Luận văn Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở huyện Minh hóa - Tỉnh Quảng Bình

Trang phụ bìa

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu. iv

Danh mục các bảng biểu .v

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ . vi

Mục lục. vii

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

2.1. Mục tiêu tổng quát.2

2.2. Mục tiêu cụ thể .2

3. Phương pháp nghiên cứu.2

3.1. Phương pháp thu thập số liệu .2

3.2. Phương pháp luận.4

3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .4

3.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế.4

3.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê.4

3.3.3. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan .4

4. Phạm vi nghiên cứu.6

5. Cấu trúc luận văn .6

6. Hạn chế của luận văn .7

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

SẢN XUẤT LẠC .8

1.1. Cơ sở lý luận .8

 

pdf128 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở huyện Minh hóa - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày khi so sánh giữa các địa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 phương ta thấy có sự khác nhau. Đứng đầu là các hộ thuộc xã Trung Hóa với diện tích canh tác bình quân là 5,99 sào/hộ, tiếp theo là các hộ thuộc xã Hóa Hợp với bình quân là 5,9 sào/hộ, và diện tích thấp nhất thuộc về các hộ thuộc xã Xuân Hóa với bình quân là 5,36 sào/hộ. Thực tế ở địa phương cho thấy, do quá trình phát triển công nghiệp - dịch vụ cùng với quá trình đô thị hóa nhanh đã làm cho đất canh tác có nguy cơ bị thu hẹp; bên cạnh đó, tiềm năng đất đai vẫn chưa được địa phương khai thác triệt để, hệ số sử dụng đất vẫn còn thấp do sản xuất chủ yếu được thực hiện vào vụ Đông - Xuân. Nhận thấy điều này, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng ban có liên quan, Ủy ban nhân các xã chỉ đạo cho bà con nông dân tập trung sản xuất hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh việc tận dụng quỹ đất nông nghiệp của vùng, bằng luân canh tăng vụ, xen vụ, xen cây trồng. Từ đó, có thể thấy rằng giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đó là tăng cường đầu tư thâm canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, thực hiện chế độ luân canh hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất canh tác của hộ gia đình. Để làm được điều này thì việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cần được quan tâm đầu tư trước tiên, trước hết là nên tập trung nâng cấp hệ thống thủy lợi tại địa phương để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp. 2.2.1.2. Tình hình sử dụng giống lạc của các nông hộ Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng thì giống có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất. Giống tốt có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết và có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh nên cho năng suất và sản lượng cao, ngược lại giống xấu sẽ cho năng suất thấp. Trước đây, ở đại phương nông dân vẫn quen với những loại giống địa phương có năng suất thấp: lạc Giấy, lạc Sẻ, lạc Dù, sen địa phương, sau khi thu hoạch thì để lại một phần cho sản xuất vụ sau. Tuy nhiên, giống lạc địa phương tuy có lợi thế về khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết, chất lượng hạt cao hơn các giống khác nhưng cho năng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 suất thấp, cộng với mức đầu tư không thỏa đáng đã làm cho năng suất loại giống này ngày càng giảm. Từ năm 2000, các giống lạc mới chất lượng cao được đưa vào thử nghiệm và được trồng đại trà: Sen Lai, MD7, L14, L23. Đây là loại giống có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 110 - 130 ngày), cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện đất đai ở địa phương. Bảng 2.5: Tình hình phân bổ diện tích theo giống lạc (ĐVT : sào) Chỉ tiêu Tổng số Xuân Hóa Trung Hóa Hóa Hợp DT % DT % DT % DT % Tổng DTGT 906,5 100,00 276,5 100,00 316,5 100,00 313,5 100,00 Giống L14 800,0 88,25 237,1 85,75 276,7 89,40 279,2 89,06 Giống ĐP 106,5 11,75 39,4 14,25 32,8 10,60 34,3 10,94 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013) Hiện nay, các giống lạc L14 đang chiếm ưu thế. Từ bảng số liệu, chúng ta có thể thấy rằng trong tổng số 906,5 sào lạc của 120 hộ điều tra thì diện tích lạc sử dụng giống L14 chiếm 88,25% (tương ứng với 800,0 sào). Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy công tác khuyến nông ở địa phương được thực hiện khá tốt, cùng với sự tiến bộ về nhận thức của nông dân trong việc áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Khi xét cơ cấu sử dụng giống của từng xã, ta thấy các nông hộ xã Trung Hóa có cơ cấu sử dụng giống L14 là cao nhất, chiếm 89,4%, tiếp theo là các nông hộ xã Hóa Hợp với cơ cấu giống L14 chiếm 89,06% trong tổng diện tích canh tác lạc và thấp nhất là các hộ xã Xuân Hóa với cơ cấu sử dụng giống L14 là 85,75%. Tuy sử dụng giống lạc L14 tăng lên đáng kể trong thời gian vừa qua, nhưng các giống lạc địa phương vẫn còn được sử dụng xã Xuân Hóa có cơ cấu giống địa phương cao nhất 14,25% tổng diện tích canh tác lạc. Việc còn sử dụng giống lạc địa phương trong canh tác có nguyên nhân từ những ưu điểm của giống lạc địa phương mà giống mới không có được, đó là khả năng thích nghi với các điều kiện thời tiết, đất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 đai ở địa phương, nhân lạc nhiều, tỷ lệ dầu cao và ăn ngon hơn, dùng để ăn trong gia đình. Chính vì lý do đó mà hầu hết các hộ nông dân đều giành một phần diện tích đất để gieo trồng giống lạc địa phương. 2.2.2. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành nên kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng, ở huyện Minh Hóa chủ yếu là sử dụng nông cụ lao động nhỏ, vật rẻ tiền lâu hỏng, nên hầu như không có khấu hao tài sản cố định. Vì thế, trong kết cấu chi phí sản xuất lạc, tôi đưa vào chi phí trung gian và phần chi phí lao động. Chi phí sản xuất lạc của các nông hộ được tính bình quân trên một sào. Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí bằng tiền mà gia đình đã bỏ ra để mua vật tư hoặc dịch vụ thuê ngoài. Trong chi phí trung gian bao gồm chi phí vật chất như giống, phân bón, BVTV; chi phí dịch vụ bao gồm những chi phí thuê ngoài như thuê làm đất, chăm sóc, thu hoạch. Và chi phí khác bao gồm chi phí công cụ lao động được phân bổ. Chi phí lao động của gia đình được tính bằng tổng số công lao động bình quân trên một sào nhân với giá công lao động trung bình trên địa bàn, giá lao động trung bình hiện nay ở địa phương là 100.000 đồng/công. Chi phí công cụ lao động và vật rẻ tiền lau hỏng, trong khoản mục chi phí khác được tính bằng cách căn cứ lao động cho một năm, sau đó căn cứ vào mức sử dụng công cụ cho các hoạt động sản xuất mà phân bổ chi phí. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất bình quân trên một sào lạc của các nông hộ điều tra được thể hiện ở bảng số liệu 2.6. Tổng chi phí bình quân trên một sào lạc là 1.509,10 nghìn đồng, trong đó Hóa Hợp là xã có tổng chi phí bình quân trên sào cao nhất 1.532,45 nghìn đồng, tiếp đến là xã Trung Hóa với mức 1.523,97 nghìn đồng và xã Xuân Hóa có mức đầu tư chi phí bình quân trên sào là thấp nhất 1.470,89 nghìn đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Bảng 2.6: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu BQC Xuân Hóa Trung Hóa Hóa Hợp Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng chi phí 1.509,10 100,00 1.470,89 100,00 1.523,97 100,00 1.532,45 100,00 I. Chi phí trung gian (IC) 598,27 39,64 590,89 40,17 598,97 39,30 604,95 39,48 1. Chi phí vật chất 524,35 34,75 521,39 35,45 520,72 34,17 530,95 34,65 Giống 185,00 12,26 185,00 12,58 185,00 12,14 185,00 12,07 Phân bón 329,35 21,82 326,39 22,19 325,72 21,37 335,95 21,92 Phân vô cơ 192,06 12,73 190,14 12,93 190,72 12,51 195,33 12,75 Phân Hữu cơ 137,29 9,10 136,25 9,26 135,00 8,86 140,63 9,18 BVTV 10,00 0,66 10,00 0,68 10,00 0,66 10,00 0,65 2. Chi phí dịch vụ 24,50 1,62 26,75 1,82 25,50 1,67 21,25 1,39 3. Chi phí khác 49,42 3,27 42,75 2,91 52,75 3,46 52,75 3,44 II. Chi phí lao động của gia đình 910,83 60,36 880,00 59,83 925,00 60,70 927,50 60,52 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Chi phí trung gian là khoản mục chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các nông hộ. Bình quân một sào lạc hộ bỏ ra 598,27 nghìn đồng chi phí trung gian, trong đó những hộ ở xã Hóa Hợp bình quân một sào bỏ ra cao nhất 604,95 nghìn đồng chi phí trung gian, chiếm 39,48% tổng chi phí của hộ; mức đầu tư của những hộ ở xã Trung Hóa là 598,97 ngìn đồng cho một sào lạc, chiếm 39,30%; mức đầu tư chi phí trung gian bình quân trên sào của các hộ ở xã Xuân Hóa là thấp nhất 590,89 nghìn đồng, chiếm 40,17% tổng chi phí của hộ. Sở dĩ mức đầu tư chi phí của những hộ sản xuất lạc ở Xuân Hóa thấp hơn so với hai xã còn lại là có thể do đời sống của người dân xã Xuân Hóa thấp hơn hoặc do họ ít chú trọng đầu tư sản xuất so với bình quân chung ; mặt khác trong kết cấu chi phí thì chi phí khác của hộ ở đây thấp vì các hộ gia đình ở xã Xuân Hóa sử dụng công cụ lao động trong gia đình ít hỏng hơn dẫn tới chi phí trung gian của hộ thấp. Chi phí lao động là khoản mục chi phí khá lớn trong kết cấu chi phí sản xuất cây lạc của các nông hộ. Bình quân một sào lạc bỏ ra 9,11 công, tương ứng bỏ ra 910,83 nghìn đồng chi phí lao động. Trong đó, mức chi phí lao động bình quân trên sào lạc ở xã Hóa Hợp là cao nhất, 927,5 nghìn đồng; con số này ở xã Xuân Hóa và Trung Hóa lần lượt là 880 và 925 nghìn đồng. Điều này có thể giải thích như sau: Thứ nhất, do phần nhiều diện tích lạc ở xã Hóa Hợp đất thịt và địa hình phức tạp nên quá trình làm đất, vận chuyển, chăm sóc tốn nhiều công lao động hơn so với sản xuất lạc trên đất cát pha, đất phù sa ven sông suối như ở Xuân Hóa và Trung Hóa. Thứ hai, có thể do mức sống của người dân hoặc do họ chú trọng bỏ công tự có ra để sản xuất nên họ ít thuê máy móc và dịch vụ thuê ngoài, dẫn tới chi phí lao động của họ cao hơn. Chi phí giống là một khoản mục chi phí không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Bình quân một sào lạc phải bỏ ra 185 nghìn đồng tiền giống, chiếm 12,26% tổng chi phí. Chi phí giống giữa các hộ ở các xã không có sự khác biệt mà bằng nhau. Giống thể hiện khả năng có thể cho năng suất nhưng trên thực tế tại huyện bà con nông dân gieo trồng với mật độ trên một đơn vị diện tích là gần bằng nhau và coi như bằng nhau. Nếu mức đầu tư phân bón hợp lý thì khả năng đạt năng suất tối ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 đa của giống là hoàn toàn có thể, ngược lại sẽ cho năng suất thấp. Phân bón dùng để sản xuất lạc ở trên địa bàn chủ yếu là: phân chuồng, lân, đạm, kali, vôi. Bình quân chi phí phân bón cho một sào lạc 329,35 nghìn đồng, chiếm 21,82% tổng chi phí, trong đó phân vô cơ là 192,06 nghìn đồng và phân hữu cơ là 137,92 nghìn đồng. Chi phí phân bón bình quân trên một sào lạc ở xã Hóa Hợp là cao nhất với mức 335,95 nghìn đồng, chiếm 21,92% trong tổng chi phí; tiếp đến là xã Xuân Hóa 326,29 ngìn đồng chiếm 22,19% trong tổng chi phí và cuối cùng là xã Trung Hóa 325,72 nghìn đồng, chiếm 21,37% trong tổng chi phí thấp hơn mức đầu tư phân bón bình quân cho một sào lạc của các xã khác. Chi phí dịch vụ bao gồm những chi phí thuê ngoài như chi phí thuê làm đất, thuê chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển. Trên địa bàn nghiên cứu như hiện nay mặc dù sản xuất nông nghiệp vẫn theo phương thức lạc hậu, công cụ lao động thô sơ, nên khoản mục chi phí dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu chi phí, bình quân trên một sào lạc chỉ bỏ ra 24,5 nghìn đồng chi phí dịch vụ, chiếm 1,62% tổng chi phí. Trong đó xã Hóa Hợp khoản mục chi phí này là nhỏ hơn so với hai xã còn lại, chi phí dịch vụ của các hộ sản xuất lạc ở Hóa Hợp bình quân trên một sào chỉ chiếm 1,39% tổng chi phí, nguyên nhân là do người dân xã Hóa Hợp chú trọng lấy công tự có của gia đình để sản xuất, hạn chế khoản thuê ngoài. Ngoài ra trong chi phí trung gian còn có khoản mục chi phí khác bao gồm chi phí công cụ, vật rẻ tiền lau hỏng được phân bổ. Bình quân một sào lạc bỏ ra 49,42 nghìn đồng chiếm 3,27% tổng chi phí. Nhìn chung, các hộ sản xuất lạc ở huyện Minh Hóa đã thực sự quan tâm đầu tư phát triển. Song mức đầu tư vẫn chưa cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới các hộ sản xuất lạc trên địa bàn cần tăng mức đầu tư phân bón trên một đơn vị diện tích. Mức đầu tư chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất, nó phản ánh được một phần của quá trình sản xuất. Để tìm ra lý do vì sao sản xuất lạc của các nông hộ đạt được kết quả và hiệu quả đó thì còn phải đặt chúng trong mối quan hệ với các yếu tố khác như: giống, đất đai, điều kiện tự nhiên và nhiều yếu tố khác. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc Để phản ánh được thực tế sản xuất lạc của các nông hộ trong vùng đạt được kết quả như thế nào tôi đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu kết quả bao gồm: tổng diện tích gieo trồng (DTGT), tổng sản lượng và một số chỉ tiêu hiệu quả: giá trị sản xuất trên một sào (GO/sào), giá trị gia tăng trên sào (VA/sào), lợi nhuận trên một sào (LN/sào), VA/công, LN/công; hiệu suất trên chi phí trung gian GO/IC, VA/IC, LN/IC, các hiệu suất này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Các chỉ tiêu này của các nông hộ được điều tra thể hiện ở (Bảng 2.7) Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy, năng suất lạc bình quân của vùng 1,00 tạ/sào, trong đó xã Xuân Hóa đạt năng suất cao nhất 1,01 tạ/sào, tiếp đến là xã Trung Hóa là 1,00 tạ/sào và xã Hóa Hợp có năng suất lạc thấp nhất đạt 0,99 tạ/sào. Như vậy, nếu xét về mặt giá trị thì năm 2013 bình quân một sào lạc ở huyện Minh Hóa đạt 1850,00 nghìn đồng giá trị sản xuất, sau khi trừ chi phí trung gian bình quân trên sào lạc thu được 1.251,73 nghìn đồng giá trị gia tăng (hay thu nhập) và nếu trừ chi phí lao động mà gia đình bỏ ra, thì bình quân một sào lạc thu được 340,90 nghìn đồng lợi nhuận. Do năng suất lạc giữa các xã có sự khác biệt nên giá trị sản xuất bình quân trên sào của các nông hộ ở các xã cũng có sự khác biệt. Giá trị sản xuất bình quân trên một sào lạc của các nông hộ ở Xuân Hóa là cao nhất đạt 1.875,44 nghìn đồng, thu được 1.284,55 nghìn đồng thu nhập hay giá trị gia tăng và 404,55 nghìn đồng lợi nhuận, tiếp đến là xã Trung Hóa và xã Hóa Hợp có hiệu quả sản xuất thấp nhất, bình quân một sào lạc ở xã Hóa Hợp thu được 1.829,19 nghìn đồng giá trị sản xuất; 1.224,24 nghìn đồng thu nhập và 296,74 nghìn đồng lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất ở xã Hóa Hợp thu được bình quân trên sào thấp nhất là do đất đai ở đây không được màu mỡ như các xã khác, trong khi mức đầu tư của người dân là chưa thỏa đáng. Mặc dù hiệu quả sản xuất lạc của các nông hộ trong huyện nhìn chung chưa cao, nhưng nếu so với mức thu nhập bình quân trên một ngày công lao động ở trên địa bàn thì đây là một kết quả đáng mừng. Bình quân một ngày công lao động trên địa bàn thu được 100.000 đ, nhưng nếu sản xuất lạc bình quân một ngày công thu được 136,91 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 nghìn đồng thu nhập, gấp gần 1,37 lần thu nhập của một ngày công bình thường. Xét trong mối quan hệ với chi phí cơ hội thì bình quân mỗi ngày công lao động nếu sản xuất lạc đạt 36.91 nghìn đồng lợi nhuận. Thu nhập và lợi nhuận bình quân trên một ngày công lao động giữa các xã cũng có sự khác biệt, xã Xuân Hóa bình quân một ngày công lao động thu được 145,97 nghìn đồng thu nhập và 45,97 nghìn đồng lợi nhuận khi sản xuất lạc, cao hơn so với hai xã còn lại, trong khi đó xã Hóa Hợp bình quân một ngày công lao động chỉ thu được 131,99 nghìn đồng thu nhập và 31,99 nghìn đồng lợi nhuận, thấp hơn so với mức thu nhập bình quân chung. Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lạc (Tính BQ/sào) Chỉ tiêu ĐVT BQC Xuân Hóa Trung Hóa Hóa Hợp 1. Tổng DTGT Sào 906,50 276,50 316,50 313,50 2. Tổng SL Tạ 906,50 280,30 315,71 309,97 3. NS Tạ/sào 1,00 1,01 1,00 0,99 4. GO/sào 1000 đ 1.850,00 1.875,44 1.845,38 1.829,19 5. VA/sào 1000 đ 1.251,73 1.284,55 1.246,41 1.224,24 6. LN/sào 1000 đ 340,90 404,55 321,41 296,74 7. Công LĐ/sào Công 9,11 8,80 9,25 9,28 8. VA/công 1000 đ 136,91 145,97 134,75 131,99 9. LN/công 1000 đ 36,91 45,97 34,75 31,99 10. GO/IC Lần 3,10 3,18 3,08 3,03 11.VA/IC Lần 2,10 2,18 2,08 2,03 12. LN/IC Lần 0,57 0,67 0,52 0,47 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013) Nếu xem xét ở khía cạnh hiệu suất trên một đồng chi phí, ở xã Xuân Hóa cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra để sản xuất lạc vụ thu được 3,18 đồng giá trị sản xuất; 2,18 đồng giá trị gia tăng hay thu nhập và 0,67 đồng lợi nhuận, cao hơn các xã khác, như vậy hiệu quả sản xuất lạc của các hộ ở xã Xuân Hóa là cao hơn cả. Xã Trung Hóa bình quân bỏ ra một đồng chi phí trung gian được 3,08 đồng giá trị sản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 xuất, 2,08 đồng thu nhập và 0,52 đồng lợi nhuận; các hộ sản xuất lạc ở xã Hóa Hợp hiệu quả mang lại là thấp nhất, một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 3,03 đồng giá trị sản xuất, 2,03 đồng thu nhập và 0,47 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất lạc ở xã Hóa Hợp thấp hơn là do cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố khách quan như trên đã nói do đất đai ở vùng này kém mầu mỡ hơn và địa hình dốc hơn nên qua nhiều năm sản xuất đất đai bị bạc màu và xói mòn. Mặt khác, còn do yếu tố chủ quan của các hộ sản xuất lạc ở xã Hóa Hợp bao gồm: mức đầu tư của hộ chưa thích đáng, đất xấu nhưng mức đầu vẫn tư còn thấp, nên hiệu quả đạt được cũng thấp. Tóm lại, sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu tuy còn gặp nhiều khó khăn, song hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, lạc đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu của các hộ sản xuất. Hiệu quả sản xuất lạc của các nông hộ ở huyện Minh Hóa cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh và lạc được đánh giá là cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế cao hơn so với những cây trồng hàng năm khác ở trên địa bàn. Tuy nhiên, mức đầu tư của người dân cho sản xuất lạc chưa tương xứng, nếu được đầu tư đúng mức thì khả năng tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế. 2.2.4. So sánh kết quả sản xuất lạc với một số cây trồng hàng năm Để phản ánh đúng hơn hiệu quả sản xuất lạc ở huyện Minh Hóa, tôi tiến hành so sánh hiệu quả sản xuất của cây lạc với một số cây trồng hàng năm chủ yếu trên địa bàn, bằng cách sử dụng kiểm định Independent Samples Test. Là một miền núi vùng cao, sản xuất chủ yếu dựa vào nước mưa tự nhiên nên việc lựa chọn cây trồng đưa vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Các hộ gia đình ở đây thường sản xuất những cây trồng có khả năng chịu hạn như: lạc, ngô, sắn, đậu trong đó lạc được xem là cây trồng chủ đạo và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong hệ thống cây trồng hàng năm của hộ. Điều này được thể hiện ở bảng số liệu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Bảng 2.8: So sánh hiệu quả sản xuất lạc và ngô Các biến phân tích Mean Lạc Mean Ngô +/- t df Sig. (2- tailed) IC/sào 598,27 440,00 158,27 14,557 186 0,000 GO/ sào 1850,00 1211,25 638,75 25,301 169 0,000 VA/ sào 1251,73 771,25 480,48 22,707 150 0,000 LN/ sào 340,90 123,52 217,38 16,342 123 0,000 VA/công 136,91 123,52 13,39 6,496 223 0,000 LN/công 36,91 20,05 16,86 12,651 150 0,000 GO/IC 3,10 2,86 0,24 4,238 202 0,000 VA/IC 2,10 1,86 0,24 4,238 202 0,000 LN/IC 0,57 0,30 0,27 12,309 153 0,000 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013) Qua bảng số liệu nhận thấy, cây lạc có hiệu quả kinh tế cao hơn cây ngô trong cơ cấu cây trồng của vùng. Giá trị sản xuất bình quân trên một sào lạc là 1850,00 nghìn đồng, nhưng nếu sản xuất ngô chỉ thu được 1211,25 nghìn đồng, thấp hơn sản xuất lạc là 638,75 nghìn đồng, với độ tin cậy 99%. Nếu đặt trong mối quan hệ với mức đầu tư chi phí đầu vào thì năm 2013 bình quân một sào lạc thu được 1251,73 nghìn đồng giá trị tăng thêm và 340,90 nghìn đồng lợi nhuận, trong khi đó sản xuất ngô bình quân một sào thu được 771,25 nghìn đồng thu nhập và 123,52 nghìn đồng lợi nhuận, thấp hơn so với sản xuất lạc lần lượt là 480,48 và 217.38 nghìn đồng, với độ tin cậy 99%. Tính trên một ngày công lao động, nếu sản xuất lạc thu được 136,91 nghìn đồng thu nhập và 36,91 nghìn đồng lợi nhuận, trong khi sản xuất ngô thu được 123,52 nghìn đồng thu nhập và 20,05 nghìn đồng lợi nhuận, thấp hơn sản xuất lạc lần lượt là 13,39; 16,86 nghìn đồng, với độ tin cậy 99%. Hiệu suất trên một đồng chi phí nếu sản xuất lạc cũng cao hơn cây ngô, bình quân một đồng chi phí trung gian bỏ ra, sản xuất lạc thu được 0,57 đồng lợi nhuận; sản xuất ngô là 0,30 thấp hơn sản xuất lạc là 0,27 đồng lợi nhuận, với độ tin cậy ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 99%. Như vậy hiệu quả sản xuất cây lạc của các nông hộ trên địa bàn cao hơn so với hiệu quả sản xuất cây ngô và cũng là các loại cây trồng hàng năm khác. Chính vì vậy, lạc là cây trồng được người nông dân quan tâm đầu tư và phát triển nhất. Trên địa bàn nghiên cứu, cây ngô vẫn luôn tồn tại song song bên cạnh cây lạc, vì vậy xóa bỏ cây trồng này là hoàn toàn không thể, bởi vì đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi luôn là vấn đề cần được quan tâm trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam; mặt khác nhu cầu về đời sống của con người cũng như nhu cầu về thức ăn cho gia súc rất đa dạng. Vì vậy, muốn nâng cao thu nhập cho các nông hộ cần đẩy mạnh đầu tư thêm canh nhằm nâng cao năng suất các loại cây trồng này, đồng thời thực hiện chế độ luân canh, xen canh hợp lý. 2.2.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc Để phân tích sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến kết và hiệu quả của quá trình sản xuất lạc ở huyện Minh Hóa, tôi tiến hành phân tổ và sử dụng kiểm định thống kê ANOVA, phân tích phương sai để so sánh sự khác biệt của các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả theo từng tiêu chí: Quy mô đất đai; Chi phí trung gian; Quy mô lao động; Trình độ chủ hộ và tuổi của chủ hộ. 2.2.5.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai Quy mô đất đai manh mún, nhỏ lẻ là một trong những yếu tố làm cản trở quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và trên địa bàn nghiên cứu nói riêng. Quy mô đất nhỏ sẽ khó khăn trong việc cơ giới hóa trong sản xuất: làm đất, thu hoạch, vận chuyển, từ đó làm hạn chế việc đầu tư thâm canh dẫn đến kết quả sản xuất không cao, thu nhập của lao động nông nghiệp thấp vì thế cải thiện đời sống cho người dân là rất khó khăn. Ngược lại, quy mô đất đai lớn thì người sản xuất dễ đầu tư thâm canh hơn và hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, phù hợp với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là nhân tố đặc biệt và quan trọng. Đặc biệt vì nếu được bồi dưỡng cải tạo đất tốt thì càng thu nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Quan trọng vì, hiện nay, con người không thể tổ chức sản xuất nông nghiệp nếu không có đất. Hơn nữa vị trí đất đai cũng quyết định hiệu quả sử dụng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 các yếu tố đầu vào khác.[16] Rõ ràng vị trí chất lượng đất có ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả. Để thấy được ảnh hưởng của quy mô đất đai đối với sản xuất lạc tôi tiến hành chia diện tích gieo trồng lạc của các nông hộ được điều tra thành ba tổ theo phương pháp phân tổ thống kê, bằng cách lấy hộ có diện tích lớn nhất trừ cho hộ có diện tích thấp nhất và chia cho 3 ta được khoảng cách tổ, sau đó lấy hộ có diện tích thấp nhất cộng với khoảng cách tổ ta được tổ I là những hộ gia đình có diện tích gieo trồng lạc dưới 3,8 sào; diện tích tổ I vừa tìm được cộng với khoảng cách tổ ta được tổ II là những hộ có 3,8 - 6,6 sào trồng lạc và tương tự ta có tổ III là những hộ có diện tích canh tác lạc lớn hơn 6,6 sào. Kết quả thu được ở bảng số liệu: Bảng 2.9: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả Khoảng cách tổ Số hộ DTBQ (sào) GO/sào (1000đ) VA/sào (1000đ) LN/sào (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) LN/IC (lần)SL % < 3,8 23 19,17 2,50 1.821,85 1.239,55 339,55 3,13 2,13 0,58 3,8 - 6,6 49 40,83 5,26 1.868,88 1.270,99 346,50 3,13 2,13 0,58 > 6,6 48 40,00 7,81 1.844,22 1.237,91 335,83 3,04 2,04 0,55 BQC 120 100,00 5,75 1.850,00 1.251,73 340,90 3,10 2,10 0,57 Chênh lệch: tổ I – tổ II (1) -47,03 ns -31,44 ns -6,95 ns 0,00 ns 0,00 ns 0,00 ns Chênh lệch: tổ I – tổ III (2) -22,37 ns 1,64 ns 3,73 ns 0,09 ns 0,09 ns 0,03 ns Chênh lệch: tổ II – tổ III (3) 24,66 ns 33,08 ns 10,67 ns 0,09 ns 0,09 ns 0,03 ns (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013) Ghi chú: ns: Không có ý nghĩa thống kê (2 giá trị trung bình bằng nhau) Qua bảng số liệu nhận thấy rằng, diện tích canh tác lạc bình quân của các nông hộ là 5,75 sào, tuy nhiên giữa các nhóm hộ điều tra có sự chênh lệch khá lớn khi phân theo quy mô diện tích canh tác lạc. Nhóm hộ có diện tích canh tác lạc nhỏ ĐA ̣ H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 hơn 3,8 sào có 23 hộ, chiếm 19,17%, bình quân một hộ có 2,50 sào lạc, thì bình quân trên một sào thu được 1821,85 nghìn đồng giá trị sản xuất; 1.239,55 nghìn đồng thu nhập và 339,55 đồng lợi nhuận. Những hộ có quy mô đất canh tác lạc từ 3,8 đến 6,6 sào có 49 hộ, chiếm 40,83%, bình quân mỗi hộ có 5,26 sào lạc, kết quả mang lại bình quân trên một sào cao hơn so với những hộ ở tổ I, bình quân thu được 1868,88 nghìn đồng giá trị sản xuất, 1.270,99 nghìn đồng giá trị gia tăng và 346,50 đồng lợi nhuận. Tổ III có 48 hộ với diện tích đất canh tác lạc bình quân là 7,81 sào, kết quả mang lại trên một sào 1.844,22 nghìn đồng giá trị sản xuất, 1.237,91 nghìn đồng VA và 335,83 đồng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất thấp nhất so với những hộ ở hai tổ còn lại. Mặt khác, đối với những hộ có quy mô đất canh tác nhỏ (<3,8 sào) thì cứ một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 3,13 đồng giá trị sản xuất, 2,13 đồng giá trị tăng têm và 0,58 đồng lợi nhuận. Những hộ có quy mô đất đai thuộc tổ II tuy có kết quả sản xuất cao hơn tổ I, nhưng hiệu quả mang lại bằng tổ I, một đồng chi phí bỏ ra thu được 3,13 đồng giá trị sản xuất; 2,13 đồng thu nhập và 0,58 đồng lợi nhuận; đối với những hộ có quy mô đất trồng lạc lớn hơn 6,6 sào, có kết quả và hiệu quả thấp nhất so với hai tổ còn lại, con số này lần lượt là 3,04; 2,04 và 0,55. Để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng và khác biệt giữa các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả tôi đã sử dụng phần mềm SPSS để kiệm định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_lac_o_huyen_minh_hoa_tinh_quang_binh_0868_1909335.pdf
Tài liệu liên quan