Mở đầu .3
Chương 1: Tổng quan về cuốn protein và hiệu ứng đám đông đại phân tử.6
1.1. Các thông tin cơ bản về protein .7
1.2. Hiện tượng cuốn protein trong ống nghiệm .8
1.3. Mô hình hai trạng thái trong cuốn protein .9
1.4. Hiệu ứng đám đông đại phân tử đối với cuốn protein .10
1.5. Lý thuyết hạt tỷ lệ .12
Chương 2: Các mô hình và phương pháp mô phỏng .22
2.1. Mô hình Go cho protein .24
2.2. Mô hình đại phân tử đám đông .26
2.3. Phương pháp động lực học phân tử dựa trên phương trình Langevin
.28
2.4. Phương pháp phân tích biểu đồ có trọng số .32
Chương 3: Một số kết quả nghiên cứu .33
3.1. Ảnh hưởng của đám đông đại phân tử lên nhiệt độ chuyển pha
cuốn .34
3.2. Ảnh hưởng của đám đông đại phân tử lên độ ổn định của trạng thái
cuốn .37
Kết luận .41
Tài liệu tham khảo .42
47 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu ứng đám đông đại phân tử đối với tính chất cuốn của protein, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nsition state) nằm ở đỉnh rào thế năng lượng tự do. Độ chênh lệch
năng lượng tự do giữa trạng thái cuốn và trạng thái duỗi đặc trưng có mức độ
ổn định của protein được gọi là năng lượng tự do cuốn (folding free energy)
ΔF≡ ΔF N−U=FN−FU.
Hình 1.3: Giản đồ năng lượng tự do của protein trong mô hình hai trạng thái.
12
Độ cao bờ thế năng lượng tự do cuốn được định nghĩa bằng
ΔF N=FTS−FU. Độ cao bờ thế năng lượng tự do duỗi ΔFU=FTS−F N. Các bờ
thế này quyết định tốc độ cuốn (kf) và tốc độ duỗi (ku) theo định luật Van’t
Hoff – Arrhennius:
k f ,u=ν0exp (−ΔFN ,UkBT ) , (1.1)
trong đó v0 là hằng số, T là nhiệt độ và kB là hằng số Boltzmann. ∆FN,U phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất, nồng độ chất làm duỗi trong các
thí nghiệm. Các nghiên cứu thí nghiệm của quá trình cuốn thường thực hiện
bằng cách thay đổi nhanh chóng điều kiện dung môi để protein chuyển từ
trạng thái không cuốn sang trạng thái cuốn và ngược lại. Trong giới hạn cho
phép, có thể coi rằng ∆FN,U phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ của hoá chất
làm duỗi protein trong dung dịch. Do đó, theo phương trình (1.1), ln(kf) và
ln(ku) cũng phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ chất làm duỗi.
Động học của protein trong mô hình hai trạng thái tuân theo hệ phương
trình chủ
∂PN
∂ t
=k f PU−kuPN , (1.2)
∂PU
∂ t
=kuPN−k f PU , (1.3)
trong đó PN và PU lần lượt là xác suất tìm thấy hệ ở trạng thái N và U. Sử
dụng các điều kiện biên ta thu được nghiệm của phương trình có dạng:
PN ( t )=PN
∞+(PN0 −PN∞ )e−kt . (1.4)
Động học trong đó k = kf + ku , PN
0
là xác suất ban đầu, PN
∞
là xác suất tìm thấy
hệ ở trạng thái cuốn khi hệ ở cân bằng nhiệt động khi t →∞. Như vậy, hai
13
đặc trưng chính của mô hình hai trạng thái là: logarit của tốc độ cuốn và duỗi
phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ chất làm duỗi và quá trình hồi phục tuân
theo hàm mũ. Trong thực nghiệm, thông thường những protein nhỏ đơn miền
có động học thoả mãn hai tính chất này. Chúng được gọi là các protein hai
trạng thái.
1.4 Hiệu ứng đám đông đại phân tử
Môi trường trong tế bào là một môi trường không đồng nhất, tập trung
đông đúc các đại phân tử. Số lượng, chủng loại, nồng độ phân tử trong bào
tương phụ thuộc vào loại tế bào và chu kỳ của tế bào. Tổng lượng protein
trong tế bào ước tính cỡ 50 − 400 mg/ml tương ứng với cỡ từ 5 − 40% tổng
thể tích (Hình 1.1). Môi trường đông đúc như vậy được biết đến với tên gọi
“đám đông đại phân tử” [1] và có ảnh hưởng lớn tới các tính chất của các
phân tử trong tế bào cũng như các quá trình xảy ra trong tế bào [2,3]. Ví dụ,
đám đông đại phân tử được biết làm tăng khả năng kết dính giữa DNA và
enzyme DNA polymerase trong các quá trình sao chép và nhân đôi DNA [4],
đẩy mạnh sự liên kết giữa các protein [5], và cải thiện hiệu quả hoạt động của
các chaperonin [3]. Người ta cũng chỉ ra rằng đám đông đại phân tử làm tăng
tính ổn định và tốc độ cuốn của protein [6], nhưng đồng thời cũng làm tăng
khả năng kết tụ của protein [7].
Việc quá trình cuốn của protein xảy ra trong một không gian bị lấp đầy
đáng kể bởi các đại phân tử dẫn đến các câu hỏi là: Làm thế nào để protein
cuốn và thực hiện chức năng trong một môi trường đông đúc như vậy? Liệu
các kết quả thực nghiệm về các tính chất của protein được thực hiện trong môi
trường pha loãng có phản ánh chính xác những gì xảy ra trong cơ thể hay
không và có thể chấp nhận ở mức độ nào? Câu hỏi đầu tiên có ý nghĩa cơ bản
đối với hiểu biết của chúng ta về protein, trong khi câu hỏi thứ hai cũng rất
quan trọng bởi hầu hết các thông tin hiện có về quá trình cuốn của protein đều
14
nhận được từ các thí nghiệm trong đó protein nằm trong một dung dịch pha
loãng trong ống nghiệm. Các thí nghiệm này thường sử dụng các dung dịch
loãng nhất có thể để tránh các điều kiện không lý tưởng và tập trung vào tính
chất của protein tinh khiết. Trong tế bào, sự xuất hiện của các đám đông đại
phân tử đã phá vỡ các điều kiện lý tưởng như trong ống nghiệm.
Hình 1.4: Hình ảnh mô phỏng mô tả mật độ đông đúc của các đại phân tử
bên trong tế bào [14].
Hiệu ứng cơ bản của đám đông đại phân tử được cho là gây ra bởi thể
tích loại trừ bị chiếm bởi các phân tử đám đông và không thể tiếp cận được
đối với các phân tử khác. Trong cuốn protein, sự thăng giáng của các không
gian trống còn lại trở nên bất lợi đối với trạng thái duỗi của protein nhiều hơn
so trạng thái cuốn, do trạng thái duỗi cần một không gian lớn hơn. Đây chính
là cơ sở của một số lý thuyết về hiệu ứng đám đông dựa trên lý thuyết hạt điều
chỉnh tỷ lệ (scaled particle theory - SPT) [8, 9, 10]. Những lý thuyết này cho
phép tính toán sự thay đổi năng lượng tự do cuốn của protein, là sự chênh lệch
năng lượng tự do ở trạng thái cuốn so với trạng thái duỗi, gây ra bởi sự có mặt
của các phân tử đám đông. Các nghiên cứu mô phỏng đã khẳng định lại vai
15
trò của thể tích loại trừ [11, 12]. Ngoài ra, các ảnh hưởng của đám đông lên
cuốn protein được chỉ ra là cho các kết quả tương tự như các hiệu ứng gây ra
bởi sự hạn chế về không gian [10, 13]. Mặc dù vậy, các nghiên cứu thực
nghiệm cho đến nay vẫn đưa ra các kết quả không hoàn toàn thống nhất về
ảnh hưởng của đám đông đại phân tử lên cuốn protein.
Các nghiên cứu về hiệu ứng đám đông đại phân tử trong hơn 30 năm
gần đây đã thu được những hiểu biết đáng kể. Ngoài các tương tác phức tạp
giữa protein và các phân tử đám đông, có thể kể ra hai hiệu ứng quan trọng và
trực tiếp mà môi trường đông đúc bên trong tế bào tác động lên protein, là
hiệu ứng thể tích loại trừ (excluded volume effect) và hiệu ứng rút kiệt
(depletion effect). Hiệu ứng thể tích loại trừ khiến cho protein bị thay đổi
không gian cấu hình, và bị giam cầm trong một khu vực linh động tạo ra các
khác biệt so với quá trình cuốn trong một dung dịch pha loãng. Hiệu ứng rút
kiệt có bản chất liên quan đến entropy của các phân tử đám đông [15] khiến
cho các protein có xu hướng co cụm lại gần nhau, giúp ổn định các phức hệ
protein nhưng cũng làm tăng khả năng kết tụ. Các nghiên cứu thực nghiệm và
mô phỏng gần đây đã làm rõ hơn các hiệu ứng này.
Trong hầu hết các trường hợp, nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng
cho thấy đám đông đại phân tử làm tăng sự ổn định cuốn của protein chống lại
khả năng biến tính do tác động hoá học và nhiệt độ. Khả năng tăng sức đề
kháng với biến tính nhiệt độ thay đổi đáng kể từ protein này đến protein khác.
Pielak và các đồng nghiệp [16, 17] tìm thấy hai kết quả trái ngược nhau. Hai
tác nhân polymer PVP và Ficoll có tác dụng ổn định cuốn cho protein CI2 phù
hợp với các nghiên cứu khác [18, 19]. Trong khi đó, hai tác nhân protein
lysozyme và huyết thanh bò (BSA) dẫn đến sự bất ổn nhẹ. Kết luận này trái
ngược với những hiểu biết hiện nay về ảnh hưởng của đám đông đại phân tử
lên sự ổn định cuốn của protein. Gần đây, các dữ liệu thực nghiệm của phòng
16
thí nghiệm Pielak được Zhou tái phân tích [20], theo đó tác giả đưa ra gợi ý
rằng hiệu ứng trái ngược của các tác nhân đám đông polymer và protein lên
sự ổn định cuốn của CI2 là do sự khác biệt trong nhiệt độ khảo sát và do hai
loại tác nhân có tương tác hút khác nhau lên protein CI2. Tác giả cũng dự
đoán rằng đối với một protein nhất định, mỗi đám đông đại phân tử có một
giá trị nhiệt độ chuyển giao tại đó ảnh hưởng của đám đông thay đổi từ mất ổn
định sang ổn định. Do đó nhiệt độ thử nghiệm đóng một vai trò quan trọng
trong hiệu ứng đám đông lên sự ổn định cuốn. Phù hợp với kỳ vọng này, ảnh
hưởng của đám đông PVP và Ficoll làm tăng sự ổn định cuốn của CI2 được
đo ở nhiệt độ cao 37oC, trong khi đó hiệu ứng gây mất ổn định bởi lysozyme
và BSA được đo ở nhiệt độ thấp 20oC. Tiên đoán là đám đông PVP và Ficoll
sẽ gây mất ổn định ở nhiệt độ thấp và ngược lại lysozyme và BSA sẽ làm tăng
sự ổn định cuốn ở nhiệt độ cao hơn. Trong khi dự đoán này vẫn chưa được
kiểm tra, phòng thí nghiệm của Gruebele hiện đã công bố kết quả ảnh hưởng
của đám đông protein (subL) làm tăng sự ổn định cuốn của protein λ6−85 [21]
và của enzim phosphoglycerate bên trong tế bào [22] đều ở nhiệt độ cao. Tóm
lại, nhiệt độ được tiên đoán đóng vai trò quyết định ảnh hưởng thực sự của
đám đông lên sự ổn định cuốn của protein trong các sinh vật chịu nhiệt.
Các nghiên cứu cho thấy đám đông đại phân tử làm tăng nhẹ tốc độ
cuốn của protein [23, 24]. Cụ thể, tốc độ cuốn lại của carbonic anhydrase tăng
trong sự có mặt của Ficoll 70 [25]. Tương tự, tốc độ cuốn lại của VlsE [26],
apoflavodoxin [27], và apocytochrome b562 [28] cũng tăng trong sự hiện diện
của các đám đông như Ficoll, Dextran hoặc PEG nhưng tốc độ duỗi lại không
bị ảnh hưởng.
Kết quả thu được khi nghiên cứu sự cuốn lại của carbonic anhydrase
cho thấy tổng lượng protein được cuốn thành công giảm xuống khi có mặt
đám đông Ficoll, nghĩa là hiệu quả cuốn giảm [25]. Kết quả này thống nhất
17
với các nghiên cứu của Dobson [23, 24] cho rằng đám đông làm giảm khả
năng cuốn lại do kết tụ. Tuy nhiên, vai trò của đám đông đại phân tử trong
môi trường nội bào lên sự cuốn hỏng của protein chưa được hiểu biết rõ ràng.
Trong một nghiên cứu gần đây của nhóm Ma [29] cho thấy các hiệu ứng trái
ngược của đám đông đại phân tử lên sự cuốn lỗi của protein. Đám đông đại
phân tử làm tăng sự hình thành các sợi kết tụ đối với protein Tau của người
(protein Tau hình thành sợi kết tụ trong não gây ra bệnh Alzheimer) nhưng ức
chế sự hình thành sợi amyloid trong các protein prion của thỏ (là một trong số
ít loài đề kháng với bệnh) và lysozyme trong lòng trắng trứng gà. Các tác giả
đề xuất rằng các protein dễ bị kết tụ thành sợi và có liên quan đến các bệnh dễ
bị cuốn lỗi dưới ảnh hưởng của đám đông hơn trong dung dịch pha loãng.
Ngược lại, các protein không liên quan đến các bệnh ít có khả năng hình
thành kết tụ trong các điều kiện đông đúc.
1.5 Lý thuyết hạt tỷ lệ
Lý thuyết hạt tỷ lệ (scaled particle theory - SPT) được đưa ra đầu tiên
bởi Reiss và các đồng nghiệp [30] để ước tính sự thay đổi thế hoá học khi
chèn một hạt mới vào trong một chất lỏng có chứa rất nhiều các hạt khác với
giả thiết các hạt có kích thước đáng kể. Lý thuyết hạt điều chỉnh tỷ lệ lúc đầu
chỉ được xây dựng được cho hệ chất lỏng chỉ chứa một loại hạt là các quả cầu
cứng với cùng kích thước, sau đó được mở rộng cho dung dịch chứa nhiều
loại hạt hình cầu cứng với bán kính khác nhau. Nó cũng áp dụng khá tốt cho
các hệ gồm các hạt không phải hình cầu [31].
Xét một dung dịch có thể tích V chứa N đại phân tử đám đông có kích
thước giống nhau. Gọi Rc là bán kính của các đại phân tử. Tỷ lệ thể tích bị
chiếm chỗ bởi các đại phân tử được ký hiệu là c. Theo lý thuyết hạt điều
chỉnh tỷ lệ, khi chèn một quả cầu cứng với bán kính R vào dung dịch, sự thay
đổi năng lượng tự do (thế hóa học) được cho bởi
18
Δ μ
kBT
=− ln (1−ϕc )+ ρ y (3+3 y+ y
2)+ρ2 y2 (9 /2+3 y )+3 ρ3 y3, (1.5)
trong đó là thế hóa học, kB là hằng số Boltzmann, T là nhiệt độ tuyệt đối,
= (1-c)/c, và y=R/Rc.
Đối với protein cuốn theo cơ chế hai trạng thái, giản đồ năng lượng tự do
theo một trục toạ độ cuốn có hai cực tiểu ứng với trạng thái tự nhiên (cuốn) và
duỗi (không cuốn). Ở điều kiện dung môi xác định, sự chênh lệch năng lượng
tự do giữa hai mức cực tiểu này phản ánh sự ổn định của protein ở trạng thái
tự nhiên. Khi cực tiểu năng lượng tự do ứng với trạng thái tự nhiên thấp hơn
cực tiểu năng lượng tự do ở trạng thái duỗi thì protein ổn định ở trạng trái
cuốn. Mức độ ổn định càng lớn khi độ chênh lệch năng lượng tự do giữa trạng
thái duỗi và trạng thái cuốn càng lớn.
Như vậy, để nghiên cứu tác động của hiệu ứng đám đông đại phân tử lên
sự ổn định cuốn của protein chúng ta cần xem xét đại lượng năng lượng tự do
cuốn, là hiệu năng lượng tự do tại các trạng thái cuốn và trạng thái duỗi, trong
trường hợp vắng mặt và có mặt các đại phân tử đám đông. Sự thay đổi năng
lượng tự do cuốn do sự có mặt của các đại phân tử được cho bởi:
. (1.6)
Do đó, bài toán nghiên cứu tác động của đám đông đại phân tử lên sự ổn
định cuốn của protein được chuyển thành bài toán ước tính thay đổi thế hoá
học của trạng thái cuốn (∆μN) và duỗi (∆μU) của protein khi đặt thêm các đại
phân tử vào hệ. Có 2 cách áp dụng lý thuyết hạt điều chỉnh tỷ lệ cho việc tính
toán sự thay đổi thế hóa học này, được đề xuất lần lượt bởi Minton và Zhou.
19
Minton [32] là người đầu tiên áp dụng lý thuyết hạt điều chỉnh tỷ lệ vào
nghiên cứu ảnh hưởng của đám đông đại phân tử lên quá trình cuốn của
protein trong môi trường tế bào. Để làm việc này, ông coi các trạng thái cuốn
và trạng thái duỗi của protein một cách gần đúng là các quả cầu cứng, trong
đó bán kính của trạng thái cuốn nhỏ hơn bán kính của trạng thái duỗi. Áp
dụng công thức (1.5) ta tính được sự thay đổi thế hoá ∆μN và ∆μU cho protein
ở các trạng thái cuốn và duỗi, được coi là các quả cầu cứng với bán kính
tương ứng là RN và RU được chèn vào dung dịch đông đúc các đại phân tử.
Thay lại vào công thức (1.6) ta có thể xác định sự thay đổi năng lượng tự do
cuốn protein bởi các đại phân tử đám đông. Kết quả tiên đoán của Minton cho
thấy sự hiện diện của các đại phân tử đám đông hình cầu được tiên đoán gây
ra sự giảm phi tuyến của năng lượng tự do cuốn vào mật độ thể tích của các
đại phân tử đám đông.
Zhou [33] sử dụng cách tiếp cận tương tự với Minton nhưng dựa trên giả
định khác cho trạng thái không cuốn. Zhou áp dụng mô hình chuỗi Gauss cho
trạng thái không cuốn trong sự hiện diện của đám đông đại phân tử hình cầu,
còn trạng thái cuốn vẫn được coi là các quả cầu cứng. Chuỗi Gauss được xem
là một tập hợp các hạt kết nối với nhau bởi các thế năng điều hoà. Gọi li là
khoảng cách từ hạt thứ i đến i + 1. Bán kính hồi chuyển (radius of gyration)
của chuỗi Gaussian được cho bởi:
Rg=(N l
2
6 )
1/2
,
với N là số amino acid trong protein, và l là trung bình căn quân phương của
các chiều dài liên kết li:
l=√ 1N ∑ li2.
20
Trong cách áp dụng của Zhou, sự thay đổi thế hóa của trạng thái cuốn vẫn tính
theo công thức (1.5), trong khi sự thay đổi thế hóa của trạng thái duỗi được
cho bởi:
ΔμU
k BT
=− ln (1−ϕ )+3ϕ y2(1+ 2y √π )−9 ϕ2 y2 ln y ,
với y = Rg/Rc. Lý thuyết của Zhou tiên đoán rằng khi đám đông chiếm chỗ
nhiều hơn trong dung dịch, năng lượng tự do cuốn giảm và protein ổn định
cuốn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu nồng độ đám đông tiếp tục tăng lên đến một giá
trị nào đó thì năng lượng tự do cuốn đảo chiều, tăng dần, thậm chí vượt qua cả
giá trị 0 [33]. Khi đó, trạng thái cuốn trở nên kém ổn định hơn trạng thái duỗi.
Lý do của kết quả này được giải thích là do các chuỗi Gauss có thể chen vào
các khoảng trống giữa các đại phân tử đám đông. Sự khác biệt giữa 2 lý
thuyết của Minton và Zhou được mô tả trên Hình 1.5
Hình 1.5: Sự thay đổi năng lượng tự do cuốn phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích của
đám đông đại phân tử trong lý thuyết của Minton (đường liền nét) và Zhou
(đường đứt nét).
21
Chương 2: Các mô hình và phương pháp mô phỏng
2.1 Mô hình Go cho protein
Hiện nay, với một số phần mềm mô phỏng hiện đại, ví dụ như
GROMACS, người ta có thể mô phỏng protein trong mô hình gồm tất cả các
nguyên tử trong dung môi với các trường lực (force field) hay các thế năng có
tính thực tế cao. Tuy nhiên, đối với bài toán cuốn protein, cách tiếp cận này
đến nay vẫn là không phù hợp do các hạn chế về tốc độ máy tính. Nghiên cứu
quá trình cuốn của các protein hoàn chỉnh đòi hỏi các mô hình đơn giản hoá.
Trong nghiên cứu về cơ chế cuốn của protein thì các mô hình tương tự
Go (Go-like model) là các mô hình đơn giản hóa được sử dụng nhiều nhất do
sự phù hợp khá tốt của chúng với thực nghiệm. Mô hình Go [34] đầu tiên
được đưa ra bởi GS. Nobuhiro Go người Nhật Bản năm 1981. Mô hình Go bỏ
qua tính chuyên biệt của trình tự amino acid trong chuỗi protein và xây dựng
các thế năng tương tác dựa trên cấu trúc của trạng thái cuốn. Mô hình này áp
đặt thế năng hút vào các cặp hạt lân cận trong trạng thái cuốn, trong khi coi
các cặp hạt khác là không tương tác hoặc tương tác đẩy ở khoảng cách gần.
Như vậy, cấu hình cuốn (trạng thái tự nhiên của protein) trong mô hình Go
luôn có năng lượng cực tiểu. Mô hình Go đầu tiên được xét trên mạng vuông
2 chiều. Các mô hình tương tự sau này được phát triển trong không gian liên
tục 3 chiều và ngoài thế năng tương tác cặp còn sử dụng thế năng góc cho các
cấu trúc cuốn địa phương. Một lợi thế của mô hình Go đó là có thể áp dụng
cho một protein bất kỳ với cấu trúc cuốn đã được xác định bằng thực nghiệm.
Mô hình Go không thể dùng để phỏng đoán cấu trúc protein từ trình tự amino
acid mà chỉ được dùng để nghiên cứu quá trình cuốn về một cấu trúc đã biết.
Trong luận văn này, chúng tôi xét một phiên bản của mô hình tương tự
Go đã được mô tả trong tài liệu [35]. Trong mô hình này, mỗi amino acid
được coi như một hạt có bán kính 2.5 Å đặt tại vị trí nguyên tử Cα. Tiếp xúc
22
cuốn được coi là tồn tại giữa hai amino acid cách nhau bởi ít nhất 3 amino
acid khác trong chuỗi polypeptide và khoảng cách giữa chúng ở trạng thái tự
nhiên nhỏ hơn 7.5 Å. Thế năng tương tác cặp giữa hai amino acid có tiếp xúc
cuốn được định nghĩa bằng thế năng Lennard-Jones. Thế năng tổng cộng của
các tương tác trong chuỗi polypeptide trong mô hình tương tự Go được cho
bởi [35]:
(2.1)
trong đó N là tổng số hạt trong chuỗi; ri là vị trí của hạt thứ i (i = 1, ... , N); r ij
là khoảng cách giữa hạt i và hạt j; θ và φ là các góc liên kết và góc nhị diện; n
nhận giá trị 1 và 3; chỉ số trên tương ứng với trạng thái cuốn; ∆∗ ij bằng 1 nếu
giữa hạt i và j có tiếp xúc cuốn (native contact) và bằng 0 trong các trường
hợp khác.
Ba số hạng đầu tiên của công thức (2.1) tương ứng với thế năng đàn hồi
giữa hai hạt cạnh nhau, thế năng góc liên kết và thế năng góc nhị diện do tính
chất của các liên kết peptide (tương tác cộng hoá trị) quy định. Hai số hạng
cuối là các thế năng Lennard-Jones (LJ) đối với các tiếp xúc cuốn và thế năng
đẩy giữa các hạt còn lại. Năng lượng được cho trong hệ đơn vị (độ sâu của
thế LJ). Thế năng LJ được chọn sao cho cực tiểu của nó đạt được khi hai hạt
cách nhau một khoảng đúng bằng khoảng cách giữa hai hạt trong trạng thái tự
nhiên, nghĩa là σij = 2−1/6 rij. Các hằng số được chọn cho mô hình của chúng tôi
23
là: b = 3.8 Å, σ = 5 Å, Kb = 100 (Å)−2 , Kθ = 20 (rad)−2 , Kφ(1) = − và Kφ(3) =
−0.5 .
Do các thế năng đều có giá trị nhỏ nhất khi protein nằm ở trạng thái
cuốn, trạng thái cuốn là trạng thái cực tiểu về năng lượng hay trạng thái tự
nhiên của hệ. Mặc dù khá đơn giản, nhưng mô hình tương tự Go đã thành
công trong việc mô tả cơ chế cuốn của protein.
2.2 Mô hình đám đông đại phân tử
Trong luận văn này, chúng tôi cũng xét mô hình đơn giản hóa cho các đại
phân tử như trong tài liệu [38]. Mỗi đại phân tử được coi là một quả cầu với
bán kính Rc = 10 Å. Các quả cầu tương tác với nhau và tương tác với các
amino acid trong protein thông qua thế năng đẩy ở khoảng cách gần. Thế năng
này có dạng thế Lennard-Jones bị cắt và dịch chuyển (truncated and shifted
Lennard-Jones potential):
V repulsive (r ' )={4 ε [( σr ' )
12
−( σr ' )
6 ]+ε , r ' ≤r c
0, r '>r c
(2.2)
trong đó s = 5 Å và
r '=r−R−R c+rc , (2.3)
với r là khoảng cách nối tâm 2 hạt, R là bán kính của amino acid (Ra) hoặc
bán kính đại phân tử (Rc) và rc = 21/6σ là khoảng cách cắt thế năng.
Để nghiên cứu hiệu ứng của đám đông đại phân tử lên protein, chúng tôi
xét hệ gồm 1 phân tử protein và M đại phân tử đám đông trong một hộp lập
phương với kích thước cạnh Lbox = 100 Å. Điều kiện biên tuần hoàn được áp
dụng cho các phân tử đám đông đại phân tử. Tỷ lệ thể tích đám đông đại phân
tử được cho bởi:
24
ϕc=
M (4π/3)Rc
3
Lbox
3 . (2.4)
2.3 Phương pháp động lực học phân tử dựa trên phương trình
Langevin
Khi xét chuyển động của các hạt chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
của môi trường bên ngoài như chuyển động Brown của các hạt huyền phù,
người ta sử dụng phương trình Langevin. Phương trình Langevin có thể được
sử dụng để mô tả chuyển động của các hạt lớn như các amino acid trong
protein và các phân tử đám đông trong dung môi là nước. Ở nhiệt độ T,
phương trình Langevin một chiều cho một hạt có dạng:
m x¨ (t )=f (t )−ζ x˙ (t )+Γ(t ) , (2.5)
trong đó m là khối lượng của hạt; f là lực tác dụng lên hạt gây ra bởi các thế
năng tương tác trong hệ f=−∂V ( x ) /∂ x; ζ là hệ số ma sát của dung môi tác
động lên hạt; Γ là lực ngẫu nhiên của dung môi tác động lên các hạt. Lực Γ
có phân bố Gauss với trung bình bằng không, ⟨Γ⟩=0, và hàm tương quan
theo thời gian thoả mãn định luật biến thiên - tiêu tán
⟨Γ(t )Γ(t+t ')⟩=2ζ kBT δ(t ' ) , (2.6)
với δ(t ') là hàm delta Dirac. Chú ý là khi ζ = 0 phương trình Langevin trở
thành phương trình Newton.
Trong luận văn này, chuyển động của các hạt được mô phỏng bằng cách
lấy tích phân phương trình chuyển động (2.5) sử dụng thuật toán Verlet. Khai
triển theo chuỗi Taylor tới bậc 2 ta có
x (t+Δ t )≈x (t )+ x˙ (t )Δ t+1
2
x¨ (t )(Δ t )2 (2.7)
25
x (t−Δ t )≈x (t )− x˙ (t )Δ t+ 1
2
x¨ (t )(Δ t )2 (2.8)
trong đó Δt là bước thời gian. Từ 2 phương trình trên ta thu được
x (t+Δ t )≈2 x (t )−x (t−Δ t )+ x¨ (t )(Δ t )2 (2.9)
x˙ (t )≈
x (t+Δ t )−x(t−Δ t )
2Δ t
(2.10)
Từ phương trình Langevin ta có:
x¨ (t )= 1
m
[ f (t )−ζ x˙ (t )+Γ(t ) ] (2.11)
Thay (2.19) và (2.11) vào (2.9) ta thu được được
x (t+Δ t )=(1+ Δ t2m ζ )
−1[2 x (t )−(1− Δ t2m ζ )x (t−Δ t )+ (Δ t )
2
m
[ f (t )+Γ(t )]]
(2.12)
Phương trình trên cho phép tính tọa độ của hạt tại thời điểm t + Δt khi biết tọa
độ tại các thời điểm t và t - Δt.
Trong luận văn này, tương tự như trong tài liệu [38], chúng tôi sử dụng
hệ đơn vị rút gọn. Nhiệt độ được tính theo đơn vị e/kB, thời gian được đo
trong hệ đơn vị τ=√ms2 / ϵ . Bước thời gian được chọn là Δ t=0.002 τ .
Do chúng ta có 2 loại hạt nên khối lượng của amino acid được lấy bằng m a =
1. Khối lượng của phân tử đám đông được lấy bằng mc = 56 * ma, tương
đương với khối lượng của protein G có 56 amino acid. Hệ số ma sát của
amino acid ζa = 0.5. Hệ số ma sát ζc của phân tử đám đông tỷ lệ thuận với
khối lượng của hạt và được lấy bằng ζc = 56 ζa.
2.4 Phương pháp phân tích biểu đồ có trọng số
Phương pháp phân tích biểu đồ có trọng số (Weighted Histogram
Analysis Method, hay viết tắt là WHAM) hay còn gọi là phương pháp đa biểu
26
đồ để tính toán các đại lượng trung bình nhiệt động như năng lượng tự do,
nhiệt dung riêng v.v. Phương pháp phân tích này có ưu điểm là ta có thể kết
hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và có thể áp dụng cho số mô phỏng bất
kỳ, miễn là các dữ liệu được lấy ở các điều kiện cân bằng. Phương pháp đa
biểu đồ được phát triển bởi Ferrenberg và Swendsen trên cơ sở tối ưu hoá các
dữ liệu mô phỏng thu được với nhiều bộ tham số khác nhau. Việc kết hợp các
biểu đồ sẽ cho nhiều thông tin hơn và kết quả thu được chính xác hơn so với
việc chỉ phân tích từng biểu đồ riêng lẻ, đặc biệt cho các hệ có chuyển pha.
Dưới đây, chúng tôi dẫn giải phương pháp này cho các mô phỏng lấy mẫu ô
thực hiện ở các nhiệt độ và các thế năng giữ khác nhau.
Giả sử ta quan tâm tới năng lượng tự do của hệ phụ thuộc vào một toạ độ
ξ nào đó. Hàm phân hoạch của hệ được cho bởi biểu thức:
Z=∫d ξ∫dEΩ (E , ξ )e− βE, (2.13)
trong đó E là năng lượng, Ω (E ,ξ ) là hàm mật độ trạng thái phụ thuộc vào E
và ξ . Xác suất tìm thấy hệ ở toạ độ ξ tại nhiệt độ T cho bởi:
Pβ (ξ )=
1
Z∫dEΩ (E , ξ ) e
− βE. (2.14)
Năng lượng tự do theo ξ cho bởi
F β (ξ )=−kBT lnPβ (ξ ), (2.15)
trong đó β= 1
kBT
.
Giả sử ta thực hiện R mô phỏng tại các nhiệt độ Tk với k = 1, 2,..., R.
Hàm phân hoạch của mô phỏng thứ k trở thành:
Zk=∫dξ∫dEΩk (E ,ξ ) e− βk E=∫dξ∫dE Pk (E ,ξ ) e−f k (2.16)
trong đó Ωk (E , ξ ) là mật độ trạng thái và Pk (E ,ξ )=Ωk (E ,ξ ) e
− βk E là xác suất
tìm thấy hệ ở trạng thái có năng lượng E và có toạ độ ξ .
27
Gọi Nk(E, ξ) là số trạng thái có toạ độ ξ , năng lượng E nhận được từ mô
phỏng thứ k. Nk(E, ξ) là biểu đồ thứ k theo E và ξ , nk là tổng số trạng thái của
thứ k ứng với tất cả các toạ độ và tất cả các giá trị của năng lượng.
nk=∫dξ∫dEN k (E, ξ ) . (2.17)
Trong trường hợp này Nk(E, ξ) tỷ lệ với xác suất Pk(E, ξ) mà hệ ở trạng thái
có năng lượng E và có toạ độ ξ . Ta có:
N k (E ,ξ )
nk
≈
P k (E ,ξ )
Zk
=Ωk (E, ξ ) e
f k− βk E . (2.18)
Vì vậy có thể ước lượng Ωk (E, ξ )thông qua các biểu đồ thu được từ mô phỏng
Ωk (E, ξ )=
N k (E , ξ )
nk
eβk E−f k . ( 2.19)
Mật độ trạng thái trung bình Ω (E ,ξ )của hệ thu được từ các mật độ trạng thái
Ωk (E, ξ ) là:
Ω (E , ξ )=∑
k=1
R
ωk (E ,ξ )Ωk (E ,ξ ) (2.20)
trong đó ωk (E, ξ ) là trọng số thống kê, là tỉ lệ đóng góp của mô phỏng thứ k
cho hàm mật độ trạng thái ωk (E, ξ ) thoả mãn điều kiện chuẩn hoá:
∑
k=1
R
ωk (E ,ξ )=1 . (2.21)
Chúng ta phải tìm ωk (E, ξ ) sao cho sai số của hàm mật độ trạng thái Ω (E ,ξ )
được xác định thông qua biểu thức dưới đây là nhỏ nhất:
δ 2Ω (E , ξ )=⟨Ω2 (E ,ξ ) ⟩− ⟨Ω (E ,ξ ) ⟩2=∑
k=1
R
ωk
2 (E ,ξ )δ2Ωk (E ,ξ ) (2.22)
Từ phương trình (2.22) ta có:
δ 2Ωk (E, ξ )=δ
2 N k (E ,ξ )nk
−2e2( βk E−f k) . (2.23)
28
Giả sử Nk(E,ξ) tuân theo phân bố Poisson, ta có:
δ 2N k (E ,ξ )≈N k (E ,ξ ) , (2.24)
với N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hieu_ung_dam_dong_dai_phan_tu_doi_voi_tinh_chat_cuo.pdf