đạt 114,8% so với kế hoạch giao, tăng 30% so với năm trước, chiếm 25% thị phần, thẻ tín dụng quốc tế đạt 88,2% so với kế hoạch, tăng 23% so với năm trước; Thẻ ghi nợ quốc tế đến 31/12/2013 là 1.202 thẻ, đạt 101% kế hoạch được giao, lắp đặt thêm 54 máy POS, đạt 108% so với kế hoạch. Nguồn vốn huy động qua thẻ đạt hơn 80 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước. Với tổng số 24 máy ATM và 2 Autobank, trả lương trên 20 nghìn cán bộ, công nhân viên với trên 253 đơn vị trên địa bàn, trung bình mỗi tháng chuyển lương cho các đơn vị qua thẻ là 80 tỷ đồng. 51 - Bên cạnh đó, Chi nhánh đã ký kết hợp đồng hợp tác với Đại học Huế để thu học phí qua thẻ cho hơn 35.000 sinh viên trên tất cả các trường đại học trực thuộc Đại học Huế quản lý; triển khai dịch vụ thu tiền điện qua thẻ ATM đối với chi nhánh điện Bắc Sông Hương và Nam Sông Hương; triển khai lắp đặt hàng loạt máy thanh toán thẻ tại siêu thị Big C theo hợp đồng hợp tác giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và BigC Việt Nam, - Năm 2014 tiếp tục là m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hieu_qua_huy_dong_von_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_p.pdf
Tài liệu liên quan